Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Những chứng khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa

  Xem Tung trang    Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 68445
 06/30/2011



Những chứng khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Những chứng cứ Lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa


Kỳ I .Vài nét địa lư tự nhiên thuộc vùng biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa - chính trị và địa - kinh tế mà không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc trên thế giới. Từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă là của người Việt. Lịch sử các triều đại cùng hoạt động liên tục của người Việt hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp quốc tế là những cơ sở để khẳng định điều đó.


Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa giữa Biển Đông Việt Nam

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ c̣n có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lư để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.

Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái B́nh Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đ́nh từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới.

Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đă thuộc về lănh thổ Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và băi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45'00''Bắc - 17ođộ15'00''Bắc và kinh độ 111o00'00''Đông - 113o00'00''Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km2, cách đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi - Việt Nam) khoảng 120 hải lư. Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngăi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này. Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau t́m cách tạt vào bờ biển Việt Nam để nhờ cứu giúp khi gặp nạn. Chính v́ thế, Hoàng Sa từ rất sớm đă được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của ḿnh. Quần đảo Hoàng Sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay c̣n gọi là Lưỡi Liềm). An Vĩnh nguyên là tên một xă thuộc Quảng Ngăi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: "Ngoài biển xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lư Hoàng Sa châu. Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xă An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm th́ tới nơi...”.

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà - Việt Nam) 243 hải lư, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lư và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lư. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và băi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00'00'' Bắc - 12o00'00'' Bắc và kinh độ 111o00'00'' Đông - 117o00'00'' Đông. Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, B́nh Nguyên). Với vị trí giữa Biền Đông, quần đảo Trường Sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn.


Bản đồ Biển Đông Việt Nam có
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đă gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m-700m th́ Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu (Krempf, Giám đốc Hải học Viện Đông Dương, khảo sát năm 1925). Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đời mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như cù lao Ré. Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đă gặp ở Việt Nam, không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc. Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở cù lao Ré. Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rơ, theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đă trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn. Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này. Tại Biển Đông không giống như Thái B́nh Dương, có ḍng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa. Thiên nhiên đă tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Chính nhu cầu tránh băo hoặc bị nạn rồi theo ḍng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đă tŕnh bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đă biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn ḷng cứu giúp những người bị nạn. Điều đó chứng tỏ hoạt động xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên thực tế của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua.

Nhóm PV Biển Đông




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 605317
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ II.Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII

Từ rất lâu người Việt Nam đă phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII đă rất có ư thức xác lập chủ quyền và thực tế đă tổ chức nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các quần đảo này một cách hiệu quả, lâu dài.



Một trang trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục
của Lê Quư Đôn có đoạn nói về đảo Hoàng Sa

Năm 1075, vua Lư Nhân Tông có sai Lư Thường Kiệt vẽ h́nh thế núi sông của 3 châu Ma Linh, Địa Lư và Bố Chính. Những năm 1172-1173, nhân một cuộc đi tuần để quan sát núi sông và đời sống nhân dân, vua Lư Anh Tông có ra lệnh cho các quan soạn ra bản địa đồ nước ta. Đời Trần, ngoài cuốn An Nam Chí Lược của Lê Tắc trong đó có phần dành cho địa chí, theo các nhà nghiên cứu có khả năng c̣n có cuốn sử Việt ghi chép về địa lư nước ta như Việt sử Cương mục, Đại Việt Sử kư... Ngoài ra c̣n nhiều cuốn sử kư và địa lư nước ta cũng như nhiều cuốn sách quư khác từ đầu thế kỷ XV trở về trước bị quân Minh tiêu hủy hoặc mang về Kim Lăng.

Đời nhà Lê có quyển sách địa lư đầu tiên của người Việt Nam là cuốn Dư Địa Chí của Nguyễn Trăi. Kế đến, theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, vua Lê Thánh Tông có ra lệnh cho các quan thân trấn thủ xem xét địa h́nh núi sông hiểm trở thuộc địa phương ḿnh vẽ thành bản đồ giao cho Bộ Hộ để lập thành bản đồ của lănh thổ Đại Việt. Cuốn Thiên Nam Từ Chí Lộ Đồ Thư (hay Toàn Tập An Nam Lộ) của Đỗ Bá tự Công Đạo được soạn vẽ theo lệnh Chúa Trịnh những năm niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), căn cứ vào những chi tiết thu thập được từ thế kỷ XV. Có thể xem đây là một trong những tài liệu xưa nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam c̣n tồn tại đă ghi phần chú thích bản đồ vùng phủ Quảng Ngăi, xứ Quảng Nam với nội dung: "Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Băi Cát Vàng (Hoàng Sa), dài tới 400 dặm, rộng 20 dặm. Từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Kỳ mỗi lần có gió Tây Nam th́ thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; gió Đông Bắc th́ thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hoá th́ đều để nơi đó. Họ Nguyễn (Chúa Nguyễn) mỗi năm vào cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây thu hồi hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”. Tháng cuối mùa đông Âm lịch thường rơi vào tháng 2, tháng 3 Dương lịch, khí hậu vùng Hoàng Sa đang vào mùa khô và quan trọng là không c̣n băo nữa. Đây là thời gian thuận lợi nhất để các Chúa Nguyễn sai người ra thu hồi hàng hoá của những chiếc tàu bị ch́m trong khu vực Hoàng Sa. Chi tiết lịch sử này đă chứng tỏ một cách hùng hồn các hoạt động xác lập chủ quyền của người Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. V́ nếu quần đảo Hoàng Sa thuộc về nước khác th́ không thể có chuyện hàng năm, theo từng thời kỳ nhất định, hàng đoàn thuyền của người Việt cứ đều đặn ra Băi Cát Vàng (Hoàng Sa) để chở hàng hoá quư giá về một cách ngang nhiên không bị ai phản ứng. Trong Giáp Ngọ B́nh Nam Đồ, bản đồ xứ Đàng Trong do Đoan Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Băi Cát Vàng cũng được ghi nhận là một phần của lănh thổ Việt Nam. Như vậy, những tư liệu lịch sử c̣n sót lại cho thấy muộn nhất là vào thế kỷ XV đến thế kỷ XVII người Việt Nam đă từng ra vào Băi Cát Vàng. Trong cuốn sách "Univers, histoire et decription de tous les peuples, de leurs religions moeurs et coutumes” viết năm 1833, Đức Giám mục Taberd cũng cho biết: "Chúng tôi cũng xin lưu ư rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều ḥn đảo chằng chịt với nhau, lỏm chỏm những đá nhô lên giữa những băi cát đă được người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ”. Đáng lưu ư là trong nguyên văn của vị giám mục này tên Cát Vàng được viết theo âm tiếng Việt (Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoang Sa).



Bản đồ bờ biển Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
do người Hà Lan vẽ năm 1754

Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn (1726-1784) viết năm 1776 là tài liệu cổ mô tả chi tiết nhất về Hoàng Sa. Phủ Biên Tạp Lục gồm 6 quyển, trong đó quyển 2 có 2 đoạn văn nói về Hoàng Sa. Đoạn thứ nhất viết: "Ở ngoài cửa biển lớn thuộc về địa phận xă An Vĩnh, huyện B́nh Sơn, phủ Quảng Nghĩa có một ḥn núi mang tên là Cù Lao Ré (tục danh của đảo Lư Sơn, Quảng Ngăi). Chiều rộng núi này có thể hơn 30 dặm... Người ta ra biển rồi chèo thuyền đi bốn trống canh nữa có thể đến Cù Lao Ré. Ở ngoài núi Cù Lao Ré có đảo Đại Trường Sa ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật được chở đi bán các nơi, nên Nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi ba ngày đêm mới đến được đảo Đại Trường Sa ấy”. Đoạn thứ hai viết: "...Phủ Quảng Ngăi, huyện B́nh Sơn có xă An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ ḥn này sang ḥn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh th́ đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có băi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy. Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng ngh́n, hàng vạn, thấy người th́ đậu ṿng quanh không tránh. Trên băi vật lạ rất nhiều. Ốc vân th́ có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dung; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi th́ rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là trắng bông, giống đồi mồi nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến băi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn th́ ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt. Các thuyền ngoại phiên bị băo làm hư hại thường ở đảo này. Trước, họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xă An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm th́ đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Thu hồi được hóa vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, ṿng sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng tám th́ về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về. Lượm được nhiều ít không nhất định, cũng có khi về người không. Tôi (Lê Quư Đôn) đă xem sổ của cai đội cũ là Thuyên Đức Hầu biên rằng: năm Nhâm Ngọ lượm được 30 hốt bạc; năm Giáp Thân thu hồi được 5100 cân thiếc; năm Ất Dậu được 126 hốt bạc, từ năm Kỷ Sửu đến năm Quư Tỵ năm năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được thiếc khối, bát sứ và hai khẩu súng đồng mà thôi. Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở B́nh Thuận, hoặc người xă Cảnh Dương, ai t́nh nguyện đi th́ cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu và các tiền tuần đ̣, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, t́m lượm vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là thu hồi các thứ hải vật, c̣n vàng bạc của quư ít khi thu hồi được”.

Phủ Biên Tạp Lục cũng chép rất rơ những hoạt động của đội Hoàng Sa ở phía Bắc, năm thứ 18 (1753) niên hiệu Càn Long có 10 lính Hoàng Sa bị băo trôi dạt vào cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Viên quan địa phương tra xét rơ nguyên nhân xong liền cho thuyền áp chở những người lính Hoàng Sa trở về nguyên quán. Điều này chứng tỏ từ xưa chính quyền Trung Quốc vẫn luôn tôn trọng quyền hành xử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chính quyền phong kiến Trung Quốc đă không hề có phản ứng nào về những hoạt động của đội Hoàng Sa mà c̣n giúp đỡ những người lính Hoàng Sa khi họ gặp băo trôi dạt vào đất Trung Quốc.

Hiện c̣n khá nhiều tài liệu về các hoạt động của đội Hoàng Sa c̣n lưu trữ trong dân gian ở phường An Vĩnh, đảo Lư Sơn (tức Cù Lao Ré), tỉnh Quảng Ngăi. Chẳng hạn như đơn của ông Hà Liễu, cai hợp phường Cù Lao Ré, xin chính quyền Tây Sơn cho phép đội Hoàng Sa tiếp tục hoạt động và tờ Chỉ thị ngày 14 tháng 2 Thái Đức năm thứ 9 (1786) của quan Thái Phó Tổng Lư Quân Binh Dân Chư Vụ Thượng Tướng Công đốc suất công việc của đội Hoàng Sa. Năm 1773, sau 2 năm khởi nghĩa, quân Tây Sơn đă làm chủ miền đất từ Quảng Nam đến B́nh Thuận, trong đó có Quảng Ngăi. Những hoạt động của đội Hoàng Sa ở xă An Vĩnh được đặt dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn. Với truyền thống hoạt động hàng trăm năm, dân xă An Vĩnh vốn tự lập về phương tiện tàu thuyền lại quen việc nên luôn là ṇng cốt của đội Hoàng Sa dù ở dưới bất kỳ triều đại nào, họ luôn chủ động kiểm soát vùng biển truyền thống lâu đời của cha ông một cách tích cực nhất.

Nhóm PV Biển Đông



 

 sontunghn
 member

 REF: 605318
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ III.Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử

"Trung Quốc muốn các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế tin rằng yêu sách của họ về "đường lưỡi ḅ” là đúng th́ họ phải chứng minh được bằng chứng cứ khoa học cụ thể; hoặc là do Trung Quốc đă tự mâu thuẫn khi tuyên bố những điều hoàn toàn vô lư nên cố t́nh lờ đi sự thật ấy” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu đă nhấn mạnh như vậy khi cung cấp một số lượng lớn bản đồ tự tay sưu tập cho báo Đại Đoàn Kết.


Nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu giới thiệu về
kho tư liệu hơn 1000 bản đồ các loại
khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam


Tiếp cận từ khía cạnh các tư liệu bản đồ, được tiến hành đo đạc, xác lập từ thế kỷ thứ XV (có thể lâu hơn nữa) đă cho thấy một lát cắt hoàn chỉnh về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những chứng cứ này đă biến yêu sách "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc trở nên vô lư đối với các nước ven biển ASEAN và cộng đồng quốc tế yêu ḥa b́nh, công lư.
Với khoảng hơn 1000 bản đồ lớn nhỏ, dài rộng khác nhau của các học giả trên khắp thế giới, kể cả các học giả người Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu khẳng định, đây là những tài liệu rất quan trọng để Chính phủ sử dụng trong trường hợp một Ṭa án quốc tế có thẩm quyền được lập để giải quyết vấn đề phức tạp tại Biển Đông hiện nay.

Chủ quyền biển đảo Việt Nam được xác lập từ thế kỷ XV

Trong kho tư liệu bản đồ mà nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu cung cấp, có một bản đồ cổ hiếm hoi được ghi nhận ra đời từ thế kỷ thứ XV. "Thực ra có thể có nhiều tấm bản đồ cổ hơn nữa nhưng trải qua thời gian, chiến tranh và biến cố của thời cuộc nên hầu hết đă bị thất lạc” - ông Nguyễn Đ́nh Đầu cho biết.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu, từ khi Việt Nam giành được quyền tự chủ vào năm 939, bản thân chính quyền và các học giả Trung Hoa khi đó đă bắt đầu vẽ bản đồ nước ta, song chủ yếu là phần đất liền. Phải đến các thế kỷ sau đó, Biển Đông và các hải đảo của Việt Nam mới bắt đầu được mô tả trên bản đồ. Theo các tài liệu thu thập được, hiện c̣n 3 tập bản đồ thể hiện khá rơ chủ quyền lănh hải và đất liền của Việt Nam, gồm: Bản đồ Giao Chỉ Quốc – Giao Chỉ Dương (trích từ bản đồ Vơ Bị Chí được vẽ từ khoảng thế kỷ XV); Bản đồ diên cách Việt Nam Đông Đô – Việt Nam Tây Đô với Đông Dương Đại Hải của Ngụy Nguyên (khoảng năm 1842) và Bản đồ An Nam Quốc với Đông Nam Hải.

Trong số các bản đồ này th́ tập bản đồ Vơ Bị Chí có thể hiện một bán đảo lớn, đề rơ Giao Chỉ Quốc, trong đó phía Đông là biển cả được ghi rơ Giao Chỉ Dương. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu, vào giai đoạn này nước ta tự xưng tên gọi là Đại Việt, Trung Quốc gọi là An Nam Quốc. Tuy Vơ Bị Chí vẫn gọi nước ta theo tên Giao Chỉ cổ đại nhưng cũng đă tỏ ra tôn trọng chủ quyền của nước ta ở trên lục địa lẫn Biển Đông.

Sau này, Ngụy Nguyên ghi vẽ lại bản đồ diên cách Việt Nam khá chính xác gồm: Việt Nam Đông Đô (tức Đàng Ngoài) và Việt Nam Tây Đô (tức Đàng Trong). Ở ngoài khơi Việt Nam Đông Đô là quần đảo Vạn Lư Trường Sa tức quần đảo Hoàng Sa ngày nay. Ngoài khơi thuộc Việt Nam Tây Đô là quần đảo Thiên Lư Thạch Đường, tức Trường Sa. Ngoài khơi biển cả được ghi rơ là Đông Dương Đại Hải.

Ngoài ra, trên bản đồ An Nam Quốc, Ngụy Nguyên cũng đă ghi lại nhiều địa danh các vương quốc phụ thuộc làm cho ranh giới chiếm phần lớn bên hữu ngạn sông Mê Kông, nay thuộc Thái Lan. Ngoài Biển Đông, Ngụy Nguyên ghi rơ là Đông Nam Hải, chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam trên lục địa và biển cả là rộng lớn và được tôn trọng hiển nhiên.

Trong các văn bản chính thống, Lê Quư Đôn và Phan Huy Chú đă chứng minh chủ quyền và quá tŕnh khai thác và làm chủ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục (1777), Lê Quư Đôn viết: "Xă An Vĩnh thuộc huyện B́nh Sơn, phủ Quảng Ngăi ở gần băi biển. Về hướng đông bắc có nhiều đảo và nhiều núi linh tinh hơn 130 đỉnh... ở trong các ḥn đảo có bến Cát Vàng, chiều dài ước chừng hơn 30 dặm... những thuyền lớn đi biển thường khi gặp gió băo đều đến nương đậu ở đảo này. Họ Nguyễn c̣n thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xă An Vĩnh bổ sung... một đội Bắc Hải chèo thuyền ra cù lao Côn Lôn... hoặc đi đến các xứ Cồn Tự vùng Hà Tiên để t́m kiếm”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu cũng lưu giữ được hai bản đồ quư từ thế kỷ XV - XVII, gồm An Nam Quốc (Hồng Đức 1490) và Vương quốc An Nam (Alexandre de Rhodes, 1650) cũng biểu hiện khá rơ thềm lục địa, Biển Đông và hải đảo Việt Nam đương thời. Sau này vào thời Gia Long, là thời kỳ đầu tiên thống nhất nước ta từ ngoại giao đến nội trị, từ quốc pḥng đến hành chính, từ khai thác hầm mỏ đến bảo vệ hải đảo. Đây là giai đoạn mà các tài liệu được ghi chép hết sức tỉ mỉ về các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Riêng về ghi chép bản đồ, thời kỳ này có hai bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ (Taberd 1838) và Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ (1840) thể hiện khá đầy đủ t́nh h́nh thềm lục địa, Biển Đông và hải đảo Việt Nam.


Một bản đồ được ghi chép bằng tiếng Hán
thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Phương Tây xác định chủ quyền các quần đảo là của Việt Nam

Từ thế kỷ thứ XIX, song song với quá tŕnh xâm chiếm các thuộc địa, nhiều nước Phương Tây tiến hành đo vẽ bản đồ thế giới gồm cả 5 châu lục, trong đó có thể hiện tên nước Giao Chỉ, với các cách phiên âm rất khác nhau, như: Cochi, Cauchi, Cauci, Quachym, Cochin... Do có kỹ thuật hiện đại về đo đạc nên có thể coi các tài liệu của Phương Tây về chủ quyền các đảo, quần đảo tại Biển Đông thời kỳ này là tương đối chính xác.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu, từ thế kỷ thứ XVI, nước Đại Việt cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă được Phương Tây trích dẫn trên hầu hết các bản đồ thế giới hoặc khu vực Đông Á. Riêng Alexandre de Rhodes 1650; Công ty Đông Ấn La Haye năm 1658 và Taberd năm 1838 đă vẽ riêng bản đồ Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Đ́nh Đầu, trong số hàng trăm bản đồ do Phương Tây thực hiện, hầu hết đều ghi rơ đất nước Việt Nam với các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi tên chung là Paracel hay Pracel. Bờ biển Prasel là ở Trung Bộ Việt Nam. "Không một bản đồ nào ghi bờ biển Prasel ở Nam Trung Hoa hay Phi Luật Tân, Indonesia hoặc Mă Lai. Thật hiển nhiên, khắp thế giới đều công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu nhấn mạnh.

Với 50 bản đồ mô tả nước Việt Nam với thềm lục địa và Biển Đông ấn hành suốt từ 1525 đến 1886, chúng ta thấy dần dần sự hiểu biết của thế giới về đất nước Việt Nam ngày một chính xác, cả về h́nh thể, lẫn địa danh (trong đó, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa).

Việt Nam có thềm lục địa trải rộng 28 tỉnh, thành ven biển

Ngoài các chứng cứ đo vẽ về chủ quyền trên các đảo và quần đảo của Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đ́nh Đầu khẳng định thêm, các bản đồ cổ thực hiện từ hàng trăm năm nay đều ghi nhận 28 tỉnh, thành nước ta có thềm lục địa giáp với Biển Đông, trong đó quần đảo Trường Sa thuộc quản lư hành chính của tỉnh Khánh Ḥa và quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lư của thành phố Đà Nẵng (huyện đảo Hoàng Sa). Tổng cộng, nước ta có phần lănh hải rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.

Công lao lớn thuộc về người Pháp khi họ trao nhiệm vụ cho hải quân đo đạc và thực hiện vẽ bản đồ một cách chính xác từ bờ biển cho đến các hải đảo nổi trên mặt nước; đo chính xác độ sâu trung b́nh gần như khắp biển Đông. "Đó thực sự là một kỳ công của người Pháp” - ông Nguyễn Đ́nh Đầu đánh giá.

Các bản đồ do người Pháp đo vẽ có rất nhiều kích cỡ, khu vực cụ thể, tuy nhiên có thể tạm chia làm 3 loại: Trường Sa, Hoàng Sa; Thềm lục địa và hải đảo; Thềm lục địa, hải đảo và Biển Đông. Trong số này, bản đồ quần đảo Hoàng Sa (52x66cm) do Nha Thủy bộ Hải quân Pháp đo vẽ năm 1885; bản đồ chi tiết các đảo Pattle (Hoàng Sa); Boisée (Phú Lâm); Robert (Hữu Nhật) thuộc quần đảo Hoàng Sa; các đảo Caye du S.W. (Song Tử Tây); Caye de I'Alerte (Song Tử Đông), Thi Tu (Thị Tứ), đảo Loai Ta (Loại Ta), Itu Aba (Ba Đ́nh), Namvit (Nam Yết),...

Như vậy, tiếp cận từ khía cạnh các tư liệu bản đồ, được tiến hành đo đạc, xác lập từ thế kỷ thứ XV (có thể lâu hơn nữa) đă cho thấy một lát cắt hoàn chỉnh về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Những chứng cứ này đă cho thấy yêu sách "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc là vô lư đối với các nước ven biển ASEAN và cộng đồng quốc tế yêu ḥa b́nh, công lư.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605320
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ IV.Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch triều Nguyễn

Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă phát triển với một tŕnh độ cao hơn so với các triều đại trước đó và mọi chi tiết đều được minh định, lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà nước trong văn khố quốc gia.




Châu bản triều Nguyễn nói về việc
vua Gia Long sai Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa
Trước hết là cuốn Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí là một công tŕnh biên khảo quy mô lớn gồm 49 quyển ghi chép hầu hết các tư liệu lịch sử của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong đó Địa Dư Chí quyển 5, phần Quảng Nam có nói đến phủ Tư Nghĩa mà phần lớn nội dung nói về Hoàng Sa. Điều này chứng tỏ Hoàng Sa là một bộ phận quan yếu đối với phủ Tư Nghĩa bấy giờ. Hoàng Việt Dư Địa Chí, được Quốc Sử Quán khắc in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833), nội dung có nhiều điểm giống Dư Địa Chí, có đoạn nói về hoạt động của đội Hoàng Sa.

Đại Nam Thực Lục Tiền Biên là loại tài liệu chính thức đầu tiên viết về Hoàng Sa trong thời kỳ Chúa Nguyễn mà triều đ́nh nhà Nguyễn cho chép lại. Tài liệu này chép rằng, ngoài biển Quảng Ngăi có một loại h́nh quần đảo tục gọi là băi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát không biết dài tới mấy ngàn dặm. Tài liệu xác định danh xưng "Vạn Lư Hoàng Sa Châu”, các sản vật, việc lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thuộc đội Hoàng Sa để kiểm soát các đảo phía Nam, tức vùng Côn Đảo, Trường Sa ngày nay.


Đây là một trong những bản đồ của sách "Phủ Biên Tạp Lục”
mô tả tỉ mỉ t́nh h́nh địa lư, tài nguyên ở
Hoàng Sa và Trường Sa cũng như công việc khai thác
của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này


Đại Nam Thực Lục Chính Biên (Quốc Sử Quán khắc in năm 1848) có 11 đoạn trong nhiều quyền chép về Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Quyển 50 kể chuyện, tháng Giêng năm Ất Hợi (1815) vua Gia Long sai Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy tŕnh (Phạm Quang Ảnh là người xă An Vĩnh, Cù lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xă Lư Vĩnh, đảo Lư Sơn). Quyển 52 chép, năm Bính Tư (1816), vua Gia Long lại sai thủy quân và đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét, đo đạc thủy tŕnh. Như vậy, theo chính sử trong 2 năm liên tiếp vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn (Gia Long) đă ít nhất 2 lần sai người ra Hoàng Sa thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Quyển 104 cho thấy lần đầu tiên trong chính sử của triều đ́nh Việt Nam ghi rơ lời của một hoàng đế Việt Nam (vua Minh Mạng) đă khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, khẳng định Hoàng Sa nằm trong vùng biển Việt Nam và sai người dựng miếu, lập bia, trồng cây để ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, tàu thuyền dễ nhận ra tránh mắc cạn,.Quyển 122 chép: "Năm Giáp Ngọ, Minh Mạng thứ 15 (1834) sai giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngăi vẽ bản đồ”. Quyển 165 chép lại rất rơ quan điểm của Bộ Công và hoạt động của Bộ này tại Hoàng Sa: "Năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu: "Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta, rất là hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ riêng về h́nh thể xa rộng, ta mới chỉ vẽ được một, rồi lại cũng chưa biết nên vẽ làm thế nào. Hàng năm, thường phái người đi xem xét cho khắp để thông thuộc đường biển. Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, chọn phái thủy quân biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai th́ đến Quảng Ngăi, giao cho hai tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa. Không cứ là đảo nào, băi cát nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức th́ cứ chiếu chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng và nước biển, băi biển xung quanh nông hay sâu, có băi ngầm, đá ngầm hay không, h́nh thế hiểm trở b́nh dị thế nào, phải xem xét đo đạc rơ ràng, vẽ thành bản đồ...”. Quyển này c̣n chép: "Vua đă y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật điều binh thuyền đi đem theo 10 cái bài gỗ dựng bàn dấu mốc, chủ quyền”, mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, mặt khắc những chữ: "Minh Mạng thập thất niên, Bính Thân, thủy quân chinh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh văng Hoàng Sa đường độ chí thủ lưu chí đẳng tự” (Năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17, cai đội thủy quân Phạm Hữu Nhật phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu). Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ là bộ sách do triều thần nhà Nguyễn vâng mệnh vua ghi chép những việc làm của 6 bộ được hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1843 đến 1851 cũng có chép về việc lập miếu, dựng bia, trồng cây ở Hoàng Sa và khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ khu vực.



Đại Nam Nhất Thống Chí là
bộ sách địa chí chính thức của nhà Nguyễn
biên soạn từ 1865-1910

Bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí ấn hành năm Duy Tân thứ 3 (1910) chép, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngăi, tiếp tục khẳng định hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, cho biết thêm chi tiết về hành động thực thi chủ quyền của Việt Nam thời vua Minh Mạng như sai binh lính xây chùa, dựng bia... Việt Sử Cương Giám Sử Lược của Nguyễn Thông có đoạn tả sơ lược về Hoàng Sa, có miếu cổ lợp ngói, bảng khắc mấy chữ "Vạn Lư Ba B́nh”, binh lính thường đem những hạt quả phương Nam mà văi để mọc cây làm dấu. Trong Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của Quốc Sử Quán nhà Nguyễn đời vua Minh Mạng có chép về chuyện xây chùa, xây miếu, dựng bia, cắm mốc gỗ, vẽ bản đồ...ở Hoàng Sa như các sách nói trên. Ngoài ra, sách này c̣n ghi chép việc có 90 người trên tàu buôn của Anh qua băi Hoàng Sa bị nạn đă ghé vào băi biển B́nh Định vào tháng 12 năm Bính Thân (1836) cầu cứu. Vua sai người t́m nơi cho ở và hậu cấp tiền gạo. Thuyền trưởng, đầu mục (thuyền buôn Anh) tỏ ra rất cảm kích. Vua sắc cho phái viên đi Tây, Nguyễn Tri Phương đem những người ấy xuống bến ở Hạ Châu đưa về nước”.


Một trang trong bộ Đại Nam Thực Lục Chính Biên,
cuốn sử kư của Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn

Một nguồn tài liệu khác có giá trị cao để khẳng định quá tŕnh Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Nguyễn có nhiều hành động thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa là các châu bản triều Nguyễn. Châu bản triều Nguyễn ghi chép cụ thể, rơ ràng các chỉ dụ của nhà vua về các đoàn đi công vụ ở Hoàng Sa; các bản tấu của quan lại địa phương về việc thuyền buôn nước ngoài mắc cạn ở Hoàng Sa; các bản tấu của Bộ Công về những công việc mà các đoàn công vụ ra Hoàng Sa đă làm, hoặc chưa làm xong... Đặc biệt có tờ tấu của Bộ Công (1838) cho biết đoàn khảo sát Hoàng Sa trở về báo cáo đă lên được 25 đảo, c̣n một số đảo hơi xa gặp gió băo lớn chưa lên được... Ngoài ra cũng c̣n rất nhiều tài liệu khác là các trước tác, ghi chép của các học giả, quan lại đương thời có liên quan tới việc thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như bài Vọng Kiến Vạn Lư Trường Sa của Lư Văn Phức chẳng hạn. Theo tài liệu này th́ ngay từ đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn đă từng thuê các thủy thủ dày dạn kinh nghiệm và các phương tiện kỹ thuật hiện đại của phương Tây trực tiếp dẫn dắt một số con thuyền vượt Biển Đông để khảo sát, đo đạc vẽ bản đồ. Điều này cũng góp phần lư giải bản đồ khu vực biển đảo của Việt Nam thời nhà Nguyễn tuy vẫn giữ cách vẽ truyền thống nhưng cũng đă bắt đầu cập nhật thông tin mới và độ chính xác cao như bản đồ hàng hải của các nước phương Tây bấy giờ.

Nhóm PV Biển Đông



 

 sontunghn
 member

 REF: 605321
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ V.Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam

Các thư tịch cổ Việt Nam c̣n lại đến nay cho thấy các triều đại phong kiến Việt Nam đă đặc biệt chú trọng tới vùng biển. Các hoạt động của triều đ́nh Việt Nam không chỉ đơn giản là nhằm khai thác hải sản, các nguồn lợi kinh tế khác từ biển mà c̣n từng bước xác lập chủ quyền quốc gia một cách ḥa b́nh và liên tục trên các đảo và vùng biển liên quan. Việc khai thác, xác lập chủ quyền và quản lư lănh thổ trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă được cha ông ta tiến hành từ rất lâu đời.



Hồng Đức Bản Đồ vẽ rơ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18.
Băi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngăi


Nhiều bộ sách lịch sử của nước ta c̣n lại đến nay đă ghi nhận việc phân định hải giới giữa nước ta với láng giềng phương Bắc một cách trực tiếp vào năm Canh Dần (990). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (1675) chép, vào năm đó sứ Tống sang, vua Lê Đại Hành "sai nha nội cho Chỉ huy sứ là Đinh Thừa Chính đem 9 thuyền dẫn 300 người đến Thái B́nh Quân (nay là Quảng Đông, Trung Quốc) để đón”. Trong cuốn Hành Lục Tập, sứ giả Trung Quốc bấy giờ là Tống Cảo thừa nhận điều này: "Cuối thu năm ngoái, bọn Cảo chúng tôi tới hải giới Giao Chỉ, Nha nội đô chỉ huy sứ của Hoàn là Đinh Thừa Chính đem 9 chiến thuyền và 300 quân đến Thái B́nh Trường để đón”. Việc vua Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc "Hồng Đức Bản Đồ” vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy trước đó hai quần đảo này đă thuộc chủ quyền của Đại Việt và nhà Hậu Lê sau khi chiến thắng quân Minh đă hết sức quan tâm tới việc xác lập biên giới quốc gia, khẳng định chủ quyền lănh thổ trong đó có vùng biển, đảo. Căn cứ vào Hồng Đức Bản Đồ, Đỗ Bá tự Công Đạo đă soạn ra bộ sách Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630 – 1653), ở quyển 1 có thể hiện địa mạo phủ Quảng Ngăi, phần chú thích trên bản đồ có nói tới Băi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay. Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư theo lệnh của Chúa Trịnh những năm Chính Ḥa (1689-1705) là văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến bấy giờ. "Băi Cát Vàng” được ghi chú trong bản đồ phản ánh việc thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa muộn nhất là vào thế kỷ thứ XV. Các Chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong cũng rất quan tâm quản lư, khai thác, xác lập và bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa. Theo sử sách, việc thành lập đội Hoàng Sa phải có trước hoặc muộn nhất kể từ thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687). Khi Tây Sơn khởi nghĩa, Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định th́ đội Hoàng Sa tiếp tục đặt dưới quyền kiểm soát của Tây Sơn. Ngay sau khi lên ngôi, chỉ một năm sau, vua Gia Long (1803) đă ra chỉ dụ củng cố đội Hoàng Sa. Năm 1815, vua Gia Long tiếp tục sai đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy tŕnh và vẽ bản đồ Hoàng Sa. Năm1816, vua Gia Long cho cắm cờ quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và sai thủy quân ra đồn trú tại đây để thu thuế và bảo trợ ngư dân đánh cá trong vùng. Từ đó cho đến suốt thời kỳ nhà Nguyễn, thủy quân Việt Nam đều đặn đi văng thám, đo đạc thủy tŕnh, vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền và rất nhiều hoạt động khác để thực thi chủ quyền trên hai quần đảo này.
Trong suốt thời Chúa Nguyễn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn được đặt trong khu vực quản lư hành chính của Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa nhà Lê, thuộc Quảng Ngăi lúc là phủ khi là trấn trong thực tế tự trị của xứ Đàng Trong. Bởi từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Quảng (1600) cho tới khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam của Đại Việt, do vua Lê trị v́. Do vậy, việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa của các Chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa triều đ́nh Đại Việt. Phủ Quảng Ngăi có huyện B́nh Sơn quản lư xă An Vĩnh. Sang đời Tây Sơn, phủ Quảng Ngăi được đổi tên thành phủ Ḥa Nghĩa. Năm 1801, Ḥa Nghĩa được đổi lại như cũ là Quảng Ngăi (hay Nghĩa do cách đọc), có bộ máy quan lại cai trị từ phủ đến xă. Đến đầu triều Nguyễn, khi dân hai phường Cù lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp dân binh chủ yếu cho đội Hoàng Sa. Đội trưởng Phạm Quang Ảnh năm 1815 là người xă An Vĩnh, đảo Cù lao Ré nay thuộc thôn Đông, xă Lư Vĩnh, tỉnh Quảng Ngăi.

Mặc dù bị mất mát rất nhiều song các tài liệu cổ sử c̣n sót lại vẫn ghi nhận rơ ràng việc các vua chúa Việt Nam nhiều thời kỳ đă đặc biệt quan tâm xác lập chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu không có sự quan tâm và các chỉ dụ cụ thể như thế th́ ngày nay sẽ không có những bản đồ như Hồng Đức Bản Đồ (1490), Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư (1630-1705), hoặc Thuận Hoá Quảng Nam Địa Đồ Nhật Tŕnh có vẽ băi Trường Sa ở phía ngoài xă Du Trường (tức Cù lao Ré) chú thích đi mất 2 ngày mới tới. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, quyển 8 có chép: "Năm Tân Măo, Hiến Minh Hoàng Đế năm thứ 20 (1711), mùa hạ, tháng 4 (âm lịch) sai đo băi cát Trường Sa dài ngắn, rộng hẹp bao nhiêu”. Trước khi lên ngôi hoàng đế (1802), Nguyễn Ánh cũng từng nhờ người Pháp đo đạc giúp hải tŕnh ở Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long tiếp tục chỉ dụ đo đạc, vẽ bản đồ ở Hoàng Sa và Trường Sa như đă tŕnh bày ở trên. Sang đời vua Minh Mạng, việc đo đạc chủ yếu giao cho thủy quân và thuê dân địa phương hướng dẫn hải tŕnh. Nhiệm vụ đo đạc ở Hoàng Sa và Trường Sa được quy định rất rơ. Đại Nam Thực Lục Chính Biên quyển 165 và Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ quyển 221 chép: "Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước bể nông hay sâu. Có cát ngầm đá mỏm hay không, ở t́nh thế hiểm trở hay b́nh thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thủy đă đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường, lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào và phương hướng nào. Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường. Ghi nói minh bạch trong họa đồ để về tŕnh lên. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng chiếu theo lệ ấy mà làm”. Việc đo vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa được nhà Nguyễn hết sức quan tâm, sử liệu cũng ghi nhận nhiều quan lại, quân lính bị phạt nặng do không hoàn tất công việc theo chỉ dụ của nhà vua, Bộ Công buộc họ phải làm lại. Nhờ các hoạt động đo đạc chi tiết, cẩn thận như vậy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước thời Minh Mạng vốn được xem là một "Băi Cát Vàng”, có khi gọi là "Vạn Lư Trường Sa”, nay đă được vẽ lại (Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ) ghi rơ ràng hai tên khác nhau cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bên cạnh việc đo vẽ bản đồ, nhà Nguyễn cũng đă nhiều lần khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cho cắm cờ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền trên hai quần đảo này. Năm 1816 vua Gia Long đă sai người ra cắm cờ trên đảo Hoàng Sa.

