Những chứng khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
Những chứng cứ Lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa
Kỳ I .Vài nét địa lư tự nhiên thuộc vùng biển Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa - chính trị và địa - kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới. Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă là của người Việt. Lịch sử các triều đại cùng hoạt động liên tục của người Việt hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp quốc tế là những cơ sở để khẳng định điều đó.
Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa giữa Biển Đông Việt Nam
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ c̣n có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lư để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái B́nh Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đ́nh từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới.
Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đă thuộc về lănh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và băi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45'00''Bắc - 17ođộ15'00''Bắc và kinh độ 111o00'00''Đông - 113o00'00''Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km2, cách đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi - Việt Nam) khoảng 120 hải lư. Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngăi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này. Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau t́m cách tạt vào bờ biển Việt Nam để nhờ cứu giúp khi gặp nạn. Chính v́ thế, Hoàng Sa từ rất sớm đă được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của ḿnh. Quần đảo Hoàng Sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay c̣n gọi là Lưỡi Liềm). An Vĩnh nguyên là tên một xă thuộc Quảng Ngăi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: "Ngoài biển xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lư Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xă An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm th́ tới nơi...”.
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lư, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lư và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lư. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và băi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00'00'' Bắc - 12o00'00'' Bắc và kinh độ 111o00'00'' Đông - 117o00'00'' Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, B́nh Nguyên). Với vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường Sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn.
Bản đồ Biển Đông Việt Nam có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đă gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m-700m th́ Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu (Krempf, Giám đốc Hải học Viện Đông Dương, khảo sát năm 1925). Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đời mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như cù lao Ré. Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đă gặp ở Việt Nam, không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở cù lao Ré. Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rơ, theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đă trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn. Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này. Tại Biển Đông không giống như Thái B́nh Dương, có ḍng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa. Thiên nhiên đă tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính nhu cầu tránh băo hoặc bị nạn rồi theo ḍng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đă tŕnh bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đă biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn ḷng cứu giúp những người bị nạn. Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên thực tế của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua.
Kỳ XXV.Châu bản thời vua Bảo Đại khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam
Nếu như các tờ châu bản thời vua Minh Mệnh và Thiệu Trị được viết bằng chữ Hán th́ các tờ châu bản thời vua Bảo Đại được viết bằng chữ Quốc ngữ. Và một điều khác biệt nữa là trong thời điểm Nam triều thuộc Pháp bảo hộ này, có châu bản lại được sao dịch thêm một bản ngôn ngữ Pháp.
Bản sao châu bản sang tiếng Pháp
do Thương tá Trần Đ́nh Tùng soạn
Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc hai châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An công bố sau khi phát hiện ra nhiều tài liệu chữ Hán, Việt, Pháp... trong tủ sách tại phủ thờ công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định và là cô ruột vua Bảo Đại) tọa lạc tại 31 Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế). Sở dĩ nhà nghiên cứu Phan Thuận An t́m được và đứng ra công bố tài liệu châu bản quư v́ công chúa Ngọc Sơn chính là bà nội của vợ ông. Trung quân đô thống, pḥ mă Nguyễn Hữu Tiến (chồng của công chúa Ngọc Sơn) – một vị quan có vai vế trong triều đ́nh đă đưa về nhà cất giữ một tập châu bản với khoảng 70 văn bản có chữ phê, chữ kư của vua Bảo Đại. Trong quá tŕnh nghiên cứu tập châu bản này, ông Phan Thuận An đă phát hiện hai châu bản có liên quan trực tiếp đến việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa. Hiện tại, hai châu bản này đă được bàn giao cho Bộ Ngoại giao để lưu trữ.
Hai tờ châu bản đều có kích cỡ giấy 21,5x31cm và đều có niên đại năm Bảo Đại thứ 13 (1939). Đây là loại giấy tốt, chuyên dùng ở Ngự tiền Văn pḥng dưới thời vua Bảo Đại. Bởi vậy, ở góc phía trên bên trái của mỗi tờ, ngoài hai hàng chữ Pháp "Palais Impérial” (Hoàng Cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté” (Ngự tiền Văn pḥng), tờ nào cũng có in ḍng chữ Hán "Ngự tiền Văn pḥng dụng tiên”. "Tiên” là loại giấy có vẽ h́nh đẹp làm nền, ngày xưa thường dùng để viết thư, cũng thường gọi là giấy "hoa tiên”.
Tờ châu bản thứ nhất đề ngày 15-12 năm Bảo Đại thứ 13, tức là ngày 3-2-1939. Châu bản này không giống các châu bản khác ở chỗ có đến 2 văn bản khác nhau (một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp), nhưng liên quan mật thiết với nhau. Văn bản tiếng Việt được soạn trước, có nội dung như sau: "Huế, ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (3-2-1939). Ngự tiền Văn pḥng kính tâu: Nay Văn pḥng chúng tôi có tiếp tờ thơ số 68-sp ngày 2 - 2 -1939 của Quí Khâm sứ Đại thần Thương tá xin thưởng Tứ hạng Long tinh cho M. Fontan, Louis, Garde principal de 1ère classe de la Garde Indigène, vừa tạ thế ở nhà thương Huế; và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Vậy chúng tôi xin sao nguyên thơ của Quí Khâm sứ Đại thần, phụng đính theo phiến nầy, kính tâu lên Hoàng đế tài định, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu! Tổng lư Đại thần (kư tên: Phạm Quỳnh).
Châu bản ngày 3-2-1939
Văn bản tiếng Việt này đă được soạn lại thành một bản ngôn ngữ chữ Pháp để gửi tới Ṭa Khâm sứ Trung Kỳ đóng ở bờ nam sông Hương. Toàn văn bản dịch như sau: "Huế, ngày 2-2-1939 - Khâm sứ Trung Kỳ- Huân chương Bắc đẩu Bội tinh - Kính gửi Ngài Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng, Huế. Thưa Ngài, Tôi kính nhờ Ngài vui ḷng tâu lên Đức Kim thượng xin phê chuẩn cho một đề nghị là truy tặng Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan là Chánh Cai đội hạng nhất của ngạch lính Khố xanh, vừa tạ thế vào ngày hôm nay tại Nhà thương lớn ở Huế sau khi bị bệnh sốt "typhus” mà ông đă nhiễm phải trong thời gian công tác ở đảo Hoàng Sa. Trong trường hợp lời đề nghị này được chấp nhận, tôi sẽ rất biết ơn Ngài nếu Ngài gửi thật gấp bằng khen và huy chương ấy cho tôi qua trương mục ngân sách địa phương. Kư tên: Graffeuil. Sao y nguyên bản. Thương tá Ngự tiền Văn pḥng - Kư tên: Trần Đ́nh Tùng”.
Văn bản chữ Việt và văn bản chữ Pháp của châu bản thứ nhất này có thể hiểu như sau: Vào ngày 2-2-1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy. Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh Cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian ra công tác tại đây ông đă bị nhiễm phải một loại bệnh sốt rét rất nguy hiểm và chết tại Nhà thương lớn ở Huế. Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền trực tiếp của ḿnh là Thương tá Trần Đ́nh Tùng trách nhiệm sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ tŕnh lên nhà vua. Ngày 3-2-1939, nghĩa là chỉ 1 hôm sau, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn pḥng dâng lên vua Bảo Đại. Trong tờ phiến, ông Tổng lư tuy không nhắc lại nguyên nhân cái chết của ông Fontan (v́ đă có nói rơ ở văn thư đính kèm rồi), nhưng đề nghị ban thưởng "Tứ hạng Long tinh” cho viên chức người Pháp ấy. Đây là thái độ của triều Nguyễn coi trọng công lao của những người thuộc chính quyền Bảo hộ có công pḥng thủ đảo Hoàng Sa. Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, vua Bảo Đại chấp nhận ngay những lời đề nghị và đă ngự phê hai chữ "Chuẩn y” và kư tắt hai chữ "BĐ” (Bảo Đại) bằng viết ch́ màu đỏ”.
