Sau đoạn video clip nữ sinh tra tấn bạn giữa đông người mà báo chí đăng tải ngày 10/3, cộng đồng mạng Việt Nam đă thật sự phẫn nộ và đặt ra một dấu hỏi lớn về lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Không chỉ những người tham gia hành hung mới là "dă man", mà ngay cả những bạn trẻ đứng xung quanh "hồn nhiên" cười đùa, vô cảm không giúp đỡ người bị nạn cũng đáng lên án về đạo đức, lối sống.
Trong sáng nay (11/3), Ban Bạn đọc VTC News đă nhận được một chùm clip của độc giả tên Phan Ngọc Anh gửi về và bày tỏ nỗi bức xúc: "Đánh nhau là chuyện không mới, nhưng những hành vi đứng xem, cổ động và quay phim làm vui th́ thực sự là biến thái về nhân cách".
Xem xong những màn "tra tấn" bạn bè trong chùm clip này, chắc chắn ngay cả các nam sinh cũng phải bủn rủn chân tay, c̣n các bậc phụ huynh th́ không khỏi rụng rời trước một vấn nạn đang diễn ra ở chốn học đường, nơi họ gửi gắm con em để được giáo dục trưởng thành.
Rơ ràng t́nh trạng này đang trở thành một vấn nạn cần phải được ngăn chặn kịp thời. Dưới đây là các clip mà độc giả Phan Ngọc Anh gửi với lời cảnh báo t́nh trạng này không c̣n là cá biệt nữa, đă đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động trong toàn xă hội.
Nữ sinh hành hạ bạn ở Bắc Giang: Sự hồn nhiên rùng ḿnh
Nhắn cho bác XXX mà Nakata không thèm nhắc tên nữa: Nakata nói cách post bài kiểu bă đậu của bác. Copy and paste cũng phải có mấy ḍng của ḿnh chứ.
Hoa cắm trong nhà vài bông th́ đẹp, những hàng đống th́ biến thành rác đó.
Đạo đức giả nhắn tin cho đạo đức thật. Ha ha.
sontunghn
member
REF: 526739
03/14/2010
'Xem clip nữ sinh bị đánh, tôi ngạc nhiên về sự vô cảm'
"Việc các em học sinh dùng nắm đấm, dùng sức mạnh kiểu "băng đảng" để hành xử thực sự đáng báo động. Đây không hề là vấn đề nhỏ như nhiều người lầm tưởng", Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ quan điểm với VnExpress.net
Đây không phải là clip đầu tiên phản ánh về t́nh trạng học sinh đánh nhau mà tôi được xem nhưng lần này cả hai người đều là nữ, mà lại đánh bạn rất tàn bạo. Nói đến nữ sinh th́ ai cũng nghĩ tới h́nh ảnh dịu dàng, nết na nhưng nay th́ đánh, chửi bạn không c̣n chút nữ tính nào. Đó thực sự là những h́nh ảnh phản cảm và trái với đạo lư.
Khi xem clip tôi thấy vô cùng ngạc nhiên bởi trong khi bạn nữ sinh bị đánh đập tàn bạo như vậy nhưng có ba em học sinh khác mặc đồng phục ngồi trên ghế đá xem rất thản nhiên như không có chuyện ǵ xảy ra. Số khác th́ ḥ hét, cổ vũ.
Đặc biệt là xung quanh người đi lại rất đông nhưng kỳ lạ thay, tuyệt nhiên không có một ai dừng xe lại, không có ai can thiệp. Điều đó đặt ra một câu hỏi rằng, phải chăng cả xă hội cũng thờ ơ với những cảnh tượng như vậy! Ở khu vực đông người như vậy tại sao không có ai can ngăn? Nếu sợ gặp nguy hiểm tại sao họ không báo công an? Tôi thấy ngạc nhiên v́ sự vô cảm của những người xung quanh.
Nói về nguyên nhân của sự việc này tôi cho rằng có rất nhiều lư do nhưng sâu xa là do tác động của phim truyện, băng h́nh, game bạo lực... Hàng ngày, bật tivi, quanh đi quẩn lại kênh nào cũng có phim Hàn Quốc, phim Trung Quốc... không t́nh cảm sướt mướt th́ bạo lực. Những phim mang tính giáo dục th́ quá ít.
Lời nói của thầy cô, bố mẹ cũng có những tác động nhưng nó chỉ là một phần nhỏ mà hầu hết là chịu ảnh hưởng qua sách báo, phim truyện và các tṛ chơi khiến các em trở nên hiếu động hơn và hay “bắt chước” theo hành xử các nhân vật trong phim. V́ thế cần phải có những chế tài quản lư chặt chẽ hơn nữa về phim ảnh, băng đĩa, sách báo cũng như các tṛ chơi dành cho học sinh.
Để xảy ra sự việc này th́ trách nhiệm lớn nhất là thuộc về gia đ́nh, không thể trách nhà trường được. V́ nhà trường chỉ quản lư trên lớp, c̣n sau đó là gia đ́nh phải phối hợp với nhà trường cùng quản lư. Nếu về nhà bố mẹ không để ư, không nhắc nhở các em, tất dẫn đến ăn chơi, đua đ̣i, hư hỏng. Thứ hai là khi trong môi trường xă hội hiện nay quá nhiều điều chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày trước mắt th́ các em học sinh c̣n nhỏ, c̣n hiếu động không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Tôi cũng muốn đề cập tới một khía cạnh trong việc phối hợp gia đ́nh với nhà trường để quản lư các em. Nhiều gia đ́nh khi con có vấn đề ǵ th́ các ông bố, bà mẹ giấu nhẹm đi, bao che cho con như: con bỏ nhà đi th́ viết giấy xin phép con bị ốm, lúc mắc lỗi th́ đến nhà thầy cô năn nỉ...