Những người Pháp cộng tác với vua Gia Long như Đức Giám mục Taberd viết rất rơ về việc này: "Vào năm 1816 Ngài (Gia Long) đă long trọng treo tại đó (Hoàng Sa) lá cờ của xứ Đàng Trong”. Hành động này là dấu mốc quan trọng trong việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nên nhiều người phương Tây chứng kiến đều khẳng định vua Gia Long đă chính thức xác lập chủ quyền của ḿnh trên quần đảo này trong sách của họ. Từ thời vua Minh Mạng, lực lượng thủy quân làm nhiện vụ thực thi chủ quyền được phiên chế như một "lực lượng đặc nhiệm” gồm kinh phái, tỉnh phái và dân binh địa phương mà chủ yếu là dân binh đội Hoàng Sa. Nhiệm vụ của "lực lượng đặc nhiệm” này luôn được đích thân hoàng đế chỉ dụ cụ thể. Cũng chính nhà vua theo dơi diễn tiến để thưởng phạt công minh. Đại Nam Thực Lục Chính Biên chép, mỗi thuyền văng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm gỗ dài 4,5 thước rộng 5 tấc để làm cột mốc chủ quyền, trên cột mốc có khắc rơ niên hiệu, năm, chức vụ, họ tên viên chỉ huy thủy quân, được phụng mệnh ra Hoàng Sa và lưu dấu để ghi nhớ.

Các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử từ lâu đă chú ư đến cương vực lănh thổ trên biển mà đặc biệt là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng các hoạt động cụ thể, được sử liệu ghi chép đầy đủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đă xác lập, thực thi chủ quyền một cách hoà b́nh và liên tục trong suốt nhiều thế kỷ.

NHÓM PV BIỂN ĐÔNG


 

 sontunghn
 member

 REF: 605322
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ VI.Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền

Hàng năm cứ vào khoảng cuối tháng 2 âm lịch, khi các đợt gió mùa Đông Bắc thưa dần trên Biển Đông, người dân đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi) lại cùng nhau cử hành các nghi lễ được gọi là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đây chính là hoạt động tri ân và tưởng nhớ những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đă hy sinh thân ḿnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trên Biển Đông.


Tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Ảnh: Trí Nguyễn - vnexpress


Nhiệm vụ nặng nề, công việc nguy hiểm, biển khơi khó lường, trong khi phương tiện của thời đó c̣n rất thô sơ nên các dân binh trong đội Hoàng Sa hầu như luôn phải đối mặt với cái chết. Thế nhưng trong suốt nhiều thế kỷ qua, các đội hùng binh của vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa đă hầu như liên tục ra khơi xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo này. Hầu hết các tài liệu cổ có ghi chép về đội Hoàng Sa đều cho thấy đội này bắt đầu xuất hiện từ thời những chúa Nguyễn đầu tiên đặt chân đến xứ Đàng Trong. Theo TS Nguyễn Nhă, chúng ta có cơ sở để kết luận đội Hoàng Sa ra đời sớm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hay chắc chắn là từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bởi chính vào thời này, các thuyền của đội Hoàng Sa mới đi vào cửa Eo (Thuận An) và nộp sản vật tại chính dinh Phú Xuân. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đội Hoàng Sa vẫn tồn tại và hoạt động dưới nhiều triều đại khác nhau. Một năm sau khi lên ngôi hoàng đế, năm Gia Long thứ 2 (1803) vua ra chỉ dụ cho đội Hoàng Sa tiếp tục công việc như cũ. Đại Nam Thực Lục Chính Biên có chép rơ: "Cai cơ Vơ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”. Từ năm 1816, vua Gia Long bắt đầu cử thủy quân đi cùng với đội Hoàng Sa. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), những hoạt động của đội Hoàng Sa và thủy quân trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa đă trở thành lệ thường hàng năm theo sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ ghi lại.




Toàn cảnh đảo Lư Sơn tức Cù lao Ré (Quảng Ngăi)


Theo chính sử triều Nguyễn ghi lại, hàng năm đội Hoàng Sa bắt đầu đi biển từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch th́ về. Đây rơ ràng là thời gian rất thuận lợi cho việc đi biển trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Hầu hết các tài liệu cũng cho biết đi từ Cù lao Ré (đảo Lư Sơn) đến nơi bắt đầu hoạt động ở Hoàng Sa mất 3 ngày 3 đêm. Trong suốt 6 tháng đội Hoàng Sa tiếp tục đi khắp nơi trên biển để thực hiện nhiệm vụ được triều đ́nh giao phó. Đó là các công việc thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quư từ vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa, kiêm quản trông coi các đội khác cùng làm nhiệm vụ nhưng ở khu vực khác như đội Bắc Hải ở phía nam (tức quần đảo Trường Sa). Về sau, đội c̣n đảm trách thêm việc đi xem xét, đo đạc thủy tŕnh, vẽ bản đồ vùng quần đảo Hoàng Sa. Nhiệm vụ này bắt đầu từ thời Gia Long mới được ghi trong chính sử. Riêng về nhiệm vụ do thám, canh giữ ngoài biển, tŕnh báo về các bọn cướp biển th́ bắt đầu có ghi từ năm Gia Long thứ 3 (1804). Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa không chỉ thuần túy về kinh tế, khai thác tài nguyên mà c̣n làm các công việc phục vụ cho chức năng quản lư nhà nước. Như vậy, quá tŕnh hoạt động của đội Hoàng Sa và các đội kiêm quản khác chính là quá tŕnh xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục, kéo dài trong nhiều thế kỷ (từ đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX) và tuân theo luật lệ rơ ràng của Nhà nước phong kiến Việt Nam.




Tượng đài hải đội Hoàng Sa ở Lư Sơn sừng sững
nh́n ra quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Tuổi trẻ


Đội Hoàng Sa là một tổ chức khá đặc biệt trong thời kỳ các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đó là một tổ chức vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự, vừa tư nhân vừa Nhà nước; vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng quản lư nhà nước trên một vùng rộng lớn của Biển Đông thời ấy. Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quư Đôn, thời Chúa Nguyễn đă đặt lệ mỗi năm lấy 70 suất đinh để sung vào đội Hoàng Sa, chủ yếu lấy người của xă An Vĩnh, Cù lao Ré (Quảng Ngăi). Ngay từ khi trấn nhậm phương Nam, các chúa Nguyễn đă nhận thấy vùng Biển Đông không chỉ là nơi có nhiều báu vật mà c̣n là cửa ngơ có tính chiến lược để trấn giữ phần đất liền nên đă rất có ư thức xác lập và thực thi chủ quyền trên vùng biển này. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên mỗi năm chỉ có thể đưa người ra vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa một thời gian khoảng 6 tháng. V́ vậy, hàng năm lựa chọn các trai tráng khoẻ mạnh, thạo đi biển, thông hiểu luồng lạch của Cù lao Ré để sung vào đội Hoàng Sa. Nhiệm vụ của đội rất nặng nề và công việc nguy hiểm, nên các dân binh của đội Hoàng Sa đều biết rằng họ luôn đối diện với cái chết. Chính v́ thế mà ngoài lương thực, nước uống các dân binh c̣n mang theo một đôi chiếu, 7 sợi dây mây và 7 cái đ̣n tre. Nếu chẳng may có mệnh hệ nào ở giữa biển khơi th́ dùng chiếu ấy quấn xác, đ̣n tre để nẹp và lấy dây mây bó lại rồi thả xuống biển. Chiếc thẻ tre nhỏ ghi rơ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người mất được cài kỹ trong bó chiếu để những ai vớt được c̣n nhận biết.



Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa


Tại Cù lao Ré hiện vẫn c̣n Âm Linh Tự tức miếu Hoàng Sa, ở thôn Tây, xă Lư Vĩnh, tức phường An Vĩnh xưa và Âm Linh Tự ngoài trời ở xă Lư Hải, tức phường An Hải xưa. Hiện vẫn c̣n tục tế đ́nh và lễ khao quân tế sống để tiễn dân binh hải đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch. Trên đảo Lư Sơn ngày này có nhiều gia đ́nh c̣n gia phả và bàn thờ những người là lính Hoàng Sa như nhà ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xă An Vĩnh có nhà thờ và gia phả ông tổ Pham Quang Ảnh - người được vua Gia Long cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815. Trong kư ức của người dân Lư Sơn vẫn c̣n khắc ghi những câu chuyện hùng tráng lưu truyền từ tổ tiên. Như câu chuyện về Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh vua Minh Mạng (1836) dẫn đoàn thuyền của đội Hoàng Sa ra Biển Đông cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc vẽ bản đồ, trồng cây cối, thu lượm hải vật trong suốt 6 tháng ṛng ră, kể từ đó công việc này thành lệ hàng năm. Không ai rơ Phạm Hữu Nhật đă đi bao nhiêu chuyến, nhưng có một điều chắc chắn là lần cuối cùng ông đă đi măi không về. Người thân đă phải ngậm ngùi an táng ông bằng nấm mộ chiêu hồn không hài cốt. Tổ quốc khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho một ḥn đảo lớn ở phía nam quần đảo Hoàng Sa.





Thả thuyền tưởng nhớ các hùng binh bảo vệ đảo Hoàng Sa

Theo sử sách ghi lại, địa bàn hoạt động của đội Hoàng Sa rất rộng. Khởi đầu là những đảo gần bờ nhất, song trong ṿng 6 tháng hàng năm từ năm này qua năm khác đội Hoàng Sa đă mở rộng phạm vi hoạt động khắp các đảo san hô trên Biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa và kiêm quản đội Bắc Hải hoạt động trên địa bàn quần đảo Trường Sa. Theo TS Nguyễn Nhă, hoạt động của đội Hoàng Sa tới các đảo phía bắc gần phủ Liêm Châu, Hải Nam (Trung Quốc), phía nam tiếp tới Côn Lôn, Hà Tiên. Dù chính đội Hoàng Sa không đủ lực lượng tự ḿnh đi khắp nơi song lại kiêm quản các đội khác nên phạm vi hoạt động của các đội rất rộng, khắp các đảo trên Biển Đông chạy dài ngoài khơi dọc các tỉnh miền Trung, từ phía tây nam đảo Hải Nam xuống tới vùng Trường Sa hiện nay. Đội Hoàng Sa sử dụng một loại thuyền buồm nhẹ và nhanh nên dễ dàng né tránh các đá san hô cũng như dễ dàng cập được vào bờ các đảo san hô như ở Hoàng Sa và cũng thích hợp với hoàn cảnh của dân chài vùng biển Sa Kỳ, Cù lao Ré.




Ông Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ đời thứ 5 thắp nhang
bên mộ gió của Chánh suất đội trưởng Phạm Hữu Nhật


Việc lập thêm nhiều hải đội có nhiệm vụ như đội Hoàng Sa hoạt động trên các địa bàn khác cho thấy triều đ́nh nhà Nguyễn ngày càng phát hiện ra thêm nhiều đảo san hô trên một khu vực hết sức rộng lớn của Biển Đông. Nhu cầu t́m hiểu, khai thác, đo đạc và quản lư các vùng biển đảo này khiến cho công tác của đội Hoàng Sa và các đội khác thêm nặng nề. Nhà Nguyễn vẫn để cho đội Hoàng Sa kiêm quản là có ư tập trung vào một đầu mối hầu có thể nắm rơ và kiểm soát được t́nh h́nh trên Biển Đông. Trước yêu cầu đó, người chỉ huy đội Hoàng Sa phải là vị quan lớn hơn, được phong tước Hầu như cai đội Thuyên Đức Hầu, Phú Nhuận Hầu để đủ uy thế, quyền hành thực thi chức trách lớn hơn. Rơ ràng, quy mô kiểm soát và quản lư các vùng biển, đảo trên Biển Đông của nhà Nguyễn ngày càng mở rộng cùng với việc gia tăng ư thức xác lập và thực thi chủ quyền của triều đại phong kiến này trong suốt thời gian từ thế kỷ thứ XVII đến đầu thế kỷ XX tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhóm PV Biển Đông






 

 sontunghn
 member

 REF: 605323
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ VII.Hoàng Sa-Trường Sa: Tư liệu cổ phươngTây

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đă có trong tài liệu phương Tây từ thế kỷ XV đến XIX.



Bản đồ do nhà xuất bản Covens and Mortier
tại Amsterdam vào năm 1760có ghi chú
quần đảo Paracel bên cạnh bờ biển xứ Đàng Trong

Tư liệu cổ phương Tây c̣n lưu lại đến nay cho thấy các nhà hàng hải Bồ Đào Nha là những người đầu tiên của châu Âu có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XIV. Nhiều nhật kư hải tŕnh của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thời đó đă nói về một dải đá ngầm Pulo Pracela (các băi ngầm san hô) rất nguy hiểm, bao quát cả vùng Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay, tương tự với những hiểu biết của các nhà địa lư Việt Nam cùng thời. Các cuộc khảo sát Biển Đông của các nhà hàng hải phương Tây sau đó, nhất là của người Hà Lan và Pháp, ngày càng xác định rơ Pracela hay Paracels (Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc về nước An Nam (tên gọi Việt Nam thời Pháp thuộc).




Đông Nam Á trên bản đồ của Hondius
xuất bản năm 1606 tại Amsterdam


Bản đồ bán đảo Đông Dương của anh em nhà hàng hải Hà Lan Van-Langren (1595) ghi nhận ngoài khơi Việt Nam có một vùng quần đảo với nhiều băi cát nông chạy dài xuống hướng tây nam gọi tên là Paracels cùng với rất nhiều chi tiết địa h́nh của miền Trung Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn như đối diện với quần đảo Paracels trên đất liền có bờ biển ghi là Costa da Pracels (bờ Pracels) ở ngoài biển c̣n có Pulo Canton (Cù Lao Ré) thuộc địa phận Quảng Ngăi. Thư tịch cổ Việt Nam cũng ghi nhận người Bồ Đào Nha và Hà Lan đă từng nhiều lần tiếp xúc với các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong để buôn bán. Nhiều thuyền buôn của phương Tây gặp nạn ở Hoàng Sa đều cập vào bờ biển Việt Nam để xin giúp đỡ và cũng nhiều lần họ được các chúa Nguyễn cử người ra cứu hộ, cấp cho tiền bạc, lương thực và thuyền để trở về nguyên quán. Chẳng hạn vụ đắm tàu Grootenbroeck của Hà Lan năm 1634 trong vùng đảo Hoàng Sa. Viên thuyền trưởng đă t́m đến Hội An và Thuận Hoá để cầu cứu các chúa Nguyễn. Như vậy, từ rất lâu đời (muộn nhất vào thế kỷ XV) các nhà hàng hải phương Tây đă mặc nhiên xác định vùng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông thuộc quyền quản lư của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.




Bản đồ hàng hải Châu Âu thế kỷ 15-16


Bước sang thế kỷ XVII-XVIII, tàu thuyền của người phương Tây đi qua Biển Đông ngày càng tấp nập, do đó nhận thức cũng như tư liệu của họ viết về quần đảo Hoàng Sa ngày càng phong phú và chính xác hơn. Đặc biệt là người Pháp thông qua sự cộng tác với Nguyễn Ánh về quân sự đă bắt đầu quan tâm tới Biển Đông nhiều hơn và kế thừa những hiểu biết của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Hà Lan... Từ đó, người phương Tây nhận thức rất rơ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Năm 1701, nhật kư hải tŕnh tàu Amphitrite xác nhận một thực tế hiển nhiên rằng "Paracels là một quần đảo thuộc về Vương quốc An Nam. Đó là một băi đá ngầm thật khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đă xảy ra các nạn đắm tàu ở đó”. Pierre Poivre (1719-1786), một giáo sĩ kiêm thương nhân người Pháp, nhiều lần qua lại vùng Hoàng Sa đă kể lại trong tác phẩm Mô tả Xứ Đàng Trong (1749): "Tôi nghe nói hàng năm nhà vua (chúa Nguyễn) thường cho vài chiếc thuyền ra Hoàng Sa để t́m kiếm những báu vật tự nhiên cho bộ sưu tập của ḿnh”. Khi được chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) tiếp ở Phú Xuân, P.Poivre mô tả kinh đô mới xây dựng của Đàng Trong và xác nhận những khẩu súng đại bác của Công ty Đông Ấn Hà Lan được trưng bày rất nhiều tại đây là do quân binh xứ này thu nhặt được từ những chiếc tàu ch́m tại quần đảo Hoàng Sa mang về. Năm 1759, bá tước D' Estaing, Phó Thủy sư Đô đốc Hải quân Pháp, do thám vùng Biển Đông đă gửi một bản tường tŕnh lên Chính phủ Pháp cho biết ở Phú Xuân xứ Đàng Trong có đến hơn 400 khẩu đại bác mà phần lớn được đem về từ các con tàu đắm tại quần đảo Hoàng Sa.



An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ của Giám mục Taberd
xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa)
nằm trong vùng biển Việt Nam

Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) từng theo giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, trông coi việc tiếp tế cho quân đội ở Phú Xuân (Sắc ngày 16-3-1802), viết trong hồi kư Le Mémoire sur la Cochinchine có đoạn: "Nước Cochinchine mà vua bấy giờ xưng đế hiệu (hoàng đế) gồm xứ Đàng Trong, xứ Tonkin, một phần xứ Cao Miên, một vài đảo có dân cư không xa bờ và quần đảo Paracels hợp thành bởi những đá nhỏ, đá ngầm và mỏm đá không dân cư”. Xin lưu ư, từ thế kỷ XIII, các nước phương Tây theo Marco Polo mà gọi tên nước ta là Caugigu (phiên âm từ Giao Chỉ Quốc), sau đọc trại thành Kiaoche rồi Cochi. Để khỏi lầm với đất Koci của Ấn Độ, người ta thêm chữ Chine, nên gọi thành Cochinchine là tên chung của Đại Việt. Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, người phương Tây gọi Đàng Ngoài là Tonkin, c̣n Đàng Trong vẫn gọi là Cochinchine. Giám mục Jean Louis Taberd trong một cuốn sách xuất bản năm 1833 cũng viết về Paracels như sau: "Xin lưu ư rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels, mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm rất nhiều ḥn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những băi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại, đă được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong”. An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 cũng khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển Việt Nam. Có thể nói, An Nam Đại Quốc Họa Đồ là một tài liệu phản ảnh những hiểu biết sâu sắc và chính xác của người phương Tây từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX về mối quan hệ giữa quần đảo Hoàng Sa và nước Đại Việt mà tác giả gọi là An Nam Đại Quốc. Trong bản đồ này có ghi chú (nguyên văn): "Paracels Deu Cát Vàng” (từ Latin "Deu” = "có nghĩa là”), Paracels có nghĩa là Cát Vàng có nghĩa là Hoàng Sa, là một khẳng định rơ ràng nhất quán chứ không hề suy diễn. Địa danh Paracels ghi bên cạnh những chấm đánh dấu các đảo khoảng vĩ độ 16 Bắc (ngang vĩ độ cửa Tư Dung, Thừa Thiên) lên vĩ độ 17 Bắc (khoảng Cửa Tùng, Quảng Trị) và kinh độ 111 Đông. Điều này phản ánh sự hiểu biết của người phương Tây về Hoàng Sa rất chính xác và không c̣n nhầm lẫn với quần đảo Trường Sa nữa.


Địa Lư Vương Quốc Đàng Trong (Geopraphy of the Cochinchinese Empire) là cuốn sách do tiến sĩ Gutzlaff (1801-1851) Hội viên Hội Địa lư Hoàng gia Anh quốc, viết năm 1849 cho biết từ lâu Chính phủ An Nam đă thiết lập trại binh và một điểm thu thuế trên quần đảo Paracels (tức Cát Vàng) để thu thuế các tàu thuyền đến đây và bảo trợ những người đánh cá bản quốc. Cuốn Bách Khoa Địa Lư Hiện Đại (Geografia moderna universale) của G.R. Pagnozzi xuất bản năm 1823 dành nhiều trang nói về Vương quốc An Nam có đề cập đến Paracels (Hoàng Sa). Trong cuốn Storia delle Indie Orientali của Felice Ripamonti xuất bản tại Milano năm 1825 có phần viết về Đàng Trong: "Thuyền trưởng các tàu buôn qua lại vùng này thích cập cảng Hội An hơn, cảng này không xa thủ đô Huế. Những người đi biển ở 3 cảng này (tức cảng Huế, Hội An và Đà Nẵng) là những người lăo luyện nhất của quốc gia này và hàng năm có chuyến đi biển đến chuỗi đảo và băi đá nhỏ có tên là Hoàng Sa (Paracels) nằm cách bờ biển Đàng Trong khoảng 20-30 dặm...”. Sách Địa Lư Tóm Tắt (Compendio di Geografia) do Adriano Balbi – nhà địa lư lừng danh người Ư- soạn năm 1850 cho biết Vương quốc An Nam có quần đảo Paracels, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, Hải Tặc và Côn Đảo). Cũng trong tác phẩm này tác giả có viết về địa lư Trung Hoa nhưng không hề nói ǵ về Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều tài liệu lưu trữ của Anh và Pháp c̣n ghi nhận về vụ tai nạn tàu Bellona của Đức tại Đá Bắc và tàu Imegi Maru của Nhật tại cụm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa. Hai tàu này chuyên chở đồng do các công ty Anh bảo hiểm, gặp thời tiết xấu tại các khu vực biển nói trên nên bị ch́m. Ngư dân đảo Hải Nam (Trung Quốc) đă cướp các tàu đắm và chuyên chở đồng về đảo Hải Nam chào mời các nhà buôn của họ để bán lại số đồng cướp được. Chính phủ Anh đă phản kháng hành động này và được chính quyền Trung Quốc bấy giờ tuyên bố không chịu trách nhiệm v́ quần đảo Paracels nơi hai tàu bị đắm không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Sự kiện này càng khẳng định sự dửng dưng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến những năm cuối cùng của thế kỷ XIX.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605324
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ VIII.Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rơ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đă thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy
cương giới phía Nam Trung Quốc
chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam)
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lư” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đ́nh Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rơ nét nhất là tại Thái B́nh Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).



Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của
Peter de Goyer và Jacob de Keyzer
biên giới phía Nam chỉ tới đảo Hải Nam


Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Ḥa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Ḥa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đ́nh nhà Minh đă phê phán những cuộc hải tŕnh nặng phần tŕnh diễn của Trịnh Ḥa đă góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.




Hoàng Triều nhất thống dư địa tổng đồ,
bản đồ tổng quát đất đai thống nhất của nhà Thanh
trong tập Hoàng Triều nhất thống dư địa toàn đồ
được thực hiện năm 1894.
Phần cực Nam lănh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam


Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đă xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đă rút quân khỏi đảo Hải Nam. Măi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lư Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần v́ chỉ đi sai một tí là có thể ch́m đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lư Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.



Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán,
một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành
tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt

Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đă khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lư Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lănh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đă cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.

Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đă 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hăn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không c̣n ḍm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ư định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lănh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.

Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đă vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Ḥa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ tŕnh và hải đạo của Trịnh Ḥa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đă trở thành lănh thổ của Đại Việt. Lưu ư rằng từ năm 1427 Lê Lợi đă đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam,
gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đ́nh nhà Thanh ấn hành năm 1894 th́ đến cuối thế kỷ XIX "lănh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này c̣n được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lư Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngăi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đ́nh nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Kư, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lư Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cơi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đă thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lănh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lư Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lư Trường Sa hay Vạn Lư Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quưnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đă phủ nhận trách nhiệm với lư do: "Hoàng Sa không liên hệ ǵ tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đă đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.
Các tài liệu cổ của Trung Hoa rơ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đă được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà b́nh và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đă mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

Nhóm PV Biển Đông



 

 sontunghn
 member

 REF: 605325
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ IX.Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đ́nh nhà Nguyễn kư Ḥa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, chính quyền thuộc địa Pháp đă có nhiều hành động cụ thể liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.

Hải đăng Việt Nam trên đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc


Theo báo La Nature số 2916 ngày 1-11-1933, năm 1899 Ṭan quyền Đông Dương Paul Doumer đă ra lệnh xây dựng một hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, dự án này đă không thực hiện được v́ thiếu kinh phí. Về sự kiện này, tờ La Nature nhận xét: "Chính phủ Pháp đă thiết lập sự đô hộ của họ đối với An Nam mà những ḥn đảo này (quần đảo Hoàng Sa) thuộc lănh thổ của An Nam, nên Pháp có quyền sở hữu và trách nhiệm coi sóc đối với lănh thổ mới này. Phải nhận thấy rằng họ đă hoàn toàn phớt lờ trách nhiệm cho đến hôm nay. Lư do v́ lợi tức ít ỏi hoàn toàn không biện bạch được cho sự thờ ơ này”. Tuy vậy, hải quân Pháp vẫn thường xuyên tuần tiễu vùng biển này để giữ an ninh và cứu giúp các tàu thuyền bị đắm.

Các động thái ít ỏi của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương trong giai đoạn đầu cho thấy sự quan tâm chưa đầy đủ của người Pháp tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính thái độ này của Pháp đă tạo điều kiện cho một vài nước gia tăng các hoạt động của họ trên vùng Biển Đông dẫn tới nguy cơ đe dọa chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam mà nước Pháp đă cam kết bảo hộ. Từ năm 1909, Trung Quốc bắt đầu đ̣i hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa ở một mức độ nhất định. Một lần trong năm 1909, chính quyền tỉnh Quảng Đông cho tàu chiến ra thám sát trái phép quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20-3-1921, Tỉnh trưởng Quảng Đông kư một sắc lệnh kỳ lạ sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào Hải Nam. Tuy hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc chỉ diễn ra trên giấy tờ, nhưng Pháp cho rằng đây là hành vi nghiêm trọng. Khâm sứ Trung Kỳ LeFol viết trong thư ngày 22-1-1926 gửi Toàn quyền Đông Dương: "Sau khi Trung Quốc có yêu sách vào năm 1909, v́ nước Pháp thay mặt nước An Nam về quan hệ đối ngoại theo Hiệp ước bảo hộ, đáng lẽ phải khẳng định quyền của nước được bảo hộ đối với các đảo hữu quan, th́ trái lại h́nh như hoàn toàn không quan tâm đến”. Cũng trong bức thư trên, ông LeFol cho biết, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề của Nam Triều đă có văn thư ngày 3-3-1925 khẳng định: "Các đảo nhỏ đó (quần đảo Hoàng Sa) bao giờ cũng là sở hữu của nước An Nam, không có sự tranh căi trong vấn đề này”.



Dụ số 10 của hoàng đế Bảo Đại kư ngày 29-3-1938
khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước các chỉ trích của dư luận cũng như thực tế diễn biến phức tạp trên Biển Đông, từ đầu thế kỷ XX, Pháp đă bắt đầu có những động thái tích cực hơn trong việc khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh việc ǵn giữ an ninh trên Biển Đông, các năm 1917- 1918 trong báo cáo của chính quyền Pháp tại Đông Dương có đề cập đến việc lắp đặt đài radio TSF, trạm quan sát khí tượng, hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1925, Viện Hải Dương Học và Nghề Cá Đông Dương cử tàu De Lanessan ra khảo sát quần đảo Hoàng Sa. Ng̣ai tiến sĩ Krempf, Giám đốc Viện Hải Dương Học, c̣n có nhiều nhà khoa học khác tham gia nghiên cứu về địa chất, về sinh vật... Các nhà khảo sát đă phát hiện một tầng đá vôi phosphat dày khoảng 1 mét với hàm lượng phosphoric từ 23% đến 25% trong tầng mặt và 42% ở tầng sâu. Sự khám phá này mở ra cơ hội cho công việc khai thác phân bón phosphat về sau. Năm 1927, Sở Địa chất và Sinh học Đại Dương cho người ra khảo sát ở quần đảo Trường Sa. Các cuộc khảo sát khoa học đă đưa tới kết luận Hoàng Sa và Trường Sa là sự nhô lên của một thềm lục địa liên tục nhờ các địa tầng dưới biển kéo dài dăy Trường Sơn từ đèo Hải Vân ra Biển Đông. Nếu nước biển rút xuống khoảng 600-700m, Hoàng Sa và Trường Sa sẽ gắn với bờ biển Việt Nam thành một dải đất liền thống nhất.




Trụ sở hành chính của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945.

Ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương ra tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lănh thổ Pháp. Tháng 11-1928, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở quần đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat Bắc Kỳ Mới. Trong thư ngày 20-3-1930, Toàn quyền Đông Dương gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xác nhận: "Cần thừa nhận lợi ích nước Pháp có thể có trong việc nhân danh An Nam, đ̣i chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”. Ngày 13-4-1930, thông báo hạm La Malicieuse ra quần đảo Trường Sa và treo quốc kỳ Pháp. Thông cáo ngày 23-9-1930 của Chính phủ Pháp cho biết về hành động chiếm đóng thực thi chủ quyền của Pháp trên quần đảo Trường Sa. Ngày 4-12-1931 và ngày 24-4-1932, Pháp phản kháng Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ư định cho đấu thầu khai thác phosphat trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 15-6-1932, chính quyền thuộc địa Pháp ra Nghị định số 156-SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chính gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 13-4-1933, một hạm đội của hải quân Pháp ở Viễn Đông dưới sự chỉ huy của trung tá hải quân De Lattre rời Sài G̣n ra quần đảo Trường Sa thực hiện đầy đủ các nghi thức truyền thống theo đúng tập quán quốc tế về việc chiếm hữu lănh thổ tại đây. Ngày 26-7-1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo đăng trên tờ Công báo Pháp về việc hải quân Pháp chiếm hữu một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Thông báo ghi rơ những hải đảo và tiểu đảo ghi trong văn bản này kể từ nay đă thuộc chủ quyền nước Pháp. Ngày 21-12-1933, Thống đốc Nam Kỳ Krautheimer kư Nghị định số 4762, sáp nhập các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Spratley) nằm trên Biển Đông vào tỉnh Bà Rịa. Trong năm 1937, chính quyền Pháp cử kỹ sư công chính Gauthier ra quần đảo Hoàng Sa nghiên cứu vị trí xây dựng hải đăng, căn cứ cho thủy phi cơ; tuần dương hạm Lamotte Piquet do Phó Đô đốc Istava chỉ huy ra thăm quần đảo Hoàng Sa.




Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa năm 1930

Nam Triều trong thời kỳ này tuy chỉ tồn tại trên danh nghĩa, song vẫn chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 29 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 13 (30-3-1938), Hoàng đế Bảo Đại kư Dụ số 10 có nội dung: "Chiếu theo các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đă từ lâu và dưới các tiên triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngăi. Đền đời Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là v́ nguyên trước sự giao thông với các cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Ngăi. Nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên đại diện Chính phủ Nam Triều cũng phải ra kinh lư các cù lao ấy cùng qua các đại diện Chính phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn... Trước chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên; về phương diện hành Chính, các cù lao ấy thuộc dưới quyền quán hiến tỉnh ấy”. Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévie kư Nghị định thành lập một đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cũng trong năm 1938, một bia chủ quyền được chính quyền Pháp dựng lên mang ḍng chữ: "Cộng hoà Pháp, Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Pattle 1938”, một hải đăng, một trạm khí tượng ở đảo Hoàng Sa (Pattle), một trạm khí tượng khác ở đảo Phú Lâm (lle Boisée), một trạm radio TSF trên đảo Hoàng Sa (Pattle); cùng một bia chủ quyền, một hải dăng, một trạm khí tượng và một trạm radio TSF tương tự trên đảo Ba B́nh (ltu Aba). Tháng 6-1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam tới đồn trú ở Hoàng Sa.



Báo La Nature số 2916 ngày 1-11-1933

Ngày 31-3-1939, Nhật Bản tuyên bố kiểm soát quần đảo Trường Sa và chuyển thông báo tới Đại sứ Pháp tại Nhật. Ngày 4-4-1939, Bộ Ngoại giao Pháp gửi công hàm phản đối quyết định của Nhật và khẳng định chủ quyền của Pháp tại quần đảo Trường Sa. Pháp được Anh ủng hộ trong cuộc tranh luận ngày 5-4-1939 tại Hạ Nghị viện, đại diện Bộ Ngoại giao Anh đă khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa trọn vẹn thuộc nước Pháp. Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Đông Dương J. Brévie kư Nghị định số 3282, sửa đổi Nghị định trước và thành lập 2 sở địa lư tại quần đảo Hoàng Sa. Do nhu cầu lập đầu cầu xâm chiếm Đông Nam Á, Nhật đă nhanh chóng chiếm đảo Phú Lâm (1838) và đảo Ba B́nh (1939) thuộc quần đảo Trường Sa. Măi đến ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Nhật mới bắt lính Pháp đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa làm tù binh. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật rút khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và một phân đội lính Pháp đă đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza lên thay thế quân Nhật từ tháng 5-1945, nhưng đơn vị này chỉ ở đây vài tháng. Trong thời gian từ 20 đến 27-5-1945, Đô đốc D'Argenlieu, Cao ủy Đông Dương cũng đă phái tốc hạm L'Escamouche ra nắm t́nh h́nh đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Suốt thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp chưa bao giờ tuyên bố phủ nhận chủ quyền của Vương quốc An Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nước Pháp có trách nhiệm bảo hộ. Mặc dù trong giai đoạn này bắt đầu có một số nước lên tiếng đ̣i hỏi chủ quyền vô lư ở một số đảo, nhưng tất cả đều bị chính quyền Pháp kiên quyết phản đối. Những tư liệu lịch sử nói trên cho thấy, người Pháp cũng như người Việt trong thời điểm này chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến khi thua trận rút khỏi Đông Dương, Chính phủ Pháp cũng đă bàn giao quyền quản lư vùng biển này lại cho một chính phủ tuy do Pháp dựng lên nhưng cũng là của người Việt Nam.

Nhóm PV Biển Đông



 

 aka47
 member

 REF: 605369
 06/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Đọc những tài liệu rơ ràng minh bạch thế này ai dám căi la Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Việt Nam.

Thằng Trung Quốc chỉ biết lấn hiếp Việt Nam thôi.

Nhưng phải đặt câu hỏi rơ ràng minh bạch là tại sao nó dám lấn hiếp ta???