Châu bản ngày 15-2-1939 có chữ châu phê của vua Bảo Đại
Châu bản thứ hai cách châu bản thứ nhất kể trên ít ngày. Nội dung châu bản ghi: "Huế, ngày 27 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13. (15 Février 1939). Ngự tiền Văn pḥng kính tâu: Nay Văn pḥng chúng tôi có tiếp thơ số 177s-sp, ngày 10 tháng 2 năm 1939 của quí Khâm sứ Đại thần thương rằng ngạch binh thanh khố Trung Kỳ có nhiều công lao trong việc dẹp yên các miền man di dấy loạn và lập đồn pḥng thủ ở đảo Hoàng Sa, nghĩ nên thưởng Ngũ hạng Long tinh cho hiệu kỳ ngạch ấy và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Chúng tôi có phụng nghĩ dạng bản dụ ngữ ban chuẩn huy chương ấy cho ngạch binh thanh khố Trung Kỳ, kính tâu lên Hoàng đế tài định, như mông du doản, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu. Tổng lư đại thần, Thần: (kư tên: Trần Đ́nh Tùng)”. Bên lề trái của văn bản, vua Bảo Đại có phê chữ "Chuẩn” và kư tắt hai chữ "BĐ”. V́ cách nay đă gần trăm năm nên ngôn ngữ có phần thay đổi. Nội dung có thể hiểu như sau: Ngày 10-2-1939, Ṭa Khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung Kỳ, do có công... lập đồn pḥng thủ ở đảo Hoàng Sa. Đến ngày 15-2-1939, Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Trần Đ́nh Tùng dâng lên Hoàng đế Bảo Đại tờ "tấu” xin nhà vua duyệt y. Chi phí về thưởng cấp huy chương do Ṭa khâm sứ Trung Kỳ đài thọ. Qua hai châu bản này, chúng ta thấy trong khoảng thời gian ngắn (cách nhau hơn ngày), đă có tới hai châu bản liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa. Mặc dù thời điểm đó, Nam triều đang thuộc sự bảo hộ của Pháp nhưng những người lính đi nghĩa vụ ở Hoàng Sa về đều được trọng thưởng. Thậm chí khi những người Pháp làm suất đội hay chỉ đơn thuần là lính Hoàng Sa mà mất đi th́ cũng được xét truy tặng.
Điều này chứng tỏ vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam dù đang lâm vào thế yếu vẫn t́m mọi cách để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong hải giới của Việt Nam. Và kể cả người đề nghị cũng như người đồng ư tặng thưởng đều đánh giá cao việc đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa. Từ hai châu bản này, chứng tỏ cho đến trước một tháng quân Nhật tuyên bố đă kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (31-3-1939), th́ quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền và quyền kiểm soát liên tục của Việt Nam.
Nhóm PV Biển Đông
sontunghn
member
REF: 606894
07/19/2011
Kỳ XXVI.Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh căi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ư nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lư của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lư của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa
Theo lư giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đă công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lư kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
"Thưa Đồng chí Tổng lư,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lư rơ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lư lời chào rất trân trọng”.
Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về t́nh h́nh lănh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được kư kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa măn yêu sách về lănh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đă bắt đầu chú ư tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ư đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ư đến việc mở mang, kiếm t́m những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ư đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, th́ việc cạnh tranh trên biển, cũng như t́m kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đă h́nh thành ư định nḥm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rơ ràng, việc nḥm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đă nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.
Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đă ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đă thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rơ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đă tấn công trừng phạt đối với các ḥn đảo ven biển như Kim Môn, Mă Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mă Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đă do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nă pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Pḥng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đă ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mă Tổ.
Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đă nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam c̣n tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lănh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong t́nh h́nh lănh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lănh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong t́nh thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đă "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xă hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.
Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lănh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ ṭan vẹn lănh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đă nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rơ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lănh hải ra 12 hải lư; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lănh hải 12 hải lư mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lănh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đă nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đă tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lư.
Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đă bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đă long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của ḿnh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ư kiến ǵ khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đă thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lư của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lư quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. V́ điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lư của Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, th́ Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lănh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lư về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đă thừa nhận cũng như đă nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đă khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lư về lănh hải của Trung Quốc, c̣n những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đă không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đă liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng ḥa
do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kư
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rơ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc. Thực là phi lư, nếu cố t́nh suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại kư văn bản từ bỏ lănh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đă chiến đấu hết ḿnh để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nh́n thấy mọi ư đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam v́ ông đă có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đă có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Quốc hội Việt Nam Cộng ḥa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lư, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lư đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lănh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng ḥa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đă cố t́nh nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.
Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lư nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi v́ những thái độ bất nhất của ḿnh, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. V́ vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng ḿnh đă dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, v́ dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, ḿnh đă bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đă hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án c̣n đ̣i hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...
Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đă nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đă không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ v́ dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng ḿnh bị thiệt hại ǵ do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi ǵ khi có những lời tuyên bố đó.
Trong suốt quá tŕnh thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đă không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố t́nh làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố t́nh làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rơ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá tŕnh áp đặt ư đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói ḥa b́nh không xưng bá, tay làm phức tạp hoá t́nh h́nh”.
Nhóm PV Biển Đông
sontunghn
member
REF: 606959
07/20/2011
Xuyên tạc lịch sử trong âm mưu chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa
Có thể nói, tham vọng áp đặt chủ quyền phi lư của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông đă tỏ ra hết sức mâu thuẫn với nguồn tài liệu chính sử của họ. Từ lâu, Trung Quốc đă không từ bỏ việc làm mà tất cả các học giả chân chính đều lên án là cố t́nh bịa đặt và xuyên tạc lịch sử. Hành động này đă được Trung Quốc toan tính lâu dài và tổ chức thực hiện công phu để có thể xuyên tạc lịch sử hàng ngàn năm từ cổ chí kim trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ có thể điểm ra một vài trường hợp cụ thể như là một trong rất nhiều minh chứng cho những toan tính trên của Trung Quốc.
Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Các Sách Trắng về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, cũng như một số tài liệu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mà tiêu biểu là ông Hàn Chấn Hoa với cuốn "Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải của nước ta” (Trung Quốc –NV) đă đưa ra nhiều kết luận "hùng hồn” rằng có rất nhiều "sự thật lịch sử”, trong đó có sự hiện diện của các di chỉ khảo cổ, "chứng tỏ đầy đủ rằng” Trung Quốc là người đă phát hiện, kinh doanh, khai thác và thực hiện việc cai quản đầu tiên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) từ "hàng ngh́n năm nay”. Thế nhưng, đáng tiếc là các sử gia Trung Quốc thời cổ xưa lại chính là những nhà chép sử có ḷng tự trọng và nghiêm túc với chức trách. Các bộ Sử kư của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc đă ghi lại hầu hết các sự kiện quan trọng với nhiều chi tiết rơ ràng, nên khi đi vào từng vấn đề cụ thể, lập luận của Trung Quốc ngày nay về chủ quyền của họ trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng đă tỏ ra hết sức mâu thuẫn với bản thân các tài liệu chính sử.
Xét về mặt địa lư, Trung Quốc trích dẫn từ một số sách địa lư cổ xưa của họ có những ghi nhận và mô tả về các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để cho rằng họ phát hiện và xác lập chủ quyền tại hai quần đảo này từ hàng ngàn năm qua. Chẳng hạn như cuốn Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc 220-265) viết dưới thời Hán Vũ Đế, có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị ch́m. Dị Vật Chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cơi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra”. Chỉ có vậy, thế nhưng các tài liệu gần đây của Trung Quốc lại "áp đặt” sự mô tả này về Trướng Hải Kỳ Đầu cùng truyền thuyết về đá nam châm hút đinh sắt của các thuyền có liên quan tới các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông. Cũng cần nhấn mạnh rằng, phần lớn các thư tịch cổ của Trung Quốc khi nói về đảo và các băi đá ngầm trên Biển Đông đều chép với rất nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như trong cuốn Đông Tây Dương Khảo của Trương Nhiếp (1618), có nói đến các đảo nằm cách huyện Văn Xương 100 dặm (khoảng 50km), điều này không thể phù hợp về mặt địa lư với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) nằm cách Hải Nam về phía nam đến hơn 250km. Tên của các đảo này cũng được chép rất khác nhau tùy theo sự tưởng tượng của tác giả như: Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn Lư Thạch Đường, Thiên Lư Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn... Thật là khó có thể chấp nhận quan điểm của Trung Quốc khi họ cứ khăng khăng cho rằng những đảo đó chính là quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hoặc có lẽ là Trường Sa (Spratleys). Đôi khi, sự khẳng định của họ không khỏi gây ra sự sửng sốt. Trong tài liệu "Các biên giới của Trung Quốc” của Chu Kiện (1991), tác giả khẳng định "năm 1873, Quách Tông Đào, Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc được cử sang phương Tây, trong nhật kư hành tŕnh đă nhắc đến Nam Sa (Spratleys) thuộc về Trung Quốc”. Thế nhưng đoạn văn này lại được minh hoạ thêm bởi chú thích đề cập tới Hoàng Sa (Paracels) và ghi chú đảo nằm ở vĩ độ 17 Bắc. Đây quả là sự lẫn lộn nghiêm trọng và càng cho thấy sự cố t́nh gán ghép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vốn nằm phía nam vĩ tuyến 17 vào lănh thổ Trung Quốc.
