Vào lúc tôi đăng tiết mục này, nhiều nơi trên thế giới đang ở ngày thứ 2 cuả Năm Mới 2012, và nhiều nơi khác đă bước sang ngày thứ 3 rồi, và chỉ vài ngày nưă là … cái Năm Mới nó ... cũ mèm rồi!
Thế nhưng, với người Việt Nam ḿnh, hết Tết “Tây” rồi th́ người ta lại bắt đầu nói đến Tết “Ta” hay Tết Nguyên Đán, Tết Âm Lịch, Tết Nhâm Th́n, Tết Con Rồng…!
Hàng năm, cứ vào độ thời gian này, thú thực với bà con, tôi vẫn thấy … ấm ức thế nào ấy, khi thấy từ hàng trăm năm nay, nước ḿnh th́ nghèo, dân ḿnh th́ khổ, mà mỗi năm cứ “ăn” 2 cái Tết, cách nhau khoảng 1 tháng ǵ đó!
Tôi không biết có ai là người Việt ḿnh thử tính xem, mỗi năm ta … đốt đi bao nhiêu là tiền, qua 2 cái Tết, và phí phạm đi không biết bao nhiêu là thời gian, cuả cải, công sức v́ 2 cái Tết, chưa kể những hậu quả cũng vô cùng tốn kém cho sức khoẻ, tai nạn, và vô số những tệ nạn xă hội khác!
Người ḿnh nói hơi nhiều về “cách mạng”, nhưng h́nh như chưa có ai dám nghĩ đến việc bỏ đi một cái Tết, và nếu cần, bỏ đi một cái … lịch, mà trên thực tế chỉ có một số ít người dùng.
Vả lại, bỏ bớt đi cái Tết, bớt đi cuốn lịch, th́ cũng có tác dụng như “kính nhi viễn chi” với một anh láng giềng khổng lồ đểu cáng, cứ lăm le phá thối ta! Lại cũng nghĩ đến anh láng giềng này, chúng ta đă “phúc bảy mươi đời” khi đă có chữ quốc ngữ la mă hoá” hàng trăm năm nay, nên không cần dùng chữ nho cuả nó nưă, vậy là c̣n “ngon” hơn nhiều anh như nó, như Nhật, Triều Tiên, như Thái Lan, Kam Pu Chia, Lào, Miến, v.v…
Bà con ḿnh cứ kêu yêu nước, yêu quê hương, yêu dân tộc…, nhưng thực tế th́ nghĩ sao về việc "nghèo mà ham" những 2 cái Tết trong 1 năm như tôi vưà nói?
Tôi chắc khi đọc tiết mục này, có người sẽ hỏi thế th́ Nhật nó có ăn Tết Âm Lịch không?
Xin thưa:
Trước thời Minh Trị Thiên Hoàng, Tết cuả Nhật là theo Âm Lịch cuả Tàu, chẳng khác nào như Tết cuả Tàu, cuả Triều Tiên, cuả Việt Nam ḿnh.
Tuy nhiên, kể từ năm 1873, nghiă là 5 năm sau Thời Đại Minh Trị, Nhật đă cải cách hoàn toàn, áp dụng Tây Lịch, bỏ Âm Lịch, nên Ngày 1 tháng Giêng Dương lịch trở thành ngày Tết chính thức và ngày hội văn hoá cho cả nước Nhật.
Nó làm được, th́ ta cũng làm được chứ!
Thân ái,
rongchoi123
member
REF: 623173
01/02/2012
Đồng ư với ông Ototot, người Nhật không ăn tết ta như VN hay TQ, họ đă cách tân từ lâu rồi. Người Việt thời XHCN đổi mới hiện nay càng lậm vào mê tín dị đoan, nhất là các tỉnh phía bắc (có lẽ do sống trong thời kềm kẹp cộng sản quá lâu nay được đổi mới nên như cọp xổng chuồng chăng?) mỗi khi cúng kiếng th́ thắp hương khói tùm lum, đốt giấy vàng bạc kinh khủng. Dân t́nh phía nam cũng có nhưng nói chung ít hơn, không đốt khủng như dân Hà Nội hay mấy tỉnh phía bắc khác. Chỉ cần xem truyền h́nh lễ hội các tỉnh phía bắc th́ thấy.