Nó không có chủ quyền trên biển Đông , nhưng nó ngang ngược xâm phạm lănh hải ta , nó ra lệnh cấm đánh bắt cá từ tháng 5 đến tháng 8 trên hải phận của ta , nó bắt ngư phủ ta phải đền tiền mới thả người về sau khi nó cướp sạch sành sanh... chưa kể nó húc tàu đánh cá ta cho ch́m luôn và ngư phủ cũng chết ch́m theo.

Vậy mà Đảng và nhà nước ta không dám nêu tên là tàu Trung Quốc , chỉ dám nói là TÀU LẠ.

Thời buổi bi giờ chẳng có ǵ lạ cả , trốn như Binlađin mà c̣n t́m ra...Không lẽ trên biển Đông chỉ có tàu lạ chạy thôi sao , nếu nói tàu MA th́ có lư hơn.

Phi Luật Tân vũ khí đạn dược thua ta , nhưng tại sao họ không sợ thằng Trung Quốc , họ ra lệnh áp tải tàu "lạ" nào xâm phạm chủ quyền , họ kư hợp đồng Cty khai thác dầu lửa đem lợi nhuận về cho đất nước.

C̣n ta , ta mạnh mà , vậy tại sao ta bị ăn hiếp???

Câu trả lời quá rơ ràng v́ Đảng với nhà nước ta HÈN VỚI GIẶC MÀ ÁC VỚI DÂN.

Vậy th́ chỉ c̣n cách lật đổ chế độ Cọng Sản phá nước hại dân này đi và t́m một chủ nghĩa tự do độc lập dân chủ thật sự để bảo vệ đất nước và người lănh đạo đất nước phải được bầu cử trực tiếp bởi người dân và lo cho dân hữu hiệu hơn.

(AK nói một lèo đă wá , nhưng chắc chắn sẽ bị mấy ông bà bị nhồi sọ ...phê phán là cái chắc)


Cảm ơn anh ST cho xem tài liệu nha.

hihiii





 

 sontunghn
 member

 REF: 605390
 07/01/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ X.Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đưa đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ngày 2-9-1945 do Chính phủ Hồ Chí Minh lănh đạo đă chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc và sự tồn tại của triều đ́nh phong kiến nhà Nguyễn. Điều đó khiến cho các cơ sở pháp lư của những hiệp ước do nhà Nguyễn kư kết với Pháp trước đây không c̣n hiệu lực nữa. Chủ quyền toàn bộ lănh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa c̣n phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ t́nh huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của ḿnh trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.




Quân Pháp chào cờ tại đảo Hoàng Sa (Pattle)
thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc.

Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lănh đạo đang bận rộn đối phó với những hành động gây hấn ngày càng leo thang của quân đội viễn chinh Pháp, ngày 26-10-1946 một hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội cảnh vệ độc lập của hải quân xuất phát từ cảng Ngô Tùng; ngày 29-11-1946, các chiến hạm Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody) ; chiến hạm Thái B́nh và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc gọi là Đoàn Sa, chưa phải là Nam Sa). Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp này của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được điều tới Hoàng Sa để yêu cầu quân lính của Tưởng Giới Thạch phải rút khỏi các đảo, nhưng quân Tưởng đă không thực hiện theo yêu cầu. Pháp tiếp tục gửi thêm một phân đội lính trong đó có cả quân lính của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đến trú đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày 4-7-1947 tại Paris. Cuộc đàm phán thất bại v́ Trung Hoa Dân Quốc đă từ chối việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết vấn đề do phía Pháp đề xuất. Điều này cho thấy phía Trung Quốc ngay từ thời Tưởng Giới Thạch đă rất không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, v́ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư của họ sẽ không thể thuyết phục được ai nếu buộc phải chứng minh trước trọng tài hay ṭa án quốc tế. Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lănh thổ Trung Quốc.



Bức tượng Vệ sĩ dân chài trên đảo Hoàng Sa
đứng ở phía tây nam đảo Hoàng Sa,
có thể xưa kia được đặt trong ngôi miếu cổ
khi nhà Nguyễn dựng miếu năm 1835
đă t́m thấy và ghi chép lại trong chính sử


Theo TS Nguyễn Nhă, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đă giành được độc lập từ năm 1945, không c̣n ràng buộc vào Ḥa ước Giáp Thân (1884) song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vẫn c̣n nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nên về ngoại giao Pháp vẫn thực thi quyền đại diện cho Việt Nam trong việc chống lại sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở h́nh thức về pháp lư cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp làm chủ t́nh h́nh trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4-1949, Đổng lư Văn pḥng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài G̣n đă công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đă có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đảo Đài Loan. Tháng 4-1950, tất cả quân lính của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa phải rút lui. C̣n lính Pháp và lính quốc gia Việt Nam ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn tiếp tục đồn trú. Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lư các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đă chủ tŕ việc chuyển giao quyền hành ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Hội nghị San Francisco năm 1951

Tuyên bố công khai đầu tiên của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa về yêu sách đối với các đảo ở Biển Đông nằm trong Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Chu Ân Lai ngày 15-8-1951, ba tuần trước khi diễn ra Hội nghị San Francisco. Trung Quốc và Đài Loan đă bị loại khỏi Hội nghị theo thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và Anh c̣n một bên là Liên Xô khi các nước này không thể thoả thuận được với nhau rằng Trung Quốc hay Đài Loan được chấp nhận tham gia hội nghị. Tuyên bố của Ngoại trưởng Chu Ân Lai cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền không thể xâm phạm” đối với các đảo và quần đảo trên Biển Đông, nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng lịch sử hay cơ sở pháp lư đáng kể nào.

Từ ngày 5 đến ngày 8-9-1951, các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ II tổ chức hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái B́nh Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Ḥa ước San Francisco ghi rơ Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền lợi và tham vọng với hai quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Ḥa ước cũng phủ nhận việc Nhật Bản nh́n nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía nam. Ngày 7-9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lănh thổ lâu đời của Việt Nam. Ông Hữu nói: "Việt Nam rất hứng khởi kư nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng ḥa b́nh này. Và cũng v́ vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đă có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Việc Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này tham dự Hội nghị San Francisco dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp và tuyên bố chủ quyền lâu đời với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện có ư nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lư cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách ḥa b́nh, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.


Thủ tướng Nhật bản Yoshida Shigeru kí ḥa ước San Francisco


Dựa trên những tư liệu đă được công bố, có thể khẳng định rằng muộn nhất từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă thuộc chủ quyền của người Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những ḥa ước kư kết giữa Việt Nam với Pháp đă quy định rằng chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương thay mặt triều đ́nh nhà Nguyễn ǵn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương cũng đă thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu theo đúng tập quán quốc tế cũng như các biện pháp quản lư hành chính đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến giữa thế kỷ XX, tuy một số đảo của Hoàng Sa và Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Ḥa ước San Francisco (1951), Chính phủ Nhật Bản đă chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đă khôi phục lại được chủ quyền vốn có của ḿnh đối với hai quần đảo đó trên cơ sở luật pháp quốc tế. Giá trị pháp lư về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà c̣n đối với những quốc gia cũng như các chính quyền không tham dự bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco rơ ràng là sự tái lập, tái khẳng định một sự thật lịch sử đă có từ lâu đời và nay vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đă tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605503
 07/02/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này nằm phía nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời thuộc sự quản lư của chính quyền miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử. Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền miền Nam Việt Nam sau là Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) ra tiếp quản các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lư và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu Việt Nam
ra quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974


Tháng 4-1956, khi Hải quân VNCH ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa th́ phát hiện một số đảo phía đông trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody) đă bị quân lính Trung Quốc bí mật chiếm đóng trái phép. Chính quyền VNCH trên thực tế chỉ kiểm soát được các đảo phía tây. Tuy nhiên, về mặt pháp lư, VNCH vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các đảo mà Trung Quốc đă bí mật chiếm đóng trái phép phía đông quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, trên đảo Pattle (Hoàng Sa) có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng trong hệ thống quốc tế, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, quân lính Đài Loan cũng đă chiếm đóng trái phép đảo Ba B́nh (Itu Aba), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi trấn giữ các đảo chính ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, quân đội VHCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo cờ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống VNCH thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam (Nam Việt). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành lập một đơn vị hành chính cấp xă và lấy tên là xă Định Hải, trực thuộc quận Ḥa Vang. Xă Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.

Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lănh hải Trung Quốc rộng 12 hải lư, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng kư Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về t́nh hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lư. Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lư của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố t́nh sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lư và lịch sử để đ̣i hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ư đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông. Chúng tôi sẽ có dịp tŕnh bày vấn đề này trong một bài mang tính chuyên đề khác].



Bia chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974


Rạng sáng ngày 21-2-1959, nhiều ngư dân Trung Quốc lên một số đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng đă bị Hải quân VNCH phát hiện bắt giữ sau đó hoàn trả lại cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của VNCH, đây không phải là lần đầu ngư dân Trung Quốc t́m cách lên các đảo của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái B́nh Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 – Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền VNCH kư Nghị định sửa đổi việc quản lư hành chính đối với quần đảo Trường Sa vào xă Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tới 4 tháng sau, ngày 11-1-1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của VNCH là sự lấn chiếm lănh thổ của Trung Quốc và nhắc lại các yêu sách vô lư của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12-1-1974, Chính phủ VNCH ngay lập tức ra Tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lư của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15-1-1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá có máy bay yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH cũng điều động tuần dương hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) đến Hoàng Sa để tăng cường sự canh pḥng khu vực. Ngày 16-1-1974, HQ-16 phát hiện sự có mặt của Hải quân Trung Quốc đang dựng cờ trên các đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật... HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi lănh hải Việt Nam. Phía Trung Quốc đáp trả bằng yêu cầu VNCH rời khỏi "lănh hải” Trung Quốc. Trước sự gia tăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc, Hải quân VNCH tăng cường khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần B́nh Trọng (HQ-5), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ Trung Quốc. Vài vụ xô xát đă xảy ra, súng đă nổ trên đảo Quang Ḥa và một vài đảo khác.

Ngày 16-1-1974, Chính phủ VNCH ra tuyên bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rơ ràng về pháp lư, địa lư, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, hai bên bắt đầu bố trí lực lượng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến hạm của hai bên chỉ c̣n cách nhau khoảng 200m.

Ngày 19-1-1974 lúc 10 giờ 25 phút, cuộc hải chiến bắt đầu. Một chiến hạm của Trung Quốc bị bốc cháy trước hỏa lực của hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Các chiến hạm Trung Quốc dồn sức đánh trả khiến HQ-10 bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, bốc cháy, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử nạn. Hai bên đấu súng khoảng 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông tin cho biết một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG của Trung Quốc từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Nhận thấy tương quan lực lượng không cân xứng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH bằng vũ lực kể từ thời điểm này.



Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Ḥa

Sau trận hải chiến, VNCH đă ra nhiều tuyên bố cũng như cung cấp các chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20-1-1974, quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước kư kết Hiệp định Paris 1973, VNCH nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp một phiên đặc biệt về vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và tuyên bố lập trường về "chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam”.

Ngày 1-2-1974, chính quyền VNCH quyết định tăng cường pḥng thủ ở quần đảo Trường Sa, đưa thêm lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila (Philippines), VNCH khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 1-2-1974, Đoàn đại biểu của VNCH ra Tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Caracas khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tế - Tài chính Viễn Đông họp tại Columbia. Ngày 14-2-1974, Bộ Ngoại giao VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, nhận thấy thời cơ chiến lược đă tới, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc... trên Biển Đông. Trung ương đặc biệt quan tâm tới việc nhanh chóng hoàn thành việc giải phóng, tiếp thu các đảo và quần đảo nói trên về tay Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Ngày 9-4-1975, có tin Hải quân VNCH rút khỏi các đảo và quần đảo trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân QĐNDVN đă ngay lập tức cho lực lượng ra tiếp thu các đảo và quần đảo. Từ ngày 14 đến ngày 28-4-1975, Hải quân QĐNDVN đă hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản các đảo trên Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa.

Chính quyền Việt Nam thống nhất sau đó vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhóm PV Biển Đông



 

 ngoiquannet
 member

 REF: 605586
 07/03/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cùng với các tài liệu và sự thật lịch sử không thể chối bỏ hoặc sửa đổi được về quyền và chủ quyền của Việt Nam trên biển. nqn nghĩ rằng, những ai có đur năng lực về hán học hăy dịch và chuyển toàn bộ thông tin về chủ quyền biển đảo của ta đến cho đại công chúng người dân Trung quốc. Người Trung quốc và cả thế giới phải hiểu rơ rằng: Trong suốt một thời gian dài qua, rơ ràng là chính quyền đại hán của Trung quốc đă cố t́nh t́m mọi cách để lấn chiếm biển đảo của Việt Nam.
Cảm ơn bạn sontunghn đă đưa tin hữu ích


 

 sontunghn
 member

 REF: 605629
 07/03/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XII.Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974


Sau khi quân Pháp rút khỏi Đông Dương, theo Hiệp định Genève 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 của Hải quân VNCH là một bằng chứng lịch sử rơ ràng cho thấy Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH đang thực thi chủ quyền lâu đời của Việt Nam theo luật pháp quốc tế và việc liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này là một hiển nhiên trong lịch sử.




Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974


Trên thực tế khi ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa tháng 4-1956 từ quân đội Pháp, Hải quân VNCH phát hiện Trung Quốc đă bí mật chiếm đóng trái phép các đảo phía đông của quần đảo này. Kể từ đó cho đến khi diễn ra trận hải chiến 1974, vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam không c̣n b́nh yên truớc những diễn biến làm phức tạp t́nh h́nh từ phía Trung Quốc. Từ năm 1956, Hải quân VNCH đă phát hiện ngư dân Trung Quốc nhiều lần xâm nhập trái phép các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lư. Hiệp định Paris được kư kết ngày 27-1-1973, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7- Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kể từ đó, các hoạt động xâm nhập trái phép của Trung Quốc lên các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Để mở đầu cho kế hoạch gây chiến và đánh chiếm, ngày 11-1-1974 Trung Quốc đột ngột ra Tuyên bố phản đối việc chính quyền VNCH 4 tháng trước điều chỉnh sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xă Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy của Việt Nam và nhắc lại yêu sách vô lư của họ về chủ quyền trên toàn bộ các đảo và quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngay lập tức, ngày 12-1-1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền VNCH ra Tuyên bố bác bỏ yêu sách vô lư của Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 16-1-1974, chính quyền VNCH tiếp tục ra Tuyên bố với những bằng chứng rơ ràng về pháp lư, địa lư, lịch sử minh chứng chủ quyền lâu dài và liên tục của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 16-1-1974, tuần dương hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16) khi đưa một phái đoàn ra đảo Hoàng Sa để khảo sát xây dựng sân bay th́ phát hiện hai chiến hạm của Trung Quốc gần đảo Cam Tuyền và quân Trung Quốc đă chiếm đóng trái phép, cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Ḥa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc... Nhận được tin báo khẩn cấp, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH điều thêm chiến hạm ra quần đảo Hoàng Sa để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này của tàu chiến Trung Quốc với thái độ ôn ḥa, kiềm chế. Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đă điều động một lực lượng tàu chiến hùng hậu tiến về phía quần đảo Hoàng Sa, trong đó có nhiều tàu đánh cá vũ trang và đổ bộ lên một số đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để cắm cờ. Một số tàu cá vũ trang của Trung Quốc c̣n bám theo các chiến hạm của Hải quân VNCH đang trên đường ra Hoàng Sa, cản trở hành tŕnh của các tàu Việt Nam bằng những hành động khiêu khích.



Bốn chiến hạm của Hải quân VNCH đă tham dự
trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền của Việt Nam năm 1974
(HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16)


Ngày 17-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đổ bộ một toán biệt hải lên đảo Vĩnh Lạc để nhổ cờ Trung Quốc. Toán đổ bộ c̣n phát hiện một số ngôi mộ giả mới đắp không hề có xương cốt với những tấm bia gỗ ghi chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Theo các nhân chứng, đêm 17 rạng sáng ngày 18-1-1974 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố t́nh gia tăng sự khiêu khích, các chiến hạm của họ bắt đầu tiến sâu vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Các tàu chiến của Hải quân VNCH liên tục ra tín hiệu cảnh báo: "Đây là lănh hải Việt Nam, yêu cầu các ông hăy rời khỏi đây ngay”. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả và cho rằng quần đảo Hoàng Sa là "lănh hải” của Trung Quốc, họ ĺ lợm không rút lui theo yêu cầu và cảnh báo ôn ḥa từ phía Việt Nam. Ngày 18-1-1974, chiến hạm HQ-4 tiến về phía đảo Cam Tuyền, đổ bộ một toán biệt hải lên đảo lúc 8 giờ sáng. Sau khi hạ cờ Trung Quốc, toán đổ bộ phát hiện những ngôi mộ giả do phía Trung Quốc mới đắp giống như trên đảo Vĩnh Lạc hôm trước. Đến 11giờ cùng ngày, nhận được tin báo có hai tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc đang xâm nhập trái phép và tiến về đảo Hoàng Sa, các tàu HQ-4 và HQ-16 của Hải quân VNCH ra ngăn chặn, dùng tín hiệu cảnh cáo và yêu cầu các tàu xâm nhập trái phép ngay lập tức phải rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Nhưng hai tàu cá vũ trang của Trung Quốc không chấp hành hiệu lệnh và cố t́nh khiêu khích, gây hấn. Tàu HQ-4 tiến thẳng đến gần một tàu cá Trung Quốc, nh́n thấy rơ thủy thủ đoàn trên tàu mặc đồng phục xanh dương đậm, có trang bị 2 súng đại liên và rất nhiều súng tiểu liên cá nhân. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc để xua đuổi và dùng loa phóng thanh hết cỡ yêu cầu họ ngay lập tức rút khỏi vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc cũng ra sức đáp trả bằng những lời lẽ khiêu khích và gây hấn. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 dùng mũi ủi vào tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của Hải quân VNCH họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt tham gia xua đuổi tiếp các tàu cá vũ trang c̣n lại của Trung Quốc trong khu vực này. Buổi chiều cùng ngày, 3 chiến hạm của VNCH bao gồm tuần dương hạm Lư Thường Kiệt (HQ-16), khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần B́nh Trọng (HQ-5) được lệnh sắp đội h́nh hàng dọc tiến về đảo Duy Mộng. Khoảng 16giờ cùng ngày, có hai tàu chiến của Trung Quốc tiến ra khiêu khích, cắt đường ngang mũi các tàu HQ-4 và HQ-16. Do đội h́nh bị chia cắt, tàu của VNCH không thể tiến lên được, khoảng cách của hai bên rất gần nhau, các khẩu đại bác trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng các tàu của VNCH được lệnh phải hết sức kiềm chế và phải cố gắng hết sức để thuyết phục phía Trung Quốc lui quân.

Đêm 18 rạng sáng 19-1-1974, tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiêu khích và ngày càng tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Tàu HQ-4 phải dùng c̣i hơi thật to và đèn hồ quang thật sáng trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội h́nh tàu Trung Quốc. Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trong khi đang bị hỏng một máy chính chưa kịp sửa chữa, đă nhận lệnh ra Hoàng Sa tham gia đội h́nh chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng ngày 19-1-1974, Tàu HQ-4 đă tiến sát đảo Quang Ḥa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Theo ông Lữ Công Bảy, nguyên là thượng sỹ giám lộ có mặt trên chiến hạm HQ-4 trong trận hải chiến 1974, từ đài chỉ huy bằng ống nḥm, tàu HQ-4 đă phát hiện doanh trại mới toanh, có cột cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng tàu HQ-4 có dịp khảo sát đảo này không hề thấy), như vậy Trung Quốc đă bí mật chiếm đảo mới đây. Đài chỉ huy đồng thời phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân rất đông lên phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc liên tục đổ người ào ạt lên các đảo của Việt Nam. Và họ đă nổ súng trước. Vào lúc 8 giờ 30 phút, một loạt đại liên và cối 82 của Trung Quốc đă bắn vào đội h́nh người nhái Việt Nam làm hai binh sỹ tử vong và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam vẫn không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng v́ đội h́nh người nhái Việt Nam đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm. Cùng lúc đó, xuất hiện hai chiếc tàu Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 ly và nhiều đại bác 37 ly ngay bên cạnh tàu HQ-4. Các họng súng đại bác của tàu Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4. Các tín hiệu bằng đèn cực kỳ khiêu khích của tàu Trung Quốc liên tục được chuyển tới tàu HQ-4. Khoảng 10 giờ, hai trục lôi hạm Trung Quốc mang số 389 và 396 bắt đầu tách khỏi hai chiếc 274 và 271, chạy song song gần nhau và bất chợt cùng quay mũi trực chỉ HQ-10. Vẫn chưa có lệnh khai hỏa từ phía VNCH. Các tàu chiến của Trung Quốc từ từ tiến gần đội h́nh của VNCH, c̣n cách tàu HQ-10 chỉ khoảng 200 mét, t́nh h́nh hết sức căng thẳng. Khoảng 10 giờ 25 phút, bốn chiến hạm của Hải quân VNCH được lệnh nổ súng để tự vệ trước sự gia tăng gây hấn, khiêu khích và xâm chiếm trái phép ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc. Những phát đạn đầu tiên của HQ-10 trúng ngay vào chiếc 389 của Trung Quốc làm nó bốc cháy, cùng lúc tàu HQ-16 cũng bắn thẳng vào chiếc 386 làm cho đài chỉ huy bị trúng đạn, hỏng hệ thống điều khiển bánh lái khiến nó cứ xoay ṿng. Đang chiếm ưu thế, bất chợt khẩu 76,2 ly trên tàu HQ-10 bị trục trặc, thêm vào đó HQ-10 chỉ c̣n một máy chính nên xoay trở rất chậm trở thành mục tiêu dễ dàng của đối phương. Lợi dụng sự bất lợi đó, chiếc 389 đă tấn công tới tấp và HQ-10 trúng đạn. Không bỏ lỡ cơ hội, chiếc 389 của Trung Quốc tiến đến gần phía sau lái của HQ-10, nhưng bị các binh sỹ trên tàu HQ-10 chống trả dữ dội và điều khiển tàu đâm vào phần sau lái của chiếc 389, khiến chiếc này hư hỏng nặng và bị loại khỏi ṿng chiến. Đây cũng là lư do khiến chiếc 396 phải ngưng chiến đấu với tàu HQ-16 để cấp tốc ứng cứu chiếc 389 và đưa chiếc này ủi lên băi san hô để tránh bị ch́m xuống biển. T́nh trạng của tàu HQ-10 lúc này rất bi đát, hơn 70% chiến sỹ đă tử trận kể cả hạm trưởng. Các tàu Trung Quốc phản kích dữ đội. Cùng lúc đó Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm ở gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Các chiến sỹ c̣n trụ lại trên tàu HQ-10 đang bốc cháy vẫn tiếp tục nổ súng vào các tàu Trung Quốc, thu hút hỏa lực cho các đồng đội khác rút lui cho đến khi ch́m hẳn xuống ḷng Biển Đông của Tổ quốc. Sau khoảng hơn 45 phút giao chiến, theo tài liệu của Trung Quốc có các tàu của Trung Quốc mang số hiệu 274, 271, 389, 391 trúng đạn hư hỏng nặng; 281, 282 và 402, 407 hư hại trung b́nh. Theo tài liệu của VNCH, hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) trúng đạn bị ch́m, HQ-16 bị hư hại nặng, HQ-4 và HQ-5 bị hư hại nhẹ. VNCH có hơn 50 binh sỹ tử trận. Trung Quốc bắt giữ 48 binh sỹ VNCH và một người Mỹ, sau đó trao trả cho Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hồng Kông.



H́nh ảnh chiếc trục lội hạm 389 của Trung Quốc
bị loại khỏi ṿng chiến phải ủi vào băi san hô để không bị ch́m


Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH liên tục phát ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động "xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” này của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường "về chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam”. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Chính phủ CMLTCHMNVN cũng đă nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ CMLTCHMNVN đă lên tiếng bác bỏ các thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa và Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay luôn do người Việt Nam quản lư.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605869
 07/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XIII.Kư ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam


Trong tâm thức của người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa gần gũi tựa như cái sân liền với ngôi nhà là dải đất h́nh chữ S, chỉ bước chân ra là tới. Hoàng Sa ghi dấu trong kư ức bao thế hệ người Việt, là nơi thấm đẫm máu xương, mồ hôi và nước mắt của người dân Việt kiên cường vượt lên đầu sóng ngọn gió để mưu sinh, và khi cần thiết người Việt cũng đă quyết tử để bảo vệ quần đảo - chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.




Khai thác phốt phát trên đảo Hoàng Sa năm 1940


Hoàng Sa trong kư ức của người Việt thời xưa

Kư ức của người Việt Nam thời xưa c̣n được ghi lại rơ ràng trong sử sách có lẽ chính là nhà bác học Lê Quư Đôn (1726-1784). Trong sách Phủ Biên Tạp Lục soạn năm 1776, Lê Quư Đôn cho biết: "Phủ Quảng Ngăi, huyện B́nh Sơn có xă An Vĩnh ở gần biển. Ngoài biển, về phía đông bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ ḥn này sang ḥn kia đi hoặc một ngày, hoặc vài canh giờ th́ đến. Trên núi có chỗ có nước ngọt. Trong đảo có băi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy. Bên cạnh đảo có vô số yến sào. Các thứ chim có hàng ngh́n, hàng vạn, thấy người th́ đậu ṿng quanh không tránh. Bên băi vật lạ rất nhiều. Ốc vân th́ có ốc tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục không như ngọc trai, vỏ ốc có thể đẽo thành tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà. Có ốc xà cừ để khảm đồ dùng. Lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi th́ rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là trắng bộng giống đồi mồi mà nhỏ, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, có thể muối ăn được. Có hải sâm, tục gọi là con đồn đột, bơi lội ở bên băi. Lấy về, dùng vôi xát qua, bỏ ruột, phơi khô. Lúc ăn th́ ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi; nấu với tôm và thịt lợn càng tốt. Các thuyền ngoại phiên bị băo thường vào đậu ở đảo này. Trước, họ Nguyễn sai đặt đội Hoàng Sa lấy 70 suất, lấy người xă An Vĩnh sung vào. Cắt phiên, cứ mỗi năm tháng 2, nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng. Đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm th́ đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu (đắm), như gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, ḥn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối ch́, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ. Đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 th́ về, vào Cửa Eo đến thành Phú Xuân nộp”.

Lư Văn Phức, một văn nhân nổi tiếng đời vua Minh Mạng, năm 1832 đi thuyền sang Philippines suưt nữa bị mắc cạn ở Hoàng Sa. Ông đă ghi cảm tưởng của ḿnh khi tận mắt nh́n thấy băi cát vàng mênh mông trên biển cả ấy trong bài tựa và bài thơ nhan đề "Vọng Kiến Vạn Lư Trường Sa Tác”. Bài tựa nói rằng: "Vạn Lư Trường Sa là một dăi cát từ bể nổi lên, phía tây tiếp dương phận trấn Quảng Ngăi, phía đông giáp dương phận nước Lữ Tống, phía bắc tiếp dương phận các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Dằng dặc kéo ngang, không thể lượng đo được. Ấy là chỗ rất hiểm đệ nhất có tiếng từ xưa đến nay. Tàu thuyền qua đó, thường thường kiêng dè sự không thấy nó. Ấy v́ chân băi cát ra rất xa. Một khi lầm th́ không thể trở lại. Ngày 14 tháng 5 năm Nhâm Th́n (1832), thuyền rời Quảng Ngăi, đă vào hải phận trấn B́nh Định. Trù tính là không lầm, một đường thẳng vo, lấy hướng kim Măo-Ất (đông, hơi xế nam) mà tiến. Không dè gió trái, nước xiết, con thuyền không tiến. Th́nh ĺnh trưa hôm sau, ngóng trông thấy nó. Sắc cát lờ mờ, khắp chân trời đều trắng. Tất cả người trên thuyền, trong ḷng bừng bừng, nước mắt rưng rưng. Trên thuyền, ngoảnh hỏi người cầm lái là một tay lăo luyện tây dương, nói rằng: lấy thước Đạc Thiên (lục phân) mà đo th́ may thuyền chưa phạm vào chân băi cát, c̣n chuyển buồm kịp. Bèn lấy hướng Kim Dậu (tây), nhằm Quảng Ngăi mà lùi. May nhờ phúc lớn của triều đ́nh, về đến cửa bể Thái Cần mà tạm đỗ. Cuối cùng không việc ǵ”.

Trong lịch sử các gia tộc ở Cù Lao Ré (đảo Lư Sơn, Quảng Ngăi) c̣n chép khá đầy đủ hoạt động của tổ tiên ḍng họ vâng lệnh triều đ́nh hàng năm dẫn đội hùng binh ra các đảo Hoàng Sa. Từ thời các chúa Nguyễn đă cho thành lập đội Hoàng Sa. Đến đời vua Gia Long, chính sử c̣n ghi lại rất rơ năm 1815 vua sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa và tuyển các binh phu cùng đi ra Hoàng Sa và cả Trường Sa thám sát và đo đạc thủy tŕnh. Các tài liệu phổ hệ, sắc phong, linh vị...viết bằng chữ Hán Nôm trong nhà thờ hậu duệ của họ Phạm nói đến nhiều người trong họ tộc đi lính Hoàng Sa không trở về. Trong đó có Chánh suất thủy quân cai đội Phạm Hữu Nhật, người đă cùng với Phạm Quang Ảnh được Tổ quốc đặt tên cho hai ḥn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh). Mới đây, ḍng họ Đặng ở đảo Lư Sơn đă hiến tặng cho Nhà nước bản gốc duy nhất Sắc chỉ của vua Minh Mạng phái một đoàn thuyền với 24 lính thủy ra canh giữ quần đảo Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 15, tức năm Giáp Ngọ (1834). Trong một tờ lệnh có đóng triện của hai vị quan bố chánh và án sát tỉnh Quảng Ngăi cùng năm Giáp Ngọ (1834) ghi rất rơ những tên tuổi tham gia hải đội Hoàng Sa đợt này như Đặng Văn Siểm, Dương Văn Định, Vơ Văn Hùng, Phạm Quang T́nh, Vơ Văn Công, Vơ Văn Hùng, Ao Văn Trâm, Trần Văn Kham...Lừng lẫy nhất là Phú Nhuận Hầu Vơ Văn Phú kiêm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ và cai đội Hoàng Sa. Ông Vơ Văn Phước hậu duệ đời thứ 16 hiện đang ở Lư Sơn c̣n ghi nhớ nhiều câu chuyện kể về cha ông ḿnh can trường cưỡi lên đầu sóng ngọn gió ở Hoàng Sa bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Trên đảo Lư Sơn quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa ngày nay vẫn c̣n nhiều mộ gió do dân làng lập nên cho những đứa con của làng hy sinh ở Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước. Mỗi lần ra biển, họ đều đến thắp hương khấn vái và cầu mong linh hồn bất tử của những thủy binh hải đội Hoàng Sa tung hoành một thuở chở che cho họ vượt qua phong ba băo táp, gặp may mắn hanh thông trong những chuyến biển dài trên vùng biển mà máu xương của biết bao thế hệ người Việt Nam đă ḥa vào biển cả hàng trăm năm qua.




Đặc điểm nổi bật của quần đảo Hoàng Sa
là những đảo san hô vào loại lớn. Toàn bộ quần đảo
trải trên một diện tích khoảng 15.000 km vuông trên mặt biển


Hoàng Sa trong kư ức của người Việt thời nay

Tập san Sử Địa số 29 xuất bản tại Sài G̣n đầu năm 1975 sau khi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực là một chuyên đề đặc biệt về Hoàng Sa của Việt Nam. Trong đó có bài của tác giả Trần Thế Đức, ghi chép lại một vài sự kiện liên quan tới quần đảo Hoàng Sa qua lời tường thuật của những người trong cuộc. Kể về hoạt động của Trạm Khí tượng Thủy văn Hoàng Sa, tác giả cho biết các nhân viên khí tượng ở đảo Hoàng Sa mỗi ngày có 8 lần quan trắc gọi về Sài G̣n qua hệ thống vô tuyến điện siêu tần số. Khi có băo, quan trắc phải làm và báo cáo hàng giờ. Nhờ đó, sức mạnh và hướng đi của trận băo được biết rơ và thông báo cho dân chúng, tàu bè, máy bay qua lại trong vùng. Từ Sài G̣n qua hệ thống viễn thông vùng Đông Nam Á, thế giới biết đến Hoàng Sa qua ám số 48860 (48 là vùng Đông Nam Á, 860 là Ty Khí tượng Hoàng Sa). Ty Khí tượng c̣n kiêm luôn cả Ty Bưu điện, đóng dấu gửi thư từ đảo về đất liền và ngược lại.

Phân phosphate trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là một nguồn lợi mà nhiều nhà kinh doanh chú ư. Năm 1956, ông Lê Văn Cang được chính quyền VNCH cho phép khai thác phosphate trên quần đảo Hoàng Sa. Năm 1961, Công ty Lê Văn Cang bắt đầu khai thác, Công ty Hữu Phước được hợp đồng chở phân bón về Sài G̣n. Từ năm 1960, có thêm Công ty Phân bón Việt Nam của ông Bùi Kiến Thành tham gia. Sau năm 1970, thị trường phân bón mở rộng nên nhiều công ty khác cũng chú ư đến nguồn phosphate ở Hoàng Sa. Công ty Kỹ nghệ Phân bón Đại Nam (KYPHADACO) do ông Đào Nhật Tiến làm chủ, cho biết thành phần phosphate lấy từ các đảo Hoàng Sa có phẩm chất rất tốt. Ông Tiến c̣n khám phá ra một tài nguyên khác ở Hoàng Sa là cát và vỏ ṣ, vỏ ốc. Cát và vỏ ṣ, vỏ ốc Hoàng Sa xay thành bột nung ở nhiệt độ cao được sản phẩm gọi là "cát Hoàng Sa” có thể trị phèn trong ruộng và trộn với thức ăn gia súc.

Vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa là nơi lui tới của nhiều tàu lạ. Người Việt vốn quư khách. Khách tới, đi ca nô hay xuồng nhỏ vào đảo là được tiếp niềm nở. Nhất là những lúc khách gặp cơn hoạn nạn cần được cứu giúp. Chủ và khách đều vui vẻ. Khách chân thật không có ǵ đáng e ngại, v́ khách thường tới từ các tàu cá, không có vũ khí, chủ nhà c̣n được xuống tàu khách tham quan. Khách có thể lên đảo nghỉ ngơi, tắm nước ngọt, phơi cá, phơi lưới trên đảo, trao đổi hàng hoá, nước ngọt, rau tươi... Nghỉ ngơi xong, khách lại xuống tàu nhổ neo ra đi. Tuy nhiên, có một lần khoảng năm 1970, một bọn người không rơ quốc tịch lên đảo xin nghỉ ngơi, nói tàu đánh cá của họ bị băo. Chủ nhiệt t́nh giúp đỡ, cho họ vào tạm trú chân. Các anh lính bỗng chú ư v́ họ mang theo một tấm giấy lớn, mở ra th́ nhận ra ngay là bản đồ quần đảo Hoàng Sa (Paracels). Một anh lính thấy họ cầm bản đồ ngược, liền kêu lên. Người nọ giật ḿnh, quay bản đồ lại. Th́ ra họ biết tiếng Việt. Thế rồi sau này xảy ra chuyện ngày 19-1-1974.