Khu hậu cần nghề cá trên đảo Song Tử Tây,
quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Các tham vọng của Trung Quốc c̣n mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu khác của họ. Nhiều tài liệu địa lư cổ mô tả và phân định rơ lănh thổ của đế chế Trung Hoa khá trùng hợp nhau, các mô tả này đều định rơ lănh thổ Trung Hoa có điểm tận cùng ở phía nam là đảo Hải Nam. Theo hướng này, trong số các cuốn sách ở thế kỷ XII, rồi thế kỷ XVII và XVIII, trong đó các cuốn Địa chí phủ Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) cũng như cuốn Địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731, cuốn sách dâng nộp vua Thanh năm thứ 9 đời Văn Chính (1731), bản đồ tỉnh Quảng Đông không nói ǵ đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó vào năm 1754, các dân binh hải đội Hoàng Sa của Việt Nam bị đắm thuyền khi công tác trên quần đảo Hoàng Sa trôi dạt tới bờ biển Trung Quốc, nhà chức trách Trung Quốc sau khi thẩm tra xong đă đưa họ về quê hương mà không có sự phản kháng nào của Trung Quốc, chứng tỏ hoạt động của hải đội Hoàng Sa được Trung Quốc thời đó ghi nhận là việc b́nh thường thực thi chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển này. Trong tất cả các tài liệu Trung Quốc đều nhắc lại rằng các ngư dân Trung Quốc đă đến các đảo trên Biển Đông vào mọi thời kỳ. Nhưng, các tài liệu mà họ đưa ra chỉ cho thấy đó là những hành vi cá nhân, không mang tính nhà nước, không phù hợp với một sự chiếm hữu cũng như với ư định khẳng định chủ quyền lănh thổ quốc gia bởi v́ việc chiếm cứ "do các tư nhân không hành động nhân danh chính phủ của họ mà thực hiện v́ một lợi ích cá nhân không tạo thành một sự chiếm hữu”, theo luật pháp quốc tế đương thời.
Hơn nữa, cũng trong những thời kỳ này, chính các quần đảo đó thường được các ngư dân Việt Nam lui tới. Trên thực tế, đă không có một chút dấu vết ǵ chứng tỏ là Trung Quốc đă từng phản kháng lại sự khẳng định chủ quyền của Hoàng đế Gia Long và các người kế nhiệm ông trong suốt cả thế kỷ XVIII cũng như thế kỷ XIX, khi các chúa Nguyễn của Việt Nam tổ chức việc khai thác các đảo nằm dưới quyền tài phán của họ một cách mạnh mẽ và liên tục. Chúng ta có thể t́m thấy trong các văn tập lịch sử Trung Quốc những lời xác nhận sự không tồn tại tham vọng về các đảo trên Biển Đông của Trung Quốc trong lịch sử. Như vậy, có thể thấy rằng Trung Quốc chưa bao giờ có việc thực thi chủ quyền mang tính nhà nước đối với các quần đảo này suốt lịch sử cho tới đầu thế kỷ XX. Sự thờ ơ của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông đă được hai tài liệu xác nhận: bản đồ Trung Hoa của đế chế thống nhất Hoàng Triều Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ, phát hành vào năm 1894, lănh thổ Trung Quốc trong đó chỉ mở rộng tới đảo Hải Nam. Ngoài ra, quyển "Trung Quốc Địa Lư Học Giáo Khoa Thư”, phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng "điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18°13' Bắc”.
Hải đăng đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Sự chính xác và rơ ràng của các luận chứng khẳng định chủ quyền lâu đời, liên tục của Việt Nam bằng những hành động cụ thể của người Việt theo lệnh của triều đ́nh từ thế kỷ XVIII, khiến Trung Quốc phải phản bác lại là các vua chúa Việt Nam luôn chỉ hoạt động nhằm phục vụ Hoàng đế Trung Hoa. Điều này lại càng phi lư. Vương quốc Việt Nam (Đại Cồ Việt) được thành lập vào thế kỷ XI bằng việc thiết lập một quyền lực chính trị và một nền cai trị độc lập đối với Trung Quốc, nhưng đồng thời công nhận một cách khéo léo quyền bá chủ của Trung Quốc. Mối quan hệ chư hầu này khó xác định theo một quan điểm pháp lư bởi v́ nội dung của nó mơ hồ và tăng giảm tùy theo các thời kỳ. Trong lịch sử bang giao Đại Việt – Trung Hoa, các triều đại Việt Nam cần lễ thụ phong của Trung Quốc để được công nhận, giống như mọi quốc gia hiện đại muốn đứng vững th́ không thể bỏ qua sự công nhận quốc tế. Đối với Trung Quốc, cống nạp thể hiện sự phụ thuộc tối đa mà họ hy vọng. Ngược lại, đối với Đại Việt, cống nạp thể hiện sự độc lập tối đa mà vương quốc này có thể đạt tới mà không gây nên phản ứng đế quốc từ phía Trung Quốc. Chế độ chư hầu được Việt Nam chấp nhận trên danh nghĩa, dưới h́nh thức triều cống danh dự. Nhưng nghĩa vụ tôn kính của triều đ́nh Việt Nam đối với "Thiên triều” là hoàn toàn h́nh thức. Lịch sử các quan hệ Trung-Việt từ khi thành lập nước Việt Nam, thoát ra khỏi sự chi phối của Trung Quốc, đă được đánh dấu bằng nhiều mưu toan quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam. Sau khi đă chiến thắng, các vua Việt Nam không bao giờ quên việc t́m cách xoa dịu người láng giềng khổng lồ của ḿnh bằng một sự thần phục tượng trưng. Từ đó cho thấy lập luận của Trung Quốc đưa ra từ quan hệ chư hầu để mập mờ đ̣i hỏi yêu sách chủ quyền lănh thổ của Việt Nam là không hề có giá trị pháp lư.
Bộ đội Việt Nam chăm sóc rau xanh trên đảo Sơn Ca,
quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Trung Quốc cũng sử dụng một số báo cáo về khảo cổ học để cho rằng họ có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, không có một kiểm chứng khoa học khách quan nào cho thấy những di vật cổ xưa nói là được t́m thấy trên các quần đảo này là của người Trung Quốc. Hơn nữa, theo giới chuyên môn, giả sử "các di chỉ khảo cổ” mà Trung Quốc cho là phát hiện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đúng là của người Trung Quốc đi chăng nữa, th́ theo luật pháp quốc tế, cũng không có ư nghĩa trong việc xác lập chủ quyền lănh thổ tại đây. Là một ngành khoa học, khảo cổ học và những di chỉ khảo cổ không có vai tṛ quyết định trong việc công nhận hay bác bỏ chủ quyền của một quốc gia trên một vùng lănh thổ nơi các di chỉ khảo cổ hiện diện. Việc Trung Quốc coi các "di chỉ khảo cổ” nói là t́m thấy ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để kết luận "hàng loạt tư liệu văn vật này chứng minh một cách hùng hồn rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ cổ xưa là lănh thổ của Trung Quốc” là một kết luận mang tính suy diễn, không có cơ sở khoa học, lịch sử và pháp lư quốc tế. Cái gọi là những "di chỉ khảo cổ” của Trung Quốc chỉ là sự bịa đặt cố ư nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị, không làm thay đổi được thực tế là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă thuộc chủ quyền lănh thổ Việt Nam từ rất lâu đời và người Việt Nam đă thực thi quyền chủ quyền của ḿnh liên tục trên hai quần đảo này cho tới nay.
Nhóm PV Biển Đông
doilanhuthe
member
REF: 606960
07/20/2011
Đồng cảm và rất thích bài viết này của bạn ! Chúc bạn sức khỏe và thành đạt , thành công trong mọi lĩnh vực !
sontunghn
member
REF: 607028
07/22/2011
Dư luận quốc tế phản đối “đường lưỡi ḅ”
Các nguồn dư luận khách quan trên thế giới đều cho rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, mà đặc biệt là yêu sách "đường lưỡi ḅ” là những đ̣i hỏi vô lư, không phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng hoàn toàn mâu thuẫn với tài liệu lịch sử chính thống của người Trung Quốc. Thế nhưng, các hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi ḅ” không chỉ khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại mà c̣n bị cộng đồng quốc tế phê phán như là sự đe dọa tới quyền tự do hàng hải cũng như lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Đảo Sơn ca thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Công hàm của Trung Quốc đệ tŕnh lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thềm lục địa mở rộng ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện yêu sách chính thức của Trung Quốc về "đường lưỡi ḅ” (c̣n gọi là "đường yêu sách 9 đoạn”, "đường chữ U”) và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố bản đồ đường yêu sách này với thế giới. Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rơ "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lư, lịch sử và thực tiễn. Theo đó, vùng nước trong "đường lưỡi ḅ” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử” của họ là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn nhất nh́ thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước. Thậm chí, Indonesia là một nước không hề có tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửi công hàm phản đối "đường lưỡi ḅ”, cho rằng bản đồ "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc là "rơ ràng không có căn cứ pháp lư quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”. Cộng đồng quốc tế càng ngạc nhiên hơn với yêu sách phi lư của Trung Quốc trong khi trước đó, nước này đă cùng ASEAN kư kết và nhiều lần tái khẳng định bằng những tuyên bố long trọng "cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận, qua đó góp phần vào ḥa b́nh, ổn định và hợp tác trong khu vực”.