Có điểm không đồng ư với ông Ototot : Chữ viết của Campuchia, Thailand,Lào Miến điện không thuộc nhóm tượng h́nh gốc TQ, các nước này chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn độ, chữ viết của họ có gốc tiếng Pali hay Phạn th́ phải.
casaudep
member
REF: 623174
01/02/2012
Năm mới,cháu kính chúc bác OTOTOT dồi dào sức khỏe ạ .
Người Việt ḿnh đúng là ngèo mà ham , cái ǵ cũng muốn . Khoản TẾT , không phải là 2 đâu ạ , cháu nhớ là 3 TẾT đấy ạ . TẾT tây , TẾT ta , và TẾT Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 âm lịch nữa ạ .
Chưa hết ạ , nay nhờ đảng và nhà nước , dân ta có thêm TẾT 30/4 dương lịch nữa ạ . Nước Việt từ khởi đầu là nước Vạn Xuân của vua Lư Nam Đế nên nó xuân măi tới giờ , lúc nào cũng vui như TẾT ạ .
Mai đây , khi có tự do , cháu xin đề nghị phải có TẾT tự do nữa ạ .
Vậy là ta có 6 ngày TẾT ! Đất nước TẾT ! Vui nhất thế giới bác ạ .
ototot
member
REF: 623179
01/02/2012
Cảm ơn bác rongchoi đă góp ư thêm vào tiết mục, rất đúng. Về chữ viết cuả Thái, Miên, Lào và Miến, cũng đúng là không cùng gốc với chữ nho cuả Tàu, Nhật, Hàn, nhưng đó là do tôi vụng viết, với ư chính là tất cả những nước này đều không có chữ viết được la mă hoá như quốc ngữ cuả ta!
Vậy công trạng ngẫu nhiên làm ra quốc ngữ này cũng đáng ghi cho mấy ông cố đạo; và củng cố được ḷng tin không thể lay chuyển cuả người Việt là không đời nào bọn Tàu có thể "đồng hoá" được dân ta, nội ở chỗ ta có quốc ngữ la mă hoá!
Thân ái,
ototot
member
REF: 623181
01/02/2012
CaSấuĐẹp nói đến 2, 3, 4 ... cái Tết ở Việt Nam, làm tôi nhớ lại những cái ... hủ tục tự ngàn xưa, (không biết sẽ tồn tại cho đến bao giờ?!) qua ca dao như
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè!
Tháng Tư đong đậu nấu chè.
Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm!
Tháng Sáu buôn nhăn bán trăm,
Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân!
Tháng Tám chơi đèn kéo quân,
Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng!
Tháng Mười buôn thóc bán bông,
Tháng Một tháng Chạp nên công hoàn toàn!
Bà con ḿnh thấy chưa? Suốt cả năm trời, chỉ ăn với chơi, cờ với bạc, buôn với bán, lễ với Tết, chờ đến cuối năm th́ ... liên hoan, mừng công!
H́ h́!
Thân ái,
cafekho
member
REF: 623186
01/02/2012
Tết Tây là các Tây ăn (ta ăn ké 1 ngày thôi), OT ơi, tết Ta mới là tết Ta ăn.
Cf cũng có nghĩ tới tại sao ḿnh xài lịch Tây mà lại ăn tết Ta, sao không ăn luôn cái tết Tây cho rồi, cuối cùng nhận thấy, ăn tết ta thân t́nh và ấm cúng hơn, gia đ́nh quây quần, cái tết đoàn viên thật tốt đẹp.
Hơn nữa VN ḿnh ăn tết mùa xuân, khí hậu mát mẻ, người dân vui vẻ, nên nhất định phải đợi.. hoa mai nở.(tự nhiên)
Thân mến.
---
tennhaque
member
REF: 623188
01/02/2012
Hùi xưa ở VN
nhớ 1 câu nói
Ngày nào có x́n là ngày đó TÉT ...hi hi
vitbuocno
member
REF: 623217
01/03/2012
Cháu chào bác OT, em chào Thầy và cả nhà, hồi cháu c̣n bé th́ VN ḿnh gần như không biết đến Noel và Tết Dương Lịch (hay c̣n gọi là Tết tây) là ǵ, chỉ ăn Tết Âm lịch (hay c̣n gọi là Tết cổ truyền), nhưng bây giờ xă hội ngày càng hiện đại hơn, thông tin ra ngoài TG cũng dần dần được cải thiện, người dân VN cũng đi du học nhiều nơi trên TG, nên dần dà bây giờ người dân trong nước cũng tổ chức Noel và Tết Dương lịch khá lớn ạ, thành ra đúng là rất tốn kém và lăng phí lắm, hai cái Tết gần nhau quá, cách khoảng thời gian có hơn một tháng thôi ạ.
huutrinon
member
REF: 623218
01/03/2012
Chào các bạn,
Cho HTN 888 về việc ăn Tết với các bạn nhe?...