Ngày xưa c̣n khó khăn, được ăn được học là hạnh phúc lắm rồi. Học không tốt bị bố mẹ mắng “ăn như thế tốn cơm, học như thế tốn gạo” hay thậm chí đuổi “đi đi đừng có ở cái nhà này nữa”, nhưng cấm có ai dám bỏ ăn hoặc bỏ nhà đi. Nhưng thời nay th́ chỉ cần bố mẹ nói những câu như thế là nhiều em sẵn sàng bỏ bữa, bỏ nhà đi mà không hề mảy may suy nghĩ. T́nh trạng đó là do đâu?
Tôi nghĩ phải t́m được biện pháp răn đe một cách đúng đắn với các em. Có thể dùng h́nh thức diễn đàn, tọa đàm hoặc kiểu như "phiên ṭa xét xử" trong đó đưa ra những hành động xấu để các em học sinh cùng tranh luận, lên án và bày tỏ sự phẫn nộ của ḿnh rồi đưa ra những giải pháp thiết thực nhất. Cũng có thể dựng những đoạn clip ngắn, trong đó có các nhân vật đóng lại các t́nh huống để đưa ra giáo dục cho các em học sinh, để các em tự suy ngẫm lại xem chúng ta đối xử với nhau như thế có được không? Từ đó cùng thảo luận và đưa ra biện pháp ngăn chặn. Hiện, tôi chưa thấy học sinh có diễn đàn chính thức để bày tỏ những suy nghĩ của ḿnh.
Riêng đối với ngành giáo dục, tôi nghĩ cũng cần xem xét lại các h́nh thức kỷ luật để không phải chỉ giáo dục cho một cá nhân mà rộng hơn thế là nhiều lớp, nhiều tập thể.
Quay lại trường hợp các em trong clip đánh bạn, ở các trường khác có thể chỉ gọi em học sinh đánh bạn lên gặp cô giáo chủ nhiệm, viết bản tường tŕnh, bản cam kết rồi mời bố mẹ đến, tŕnh bày với ban giám hiệu xin nhà trường cho phép tiếp tục theo học để sửa chữa khuyết điểm. Nếu như vậy th́ đâu lại hoàn đấy!
Nhưng nếu là học sinh trường tôi th́ chắc chắn em đó sẽ bị đuổi học. Tất nhiên việc đuổi học sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Bởi đuổi học là đẩy em học sinh đó ra ngoài xă hội, khi đó càng khó quản lư hơn và vô t́nh chúng ta lại đẩy một mối lo cho xă hội.
V́ thế tôi nghĩ rằng những em học sinh bị đuổi học cần đưa vào một trường riêng để đào tạo theo hệ vừa học vừa làm, vừa cải tạo để giáo dục... Nếu có một trường như thế th́ tôi chắc chắn các trường sẽ làm “mạnh tay” hơn.
Việc các em học sinh dùng nắm đấm, dùng sức mạnh kiểu "băng đảng" để hành xử là một vấn đề thực sự đáng báo động. Đây không hề là vấn đề nhỏ như nhiều người lầm tưởng. Đằng sau những sự việc đó là tương lai của cả một đất nước, nó nghiêm trọng không kém những vấn đề chính trị, vĩ mô của đất nước.
Thầy Văn Như Cương (sinh năm 1937) là Phó giáo sư, Tiến sĩ Toán học với nhiều năm gắn bó với giảng đường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Vinh. Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo tŕnh đại học về chuyên ngành h́nh học. Ông được đánh giá cao với năng lực sư phạm và nổi tiếng là người thẳng tính, rất thương yêu học tṛ.
Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam và giữ cương vị hiệu trưởng từ đó tới nay. Hiện, trường là cơ sở đào tạo uy tín và quy mô ở Hà Nội, được đánh giá cao cả về giáo dục đạo đức và kiến thức cho học sinh.
Thu Ngân ghi
sontunghn
member
REF: 526740
03/14/2010
Đă xác định được nữ sinh bị đánh trong clip
Công an thành phố Hà Nội cho biết, bước đầu đă xác nhận được danh tính của nữ sinh bị đánh trong clip là HS Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.
Trước đó, công an thành phố cũng đă xác định được nơi xảy ra vụ đánh nhau là vườn hoa Pasteur, phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng và hai trong số các học sinh ngồi trên ghế đá chứng kiến cảnh đánh nhau có mặt trong clip này là HS cùng trường.
Ông Phan Thanh Tùng, Phó hiệu trưởng trường Trần Nhân Tông nói rơ, đó là 2 học sinh nam của lớp 10.
Trước khi gửi công văn lên Công an thành phố Hà Nội, chiều ngày 12/3, Sở GD-ĐT Hà Nội đă cử cán bộ xuống Trường THPT Trần Nhân Tông để làm rơ những nghi vấn trong clip nữ sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận. Sở đă yêu cầu trường mời cô giáo chủ nhiệm và 5 em bị nghi ngờ liên quan đến vụ đánh nhau này.
Phụ huynh các em có kể lại câu chuyện là gần đây đă xảy ra vụ va chạm giữa các em do "nh́n nhau không có thiện cảm". Việc xảy ra trước Tết và cũng đă được ḥa giải nhưng đến ngày 3/3, hai em này đă chủ động bỏ học để hẹn nhau "nói chuyện".
aka47
member
REF: 526753
03/14/2010
Khó mà buộc tội các em.
Khi các em có tâm hồn vô cảm.
Tại ai?
........................
sontunghn
member
REF: 526766
03/15/2010
Xác nhận 10 học sinh trong clip nữ sinh đánh nhau
, 10 nhân vật trong clip nữ sinh đánh bạn xôn xao dư luận những ngày qua đă "lộ diện". Sáng 15/3, Công an Hà Nội cho biết đă làm rơ thông tin này.