Theo TS Peter A. Dutton, Viện Nghiên cứu Hàng hải Hoa Kỳ, từ "đường lưỡi ḅ” yêu sách chủ quyền trên Biển Đông tham lam "lờ đi những giới hạn luật pháp được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc tế 1982 (UNCLOS)” đến những hoạt động thực tế mang tính gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc đă phá vỡ cam kết "giữ nguyên hiện trạng”, "không làm căng thẳng t́nh h́nh” trong DOC mà nước này đă kư năm 2002 với các quốc gia ASEAN. Kể từ giữa năm 2009, Trung Quốc liên tục "gây chuyện”, với từng nước riêng rẽ liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và gián tiếp, và lan rộng ra với cả khu vực. Trung Quốc tăng cường xây dựng đơn vị hành chính, đơn phương cấm đánh bắt cá, bắt giữ và đ̣i tiền chuộc với các tàu cá của các quốc gia Đông Nam Á, va chạm với tàu Hoa Kỳ, xây dựng cơ sở hải quân khổng lồ ở đảo Hải Nam, tổ chức tàu tuần tra, tập trận không quân và hải quân trong khu vực tranh chấp... là những bước leo thang có tính toán trong việc làm gia tăng căng thẳng t́nh h́nh trên Biển Đông. TS Peter Dutton nói: "UNCLOS nói rơ rằng, tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lư của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong "đường lưỡi ḅ”, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lư từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật pháp quốc tế”. TS Peter Dutton c̣n cho rằng, "đường lưỡi ḅ” là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc pḥng Australia, nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử” để giải thích về yêu sách "đường lưỡi ḅ” thêm một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lư theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này. Trung Quốc yêu sách "đường lưỡi ḅ” nhưng lại không thể biện minh "đường lưỡi ḅ” thể hiện điều ǵ. Hành động của Trung Quốc đại diện cho một làn sóng mới về sự khẳng định chủ quyền một cách áp đặt và gây hấn trên Biển Đông. Trung Quốc đang ra sức áp đặt một cơ sở pháp lư để chứng minh rằng họ "quản lư Biển Đông” và có quyền quản lư hành chính ở đó. Hành động của Trung Quốc rất nguy hiểm bởi v́ họ không dựa trên sự hiểu biết chung về luật pháp quốc tế. Nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc từ chối làm rơ, một cách chính xác những ǵ mà họ đang đ̣i hỏi chủ quyền. Các yêu sách của Trung Quốc thường trong t́nh trạng mơ hồ và do đó dễ gây hiểu lầm. Trong khi đó, hành động của họ trên thực tế đang đẩy mạnh việc tăng cường kiểm soát Biển Đông càng nhiều càng tốt.
Trong khi Philippines phản đối đích danh "đường lưỡi ḅ” th́ Công hàm của Trung Quốc lại không hề đả động chút nào đến "đường lưỡi ḅ” này. So sánh hai Công hàm 2009 và 2011 của Trung Quốc, các học giả lại càng thấy hai Công hàm này mâu thuẫn nhau. Trong khi Công hàm 7-5-2009 của Trung Quốc đ̣i hỏi "chủ quyền không thể tranh căi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Đông (mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa) và các vùng nước kế cận”, có nghĩa là theo yêu sách "đường lưỡi ḅ”, th́ Công hàm 14-4-2011 lại lờ đi "đường lưỡi ḅ” mà cho rằng quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) có lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Các học giả cho rằng, việc hai công hàm trong ṿng 2 năm đă có những mâu thuẫn cho thấy bản thân Trung Quốc c̣n lẫn lộn và mâu thuẫn với chính họ, không biết giải thích thế nào về "đường lưỡi ḅ” cho có lư. Hoặc cũng có thể coi đây là lập trường nhất quán cố t́nh tạo lẫn lộn, tung hỏa mù, áp dụng tùy tiện lúc theo UNCLOS, lúc theo yêu sách lịch sử theo kiểu "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột”, một chiến thuật mập mờ thường hay được sử dụng để buộc dư luận phải "tin” vào những điều phi lư.
Trong cuộc hội đàm tại Thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ ngày 21-6-2011, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Nhật Bản Toshima Kitazawa cũng đă ra Tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm đối với sự ổn định tại khu vực. Nguyên do là bởi khi nhắc đến DOC, Giám đốc Ban An ninh Chính trị thuộc Ban Thư kư ASEAN TS Termsak Chalermpalanupap tiết lộ rằng, ASEAN đă ít nhất 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối. V́ thế, hầu như dư luận thế giới đều có chung lời kêu gọi rằng Trung Quốc cần tỏ rơ thiện chí hơn nữa trong việc tham gia thực hiện DOC và tôn trọng các cam kết mà họ đă kư trong UNCLOS về các vấn đề liên quan tới Biển Đông. "Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử”, vị học giả đại diện cho ASEAN nói, "muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của ḿnh”.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain phát biểu trong một hội thảo về an ninh Biển Đông mới đây khẳng định: "Điều khiến tôi lo ngại, và tôi cho rằng nhiều người trong số các quư vị cũng vậy, là những tuyên bố đ̣i chủ quyền bành trướng mà Trung Quốc đang đưa ra ở Biển Đông. Lư do đưa ra cho những tuyên bố này th́ không có cơ sở nào theo luật quốc tế; và những hành động ngày càng quyết liệt mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm khẳng định quyền tự tuyên bố của họ, trong đó có cả những vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lư tính từ bờ biển của các nước ASEAN, cũng như hàng loạt vụ việc gần đây liên quan đến Việt Nam và Philippines”.
Sự quyết đoán và các hành động gia tăng gây hấn của Trung Quốc trong việc áp đặt các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông trong các năm 2009, 2010 và 2011 đă gây ra một phản ứng quốc tế dữ dội. Nó đă thúc đẩy các quốc gia ASEAN lại gần nhau hơn và cung cấp cơ hội cho Indonesia, Chủ tịch ASEAN năm 2011, khẳng định vai tṛ trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực. Vấn đề này nổi bật tại Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại buổi khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN mở rộng hồi năm ngoái. Trung Quốc đă dùng thủ đoạn ngoại giao và t́m cách hạn chế tổn hại bằng cách đồng ư khôi phục lại Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc đang bị "hấp hối”, để thực hiện DOC. Nhóm làm việc này vốn từ lâu đă bị tê liệt v́ sự khăng khăng bất hợp tác của Trung Quốc, cho rằng tuyên bố chủ quyền và lănh thổ chỉ có thể được giải quyết song phương giữa các nước liên quan. Gần đây, ASEAN càng ra sức thúc giục Trung Quốc nâng cấp DOC thành quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc hơn. Một số nhà ngoại giao trong khu vực hy vọng rằng, một thỏa thuận như thế có thể đạt được vào dịp kỷ niệm lần thứ mười của DOC, tháng 11 năm 2012. Tuy vậy c̣n phải chờ xem thái độ của Trung Quốc ra sao.
Trước sức ép của cộng đồng thế giới mà đặc biệt là của ASEAN, trong một hội nghị mới đây tại Bali (Indonesia), ASEAN và Trung Quốc đă đạt được sự đồng thuận về một văn bản gọi là Dự thảo các biện pháp hướng dẫn hành động hợp tác trên Biển Đông, tức là Văn bản hướng dẫn thi hành DOC. Các giới chức ASEAN và Trung Quốc cho biết các biện pháp hướng dẫn này không có tính chất ràng buộc cho việc thực thi DOC mà các bên đă cam kết thực hiện từ năm 2002. Như vậy sự kiện này có nghĩa vẫn là chưa vượt qua khỏi các cam kết DOC, nói ǵ tới Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC). Một số quốc gia thành viên ASEAN cho rằng những biện pháp hướng dẫn này vẫn c̣n mang tính chất mơ hồ và không đầy đủ để buộc các bên cam kết phải thực thi nghiêm túc.
Một trong những chứng cứ lịch sử về chủ quyền
của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Ảnh: HOÀNG LONG
Theo các nhà phân tích quốc tế, điều quan trọng là ASEAN và những cường quốc ủng hộ phải kiên quyết trong mục tiêu hướng tới việc giải quyết các tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông trên cơ sở của UNCLOS. Nếu không, "kẻ mạnh sẽ làm những ǵ họ có thể làm và kẻ yếu phải hứng chịu những ǵ họ phải chịu”, như sử gia Hi Lạp Thucydides đă từng cảnh báo từ nhiều thế kỷ trước. Có học giả cảnh báo, nếu cộng đồng thế giới để mặc cho Trung Quốc chuyển đổi Biển Đông thành một phiên bản hiện đại của "mare nostrum” (biển của chúng ta) chắc chắn sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lư quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu và khi đó, yêu sách về lănh thổ của Trung Quốc có thể vượt xa ra ngoài Biển Đông vươn tới tận bờ biển Mexico chẳng hạn.
Trên cơ sở diễn giải xuyên tạc luật biển quốc tế, Trung Quốc đă ban hành nhiều quy định luật pháp trong nước để mở rộng yêu sách của ḿnh trên các vùng biển mà Trung Quốc nói là xác lập theo UNCLOS. Tuy nhiên, các yêu sách chủ quyền cũng như cách diễn giải xuyên tạc luật biển quốc tế của Trung Quốc không chỉ thách thức nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền của các nước trong khu vực Biển Đông mà c̣n đe doạ các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực. Điều đó đă gây quan ngại nghiêm trọng cho cộng đồng thế giới; hơn nữa, càng làm cho t́nh h́nh Biển Đông ngày càng "nóng” lên bởi các hành động ngang ngược của Trung Quốc nhằm "thực thi” yêu sách chủ quyền đơn phương của họ ở Biển Đông theo bản đồ "đường lưỡi ḅ” phi lư.