Ăn Tết là tiễn đưa năm củ,chào đón năm mới.Dĩ nhiên,fải dính líu với hệ thống lịch.Trên thế giới hiện nay,hệ thống lịch Tây Fương được thịnh hành nhất.Vì lý do trao đổi thông tin (khoa học,văn hóa,thương mại,vv...),các nước trên thới giới cần fải có 1 thời điểm chuẫn chung để liên hệ với nhau cho tiện!Về mặt khoa học vật lý,kinh tế, Tây nó dồi dào hơn Đông,nó chiếm ưu thế hơn,nên thế giới bắt buộc vào thế là fải dùng hệ thống lịch Tây Fương để liên lạc,trao đổi với nhau! Ngoài lịch Tây,trên thế giới,từ xưa đến nay,có bao nhiêu nền văn minh là có bấy nhiêu hệ thống lịch : lịch Tây,lịch Tàu,lịch Ấn Độ,lịch Á Rập,lịch Maya(Nam Mỹ),vv...Việt Nam trong vùng ảnh hưởng của Tàu,nên lịch VN ta là lịch Tàu!Trong khi trên thế giới,ở những nơi khác như Ấn Độ,Á Rập,Nam Mỹ (văn minh Maya),vv,...họ còn THƯỜNG dùng hệ thống lịch của họ khg? thì HTN khg biết,chớ ở VN,Kampuchia thì còn dùng! Kampuchia có Tết Kampuchia,vào khoảng tháng 4,tháng 5 Tây lịch? Việt Nam có Tết Nguyên Đáng,và hơn thế nữa,nếu các bạn về tỉnh lẻ,vùng wê sâu xa,người dân wê,họ thường liên lạc với nhau dựa trên lịch Âm (danh từ thường dùng là ở trên hay ở dưới? Ở trên,ám chỉ cho ngày Tây,ở dưới,chỉ ngày Âm).Họ nói vào ngày rầm,ngày 30...là nói ngày Âm lịch.Lý do trong việc dùng Âm lịch không fải chỉ do thói wen mà thôi đâu,vì người nông dân VN coi theo Âm lịch mà lên lịch cày cấy,đánh cá...fải theo chu kỳ con Trăng mà làm việc.Âm lịch được người Fáp gọi là :calendrier lunaire,dựa theo chu kỳ mặt Trăng,và Tây lịch là : calendrier solaire,theo chu kỳ mặt Trời.Hệ thống lịch được các người xưa lập nên dựa vào những cơ sở khoa học. Thế cho nên...
Bạn Cafekho có lý khi nói : "Tết Tây là các Tây ăn (ta ăn ké 1 ngày thôi), OT ơi, tết Ta mới là tết Ta ăn.Cf cũng có nghĩ tới tại sao ḿnh xài lịch Tây mà lại ăn tết Ta, sao không ăn luôn cái tết Tây cho rồi, cuối cùng nhận thấy, ăn tết ta thân t́nh và ấm cúng hơn, gia đ́nh quây quần, cái tết đoàn viên thật tốt đẹp.Hơn nữa VN ḿnh ăn tết mùa xuân, khí hậu mát mẻ, người dân vui vẻ, nên nhất định phải đợi.. hoa mai nở.(tự nhiên)...".Khó có thể hủy bỏ được Tết ta!Và cũng khg nên hủy bỏ! vì theo cái Tết,có biết bao nhiêu là fong tục,tình cảm...tốt đẹp mà vì 1 lý do nào đó bị mất đi,thì theo HTN,thật là 1 điều đáng tiếc lắm thay!?
ototot
member
REF: 623243
01/03/2012
Nói đến ư nghiă cuả Tết Nguyên Đán, ai cũng thấy nó là một tập tục đă có từ hàng ngàn năm, không thể bỏ được, nhưng không phải v́ thế mà không cách tân nó, cho nó tốt đẹp hơn…, phù hợp hơn với thời đại, vốn biến thiên rất nhanh, chứ không như ngày xưa!