Tối 3/3, trên mạng internet, đoạn video clip có nội dung đưa cảnh một nữ sinh bị một nhóm học sinh đánh hội đồng được phát tán rộng răi.
Sau khi xác minh thông tin, Công an Hà Nội khẳng định, nạn nhân trong clip là Nguyễn Quỳnh Anh (sinh năm 1994, ở Hai Bà Trưng), là học sinh lớp 10A13, Trường THPT Trần Nhân Tông.
Thủ phạm "xuống tay" với Quỳnh Anh là một học sinh đă bỏ học, có tên Phạm Tường Vi (sinh năm 1993, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội). Chứng kiến và thực hiện đoạn clip là Chu Minh Huyền 16 tuổi, học sinh lớp 10 A14, Trường THPT Trần Nhân Tông.
Sau khi thực hiện đoạn clip, Huyền đă gửi cho Mai Thuỳ Linh (16 tuổi, ở quận Hoàng Mai) để Linh đưa đoạn clip đó lên mạng. Chính Linh cũng là người có mặt trong đoạn clip đó.
Ngoài ra, đoạn clip c̣n có sự “góp mặt” của 3 học sinh khác của Trường THPT Trần Nhân Tông, và 2 học sinh đă bỏ học của Trường THPT Tây Sơn.
Theo tài liệu từ công an, Nguyễn Quỳnh Anh và Vũ Ngọc Diệp đều là học sinh lớp 10 A13, Trường THPT Trần Nhân Tông. Chiều ngày 2/3, khi các lớp được giải lao giữa giờ, trong lúc vui chơi, Quỳnh Anh dẫm vào chân Diệp, dẫn đến hai bên căi, chửi nhau.
Trưa ngày 3/3, Diệp và bạn là Chu Minh Huyền đến trường học th́ được Huyền thông báo: “Quỳnh Anh vừa gọi điện xin điện thoại của Diệp để nói chuyện”.
Lúc đó, Diệp gọi luôn vào số di động của Quỳnh Anh và hai bên hẹn nhau 15h30 ra cổng trường để “giải quyết”.
Sau đó, Diệp đă rủ Chu Minh Huyền cùng ra chỗ hẹn. Huyền đă gọi cho một bạn nam tên Trung, bảo: "Mày ra trường tao, có con định đánh tao". Hôm đó, Huyền đă nghỉ học, cùng em trai đi chơi, đợi đến giờ hẹn để “chiến”.
Trong lúc đó, Diệp cũng rủ Phạm Tường Vi đi “tham chiến”. Trước đó, Vi cũng đă tức Quỳnh Anh v́ cho rằng cô bạn nói xấu và chửi bới ḿnh trên diễn đàn, nhưng chưa có cơ hội “xử”. Được Diệp rủ, Vi đồng ư ngay. Vi, Diệp và Mai Thùy Linh ngồi ở quán cà phê trên phố Trần Đại Nghĩa chờ đến “giờ chiến”.
Khoảng 15h cùng ngày, Vi, Diệp, Ôn Minh Huyền, Linh quay lại trường và gọi điện cho Chu Minh Huyền đến. Cả nhóm gặp Quỳnh Anh đang đứng trước cổng trường gần công an phường Ô Cầu Dền, Vi lại gần Quỳnh Anh, hất hàm: “Lên xe”.
Thấy Chu Minh Huyền và Vi quát tháo, nhóm bạn của Quỳnh Anh tản đi hết, c̣n trơ lại một ḿnh, Quỳnh Anh đành lên xe máy ngồi giữa.
Những người c̣n lại đưa Quỳnh Anh ra chùa Hai Bà Trưng nói chuyện. Tại đây, Vi ra đ̣n “phủ đầu”, túm tóc đánh liên tiếp vào mặt, đầu nạn nhân. Bị mọi người can ngăn, Vi bắt Quỳnh Anh "lên xe ra vườn hoa Pasteur giải quyết".
C̣n đang đứng chôn chân th́ Quỳnh Anh bị Vi lôi lên xe, kẹp giữa đưa ra vườn hoa Pasteur. Ở vườn hoa khi đó, c̣n có sự có mặt của Trịnh Minh Tú, Ngô Mạnh Hùng (16 tuổi, lớp 10 A5, Trường THPT Trần Nhân Tông), Diệp, Ôn Minh Huyền, Chu Minh Huyền cùng một số thanh niên khác.
Vừa đến nơi, Vi lao vào túm tóc đấm đá vào mặt, giật áo của nạn nhân. Diệp cũng "tham chiến" bằng những cú đá, đạp vào đầu cô bạn cùng lớp. Trong lúc đó, Chu Minh Huyền dùng điện thoại quay lại “trận chiến”.
“Trận chiến” diễn ra giữa ban ngày, ngay trước một quán bia rất đông các bậc đáng tuổi cha, chú, nhưng không có ai đứng lên chạy lại can ngăn. “Cuộc chiến” chỉ kết thúc khi một bà hàng nước ở gần đó chạy lại can và dọa báo công an.
Sau khi dạy cho Quỳnh Anh một “bài học”, cả hội tụ tập tại quán nước trên đường Lư Thường Kiệt. Tại đây, Chu Minh Huyền gửi clip trên cho Linh, Diệp và Linh đă đưa lên mạng.
Trao đổi với báo chí sáng 15/3, ông Nguyễn Đức Chung, Trưởng pḥng PC 14, Công an Hà Nội cho biết, công an đă thu được tất cả các điện thoại, máy tính thể hiện các đường truyền mà các nữ sinh đă quay và tung lên mạng.
Theo ông Chung, các nữ sinh đă không hề nhận thức được hậu quả hành vi của ḿnh. Hành vi của các em là cố ư gây thương tích và có tổ chức. Tuy nhiên, có những em chưa đủ 16 tuổi nên công an đă có kiến nghị với nhà trường để giáo dục và tạo cơ hội cho các em sửa sai.