Nhóm PV Biển Đông
sontunghn
member
REF: 607098
07/23/2011
Kỳ XIX.Hoàng Sa và Trường Sa trong tâm linh người Việt
Dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước đă sớm nhận ra một sự thật rằng "văn hoá c̣n dân tộc c̣n”, từ đó chủ quyền lănh thổ cùng với độc lập dân tộc cũng sẽ măi măi vững bền. Nhưng điều đó chỉ có thể khi cả dân tộc đoàn kết lại thành một khối thống nhất mà các yếu tố văn hóa và tâm linh chính là chất kết dính, hấp dẫn từng bộ phận người Việt trở lại bên nhau cùng nhau giữ ǵn, xây đắp, phát triển cơ đồ của Tổ tiên được vun đắp từ biết bao xương máu của các thế hệ người Việt Nam.
Chùa Song Tử Tây
Không biết bao nhiêu ngôi mộ gió đă được đắp lên trên dăy đất h́nh chữ S bên bờ Biển Đông này hàng ngàn năm qua để làm nơi nương tựa cho những hương hồn người Việt đă gửi thân ḿnh trong ḷng biển cả của Tổ quốc. Và cũng là nơi nương tựa cho chính phần hồn của những người Việt c̣n đang sống b́nh an trong những chuyến hải hành gian khổ ngang dọc các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo Lư Sơn ngày nay, Cù Lao Ré ngày xưa, quê hương của những hải đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, có lẽ chính là nơi lưu dấu những giá trị tâm linh rơ nét và sâu đậm nhất của người Việt về một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc - hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên những vùng biển đó, máu xương của biết bao thế hệ người Việt ở Lư Sơn đă đổ xuống, khắc ghi và ǵn giữ các thành quả khai phá lănh thổ, các giá trị tinh thần đời đời truyền lại cho những thế hệ mai sau. Những dân binh Hoàng Sa trước khi lên đường đă được tế sống v́ nhiệm vụ vô cùng gian khổ và hiểm nguy. Thế nhưng, đều đặn hàng năm, theo lệnh vua họ vẫn hiên ngang vượt lên đầu sóng ngọn gió để thực hiện những chuyến hải hành ngang dọc Hoàng Sa và Trường Sa, thực thi chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam. Cho đến ngày nay, tên tuổi và hương hồn của họ đă thấm vào máu thịt của Tổ quốc ḥa vào trong một phần lănh thổ thiêng liêng không thể tách rời của cả dân tộc, họ vẫn luôn được hương khói đều đặn hàng năm với Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa của hầu như tất cả các gia tộc ở Lư Sơn giờ đây. Ngày nay, không chỉ có các họ tộc, chính quyền địa phương mà đă có rất nhiều người Việt từ khắp nơi trở về quê hương của những hùng binh Hoàng Sa trong những dịp khai lễ để thắp nén hương tưởng niệm và cầu nguyện cho những linh hồn phiêu bạt trên biển cả kia trở về nương tựa trong ḷng của Dân tộc và Tổ quốc. Những hoạt động tâm linh này ở Lư Sơn từ nhiều đời qua vẫn liên tục diễn ra, thành kính và thiêng liêng trở thành đời sống văn hóa tâm linh đặc biệt sâu sắc của người dân hậu duệ những hùng binh năm xưa.
Các nhân chứng từng có mặt trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xưa kia c̣n kể lại câu chuyện về một ngôi Miếu Bà xuất hiện từ rất lâu đời trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Câu chuyện này phù hợp với giá trị văn hoá cũng như đời sống tâm linh của người Việt từ nhiều đời qua. Với người Việt "khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”, trong cảnh cô đơn, sóng gió biển cả, Miếu Bà là nguồn an ủi lớn lao cho những người đi biển mỗi khi qua lại những vùng quần đảo này. Nơi đó người dân biển gửi gắm niềm tin và hy vọng của ḿnh cho thần linh biển cả và cũng chính là hồn thiêng sông núi, tổ tiên ḍng tộc che chở, phù hộ cho sự b́nh yên của họ trước sự ác liệt khó lường của thiên nhiên. Theo tác giả Trần Thế Đức, Miếu Bà trên đảo Hoàng Sa được xây dựng từ rất lâu đời, không ai biết rơ, tọa lạc ở một góc tây nam của đảo, nơi mà từ đất liền ra là nh́n thấy ngay từ xa. Rơ là Bà quay mặt ra hướng này để che chở cho ghe thuyền của người Việt từ đất liền ra quần đảo Hoàng Sa, cũng có nghĩa là miếu này do người Việt lập nên. Tượng Bà đứng trên một bệ xi măng, người được choàng bằng chiếc khăn bằng vải màu hồng, do một nhân viên khí tượng mang ra từ đất liền. Cứ mỗi lần đổi ca, các nhân viên lại mang ra chiếc khăn mới để thay cho Bà. Vùng biển trước mặt miếu là vùng dành riêng cho Bà, không ai được lai văng tới. Lớ xớ tới đó kiếm cá là Bà quở phạt ngay. Cái chết của một viên đội Pháp trùng hợp với việc ông này không tin vào truyền thuyết về Bà nên đem chất nổ tới vùng biển trước Miếu Bà vốn có rất nhiều cá để đánh bắt. Khi châm ng̣i cháy cho bánh thuốc nổ để đánh cá, ông ta ngó hoài không thấy lửa cháy nên ṃ tới để xem, không ngờ lửa chỉ cháy bên trong ruột ng̣i mà không cháy phần vỏ bọc bên ngoài, vừa tới xem th́ bánh thuốc nổ khiến ông ta chết ngay lập tức. Bà càng linh thiêng, càng làm cho niềm tin của người dân đảo thêm mạnh mẽ, nên càng trở thành nguồn an ủi, chở che cho đời sống tâm linh của mọi người. Chính sử triều Nguyễn cũng từng ghi lại nhiều lần các vua nhà Nguyễn đă chỉ dụ cho người ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựng chùa, lập miếu thờ cúng càng chứng tỏ người Việt xưa vốn coi trọng phần hồn, đời sống tâm linh đă thực thi chủ quyền trên các quần đảo này theo cách rất riêng biệt của người Việt Nam. Biết bao chiến sĩ trận vong, bỏ ḿnh để khai phá, khai thác và giữ ǵn vùng lănh thổ thiêng liêng đầy sóng gió khắc nghiệt này của Tổ quốc. Hương hồn của họ ḥa vào với hồn thiêng sông núi, tiếp tục vượt lên đầu sóng ngọn gió về với hương khói thờ phụng, lời cầu khấn của các thế hệ mai sau che chở và truyền thêm nguồn cảm hứng cho tinh thần dân tộc nhờ vào những cử chỉ và hành động coi trọng các giá trị văn hóa và tâm linh của bao thế hệ người Việt Nam vốn không bao giờ quên cội nguồn gốc rễ của ḿnh.
Đoàn đại biểu 54 dân tộc anh em vàothắp hương
tại chùa Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa Việt Nam
Ảnh: HOÀNG LONG
Những ngày đi lại trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi đă chứng kiến và vô cùng xúc động trước những buổi lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đă hy sinh thân ḿnh để bảo vệ một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên vùng biển này. Những ṿng hoa có màu cờ Tổ quốc được thả xuống vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao... mang ḍng chữ "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”. Trong hương khói nghi ngút, giữa trưa trời nắng rực rỡ bất chợt hoá u trầm bởi một áng mây đen trịch bất ngờ kéo tới. Trước đó, v́ quá nắng, trưởng đoàn c̣n cho phép mọi người đội mũ khi làm lễ, nay tự nhiên từng người một đă nhẹ nhàng bỏ mũ xuống... Rất nhiều tiếng nấc nghẹn ngào ḥa vào lời ai điếu trầm hùng của người sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam: "Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự b́nh yên. Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của Tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc - và xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên Biển Đông. Hôm nay, Đoàn công tác của chúng tôi đi qua nơi các đồng chí đă chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Bầu trời Trường Sa mây trắng lặng. Ḷng chúng tôi lặng trắng, lệ tràn mi và vẫn văng vẳng đâu đây câu nói của liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma: "Không được lùi bước. Phải để cho máu ḿnh tô thắm lá cờ Tổ quốc”. Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng ḿnh tưởng nhớ tới các đồng chí và xin được thắp nén hương, thả ṿng hoa tưởng niệm, tưởng nhớ tới hương hồn của các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ trong ḷng biển khơi của quê hương, dân tộc; cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”. Ṿng hoa mang màu cờ Tổ quốc dập dềnh trên biển cả đang lặng sóng bất chợt dâng trào, như muốn gửi gắm trở lại với con tàu một lời nhắn nhủ từ những dợn sóng bạc đầu: "Vinh dự nhất của những người lính biển đă hy sinh là được chính tấm ḷng biển cả của Tổ quốc ôm ấp, chở che và ǵn giữ măi măi trong văn hóa, trong đời sống tâm linh của cả dân tộc ḿnh”.