Một nhân viên của Trạm Khí tượng Thủy văn Hoàng Sa
trước năm 1974

Trong khi thực hiện loạt bài này, chúng tôi nhận được rất nhiều ư kiến động viên, khích lệ của độc giả, trong đó có những ư kiến rất tâm huyết, trăn trở về việc thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Có độc giả đề nghị nên bắt đầu bằng việc vinh danh xứng đáng những người con đất Việt đă quên thân ḿnh để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Mới đây, ông Nguyễn Thiện, tác giả chương tŕnh "Dân ta biết sử ta”, đă gửi tới báo Đại Đoàn Kết bức thư tâm huyết đề nghị "cần vinh danh những người con đất Việt đă hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”. Vinh danh những người con đất Việt đă ngă xuống để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa cũng là một cách để khắc ghi kư ức Hoàng Sa vào tâm thức dân tộc măi măi không phai mờ. Nh́n nhận sự hy sinh của ông Ngụy Văn Thà – Hạm trưởng tàu Nhật Tảo (HQ10) cùng gần 60 đồng đội khác của ông trong trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa ngày 19-1-1974, ông Nguyễn Thiện bày tỏ: "Vinh danh những người con đất Việt hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 là minh chứng sâu sắc rằng Tổ quốc là của mọi con dân nước Việt, là thể hiện sâu sắc sự công bằng với lịch sử, có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ ḷng yêu nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, là bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc.”.

Kư ức Hoàng Sa có lẽ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt với những con người gắn cả cuộc đời ḿnh với vùng biển thân thuộc tiếp nối từ nhiều đời trong gia tộc như "sói biển” Mai Phụng Lưu, ngư dân đảo Lư Sơn, người 4 lần bị Trung Quốc bắt khi đang đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Sau một thời gian khánh kiệt không c̣n khả năng để sắm thuyền và ngư cụ ra khơi, nay ông vừa được một quỹ hỗ trợ ngư dân cho vay ưu đăi để giúp "sói biển” trở về ngư trường quen thuộc của cha ông như xưa. Ông Lưu chia sẻ: "Không biết sao chứ cứ ra tới biển là trong đầu tui cứ nhớ đường tới Hoàng Sa. Có lần tui chạy về hướng Trường Sa được 180 hải lư rồi tự nhiên tay lái cứ bẻ lên Hoàng Sa”. Ông Vơ Hiển Đạt, người trông coi Âm Linh Tự thờ cúng hương hồn các dân binh Hoàng Sa nói: "Đối với bà con Lư Sơn, Hoàng Sa y như cái đảo Bé ở đây. Chỉ bước chân ra là tới. Đó là nhà của dân Lư Sơn từ bao đời nay”. Có lẽ trong tâm thức của mọi người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa cũng giống như sân nhà ḿnh, chỉ bước chân ra là tới.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605871
 07/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kỳ XIV.Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 - 1991

Kể từ tháng 4-1975, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đă tiếp quản toàn bộ quần đảo Trường Sa và các đảo khác trên Biển Đông. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất với tên gọi Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), với tư cách kế thừa quyền sở hữu các đảo và quần đảo từ các chính quyền trước theo luật pháp quốc tế và sự liên tục của lịch sử, có trách nhiệm tiếp tục khẳng định và duy tŕ việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nụ cười lính đảo ở Trường Sa năm 1988


Cùng với các bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12-11-1977 về lănh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 12-11-1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lănh hải Việt Nam trước sau như một đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lănh thổ Việt Nam, có các vùng biển riêng sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản tiếp theo. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước CNXHCN Việt Nam công bố các Sách Trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu này đă chứng minh hết sức rơ ràng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về tất cả các khía cạnh lịch sử, pháp lư và thực tiễn.

Xuất phát từ nhu cầu quản lư hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 09-12-1982 Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và tổ chức quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28-12-1982, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VII nước CHXHCN Việt Nam đă ra Nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai để sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Ḥa). Nghị quyết ngày 06-11-1996 kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX nước CHXHCN Việt Nam tách huyện đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ, để sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Các chính quyền tại hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đó đến nay vẫn liên tục thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ḿnh.

Trong suốt thời gian thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi thống nhất đất nước đến nay, bên cạnh việc ban hành các văn bản hành chính để quản lư nhà nước về lănh thổ trên hai quần đảo này, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đă có nhiều hành động cụ thể, kịp thời nhằm khẳng định chủ quyền và kiến quyết đấu tranh với các thông tin xuyên tạc, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 30-12-1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đă ra Tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong Tuyên bố trước đó của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa, tiếp tục khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại lập trường của Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp hoặc bất đồng bằng giải pháp thương lượng ḥa b́nh. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, càng khiến cho quan hệ giữa hai nước thêm căng thẳng và t́nh h́nh trên Biển Đông càng gia tăng sự phức tạp. Mặc dù ngay sau đó, quân Trung Quốc đă gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt Nam buộc họ phải lui quân và chịu nhiều tổn thất, thế nhưng hậu quả lâu dài do cuộc chiến tranh và sự cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước khiến cho các cuộc trao đổi thương lượng ḥa b́nh về vấn đề biên giới và hải đảo bị gián đoạn trong một thời gian khá dài.



Vận chuyển vật liệu xây dựng trên
quần đảo Trường Sa trước năm 1988

Trong thời gian đó, Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố và tài liệu xuyên tạc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 30-7-1979, Trung Quốc cho công bố tài liệu mà phía Trung Quốc cho là để chứng minh Việt Nam đă "thừa nhận” chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đă ra Tuyên bố ngày 7-8-1979 bác bỏ sự xuyên tạc trắng trợn của Trung Quốc đối với văn bản ngày 14-9-1958 của Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Tinh thần và ư nghĩa của văn bản này chỉ trong khuôn khổ công nhận giới hạn lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc chứ không hề nói tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên thực tế đang thuộc quyền quản lư tạm thời của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa phía Nam vĩ tuyến 17 theo Hiệp dịnh Genève năm 1954. Chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam một cách bất hợp pháp bằng vũ lực, Trung Quốc đă xâm phạm vào sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam và trái với tinh thần của Hiến chương Liên Hợp Quốc kêu gọi giải quyết tất cả các tranh chấp bằng thương lượng hoà b́nh. Sau khi phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam trên quy mô lớn, phía Trung Quốc lại nêu ra vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tạo ra t́nh trạng càng ngày càng căng thẳng dọc theo biên giới phía bắc Việt Nam và từ chối việc thảo luận những giải pháp cấp thiết để bảo đảm hoà b́nh và ổn định trong khu vực biên giới giữa hai nước.

Ngày 28-9-1979, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách Trắng đưa ra thêm nhiều tài liệu tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 30-1-1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn kiện đ̣i hỏi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tây Sa và Nam Sa) Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố vạch trần thủ đoạn xuyên tạc của Trung Quốc trong văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980 của họ về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6 năm 1980, tại Hội nghị Khí tượng Khu vực Châu Á II họp tại Genève, đại biểu Việt Nam tuyên bố trạm khí tượng của Trung Quốc tại Sanhudao (đảo Hoàng Sa của Việt Nam) là bất hợp pháp. Kết quả là trạm Hoàng Sa của Việt Nam được giữ nguyên trạng trong danh sách các trạm thuộc hệ thống quốc tế như cũ. Ngày 13 tháng 6 năm 1980, Việt Nam yêu cầu OMM (Tổ chức Khí tượng Thế giới) đăng kư trạm khí tượng Trường Sa vào mạng lưới OMM. Tháng 12 năm 1981, Tổng cục Bưu điện Việt Nam điện cho Chủ tịch Ủy ban đăng kư tần số tại Genève phản đối việc Trung Quốc được phát một số tần số trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tháng 12 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách Trắng: "Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lănh thổ Việt Nam”. Tháng 6 năm 1982, Tân Hoa Xă loan tin một hải cảng lớn được xây dựng tại đảo Hoàng Sa. Tháng 10, tại Hội nghị Toàn quyền của UIT (Hiệp hội Quốc tế Vô tuyến Viễn thông), Việt Nam tuyên bố không chấp nhận việc thay đổi phát sóng đă được phân chia năm 1978 tại Genève. Ngày 12 tháng 11 năm 1982 Việt Nam công bố đường cơ sở để tính chiều rộng lănh hải? Tháng 1-1983 Hội nghị Hành chính Thế giới về thông tin vô tuyến đồng ư sẽ xem xét đề nghị của Việt Nam về việc phát sóng trên vùng trời Hoàng Sa và Trường Sa tại hội nghị sắp tới. Cũng tháng 01 năm 1983 tại Hội nghị Hàng không Khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương họp ở Singapore. Trung Quốc muốn mở rộng vùng thông báo bay (FIR) Quảng Châu lấn vào FIR Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng Hội nghị quyết định duy tŕ nguyên trạng. Tại Hội nghị Tổ chức Thông tin Vũ trụ Quốc Tế (INTU SAT) lần thứ 13 họp tại Bangkok, đại biểu Việt Nam đă phản đối việc Trung Quốc sử dụng những bản đồ ghi Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, Nam Sa) là của Trung Quốc. Việt Nam phản đối việc ngày 1 tháng 6 năm 1984 Quốc hội Trung Quốc tuyên bố việc thiết lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Đầu năm 1985, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa. Tháng 5 năm 1987, Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam ra thăm quần đảo Trường Sa.



Một trong những căn cứ của Hải quân Việt Nam trên
quần đảo Trường Sa trước năm 1988

Từ 16 tháng 5 đến tháng 10 năm 1987, Hải quân Trung Quốc liên tục diễn tập quân sự tại vùng nam Biển Đông và tây Thái B́nh Dương. Ngày 10 tháng 11 năm 1987, Hải quân Trung Quốc đổ bộ lên băi đá Louisa. Tháng 1 năm 1988, một lực lượng lớn tàu chiến, có nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa của Trung Quốc, đi từ đảo Hải Nam xuống quần đảo Trường Sa, khiêu khích và cản trở hoạt động của các tàu vận tải Việt Nam trong khu vực băi đá Chữ Thập và băi đá Châu Viên. Quân lính Trung Quốc cắm cờ trên hai băi đá trên, đồng thời cho tàu chiến thường xuyên ngăn cản, khiêu khích các tàu vận tải Việt Nam đang tiến hành những hoạt động tiếp tế b́nh thường giữa các đảo do Hải quân Việt Nam bảo vệ. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc sử dụng một biên đội tàu chiến đấu gồm sáu chiếc, trong đó có ba tàu hộ vệ số 502, 509 và 531 trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm, vô cớ tấn công bắn ch́m ba tàu vận tải Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở các băi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cuộc tấn công vào các tàu vận tải của Việt Nam từ các tàu chiến trang bị vũ khí hạng nặng của Trung Quốc đă làm cho 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân Việt Nam cùng 3 tàu vận tải đă vĩnh viễn nằm lại trong ḷng biển của Tổ quốc. Các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đă anh dũng xiết chặt hàng ngũ, giữ vững lá cờ Tổ quốc biểu tượng chủ quyền của Việt Nam trên đảo cho đến giây phút cuối cùng. Từ đó đến ngày 6-4-1988, Trung Quốc đă chiếm đóng trái phép bằng vũ lực các đảo: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong năm 1988, Chính phủ CHXHCN Việt Nam đă thông báo cho Liên Hợp Quốc, gửi nhiều công hàm phản đối Trung Quốc và đặc biệt là các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ trái phép các băi đá đă chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam (ngày 13 tháng 4 năm 1988). Tháng 4-1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách Trắng khẳng định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Ngày 14-8-1989, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Cụm Kinh tế Khoa học Dịch vụ trên vùng băi ngầm Tư Chính, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Tần, Phúc Nguyên thuộc thềm lục địa Việt Nam. Ngày 2-10-1989, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ luận điệu trong bản tuyên bố của Trung Quốc ngày 28-4-1989. Ngày 18-3-1990, nhiều tàu Trung Quốc đến đánh cá ở Trường Sa. Ngày 16-4-1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi bản ghi nhớ cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu quân sự, tàu khảo sát, tàu đánh cá đến hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ngày 28-4-1990, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đă cho quân lính xâm chiếm băi Én Đất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



Tổ quốc nh́n từ Trường Sa


Ngày 10-11-1991, các nhà lănh đạo Việt Nam và Trung Quốc kư Thông báo chung về b́nh thường hoá quan hệ giữa hai nước. Thông báo chung của hai nước khẳng định việc b́nh thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và cùng có lợi cho hoà b́nh, ổn định và sự phát triển của khu vực. Hai bên tuyên bố Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, trên cơ sở 5 nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, b́nh đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà b́nh. Hai bên đồng ư thông qua thương lượng giải quyết hoà b́nh vấn đề lănh thổ, biên giới vv... tồn tại giữa hai nước.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605872
 07/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XV.Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn sau 1991

Sau khi b́nh thường hoá quan hệ giữa hai nước tháng 11-1991, trong khi Việt Nam luôn kiên tŕ các giải pháp thương lượng ḥa b́nh th́ phía Trung Quốc vẫn đơn phương tiếp tục ra tuyên bố và trên thực tế có nhiều hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trong giai đoạn này không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà c̣n góp phần gia tăng căng thẳng trong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải trên Biển Đông khiến nhiều quốc gia có lợi ích trong khu vực quan ngại.



Các vùng biển quốc gia của Việt Nam
theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982



Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 25-2-1992, Trung Quốc công bố "Luật Lănh hải và vùng tiếp giáp”, quy định lănh hải Trung Quốc rộng 12 hải lư áp dụng cho cả 4 quần đảo ở Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Sau đó, Trung Quốc kư hợp đồng khai thác dầu khí với Công ty năng lượng Crestone của Mỹ, cho phép Công ty này thăm ḍ khai thác dầu khí một lô trong khu vực mà Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc 21 cách đảo Hải Nam hơn 600 dặm về phía nam, nằm trên thềm lục địa phía tây nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gửi công hàm phản đối Trung Quốc về sự việc trên đồng thời khẳng định khu vực này nằm trong trong thềm lục địa Việt Nam (băi Tư Chính) và yêu cầu phải ngừng ngay lập tức các hoạt động thăm ḍ khai thác dầu khí của Trung Quốc tại đây. Ngày 22-7-1992, ASEAN thông qua Tuyên bố về Biển Đông kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ḥa b́nh, kiềm chế không làm căng thẳng t́nh h́nh, khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) để làm cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Cũng trong tháng 7-1992, Việt Nam tham gia TAC.

Để củng cố các cơ sở pháp lư quốc tế về lănh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và yêu cầu các nước khác tộn trọng các quyền nói trên của Việt Nam, ngày 23-6-1994, Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) đă phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng sự phê chuẩn này của Quốc hội, Việt Nam đă chính thức hoá cơ sở pháp lư quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lư vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể lên đến gần một triệu ki lô mét vuông với 5 vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lư khác nhau.

Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, mở ra một kỷ nguyên mới trong đó tất cả các nước trong khu vực đoàn kết với nhau dưới một mái nhà chung, hợp tác để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển. Tuy nhiên, diễn biến sau đó ở Biển Đông tiếp tục xấu đi. Năm 1996 xảy ra cuộc đụng độ giữa tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến Philippines ở gần khu vực quần đảo Trường Sa. Hải quân Philippines đă bắt giữ tàu cá và tàu nghiên cứu hải dương Trung Quốc, bắn súng cảnh cáo và hạ cột mốc lănh thổ do Trung Quốc dựng lên. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 (Jakarta, 20, 21-7-1996) ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại trước những diễn biến trên Biển Đông và nhấn mạnh những diễn biến đó đ̣i hỏi có một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông để duy tŕ ổn định trong khu vực và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 15, 16-12-1998), lănh đạo các thành viên ASEAN nhất trí xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.



Canh giữ sự b́nh yên cho vùng biển quần đảo Trường Sa Việt Nam

Trong khi đó, kể từ tháng 6-1999, Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong phạm vi từ vĩ tuyến 12 độ Bắc trở lên trong thời gian 3 tháng. Bộ Ngoại giao Việt Nam đă giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn b́nh thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thế nhưng, các lực lượng ngư chính, hải giám của Trung Quốc bắt đầu gia tăng việc bắt bớ, tịch thu phương tiện, tàu thuyền và đối xử vô nhân đạo với hàng loạt ngư dân Việt Nam hành nghề trong khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trong vùng biển này. Phía Việt Nam đă nhiều lần phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bắt bớ, đối xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam hành nghề trong khu vực vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 4-11-2002, ASEAN và Trung Quốc đi tới thỏa thuận sau nhiều năm đàm phán và chính thức cùng nhau kư Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) trong khuôn khổ cuộc họp cấp cao ASEAN tại Campuchia. Các bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc tồn tại ḥa b́nh và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế; cam kết giải quyết mọi tranh chấp lănh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp ḥa b́nh, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ư kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Các bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông như đă được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982; các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến ḥa b́nh và ổn định.



Nhà giàn DK1 những cột mốc chủ quyền trên Biển Đông
thuộc thềm lục địa phía Nam của Việt Nam

Ngày 6-5-2009, Việt Nam và Malaysia nộp bản báo cáo chung đăng kư thềm lục địa mở rộng khu vực phía nam Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS). Ngày 7-5-2009, Việt Nam nộp báo cáo đăng kư thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc lên CLCS. Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng Thư kư LHQ phản đối trong đó có đính kèm "đường lưỡi ḅ” bao chiếm 80% diện tích Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam đă phản đối công hàm có "đường lưỡi ḅ” phi lư này của Trung Quốc và tuyên bố khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 26-6-2009, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 21-6-2009, Trung Quốc đă bắt 3 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi, Việt Nam khi đang hành nghề đánh cá b́nh thường trong khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc đă vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 22-6-2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên. Tuy nhiên, các hành động bắt bớ tàu cá Việt Nam đang hành nghề trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam vẫn tiếp diễn, Trung Quốc ngày càng thực hiện với cường độ gia tăng hơn trong thời gian tiếp sau đó.



Hải đăng đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa Việt Nam

Trung Quốc gia tăng gây hấn xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam

Cao điểm của sự gia tăng gây hấn trong vùng biển Việt Nam của phía Trung Quốc là sự kiện xảy ra vào ngày 26-5-2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc đă cắt đứt cáp thăm ḍ dầu khí của tàu B́nh Minh 02 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chỉ 116 hải lư. Ngày 27-5-2011, Bộ Ngoại giao Việt Nam đă trao công hàm cho Trung Quốc yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đồng thời bồi thường thiệt hại cho Việt Nam. Tối 28-5-2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du ngang nhiên cho rằng vùng biển chủ quyền Việt Nam mà tàu B́nh Minh 02 đang thả cáp thăm ḍ dầu khí là vùng biển thuộc "chủ quyền Trung Quốc”. Ngày 31-5-2011, tàu Viking 2 đang thăm ḍ dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc phá rối. Chiều cùng ngày, một ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản trên vùng biển Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 2-6-2011, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố sẽ đệ tŕnh thư lên Liên Hợp Quốc phản đối việc hàng loạt tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước này. Chiều 3-6-2011, khi gặp gỡ Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam Phùng Quang Thanh bên lề Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt cam kết "duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông, thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”. Ngày 4-6-2011, Bộ Ngoại giao Philippines ra Thông báo khẳng định: "Hành vi của tàu Trung Quốc xâm phạm ḥa b́nh và ổn định khu vực, vi phạm nghiêm trọng DOC”. Ngày 9-6-2011, tàu cá Trung Quốc có sự hỗ trợ của tàu ngư chính đă phá cáp của tàu Viking 2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận định các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, hiện thực hóa yêu sách 9 đoạn "đường lưỡi ḅ”, điều này đối với Việt Nam là không thể chấp nhận được. Ngay chiều 9-6-2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rơ lập trường của phía Việt Nam. Đáng nói là dồn dập các sự việc gây hấn, phá rối của Trung Quốc diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn. B́nh luận về việc cắt cáp tàu B́nh Minh 2 và Viking 2 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ngang ngược nói rằng đó là việc làm "b́nh thường và hợp lư ở khu vực biển thuộc thẩm quyền và quyền tài phán của Trung Quốc”. Thậm chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc c̣n yêu cầu Việt Nam "tránh tạo ra những sự cố mới”.



Tàu B́nh Minh 2 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
bị tàu Trung Quốc cắt cáp trong
vùng biển chủ quyền Việt Nam ngày 26-5-2011

Đến thăm quân dân huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) ngày 7-6-2011, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: "Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn ḥa b́nh, hữu nghị, ổn định nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức ḿnh để bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đă hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày nay. V́ vậy, chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Tiếp đó, trong bài phát biểu quan trọng tối 8-6-2011 tại Nha Trang (Khánh Hoà), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: "Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, ông khẳng định: "Nhân dân Việt Nam có đủ ư chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ ǵn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của ḿnh”.


Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 605953
 07/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm1988

Trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1988 là một sự kiện quan trọng trong chuỗi mắt xích các sự kiện liên tục khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù hiện tại, quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa đang bị nước ngoài chiếm đóng trái phép, song các cuộc chiến đấu anh dũng của người Việt Nam bảo vệ các đảo và các quần đảo này trước sự tấn công xâm chiếm của quân đội nước ngoài đă khẳng định rơ ràng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo đó là một sự thật hiển nhiên trong lịch sử và luật pháp quốc tế.




Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma
của chiến sỹ Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988
(đang được treo trang trọng
tại Pḥng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)

Từ cuối năm 1986, một số tàu dưới dạng đánh cá, không số của nước ngoài đă gia tăng hoạt động ở phía nam Biển Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 12-1986, nhiều máy bay và tàu chiến của nước ngoài đă thực hiện các hoạt động trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trong năm 1987, các hoạt động trinh sát, xâm nhập, khai thác trái phép tài nguyên của nước ngoài càng gia tăng và càng vào sâu hơn trong vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến cho t́nh h́nh trong khu vực hết sức căng thẳng. T́nh h́nh này không nằm ngoài dự đoán của các nhà lănh đạo đất nước cũng như của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam. Từ lâu Việt Nam đă có chủ trương tổ chức, triển khai lực lượng, nhanh chóng đóng giữ các đảo, các băi đá ngầm trên quần đảo Trường Sa để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Đề pḥng khả năng từ những xung đột quân sự nhỏ có thể bùng nổ thành những cuộc xung đột lớn trên biển, Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Đô đốc Giáp Văn Cương đă ra lệnh: "Hết sức b́nh tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết, táo bạo, với phương châm "có người, có đảo, c̣n người, c̣n đảo”. Chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của vị Tư lệnh, các cán bộ, chiến sỹ trên đảo đă không sợ hy sinh, quyết chiến đẩy lùi các hành động xâm chiếm của quân đội nước ngoài.



Tàu vận tải HQ-505 của Hải quân Việt Nam
trong trận chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988

Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép một số băi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam như Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Huy Gơ và Xu Bi. Hải quân Việt Nam xây dựng thế trận pḥng thủ ở các đảo Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan và Núi Le bước đầu ngăn chặn hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép của binh lính Trung Quốc ra các đảo lân cận. Căn cứ t́nh h́nh thực tế trên khu vực quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam xác định các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao giữ vị trí rất quan trọng, nếu để nước ngoài chiếm đóng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của ta. Do vậy, Việt Nam cần phải quyết tâm bám trụ, bảo vệ các đảo này. Đây là một nhiệm vụ nặng nề bởi Hải quân Việt Nam trong t́nh thế cùng một lúc phải triển khai bảo vệ nhiều đảo trong khi phương tiện, trang bị, lực lượng hạn chế.

Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc đưa hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu chiến hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 tàu đến 12 tàu gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ và một số tàu hỗ trợ khác như 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông-tông lớn. T́nh h́nh trong khu vực trở nên hết sức căng thẳng với sự có mặt của các hạm đội tàu chiến trang bị pháo lớn và tên lửa của Trung Quốc.



Lễ tưởng niệm các liệt sĩ đă hy sinh trong trận hải chiến
bảo vệ chủ quyền Trường Sa của Việt Nam năm 1988
trên khu vực đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, ngày 12-3-1988 tàu vận tải HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân Việt Nam từ đảo Đá Đông được lệnh đến giữ đảo Len Đao. Lúc 5 giờ sáng ngày 14-3-1988, tàu HQ-605 đổ bộ lên đảo cắm cờ Tổ quốc. Ngày 13-3-1988, các tàu vận tải HQ-604 và HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về đảo Gạc Ma, Cô Lin để bảo vệ hai đảo này. Phối hợp với các tàu HQ-604 và HQ-505 có 2 phân đội công binh (70 người) và 4 tổ chiến đấu (22 người) cùng một số chiến sỹ đo đạc vẽ bản đồ. Khoảng 17 giờ cùng ngày, sau khi 2 tàu của Việt Nam đến đảo Gạc Ma và Cô Lin, các tàu chiến của Trung Quốc xâm nhập trái phép đă áp sát và bao vây tàu HQ-604 của Việt Nam tại đảo Gạc Ma và dùng loa khiêu khích. T́nh h́nh hết sức căng thẳng, song các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đă hết sức kiềm chế, kiên tŕ neo giữ đảo và khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đă nhanh chóng triển khai lực lượng đổ bộ lên đảo, cắm cờ Tổ quốc và bố trí đội h́nh bảo vệ đảo. Lúc này, Trung Quốc điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100 ly đến đảo Gạc Ma và tiếp tục khiêu khích, đe dọa buộc các tàu của Việt Nam phải rời khỏi đảo.


Di ảnh Liệt sĩ
Trần Văn Phương
Khoảng 6 giờ sáng ngày 14-3-1988, Trung Quốc cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma và tiến về phía có là cờ Việt Nam đang tung bay. Dựa vào thế đông quân áp đảo, lính Trung Quốc xông vào định giật cờ của ta, lập tức thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng kháng cự, lập thành đội h́nh "ṿng tṛn bất tử” quyết tâm giữ vững lá cờ Tổ quốc trên đảo. Quân Trung Quốc đă dùng lê đâm và bắn hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh bị thương nặng, thiếu úy Phương lao vào cứu đồng đội đă bị đối phương bắn và anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, thiếu úy Trần Văn Phương đă hô to: "Hăy để cho máu của ḿnh tô thắm lá cờ vinh quang của Tổ quốc”. Không buộc được bộ đội ta rút khỏi đảo, lúc 7 giờ 30 phút cùng ngày, hai tàu Trung Quốc đă nă pháo 100 ly vào tàu HQ-604 của Việt Nam, làm tàu này hư hỏng nặng, các chiến sỹ trên tàu HQ-604 đă kháng cự quyết liệt buộc binh lính Trung Quốc tràn sang chiếm tàu phải tháo lui, nhảy xuống biển trở về tàu của họ.



Tàu vận tải HQ-604 bị tàu chiến Trung Quốc
nă pháo, bắn cháy, đang ch́m xuống biển ngày 14-3-1988

Tại đảo Cô Lin, lúc 6 giờ sáng ngày 14-3-1988, tàu HQ-505 của Việt Nam đă cắm 2 lá cờ Tổ quốc trên đảo. Khi HQ-604 bị trúng đạn và đang ch́m dần xuống biển, thuyền trưởng HQ-505 cho tàu nhổ neo, phóng hết tốc độ ủi lên băi. Phát hiện tàu ta đang chuẩn bị ủi băi, hai tàu Trung Quốc quay sang tấn công, ngăn cản. Bất chấp hiểm nguy, HQ-505 lao hết tốc độ ủi được hai phần ba thân tàu lên băi đảo Cô Lin th́ bị trúng đạn bốc cháy. Lúc 8 giờ 15 phút, các chiến sỹ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng tới cứu cán bộ, chiến sỹ tàu HQ-604 đang bị ch́m. Tại đảo Len Đao, lúc 8 giờ 20 phút sáng ngày 14-3-1988, tàu Trung Quốc đă nă pháo dữ đội vào HQ-605 của Việt Nam, làm tàu này bốc cháy và bị ch́m lúc 6 giờ ngày 15-3-1988. Cán bộ, chiến sỹ của tàu d́u nhau bơi về hướng đảo Sinh Tồn.

Mặc dù lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đă chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh, tuân thủ phương châm hết sức kiềm chế, chiến đấu tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại các đảo Cô Lin, Len Đao và khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực trong trận chiến không cân sức này. Trong trận chiến ngày 14-3-1988 bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu vận tải, 3 chiến sỹ hy sinh, 70 chiến sỹ mất tích. Sau này, Trung Quốc trao trả cho ta 9 chiến sỹ bị bắt làm tù binh, c̣n lại 61 người mất tích cho đến nay. Như vậy, có tất cả 64 người con của đất Việt đă vĩnh viễn nằm lại trong ḷng biển của Tổ quốc sau trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại đây trong ngày 14-3-1988.



Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh quân chủng Hải quân,
kiểm tra sẵn sàng chiến đấu ở quần đảo Trường Sa năm 1988


Cuộc tấn công bằng tàu chiến của Trung Quốc ngày 14-3-1988 trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thực chất là một hành động xâm lược lănh thổ của Việt Nam. Bởi v́, từ lâu người Việt Nam đă xác lập và khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách ḥa b́nh, liên tục phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như sự thật hiển nhiên của lịch sử. Theo luật pháp quốc tế, việc Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo của quần đảo Trường Sa không giúp họ tạo ra chứng cứ hợp pháp để khẳng định chủ quyền của ḿnh. Nhân loại văn minh đă thể hiện ư chí của ḿnh trong Nghị quyết 2625 ngày 24-10-1970 tại Đại Hội đồng Liêp Hợp Quốc rằng: "Lănh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với quy định của Hiến chương LHQ. Lănh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lănh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.

Ngày 7-5-1988, tại Lễ kỷ niệm 33 năm ngày thành lập Binh chủng Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng, ra thăm cán bộ, chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa và biểu dương Hải quân Việt Nam đă tích cực, kiên tŕ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, phức tạp. Đại tướng nhấn mạnh: "Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sỹ đă hy sinh v́ Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lănh thổ và lănh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Nhóm PV Biển Đông



 

 sontunghn
 member

 REF: 606071
 07/09/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cô Lin - “Mắt thần” của biển

Trong quần đảo Trường Sa, so với các đảo khác, với vị trí chiến lược của ḿnh, đảo Cô Lin được coi như "mắt thần” của biển. Nằm ở vị trí quan trọng, nhiều năm trước, ra Cô Lin người ta thấy thiếu thốn cam go đủ bề. Nhưng với sự quan tâm và đầu tư cũng như vượt lên khó khăn của người lính, để khẳng định chủ quyền biển, vị thế dân tộc Việt Nam trên biển, nay Cô Lin hiện ra bề thế, vững chăi trước biển. Là nơi bà con đi biển gửi gắm niềm tin, t́m đến neo đậu tránh trú băo, lấy thêm nước ngọt và lương thực cho ḿnh.




Ảnh: HOÀNG LONG


Hoài niệm Cô Lin

Trên chuyến tàu ra đảo, thăm các chiến sỹ và tận mắt chứng kiến cuộc sống ngày một đổi thay của các đảo nằm trong quần đảo Trường Sa, Nhà báo Nguyễn Trọng Thiết, đang công tác ở Báo Hải Quân, người luôn được mệnh danh là "sói biển” của giới báo chí đă dành cho tôi nhiều ưu ái. V́ là "người của biển”, lại thêm cái nghề làm báo, tính đến nay anh là nhà báo duy nhất đă ra công tác nhiều nhất trên hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đi nhiều, ghi nhận nhiều, anh như "cuốn biên niên về đảo và các đảo” trong quần đảo Trường Sa. Từ thời gian khó nhất cho đến những ngày vinh quang nhất, đầy đủ nhất như ngày nay qua lời kể của anh.

Hiểu biết của tôi về các đảo h́nh thành và tỏ tường dần qua những tối hai anh em ngồi cạn đêm trên boong tàu. Ấy là những tấm gương, sự hy sinh cao cả của những người lính, thế hệ đàn anh đă không tiếc máu xương ra với các đảo từ ngày các đảo này c̣n bộn bề khó khăn và thiếu thốn. Với lính hải quân, những ngày ấy, ra với đảo ai cũng biết khó khăn, có thể một đi không trở về v́ băo gió, v́ những sự bất ổn trên biển. Nhưng lạ thế, không một ai từ chối cả. Cứ có lệnh, ai nấy vui vẻ lên đường. V́ họ biết, sự ra đi của họ là góp sức cho sự vững chắc của chủ quyền trên biển. Và đồng nghĩa như vậy là sự b́nh yên của đất liền, tôn vinh thêm sức mạnh và tinh thần Việt.

Trong các câu chuyện anh kể về đảo, ấn tượng nhất với tôi là cuộc "hải chiến năm 1988” đă xảy ra tại đây. Biết Cô Lin có vị trí quan trọng, dù vẫn biết đảo này là của dân Việt, đất Việt nhưng "người ta” vẫn cố t́nh định đoạt nó. V́ ngày ấy cơ sở vật chất của đảo Cô Lin chưa được đầu tư, đảo chưa kiên cố và nổi hẳn lên mặt nước như bây giờ. Vào lúc triều cường, anh em trên đảo vẫn phải lội biển ngang bụng mà giữ đảo. Lợi dụng lúc ta khó khăn lại cậy sự "lớn mạnh” của ḿnh, "người ta” đă ngang nhiên đưa tầu ra khiêu chiến. Với văn hóa Việt, những người lính chúng ta ngày ấy đă b́nh tĩnh giải thích và tôn trọng họ, ngay cả những lúc họ ngang ngược nhất.

Thế rồi không dừng ở đấy, những "tàu lạ” kia đă lấn tới. Đảo và chủ quyền đảo của đất Việt lâm nguy. Nhận được chỉ đạo từ trên, không nề hà, những người lính của chúng ta đă có hành vi cao cả là "cho tàu ủi băi”. Chính nhờ sự mưu trí và dũng cảm này, bên cạnh đau thương và mất mát, chúng ta đă làm chủ và giữ được đảo. Giữ b́nh yên và nguyên vẹn "con mắt thần” này cho đến ngày hôm nay.

Cũng theo anh Thiết, ngày những người lính hải quân của ta cho "tàu ủi băi” - một cách bảo vệ đảo hết sức táo bạo và không ngờ tới này cũng như các năm tiếp theo - Cô Lin c̣n khó khắn lắm. Đảo chưa được xây cất hiện đại, mọi thứ đều không chủ động được. Rau thiếu, lương thực thiếu đến nước ngọt cũng thiếu. Vậy nên ca khúc "mưa, chúng tôi cần mưa” luôn là nỗi khát khao của các chiến sỹ và các đoàn công tác ra Cô Lin thời gian ấy.




Ở một nơi vô cùng khắc nghiệt, nhưng bằng sự chăm chỉ của ḿnh,
những người lính đảo Cô Lin đă trồng được
những vườn rau mướt mát như thế này

Xanh thắm "mắt thần”

Những ngày gian khó, những đau thương thầm lặng ngày nào ở Cô Lin đă nhanh chóng lùi vào quá khứ. Ngày nay nhiều người chỉ c̣n h́nh dung và biết được qua những lời kể. Cách đảo Sinh Tồn 9 hải lư, đảo Len Đao 7 hải lư và cách đảo Gạc Ma 4 hải lư, đảo Cô Lin là một đảo nằm trên một quần thể san hô khá rộng. Lướt trên những rặng san hô, chúng tôi nhẹ nhàng tiếp cận đảo, nước biển trong vắt, nh́n thấy cả những đàn cá tung tăng bơi lội.