Ví dụ bảo nó đánh dấu một năm cũ qua đi và khởi đầu cho một chu kỳ mới, th́ cũng được đi; nhưng h́nh như Tết Dương Lịch th́ cũng có nghiă đó, chứ không nhất thiết phải là Tết Âm Lịch!
Ví dụ, bảo rằng muà Xuân tiết trời mát mẻ, th́ ai cấm ta ... hưởng cái mát mẻ đó, cũng như ai cấm ta hưởng lấy những cái thú cuả muà Hè, muà Thu và muà Đông, v́ muà nào cũng có cái thú cuả nó chứ! Đất nước mà giàu, muà Hè ta vặn máy lạnh, muà Đông ta bật máy sưởi, th́ vẫn cứ ... thú như thường!
Bảo rằng muà Xuân hoa nở, cây cối đâm chồi nẩy lộc, th́ ai cấm ta ca ngợi muà Xuân? C̣n muốn đặc biệt ca ngợi hoa đào, hoa cúc, hoa mai…, th́ cứ việc tổ chức ra Hội Hoa đi, ai cấm? Ở Nhật hàng năm cũng vẫn có Hội Hoa Anh Đào đấy, ở Mỹ hàng năm có "Hội diễn Hoa Hồng" (Rose Parade) ở thành phố Pasadena, bang California, có sao đâu? (Tôi nhớ đă có lần trên diễn đàn này, tôi đă trích lời một ông viện sĩ Pháp André Maurois ca ngợi muà Thu, bảo rằng nó là muà Xuân thứ nh́ trong năm, khi mỗi chiếc là trở thành một bông hoa"!)
Riêng ở Việt Nam, tôi cũng nghe nói không thiếu ǵ những "Hội Hoa" mà trong nước cứ thích gọi là "Festival", như ở Đà Lạt. Có điều là không thấy quảng bá rộng răi bằng những chuyện tiêu cực khác!
Bảo rằng Tết Nguyên Đán là dịp để cúng bái và tỏ ḷng biết ơn tổ tiên, th́ gia đ́nh nào cũng có thể có những ngày cúng giỗ riêng cuả ḿnh, ngày đi thăm mồ mả tổ tiên, v.v..., ai cấm? Ví dụ như ở Mỹ họ cũng có Lễ Memorial Day để đi thăm nghiă trang, tưởng niệm những người đă khuất, như người thân, "chiến sĩ trận vong". v.v...
Bảo rằng Tết Nguyên Đán là dịp để đoàn tụ, xum họp gia đ́nh, th́ nhà ai cũng tự tổ chức được, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể cuả từng người, ai cấm? (Ở các nước văn minh, các hăng chuyên chở hàng không, đường bộ,... c̣n ưu đăi, khuyến khích sớm lên kế hoạch di chuyển để được giảm giá vé, giao thông không tắc nghẽn...).
Nói tóm lại, những việc bấy lâu nay ta làm trong dịp Tết, cũng là do ta tổ chức ra, không vào dịp này th́ vào dịp khác, có sao đâu?
Vả lại, nhà nước nào th́ đă có những ông lănh đạo, những ông quan chuyện lo về văn hoá, nông nghiệp, môi trường, giao thông…, sao không hướng dẫn dân tổ chức ra những ngày lễ chính thức nhất định trong năm, sao cho nó có ư nghiă, hợp t́nh, hợp lư, hợp hoàn cảnh, để mọi người cùng được nghỉ có ăn lương cho công nhân viên chức, cho học sinh quây quần với gia đ́nh!
Bên cạnh những ngày lễ chính thức, ai muốn có những ngày lễ riêng cuả nhóm ḿnh, tôn giáo ḿnh như Lễ Giáng Sinh, Lễ Phật Đản…, th́ cứ tổ chức, ăn mừng, theo điều kiện cuả nhóm ḿnh, có sao đâu?
Theo tôi thấy như ở các nước phát triển, người ta làm ra làm, chơi ra chơi, chuyện làm minh bạch, nên việc quản lư đất nước cuả họ không đến nỗi quá phức tạp, để họ đưa nước cuả họ đi lên, dân cuả họ ngày một hạnh phúc hơn!
Theo tôi, các cụ ḿnh ngày xưa cũng có câu “Phú quư sinh lễ nghiă”, nghiă là dân giàu có lên, th́ lễ nghiă, đạo đức cuả xă hội cũng tăng tiến lên theo.