Thả ṿng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ
quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo Cô Lin, Gạc Ma
(Trời đang nắng sau khi thả ṿng hoa bất chợt
một đám mây đen kéo tới che phủ ngay trên bầu trời quanh tàu HQ-996)
Ảnh: HOÀNG LONG
Chẳng biết tự bao giờ trên các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa đă xuất hiện nhiều ngôi chùa và đền miếu để thờ Thần, thờ Phật. Điều đó càng khẳng định sâu sắc và mạnh mẽ sự xuất hiện của đời sống tâm linh Việt trên những ḥn đảo khắc nghiệt này giữa Biển Đông trùng trùng sóng gió. Những năm gần đây, Phật tử trong cả nước và những ngư dân ở quần đảo Trường Sa đă đóng góp và trùng tu nơi thờ Phật khang trang và vững chăi hơn. Ngoài Song Tử Tây th́ những ngôi chùa tại đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn... cũng đă được trùng tu xây dựng khang trang, bề thế, để các Phật tử trên đảo và những ngư dân thường xuyên khai thác hải sản gần khu vực quần đảo Trường Sa tới thắp hương lễ Phật vào những tuần lễ tiết... Ở những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, tất cả những văn bia, những hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt. Nh́n những tấm hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng với những mỹ từ ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, ca ngợi cảnh sắc kỳ vĩ của Vạn lư Trường Sa, ca ngợi sự mênh mông đến khôn cùng của trời biển nước Nam, ví như "Quần đảo huy hoàng chất ngất Biển Đông ngời thắng cảnh - Chùa chiền sừng sững nguy nga Đất Việt nổi danh lam”, ḷng mỗi người đến văn cảnh chùa không khỏi tự hào trước giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ai cũng nguyện cầu Đức Phật từ bi phù hộ độ tŕ cho nước Việt và bất kỳ ai cũng cảm thấy ḿnh cần phải có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp đại đoàn kết, ḥa hợp ḥa giải dân tộc, góp sức của từng con dân Đất Việt đưa đất nước mỗi ngày thêm hùng mạnh, đủ sức chống chọi lại mọi nguy cơ xâm lấn và đồng hóa.
Người Việt có câu "đất vua, chùa làng”. V́ vậy tự ngàn đời, trong tâm thức của con dân nước Việt, ngôi chùa chính là h́nh ảnh biểu trưng cho sự nương tựa tinh thần, là chốn tâm linh để lương dân ngưỡng vọng, thờ phụng giữ ǵn lẽ sống từ bi, bác ái. Với người Việt, đạo Phật không chỉ là một tôn giáo hay tín ngưỡng mà từ lâu c̣n là một nét văn hóa. Ở đâu có làng của người Việt ở đó có chùa cùng với những sinh hoạt tín ngưỡng. Gia tài văn hóa và tâm linh đó, Tổ tiên của chúng ta cũng đă để lại ngay trên chính những ḥn đảo xa xôi, khắc nghiệt nhất nhưng luôn luôn là máu thịt là một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam – các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhóm PV Biển Đông
sontunghn
member
REF: 607701
07/31/2011
Ư kiến dư luận về loạt bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”
LTS: Sau khi báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” gồm 29 bài từ ngày 21-6 đến 23-7-2011, Toà soạn đă nhận được rất nhiều ư kiến chia sẻ, cổ vũ, động viên, góp ư từ bạn đọc của báo. Loạt bài đă thu hút sự quan tâm của nhiều vị lănh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ Mặt trận các cấp, các cán bộ lăo thành, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, kiều bào ta ở nước ngoài và những người dân b́nh dị nhất. Số báo này, báo Đại Đoàn Kết xin trích đăng một phần trong số những ư kiến mà chúng tôi đă nhận được.
Nhân dân ra thăm các chiến sĩ đảo An Bang
trên quần đảo Trường Sa
Nhà sử học Dương Trung Quốc:
Phải nh́n nhận khách quan về đóng góp của mỗi thế hệ người Việt cho lịch sử chung của dân tộc
Thời gian qua tôi theo dơi sát sao loạt bài viết về "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” đăng trên Báo Đại Đoàn kết. Tôi cho rằng, Báo Đại Đoàn kết đă đặt vấn đề rất đúng và trúng. Chúng ta phải đặt Tổ quốc lên trên hết.
Theo tôi khi nh́n nhận lại lịch sử, chúng ta phải thấy mỗi một thế hệ người Việt Nam có đóng góp ǵ vào lịch sử chung của dân tộc để chúng ta trân trọng. Thí dụ như vấn đề biển đảo chẳng hạn, rơ ràng có một thời kỳ đất nước ta bị chia cắt, rơ ràng trách nhiệm chung với lănh thổ quốc gia là của tất cả các lực lượng chính trị. Những ǵ mà cá nhân nào, thể chế chính trị nào có đóng góp cho chủ quyền Tổ quốc th́ đều nên ghi nhận, lịch sử không nên là những ư tưởng thuần túy. Theo tôi đừng biến lịch sử thành cái ǵ vô nhân xưng, nó phải có gương mặt, tên tuổi con người. Những người lính dù của chế độ chính trị nào mà bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đều phải tôn trọng.
Tôi cho việc nghiên cứu vấn đề Biển Đông nên tiếp cận ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có những vấn đề đi vào chuyên môn sâu để xây dựng luận chứng bảo vệ chủ quyền trên cơ sở nền tảng khoa học, trong đó có luật pháp, có lịch sử. Có những cái thuộc về giáo dục, tạo ra ư thức chung, sự đồng thuận chung khi đứng trước thử thách như vậy.
Tốt nhất chúng ta nên hiểu việc bảo vệ chủ quyền thành ư thức hay nói cho đúng là tâm thế thường trực, chứ tôi không nghĩ chỉ tổ chức thành một chiến dịch tuyên truyền. Có nghĩa là ḿnh cần có giáo dục lâu dài về vấn đề này. Ví dụ ngay trong SGK dạy học sinh, từ bé ḿnh phải có hệ thống kiến thức vừa với tầm suy nghĩ của mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học ăn sâu vào tiềm thức của con người một cách lâu dài không phải là đối phó theo t́nh huống.
468dung@gmail.com. Địa chỉ: 44h2 Lê Phụng Hiểu, P.B́nh Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang:
Tôi sẽ mua báo Đại Đoàn Kết
Lời đầu tiên tôi gửi lời chúc sức khỏe và thái độ rất trân trọng đến toàn thể các anh, các chị nhất là Ban biên tập của báo. Các anh, các chị đă lên tiếng về những vấn đề nóng của đất nước, của dân tộc trong thời gian gần đây. Tôi chỉ là một người thích được báo hơn là phải viết ǵ gửi cho báo, nhưng hôm nay tôi phải cố gắng viết về những suy nghĩ của tôi. Tôi cũng không biết bài viết của ḿnh có được đăng báo không và tôi cũng không biết đặt cái tựa mà bài báo ḿnh sẽ viết có tên ǵ, nếu được Ban biên tập chọn đăng, nhờ Ban biên tập chọn cho cái tựa. Tôi là một độc giả trung thành của hai tờ báo khác, mấy chục năm qua mỗi sáng sớm khi bụng đang đói, ngoài trời đang giông băo, mưa to nhưng tôi phải vượt đường hai chuyến đi về gần 10 km để mua báo về đọc, cho dù những năm gần đây tôi đă xem tin tức trên mạng, nhưng tôi vẫn phải mua 2 tờ báo đó v́ nó đă ăn sâu vào trong cảm xúc và tiềm thức của tôi. Nhưng rồi vào những ngày tháng 7 tôi được đọc loạt bài này trên báo Đại Đoàn Kết. Vậy là từ nay báo Đại Đoàn Kết sẽ là người bạn cùng tôi trong suốt quăng đường c̣n lại v́ tờ báo này đang đồng hành cùng nhân dân, Tổ quốc và dân tộc.