Đảo trưởng, Thượng úy Hoàng Thanh Sơn cùng anh em trên đảo chỉnh tề quân phục đứng đón những đoàn khách từ đất liền ra thăm. Trên khuôn mặt dạn dầy gió biển và mặn ṃi vị muối của các anh, chúng tôi "đă đọc” được những niềm vui và sự an tâm của các anh về một cuộc sống ngày một hiện đại hóa ở đây. Sóng điện thoại, điện thắp sáng bằng các nguồn năng lượng sạch cùng sóng ti vi đă ngày một đưa các anh "về gần” với đất liền hơn.

Từ một đảo ch́m, bằng sự gia cố và đầu tư, hiện nay Cô Lin đă "ngoi lên” mặt nước và trở thành một trong những đảo kiên cố. Đảo có thể chịu sóng gió tới bất kỳ cấp độ nào và sẵn sàng có thể ứng chiến về quân sự ở mức độ quyết liệt nhất. Cũng như các đảo khác, nước và rau xanh luôn là chủ đề muôn thuở và là thách đố của biển cả với con người mỗi khi họ có ư định ra đây sinh sống với nó. Nhưng nay, bằng việc đầu tư hệ thống bể chứa và trữ nước mưa và nước do các tầu vận tải chở ra nên Cô Lin đă hoàn toàn chủ động về nguồn nước. Nếu biển cả "trở ḿnh”, không có nguồn cung ứng nước cơ học và có thể không có mưa trong thời gian dài th́ hệ thống bể chứa ở đây vẫn có thể đáp ứng nước sinh hoạt cho anh em.
Cái quan trọng, bằng sự tự thân vận động, sự cần cù chịu khó nên ngoài thời gian phải làm nghĩa vụ trong ngày của một người lính, anh em trên đảo Cô Lin đă dành quỹ thời gian của ḿnh để cải tạo, đem lại mầu xanh cho đảo. Ngoài cây cảnh, th́ mướt mát và thích thú nhất ở đây vẫn là mầu xanh của những vườn rau do những người lính tự trồng và chăm sóc nấy. Tôi quả quyết, nếu nh́n thấy những loại rau mà các chiến sỹ đă trồng bằng các loại đất được các tầu dày công chở ra từ đất liền trên các khay nhựa đặc chủng, bất kỳ một phụ nữ nào cũng phải thấy "chạnh ḷng” trước sự khéo léo của lính đảo Cô Lin. Và ai trong họ cũng ước ao ḿnh có những đôi bàn tay khéo léo như vậy.



Ngoài rau, th́ lính đảo cũng nuôi được
những chú "ỉn” béo mập thế này
để cải thiện thêm khẩu phần ăn cho ḿnh

Từ một đảo luôn luôn ngóng trông và phụ thuộc vào các loại thực phẩm được chở ra từ đất liền th́ nay các chiến sỹ trên đảo Cô Lin đă chủ động được rất nhiều thứ. Nh́n bảng khẩu phần ăn trong ngày, trong tuần, trong tháng chúng tôi rất yên tâm về sức khỏe của lính nơi đây. Đại diện anh em, Đảo trưởng Hoàng Thanh Sơn vui vẻ cho biết: "Bằng sự tự tăng gia sản xuất của ḿnh, tổng năm 2010 và hết quư 1 năm 2011, anh em ở đảo đă "làm thêm” được 865kg rau xanh, đánh bắt được 402kg cá các loại, chăn nuôi được 60kg thịt các loại... Tổng số tiền làm ra này đă đem lại nguồn thu trên 21 triệu đồng để chi ăn thường xuyên và mua sắm vật chất cho anh em”. Có ra Cô Lin, trước khó khăn về thời tiết, bốn phía là biển chúng ta mới thấy nguồn thu này nó quư hiếm đến mức nào. Và con số này đă khẳng định thêm sự chắt chiu, cần cù, bám biển, bám sóng đến quên ḿnh của anh em lính trên đảo.

Từ một đảo vốn dĩ phụ thuộc vào đất liền, nay với sự nắm tay chiu chắt, chiến đấu, lao động không mệt mỏi mà Cô Lin đă trở thành điểm t́m đến neo đậu của nhiều ngư dân Việt Nam. Ngoài việc tạo thu, tạo chi, nay Cô Lin đă có điều kiện quay lại giúp đỡ ngư dân, đền đáp cho đất liền phần nào. Tổng kết trong thời gian qua, Đảo đă cung ứng cho ngư dân đến 2.000m3 nước ngọt. Bên cạnh nước ngọt, Đảo cũng là nơi t́m đến của của hơn 200 lượt tầu thuyền và là chỗ neo đậu cho nhiều bà con ngư dân ra đây khai thác thủy hải sản bằng các loại tầu thuyền như: tầu câu, tầu xiên lặn và tầu đánh lưới.

Ngoài vị trí "mắt thần”, ngoài nơi t́m đến neo đậu tránh trú băo của bà con, đảo Cô Lin c̣n đang được mệnh danh là Trạm y tế tiền phương trên biển. Với sự chủ động, ngoài việc khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, Đảo c̣n tạo điều kiện chữa trị bệnh cho 13 lượt bà con ngư dân, nhập đón và đưa bà con rời đảo đúng quy định, an toàn.

Cô Lin một thời ngày xưa để nhớ và Cô Lin xứng tầm là con "mắt thần” trước biển như ngày nay. Ấy là những ghi nhận, những nỗi nhớ mà chúng tôi có được trong hành tŕnh đến và chia tay cùng các chiến sỹ ở Đảo này!

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606343
 07/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


KyfXVIII.“Sinh Tồn” trên đại dương gió băo

Trong chuyến công tác dài ngày trên biển, khi biết trong "hải lộ” của ḿnh sẽ được đặt chân lên đảo Sinh Tồn, tôi không thể không háo hức, bùi ngùi, xúc động. Những câu thơ mà nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa cách đây 29 năm lại trỗi lên trong tôi. Tôi nhớ nhất đến câu thơ "...Dù chẳng mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt biển. Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió băo...”. Những câu thơ này được viết nói về cảnh chờ mưa, khát khao những "giọt lệ trời” của cánh lính cũng như tâm trạng nhà thơ – người lính Trần Đăng Khoa lúc bấy giờ. Sau 29 năm, Sinh Tồn giờ không chỉ có lính "sinh tồn trên đại dương gió băo” mà c̣n có dân sinh tồn trên gió băo đại dương.



Nhờ sự đầu tư nên cơ sở vật chất để phục vụ người dân
đă được xây dựng khang trang trên đảo Sinh Tồn

Công dân trẻ trên đảo

Trong số các hộ dân đang sinh sống trên đảo Sinh Tồn ngày nay, ấn tượng với tôi nhất vẫn là gia đ́nh trẻ Bùi Đ́nh Khải. Thấm thoắt, thế là đă gần 5 năm trời anh và gia đ́nh đă có mặt và trở thành công dân của đảo. Từ thuở ban đầu đầy bỡ ngỡ, nay anh đă trở thành công dân có "lon số” của Đảo, với một cuộc sống đầy thích nghi và đầy yêu mến, đến mức khi được hỏi, bao giờ định trở về đất liền th́ anh trầm ngâm: "Chắc khó lắm. Em xác định là gắn kết đến cuối đời với Sinh Tồn thôi. V́ Sinh Tồn không chỉ là quê hương thứ 2 của em mà c̣n là nơi hai đứa bé nhà em đă trưởng thành, lớn lên ở đây. Gia đ́nh em và các con em đă mang ơn ḥn đảo này, vậy ḿnh phải có ǵ để đền đáp lại nó. Mà sự đền đáp này không có ǵ hơn là việc ở lại”.

Khải sinh năm 1983, quê ở phường Hương Xuân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Ḥa. Năm 2006, khi bước vào tuổi 23, Khải lấy vợ. Tuy là người thành phố, làm công tác Đoàn nhưng cuộc sống của vợ chồng Khải cũng không lấy ǵ làm dư dả. Trước khi ra Sinh Tồn, lương trong đất liền của Khải khoảng 500 ngh́n, vợ không việc, tiền thuê nhà mỗi tháng "đốn mất” 200 ngh́n. Vậy nên cuộc sống hai vợ chồng quay quắt vô cùng.

Năm 2008, trong phong trào ra đảo lập thân và lập nghiệp, suy tính cùng gia đ́nh, Khải đă có quyết định táo bạo là đưa cả gia đ́nh "vượt sóng, ra khơi”. Là 1 trong 21 hộ dân đầu tiên ra Trường Sa đợt ấy, gia đ́nh Khải được phân công ra Sinh Tồn. Khải vẫn nhớ như in ngày đặt chân lên Sinh Tồn, ấy là ngày 9 – 4 – 2008. Khải bảo, thú thật, ở đất liền, tuy khốn khó nhưng nó đă quen. Vậy nên những ngày đặt chân lên ḥn đảo "giữa trùng khơi sóng vỗ” này Khải và gia đ́nh cũng không khỏi bỡ ngỡ và khó có thể thích nghi được. Thế nhưng may mắn là Khải và gia đ́nh cũng như các hộ dân khác đă có một chỗ dựa tinh thần để mà lạc quan bám đảo, đi lên và sinh sống ấy chính là nhờ sự động viên của anh em cán bộ, chiến sỹ ngoài này.

24/24 giờ trong ngày, rỗi việc quân, ngơi tay súng lúc nào là họ lại t́m đến động viên, giúp đỡ gia đ́nh anh. Do t́nh cảm quân dân nên đất lạ, đảo xa đă dần hóa quê hương. Ngày tháng nhanh qua, lính và dân đă như anh em một nhà, nên những ư định quay vào bờ đă dần trở lên vô nghĩa với lư do t́nh người đă đọng lại. Khải cũng như các gia đ́nh khác đă thích nghi, xác định Sinh Tồn là quê hương thứ 2 của ḿnh. Măi măi gắn bó, măi măi vương vấn, lưu luyến và không thể dời xa được nữa.



Cuộc sống của các em nhỏ trên đảo Sinh Tồn


Nhờ sự giúp đỡ của đất liền, của cán bộ chiến sỹ ngoài đảo, giờ đây gia đ́nh Khải cũng như bao hộ gia đ́nh khác đă có một mái nhà, một chỗ ở ổn định cho gia đ́nh ḿnh. Riêng gia đ́nh Khải đă được nhận 1 căn nhà với diện tích 90m2 gồm 2 pḥng nghỉ và 1 pḥng khách. Ngoài pḥng ở, gia đ́nh anh cũng có một bếp đun riêng, các công tŕnh vệ sinh đều tự hoại theo tiêu chuẩn.

Giờ Khải cùng vợ con đă mang "mác” người Sinh Tồn 100% rồi. Khải bảo, mỗi khi về đất liền, anh cũng như người thân đều rất tự hào về "thương hiệu” này. Riêng người cha già trong đất liền của anh c̣n tự hào hơn nữa. Mỗi khi khách đến nhà hay mỗi khi đi thăm bạn bè, câu đầu tiên mà ông cụ thường mang ra "khoe” ấy là: Con tôi và gia đ́nh nó đang ở Sinh Tồn đấy.

Từ một cuộc sống đầy bỡ ngỡ dạo nào, nay Khải đă là công dân đảo xa của biển. Cũng tay lưới, tay câu thạo như ai để ‘cưỡi sóng” mà khai thác hải sản để kiếm thêm thu nhập trong gia đ́nh. Ngoài "chức năng” ngư dân, Khải và gia đ́nh c̣n được coi là người mát tay của đảo. Hơn chục loại rau xanh được đưa ra, dưới bàn tay chuyên cần của anh cùng vợ con đều vượt qua tất cả mọi nghiệt ngă của biển mà vươn ngọn lên trời. Một cuộc sống dân sinh đang được anh và các gia đ́nh chung tay "chụm lửa” trên ḥn đảo được coi là nghiệt ngă và xa xôi có tên Sinh Tồn.


Đảo xa đă ấm t́nh người

Cũng giống như nhiều đảo khác nằm trong quần đảo Trường Sa của nước Việt, cái khó khăn đầu tiên và muôn thuở ở đây vẫn là nước ngọt. Nhưng với chiến lược kinh tế biển đă được xác định, với sự đầu tư và chăm chút của đất liền th́ những năm gần đây vấn đề về nước ngọt đă được khắc phục cơ bản. Tuy không có nguồn nước ngọt tự nhiên như ở đảo Trường Sa lớn, nhưng với việc xây dựng các bể ngầm chứa nước nên chuyện nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày ở đây đă được khắc phục.

Trung tá Đảo trưởng Đinh Trọng Thắm lạc quan cho biết: Tuy chưa gọi là dư dả, nhưng với tổng số bể ngầm hiện có của Sinh Tồn, nước ngọt ở đây đă đảm bảo đến mức tối thiểu cho dân và cho lính sinh hoạt. Ngoài việc có nước ngọt để dùng, người dân ở đây c̣n có thêm nước ngọt để tưới cho cây trồng. Có nước ngọt và chủ động được nước ngọt, đảo sẽ đa dạng thêm về các loại thực vật, làm phong phú thêm chủng loại cây trồng ngoài các cây truyền thống như phong ba, bàng vuông.

Ngoài các hộ gia đ́nh ra đảo lần đầu tiên, với một cuộc sống được khẳng định và được đưa tin từ đảo về, rồi qua những lần người đất liền ra thăm người ở đảo, một cuộc sống thực tế hiện hữu đă được đưa về. Hàng năm đảo tiếp tục đón nhận những công dân từ đất liền tiếp theo tự nguyên ra đảo. Sinh Tồn ngày một ấm áp thêm bởi những cư dân và những mái nhà, xanh thêm những vườn rau và cây trái.




Trần Quang Thành, sinh năm 1970, người ở thành phố Nha Trang cũng là một trong những công dân như vậy. Ra biển, ra Sinh Tồn bằng tiếng gọi tha thiết của biển. Thành bảo, trước ở đất liền ḿnh cũng đi biển. Nhưng do ngư trường trong đó chật chội, lại thêm sự cạn kiệt của thủy hải sản gần bờ nên thu nhập cũng hẻo lắm. Ra ngoài này, môi trường phong phú, cá tôm đánh bắt được nhiều, công việc cũng thuận lợi hơn. Trước đây mỗi lần ra được đến đây để đánh bắt cá th́ thời gian phải là cả tháng. Nhưng nay ra đây ở, "nhà” tự dưng gần biển hơn, sáng đi, chiều có thể về với vợ con. Vừa gần gũi, lại đỡ phải chi phí cho những lần đi biển dài ngày như trước kia.

"Theo chân” Thành, gia đ́nh anh cũng vượt sóng ra đây. Cuộc sống nhanh chóng được thích nghi. Con gái anh, cháu Trần Thị Thu Hiền ngoài giờ cắp sách đến trường cũng có thêm thời gian để giúp đỡ cha mẹ làm kinh tế ở nơi cách đất liền đến hàng trăm hải lư này. Hiện tại, ngoài việc bám biển để khai thác thủy hải sản th́ nhà anh c̣n tăng gia sản xuất. Ngoài trồng rau c̣n là cả việc nuôi gia súc, gia cầm. Nh́n đàn vịt, ngan nhà anh lúc lỉu đi lại trong vườn, một cảm giác đất liền hóa đảo đă hiện hữu và hoàn toàn thuyết phục được tôi cũng như mọi người.

"Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn. Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy. Mắt đăm đăm nh́n về nơi ấy. Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi. Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời... Chúng tôi không cạo đầu để tóc lên như cỏ” - những câu thơ hoài niệm khắc khoải, gợi cảnh khao khát và cô đơn của những người lính đợi mưa trên đảo Sinh Tồn 29 năm trước lại chập chờn hiện về trong tôi. Nhưng nó lại nhanh chóng được thay thế bằng những ǵ tôi đă thấy ngày nay ở Sinh Tồn, như những vần thơ mong đợi đầy đoán định về tương lai: "Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên. Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

NHÓM PV BIỂN ĐÔNG


 

 sontunghn
 member

 REF: 606344
 07/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


KỳXIX.Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa

Trong những năm gần đây ngư dân Việt Nam mà nhất là ngư dân tỉnh Quảng Ngăi luôn bị tàu nước ngoài bắt bớ, đánh đập, đâm tàu khiến tính mạng ngư dân nhiều phen lâm nguy. Những chuyến ra khơi gắn với những vụ "tai nạn” như vậy thật sự là nỗi kinh hoàng đối với dư luận, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản và công việc mưu sinh bao đời của ngư dân Việt. Thật đáng trân trọng, bất chấp những hiểm nguy, được sự hỗ trợ của cả nước, ngư dân Việt Nam với ḷng quả cảm, vượt lên đầu sóng ngọn gió, bám biển ra khơi, khẳng định chủ quyền của đất nước và cờ Tổ quốc vẫn luôn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa.




"Sóng gió” trên Biển Đông

Cho đến nay, ông Đặng Nam - thuyền trưởng tàu BKS QNg 2203 TS ở xă Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngăi - không thể nào quên được vụ tàu ông bị đâm ch́m khiến 9 thuyền viên suưt mất mạng. Ông Nam kể: "Vào khoảng 1 giờ 30 ngày 15-7-2009, trong lúc đang hành nghề lưới chuồn tại tọa độ 13,45' độ vĩ bắc - 110,32' độ kinh đông, cách bờ biển Phú Yên - B́nh Định khoảng 200 km về phía đông, tàu của tôi bất ngờ bị một chiếc tàu không rơ nguồn gốc tông ch́m. Rất may một tàu khác của ngư dân Việt Nam gần đó đă kịp thời ứng cứu, nhưng cả 9 ngư dân đều bị thương, trong đó, anh Phạm Văn Ca (30 tuổi) và Đặng Lan (32 tuổi) bị thương rất nặng. Toàn bộ tài sản, gồm tàu và ngư lưới cụ, với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng đă mất sạch.

Điều đáng lên án là trong lúc chạy tránh băo cũng đă có rất nhiều tàu, thuyền bị bắt, ngư dân bị đánh đập, bị tịch thu tài sản. Như trong cơn băo số 9, có đến 16 chiếc tàu đánh cá của hơn 200 ngư dân huyện đảo Lư Sơn và huyện B́nh Sơn- Quảng Ngăi đánh bắt hải sản ngoài khơi không c̣n cách nào khác phải chạy vào trú tại đảo Hoàng Sa vào chiều tối ngày 28-9-2009. Từ đây những ngư dân từ già cho đến trẻ bị những kẻ "cướp biển” đánh đập và cướp sạch tài sản, khi thoát chết trở về những ǵ họ kể lại thật kinh hoàng. Em Lê Hợp mới 15 tuổi cũng bị bọn chúng bắt nằm sấp xuống sàn tàu và đánh đập dă man, bảo chỉ ra chỗ nào cất dấu tài sản của bà con trên tàu. Họ hành hạ những ngư dân vô tội, cướp đi tài sản, kể cả lương thực sống c̣n của họ. 16 tàu của bà con không chiếc nào thoát được thảm nạn trên.



Những ngư dân vẫn quyết tâm bám biển

Mới đây, ngày 6-5-2011, tại đảo Bạch Quy thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 50615TS do ngư dân Trần Văn Thoa (31 tuổi) làm thuyền trưởng cùng 14 ngư dân thuộc xă B́nh Châu huyện B́nh Sơn đă bị một tàu kiểm ngư của Trung Quốc rượt đuổi và tịch thu 1 máy ḍ cá, 1 máy định vị tầm xa, 1 máy quét, lấy toàn bộ hải sản. Tổng số tài sản bị lấy hơn 200 triệu đồng. Tiếp đến trưa ngày 11-5-2011, tàu của thuyền trưởng Phạm Hà, 37 tuổi cũng bị tàu kiểm ngư của Trung Quốc vơ vét sạch tài sản như dây hơi, máy định vị, đồ nghề sửa máy, dây điện và toàn bộ 200 kg tôm hùm, 3 tấn cá... Anh Vơ Đào (35 tuổi) ở thôn Châu Thuận Biển, xă B́nh Châu là thuyền trưởng tàu cá QNg 90 019 TS cũng cho biết: "Ngày 9-5-2011, sau 10 ngày vất vả giữa biển khơi, 8 anh em đánh bắt được khoảng 4-5 tấn hải sản các loại th́ bị tàu kiểm ngư Trung Quốc mang biển hiệu 309 áp sát trấn lột toàn bộ...”

Đáng nói, trong số trên có những ngư dân kỳ cựu, hàng chục năm trời bám biển nhưng chính v́ sự bắt bớ, tịch thu tài sản, đ̣i tiền chuộc thậm chí đánh đập đă khiến họ tan gia bại sản như "Sói biển” Mai Phụng Lưu, ở Lư Sơn với 4 lần bị tịch thu tài sản, tàu thuyền, nợ nần chống chất hàng trăm triệu đồng. Hay như ông Tiêu Viết Là, 48 tuổi, ở xă B́nh Châu huyện B́nh Sơn, rất nhiều lần bị Trung Quốc bắt tàu, tịch thu tài sản, đ̣i tiền chuộc hàng trăm triệu đồng. Theo ông Là, có lần tàu Trung Quốc đuổi theo tàu ông và xả súng vào be tàu khiến 6 ngư dân bị thương, trong đó anh Huỳnh Văn Hưng bị bắn găy xương tàn phế một cánh tay đến tận bây giờ. Họ c̣n kê biên lai phạt 6 vạn nhân dân tệ nhưng sau đó thu tàu khiến ông mất thêm trên 300 triệu...

Theo thống kê (chưa đầy đủ) của tỉnh Quảng Ngăi, từ năm 2005 – 2009, toàn tỉnh có 81 tàu cá với 929 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt. Trong đó năm 2005 tàu thuyền bị bắt ít nhất là 7 tàu, 75 ngư dân và nhiều nhất là năm 2008 với 26 tàu và 227 ngư dân. Riêng từ đầu năm 2010 đến nay, có gần 20 tàu thuyền với trên 200 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt giữ, tịch thu phương tiện và bắt nộp phạt hàng trăm triệu đồng mới cho về nước.



Tàu QNg-5012 của ông Nguyễn Văn Bay
trở về trong tơi tả và bị cướp sạch tài sản, ngư cụ
Đồng hành cùng ngư dân

Trước những khó khăn và hiểm nguy mà bà con ngư dân phải đối mặt trên Biển Đông, để tháo gỡ những khó khăn này, để "đồng hành” cùng ngư dân, những năm qua, Nhà nước đă có nhiều chính sách giúp đỡ bà con. Cụ thể, Chính phủ đă có Quyết định số: 118/2007/QĐ-TTg về hỗ trợ đối với ngư dân bị tai nạn trên biển. Chính phủ cũng đă quyết định xây dựng trạm cứu nạn, cứu hộ tại huyện đảo Lư Sơn với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng. Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai hệ thống thông tin cho tàu cá. Một số biện pháp khác như triển khai phát triển quỹ "nhân đạo nghề cá”, "quỹ bảo hiểm”... Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh miền Trung cũng đă chỉ đạo các đồn, trạm biên pḥng ở các địa phương vận động ngư dân thành lập tổ, đội tổ chức vươn ra khơi đánh bắt thủy sản và thường trực theo dơi thông tin để hỗ trợ ngư dân...



Những ngư dân trên chiếc tàuBKS QNg 2203 TS
bị nạn bàng hoàng kể lại vụ việc

Hiện nay tất cả các tàu cá đều được trang bị máy Icom tầm xa, tầm gần để liên lạc thường xuyên với nhau và liên lạc với đất liền. Chính nhờ hệ thống này mà công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển được thuận lợi, góp phần hạn chế thấp nhất những rủi ro. Tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngăi, chính quyền đă hỗ trợ kinh phí để đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng; tổ chức tập huấn cách ứng phó khi gặp băo, các quy định về trang thiết bị an toàn tàu cá, kiến thức sử dụng tần số máy thông tin liên lạc phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ trên biển; kỹ năng sơ cứu ban đầu cho người bị nạn; vận động thành lập các tổ đoàn kết sản xuất trên biển tập hợp các tàu nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, pḥng tránh băo, cứu nạn, cứu hộ trên biển...

Chính quyền cũng đă khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, tạo điều kiện cho bà con vay vốn đóng tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Đề án "Hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu thuyền đánh bắt xa bờ” đă được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt. Theo đó, từ năm 2010-2015, tỉnh hỗ trợ cho các chủ tàu cá là ngư dân, tổ hợp tác, HTX thực hiện nâng cấp hay đóng mới tàu cá có công suất từ 90CV trở lên. Về mức hỗ trợ, đối với tàu có công suất từ 90 đến dưới 250CV được hỗ trợ mỗi tàu 80 triệu đồng/năm, từ 250CV đến dưới 400CV được hỗ trợ 100 triệu đồng, từ 400CV trở lên hỗ trợ 120 triệu đồng... Xă B́nh Chánh, huyện B́nh Sơn đă làm các thủ tục giúp ngư dân được nhận gần 4 tỷ đồng tiền hỗ trợ theo Quyết định 289 của Chính phủ, để giải quyết những khó khăn. Mới đây nhất, UBND tỉnh Quảng Ngăi và huyện Lư Sơn đă vận động các chủ tàu thuyền và lao động hành nghề trên biển thuộc địa bàn huyện liên kết với nhau để thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Quảng Ngăi cũng đă quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân.



Mai Phụng Lưu trở về bên vợ
sau một lần bị Trung Quốc bắt giữ

Nơi ấy là Tổ quốc của chúng ta
Phải nói rằng, cho dù gặp không ít khó khăn từ thiên tai hay từ phía Trung Quốc, nhưng ngư dân Việt Nam vẫn quyết tâm bám biển. Bởi với họ nơi đó là cuộc sống, là Tổ quốc. Sự liên tục có mặt của các ngư dân thật sự là những "cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế, nhiều thế hệ ngư dân ở miền Trung đă gắn bó với Hoàng Sa, Trường Sa như máu thịt của ḿnh. Ông Mai Phụng Lưu, ở Lư Sơn, người đă hơn 30 năm gắn bó với nghề biển tâm sự: "Chúng tôi thuộc từng tên đảo, vách đá của Hoàng Sa như Bon Bay, Phú Lâm, Đá Lồi, Cây Bàng... Bởi nơi này là máu thịt của chúng tôi, là mảnh đất thiêng liêng của cha ông để lại!”. Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu 4 lần bị phía Trung Quốc bắt tàu, đ̣i tiền chuộc người, khiến gia đ́nh gặp không ít khó khăn, ngập ch́m trong nợ nần, nhưng khát vọng ra khơi vẫn cháy bỏng trong ông. Mới đây ông được vay 300 triệu đồng trong đêm hội "Đồng hành cùng ngư dân bám biển” diễn ra tại TP.Quy Nhơn, tỉnh B́nh Định, do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức. Ông nói: "Bằng mọi cách tôi sẽ có con tàu 200 CV và 2 tháng sau cờ Tổ quốc sẽ tung bay trên con tàu của tôi ở ngư trường Hoàng Sa”. C̣n anh Nguyễn Dưỡng cũng ở Lư Sơn cho biết: "Tôi vừa đóng mới một chiếc tàu, tôi sẽ đi Hoàng Sa. Hoàng Sa là của ḿnh. Hoàng Sa do tổ tiên để lại. Ḿnh không ra là có tội với cha ông của ḿnh”.



Những ngư dân Lư sơn hành nghề lặn
bắt hải sâm ở ngư trường Hoàng Sa

Thật vậy, cho dù c̣n đó những nỗi lo và hiểm nguy nhưng hiện tại, Quảng Ngăi hiện có 5.600 tàu đánh bắt thủy sản, trong đó gần 1.700 tàu đánh cá xa bờ với hơn 40.000 lao động trực tiếp sản xuất trên biển. Trong đó, tại ngư trường Hoàng Sa có hơn 600 tàu với gần 1.000 lao động, Trường Sa có 425 tàu với trên 700 lao động. Hay như tại Quảng Nam có trên 3.200 tàu cá tham gia đánh bắt hải sản trong đó có gần 500 tàu đánh bắt xa bờ ở 2 quần đảo nói trên. Chỉ tính riêng huyện đảo Lư Sơn, dân số hơn 21.000 người, có đến 70% dân số sống với nghề biển và họ vẫn đang quyết tâm bám biển, bất chấp những hiểm nguy, sóng gió trên Biển Đông.



Cảng cá Lư Sơn vẫn tấp nập tàu thuyền vào ra
Cùng với Quảng Nam, Quảng Ngăi, các tỉnh miền Trung cũng đă có hàng ngh́n tàu thuyền cùng với hàng chục ngh́n ngư dân bám biển, bất chấp tất cả những hiểm nguy. Bởi họ ư thức được rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là ngư trường truyền thống lâu đời của Việt Nam, cha ông đă để lại cho họ th́ họ sẽ và măi măi giữ ǵn. Nhưng nhiều ngư dân cho rằng, họ rất cần nhiều hơn nữa sự "đồng hành” từ các cơ quan chức năng trong khi đánh bắt thủy sản ngoài biển khơi như cần có được những thông tin chính xác đánh bắt cá ở những tọa độ nào th́ không bị tàu nước ngoài đe dọa, rượt đuổi, không c̣n tiếp tục bị thiệt hại về tài sản như đă từng xảy ra. Cần sớm có một hành lang ngư trường an toàn nhằm giúp ngư dân an tâm khi hành nghề đánh bắt trên biển, giúp ngư dân có được những tàu đánh cá công suất lớn, trang bị đầy đủ các hệ thống thông tin liên lạc, định vị hiện đại. Cần tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ của lực lượng hải quân, biên pḥng trên biển, cần ngăn chặn các tàu lạ xâm phạm lănh hải Việt Nam, phải kiên quyết bảo vệ biển của ḿnh bằng mọi giá... Họ c̣n cho rằng, cần phải coi ngư dân Lư Sơn bám biển như những người lính. Họ là hậu duệ của đội hùng binh Hoàng Sa từ hơn 300 năm trước, đang tiếp bước truyền thống cha ông chứ không chỉ đơn thuần là ra khơi để kiếm kế sinh nhai. Có như vậy ngư dân mới thật sự an tâm bám biển.

NHÓM PV BIỂN ĐÔNG


 

 sontunghn
 member

 REF: 606432
 07/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

KỳXX.Cơ sở pháp lư quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lănh thổ tại các hải đảo

Chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Trong đó, lănh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn với nhau. Pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế lâu đời đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lănh thổ và biên giới quốc gia. Tuy nhiên, việc xác lập chủ quyền lănh thổ trên đất liền hay trên các vùng biển, đảo đều phải hội đủ các yếu tố theo luật pháp quốc tế của từng thời điểm lịch sử. Phương thức chiếm hữu và thụ đắc lănh thổ v́ thế cũng thay đổi theo thời gian. Sau các cuộc chiến tranh thế giới gây ra những hậu quả đau thương kinh hoàng cho nhân loại, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đă ra Nghị quyết 2526 năm 1970 tuyên bố: "Mọi hành động thụ đắc lănh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực đều không được thừa nhận là hợp pháp”.



Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá - Công Đạo vẽ vào thế kỷ XVII.
Lời chú giải trên bản đồ khu vực phủ Quảng Ngăi ghi rơ
"Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Băi Cát Vàng”...

Ở thế kỷ XIV và XV tại các nước phương Tây người ta đă thừa nhận việc cấp đất của Giáo hoàng đủ để trao chủ quyền cho một nước đối với lănh thổ vô chủ. Tập quán này bắt đầu từ Sắc lệnh ngày 4-5-1493 do Giáo hoàng Alexandre VI kư xác định nguyên tắc phân chia các vùng lănh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Theo Sắc lệnh này, tất cả các vùng lănh thổ bao gồm: "Tất cả các đảo và đất liền đă t́m thấy và sẽ t́m thấy, đă phát hiện và sẽ phát hiện ở phía Đông một đường tưởng tượng chạy từ địa cực này sang địa cực khác qua phía Tây đảo Cap Vert 100 hải lư là thuộc Bồ Đào Nha”. C̣n các vùng lănh thổ ở phía Tây đường đó là thuộc Tây Ban Nha. Theo Hiệp ước Tordesillas giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được kư kết ngày 7-6-1494 và được Giáo hoàng Jules II xác nhận năm 1506 th́ con đường tưởng tượng được dịch về phía Tây 170 hải lư. Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, các nước Hà Lan, Anh, Pháp cũng phát triển dần trở thành cường quốc, bị đụng chạm quyền lợi, không chịu chấp hành Sắc lệnh nói trên. Từ thực tế này, các nước đă t́m ra nguyên tắc mới về thiết lập chủ quyền trên những vùng lănh thổ mà họ phát hiện. Đó là thuyết "quyền ưu tiên chiếm hữu” một vùng lănh thổ thuộc về quốc gia nào đă phát hiện ra vùng lănh thổ đó đầu tiên. Đó chính là thuyết "quyền phát hiện”. Theo thuyết này th́ chỉ cần các nhà hàng hải của một quốc gia cắm một lá cờ lên một ḥn đảo, thậm chí một thuyền trưởng của một nước nh́n thấy một vùng đất mới, quốc gia đó có quyền ưu tiên chiếm hữu.
Trên thực tế, việc phát hiện như trên chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lănh thổ v́ rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện và xác định giá trị pháp lư của việc phát hiện ra một vùng lănh thổ. V́ thế việc phát hiện đă mau chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lănh thổ phải để lại dấu vết trên vùng lănh thổ mà họ phát hiện như một bia hay một mốc chủ quyền hay một dấu hiệu quốc gia có giá trị hợp lệ mới được coi là có chủ quyền lănh thổ.



Lễ thả thuyền trên biển trong ngày lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Thuyết quyền phát hiện đă được thay thế bằng thuyết chiếm hữu về danh nghĩa đă được các quốc gia áp dụng từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII. Song thuyết chiếm hữu về danh nghĩa càng ngày càng bộc lộ những nhược điểm. Đă xảy ra t́nh trạng có những nước vô t́nh hay cố ư lại "phát hiện” và đặt dấu hiệu như cắm cờ, cột mốc, bia về chủ quyền của ḿnh lên những lănh thổ mà các quốc gia khác đă xác nhận. Do đó mà nảy sinh ra nhiều vụ tranh chấp. Các luật gia càng ngày càng thấy việc phát hiện, kể cả việc phát hiện có để lại dấu vết chỉ đem lại cho quốc gia phát hiện vùng lănh thổ một danh nghĩa phôi thai, chưa hoàn chỉnh. Danh nghĩa này có thể bị mất đi nếu như nó không được củng cố bằng những hành động thực tế tích cực. Chính v́ vậy, thuyết chiếm hữu về danh nghĩa cũng đă bắt đầu bị phê phán từ thế kỷ XVII, theo đó chiếm hữu danh nghĩa chỉ mới là một dạng phôi thai ban đầu không thể tự nó tạo ra danh nghĩa chủ quyền đầy đủ. Việc phát hiện cần phải được bổ sung bằng các hành động chiếm đóng hiệu quả mới có thể tạo ra cơ sở pháp lư đầy đủ cho việc thụ đắc chủ quyền lănh thổ. Chủ quyền muốn được xác lập th́ phải là thật sự, có hiệu quả, tức là đ̣i hỏi sự có mặt thực tế của quốc gia chiếm hữu trên vùng lănh thổ đó.

Sau Hội nghị Berlin về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ và sau khoá họp của Viện Pháp luật Quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, nguyên tắc chiếm hữu thật sự trở thành quan điểm chiếm ưu thế trên thế giới. Điều 3, điều 34 và 35 của Định ước Berlin kư ngày 26-6-1885 xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau: "Phải có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước kư Định ước trên”; "Phải duy tŕ trên những vùng lănh thổ mà nước ấy chiếm hữu sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà nước ấy đă giành, được tôn trọng”.