T.Nhung
sontunghn
member
REF: 526769
03/15/2010
Thái độ bất ngờ của gia đ́nh nữ sinh bị "tra tấn"
"Khi được xem clip th́ tôi vô cùng bức xúc, mấy hôm nay không ăn không ngủ. Bức xúc nhất là việc các bạn đánh lại c̣n đưa h́nh đó lên mạng..."- người mẹ có con gái bị đánh tâm sự.
Ngay sau khi sự việc nữ học sinh bị đánh hội đồng được công an TP. Hà Nội làm sáng tỏ, PV VTC News đă có cuộc gặp gỡ với mẹ nữ sinh Quỳnh Anh- chị N. T. Y tại nhà riêng ở khu tập thể Quỳnh Mai.
Những tưởng gia đ́nh nữ sinh bị đánh sẽ vô cùng căm phẫn kẻ gây ra đau đớn cho con gái ḿnh, nhưng ngược lại, người mẹ ấy lại có những tâm sự đầy vị tha khi nghĩ đến chặng đường c̣n dài của những đứa trẻ nông nổi: "Gia đ́nh tôi chỉ muốn con gái có thể được yên ổn đi học, không bị bạn bè ṭ ṃ nh́n ngó, c̣n các bạn tham gia đánh cháu, hăy cho các em một cơ hội để sửa chữa ḿnh" - Chị N.T.Y- mẹ nữ sinh bị đánh hội đồng bày tỏ quan điểm của ḿnh.
Chị Y cho biết, trước khi sự việc cháu Quỳnh Anh bị đánh chưa được báo chí đề cập rầm rộ th́ gia đ́nh không hề biết chuyện. Bởi v́ gia đ́nh cũng không có mạng internet, Quỳnh Anh lại giấu không cho bố mẹ biết.
Hiện tại, chị Y buôn bán tại nhà c̣n anh N.D.H ( bố của Quỳnh Anh) là lái xe tải tự do. Được biết, Quỳnh Anh c̣n có một em gái nhỏ 6 tuổi. Theo chị Y, ở nhà tính Quỳnh Anh khá trầm và ít nói và thường tâm sự mọi việc với bố.
Ở nhà, gia đ́nh hay gọi Quỳnh Anh tên thân mật là Ốc. Ốc là người dễ tha thứ, có khi vừa bị bố đánh xong cũng không giận dỗi ǵ, mà lại thân mật với bố ngay được. Đôi khi, Quỳnh Anh c̣n bị em gái đánh cho khóc nhè. Ngoài giờ học, Quỳnh Anh thường phụ mẹ bán hàng và không đi đâu chơi cả.
Chị Y được xem clip Quỳnh Anh bị đánh khi được đứa cháu họ mang lên cho xem, nhưng lúc đầu không nhận ra v́ h́nh ảnh mờ. Khi chị Y hỏi, Quỳnh Anh lại chối không nhận.
Hôm thứ 7 tuần trước, ngày 13/3, gia đ́nh có nhận được giấy gọi của công an thành phố về việc con gái bị hành hung, nên mới biết chuyện này. Cháu cũng khai là bản thân cháu cũng không biết bị các bạn quay như thế nào, và đưa lên mạng ra sao. Và luôn giấu gia đ́nh, mọi người.
Trước đó, từ hôm cháu bị đánh, cũng không thấy có biểu hiện ǵ khác thường nên gia đ́nh cũng không biết. Măi đến hôm mùng 9/3, nhà trường có gọi cho gia đ́nh tôi và gia đ́nh cháu Diệp - mâu thuẫn với Quỳnh Anh, lên để hoà giải. Khi đó, các cháu nói là chỉ xô xát nhỏ nhưng không làm sao. Và Quỳnh Anh cũng có nói là bạn Diệp đă xin lỗi và làm hoà với nhau.
Nhưng gia đ́nh vẫn lo nên đă đưa cháu đi khám, chụp, không có biểu hiện ǵ nên đă cho cháu về nhà theo dơi. Từ sau hôm bị đánh, sức khỏe Quỳnh Anh vẫn b́nh thường. "Chắc con bé chỉ bị đau phần mềm và bị đau đầu do bị dựt tóc nhưng chắc vẫn chịu được nên không nói ǵ cho bố mẹ". Chị Y phỏng đoán.
"Chiều 9/3, gia đ́nh cháu Diệp có tới gặp gia đ́nh tôi và xin lỗi, mong gia đ́nh tôi bỏ qua. Gia đ́nh tôi cũng đă bỏ qua", Chị Y nói.
Mẹ Quỳnh Anh cho biết thêm, cấp 1 Quỳnh Anh luôn đạt học sinh giỏi, lên cấp 2 tiên tiến, nhưng vào cấp 3 th́ có sút hơn một chút. Nhưng v́ mới vào học cấp 3 nên gia đ́nh cũng luôn động viên em phấn đấu. Quỳnh Anh học buổi chiều, những lúc rảnh rỗi th́ bố mẹ thuê gia sư cho em học ở nhà vào buổi sáng. Lịch học hầu như kín cả tuần.
Từ khi biết em bị đánh đến giờ, bố mẹ thường đưa đón em đi học. C̣n mấy hôm nay, công an gọi cháu lên, cũng áp lực nên cháu thường ngủ sớm hơn. Công an phường, công an thành phố hỏi gia đ́nh nhiều, và gia đ́nh cũng cung cấp đầy đủ các thông tin biết được
"Khi được xem clip th́ tôi vô cùng bức xúc, mấy hôm nay không ăn không ngủ. Bức xúc nhất là việc các bạn đánh lại c̣n đưa h́nh đó lên mạng, đánh đau th́ ít, nhưng sợ nhất, các bạn khác lại nh́n con ḿnh ṭ ṃ, hiếu kỳ, làm cháu mất tự tin.