Chăm sóc rau xanh ở nhà giàn DK1
Ảnh: H.S
Ông Nguyễn Ḥa B́nh, Bí Thư Tỉnh ủy Quảng Ngăi, Viện trưởng Viện KSND tối cao:
Tôi hoan nghênh loạt bài viết này
Tôi đă dành khá nhiều thời gian để đọc những bài viết liên quan đến chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đăng trên báo Đại Đoàn kết. Với tư cách là một công dân Việt Nam, lănh đạo của một tỉnh có biển, tôi rất hoan nghênh loạt bài viết này. Có thể nói Quảng Ngăi là một trong các địa phương mà ngư dân cảm nhận rất là rơ nét những cái khắc nghiệt về t́nh h́nh phức tạp ở Biển Đông. Do đó, chúng tôi rất mong muốn báo chí phải vào cuộc phản ánh nhiều hơn nữa đời sống nhiều rủi ro của người dân do thiên tai, nhân tai gây ra. Qua đó có kêu gọi các nguồn lực, kể cả trong nước và ngoài nước hỗ trợ cho ngư dân. Tôi mong muốn có có nhiều tờ báo cùng vào cuộc như báo Đại Đoàn kết, tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.
tronghieu7371@yahoo.com
Tôi yêu báo Đại Đoàn Kết
Nhiệt liệt hoan nghênh báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài này, người dân Việt Nam rất vui khi biết được nội dung Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Rất đáng khen ngợi cho Ban biên tập và tập thể phóng viên báo Đại Đoàn Kết, tôi rất muốn nói: tôi yêu báo Đại Đoàn Kết.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên,
Báo Đại Đoàn kết nên đưa thêm những bài viết về chủ quyền biển đảo
Về vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thời gian qua, tôi có đọc trên nhiều tờ báo. Tuy nhiên, về chất lượng thông tin, loạt bài trên báo Đại Đoàn kết đưa tương đối mạnh và đậm nhất, thu hút sự chú ư của bạn đọc và tạo được tiếng vang trong dư luận. Tôi cho rằng loạt bài tuyên truyền về những chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đúng đắn, qua đó giúp cho người dân trong và ngoài nước thấy rơ hơn về chứng cứ chủ quyền của chúng ta. Vấn đề chủ quyền của ta, tại sao lại không được quyền nói mạnh.
Thời gian qua, Báo Đại Đoàn kết rất quan tâm đến vấn đề này, chúng ta đưa như thế là hợp lư, nếu cần sẽ phải tiếp tục đưa thêm những bài viết khác. Ư kiến cử tri cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội khóa XIII có bàn bạc về vấn đề Biển Đông và đưa ra những quyết sách về Biển Đông. Nếu QH có thảo luận về vấn đề này, chúng tôi cũng sẽ đóng góp ư kiến.
Đoàn Đại biểu 54 dân tộc anh em với các công dân " nhí”
trên quần đảo Trường Sa
Ảnh: HOÀNG LONG
toivanlatoi19811988@yahoo.com
Xin cảm ơn báo Đại Đoàn Kết
Xin cảm ơn báo Đại Đoàn Kết, cuối cùng th́ cũng có một cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước giải thích rất rơ ư nghĩa của Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958, bao năm qua Công hàm này đă bị xuyên tạc một cách trắng trợn không chỉ của Trung Quốc mà c̣n cả của những thế lực chống phá Nhà nước muốn lợi dụng nó để nói xấu chính quyền Việt Nam. Nay, bài báo này đă khiến họ phải nghĩ lại. Cử chỉ hữu nghị của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi đó là rất cần thiết và minh bạch.
Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thăng, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hải Dương
Cử tri rất quan tâm đến loạt bài này
Tôi nghĩ rằng vấn đề Biển Đông là vấn đề mang tính lịch sử, chính trị, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để giải quyết được vấn đề này thật hài ḥa, đ̣i hỏi chúng ta cần phải có đường lối ngoại giao, cách giải quyết thật mềm dẻo, linh hoạt.
Hiện nay cử tri rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Vừa qua Báo Đại Đoàn kết có loạt bài đưa ra những chứng cử lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một cán bộ Mặt trận, đồng thời là một bạn đọc, tôi đánh giá rất cao loạt bài này. Qua theo dơi, chúng tôi thấy đại đa số cử tri, nhất là những cử tri cao tuổi rất quan tâm đến loạt bài này. Loạt bài đă giúp cho cử tri cả nước nâng cao nhận thức của ḿnh về chủ quyền không thể chối căi được của Việt Nam với hai quần đảo nói trên. Thông qua đó, cử tri cũng có một cái nh́n đúng đắn hơn về cách giải quyết vấn đề Biển Đông.
viethoang123@yahoo.com
Nên dịch loạt bài viết ra nhiều thứ tiếng
Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nên dịch loạt bài viết ra nhiều thứ tiếng
Hoan hô báo Đại Đoàn kết - luôn đi đầu trong việc định hướng dư luận, giở lại lịch sử nhằm đáp trả những thông tin vu khống, suy diễn nhằm xưng bá Biển Đông. Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nên dịch các bài viết trong loạt bài ra nhiều thứ tiếng - đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung để nhân dân yêu chuộng ḥa b́nh trên thế giới và cả người Trung Quốc được biết.
Ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Hoan nghênh báo đă công phu và công khai
Tôi đọc từ số đầu đến số cuối và khi xếp chúng lại từ bài 1 đến bài 29 th́ tôi thấy cách sắp xếp lại tư liệu lịch sử và các chứng cứ pháp lư của báo như vậy là rất hợp lư, đúng đắn. Tôi hoan nghênh báo đă mạnh dạn, công phu và công khai khi triển khai loạt bài này. Những tư liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong loạt bài này sẽ làm nhân dân Việt Nam hiểu hơn, cũng làm cho thế giới hiểu hơn về chúng ta. Lịch sử của dân tộc Việt Nam th́ cần công khai cho nhân dân Việt Nam được biết.
Giao lưu văn nghệ tại Đảo Song Tử Tây
TS. Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội:
Tờ báo đă nói trung thực và đúng mức về chủ quyền đất nước
Tôi theo dơi đầy đủ loạt bài này. Loạt bài này rất cần thiết vào thời điểm hiện nay trên nhiều phương diện. Tờ báo đă nói trung thực và đúng mức những điều mà nhân dân đang vô cùng quan tâm. Loạt bài xuất hiện vào lúc đ̣i hỏi của nhân dân về bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lănh thổ, về nhu cầu bày tỏ t́nh yêu Tổ quốc đang bức thiết, cho nên khi tờ báo đưa ra những tư liệu lịch sử về quá tŕnh đấu tranh giữ ǵn bờ cơi và khẳng định chủ quyền của mọi thế hệ người Việt Nam th́ rất trúng. Theo tôi, báo cần tiếp tục có những bài viết sâu sắc hơn về hệ vấn đề ấy.
Ông Thèn Xuân Chu (Thượng Sơn - Vị Xuyên - Hà Giang)
Một cái nh́n toàn cảnh, đa chiều về chứng cứ
Tôi là một cựu chiến binh, đă mất nhiều năm lăn lộn ở chiến trường, giữa hai cuộc kháng chiến! Đất nước thanh b́nh, tôi về nhà và sống một cuộc sống yên ổn tuổi già cùng cháu con. Dù đă trải qua bom đạn và mất mát lớn lao của chiến tranh, nhưng cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ nếu có phải chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc tôi vẫn không chùn bước. Là người có tuổi, thông tin với tôi là rất cần thiết. Tuy điều kiện cuộc sống ở miền quê tôi có khó khăn, gia đ́nh tôi cũng không có điều kiện nhưng tôi vẫn chủ tâm dành dụm tiền để đặt mua báo. Báo Đại Đoàn Kết, "món ăn” sở trường của tôi và nhiều người trong gia đ́nh.
Một cựu chiến binh như tôi vô cùng xúc động và rất hoan nghênh báo đă có nhiều bài viết về Trường Sa, Hoàng Sa – những phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Loạt bài "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” là chuỗi bài tổ chức có kinh nghiệm và cũng rất dày công, tâm huyết của Báo Đại Đoàn Kết, nhằm cung cấp cho độc giả những cái nh́n toàn cảnh, đa chiều về chứng cứ của người Việt trên Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là xâu chuỗi những chứng cứ hết sức khách quan, được thể hiện qua các thư tịch cổ, các chứng cứ qua các thời kỳ, có thật và đă được nhiều quốc gia cũng như dư luận quốc tế ủng hộ.
Cái đặc biệt nhất của Báo Đại Đoàn Kết trong chuỗi bài này là mạnh dạn đă đưa ra Công hàm năm 1958 mà bấy lâu nay đă bị Trung Quốc và các phần tử thù địch khác đưa ra "như một chứng cứ” thể hiện sự "yếu thế” của Việt Nam để vươn tới những thâm đồ của ḿnh. Với việc không né tránh, phân tích hết sức khoa học đă làm những sự "mập mờ” bấy lâu được sáng tỏ. Như một cách nh́n thẳng vào sự thực, đă thêm căn cứ để chúng ta khẳng định thêm chủ quyền của người Việt trên Biển Đông và đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
C.Thúy - H.Lê - Đ.Tuyền (ghi
aka47
member
REF: 607703
07/31/2011
Trung Quốc xin lỗi rùi anh ui.
Yên tâm đi nha.
hihii
vuongthanh68
member
REF: 607720
08/01/2011
Xin lỗi chủ nhà nhé.
Thiệt không biết thằng nào ngu quá!
Phải ́n vào mặt nó mới được.
Tự dưng đi làm cái clip ghép lời vô như thế, chỉ tổ làm quê mặt VN chúng ta thêm.
Trung Quốc nó không thật sự xin lỗi ḿnh, ḿnh lại làm như vậy để cho bớt nhục ha??????
aka47 thiệt khéo tin hay giả vờ không biết nhỉ?
aka47
member
REF: 607726
08/01/2011
Không tin cũng có mà tin cũng có.