Đại Nam Nhất Thống toàn đồ

Tuyên bố của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne năm 1888 đă nhấn mạnh "mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền th́ phải là thật sự tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”. Chính tuyên bố trên của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne đă khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước kư Định ước trên. Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là: Việc xác lập chủ quyền lănh thổ phải do Nhà nước tiến hành, tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lănh thổ v́ tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, v́ quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia; Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà b́nh trên một vùng lănh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đă được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto); Dùng vũ lực để chiếm một vùng lănh thổ đă có chủ là một hành động phi pháp; Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lănh thổ đó; Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lănh thổ đó.

Ngày 10 tháng 9 năm 1919, Công ước Saint Germain đă được các cường quốc lúc bấy giờ kư tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin năm 1885 với lư do là trên thế giới không c̣n lănh thổ vô chủ nữa và như thế nguyên tắc chiếm hữu thật sự không c̣n giá trị thực tế nữa. Song do tính hợp lư của nguyên tắc này, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng nó khi phải giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Hợp Quốc được thành lập tiếp theo Hội Quốc Liên. Từ các cuộc chiến tranh xâm lược, Hiến chương Liên Hợp Quốc đưa ra nguyên tắc (điều 2 khoản 14) có giá trị như một nguyên tắc pháp lư áp dụng cho tất cả các quốc gia. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trên đă được phát triển và tăng cường trong Nghị quyết 2625 năm 1970: "Lănh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương. Lănh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lănh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”. Nghị quyết trên cũng qui định: "Các quốc gia có bổn phận không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lănh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia.”.



Bản dập mộc bản nói về vua Gia Long phái
Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa ḍ xét đường biển

Năm 1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ("United Nations Convention on Law of Sea” - viết tắt là UNCLOS) công bố ngày 10-2-1982 tại Montego Bay ở Jamaica đă được 159 quốc gia kư nhận. Sau khi có đủ 60 quốc gia duyệt y (ratification), kể từ ngày 16-11-1994 UNCLOS hay LOS Convention trở thành luật quốc tế đối với các quốc gia phê chuẩn và được thi hành, đă xác định về chủ quyền trên biển của mỗi quốc gia.

Đối chiếu với trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, theo tập quán pháp lư phương Tây lúc bấy giờ, sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này là một sự thật thể hiện bằng các hành động cụ thể về sự quản lư, chỉ đạo của các Nhà nước Việt Nam đương thời một cách nhất quán, liên tục, hoà b́nh phù hợp với cơ sở pháp lư quốc tế đương thời. Sau đó, chủ quyền của Việt Nam tiếp tục được khẳng định dựa trên các cơ sở pháp lư quốc tế có giá trị phổ biến là Tuyên bố của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne năm 1888, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về Luật Biển 1982 mà các thành viên kư kết (trong đó có cả những nước đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) đều phải tôn trọng.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606562
 07/15/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XXI.Cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Trong lịch sử, Việt Nam đă phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đă bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử c̣n lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đă có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lănh thổ.



Đại tướng Lê Đức Anh (lúc này là Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng)
ở quần đảo Trường Sa, Việt Nam năm 1988

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông. Hiện hai quần đảo đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với lănh thổ, pháp luật quốc tế đă h́nh thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và ḥa b́nh. Nguyên tắc này đă được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lănh thổ trên thế giới.
Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lư đều cho thấy rằng các Nhà nước Việt Nam đă chiếm hữu thật sự hai quần đảo này hàng trăm năm qua. Nói chính xác là các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và cho tới nay đă thực thi chủ quyền ở đây ít ra từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Từ đó Việt Nam đă thực hiện việc xác lập và thực thi chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và ḥa b́nh.

Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đă thu thập được rất phong phú, mặc dù như đă nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đă bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu c̣n lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đă gọi hai quần đảo bằng cái tên Băi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện B́nh Sơn, phủ Quảng Ngăi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Băi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lư Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Băi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đă tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo. Các thể lệ tuyển chọn người, chế độ khen thưởng, đăi ngộ đối với các đội đều được Nhà nước quy định rơ ràng. Các đội này được duy tŕ và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đ́nh Nhà Nguyễn đă cử các tướng Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật (các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ, xây miếu, dựng bia.



Các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam
trên đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa tháng 5-1988
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lư hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu, cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đă được công bố trong Công báo của Cộng ḥa Pháp ngày 26-7-1933. Năm 1933, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đă yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đă chiếm đóng trái phép năm 1946 và Pháp đă cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Ḥa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng Hội nghị đă bác bỏ đề nghị này với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng. Tại Hội nghị, Ngoại trưởng Trần Văn Hữu dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Quốc gia Việt Nam đă tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào.

Năm 1956 Pháp chuyển giao lănh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và chính quyền này đă cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xă thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy tŕ các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20 t́nh h́nh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng t́nh h́nh rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đă bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH đă kịch liệt phản đối. Năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đă phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.

Đối với nhóm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH tiếp tục quản lư cho đến năm 1974. Năm 1974, Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đă kịch liệt phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc. Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lư hành chính trên các quần đảo này. Một sự thật hiển nhiên là cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Trẻ em đảo Trường Sa Lớn ngày nay
đang trên đường đến lớp học
Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm ḍ và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Về mặt địa lư, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngăi 135 hải lư và đảo Hoàng Sa (Pattle) chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lư. V́ vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982. Về mặt địa chất, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy quần đảo Hoàng Sa là một thành phần của Việt Nam. Về địa h́nh, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên ch́m dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa h́nh đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, băi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lư, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đă dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ḿnh, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lănh thổ nước khác đă bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ḥa b́nh, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển ḥa b́nh, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính ḿnh đă công nhận và kư kết.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606563
 07/15/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XXII.Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa

Trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tống Thần Công, Minh Thành Tổ đến giữa thế kỷ XX (1951), tài liệu chính sử Trung Quốc đă chưa bao giờ cho thấy chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) trên Biển Đông của Việt Nam (mà họ gọi là Biển Hoa Nam). Chỉ từ những năm giữa thế kỷ XX trở lại đây, Trung Quốc thay đổi thái độ và liên tục lên tiếng đ̣i hỏi chủ quyền "bất khả tranh nghị” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, họ không đưa ra được cơ sở pháp lư hay một bằng chứng lịch sử nào đáng tin cậy cho thấy họ có chủ quyền hợp pháp trên các quần đảo này.



Tuần tra bảo vệ chủ quyền trên
đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường sa, Việt Nam
Ảnh: HOÀNG LONG


Trung Quốc đ̣i hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chỉ dựa trên các tài liệu của các nhà du hành, thám hiểm và dĩ nhiên, theo công pháp quốc tế những tài liệu này không phải là các tư liệu chính thức của Nhà nước có thể dựa vào để chứng minh chủ quyền và sự kiểm soát chính thức của Trung Quốc tại các quần đảo này. Các bản đồ cổ mà Trung Quốc trưng ra để làm bằng chứng lịch sử cũng không phải là bản đồ chính thức của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Thậm chí, cho đến cuối thế kỷ XX, tài liệu chính sử ghi chép lại cho thấy Trung Quốc vẫn không coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lănh thổ của họ. Điều này được ghi nhận bởi các sự kiện liên quan đến 2 tàu La Bellona và Imeji Maru vận chuyển đồng dưới sự bảo hiểm của các công ty Anh quốc. Hai tàu này bị ch́m trong khu vực quần đảo Hoàng Sa (Paracels), trong các năm 1895 và 1896. Các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hải Nam đă thu nhặt đồng từ xác tàu ch́m và đem đi bán cho các thương nhân ở Hải Nam. Các công ty bảo hiểm của hai con tàu đă phản đối với Chính phủ Trung Quốc, đ̣i Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Khâm sai Quảng Đông lúc đó đă trả lời Công sứ Anh tại Bắc Kinh rằng: "Paracels là những ḥn đảo vô chủ, chẳng thuộc Trung Quốc cũng như chẳng thuộc An Nam, về mặt hành chính chúng không nằm trong địa phận của quận huyện nào ở Hải Nam và cũng không có cơ quan đặc trách nào lo việc cảnh sát ở đó cả”. Trước những sự thật lịch sử hiển nhiên như vậy, Trung Quốc vẫn mạo nhận rằng họ đă chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XV trong chuyến đi thứ tư của Trịnh Ḥa năm 1413. Tuy nhiên, trong các sách sử chính thức của Trung Quốc ghi chép về những chuyến hải hành phái bộ Trịnh Ḥa không phải để chinh phục vùng Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đoàn thuyền của phái bộ này chỉ đi ngang qua Biển Đông hướng về Ấn Độ Dương, không hề ghé lại các đảo hay quần đảo nào của Việt Nam.



Chùa Việt Nam trên đảo Trường sa Lớn

Theo luật pháp quốc tế, muốn xác lập chủ quyền lănh thổ trên biển và hải đảo phải hội đủ 3 điều kiện: phải có sự thực thi chủ quyền của Nhà nước; thực thi một cách liên tục và lâu dài; được sự thừa nhận của các quốc gia duyên hải, đặc biệt là các quốc gia tiếp cận và đối diện. Những tài liệu chính sử của Trung Quốc cho thấy cho đến thế kỷ XIX người Trung Quốc cũng chỉ đi ngang qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không hề có việc tuyên bố, hành xử chủ quyền lâu dài và liên tục tại các đảo này. Thậm chí, có tài liệu của Trung Quốc c̣n mặc nhiên công nhận sự liên hệ của các quần đảo này với Việt Nam. Cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) viết: "Lộ tŕnh phía ngoài được nối với lộ tŕnh phía trong bởi Vạn Lư Trường Sa nằm giữa biển. Chiều dài của quần đảo khoảng vài chục ngàn dặm. Nó là bức phên dậu pḥng thủ biên giới phía ngoài của nước An Nam”. Hơn nữa, chính sử nhà Thanh c̣n ghi rơ cho đến cuối thế kỷ XIX lănh thổ Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam tại vĩ tuyến 18 là hết, trong các bản đồ chính thức của triều đ́nh không hề có các địa danh Tây Sa, Nam Sa hay Vạn Lư Trường Sa... Có thể khẳng định rằng nhà Thanh kết thúc từ năm 1911 chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. V́ vậy, càng không bao giờ có cái gọi là "vùng biển lịch sử” bao chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông do Trung Quốc tự tuyên bố như là "ao nhà” của họ từ hàng ngàn năm về trước.



Bà con dân tộc miền núi Việt Nam thăm
UBND xă đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa

Luật quốc tế cũng cho phép thủ đắc lănh thổ do chiếm cứ, tuy nhiên phải hội đủ các điều kiện sau đây: chiếm cứ thực sự; chiếm cứ công khai; và chiếm cứ hoà b́nh. Không thể phủ nhận một sự thật lịch sử là vào năm 1956, Trung Quốc đă bí mật chiếm cứ vũ trang các đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực chiếm đoạt toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa từ Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa. Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu chiến vũ trang hạng nặng chiếm đoạt một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Những vụ chiếm cứ này của Trung Quốc không mang tính ḥa b́nh mà do sử dụng vũ lực mang tính xâm lăng nên không bao giờ được luật pháp quốc tế công nhận. Do đó, những đảo mà Trung Quốc đă cưỡng chiếm bằng vũ lực trên Biển Đông không được coi là hợp pháp nên không bao giờ có chủ quyền theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam đă chiếm cứ, quản lư, khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa công khai, liên tục, lâu dài và hoà b́nh ít nhất từ thế kỷ XVII cho đến nay, nên theo luật pháp quốc tế, Việt Nam có đủ điều kiện xác lập và hành xử chủ quyền của ḿnh trên hai quần đảo này, kể cả các đảo đă bị cưỡng đoạt bằng vũ lực và đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.



Đảo Trường Sa Lớn

Khi Thế chiến thứ II c̣n đang tiếp diễn, năm 1943, đại diện ba cường quốc đồng minh là Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Dân Quốc đă họp tại Cairo (Ai Cập) ra Tuyên cáo Cairo ngày 27-11-1943. Điều đáng lưu ư là tại Hội nghị Cairo, Trung Hoa Dân Quốc không hề đ̣i hỏi chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 7-1945, đại diện Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô họp tại Potsdam (Đức) ra Tuyên ngôn Potsdam ngày 26-7-1945, trong đó có việc ấn định thể thức giải giới quân đội Nhật tại Thái B́nh Dương. Theo đó, Trung Quốc có nghĩa vụ giải giới quân đội Nhật tại Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc kể cả quần đảo Hoàng Sa; quân đội Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam kể cả quần đảo Trường Sa. Giải giới không có nghĩa là tiếp thu hay chiếm lănh thổ. Do đó nếu Anh không có chủ quyền lănh thổ ở Trường Sa th́ Trung Quốc cũng không có chủ quyền lănh thổ tại Hoàng Sa, và dĩ nhiên cũng không có chủ quyền ở Trường Sa. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 Nhật Bản đă khước từ chủ quyền lănh thổ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nước này chiếm đóng trong chiến tranh. Hội nghị cũng đă phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Ngày 7-5-1951, tại phiên họp toàn thể Hội nghị, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đă lên diễn đàn công bố chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không có sự phản kháng nào của tất cả các quốc gia tham dự hội nghị. Về mặt pháp lư quốc tế, với sự công bố chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 quốc gia hội viên Liên Hợp Quốc, có nghĩa là kể từ năm 1951 các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă được cộng đồng thế giới thừa nhận thuộc chủ quyền lănh thổ của Việt Nam. Điều này có giá trị tuyệt đối, kể cả đối với các quốc gia không tham dự Hội nghị. Ba năm sau, Hiệp định Genève 1954 tiếp tục khẳng định rơ ràng chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, Hiệp định Genève 1954 cũng khẳng định: "Các quốc gia tham dự Hội nghị Genève (trong đó có Trung Quốc) cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam”.



Đoàn đại biểu các dân tộc Việt Nam
tại mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa Lớn
Căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thức có giá trị pháp lư quốc tế, Trung Quốc đă ư thức được sự yếu kém của họ về cả 3 mặt pháp lư, địa lư và lịch sử. Do đó, họ không bao giờ dám công khai thảo luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các đảo khác trên Biển Đông. Họ thường né tránh và luôn tuyên bố đó là một vấn đề "không thể chối căi” hay "không thể tranh luận”. Lư do rất đơn giản v́ họ không có đủ tài liệu hay lư lẽ để có thể đưa ra tranh nghị một cách công khai trước sự giám sát của cộng đồng quốc tế cũng như của các tổ chức đảm bảo việc thực thi luật pháp quốc tế để có thể chứng minh chủ quyền hợp pháp của họ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế, ngày nay tất cả các cuộc xâm chiếm lănh thổ bằng vũ lực đều bị coi là bất hợp pháp nên không có giá trị pháp lư để xác lập chủ quyền lănh thổ. Do đó, các đảo mà Trung Quốc đă cưỡng chiếm bằng vũ lực và đang chiếm giữ bất hợp pháp trên Biển Đông, cũng như tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là không bao giờ thuộc chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606613
 07/16/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XXIII.“Đường lưỡi ḅ” phi lư và tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông
Tháng 5-2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư kư Liên Hợp Quốc và kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (c̣n gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi ḅ”) thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc đ̣i hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biển lịch sử” của họ được bao chiếm bởi "đường lưỡi ḅ”. Tuy nhiên, điều đáng nói là từ đó đến nay mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ làm rơ được cơ sở pháp lư của các đ̣i hỏi này nhưng hành động của họ th́ lại ngày càng gia tăng gây hấn, xâm phạm thô bạo chủ quyền lănh thổ của nhiều quốc gia trong khu vực làm cho t́nh h́nh Biển Đông trở nên căng thẳng.



Tàu Viking 2 của Việt Nam

Công hàm ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách "đường lưỡi ḅ” và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố bản đồ "đường lưỡi ḅ” với toàn thế giới. Trước đó, mặc dù "đường lưỡi ḅ” đă được thể hiện nhiều lần trong một số bản đồ lưu hành trong nước, nhưng Chính phủ của họ chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào trước cộng đồng quốc tế. Thậm chí trong những văn bản pháp lư quan trọng của Nhà nước Trung Quốc về các vùng biển như các Tuyên bố về Lănh hải năm 1958, về Lănh hải và Vùng tiếp giáp năm 1992, về Đường cơ sở năm 1996, và về Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa năm 1998... "đường lưỡi ḅ” cũng không hề được nhắc tới. Theo các học giả Trung Quốc, "đường lưỡi ḅ” lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) được Vụ Địa lư của Bộ Nội vụ Cộng ḥa Trung Hoa xuất bản năm 1948. Một số người cố đẩy thời gian xuất hiện của "đường lưỡi ḅ” xa hơn nhằm mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. Họ cho rằng "đường lưỡi ḅ” do một người tên Hu Jinjie vẽ từ năm 1914 và đến tháng 12-1947 một viên chức của Cộng ḥa Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ lại đường này trong một bản đồ cá nhân để thể hiện cảm xúc của ḿnh khi nghe tin Pháp chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa năm 1933. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận: "Không rơ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về luật biển quốc tế đương đại hay không?”. "Đường lưỡi ḅ” khởi thủy có 11 đoạn vẽ bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và băi ngầm Trung Sa chiếm hầu hết Biển Đông. Tuy nhiên, đến năm 1953, đường 11 đoạn được điều chỉnh lại thành 9 đoạn như ngày nay, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Đáng lưu ư là đến nay không có bất kỳ tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của "đường lưỡi ḅ”. Rơ ràng nguồn gốc và ư nghĩa của "đường lưỡi ḅ” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cũng không thống nhất được một sự giải thích hợp lư nào. Thậm chí, có học giả Trung Quốc c̣n cho rằng "không có cơ sở nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó” (Yann Huei Song). Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều ư kiến của chính người Trung Quốc thắc mắc về việc "tại sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta?”.



Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi ḅ) Trung Quốc
gửi kèm công hàm lên Liên hợp quốc năm 2009
phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
của Việt Nam và Malaysia
Biên giới và chủ quyền lănh thổ là vấn đề thiêng liêng, hệ trọng từ rất lâu trong lịch sử của mọi dân tộc. Các cơ sở pháp lư quốc tế đều coi trọng việc bảo vệ đường biên giới ổn định của các quốc gia. Do vậy, đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thể chế. Vậy mà trong vấn đề "đường lưỡi ḅ” ngay đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường yêu sách này, c̣n chưa biết nó được xác định cụ thể như thế nào th́ làm sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được.

Theo TS Nguyễn Hồng Thao (Đại học Quốc gia Hà Nội), với Công hàm ngày 7-5-2009 kèm theo bản đồ "đường lưỡi ḅ”, có vẻ như Trung Quốc đ̣i hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất lịch sử của "đường lưỡi ḅ” và mặc nhiên coi Biển Đông là vùng biển lịch sử của Trung Quốc. Về lâu dài, sự nhập nhằng sẽ khiến đường này được ngộ nhận là đường biên giới trên biển của Trung Quốc. Họ cũng khéo léo kết hợp đường này với các khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Trường Sa. Như vậy, toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành "ao nhà” của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là vùng có tính chất lịch sử, phải thoả măn ít nhất hai điều kiện: Phải thực thi chủ quyền thật sự liên tục, hoà b́nh và lâu dài; Phải có sự chấp nhận công khai hoặc im lặng không phản đối của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia láng giềng và có lợi ích liên quan. Trung Quốc đă không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà b́nh và lâu dài. Không có một bằng chứng nào trong cổ sử Trung Quốc cho thấy Biển Đông là "ao nhà” của họ. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc không hề thiết lập hoặc duy tŕ có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải của nhà Nguyễn (Việt Nam). Ngược lại, c̣n có những ghi nhận về sự thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động của hải đội Hoàng Sa như trường hợp năm 1774, quan huyện Văn Xương (Trung Quốc) giúp các dân binh Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị băo dạt vào đất Trung Quốc trở về nguyên quán. Trung Quốc cũng chưa bao giờ công bố công khai yêu sách "đường lưỡi ḅ” một cách chính thức trước cộng đồng quốc tế. Mặc dù các học giả Trung Quốc cho rằng "đường lưỡi ḅ” tồn tại từ lâu không bị ai phản đối, thế nhưng "đường lưỡi ḅ” trước đây chỉ xuất hiện trong một bản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ư kiến. Hơn nữa, Hội nghị San Francisco 1951 cũng đă bác bỏ đề nghị về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cho thấy yêu sách "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế thừa nhận. "Đường lưỡi ḅ” c̣n mâu thuẫn ngay với quan điểm chính thức của Trung Quốc đă nêu trong Tuyên bố ngày 4-6-1958 về các vùng biển Trung Quốc. Trong Tuyên bố này rơ ràng Trung Quốc công nhận rằng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải bởi các vùng nước lịch sử. Trong Luật về lănh hải và vùng tiếp giáp năm 1992, Trung Quốc cũng chỉ nêu đ̣i hỏi lănh hải 12 hải lư xung quanh những vùng đất yêu sách chủ quyền và vùng tiếp giáp 12 hải lư dành cho thuế quan và các mục đích tương tự chứ không hề xác định "vùng nước lịch sử”. Ngày 15-6-1996, Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và ban hành "Quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lănh hải”, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này đă vi phạm chủ quyền lănh thổ của Việt Nam và cũng là sự vi phạm các quy định của UNCLOS về vạch đường cơ sở.



2 trong số 3 tàu hải giám Trung Quốc
đă xâm phạm lănh hải Việt Nam,
lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động
của tàu B́nh Minh 02 ngày 26-5-2011


Chủ quyền lănh thổ không thể có được từ sự suy diễn dựa trên những dẫn chứng thiếu căn cứ. Do vậy, "đường lưỡi ḅ” không được xác định rơ cả về cơ sở pháp lư lẫn toạ độ địa lư, đă vi phạm chủ quyền lănh thổ không chỉ của các nước liên quan mà c̣n là sự thách thức đối với quyền lợi hàng hải, hàng không của cộng đồng quốc tế. Cộng đồng thế giới chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách chiếm cứ hầu hết toàn bộ Biển Đông như vậy và sẽ không bao giờ chấp nhận một vùng biển lớn, con đường hàng hải quốc tế quan trọng vào loại nhất nh́ thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một quốc gia như yêu sách "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc.



Tọa độ tàu Trung Quốc vào lănh hải Việt Nam
cắt cáp của tàu B́nh Minh 02


Trung Quốc luôn tuyên bố muốn có ḥa b́nh, ổn định và chủ trương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông một cách êm thấm. Thế nhưng, gần đây Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi ḅ” chiếm gần trọn diện tích Biển Đông bất chấp quyền lợi của các nước trong khu vực cũng như chính các điều luật quốc tế mà họ đă công nhận và kư kết. Vào ngày 26-5 và 9-6-2011, tàu Trung Quốc đă hai lần xâm nhập cắt cáp thăm ḍ dầu khí của tàu Việt Nam hoạt động trong vùng biển chủ quyền Việt Nam. Ngày 27-5-2011, Việt Nam gửi Công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tố cáo Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và quyền chủ quyền của Việt Nam ngay trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày hôm sau, Trung Quốc đáp lại rằng những ǵ họ làm là "thực thi luật biển và các hoạt động giám sát là hoàn toàn b́nh thường trong vùng biển thẩm quyền của Trung Quốc”. Ngày 29-5-2011, Việt Nam tiếp tục phản đối hành động trên của Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng các tàu Việt Nam đă thực hiện việc thăm ḍ hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lư của ḿnh, phù hợp với UNCLOS. Đây không phải là một khu vực tranh chấp mà cũng không nằm trong "vùng quản lư của Trung Quốc”. Trung Quốc đă cố ư đánh lừa dư luận rằng đây là vùng tranh chấp. Hai ngày sau, Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố rằng hành động thực thi luật pháp của các tàu hải giám Trung Quốc chống lại việc các tàu Việt Nam vận hành bất hợp pháp là hoàn toàn chính đáng. Họ c̣n thúc giục Việt Nam phải "ngay lập tức chấm dứt những hành động xâm phạm và không được gây thêm rắc rối mới”. Nhưng, theo các nhà b́nh luận quốc tế, thêm một lần nữa Trung Quốc đă không đặt tuyên bố của họ vào khuôn khổ của các vùng nước UNCLOS. Và Trung Quốc cũng không đưa ra ranh giới cụ thể cho yêu sách của họ cũng như trích dẫn ra bất kỳ điều luật quốc tế nào để có thể biện minh cho lập luận và hành động của họ.



Tàu ngư chính 311 tham gia giải cứu cho tàu cá Trung Quốc
trong vụ cắt cáp tàu Viking 2 ngày 9-6-2011
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) phân tích: Biển Đông giàu có tài nguyên trở nên có ư nghĩa đặc biệt quan trọng, là "lợi ích cốt lơi” của Trung Quốc. Có thể khẳng định trong thời gian tới, vấn đề Biển Đông sẽ là nơi Trung Quốc không những giữ nguyên những tham vọng vốn có mà nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trước nhiều lần và càng bất chấp thiên hạ hơn”. Theo ông Dy, hơn lúc nào hết, Việt Nam và các bên liên quan phải cảnh giác cao độ trước âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều trước tiên là phải làm cho toàn thể người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước thấy rơ sự đe dọa trực tiếp của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Từ đó, phát huy sức mạnh của dân tộc và thời đại, khôn khéo, sáng tạo trong đường lối, chính sách đối ngoại bảo vệ có hiệu quả nhất chủ quyền trên Biển Đông của nước ta.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606727
 07/17/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XXIV.Châu bản thời Minh Mạng và Thiệu Trị khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Nhiều kỳ trước chúng tôi đă thông tin tới bạn đọc các chứng cứ từ sách sử trong nước và nước ngoài (kể cả Trung Quốc) để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những chứng cứ lịch sử khác ngoài sách sử, chúng tôi xin đề cập tới một số châu bản thời Nguyễn, cụ thể là hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị – Đó là những hiện vật gốc (có bản do chính nhà vua phê) đang được lưu trữ cẩn mật qua đó có thể khẳng định: Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hiển nhiên không thể tranh căi.



Bản dập Mộc bản triều Nguyễn phản ánh vua Minh Mạng
cho giúp đỡ tàu phương Tây bị mắc cạn ở Hoàng Sa



Châu bản thời Nguyễn có nội dung liên quan đến việc thực thi chủ quyền của ḿnh tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến nay c̣n rất nhiều. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin đi vào giới thiệu nội dung của 11 châu bản trong 144 tập châu bản của hai triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị (giai đoạn từ năm 1830 đến 1847). 11 văn bản thời Minh Mạng và Thiệu Trị đề cập trực tiếp đến địa danh Hoàng Sa gồm 7 Tấu, 2 Phúc Tấu, 2 Dụ. Xin được trích giới thiệu các châu bản này.

Thứ nhất là hai bản Tấu ngày 27-6 năm Minh Mạng 11 (1830) của Thủ ngự Đà Nẵng được lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 43, trang 57 và 58. Nội dung có đoạn: "Thuyền buôn của tài phú Pháp Ê-đoa, thuyền trưởng Đô-ô-chi-ly, phái viên Lê Quang Quỳnh cùng thuỷ thủ đoàn, ngày 20 đă rời cảng Đà Nẵng đi Lữ - tống (Lữ - Tống Lucon) buôn bán. Giờ dần ngày 27, Ê-đoa và 11 thuỷ thủ đi trên chiếc sam bản lớn cập cảng nói rằng: Canh 2 đêm 21, ở phía tây Hoàng Sa (xứ Cát Vàng) thuyền đụng đá ngầm bị ngập nước. Thuyền trưởng và phái viên c̣n đi sau. Cảng đă phái thuyền đem theo nước uống đi cứu hộ, giờ ngọ đă gặp và đưa họ về cảng”.

Châu bản thứ ba là bản Dụ ngày 18-7 năm Minh Mạng 16 (1835) được lưu trữ trong tập Châu bản Minh Mạng 54, trang 92. Nội dung có đoạn viết: "Chuyến đi Hoàng Sa lần này, công vụ hoàn tất. Riêng Cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công hồi đă tŕ hoăn, có Chỉ giao Bộ Công trị tội. Nay phạt 80 trượng cho phục chức Cai đội. Các tên Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ họa đồ Hoàng Sa chưa chu tất, phạt mỗi tên 80 trượng. Các tên hướng dẫn hải tŕnh Vơ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh thưởng mỗi tên một tiểu "Phi Long ngân tiền”. Binh thợ, dân phu hai tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định đi theo thưởng mỗi tên 1 quan tiền.”.

Châu bản thứ tư là bản Phúc Tấu của Bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng 17 (1836) nằm trong tập Châu bản Minh Mạng 55, trang 336. Châu phê (Vua phê): "Mỗi thuyền văng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước, rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân (Minh Mạng 17), họ tên Cai đội Thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu”. Đă phái Thuỷ quân Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật giờ Măo hôm qua đi Ô - thuyền rời Thuận An vào Quảng Ngăi quản suất việc văng thám Hoàng Sa kỳ này. Bộ đă cho làm đủ số cột mốc gửi gấp vào Quảng Ngăi. Châu cải (Vua sửa lại): "Báo gấp cho Quảng Ngăi thực thi ngay, giao cho tên ấy nhận biện”. Châu phê: "Thuyền nào đi tới đâu, cắm mốc tới đó để lưu dấu”.



Bản dập Mộc bản phản ánh nội dung vua Minh Mạng
phái suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa


Châu bản thứ năm là bản Tấu của Bộ Công ngày 13-7 năm Minh Mạng 18 (1837) lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 57, trang 244. Tấu rằng: Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thuỷ sư Suất đội Phạm Văn Biện, hướng dẫn hải tŕnh Vơ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực khởi hành chậm trễ đă bị xử phạt. Nên chăng chiếu lệ thưởng tặng cho binh dân hai tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định đi theo, xin đợi Chỉ.

Châu bản thứ sáu là bản Dụ ngày 13-7 năm Minh Mạng 18 (1837) lưu tại tập Châu bản Minh Mạng 57, trang 245. Nội dung có đoạn: "Trước có phái Thuỷ sư, Giám thành, binh dân hai tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định đi Hoàng Sa đo đạc, cắm mốc, vẽ họa đồ, trừ bọn Phạm Văn Biện gồm 4 tên can tội đă có Chỉ phạt trượng. C̣n binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh định một tháng lương, dân phu mỗi tên 2 quan tiền”.

Châu bản thứ bảy là văn bản Tấu của Bộ Hộ ngày 11-7 năm Minh Mạng 17 (1837) lưu tại tập Châu bản Minh Mạng 57, tr 211, có đoạn ghi: "Xin 5 ngày cứu xét tấu sách của Quảng Ngăi xin khai tiêu (thanh toán) việc chi cấp lương tiền cho dân phu công vụ Hoàng Sa”.

Châu bản thứ tám là bản Tấu của Quảng Ngăi ngày 19-7 năm Minh Mạng 19 (1838) lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 64, tr.146. Một đoạn Tấu viết: "Xin chiếu lệ miễn thuế năm nay cho 2 chiếc "Bản chinh thuyền” đă đưa binh dân đến Hoàng Sa đo đạc giáp ṿng từ hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần tháng 6, hoàn tất công vụ nay đă trở về”.

Châu bản thứ chín là bản Tấu của Bộ Công ngày 2-4 nhuận (tháng 4 nhuận) năm Minh Mạng 19 (1838) lưu trong tập Châu bản Minh Mạng 68, trang 21. Một đoạn Tấu viết: "Việc phái văng để đo đạc giáp ṿng Hoàng Sa kỳ năm nay, ấn định khởi hành hạ tuần tháng 3, nhưng v́ gió đông nổi lên liên tục kèm theo mưa lớn, tới hạ tuần tháng 4 vẫn chưa khởi hành được, xin tấu tŕnh”.



Vua Minh Mạng người có nhiều chỉ dụ khẳng định chủ quyền
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam


Châu bản thứ mười là văn bản Phúc Tấu của Bộ Công ngày 26-1 năm Thiệu Trị 7 (1847) lưu tại tập Châu bản Thiệu Trị 42, trang 83. Đáp rằng: "Tháng 6 năm Thiệu Trị 5 (1845) phụng Sắc về việc đ́nh hoăn văng thám Hoàng Sa. Nay phúc tấu đợi Chỉ có nên văng thám Hoàng Sa kỳ này hay không? Châu phê (vua phê): "Đ́nh hoăn”.

Châu bản thứ mười một là bản Tấu của Bộ Công ngày 28-12 năm Thiệu Trị 7 (1847) lưu tại tập Châu bản Thiệu Trị 51, trang 125. Có đoạn viết: "Hàng năm, vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền văng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. Năm 1845 có Chỉ đ́nh hoăn kỳ văng thám 1846. V́ công vụ bận rộn, năm nay cũng xin được đ́nh hoăn. Châu phê: "Đ́nh hoăn”.

Giới thiệu qua mười một châu bản của hai triều vua Minh Mạng (1820 - 1840) và Thiệu Trị (1841 - 1847), chúng ta có thể thấy rằng: Các thuyền buôn bán, giao dịch của nước ngoài khi ra hay vào lănh hải của Việt Nam đều được tấu rơ lên nhà vua. Thứ hai, hàng năm các triều vua đều có tờ sai các đội đi Hoàng Sa để "thi hành công vụ”. Nhiều khi, chính vua ngự bút phê vào các tờ sai đó cho thuyền ra khơi hay đ́nh hoăn. Sau khi kết thúc công việc đội văng thám phải chạy thuyền thẳng về Kinh đô để báo cáo t́nh h́nh, khai nộp hoá vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra, đánh giá và tuỳ mức độ đóng góp hay vi phạm mà luận công hay định tội, thưởng phạt công minh. Những người hoàn thành nhiệm vụ đều được Nhà nước ghi nhận.

Công việc văng thám ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng gian nan nguy hiểm. Đảo Lư Sơn (Cù lao Ré) nổi tiếng trong lịch sử là nơi tiền tiêu sản sinh ra nhiều đoàn văng thám đi thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đă có nhiều người lính ra đi không trở về. Những ngôi mộ gió ở Lư Sơn khắc ghi điều đó. V́ thế mới có lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (lễ truy điệu sống, làm đám tang trước để an ủi người đi) độc đáo trên thế giới. Chủ quyền hải giới Việt Nam đă được dựng bằng máu và nước mắt của lớp lớp những con người như thế.

Nhóm PV Biển Đông



 

 sontunghn
 member

 REF: 606825
 07/18/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XXV.Châu bản thời vua Bảo Đại khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam

Nếu như các tờ châu bản thời vua Minh Mệnh và Thiệu Trị được viết bằng chữ Hán th́ các tờ châu bản thời vua Bảo Đại được viết bằng chữ Quốc ngữ. Và một điều khác biệt nữa là trong thời điểm Nam triều thuộc Pháp bảo hộ này, có châu bản lại được sao dịch thêm một bản ngôn ngữ Pháp.

