1
ngoiquannet
member
ID 76655
11/14/2013

|
Hỏi về vấn đề di truyền học

Tình huống là như sau:
Một cá thể giống đực thuộc cây phả hệ X. Một cá thể giống cái thuộc cây phả hệ Y. 2 CÁ THỂ NÀY HỢP QUẦN TRONG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Z. Tại thời điểm A, chúng tách ra khỏi cây phả hệ gốc, kết hợp với nhau, tạo ra cây phả hệ Q. Chúng giao phối với nhau và sinh ra nhóm cá thể có giới tính đực- cái, tạm gọi là thế hệ F1. Đến thời điểm B, thế hệ F1 lại tiếp tục giao phối với nhau để sinh tiếp nhóm F2. Và cứ thế, chúng chỉ sinh sôi nòi giống bằng cách chỉ giao phối với các cá thể thuộc cây phả hệ Q mà thôi.
Câu hỏi là:
Sự sinh sôi nòi giống như thế thì các thế hệ sau có biến đổi gì về di truyền? Các biến đổi đó có lợi hay hại? Lợi-hại như thế nào?
Đến bao giờ (thế hệ F mấy) thì chúng tự tuyệt sinh?

Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
 |
ngoiquannet
member
REF: 666777
11/14/2013
|

QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ MÀ CŨNG ĐƯỢC KẾ THỪA THEO KIỂU HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THÌ CÁC THẾ HỆ SAU SẼ NHƯ THẾ NÀO?
|
 |
aka47
member
REF: 666797
11/14/2013
|

HÊN-XUI.
hihii
|
 |
ngoiquannet
member
REF: 666808
11/14/2013
|

aka47 'bắn" kiểu huề cả làng. nqn rất mong nhận được câu trả lời của người am hiểu vấn đề di truyền học thật đó.
|
 |
aka47
member
REF: 666809
11/14/2013
|

Trong Hiến Pháp CHXHCNVN có ghi rõ:
TRONG HỆ HUYẾT THỐNG SAU KHI TRÃI Q@UA 3 ĐỜI THÌ CÓ QUYỀN LẤY NHAU THÀNH VỢ CHỒNG.
AK họ VŨ... Anh gì ở trong đây cũng họ VŨ. Nhưng anh í ở Bắc Ninh cả 8 đời rồi , còn AK ở Đà Nẵng cũng 4 đời là ít. (AK nghĩ AK đến từ gốc Bắc vì họ của AK là họ VŨ chứ không phải họ VÕ)
Vậy nếu những đời trước đó của AK cũng ở Bắc Ninh và bi giờ nếu gặp nhau ở đây thì vẫn "cưng" nhau được như thường , không bị ghép tội loạn luân. Lạ hoắc ai biết gì đâu mà nói bà con...
Vậy theo hiến pháp sau 3 đời thì con cháu không còn huyết thống nữa...Còn chăng chỉ còn cái họ để làm kỷ niệm mà thôi.
Câu hỏi của anh nqn với anh chị giỏi tiếng Việt thì dễ hiểu , còn AK rất hạn chế nên cũng chỉ trả lời may rủi.
hihii
|
 |
ngoiquannet
member
REF: 666820
11/14/2013
|

Đừng viện dẫn Hiến pháp, vì hiến pháp là những luật lệ do con người tạo ra...
Trả lời Thuần về kiến thức sinh học di truyền tự nhiên thôi.
Con dê châu á, con dê châu âu, vì cả 2 thuộc loài dê nên giữa chúng, chuyện giao cấu với nhau để sinh ra bầy dê con là chuyện mà luật tự nhiên không cấm. Nhưng nếu, các con đực và con cái của 2 con dê này mà tiếp tục giao cấu với nhau thì theo luật tự nhiên, đó là hành vi tạo ra thế hệ kế tiếp trùng huyết. Mà đã là trùng huyết thống thì vấn đề nảy sinh ở chổ các biến thể di truyền sẽ bị gi gỉ gì gi đó. Tạo ra các khuyết tật, bệnh hoạn.
|
 |
aka47
member
REF: 666823
11/14/2013
|

Mà đã là trùng huyết thống thì vấn đề nảy sinh ở chổ các biến thể di truyền sẽ bị gi gỉ gì gi đó. Tạo ra các khuyết tật, bệnh hoạn.
............
Con người biết nói , con người là sinh vật nhỏ bé nhưng điều khiển được những con vật to lớn hơn như trâu bò voi ngựa.
Trời sinh như vậy rồi , cho nên còn người có suy nghĩ để biết thiện ác... biết đạo đức , biết sáng tạo sao cho cuộc sống tốt đẹp , chính vì cái tâm hướng thiện như vậy nên theo luật tự nhiên khi con người làm sai trái thì ân hận ghê gớm.
Do đó ... chuyện huyết thống của con người khi lấy nhau là phản đạo đức. Lương tâm bị dằn vật. Con cái của họ bị kém trí nhớ , phát triển không bình thường , và có thể sinh dị tật. Luật TRỜI mà...
Còn thú vật thì lại không có vấn đề này. Bởi vì khi Trời sinh ra con người thì Trời cũng sinh ra thú vật để nuôi sống cho con người. Chính vì vậy thú vật chỉ là phục vụ cho con người mà thôi , không ảnh hưởng huyết thống nên chúng không bị dị tật gì gì đó.
Hay là anh hỏi những nhà khoa học xem thử , hoặc những nhà t6aam linh xem họ giải đáp thế nào?
Đề tài của anh khó nuốt quá.
hihii
|
 |
ototot
member
REF: 666830
11/14/2013
|