Nhưng công nhận clip này nấy "Kông Fu"
hihii
muahe2011ger
member
REF: 607740
08/01/2011
Trung Quốc và Việt Nam-t́nh hữu nghị anh em-sông liền sông, núi liền núi.
sontunghn
member
REF: 624800
01/19/2012
Học giả Việt Nam phản bác “đường lưỡi ḅ”
Các học giả Việt Nam từ lâu đă dày công nghiên cứu để chứng minh một cách khoa học và hệ thống bằng nhiều nguồn tư liệu lịch sử trong và ngoài nước về chủ quyền lâu đời, liên tục của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử về chủ quyền của người Việt Nam trên Biển Đông không chỉ được ghi chép cẩn thận trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam mà c̣n từ nguồn thư tịch cổ và chính sử của Trung Quốc cũng như từ những ghi chép của các nhà hàng hải phương Tây trong nhiều thế kỷ. Và điều đó chính là một sự thật lịch sử mà không có bất cứ học giả chân chính nào có thể phủ nhận.
TS Nguyễn Nhă, nhà sử học có nhiều nghiên cứu sâu sắc về lịch sử chủ quyền trên Biển Đông nhận xét về yêu sách "đường lưỡi ḅ”, tuyên bố "chủ quyền không thể tranh căi” về "vùng nước lịch sử” của Trung Quốc trên hầu như gần trọn Biển Đông: "Trong lịch sử loài người đă từng xảy ra nhiều vụ xuyên tạc, bóp méo lịch sử, song chưa từng thấy sự chà đạp lịch sử nào thô bạo như trường hợp Trung Quốc đă và đang làm khi họ tŕnh lên Liên Hợp Quốc bản đồ yêu sách "đường lưỡi ḅ” bao gồm gần 80% diện tích Biển Đông là nội thủy, là vùng nước lịch sử của họ”. Ngày 20-1-1975, sau sự kiện hải quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng ḥa (19-1-1974), TS Nguyễn Nhă lúc đó là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài G̣n, đă cho ra mắt một ấn phẩm đặc biệt chuyên khảo về Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều bài viết có giá trị khoa học, khách quan, công phu của các học giả nổi tiếng như Hoàng Xuân Hăn, Lăng Hồ Nguyễn Khắc Kham, Thái Văn Kiểm... Chuyên san này cũng tŕnh bày nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học của các học giả phương Tây, những ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải quốc tế từ thế kỷ XV ghi nhận việc xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt Nam lâu đời và liên tục, một cách ḥa b́nh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2003, ông Nhă tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học "Quá tŕnh xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”.
Các nghiên cứu công phu của TS Nguyễn Nhă căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu chính sử của Việt Nam, phương Tây và cả Trung Quốc đă đưa ra những kết luận khách quan, khoa học và đầy sức thuyết phục rằng ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII, các Nhà nước phong kiến Việt Nam đă xác lập, khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền liên tục một cách ḥa b́nh của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng nước có liên quan trên Biển Đông. Đặc biệt, vào năm 1816, chính sử ghi nhận nhà Nguyễn đă sai thủy quân đi xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Các tài liệu phương Tây cũng chép khá chi tiết về sự kiện này và cho biết vua Gia Long đă sai người đi cắm cờ, đặt cột mốc chủ quyền và tuần tra bảo vệ trên quần đảo Hoàng Sa. Theo TS Nguyễn Nhă, ông đă t́m kiếm, tham khảo hầu hết các thư tịch cổ của Trung Quốc th́ thấy rằng không hề có một văn bản chính thức nào của các Nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng như trong sử sách đương thời có ghi chép các sự kiện liên quan tới chủ quyền của nước này trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) đầy đủ như chính sử Việt Nam. TS Nguyễn Nhă khẳng định, từ các nghiên cứu ông có đầy đủ bằng chứng, cơ sở lịch sử và pháp lư để phản bác lại tất cả những ǵ mà nhiều học giả Trung Quốc cho là họ có "chủ quyền không thể tranh căi” về "vùng nước lịch sử” trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cho rằng, chỉ từ khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng ḥa họ mới bắt đầu đưa ra các luận điểm cho rằng Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, quản hạt sớm nhất rồi khai thác kinh doanh sớm nhất trên Biển Đông. Thế nhưng đáng tiếc là các luận chứng mà họ tŕnh bày lại không có cơ sở lịch sử cũng như pháp lư mà phần lớn là do ngụy tạo và suy diễn cho nên chẳng thuyết phục được ai. Hàng chục năm sau biến cố Hoàng Sa, kiên tŕ với từng chi tiết lịch sử và hành tŕnh đi t́m sự thật với thái độ nghiêm túc, coi trọng học thuật của một nhà khoa học chân chính, TS Nguyễn Nhă kết luận: "Từ đầu Công nguyên, Việt Nam đă phải chịu nô lệ ngót 1.000 năm, nhưng cuối cùng vẫn giữ được độc lập. Th́ bây giờ, tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu có thể phải chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào th́ sự thật lịch sử vẫn cứ ghi nhận Hoàng Sa luôn là của Việt Nam”. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhă khi đó được GS Trần Văn Giàu chia sẻ: "Trong thời đại của nhân loại văn minh ngày nay, chắc không phải đợi đến 1.000 năm đâu”.
LS. Hoàng Việt, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, căn cứ vào cơ sở pháp lư quốc tế cho rằng theo các tiêu chí để thỏa măn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, th́ Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong "đường lưỡi ḅ” này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Trung Quốc đă không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà b́nh từ thời xa xưa. Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lănh hải của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đă nhấn mạnh rằng: "Chiều rộng lănh hải nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lư. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lănh thổ của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả”. Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rơ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lư đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được áp đặt bởi "đường lưỡi ḅ”.
Theo TS Lê Quư Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu sách "đường lưỡi ḅ” hoàn toàn đi ngược lại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia; Vùng biển mà "đường lưỡi ḅ” bao trùm không thể là lănh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc. Cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách "đường lưỡi ḅ”. Thực tiễn các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc; "Đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc đă xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của năm nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. Phản bác luận điểm từ phía Trung Quốc cho rằng Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kư đă thừa nhận chủ quyền của nước này tại Hoàng Sa và Trường Sa, các học giả Việt Nam cho rằng, nội dung của Công hàm ngày 14-9-1958 là hết sức rơ ràng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ ghi nhận, tán thành và tôn trọng quyết định của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lư của đất nước Trung Quốc. Công hàm 1958 không liên quan ǵ đến vấn đề chủ quyền lănh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 và theo Hiệp định Geneve thuộc thẩm quyền quản lư của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Luận điểm cho rằng Công hàm ngày 14-9-1958 là bằng chứng Việt Nam đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc lịch sử. Việt Nam từ trước tới nay chưa hề có bất cứ một tuyên bố nào từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
TS. Nguyễn Hồng Thao - Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá với Công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ "đường lưỡi ḅ”, có vẻ như Trung Quốc đ̣i hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận "tính chất lịch sử của đường lưỡi ḅ, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ đưa đến sự ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành "ao hồ” của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Ṭa án và Trọng tài quốc tế phải thỏa măn ít nhất hai điều kiện: 1) Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của ḿnh một cách liên tục, ḥa b́nh và lâu dài; 2) Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.
Sự thật là Trung Quốc đă không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, ḥa b́nh từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là "ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy tŕ có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. "Đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc không phải là một con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn nó đă phải bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ v́ quá vô lư. Tính chất không liên tục của đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích để cho "những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Một con đường như vậy rơ ràng không thể nào lại được coi là "biên giới quốc gia” theo luật pháp quốc tế. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát. Trong một xă hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất trong tất cả các thể chế. Vậy mà ở đây đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường này c̣n chưa biết nó đi thế nào, th́ sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được?
Các học giả Trung Quốc mặc nhận rằng "đường lưỡi ḅ” tồn tại từ lâu mà không có quốc gia nào phản đối. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cho rằng một yêu sách phải được tuyên bố rơ ràng, không mập mờ, chính thức và được duy tŕ trong một thời gian dài đủ để quốc gia có ư kiến bất đồng phải đưa ra ư kiến chính thức của họ. "Đường lưỡi ḅ” có nguồn gốc từ một bản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ư kiến. Hơn nữa, việc các nước tham gia Hội nghị San Francisco năm 1951 đă bác bỏ đề nghị của Liên Xô trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đ̣i hỏi của Philippines, Malaysia đối một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói yêu sách "đường lưỡi ḅ” trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vạch ra đă được các nước khác công nhận.
Các học giả Việt Nam đều thống nhất khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, Việt Nam là Nhà nước đầu tiên và duy nhất đă thực hiện quyền làm chủ của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà b́nh, liên tục và lâu dài. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở tôn trọng luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC) cũng như các nguyên tắc thoả thuận song phương, đa phương nhằm duy tŕ và bảo vệ tự do giao thương, an ninh hàng hải cũng như sự ổn định và phát triển trong ḥa b́nh của các quốc gia liên quan.