Ngược lại, th́ : “Bần cùng sinh đạo tặc” nghiă là dân mà nghèo túng, tất chỉ sinh ra trộm cắp, và đạo lư suy đồi!
Bà con ḿnh nghĩ sao?
Thân ái,
lynhat
member
REF: 623258
01/03/2012
Bác OTOTOT,
Ở bên đây, những bệnh viện và pḥng mạch bác sĩ đều vắng bệnh nhân. Bệnh cũng biết nghỉ tết nữa?
Ngày nào cũng là tết th́ người ta đỡ tốn tiền thuốc men.
rongchoi123
member
REF: 623264
01/03/2012
Bác huutrinon và bác cafekho nói nghe có lư, nhưng không tự hỏi người Nhật họ cũng thấy "quây quần ấm áp" vào dịp Tết Âm mà sao họ bỏ được và nay họ "quây quần ấm áp" vào dịp Tết Tây.
Xem vậy th́ cái tư duy của người Việt khác người Nhật nhiều quá thành ra ḿnh thua họ cũng phải. Họ đă đi xa hơn ḿnh 200 năm thấy rơ nhất là ở khoa học và kỹ thuật.
cafekho
member
REF: 623291
01/03/2012
Thực ra muốn thay đổi một thói quen lớn, lâu đời th́ không phải dễ. Mà điều cần nhất để thay đổi thói quen cả 1 nước là phải hợp lư, hợp t́nh và được nhiều cái lợi thiết thực.
Như vậy th́ việc chuyển qua ăn hẳn Tết Tây, ko cần phải ăn tết Ta nó có thiết thực, tiết kiệm, và được quá chừng nhiều cái lợi hay không?
Dạ thưa không có được chi nhiều ngoài những lư luận như là để tiết kiệm, không thèm ăn tết Tàu (chống Tàu là chính), sợ tệ nạn?
Sợ tệ nạn, lăng phí, vậy chứ ăn tết Tây có chắc là không xảy ra tệ nạn và tiết kiệm được rất nhiều không?
C̣n chống Tàu? Bây giờ chống Tàu muốn thoát khỏi cái văn hóa Tàu th́ ăn tết Tây, vậy mai mốt chống Tây, không muốn bị ảnh hưởng văn hóa Tây th́ ăn tết ǵ?
@Bạn Rongchoi nói lại cho rơ xem tại sao người Việt phải ăn theo tết Tây để cho tư duy giống người Nhật, rồi nếu ăn luôn cái tết Tây, th́ có theo kịp họ được năm nào về mặt khoa học kỹ thuật hông? Có phải nhờ ăn tết Tây mà nước Nhật đi trước ḿnh được tới 200 năm?
Một đời người ăn được 80 cái tết, cafe thích ăn 80 cái tết Ta, tết Tây th́ giống 1 ngày chủ nhật, lợi dụng nghỉ 1 ngày, chứ chẳng có ǵ khác.
Gần tết rồi, người cũng nôn nao hết lên.
Tết nay được đi du lịch với cả gia đ́nh anh, chị, em, các cháu. Ôi, hạnh phúc như điên.
---
hanhngan19801
member
REF: 623312
01/04/2012
V́ sao Việt Nam lại tương đồng với Trung Hoa???
Đơn giản v́ vị trí địa lư kiến tạo nên các điểm tương đồng. Việt Nam là một
nước đi lên từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước vậy nên mọi hoạt động văn hóa
xă hội đều có ảnh hưởng từ nhu cầu canh tác nông nghiệp, trong đó tết Nguyên
Đán (tiết Nguyên Đán)là tiết quan trọng nhất v́ nó khởi đầu cho cho một chu kỳ
canh tác, gieo trồng...
Những truyền thống này không những cần phải tiếp tục mà c̣n phải ǵn giữ phát
huy ... tại sao lại bảo nên bỏ đi??? Bản sắc văn hóa quốc gia mà bỏ đi th́ cái
Việt Nam ắt cũng cần xóa sổ. Người nước ngoài đến Vn là v́ họ muốn thưởng thức
được những nét văn hóa mà nước họ không có. Nếu VN không có những nét văn hóa
truyền thống riêng biệt th́ thử hỏi ????
Ngày nay chúng ta đang ra sức lưu giữ và bảo vệ những nét văn hóa truyền thống
và tiếp tục khôi phục lại những lễ hội truyền thống đă mai một đi như lễ hội
Tịch Điền, Chọi Trâu, Múa Rối Nước, Ca Trù, C̣ng Chiêng Tây Nguyên, Hát
Ả Đào .... và nhiều trong số đó đă, đang và sắp được công nhận là Văn Hóa Phi
Vật Thể Thế Giới đấy ạ.