Di truyền học (genetics) là một bộ môn suả sinh học (biology)...Chỉ cần định nghiã rất chung chung như thế, đã thấy ngay đây là một đề tài khoa học ... không phổ thông một chút nào cả!
Người không chịu học cho có bài bản, mà chỉ muốn đi con đường tắt để tìm hiểu về một đề tài phức tạp đòi hỏi phải cắp sách đến trường cả chục năm, hay hơn thế nưã, thì đúng là đang muốn ... đội đá vá trời, bà con à!
Nói chi cái diễn đàn ... hời hợt này để vui chơi với nhau, thì có muốn sâu sắc, cũng chẳng được!
Vậy theo tôi, hãy trở về thực tại đơn sơ cuả cuộc sống này, là trong vấn đề trai gái, vợ chồng lấy nhau, chỉ cần hiểu như sau thì đã quá tốt rồi.
Hãy hiểu rằng "có họ hàng" với nhau thì đừng lấy nhau, mà sinh con đẻ cái, thì sẽ có vấn đề đó! Nhưng thế nào là "có họ hàng" với nhau? Trên nguyên tắc, hai người cùng có họ Nguyễn với nhau, hoặc cùng có họ Lê, họ Trần, họ Đặng... với nhau thì là có thể là có họ hàng với nhau, nhưng họ xa hay họ gần, thì phải xác định cho rõ!
Nhưng trên thực tế, cùng họ với nhau cũng chưa chắc đã là có họ hàng với nhau, nên có lẽ nên đổi lại là "hai người cùng huyết tộc (consanguine) thì đừng lấy nhau thành vợ chồng, rồi đẻ con sẽ có vấn đề!
Ở nhiều nước, cũng có luật pháp qui định rõ ràng thế nào là cùng huyết tộc, thì mới làm ra luật để cấm đoán.
Ví dụ: - Ông A và ông B là hai anh em cùng sinh ra bởi cha mẹ chung.
- Sau đó ông A và ông B, mỗi người lập gia đình riêng cuả mình. Ông A và vợ ông ta sinh được con trai C; còn ông B sinh được con gái D. Như vậy, pháp luật định nghiã anh C là anh em họ (cousin) với chị D. Và pháp luật bảo anh C và chị D là "anh em họ đời thứ nhất" (first cousins)
- Sau đó nưã, anh C lập gia đình với ai đó, sinh được cháu gái E; và chị D cũng lập gia đình, sinh được cháu trai F. Pháp luật định nghiã các cháu E và F cũng là "anh em họ" với nhau, nhưng xác định thêm là "anh em họ đời thứ hai" (second cousins)
- Và cứ như thế, sẽ có những "anh em họ đời thứ 3" (third cousins), "anh em họ đời thứ 4" (fourth cousins) v.v...
- Ở nhiều nước, luật pháp cấm hôn nhân giưã "anh em họ đời thứ nhất"; có nước cấm đến "đời thứ hai", nhưng đến các đời sau nưã, coi như chẳng còn có họ hàng gì với nhau, và không đặt vấn đề cùng huyết tộc nưã! Còn cá nhân nào muốn coi là vẫn cùng huyết tộc, vẫn có họ hàng với nhau, thì tuỳ ý!
Sở dĩ thế nhân đặt vấn đề hôn nhân cùng huyết tộc (consanguineous marriages) là vì thống kê cho thấy những "anh em họ" lấy nhau thì thường sinh ra những hậu duệ có vấn đề như dị tật bẩm sinh, tạo ra những gánh nặng cho gia đình và cộng đồng, ví dụ như sinh ra đã thưà thiếu chân tay, tim phổi khiếm khuyết, mù, loà, câm, điếc, hội chứng Down, chết non, v.v...
Cũng có khi người ta đặt vấn đề "người trong họ lấy nhau" là vì có nhiều bộ tộc, triều đại vua chuá... không cho con cái lấy người "ngoài họ hàng" với mục đích bảo vệ và duy trì quyền lực, tài sản, cũng như được bình an tâm hồn, vì chắc chắn là con cháu mình không lỡ kết hôn với kẻ bất xứng!
Vài hàng gọi là góp ý cho vấn đề được sáng tỏ phần nào về phương diện thực tế chăng?
Thân ái,
|
 |
ngoiquannet
member
REF: 666847
11/15/2013
|

Còn thiếu ý kiến chuyên môn của hoami09 nữa thì phải.
Dù sao thì cũng rất cảm ơn ý kiến của bác ototo và em aka7
|
 |
ngoiquannet
member
REF: 667510
11/29/2013
|

Chắc là phải tìm hỏi bác sỹ Hồ Hải thôi.
|
 |
thanhthien8
member
REF: 667522
11/29/2013
|

Dạ xin Chào Cả Nhà!
Cả nhà ai nấy giải thích hay wá, nhất là bác OT.
Đọc câu hỏi của NQN thấy giống như
Nhóm máu chính trị, chỉ có nhóm máu mặt này mới
sanh sôi nối tiếp..dù dòng máu mang trong người là máu ngu
trong khi đó có rất nhiều loại máu khác rất thông minh
muốn gia nhập để nối dòng giống, nhưng nhóm máu mặt chỉ muốn
độc quyền để dòng máu ngu tiếp tục..giao phối...giao ngu giữ chức
ngu truyền ngu, ác truyền ác, nắm quyền tham chức đến chết mới thôi.
Có hại là cái chắc, bị lây bệnh ngu cả dòng giống..
Hehehe..Nói hỗng đúng đừng có cười à nha..
tại thấy chủ nhà hỏi hỗng ai trả lời...tui làm gan vào trả lời á.
|
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|