Bản sao châu bản sang tiếng Pháp
do Thương tá Trần Đ́nh Tùng soạn

Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn đọc hai châu bản do nhà nghiên cứu Phan Thuận An công bố sau khi phát hiện ra nhiều tài liệu chữ Hán, Việt, Pháp... trong tủ sách tại phủ thờ công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định và là cô ruột vua Bảo Đại) tọa lạc tại 31 Nguyễn Chí Thanh (TP. Huế). Sở dĩ nhà nghiên cứu Phan Thuận An t́m được và đứng ra công bố tài liệu châu bản quư v́ công chúa Ngọc Sơn chính là bà nội của vợ ông. Trung quân đô thống, pḥ mă Nguyễn Hữu Tiến (chồng của công chúa Ngọc Sơn) – một vị quan có vai vế trong triều đ́nh đă đưa về nhà cất giữ một tập châu bản với khoảng 70 văn bản có chữ phê, chữ kư của vua Bảo Đại. Trong quá tŕnh nghiên cứu tập châu bản này, ông Phan Thuận An đă phát hiện hai châu bản có liên quan trực tiếp đến việc thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa. Hiện tại, hai châu bản này đă được bàn giao cho Bộ Ngoại giao để lưu trữ.

Hai tờ châu bản đều có kích cỡ giấy 21,5x31cm và đều có niên đại năm Bảo Đại thứ 13 (1939). Đây là loại giấy tốt, chuyên dùng ở Ngự tiền Văn pḥng dưới thời vua Bảo Đại. Bởi vậy, ở góc phía trên bên trái của mỗi tờ, ngoài hai hàng chữ Pháp "Palais Impérial” (Hoàng Cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté” (Ngự tiền Văn pḥng), tờ nào cũng có in ḍng chữ Hán "Ngự tiền Văn pḥng dụng tiên”. "Tiên” là loại giấy có vẽ h́nh đẹp làm nền, ngày xưa thường dùng để viết thư, cũng thường gọi là giấy "hoa tiên”.

Tờ châu bản thứ nhất đề ngày 15-12 năm Bảo Đại thứ 13, tức là ngày 3-2-1939. Châu bản này không giống các châu bản khác ở chỗ có đến 2 văn bản khác nhau (một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp), nhưng liên quan mật thiết với nhau. Văn bản tiếng Việt được soạn trước, có nội dung như sau: "Huế, ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13 (3-2-1939). Ngự tiền Văn pḥng kính tâu: Nay Văn pḥng chúng tôi có tiếp tờ thơ số 68-sp ngày 2 - 2 -1939 của Quí Khâm sứ Đại thần Thương tá xin thưởng Tứ hạng Long tinh cho M. Fontan, Louis, Garde principal de 1ère classe de la Garde Indigène, vừa tạ thế ở nhà thương Huế; và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Vậy chúng tôi xin sao nguyên thơ của Quí Khâm sứ Đại thần, phụng đính theo phiến nầy, kính tâu lên Hoàng đế tài định, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu! Tổng lư Đại thần (kư tên: Phạm Quỳnh).



Châu bản ngày 3-2-1939

Văn bản tiếng Việt này đă được soạn lại thành một bản ngôn ngữ chữ Pháp để gửi tới Ṭa Khâm sứ Trung Kỳ đóng ở bờ nam sông Hương. Toàn văn bản dịch như sau: "Huế, ngày 2-2-1939 - Khâm sứ Trung Kỳ- Huân chương Bắc đẩu Bội tinh - Kính gửi Ngài Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng, Huế. Thưa Ngài, Tôi kính nhờ Ngài vui ḷng tâu lên Đức Kim thượng xin phê chuẩn cho một đề nghị là truy tặng Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan là Chánh Cai đội hạng nhất của ngạch lính Khố xanh, vừa tạ thế vào ngày hôm nay tại Nhà thương lớn ở Huế sau khi bị bệnh sốt "typhus” mà ông đă nhiễm phải trong thời gian công tác ở đảo Hoàng Sa. Trong trường hợp lời đề nghị này được chấp nhận, tôi sẽ rất biết ơn Ngài nếu Ngài gửi thật gấp bằng khen và huy chương ấy cho tôi qua trương mục ngân sách địa phương. Kư tên: Graffeuil. Sao y nguyên bản. Thương tá Ngự tiền Văn pḥng - Kư tên: Trần Đ́nh Tùng”.

Văn bản chữ Việt và văn bản chữ Pháp của châu bản thứ nhất này có thể hiểu như sau: Vào ngày 2-2-1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy. Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh Cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian ra công tác tại đây ông đă bị nhiễm phải một loại bệnh sốt rét rất nguy hiểm và chết tại Nhà thương lớn ở Huế. Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền trực tiếp của ḿnh là Thương tá Trần Đ́nh Tùng trách nhiệm sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ tŕnh lên nhà vua. Ngày 3-2-1939, nghĩa là chỉ 1 hôm sau, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn pḥng dâng lên vua Bảo Đại. Trong tờ phiến, ông Tổng lư tuy không nhắc lại nguyên nhân cái chết của ông Fontan (v́ đă có nói rơ ở văn thư đính kèm rồi), nhưng đề nghị ban thưởng "Tứ hạng Long tinh” cho viên chức người Pháp ấy. Đây là thái độ của triều Nguyễn coi trọng công lao của những người thuộc chính quyền Bảo hộ có công pḥng thủ đảo Hoàng Sa. Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, vua Bảo Đại chấp nhận ngay những lời đề nghị và đă ngự phê hai chữ "Chuẩn y” và kư tắt hai chữ "BĐ” (Bảo Đại) bằng viết ch́ màu đỏ”.



Châu bản ngày 15-2-1939 có chữ châu phê của vua Bảo Đại

Châu bản thứ hai cách châu bản thứ nhất kể trên ít ngày. Nội dung châu bản ghi: "Huế, ngày 27 tháng 12 năm Bảo Đại thứ 13. (15 Février 1939). Ngự tiền Văn pḥng kính tâu: Nay Văn pḥng chúng tôi có tiếp thơ số 177s-sp, ngày 10 tháng 2 năm 1939 của quí Khâm sứ Đại thần thương rằng ngạch binh thanh khố Trung Kỳ có nhiều công lao trong việc dẹp yên các miền man di dấy loạn và lập đồn pḥng thủ ở đảo Hoàng Sa, nghĩ nên thưởng Ngũ hạng Long tinh cho hiệu kỳ ngạch ấy và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Chúng tôi có phụng nghĩ dạng bản dụ ngữ ban chuẩn huy chương ấy cho ngạch binh thanh khố Trung Kỳ, kính tâu lên Hoàng đế tài định, như mông du doản, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu. Tổng lư đại thần, Thần: (kư tên: Trần Đ́nh Tùng)”. Bên lề trái của văn bản, vua Bảo Đại có phê chữ "Chuẩn” và kư tắt hai chữ "BĐ”. V́ cách nay đă gần trăm năm nên ngôn ngữ có phần thay đổi. Nội dung có thể hiểu như sau: Ngày 10-2-1939, Ṭa Khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung Kỳ, do có công... lập đồn pḥng thủ ở đảo Hoàng Sa. Đến ngày 15-2-1939, Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Trần Đ́nh Tùng dâng lên Hoàng đế Bảo Đại tờ "tấu” xin nhà vua duyệt y. Chi phí về thưởng cấp huy chương do Ṭa khâm sứ Trung Kỳ đài thọ. Qua hai châu bản này, chúng ta thấy trong khoảng thời gian ngắn (cách nhau hơn ngày), đă có tới hai châu bản liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa. Mặc dù thời điểm đó, Nam triều đang thuộc sự bảo hộ của Pháp nhưng những người lính đi nghĩa vụ ở Hoàng Sa về đều được trọng thưởng. Thậm chí khi những người Pháp làm suất đội hay chỉ đơn thuần là lính Hoàng Sa mà mất đi th́ cũng được xét truy tặng.
Điều này chứng tỏ vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam dù đang lâm vào thế yếu vẫn t́m mọi cách để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong hải giới của Việt Nam. Và kể cả người đề nghị cũng như người đồng ư tặng thưởng đều đánh giá cao việc đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa. Từ hai châu bản này, chứng tỏ cho đến trước một tháng quân Nhật tuyên bố đă kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (31-3-1939), th́ quần đảo Hoàng Sa vẫn thuộc chủ quyền và quyền kiểm soát liên tục của Việt Nam.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606894
 07/19/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XXVI.Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam


Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh căi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ư nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lư của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lư của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.




Đảo Núi Le thuộc quần đảo Trường Sa
Theo lư giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đă công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lư kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lư,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lư rơ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lư lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của VNDCCH ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về t́nh h́nh lănh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan. Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được kư kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa măn yêu sách về lănh hải của một số quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia đă bắt đầu chú ư tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ư đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ư đến việc mở mang, kiếm t́m những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ư đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong chiến lược cho tương lai, th́ việc cạnh tranh trên biển, cũng như t́m kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc đă h́nh thành ư định nḥm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Rơ ràng, việc nḥm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ XX đă nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26-5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đă ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đă thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án. Để tỏ rơ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3-9-1954, Trung Quốc đă tấn công trừng phạt đối với các ḥn đảo ven biển như Kim Môn, Mă Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất. Ngày 11-8-1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mă Tổ. Ngày 12-9-1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đă do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này. Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23-8-1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nă pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Pḥng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đă ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mă Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đă nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH –Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”. Năm 1949, bộ đội Việt Nam c̣n tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lănh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong t́nh h́nh lănh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lănh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong t́nh thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đă "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xă hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lănh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ ṭan vẹn lănh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đă nêu trên. Công hàm 1958 có hai nội dung rất rơ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lănh hải ra 12 hải lư; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lănh hải 12 hải lư mà Trung Quốc tuyên bố. Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lănh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đă nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đă tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đă thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lư.

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đă bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đă long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của ḿnh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ư kiến ǵ khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đă thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lư của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4-9-1958 về cơ sở pháp lư quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực. Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. V́ điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lư của Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, th́ Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó. Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lănh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lư về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đă thừa nhận cũng như đă nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ VNDCCH trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đă khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lư về lănh hải của Trung Quốc, c̣n những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đă không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đă liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.



Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng ḥa
do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kư

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rơ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lănh hải 12 hải lư của Trung Quốc. Thực là phi lư, nếu cố t́nh suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại kư văn bản từ bỏ lănh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đă chiến đấu hết ḿnh để giành độc lập, tự do. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nh́n thấy mọi ư đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam v́ ông đă có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đă có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH. Nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa VNDCCH và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Quốc hội Việt Nam Cộng ḥa, Mặt trận DTGPMN Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lư, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lư đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lănh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng ḥa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Tuy nhiên, có tác giả đă cố t́nh nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lư nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi v́ những thái độ bất nhất của ḿnh, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác. V́ vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch; (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng ḿnh đă dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động; (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, v́ dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, ḿnh đă bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đă hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó; (4) Nhiều bản án c̣n đ̣i hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”...

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của VNDCCH, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đă nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đă không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ v́ dựa vào lời tuyên bố của VNDCCH. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng ḿnh bị thiệt hại ǵ do dựa vào những lời tuyên bố đó. VNDCCH cũng không được hưởng lợi ǵ khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá tŕnh thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đă không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố t́nh làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố t́nh làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rơ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá tŕnh áp đặt ư đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói ḥa b́nh không xưng bá, tay làm phức tạp hoá t́nh h́nh”.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 606959
 07/20/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Xuyên tạc lịch sử trong âm mưu chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa

Có thể nói, tham vọng áp đặt chủ quyền phi lư của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông đă tỏ ra hết sức mâu thuẫn với nguồn tài liệu chính sử của họ. Từ lâu, Trung Quốc đă không từ bỏ việc làm mà tất cả các học giả chân chính đều lên án là cố t́nh bịa đặt và xuyên tạc lịch sử. Hành động này đă được Trung Quốc toan tính lâu dài và tổ chức thực hiện công phu để có thể xuyên tạc lịch sử hàng ngàn năm từ cổ chí kim trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ có thể điểm ra một vài trường hợp cụ thể như là một trong rất nhiều minh chứng cho những toan tính trên của Trung Quốc.



Đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Các Sách Trắng về chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, cũng như một số tài liệu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mà tiêu biểu là ông Hàn Chấn Hoa với cuốn "Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải của nước ta” (Trung Quốc –NV) đă đưa ra nhiều kết luận "hùng hồn” rằng có rất nhiều "sự thật lịch sử”, trong đó có sự hiện diện của các di chỉ khảo cổ, "chứng tỏ đầy đủ rằng” Trung Quốc là người đă phát hiện, kinh doanh, khai thác và thực hiện việc cai quản đầu tiên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) từ "hàng ngh́n năm nay”. Thế nhưng, đáng tiếc là các sử gia Trung Quốc thời cổ xưa lại chính là những nhà chép sử có ḷng tự trọng và nghiêm túc với chức trách. Các bộ Sử kư của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc đă ghi lại hầu hết các sự kiện quan trọng với nhiều chi tiết rơ ràng, nên khi đi vào từng vấn đề cụ thể, lập luận của Trung Quốc ngày nay về chủ quyền của họ trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cũng đă tỏ ra hết sức mâu thuẫn với bản thân các tài liệu chính sử.

Xét về mặt địa lư, Trung Quốc trích dẫn từ một số sách địa lư cổ xưa của họ có những ghi nhận và mô tả về các đảo Hoàng Sa và Trường Sa để cho rằng họ phát hiện và xác lập chủ quyền tại hai quần đảo này từ hàng ngàn năm qua. Chẳng hạn như cuốn Nam Châu Dị Vật Chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc 220-265) viết dưới thời Hán Vũ Đế, có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị ch́m. Dị Vật Chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châm, thuyền lớn đi ngoài cơi, dưới thuyền gắn lá sắt sẽ bị nhổ ra”. Chỉ có vậy, thế nhưng các tài liệu gần đây của Trung Quốc lại "áp đặt” sự mô tả này về Trướng Hải Kỳ Đầu cùng truyền thuyết về đá nam châm hút đinh sắt của các thuyền có liên quan tới các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông. Cũng cần nhấn mạnh rằng, phần lớn các thư tịch cổ của Trung Quốc khi nói về đảo và các băi đá ngầm trên Biển Đông đều chép với rất nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như trong cuốn Đông Tây Dương Khảo của Trương Nhiếp (1618), có nói đến các đảo nằm cách huyện Văn Xương 100 dặm (khoảng 50km), điều này không thể phù hợp về mặt địa lư với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) nằm cách Hải Nam về phía nam đến hơn 250km. Tên của các đảo này cũng được chép rất khác nhau tùy theo sự tưởng tượng của tác giả như: Cửu Nhũ Loa Châu, Vạn Lư Thạch Đường, Thiên Lư Thạch Đường, Thất Châu Dương, Thất Châu Sơn... Thật là khó có thể chấp nhận quan điểm của Trung Quốc khi họ cứ khăng khăng cho rằng những đảo đó chính là quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hoặc có lẽ là Trường Sa (Spratleys). Đôi khi, sự khẳng định của họ không khỏi gây ra sự sửng sốt. Trong tài liệu "Các biên giới của Trung Quốc” của Chu Kiện (1991), tác giả khẳng định "năm 1873, Quách Tông Đào, Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc được cử sang phương Tây, trong nhật kư hành tŕnh đă nhắc đến Nam Sa (Spratleys) thuộc về Trung Quốc”. Thế nhưng đoạn văn này lại được minh hoạ thêm bởi chú thích đề cập tới Hoàng Sa (Paracels) và ghi chú đảo nằm ở vĩ độ 17 Bắc. Đây quả là sự lẫn lộn nghiêm trọng và càng cho thấy sự cố t́nh gán ghép các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vốn nằm phía nam vĩ tuyến 17 vào lănh thổ Trung Quốc.



Khu hậu cần nghề cá trên đảo Song Tử Tây,
quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Các tham vọng của Trung Quốc c̣n mâu thuẫn bởi chính các nguồn tư liệu khác của họ. Nhiều tài liệu địa lư cổ mô tả và phân định rơ lănh thổ của đế chế Trung Hoa khá trùng hợp nhau, các mô tả này đều định rơ lănh thổ Trung Hoa có điểm tận cùng ở phía nam là đảo Hải Nam. Theo hướng này, trong số các cuốn sách ở thế kỷ XII, rồi thế kỷ XVII và XVIII, trong đó các cuốn Địa chí phủ Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) cũng như cuốn Địa chí tỉnh Quảng Đông năm 1731, cuốn sách dâng nộp vua Thanh năm thứ 9 đời Văn Chính (1731), bản đồ tỉnh Quảng Đông không nói ǵ đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó vào năm 1754, các dân binh hải đội Hoàng Sa của Việt Nam bị đắm thuyền khi công tác trên quần đảo Hoàng Sa trôi dạt tới bờ biển Trung Quốc, nhà chức trách Trung Quốc sau khi thẩm tra xong đă đưa họ về quê hương mà không có sự phản kháng nào của Trung Quốc, chứng tỏ hoạt động của hải đội Hoàng Sa được Trung Quốc thời đó ghi nhận là việc b́nh thường thực thi chủ quyền của Việt Nam tại vùng biển này. Trong tất cả các tài liệu Trung Quốc đều nhắc lại rằng các ngư dân Trung Quốc đă đến các đảo trên Biển Đông vào mọi thời kỳ. Nhưng, các tài liệu mà họ đưa ra chỉ cho thấy đó là những hành vi cá nhân, không mang tính nhà nước, không phù hợp với một sự chiếm hữu cũng như với ư định khẳng định chủ quyền lănh thổ quốc gia bởi v́ việc chiếm cứ "do các tư nhân không hành động nhân danh chính phủ của họ mà thực hiện v́ một lợi ích cá nhân không tạo thành một sự chiếm hữu”, theo luật pháp quốc tế đương thời.

Hơn nữa, cũng trong những thời kỳ này, chính các quần đảo đó thường được các ngư dân Việt Nam lui tới. Trên thực tế, đă không có một chút dấu vết ǵ chứng tỏ là Trung Quốc đă từng phản kháng lại sự khẳng định chủ quyền của Hoàng đế Gia Long và các người kế nhiệm ông trong suốt cả thế kỷ XVIII cũng như thế kỷ XIX, khi các chúa Nguyễn của Việt Nam tổ chức việc khai thác các đảo nằm dưới quyền tài phán của họ một cách mạnh mẽ và liên tục. Chúng ta có thể t́m thấy trong các văn tập lịch sử Trung Quốc những lời xác nhận sự không tồn tại tham vọng về các đảo trên Biển Đông của Trung Quốc trong lịch sử. Như vậy, có thể thấy rằng Trung Quốc chưa bao giờ có việc thực thi chủ quyền mang tính nhà nước đối với các quần đảo này suốt lịch sử cho tới đầu thế kỷ XX. Sự thờ ơ của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông đă được hai tài liệu xác nhận: bản đồ Trung Hoa của đế chế thống nhất Hoàng Triều Nhất Thống Dư Địa Tổng Đồ, phát hành vào năm 1894, lănh thổ Trung Quốc trong đó chỉ mở rộng tới đảo Hải Nam. Ngoài ra, quyển "Trung Quốc Địa Lư Học Giáo Khoa Thư”, phát hành năm 1906 nêu ở trang 241 rằng "điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, ở vĩ tuyến 18°13' Bắc”.



Hải đăng đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa, Việt Nam


Sự chính xác và rơ ràng của các luận chứng khẳng định chủ quyền lâu đời, liên tục của Việt Nam bằng những hành động cụ thể của người Việt theo lệnh của triều đ́nh từ thế kỷ XVIII, khiến Trung Quốc phải phản bác lại là các vua chúa Việt Nam luôn chỉ hoạt động nhằm phục vụ Hoàng đế Trung Hoa. Điều này lại càng phi lư. Vương quốc Việt Nam (Đại Cồ Việt) được thành lập vào thế kỷ XI bằng việc thiết lập một quyền lực chính trị và một nền cai trị độc lập đối với Trung Quốc, nhưng đồng thời công nhận một cách khéo léo quyền bá chủ của Trung Quốc. Mối quan hệ chư hầu này khó xác định theo một quan điểm pháp lư bởi v́ nội dung của nó mơ hồ và tăng giảm tùy theo các thời kỳ. Trong lịch sử bang giao Đại Việt – Trung Hoa, các triều đại Việt Nam cần lễ thụ phong của Trung Quốc để được công nhận, giống như mọi quốc gia hiện đại muốn đứng vững th́ không thể bỏ qua sự công nhận quốc tế. Đối với Trung Quốc, cống nạp thể hiện sự phụ thuộc tối đa mà họ hy vọng. Ngược lại, đối với Đại Việt, cống nạp thể hiện sự độc lập tối đa mà vương quốc này có thể đạt tới mà không gây nên phản ứng đế quốc từ phía Trung Quốc. Chế độ chư hầu được Việt Nam chấp nhận trên danh nghĩa, dưới h́nh thức triều cống danh dự. Nhưng nghĩa vụ tôn kính của triều đ́nh Việt Nam đối với "Thiên triều” là hoàn toàn h́nh thức. Lịch sử các quan hệ Trung-Việt từ khi thành lập nước Việt Nam, thoát ra khỏi sự chi phối của Trung Quốc, đă được đánh dấu bằng nhiều mưu toan quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam. Sau khi đă chiến thắng, các vua Việt Nam không bao giờ quên việc t́m cách xoa dịu người láng giềng khổng lồ của ḿnh bằng một sự thần phục tượng trưng. Từ đó cho thấy lập luận của Trung Quốc đưa ra từ quan hệ chư hầu để mập mờ đ̣i hỏi yêu sách chủ quyền lănh thổ của Việt Nam là không hề có giá trị pháp lư.



Bộ đội Việt Nam chăm sóc rau xanh trên đảo Sơn Ca,
quần đảo Trường Sa, Việt Nam
Trung Quốc cũng sử dụng một số báo cáo về khảo cổ học để cho rằng họ có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, không có một kiểm chứng khoa học khách quan nào cho thấy những di vật cổ xưa nói là được t́m thấy trên các quần đảo này là của người Trung Quốc. Hơn nữa, theo giới chuyên môn, giả sử "các di chỉ khảo cổ” mà Trung Quốc cho là phát hiện tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đúng là của người Trung Quốc đi chăng nữa, th́ theo luật pháp quốc tế, cũng không có ư nghĩa trong việc xác lập chủ quyền lănh thổ tại đây. Là một ngành khoa học, khảo cổ học và những di chỉ khảo cổ không có vai tṛ quyết định trong việc công nhận hay bác bỏ chủ quyền của một quốc gia trên một vùng lănh thổ nơi các di chỉ khảo cổ hiện diện. Việc Trung Quốc coi các "di chỉ khảo cổ” nói là t́m thấy ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để kết luận "hàng loạt tư liệu văn vật này chứng minh một cách hùng hồn rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ cổ xưa là lănh thổ của Trung Quốc” là một kết luận mang tính suy diễn, không có cơ sở khoa học, lịch sử và pháp lư quốc tế. Cái gọi là những "di chỉ khảo cổ” của Trung Quốc chỉ là sự bịa đặt cố ư nhằm phục vụ cho mưu đồ chính trị, không làm thay đổi được thực tế là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đă thuộc chủ quyền lănh thổ Việt Nam từ rất lâu đời và người Việt Nam đă thực thi quyền chủ quyền của ḿnh liên tục trên hai quần đảo này cho tới nay.

Nhóm PV Biển Đông


 

 doilanhuthe
 member

 REF: 606960
 07/20/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đồng cảm và rất thích bài viết này của bạn ! Chúc bạn sức khỏe và thành đạt , thành công trong mọi lĩnh vực !

 

 sontunghn
 member

 REF: 607028
 07/22/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Dư luận quốc tế phản đối “đường lưỡi ḅ”

Các nguồn dư luận khách quan trên thế giới đều cho rằng những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, mà đặc biệt là yêu sách "đường lưỡi ḅ” là những đ̣i hỏi vô lư, không phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng hoàn toàn mâu thuẫn với tài liệu lịch sử chính thống của người Trung Quốc. Thế nhưng, các hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm áp đặt yêu sách "đường lưỡi ḅ” không chỉ khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại mà c̣n bị cộng đồng quốc tế phê phán như là sự đe dọa tới quyền tự do hàng hải cũng như lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới.




Đảo Sơn ca thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Công hàm của Trung Quốc đệ tŕnh lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thềm lục địa mở rộng ngày 7-5-2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện yêu sách chính thức của Trung Quốc về "đường lưỡi ḅ” (c̣n gọi là "đường yêu sách 9 đoạn”, "đường chữ U”) và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố bản đồ đường yêu sách này với thế giới. Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rơ "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lư, lịch sử và thực tiễn. Theo đó, vùng nước trong "đường lưỡi ḅ” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử” của họ là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn nhất nh́ thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước. Thậm chí, Indonesia là một nước không hề có tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửi công hàm phản đối "đường lưỡi ḅ”, cho rằng bản đồ "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc là "rơ ràng không có căn cứ pháp lư quốc tế và đi ngược lại với các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”. Cộng đồng quốc tế càng ngạc nhiên hơn với yêu sách phi lư của Trung Quốc trong khi trước đó, nước này đă cùng ASEAN kư kết và nhiều lần tái khẳng định bằng những tuyên bố long trọng "cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận, qua đó góp phần vào ḥa b́nh, ổn định và hợp tác trong khu vực”.

Theo TS Peter A. Dutton, Viện Nghiên cứu Hàng hải Hoa Kỳ, từ "đường lưỡi ḅ” yêu sách chủ quyền trên Biển Đông tham lam "lờ đi những giới hạn luật pháp được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc tế 1982 (UNCLOS)” đến những hoạt động thực tế mang tính gây hấn trên Biển Đông, Trung Quốc đă phá vỡ cam kết "giữ nguyên hiện trạng”, "không làm căng thẳng t́nh h́nh” trong DOC mà nước này đă kư năm 2002 với các quốc gia ASEAN. Kể từ giữa năm 2009, Trung Quốc liên tục "gây chuyện”, với từng nước riêng rẽ liên quan đến tranh chấp, trực tiếp và gián tiếp, và lan rộng ra với cả khu vực. Trung Quốc tăng cường xây dựng đơn vị hành chính, đơn phương cấm đánh bắt cá, bắt giữ và đ̣i tiền chuộc với các tàu cá của các quốc gia Đông Nam Á, va chạm với tàu Hoa Kỳ, xây dựng cơ sở hải quân khổng lồ ở đảo Hải Nam, tổ chức tàu tuần tra, tập trận không quân và hải quân trong khu vực tranh chấp... là những bước leo thang có tính toán trong việc làm gia tăng căng thẳng t́nh h́nh trên Biển Đông. TS Peter Dutton nói: "UNCLOS nói rơ rằng, tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lư của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong "đường lưỡi ḅ”, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lư từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật pháp quốc tế”. TS Peter Dutton c̣n cho rằng, "đường lưỡi ḅ” là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc pḥng Australia, nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử” để giải thích về yêu sách "đường lưỡi ḅ” thêm một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lư theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này. Trung Quốc yêu sách "đường lưỡi ḅ” nhưng lại không thể biện minh "đường lưỡi ḅ” thể hiện điều ǵ. Hành động của Trung Quốc đại diện cho một làn sóng mới về sự khẳng định chủ quyền một cách áp đặt và gây hấn trên Biển Đông. Trung Quốc đang ra sức áp đặt một cơ sở pháp lư để chứng minh rằng họ "quản lư Biển Đông” và có quyền quản lư hành chính ở đó. Hành động của Trung Quốc rất nguy hiểm bởi v́ họ không dựa trên sự hiểu biết chung về luật pháp quốc tế. Nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc từ chối làm rơ, một cách chính xác những ǵ mà họ đang đ̣i hỏi chủ quyền. Các yêu sách của Trung Quốc thường trong t́nh trạng mơ hồ và do đó dễ gây hiểu lầm. Trong khi đó, hành động của họ trên thực tế đang đẩy mạnh việc tăng cường kiểm soát Biển Đông càng nhiều càng tốt.



Trong khi Philippines phản đối đích danh "đường lưỡi ḅ” th́ Công hàm của Trung Quốc lại không hề đả động chút nào đến "đường lưỡi ḅ” này. So sánh hai Công hàm 2009 và 2011 của Trung Quốc, các học giả lại càng thấy hai Công hàm này mâu thuẫn nhau. Trong khi Công hàm 7-5-2009 của Trung Quốc đ̣i hỏi "chủ quyền không thể tranh căi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Đông (mà họ gọi là Biển Nam Trung Hoa) và các vùng nước kế cận”, có nghĩa là theo yêu sách "đường lưỡi ḅ”, th́ Công hàm 14-4-2011 lại lờ đi "đường lưỡi ḅ” mà cho rằng quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) có lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Các học giả cho rằng, việc hai công hàm trong ṿng 2 năm đă có những mâu thuẫn cho thấy bản thân Trung Quốc c̣n lẫn lộn và mâu thuẫn với chính họ, không biết giải thích thế nào về "đường lưỡi ḅ” cho có lư. Hoặc cũng có thể coi đây là lập trường nhất quán cố t́nh tạo lẫn lộn, tung hỏa mù, áp dụng tùy tiện lúc theo UNCLOS, lúc theo yêu sách lịch sử theo kiểu "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột”, một chiến thuật mập mờ thường hay được sử dụng để buộc dư luận phải "tin” vào những điều phi lư.

Trong cuộc hội đàm tại Thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ ngày 21-6-2011, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Nhật Bản Toshima Kitazawa cũng đă ra Tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm đối với sự ổn định tại khu vực. Nguyên do là bởi khi nhắc đến DOC, Giám đốc Ban An ninh Chính trị thuộc Ban Thư kư ASEAN TS Termsak Chalermpalanupap tiết lộ rằng, ASEAN đă ít nhất 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối. V́ thế, hầu như dư luận thế giới đều có chung lời kêu gọi rằng Trung Quốc cần tỏ rơ thiện chí hơn nữa trong việc tham gia thực hiện DOC và tôn trọng các cam kết mà họ đă kư trong UNCLOS về các vấn đề liên quan tới Biển Đông. "Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử”, vị học giả đại diện cho ASEAN nói, "muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của ḿnh”.



Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain phát biểu trong một hội thảo về an ninh Biển Đông mới đây khẳng định: "Điều khiến tôi lo ngại, và tôi cho rằng nhiều người trong số các quư vị cũng vậy, là những tuyên bố đ̣i chủ quyền bành trướng mà Trung Quốc đang đưa ra ở Biển Đông. Lư do đưa ra cho những tuyên bố này th́ không có cơ sở nào theo luật quốc tế; và những hành động ngày càng quyết liệt mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm khẳng định quyền tự tuyên bố của họ, trong đó có cả những vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lư tính từ bờ biển của các nước ASEAN, cũng như hàng loạt vụ việc gần đây liên quan đến Việt Nam và Philippines”.

Sự quyết đoán và các hành động gia tăng gây hấn của Trung Quốc trong việc áp đặt các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông trong các năm 2009, 2010 và 2011 đă gây ra một phản ứng quốc tế dữ dội. Nó đă thúc đẩy các quốc gia ASEAN lại gần nhau hơn và cung cấp cơ hội cho Indonesia, Chủ tịch ASEAN năm 2011, khẳng định vai tṛ trung tâm của ASEAN trong an ninh khu vực. Vấn đề này nổi bật tại Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại buổi khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN mở rộng hồi năm ngoái. Trung Quốc đă dùng thủ đoạn ngoại giao và t́m cách hạn chế tổn hại bằng cách đồng ư khôi phục lại Nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc đang bị "hấp hối”, để thực hiện DOC. Nhóm làm việc này vốn từ lâu đă bị tê liệt v́ sự khăng khăng bất hợp tác của Trung Quốc, cho rằng tuyên bố chủ quyền và lănh thổ chỉ có thể được giải quyết song phương giữa các nước liên quan. Gần đây, ASEAN càng ra sức thúc giục Trung Quốc nâng cấp DOC thành quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc hơn. Một số nhà ngoại giao trong khu vực hy vọng rằng, một thỏa thuận như thế có thể đạt được vào dịp kỷ niệm lần thứ mười của DOC, tháng 11 năm 2012. Tuy vậy c̣n phải chờ xem thái độ của Trung Quốc ra sao.

Trước sức ép của cộng đồng thế giới mà đặc biệt là của ASEAN, trong một hội nghị mới đây tại Bali (Indonesia), ASEAN và Trung Quốc đă đạt được sự đồng thuận về một văn bản gọi là Dự thảo các biện pháp hướng dẫn hành động hợp tác trên Biển Đông, tức là Văn bản hướng dẫn thi hành DOC. Các giới chức ASEAN và Trung Quốc cho biết các biện pháp hướng dẫn này không có tính chất ràng buộc cho việc thực thi DOC mà các bên đă cam kết thực hiện từ năm 2002. Như vậy sự kiện này có nghĩa vẫn là chưa vượt qua khỏi các cam kết DOC, nói ǵ tới Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC). Một số quốc gia thành viên ASEAN cho rằng những biện pháp hướng dẫn này vẫn c̣n mang tính chất mơ hồ và không đầy đủ để buộc các bên cam kết phải thực thi nghiêm túc.



Một trong những chứng cứ lịch sử về chủ quyền
của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Ảnh: HOÀNG LONG

Theo các nhà phân tích quốc tế, điều quan trọng là ASEAN và những cường quốc ủng hộ phải kiên quyết trong mục tiêu hướng tới việc giải quyết các tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông trên cơ sở của UNCLOS. Nếu không, "kẻ mạnh sẽ làm những ǵ họ có thể làm và kẻ yếu phải hứng chịu những ǵ họ phải chịu”, như sử gia Hi Lạp Thucydides đă từng cảnh báo từ nhiều thế kỷ trước. Có học giả cảnh báo, nếu cộng đồng thế giới để mặc cho Trung Quốc chuyển đổi Biển Đông thành một phiên bản hiện đại của "mare nostrum” (biển của chúng ta) chắc chắn sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lư quốc tế đang đóng góp cho trật tự toàn cầu và khi đó, yêu sách về lănh thổ của Trung Quốc có thể vượt xa ra ngoài Biển Đông vươn tới tận bờ biển Mexico chẳng hạn.

Trên cơ sở diễn giải xuyên tạc luật biển quốc tế, Trung Quốc đă ban hành nhiều quy định luật pháp trong nước để mở rộng yêu sách của ḿnh trên các vùng biển mà Trung Quốc nói là xác lập theo UNCLOS. Tuy nhiên, các yêu sách chủ quyền cũng như cách diễn giải xuyên tạc luật biển quốc tế của Trung Quốc không chỉ thách thức nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền của các nước trong khu vực Biển Đông mà c̣n đe doạ các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực. Điều đó đă gây quan ngại nghiêm trọng cho cộng đồng thế giới; hơn nữa, càng làm cho t́nh h́nh Biển Đông ngày càng "nóng” lên bởi các hành động ngang ngược của Trung Quốc nhằm "thực thi” yêu sách chủ quyền đơn phương của họ ở Biển Đông theo bản đồ "đường lưỡi ḅ” phi lư.

Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 607098
 07/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ XIX.Hoàng Sa và Trường Sa trong tâm linh người Việt

Dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước đă sớm nhận ra một sự thật rằng "văn hoá c̣n dân tộc c̣n”, từ đó chủ quyền lănh thổ cùng với độc lập dân tộc cũng sẽ măi măi vững bền. Nhưng điều đó chỉ có thể khi cả dân tộc đoàn kết lại thành một khối thống nhất mà các yếu tố văn hóa và tâm linh chính là chất kết dính, hấp dẫn từng bộ phận người Việt trở lại bên nhau cùng nhau giữ ǵn, xây đắp, phát triển cơ đồ của Tổ tiên được vun đắp từ biết bao xương máu của các thế hệ người Việt Nam.