Nhưng nghĩ đi th́ cũng phải nghĩ lại, sự việc dù sao cũng đă qua rồi, con ḿnh đă bắt đầu đi học lại b́nh thường. Hơn nữa, cũng không bị sao cả, nên tôi muốn để mọi việc lặng đi. Gia đ́nh tôi chỉ muốn con gái có thể được yên ổn đi học, không bị bạn bè ṭ ṃ nh́n ngó, c̣n các bạn tham gia đánh cháu, hăy cho các em một cơ hội để sửa chữa ḿnh.". Chị Yến chia sẻ.
Hiện tại, gia đ́nh Quỳnh Anh chỉ biết an ủi con và đợi điều tra, xử lư của cơ quan chức năng.
Phạm Thịnh - Văn Măo
sontunghn
member
REF: 526921
03/15/2010
Trần t́nh của nhân vật chính trong 'clip đánh hội đồng'
"Em đánh thế đă ăn thua ǵ, vẫn nhẹ mà. Ở ngoài đời c̣n có những vụ đánh nhau ác liệt hơn thế", áo sơ mi kẻ, tóc ngắn Tường Vi ráo hoảnh khi nói về việc đánh nữ sinh Quỳnh Anh tại vườn hoa Pasteur (Hà Nội).
Chiều 15/3 tại trụ sở cơ quan điều tra Công an Hà Nội, Tường Vi mặc chiếc áo kẻ gần giống với hôm trực tiếp đánh Quỳnh Anh, gương mặt không biểu hiện chút sợ hăi. Thi thoảng cô gái 17 tuổi này c̣n nói chuyện pha tṛ với cảnh sát.
Vi tự nhận từng đi học vơ hồi cấp 2 nên đă sử dụng một số "ngón nghề" với nạn nhân. "Em đánh thế đă ăn thua ǵ, vẫn nhẹ mà. Ở ngoài đời c̣n có những vụ đánh nhau ác liệt hơn thế", cô gái tóc tém thanh minh.
Bố mẹ ly dị, Vi ở với bố và năm 2008 đă bỏ học. Sau đó, cô tham gia các hoạt động vui chơi trong đó có nhảy hip hop. “Nhóm em toàn con trai nên chúng nó chiều lắm”, Vi hồn nhiên nói.
Cô kể, đây không phải lần đầu đánh nhau. Nhưng lần trước đó cả hai cùng lao vào đấm đá chứ không "độc diễn" với đối phương như lần ở vườn hoa Pasteur. “Chuyện chẳng có ǵ. Nếu có bị đi tù th́ em không sợ. Tội em đến đâu th́ xử đến đó”, Vi nói.
Cũng có mặt tại cơ quan điều tra, Quỳnh Anh mặc áo sơ mi sáng màu, nước da bánh mật, khá rụt rè khi tiếp xúc với phóng viên. Sau khi bị Vi đánh ê ẩm chiều 3/3, nữ sinh này về nhà ngủ sớm và giấu bố mẹ "v́ sợ họ lo lắng".
"Khi clip được tung lên mạng, em vẫn đi học b́nh thường dù hơi ngại với bạn bè. Lúc đó, em vẫn không muốn làm to chuyện nên không đến công an tŕnh báo", Quỳnh Anh nói.
Mười ngày sau vụ đánh hội đồng (13/3) khi công an đến nhà Quỳnh Anh tại khu tập thể Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng), mẹ cô (bán tạp hóa tại khu tập thể) mới biết chuyện. Lúc này, nạn nhân cùng những người liên quan mới khai sự thật.
"Gia đ́nh cũng đưa em đi kiểm tra sức khỏe, chụp X quang phần mặt, lồng ngực và đầu nhưng không phát hiện điều ǵ khác thường. Khi biết chuyện, mẹ đă tâm sự với em về lối sống cũng như cư xử với bạn bè...", nạn nhân vụ clip nhỏ nhẹ.
Ngồi cạnh Vi, Ngọc Diệp - người được cơ quan điều tra xác nhận có mâu thuẫn với Quỳnh Anh dẫn tới vụ đánh nhau nhanh nhảu nói: "Sau mỗi trận đánh nhau th́ lại trở thành bạn tốt. Chúng em giờ cũng vậy đấy...".
Thanh minh về việc dùng nick name của ḿnh để tự tay post clip đánh bạn lên trang web, Thùy Linh - con của một cán bộ công an nói: "Em đă không lường hết được hậu quả lại phức tạp như vậy". Với mái tóc tỉa đuổi đang được giới trẻ coi là mốt, cô nữ sinh trường THPT Đoàn Kết cho biết chỉ làm theo lời của Vi.
Đoạn clip được post lên mạng lúc 19h ngày 3/3 và chỉ trong 2 giờ đă có khoảng 5.000 lượt người truy cập xem và b́nh luận. Do nhiều người phản đối hành vi đánh nhau nên Linh đă tự gỡ đoạn video xuống.
Trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Đức Chung - Trưởng pḥng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xă hội (PC 14 - Công an Hà Nội) cho biết, đây là clip đầu tiên nữ sinh Hà Nội đánh nhau rồi tự tung lên mạng khiến cảnh sát phải vào cuộc điều tra. Là học sinh, nhưng lúc đầu các em này khá... ngoan cố. Cảnh sát phải đưa một số nhân chứng ra đối chất họ mới thừa nhận.
Hiện Pḥng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xă hội đă thu tất cả điện thoại, máy tính liên quan đến việc quay phim để post lên mạng.