Vài lời mạo muội đầu năm mới.
Chúc Mừng Năm Mới tới tất cả mọi người.
Hn
lynhat
member
REF: 623315
01/04/2012
“Phú quư sinh lễ nghiă”, nghiă là dân giàu có lên, th́ lễ nghiă, đạo đức cuả xă hội cũng tăng tiến lên theo.
Ngược lại, th́ : “Bần cùng sinh đạo tặc” nghiă là dân mà nghèo túng, tất chỉ sinh ra trộm cắp, và đạo lư suy đồi!
Chuyện này giải quyết quá xá dễ. Đâu có ǵ khó khăn đâu?
Ai không muốn nghèo nữa, không muốn đạo lư suy đồi nữa, … th́ đi học cách làm giàu, đi học đạo lư, v…v.
Chỉ có những dân lười là chẳng muốn học ǵ cả. Họ muốn đủ thứ mà chẳng muốn làm, chẳng muốn tốn thời giờ học hỏi.
Gặp thứ dân lười này, nói hoài mệt quá!
Nói tóm lại, cuộc sống của riêng họ, họ muốn làm ǵ th́ cứ làm.
hoami09
member
REF: 623316
01/04/2012
hí hí ...mén chào Bác Otto và qúi khách trong nhà Bác Otto nè . Mén nghĩ chắc lâu lắm dzúi , bác Otto và Anh Lư Nhứt chưa về VN ăn tết đâu nhỉ . Mén xin kể lại sơ sơ cái tết thứ 15 của mén , cũng là cái tết cuối cùng ở VN á .
Năm nào Mẹ cũng cố len lỏi khắp nơi để bán hết mớ rau lang , rau muống vào những ngày cận tết , nhưng mà ...cận tết ai thèm ăn rau lang rau muống cơ chứ , người ta c̣n mải lo đi sắm tết chứ lị . Cứ lang thang ngơ ngác , cứ chào mời người vội vă qua đường . Ế vẫn ế ...
Mấy chú công an nhà ḿnh , ngày dưng ko thấy đâu , hay cướp giật , ẩu đả cũng ko thấy đâu , nhưng những ngày cận tết , các chú công an siêng hơn , v́ các chú công an cũng sửa soạn...ăn tết .
Mẹ và một số bạn hàng bị bắt vào đồn , bị giam v́ tội làm xấu mỹ quan thành phố , tội buôn bán mất thẩm mỹ . Ai có tiền , trả tiền phạt th́ được về sớm . Ai ko tiền th́ cứ ngồi đó ... Có lẽ rất nhiều gia đ́nh nghèo rất là sợ ...tết .
Hy vọng tết năm nay , cái cảnh sợ tết ko c̣n nữa .
rongchoi123
member
REF: 623323
01/04/2012
Vấn đề nông nghiệp theo tết ta, th́ cũng dễ giải quyết thôi.
Hiện nay, nhiều nông dân VN đă được các kỹ sư nông nghiệp tập huấn và đă không có thói quen tính vụ gieo trồng theo âm lịch nữa. Họ áp dụng phương pháp mới, những kinh nghiệm mùa vụ theo con trăng cổ truyền chỉ có ư nghĩa với các lăo nông lớn tuổi và kinh nghiệm đó chỉ cho giới trẻ tham khảo bổ túc mà thôi.
Vấn đề không lệ thuộc Tàu th́ lệ thuộc Tây là vấn đề ông Ototot nói ra chứ không phải rongchoi nói đâu nhé. Xem lại cho kỹ đi hi,hi,...
Vấn đề là nên chọn cái nào tiện nhất, chính xác nhất mà thôi. Cả nước với phương tiện giao thông lạc hậu mà mỗi năm cứ ùn ùn vào dịp tết sinh ra nhiều tệ nạn: bắt chẹt, kẹt xe, tai nạn giao thông,...