Chùa Song Tử Tây

Không biết bao nhiêu ngôi mộ gió đă được đắp lên trên dăy đất h́nh chữ S bên bờ Biển Đông này hàng ngàn năm qua để làm nơi nương tựa cho những hương hồn người Việt đă gửi thân ḿnh trong ḷng biển cả của Tổ quốc. Và cũng là nơi nương tựa cho chính phần hồn của những người Việt c̣n đang sống b́nh an trong những chuyến hải hành gian khổ ngang dọc các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo Lư Sơn ngày nay, Cù Lao Ré ngày xưa, quê hương của những hải đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, có lẽ chính là nơi lưu dấu những giá trị tâm linh rơ nét và sâu đậm nhất của người Việt về một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc - hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên những vùng biển đó, máu xương của biết bao thế hệ người Việt ở Lư Sơn đă đổ xuống, khắc ghi và ǵn giữ các thành quả khai phá lănh thổ, các giá trị tinh thần đời đời truyền lại cho những thế hệ mai sau. Những dân binh Hoàng Sa trước khi lên đường đă được tế sống v́ nhiệm vụ vô cùng gian khổ và hiểm nguy. Thế nhưng, đều đặn hàng năm, theo lệnh vua họ vẫn hiên ngang vượt lên đầu sóng ngọn gió để thực hiện những chuyến hải hành ngang dọc Hoàng Sa và Trường Sa, thực thi chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam. Cho đến ngày nay, tên tuổi và hương hồn của họ đă thấm vào máu thịt của Tổ quốc ḥa vào trong một phần lănh thổ thiêng liêng không thể tách rời của cả dân tộc, họ vẫn luôn được hương khói đều đặn hàng năm với Lễ Khao Lề Thế Lính Hoàng Sa của hầu như tất cả các gia tộc ở Lư Sơn giờ đây. Ngày nay, không chỉ có các họ tộc, chính quyền địa phương mà đă có rất nhiều người Việt từ khắp nơi trở về quê hương của những hùng binh Hoàng Sa trong những dịp khai lễ để thắp nén hương tưởng niệm và cầu nguyện cho những linh hồn phiêu bạt trên biển cả kia trở về nương tựa trong ḷng của Dân tộc và Tổ quốc. Những hoạt động tâm linh này ở Lư Sơn từ nhiều đời qua vẫn liên tục diễn ra, thành kính và thiêng liêng trở thành đời sống văn hóa tâm linh đặc biệt sâu sắc của người dân hậu duệ những hùng binh năm xưa.




Các nhân chứng từng có mặt trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xưa kia c̣n kể lại câu chuyện về một ngôi Miếu Bà xuất hiện từ rất lâu đời trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Câu chuyện này phù hợp với giá trị văn hoá cũng như đời sống tâm linh của người Việt từ nhiều đời qua. Với người Việt "khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”, trong cảnh cô đơn, sóng gió biển cả, Miếu Bà là nguồn an ủi lớn lao cho những người đi biển mỗi khi qua lại những vùng quần đảo này. Nơi đó người dân biển gửi gắm niềm tin và hy vọng của ḿnh cho thần linh biển cả và cũng chính là hồn thiêng sông núi, tổ tiên ḍng tộc che chở, phù hộ cho sự b́nh yên của họ trước sự ác liệt khó lường của thiên nhiên. Theo tác giả Trần Thế Đức, Miếu Bà trên đảo Hoàng Sa được xây dựng từ rất lâu đời, không ai biết rơ, tọa lạc ở một góc tây nam của đảo, nơi mà từ đất liền ra là nh́n thấy ngay từ xa. Rơ là Bà quay mặt ra hướng này để che chở cho ghe thuyền của người Việt từ đất liền ra quần đảo Hoàng Sa, cũng có nghĩa là miếu này do người Việt lập nên. Tượng Bà đứng trên một bệ xi măng, người được choàng bằng chiếc khăn bằng vải màu hồng, do một nhân viên khí tượng mang ra từ đất liền. Cứ mỗi lần đổi ca, các nhân viên lại mang ra chiếc khăn mới để thay cho Bà. Vùng biển trước mặt miếu là vùng dành riêng cho Bà, không ai được lai văng tới. Lớ xớ tới đó kiếm cá là Bà quở phạt ngay. Cái chết của một viên đội Pháp trùng hợp với việc ông này không tin vào truyền thuyết về Bà nên đem chất nổ tới vùng biển trước Miếu Bà vốn có rất nhiều cá để đánh bắt. Khi châm ng̣i cháy cho bánh thuốc nổ để đánh cá, ông ta ngó hoài không thấy lửa cháy nên ṃ tới để xem, không ngờ lửa chỉ cháy bên trong ruột ng̣i mà không cháy phần vỏ bọc bên ngoài, vừa tới xem th́ bánh thuốc nổ khiến ông ta chết ngay lập tức. Bà càng linh thiêng, càng làm cho niềm tin của người dân đảo thêm mạnh mẽ, nên càng trở thành nguồn an ủi, chở che cho đời sống tâm linh của mọi người. Chính sử triều Nguyễn cũng từng ghi lại nhiều lần các vua nhà Nguyễn đă chỉ dụ cho người ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựng chùa, lập miếu thờ cúng càng chứng tỏ người Việt xưa vốn coi trọng phần hồn, đời sống tâm linh đă thực thi chủ quyền trên các quần đảo này theo cách rất riêng biệt của người Việt Nam. Biết bao chiến sĩ trận vong, bỏ ḿnh để khai phá, khai thác và giữ ǵn vùng lănh thổ thiêng liêng đầy sóng gió khắc nghiệt này của Tổ quốc. Hương hồn của họ ḥa vào với hồn thiêng sông núi, tiếp tục vượt lên đầu sóng ngọn gió về với hương khói thờ phụng, lời cầu khấn của các thế hệ mai sau che chở và truyền thêm nguồn cảm hứng cho tinh thần dân tộc nhờ vào những cử chỉ và hành động coi trọng các giá trị văn hóa và tâm linh của bao thế hệ người Việt Nam vốn không bao giờ quên cội nguồn gốc rễ của ḿnh.



Đoàn đại biểu 54 dân tộc anh em vàothắp hương
tại chùa Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa Việt Nam
Ảnh: HOÀNG LONG


Những ngày đi lại trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi đă chứng kiến và vô cùng xúc động trước những buổi lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đă hy sinh thân ḿnh để bảo vệ một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên vùng biển này. Những ṿng hoa có màu cờ Tổ quốc được thả xuống vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao... mang ḍng chữ "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”. Trong hương khói nghi ngút, giữa trưa trời nắng rực rỡ bất chợt hoá u trầm bởi một áng mây đen trịch bất ngờ kéo tới. Trước đó, v́ quá nắng, trưởng đoàn c̣n cho phép mọi người đội mũ khi làm lễ, nay tự nhiên từng người một đă nhẹ nhàng bỏ mũ xuống... Rất nhiều tiếng nấc nghẹn ngào ḥa vào lời ai điếu trầm hùng của người sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam: "Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự b́nh yên. Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của Tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc - và xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên Biển Đông. Hôm nay, Đoàn công tác của chúng tôi đi qua nơi các đồng chí đă chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Bầu trời Trường Sa mây trắng lặng. Ḷng chúng tôi lặng trắng, lệ tràn mi và vẫn văng vẳng đâu đây câu nói của liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma: "Không được lùi bước. Phải để cho máu ḿnh tô thắm lá cờ Tổ quốc”. Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng ḿnh tưởng nhớ tới các đồng chí và xin được thắp nén hương, thả ṿng hoa tưởng niệm, tưởng nhớ tới hương hồn của các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ trong ḷng biển khơi của quê hương, dân tộc; cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”. Ṿng hoa mang màu cờ Tổ quốc dập dềnh trên biển cả đang lặng sóng bất chợt dâng trào, như muốn gửi gắm trở lại với con tàu một lời nhắn nhủ từ những dợn sóng bạc đầu: "Vinh dự nhất của những người lính biển đă hy sinh là được chính tấm ḷng biển cả của Tổ quốc ôm ấp, chở che và ǵn giữ măi măi trong văn hóa, trong đời sống tâm linh của cả dân tộc ḿnh”.



Thả ṿng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ
quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo Cô Lin, Gạc Ma
(Trời đang nắng sau khi thả ṿng hoa bất chợt
một đám mây đen kéo tới che phủ ngay trên bầu trời quanh tàu HQ-996)
Ảnh: HOÀNG LONG

Chẳng biết tự bao giờ trên các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa đă xuất hiện nhiều ngôi chùa và đền miếu để thờ Thần, thờ Phật. Điều đó càng khẳng định sâu sắc và mạnh mẽ sự xuất hiện của đời sống tâm linh Việt trên những ḥn đảo khắc nghiệt này giữa Biển Đông trùng trùng sóng gió. Những năm gần đây, Phật tử trong cả nước và những ngư dân ở quần đảo Trường Sa đă đóng góp và trùng tu nơi thờ Phật khang trang và vững chăi hơn. Ngoài Song Tử Tây th́ những ngôi chùa tại đảo Trường Sa Lớn, Nam Yết, Sinh Tồn... cũng đă được trùng tu xây dựng khang trang, bề thế, để các Phật tử trên đảo và những ngư dân thường xuyên khai thác hải sản gần khu vực quần đảo Trường Sa tới thắp hương lễ Phật vào những tuần lễ tiết... Ở những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa, tất cả những văn bia, những hoành phi câu đối đều được khắc, viết bằng chữ Việt. Nh́n những tấm hoành phi, câu đối sơn son thiếp vàng với những mỹ từ ca ngợi sự trường tồn của dân tộc, ca ngợi cảnh sắc kỳ vĩ của Vạn lư Trường Sa, ca ngợi sự mênh mông đến khôn cùng của trời biển nước Nam, ví như "Quần đảo huy hoàng chất ngất Biển Đông ngời thắng cảnh - Chùa chiền sừng sững nguy nga Đất Việt nổi danh lam”, ḷng mỗi người đến văn cảnh chùa không khỏi tự hào trước giang sơn gấm vóc Việt Nam. Ai cũng nguyện cầu Đức Phật từ bi phù hộ độ tŕ cho nước Việt và bất kỳ ai cũng cảm thấy ḿnh cần phải có trách nhiệm hơn trong sự nghiệp đại đoàn kết, ḥa hợp ḥa giải dân tộc, góp sức của từng con dân Đất Việt đưa đất nước mỗi ngày thêm hùng mạnh, đủ sức chống chọi lại mọi nguy cơ xâm lấn và đồng hóa.

Người Việt có câu "đất vua, chùa làng”. V́ vậy tự ngàn đời, trong tâm thức của con dân nước Việt, ngôi chùa chính là h́nh ảnh biểu trưng cho sự nương tựa tinh thần, là chốn tâm linh để lương dân ngưỡng vọng, thờ phụng giữ ǵn lẽ sống từ bi, bác ái. Với người Việt, đạo Phật không chỉ là một tôn giáo hay tín ngưỡng mà từ lâu c̣n là một nét văn hóa. Ở đâu có làng của người Việt ở đó có chùa cùng với những sinh hoạt tín ngưỡng. Gia tài văn hóa và tâm linh đó, Tổ tiên của chúng ta cũng đă để lại ngay trên chính những ḥn đảo xa xôi, khắc nghiệt nhất nhưng luôn luôn là máu thịt là một phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam – các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhóm PV Biển Đông


 

 sontunghn
 member

 REF: 607701
 07/31/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Ư kiến dư luận về loạt bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”


LTS: Sau khi báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” gồm 29 bài từ ngày 21-6 đến 23-7-2011, Toà soạn đă nhận được rất nhiều ư kiến chia sẻ, cổ vũ, động viên, góp ư từ bạn đọc của báo. Loạt bài đă thu hút sự quan tâm của nhiều vị lănh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cán bộ Mặt trận các cấp, các cán bộ lăo thành, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, kiều bào ta ở nước ngoài và những người dân b́nh dị nhất. Số báo này, báo Đại Đoàn Kết xin trích đăng một phần trong số những ư kiến mà chúng tôi đă nhận được.




Nhân dân ra thăm các chiến sĩ đảo An Bang
trên quần đảo Trường Sa

Nhà sử học Dương Trung Quốc:
Phải nh́n nhận khách quan về đóng góp của mỗi thế hệ người Việt cho lịch sử chung của dân tộc

Thời gian qua tôi theo dơi sát sao loạt bài viết về "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” đăng trên Báo Đại Đoàn kết. Tôi cho rằng, Báo Đại Đoàn kết đă đặt vấn đề rất đúng và trúng. Chúng ta phải đặt Tổ quốc lên trên hết.

Theo tôi khi nh́n nhận lại lịch sử, chúng ta phải thấy mỗi một thế hệ người Việt Nam có đóng góp ǵ vào lịch sử chung của dân tộc để chúng ta trân trọng. Thí dụ như vấn đề biển đảo chẳng hạn, rơ ràng có một thời kỳ đất nước ta bị chia cắt, rơ ràng trách nhiệm chung với lănh thổ quốc gia là của tất cả các lực lượng chính trị. Những ǵ mà cá nhân nào, thể chế chính trị nào có đóng góp cho chủ quyền Tổ quốc th́ đều nên ghi nhận, lịch sử không nên là những ư tưởng thuần túy. Theo tôi đừng biến lịch sử thành cái ǵ vô nhân xưng, nó phải có gương mặt, tên tuổi con người. Những người lính dù của chế độ chính trị nào mà bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đều phải tôn trọng.

Tôi cho việc nghiên cứu vấn đề Biển Đông nên tiếp cận ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có những vấn đề đi vào chuyên môn sâu để xây dựng luận chứng bảo vệ chủ quyền trên cơ sở nền tảng khoa học, trong đó có luật pháp, có lịch sử. Có những cái thuộc về giáo dục, tạo ra ư thức chung, sự đồng thuận chung khi đứng trước thử thách như vậy.

Tốt nhất chúng ta nên hiểu việc bảo vệ chủ quyền thành ư thức hay nói cho đúng là tâm thế thường trực, chứ tôi không nghĩ chỉ tổ chức thành một chiến dịch tuyên truyền. Có nghĩa là ḿnh cần có giáo dục lâu dài về vấn đề này. Ví dụ ngay trong SGK dạy học sinh, từ bé ḿnh phải có hệ thống kiến thức vừa với tầm suy nghĩ của mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học ăn sâu vào tiềm thức của con người một cách lâu dài không phải là đối phó theo t́nh huống.

468dung@gmail.com. Địa chỉ: 44h2 Lê Phụng Hiểu, P.B́nh Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang:
Tôi sẽ mua báo Đại Đoàn Kết

Lời đầu tiên tôi gửi lời chúc sức khỏe và thái độ rất trân trọng đến toàn thể các anh, các chị nhất là Ban biên tập của báo. Các anh, các chị đă lên tiếng về những vấn đề nóng của đất nước, của dân tộc trong thời gian gần đây. Tôi chỉ là một người thích được báo hơn là phải viết ǵ gửi cho báo, nhưng hôm nay tôi phải cố gắng viết về những suy nghĩ của tôi. Tôi cũng không biết bài viết của ḿnh có được đăng báo không và tôi cũng không biết đặt cái tựa mà bài báo ḿnh sẽ viết có tên ǵ, nếu được Ban biên tập chọn đăng, nhờ Ban biên tập chọn cho cái tựa. Tôi là một độc giả trung thành của hai tờ báo khác, mấy chục năm qua mỗi sáng sớm khi bụng đang đói, ngoài trời đang giông băo, mưa to nhưng tôi phải vượt đường hai chuyến đi về gần 10 km để mua báo về đọc, cho dù những năm gần đây tôi đă xem tin tức trên mạng, nhưng tôi vẫn phải mua 2 tờ báo đó v́ nó đă ăn sâu vào trong cảm xúc và tiềm thức của tôi. Nhưng rồi vào những ngày tháng 7 tôi được đọc loạt bài này trên báo Đại Đoàn Kết. Vậy là từ nay báo Đại Đoàn Kết sẽ là người bạn cùng tôi trong suốt quăng đường c̣n lại v́ tờ báo này đang đồng hành cùng nhân dân, Tổ quốc và dân tộc.



Chăm sóc rau xanh ở nhà giàn DK1
Ảnh: H.S
Ông Nguyễn Ḥa B́nh, Bí Thư Tỉnh ủy Quảng Ngăi, Viện trưởng Viện KSND tối cao:

Tôi hoan nghênh loạt bài viết này

Tôi đă dành khá nhiều thời gian để đọc những bài viết liên quan đến chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đăng trên báo Đại Đoàn kết. Với tư cách là một công dân Việt Nam, lănh đạo của một tỉnh có biển, tôi rất hoan nghênh loạt bài viết này. Có thể nói Quảng Ngăi là một trong các địa phương mà ngư dân cảm nhận rất là rơ nét những cái khắc nghiệt về t́nh h́nh phức tạp ở Biển Đông. Do đó, chúng tôi rất mong muốn báo chí phải vào cuộc phản ánh nhiều hơn nữa đời sống nhiều rủi ro của người dân do thiên tai, nhân tai gây ra. Qua đó có kêu gọi các nguồn lực, kể cả trong nước và ngoài nước hỗ trợ cho ngư dân. Tôi mong muốn có có nhiều tờ báo cùng vào cuộc như báo Đại Đoàn kết, tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.

tronghieu7371@yahoo.com

Tôi yêu báo Đại Đoàn Kết

Nhiệt liệt hoan nghênh báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài này, người dân Việt Nam rất vui khi biết được nội dung Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Rất đáng khen ngợi cho Ban biên tập và tập thể phóng viên báo Đại Đoàn Kết, tôi rất muốn nói: tôi yêu báo Đại Đoàn Kết.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên,

Báo Đại Đoàn kết nên đưa thêm những bài viết về chủ quyền biển đảo

Về vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thời gian qua, tôi có đọc trên nhiều tờ báo. Tuy nhiên, về chất lượng thông tin, loạt bài trên báo Đại Đoàn kết đưa tương đối mạnh và đậm nhất, thu hút sự chú ư của bạn đọc và tạo được tiếng vang trong dư luận. Tôi cho rằng loạt bài tuyên truyền về những chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đúng đắn, qua đó giúp cho người dân trong và ngoài nước thấy rơ hơn về chứng cứ chủ quyền của chúng ta. Vấn đề chủ quyền của ta, tại sao lại không được quyền nói mạnh.

Thời gian qua, Báo Đại Đoàn kết rất quan tâm đến vấn đề này, chúng ta đưa như thế là hợp lư, nếu cần sẽ phải tiếp tục đưa thêm những bài viết khác. Ư kiến cử tri cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội khóa XIII có bàn bạc về vấn đề Biển Đông và đưa ra những quyết sách về Biển Đông. Nếu QH có thảo luận về vấn đề này, chúng tôi cũng sẽ đóng góp ư kiến.



Đoàn Đại biểu 54 dân tộc anh em với các công dân " nhí”
trên quần đảo Trường Sa
Ảnh: HOÀNG LONG

toivanlatoi19811988@yahoo.com
Xin cảm ơn báo Đại Đoàn Kết

Xin cảm ơn báo Đại Đoàn Kết, cuối cùng th́ cũng có một cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước giải thích rất rơ ư nghĩa của Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958, bao năm qua Công hàm này đă bị xuyên tạc một cách trắng trợn không chỉ của Trung Quốc mà c̣n cả của những thế lực chống phá Nhà nước muốn lợi dụng nó để nói xấu chính quyền Việt Nam. Nay, bài báo này đă khiến họ phải nghĩ lại. Cử chỉ hữu nghị của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi đó là rất cần thiết và minh bạch.

Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thăng, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Hải Dương
Cử tri rất quan tâm đến loạt bài này

Tôi nghĩ rằng vấn đề Biển Đông là vấn đề mang tính lịch sử, chính trị, liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để giải quyết được vấn đề này thật hài ḥa, đ̣i hỏi chúng ta cần phải có đường lối ngoại giao, cách giải quyết thật mềm dẻo, linh hoạt.

Hiện nay cử tri rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Vừa qua Báo Đại Đoàn kết có loạt bài đưa ra những chứng cử lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một cán bộ Mặt trận, đồng thời là một bạn đọc, tôi đánh giá rất cao loạt bài này. Qua theo dơi, chúng tôi thấy đại đa số cử tri, nhất là những cử tri cao tuổi rất quan tâm đến loạt bài này. Loạt bài đă giúp cho cử tri cả nước nâng cao nhận thức của ḿnh về chủ quyền không thể chối căi được của Việt Nam với hai quần đảo nói trên. Thông qua đó, cử tri cũng có một cái nh́n đúng đắn hơn về cách giải quyết vấn đề Biển Đông.

viethoang123@yahoo.com

Nên dịch loạt bài viết ra nhiều thứ tiếng

Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nên dịch loạt bài viết ra nhiều thứ tiếng

Hoan hô báo Đại Đoàn kết - luôn đi đầu trong việc định hướng dư luận, giở lại lịch sử nhằm đáp trả những thông tin vu khống, suy diễn nhằm xưng bá Biển Đông. Tôi đề nghị báo Đại Đoàn Kết nên dịch các bài viết trong loạt bài ra nhiều thứ tiếng - đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung để nhân dân yêu chuộng ḥa b́nh trên thế giới và cả người Trung Quốc được biết.

Ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Hoan nghênh báo đă công phu và công khai

Tôi đọc từ số đầu đến số cuối và khi xếp chúng lại từ bài 1 đến bài 29 th́ tôi thấy cách sắp xếp lại tư liệu lịch sử và các chứng cứ pháp lư của báo như vậy là rất hợp lư, đúng đắn. Tôi hoan nghênh báo đă mạnh dạn, công phu và công khai khi triển khai loạt bài này. Những tư liệu liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong loạt bài này sẽ làm nhân dân Việt Nam hiểu hơn, cũng làm cho thế giới hiểu hơn về chúng ta. Lịch sử của dân tộc Việt Nam th́ cần công khai cho nhân dân Việt Nam được biết.




Giao lưu văn nghệ tại Đảo Song Tử Tây

TS. Phạm Quang Long - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội:
Tờ báo đă nói trung thực và đúng mức về chủ quyền đất nước

Tôi theo dơi đầy đủ loạt bài này. Loạt bài này rất cần thiết vào thời điểm hiện nay trên nhiều phương diện. Tờ báo đă nói trung thực và đúng mức những điều mà nhân dân đang vô cùng quan tâm. Loạt bài xuất hiện vào lúc đ̣i hỏi của nhân dân về bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lănh thổ, về nhu cầu bày tỏ t́nh yêu Tổ quốc đang bức thiết, cho nên khi tờ báo đưa ra những tư liệu lịch sử về quá tŕnh đấu tranh giữ ǵn bờ cơi và khẳng định chủ quyền của mọi thế hệ người Việt Nam th́ rất trúng. Theo tôi, báo cần tiếp tục có những bài viết sâu sắc hơn về hệ vấn đề ấy.

Ông Thèn Xuân Chu (Thượng Sơn - Vị Xuyên - Hà Giang)
Một cái nh́n toàn cảnh, đa chiều về chứng cứ

Tôi là một cựu chiến binh, đă mất nhiều năm lăn lộn ở chiến trường, giữa hai cuộc kháng chiến! Đất nước thanh b́nh, tôi về nhà và sống một cuộc sống yên ổn tuổi già cùng cháu con. Dù đă trải qua bom đạn và mất mát lớn lao của chiến tranh, nhưng cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ nếu có phải chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc tôi vẫn không chùn bước. Là người có tuổi, thông tin với tôi là rất cần thiết. Tuy điều kiện cuộc sống ở miền quê tôi có khó khăn, gia đ́nh tôi cũng không có điều kiện nhưng tôi vẫn chủ tâm dành dụm tiền để đặt mua báo. Báo Đại Đoàn Kết, "món ăn” sở trường của tôi và nhiều người trong gia đ́nh.

Một cựu chiến binh như tôi vô cùng xúc động và rất hoan nghênh báo đă có nhiều bài viết về Trường Sa, Hoàng Sa – những phần lănh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Loạt bài "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lư khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” là chuỗi bài tổ chức có kinh nghiệm và cũng rất dày công, tâm huyết của Báo Đại Đoàn Kết, nhằm cung cấp cho độc giả những cái nh́n toàn cảnh, đa chiều về chứng cứ của người Việt trên Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là xâu chuỗi những chứng cứ hết sức khách quan, được thể hiện qua các thư tịch cổ, các chứng cứ qua các thời kỳ, có thật và đă được nhiều quốc gia cũng như dư luận quốc tế ủng hộ.

Cái đặc biệt nhất của Báo Đại Đoàn Kết trong chuỗi bài này là mạnh dạn đă đưa ra Công hàm năm 1958 mà bấy lâu nay đă bị Trung Quốc và các phần tử thù địch khác đưa ra "như một chứng cứ” thể hiện sự "yếu thế” của Việt Nam để vươn tới những thâm đồ của ḿnh. Với việc không né tránh, phân tích hết sức khoa học đă làm những sự "mập mờ” bấy lâu được sáng tỏ. Như một cách nh́n thẳng vào sự thực, đă thêm căn cứ để chúng ta khẳng định thêm chủ quyền của người Việt trên Biển Đông và đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

C.Thúy - H.Lê - Đ.Tuyền (ghi


 

 aka47
 member

 REF: 607703
 07/31/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Trung Quốc xin lỗi rùi anh ui.

Yên tâm đi nha.



hihii


 

 vuongthanh68
 member

 REF: 607720
 08/01/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin lỗi chủ nhà nhé.
Thiệt không biết thằng nào ngu quá!

Phải ́n vào mặt nó mới được.
Tự dưng đi làm cái clip ghép lời vô như thế, chỉ tổ làm quê mặt VN chúng ta thêm.
Trung Quốc nó không thật sự xin lỗi ḿnh, ḿnh lại làm như vậy để cho bớt nhục ha??????




aka47 thiệt khéo tin hay giả vờ không biết nhỉ?



 

 aka47
 member

 REF: 607726
 08/01/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Không tin cũng có mà tin cũng có.

Nhưng công nhận clip này nấy "Kông Fu"

hihii




 

 muahe2011ger
 member

 REF: 607740
 08/01/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trung Quốc và Việt Nam-t́nh hữu nghị anh em-sông liền sông, núi liền núi.



 

 sontunghn
 member

 REF: 624800
 01/19/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Học giả Việt Nam phản bác “đường lưỡi ḅ”

Các học giả Việt Nam từ lâu đă dày công nghiên cứu để chứng minh một cách khoa học và hệ thống bằng nhiều nguồn tư liệu lịch sử trong và ngoài nước về chủ quyền lâu đời, liên tục của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự thật lịch sử về chủ quyền của người Việt Nam trên Biển Đông không chỉ được ghi chép cẩn thận trong chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam mà c̣n từ nguồn thư tịch cổ và chính sử của Trung Quốc cũng như từ những ghi chép của các nhà hàng hải phương Tây trong nhiều thế kỷ. Và điều đó chính là một sự thật lịch sử mà không có bất cứ học giả chân chính nào có thể phủ nhận.

TS Nguyễn Nhă, nhà sử học có nhiều nghiên cứu sâu sắc về lịch sử chủ quyền trên Biển Đông nhận xét về yêu sách "đường lưỡi ḅ”, tuyên bố "chủ quyền không thể tranh căi” về "vùng nước lịch sử” của Trung Quốc trên hầu như gần trọn Biển Đông: "Trong lịch sử loài người đă từng xảy ra nhiều vụ xuyên tạc, bóp méo lịch sử, song chưa từng thấy sự chà đạp lịch sử nào thô bạo như trường hợp Trung Quốc đă và đang làm khi họ tŕnh lên Liên Hợp Quốc bản đồ yêu sách "đường lưỡi ḅ” bao gồm gần 80% diện tích Biển Đông là nội thủy, là vùng nước lịch sử của họ”. Ngày 20-1-1975, sau sự kiện hải quân Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng ḥa (19-1-1974), TS Nguyễn Nhă lúc đó là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài G̣n, đă cho ra mắt một ấn phẩm đặc biệt chuyên khảo về Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều bài viết có giá trị khoa học, khách quan, công phu của các học giả nổi tiếng như Hoàng Xuân Hăn, Lăng Hồ Nguyễn Khắc Kham, Thái Văn Kiểm... Chuyên san này cũng tŕnh bày nhiều nghiên cứu có giá trị khoa học của các học giả phương Tây, những ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải quốc tế từ thế kỷ XV ghi nhận việc xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt Nam lâu đời và liên tục, một cách ḥa b́nh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2003, ông Nhă tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học "Quá tŕnh xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”.

Các nghiên cứu công phu của TS Nguyễn Nhă căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu chính sử của Việt Nam, phương Tây và cả Trung Quốc đă đưa ra những kết luận khách quan, khoa học và đầy sức thuyết phục rằng ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII, các Nhà nước phong kiến Việt Nam đă xác lập, khai thác, thực thi và bảo vệ chủ quyền liên tục một cách ḥa b́nh của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng nước có liên quan trên Biển Đông. Đặc biệt, vào năm 1816, chính sử ghi nhận nhà Nguyễn đă sai thủy quân đi xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Các tài liệu phương Tây cũng chép khá chi tiết về sự kiện này và cho biết vua Gia Long đă sai người đi cắm cờ, đặt cột mốc chủ quyền và tuần tra bảo vệ trên quần đảo Hoàng Sa. Theo TS Nguyễn Nhă, ông đă t́m kiếm, tham khảo hầu hết các thư tịch cổ của Trung Quốc th́ thấy rằng không hề có một văn bản chính thức nào của các Nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng như trong sử sách đương thời có ghi chép các sự kiện liên quan tới chủ quyền của nước này trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) đầy đủ như chính sử Việt Nam. TS Nguyễn Nhă khẳng định, từ các nghiên cứu ông có đầy đủ bằng chứng, cơ sở lịch sử và pháp lư để phản bác lại tất cả những ǵ mà nhiều học giả Trung Quốc cho là họ có "chủ quyền không thể tranh căi” về "vùng nước lịch sử” trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cho rằng, chỉ từ khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng ḥa họ mới bắt đầu đưa ra các luận điểm cho rằng Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, quản hạt sớm nhất rồi khai thác kinh doanh sớm nhất trên Biển Đông. Thế nhưng đáng tiếc là các luận chứng mà họ tŕnh bày lại không có cơ sở lịch sử cũng như pháp lư mà phần lớn là do ngụy tạo và suy diễn cho nên chẳng thuyết phục được ai. Hàng chục năm sau biến cố Hoàng Sa, kiên tŕ với từng chi tiết lịch sử và hành tŕnh đi t́m sự thật với thái độ nghiêm túc, coi trọng học thuật của một nhà khoa học chân chính, TS Nguyễn Nhă kết luận: "Từ đầu Công nguyên, Việt Nam đă phải chịu nô lệ ngót 1.000 năm, nhưng cuối cùng vẫn giữ được độc lập. Th́ bây giờ, tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu có thể phải chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào th́ sự thật lịch sử vẫn cứ ghi nhận Hoàng Sa luôn là của Việt Nam”. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhă khi đó được GS Trần Văn Giàu chia sẻ: "Trong thời đại của nhân loại văn minh ngày nay, chắc không phải đợi đến 1.000 năm đâu”.

LS. Hoàng Việt, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, căn cứ vào cơ sở pháp lư quốc tế cho rằng theo các tiêu chí để thỏa măn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, th́ Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong "đường lưỡi ḅ” này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Trung Quốc đă không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hoà b́nh từ thời xa xưa. Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lănh hải của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đă nhấn mạnh rằng: "Chiều rộng lănh hải nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lư. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lănh thổ của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả”. Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rơ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thuỷ của Trung Quốc? Không thể có điều vô lư đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được áp đặt bởi "đường lưỡi ḅ”.

Theo TS Lê Quư Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu sách "đường lưỡi ḅ” hoàn toàn đi ngược lại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia; Vùng biển mà "đường lưỡi ḅ” bao trùm không thể là lănh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc. Cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách "đường lưỡi ḅ”. Thực tiễn các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách "đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc; "Đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc đă xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của năm nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. Phản bác luận điểm từ phía Trung Quốc cho rằng Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kư đă thừa nhận chủ quyền của nước này tại Hoàng Sa và Trường Sa, các học giả Việt Nam cho rằng, nội dung của Công hàm ngày 14-9-1958 là hết sức rơ ràng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ ghi nhận, tán thành và tôn trọng quyết định của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lư của đất nước Trung Quốc. Công hàm 1958 không liên quan ǵ đến vấn đề chủ quyền lănh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 và theo Hiệp định Geneve thuộc thẩm quyền quản lư của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Luận điểm cho rằng Công hàm ngày 14-9-1958 là bằng chứng Việt Nam đă công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc lịch sử. Việt Nam từ trước tới nay chưa hề có bất cứ một tuyên bố nào từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

TS. Nguyễn Hồng Thao - Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá với Công hàm ngày 7-5-2009 có kèm bản đồ "đường lưỡi ḅ”, có vẻ như Trung Quốc đ̣i hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận "tính chất lịch sử của đường lưỡi ḅ, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ đưa đến sự ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành "ao hồ” của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Ṭa án và Trọng tài quốc tế phải thỏa măn ít nhất hai điều kiện: 1) Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của ḿnh một cách liên tục, ḥa b́nh và lâu dài; 2) Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.

Sự thật là Trung Quốc đă không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đă thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, ḥa b́nh từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là "ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy tŕ có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. "Đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc không phải là một con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn nó đă phải bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ v́ quá vô lư. Tính chất không liên tục của đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích để cho "những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Một con đường như vậy rơ ràng không thể nào lại được coi là "biên giới quốc gia” theo luật pháp quốc tế. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là tính ổn định và dứt khoát. Trong một xă hội có trật tự riêng, các đường biên giới là một trong số các thể chế ổn định nhất trong tất cả các thể chế. Vậy mà ở đây đến cả người Trung Quốc, tác giả của đường này c̣n chưa biết nó đi thế nào, th́ sao có thể gọi đó là biên giới quốc gia được?

Các học giả Trung Quốc mặc nhận rằng "đường lưỡi ḅ” tồn tại từ lâu mà không có quốc gia nào phản đối. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cho rằng một yêu sách phải được tuyên bố rơ ràng, không mập mờ, chính thức và được duy tŕ trong một thời gian dài đủ để quốc gia có ư kiến bất đồng phải đưa ra ư kiến chính thức của họ. "Đường lưỡi ḅ” có nguồn gốc từ một bản đồ tư nhân, không phải là cái để các quốc gia khác có ư kiến. Hơn nữa, việc các nước tham gia Hội nghị San Francisco năm 1951 đă bác bỏ đề nghị của Liên Xô trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đ̣i hỏi của Philippines, Malaysia đối một bộ phận của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói yêu sách "đường lưỡi ḅ” trên Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vạch ra đă được các nước khác công nhận.

Các học giả Việt Nam đều thống nhất khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, Việt Nam là Nhà nước đầu tiên và duy nhất đă thực hiện quyền làm chủ của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà b́nh, liên tục và lâu dài. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lư để khẳng định chủ quyền của ḿnh đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở tôn trọng luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC) cũng như các nguyên tắc thoả thuận song phương, đa phương nhằm duy tŕ và bảo vệ tự do giao thương, an ninh hàng hải cũng như sự ổn định và phát triển trong ḥa b́nh của các quốc gia liên quan.


Nhóm PV Biển Đông



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network