"Qua vụ việc này cũng cần lên án sự vô cảm, thờ ơ của người lớn đă chứng kiến nhưng không có hành động can ngăn. Người can ngăn nhóm học sinh này ở vườn hoa Pasteur cuối cùng lại là một bà cụ", ông Chung nói.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 15/3, lănh đạo trường THPT Trần Nhân Tông cho biết, do chưa nhận được văn bản của Công an Hà Nội nên chưa thể đưa ra biện pháp xử lư những học sinh liên quan.
Hoàng Anh
Ư kiến bạn đọc (2)
Con gái bây giờ ghê thật
Dù biết rằng ḿnh bị bắt v́ đă sai, tuy nhiên trước công an lại không co vẻ ǵ hối hận, cần phải trừng trị thích đáng làm gương cho người khác. Mới 17 tuổi mà Vi tỏ vẻ bất cần thậm chí có thể nói xem thường pháp luật .
Không thể nói các em vẫn chưa nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai khi đă 16 tuổi! Đối với tôi ở độ tuổi này các em chắc chắn đă nhận thức được hành vi của ḿnh. Qua sự việc trên theo tôi nên có biện pháp xử lư thích đáng để răn đe sau này.
( TrầnThanh Cựng )
sontunghn
member
REF: 527148
03/17/2010
Đuổi học 'treo' nữ sinh quay clip đánh bạn
, - Nặng nhất là đuổi học nhưng cho hưởng "án treo", thời gian thử thách là 1 năm đối với HS Vũ Ngọc Diệp và Chu Minh Huyền. Vũ Ngọc Diệp v́ mâu thuẫn với Nguyễn Quỳnh Anh mà gọi người đánh bạn; Chu Minh Huyền là người dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh nhau.
Ngay sau cuộc Họp hội đồng kỷ luật để xem xét mức độ sai phạm của các HS, trưa ngày 17/3, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông Trần Thanh Sơn đă có cuộc trao đổi với VietNamNet về kết luận mức độ kỷ luật những HS của nhà trường có liên quan đến clip nữ sinh đánh hội đồng khiến dư luận bất b́nh nhiều ngày qua. Theo ông, tất cả các "án" kỷ luật này đều có hướng mở để HS có cơ hội sửa chữa.
Ông Sơn cho biết, mức nặng nhất là đuổi học nhưng cho hưởng "án treo", thời gian thử thách là 1 năm đối với HS Vũ Ngọc Diệp và Chu Minh Huyền.
Cảnh cáo trước toàn trường và xếp hạnh kiểm yếu là Nguyễn Quỳnh Anh, Ôn Minh Huyền và cho thời gian thử thách đến hết năm học.
Các em Ngô Mạnh Hùng, Trịnh Minh Tú và thêm HS Đặng Quang Mạnh (không có trong danh sách điều tra của công an nhưng là người đă xem ở nhà và đưa lên diễn đàn nhà trường) được xét ở mức khiển trách trước Hội đồng kỷ luật, hạ một bậc hạnh kiểm, thời gian thử thách cũng trong một năm học.
Tại cuộc họp Hội đồng kỷ luật, sau khi đọc kết quả điều tra của công an, ông Sơn đă yêu cầu 7 HS trên đọc bản kiểm điểm, đồng thời phân tích từng khuyết điểm của mỗi HS.
Vũ Ngọc Diệp (có thể gọi là chủ mưu) v́ mâu thuẫn với Nguyễn Quỳnh Anh mà dẫn đến việc gọi người đánh bạn, bỏ học đi đánh nhau và không thành khẩn khai báo sau đó; Chu Minh Huyền là người dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh nhau và gửi Linh (Mai Thùy Linh - HS Trường Đoàn Kết) để đưa lên mạng.
Nguyễn Quỳnh Anh, tuy là người bị đánh, nhưng có lỗi là khi có mẫu thuẫn với bạn mà không báo cáo với nhà trường mà lại tự ư bỏ học đi theo các bạn để tự giải quyết, đồng thời, sau đó lại không thành khẩn khai báo để cơ quan điều tra phải vào cuộc. C̣n Ôn Minh Huyền là người chứng kiến sự việc đánh nhau của các bạn từ đầu đến cuối mà không báo cáo cũng là sai.
Ngô Mạnh Hùng, Trịnh Minh Tú cũng "vô t́nh" có mặt ở đó mà không can ngăn và sau đó cũng không báo cáo. Đặng Quang Mạnh, tuy không tham gia nhưng khi thấy h́nh ảnh đó lại đưa lên mạng một cách vô ư thức và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của nhà trường.
Ông Sơn cho rằng, mức kỷ luật này là hoàn toàn phù hợp và đủ sức răn đe. Các HS này không c̣n băn khoăn ǵ với kết luận của cơ quan công an đối với những việc làm của các em.
Diệp, Chu Minh Huyền và Ôn Minh Huyền đă khóc.
Ông Sơn thuật lại, phụ huynh của các HS này và cả đại diện, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm của các em cũng đều đồng t́nh với mức "án" này.
Mẹ Diệp đă bức xúc trước việc làm của con ḿnh và cam đoan sẽ có trách nhiệm quản lư con tốt hơn.
Đồng thời, mẹ của Quỳnh Anh c̣n xin cho cháu Diệp và các cháu khác, để cùng giáo dục các cháu trở thành những người bạn tốt của nhau.
"Hai bà mẹ chúng tôi cũng phải trở thành bạn tốt để cùng giáo dục con cái", ông Sơn thuật lại.
Vẫn cho Diệp và Chu Minh Huyền theo học tại trường nhưng thời gian thử thách của các em này sẽ được thầy cô, đoàn thể và các bạn "theo dơi liên tục" thông qua việc vừa giáo dục, quản lư và giúp đỡ.
Hàng tuần, 2 HS này sẽ phải viết bản kiểm điểm gồm cả ưu và khuyết điểm, có xác nhận của gia đ́nh và nộp cho giáo viên chủ nhiệm.
Trường hợp "hạnh kiểm yếu" th́ sẽ được rèn luyện thêm trong hè. Khi có giấy xác nhận của địa phương là "có tiến bộ" th́ được xem xét lại.
Với cả 7 HS, hết năm học, kết quả xếp loại hạnh kiểm của 7 em sẽ phải thông qua Hội đồng nhà trường để xem xét, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo ông Sơn, không thể xử nặng hơn (là đuổi học) v́ như vậy, sẽ đẩy HS ra xă hội và làm hỏng các em. Nhưng cũng không thể nhẹ quá hay xuê xoa v́ HS sẽ không nhận ra được khuyết điểm của ḿnh.
Nhà trường sẽ xem lại công tác quản lư. Đây cũng là bài học của người quản lư giáo dục, về mối liên hệ, gắn kết với gia đ́nh trong việc giáo dục học sinh.
Bảo Anh
aka47
member
REF: 527161
03/17/2010
C̣n cô bé Tường Vi đánh đá Quỳnh Anh th́ xử ra sao , hổng thấy nói...
Anh ST ui ? Tại sao dzậy anh?
Anh có biết th́ cho em xem với , xử Tường Vi thế nào nữa chứ?
Cảm ơn anh ST.
hihii
sontunghn
member
REF: 527188
03/17/2010
AJKA ui !
C̣n cô bé Tường Vi đánh đá Quỳnh Anh th́ xử ra sao , hổng thấy nói...
Tường Vi đă bỏ học lại là vị thành niên th́ chịu
Giá AKA ở Vn th́ ...
ototot
member
REF: 527201
03/17/2010
Cũng như nhiều người đọc tiết mục và xem những đoạn phim, nhưng tôi nhất định không để bị đánh lưà khi người ta (cố ư hay vô t́nh, cứ hướng sự chú ư cuả quần chúng vào hành vi cuả một số em bé, một số thày cô giáo, một số cha mẹ các em...!
Tôi nói bị đánh lưà, v́ thực ra những đối tượng này chẳng qua bản thân họ cũng là những nạn nhân, bị đem ra làm những con "dê tế thần" để làm giảm đi cơn thịnh nộ cuả những người c̣n lương tri! (Quả thực những con dê tế thần này đáng thương quá!)
Vậy chớ ai là thủ phạm đây???
Như tôi đă tŕnh bày ư kiến, ai là thủ phạm, nếu không phải là những vị đang quản lư xă hội này??? Họ là những người "thiết kế" ra cái xă hội như thế, cố ư làm ra như thế, để bảo vệ chỗ đứng cuả họ.
Mọi xă hội, từ Đông sang Tây, đều như vậy cả! Nơi nào cũng vẫn c̣n tội ăn cắp, là bởi những nhà "quản lư xă hội ở đó" làm ra như thế! Do vậy, ta chỉ thấy những tay "ăn trộm gà" th́ bị bỏ tù, c̣n "ăn trộm ḅ" th́ ... tiếp tục ăn trên ngồi trốc, phải không thưa bà con?
Thân ái,
aka47
member
REF: 527202
03/17/2010
Mặc dù là vị thành niên nhưng vẫn xử như thường mà.
Xử theo hướng vị thành niên chớ , rồi cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường nưa.
Rồi đôi khi tuỳ theo phạm tội (rất nặng như giết người) th́ xử như người lớn dù là tuổi vị thành niên.
Đâu có thoát được.
Sao lạ vậy cà???
Anh ST ui...t́m thử xem cô bé này có bị xử phạt ǵ ko chứ?
hihii
nakata
member
REF: 527255
03/17/2010
XXX chỉ chực chờ copy and paste trên mạng mà không chịu tư duy ǵ cả. Aka hỏi XXX như thế tức là làm khó người ta rồi đó.
sontunghn
member
REF: 527507
03/19/2010
Vụ nữ sinh đánh nhau: Trường THPT Trần Nhân Tông lách luật?
, - "Sau khi t́m hiểu chúng tôi thấy ngành giáo dục không hề có quy định nào gọi là “án treo” đuổi học, cũng như không có h́nh thức kỉ luật buộc HS viết bản kiểm điểm mỗi tuần". Độc giả Trần Quang Đại, giáo viên trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh nêu ư kiến.
Nạn nhân bị kỉ luật nặng hơn thủ phạm?
Vừa bàng hoàng khi xem video clip học sinh (HS) nữ đánh đập, sỉ nhục bạn trước sự vô cảm của những bạn xung quanh, chúng tôi lại bị “sốc” hơn với “phán quyết” của nhà trường về các HS có liên quan trong vụ việc nói trên.
Hai HS Vũ Ngọc Diệp (người trực tiếp đánh) và Chu Minh Huyền (người thực hiện quay video) phải chịu h́nh thức kỉ luật “nặng nhất”: Hạ hạnh kiểm, thử thách trong ṿng một năm. Mỗi tuần phải viết một bản kiểm điểm, có chữ kí của phụ huynh, nếu vi phạm sẽ bị đuổi học. Nhà trường gọi đó là “án treo” đuổi học.
Như vậy, rút cục, hai HS đă đánh đập, sỉ nhục bạn chỉ bị hạ hạnh kiểm (không hiểu là hạ từ mức nào xuống mức nào, nếu chỉ là Tốt xuống Khá hay Trung b́nh cũng nên?), không hề bị đ́nh chỉ học một ngày nào.
Việc mỗi tuần viết một bản kiểm điểm cũng rất h́nh thức, tưởng nặng, hoá ra nhẹ tênh. Chỉ cần mất vài phút, đưa bố mẹ kí là xong.
Kinh ngạc nhất khi mà người bị đánh, bị sỉ nhục nặng nề là em Nguyễn Quỳnh Anh lại bị kỉ luật cảnh cáo toàn trường, hạ hạnh kiểm xuống loại yếu và thử thách một năm!
Nghĩa là những em tổ chức đánh bạn không bị cảnh cáo toàn trường?
Hội đồng kỉ luật nhà trường đă “lách luật”?
T́m hiểu sự việc, chúng tôi thấy những bất ngờ.
Thứ nhất, không thể xếp em Nguyễn Quỳnh Anh hạnh kiểm yếu. Về Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm, khoản 4, Điều 4, Quy chế “Đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông” (Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu rơ:
“Loại yếu: nếu có một trong những khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử;
d) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xă hội;
đ) Đánh bạc; vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuư, vũ khí, chất nổ, chất độc hại; lưu hành văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ hoặc tham gia tệ nạn xă hội”.
Như vậy, Nguyễn Quỳnh Anh không vi phạm quy định nào nói trên để bị xếp hạnh kiểm loại yếu.
Em Nguyễn Quỳnh Anh có lỗi ǵ? Ông Trần Thanh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật nhà trường cho biết: “Khi có mẫu thuẫn với bạn mà không báo cáo với nhà trường mà lại tự ư bỏ học đi theo các bạn để tự giải quyết, đồng thời, sau đó lại không thành khẩn khai báo để cơ quan điều tra phải vào cuộc”. Em đă giải thích là “không muốn làm to chuyện” và “sợ bố mẹ lo lắng”. Đây cũng là tâm lư thường t́nh. Đáng ra với cái gọi là “lỗi” ấy, chỉ cần nhắc nhở, phê b́nh.
Thế nhưng em lại bị kỉ luật nặng hơn cả người đă đánh đập, sỉ nhục ḿnh.
V́ vậy phán quyết của Hội đồng Kỷ luật trường THPT Trần Nhân Tông đối với Quỳnh Anh là hết sức bất công.
Thứ hai, ngành giáo dục không hề có quy định nào gọi là “án treo” đuổi học.
Điều 42, “Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rơ:
“Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá tŕnh học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lư kỉ luật theo các h́nh thức sau đây:
- Phê b́nh trước lớp, trước trường;
- Khiển trách và thông báo với gia đ́nh;
- Cảnh cáo ghi học bạ;
- Buộc thôi học có thời hạn”.
Việc nêu điều kiện HS tái vi phạm sẽ bị kỉ luật ở mức cao hơn trong quyết định kỉ luật là thừa, v́ đă có văn bản quy định. Cũng như không có h́nh thức kỉ luật buộc HS viết bản kiểm điểm mỗi tuần.
Không lẽ một trường THPT có thẩm quyền “sáng tạo” ra các h́nh thức kỉ luật, trái với quy định của Bộ GD-ĐT?
Trong h́nh thức “Buộc thôi học có thời hạn”, theo quy định tại Quyết định số 1118/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ngày 2-12-1987, mục “Quy định về khen thưởng và kỉ luật học sinh” nêu rơ:
“4. Đuổi học một tuần lễ:
- Học sinh đă bị cảnh cáo toàn trường nhưng c̣n tái phạm, gây ảnh hưởng xấu.
- Phạm các khuyết điểm sau dù chỉ là lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, thầy cô giáo và tập thể như: trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau, có tổ chức và gây thương tích…”.
Hành động đánh bạn, sỉ nhục, quay phim và phát tán trên mạng là vi phạm phát luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ nhà trường có HS vi phạm bị ảnh hưởng, mà phạm vi tác động có thể nói là trong toàn ngành giáo dục, thậm chí ra ngoài nước.
Khi quyết định không đuổi học (dù chỉ 1 tuần), hội đồng kỉ luật nhà trường cho rằng hành động của những em đó không ảnh hưởng ǵ đến nhà trường, đến giáo viên?
Không hiểu các thầy cô trong hội đồng kỉ luật đă suy nghĩ ǵ khi quyết định những h́nh thức kỉ luật như vậy? Có lẽ các thầy cô không có dịp đọc (lại) những văn bản, quy định hiện hành? Lẽ nào các thầy cô không hiểu (hay cố t́nh không hiểu) tâm lư HS?
Việc ra quyết định kỉ luật tuỳ tiện như vậy được biện hộ với lư do muôn thuở: tính “nhân văn”, “cho các em một cơ hội”, “sợ các em hư hỏng”… Vậy xin hỏi công bằng cho người bị hại ở đâu? “Nhân văn” với kẻ phạm pháp chính là vô cảm với nạn nhân.
Nếu như trường nào cũng tuỳ tiện lách luật, “sáng tạo” ra những h́nh thức kỉ luật như trường THPT Trần Nhân Tông, th́ trật tự giáo dục sẽ hỗn loạn.
Không hiểu khi bàn việc kỉ luật HS, Hội đồng Kỷ luật trường THPT Trần Nhân Tông căn cứ trên những văn bản, quy định nào? Theo chúng tôi, việc tiếp theo là Sở GD-ĐT Hà Nội cần xem lại.
Trần Quang Đại (Giáo viên trường THPT Trần Phú, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)
nuocmatcasau
member
REF: 527532
03/19/2010
Học phải đi đôi với hành , phải hành cho kỹ . Không thể để chơi mà học , học mà chơi như thầy Sầm đức Sương ở Hà Giang được , hư hết ! hư lây cả chủ tịch tỉnh .
Em Nguyễn Quỳnh Anh bị hạnh kiểm yếu là đúng , can tội để bạn đánh nhỡ ra hỏng phí cuả giời , phải để cho thầy hiệu trưởng hay chủ tịch thành phố chăm sóc , giaó dục , rèn luyện th́ mới là hạnh kiểm khoẻ .
Phải vậy không anh sontunghn.
Nhớ nhe , em thích anh lắm đó