Cứ mạnh dạn đổi mới th́ sẽ đi lên, c̣n chưa đổi mới mà cứ an phận th́ biết bao giờ đất nước ta mới ngang bằng với 5 châu. Xét nước ta thời Minh Mạng, Tự Đức cũng vậy. Mấy ông vua không dám đổi mới duy tân, nói rằng nước ta ổn cả, truyền thống nho học quan lại, thi cử,...tốt đẹp ngàn năm rồi, ai nói sai th́ chém đầu, rốt cục th́ VN suy tàn nô lệ cho Tây. Cũng như bác chủ tịt ǵ đó nói "trảm cán bộ th́ biết lấy ai làm việc!" thật hài hước làm sao.
Tuy nhiên đây chỉ là ư kiến của rongchoi ai thấy không thích th́ cứ tự nhiên phê phán không sao cả. Hi,hi,....Luôn tôn trọng ư của cafekho hi,hi,....
Mong có ai có cao kiến ǵ khác.
lynhat
member
REF: 623355
01/04/2012
Hoami09,
Có chớ. Anh làm ăn cực khổ kiếm tiền, phải xài tiền chớ.
Bà xă và anh có về Việt Nam ăn Tết, xem múa Lân, đi cúng chùa, an chay.
Đi chơi có 4 tuần thôi, mà tiêu hết 20 ngàn đô. Số là như vầy, dẫn bà con đi chơi, ĺ x́ cho họ, thấy họ nghèo quá chịu không nổi.
rongchoi123
member
REF: 623364
01/04/2012
Xin nhấn mạnh ở đây, topic của ông Ototot là đề cập nên bỏ tết Tây hay không chứ không phải là nên bỏ âm lịch hay không mà một số người đă lạc đề khi bạn về việc dùng âm lịch.
Rongchoi nghĩ là ta vẫn dùng âm lịch trong một hạn chế nào đó chẳng hạn như giỗ kỵ, giỗ tổ Hùng Vương, tết TRung thu,...Như ỏ Nhật vẫn tổ chức tết Trung thu cho trẻ em chứ không như VN ngày lễ Trung thu là dịp người lớn biếu xén quà cáp nhau (nhân danh con trẻ) c̣n trẻ em vẫn phải vác cặp đến trường, rơ là khổ cho trẻ. Xin mở ngoặc ở đây ở VN lễ của người lớn như ngày nhà giáo, ngày bác sĩ, ngày t́nh nhân,lao động 1-5,...th́ một số người lớn được nghỉ hay tự cho phép ḿnh nghỉ ngơi hoặc thư giăn (chè chén, hội họp, tán dóc) c̣n lễ trẻ em th́ không có ngày nghỉ. (chỉ duy nhất có ngày 1-6 mà lại vào dịp hè, thành thử có mà như không)
C̣n việc ăn tết Ta th́ phải xem lại có nên bỏ hay không thế thôi.
huutrinon
member
REF: 623365
01/04/2012
Chào các bạn,
Mình tiếp tục 8 về vụ ăn Tết này nhe?
"Nói đến ư nghiă cuả Tết Nguyên Đán, ai cũng thấy nó là một tập tục đă có từ hàng ngàn năm, không thể bỏ được, nhưng không phải v́ thế mà không cách tân nó, cho nó tốt đẹp hơn…, phù hợp hơn với thời đại, vốn biến thiên rất nhanh, chứ không như ngày xưa!"...Trong tất cả các ý về thay đổi cách nhìn,cách tổ chức ăn Tết,vv,...thì tôi thấy ý này của OT là khả thi nhất (những ý khác kia,mình từ từ bàn tới...).Đúng vậy! Người VN chuẫn bị và ăn Tết kéo dài 1 thời gian khá dai dẵn! Chuẫn bị đón Tết cả tuần lễ,và ăn Tết kéo dài có khi đến mùng 10! mới trở lại làm việc bình thường!Cần fải có sự can thiệp của Bộ Văn Hóa Giáo Dục cho người dân ăn Tết tối đa là 3 ngày (mùng 1,2,3) thôi.Trước và sau đó,công sở không được trị trệ công việc hành chánh!!!
Bạn RC123 có suy nghĩ :"Bác huutrinon và bác cafekho nói nghe có lư, nhưng không tự hỏi người Nhật họ cũng thấy "quây quần ấm áp" vào dịp Tết Âm mà sao họ bỏ được và nay họ "quây quần ấm áp" vào dịp Tết Tây.Xem vậy th́ cái tư duy của người Việt khác người Nhật nhiều quá thành ra ḿnh thua họ cũng phải. Họ đă đi xa hơn ḿnh 200 năm thấy rơ nhất là ở khoa học và kỹ thuật."...Fải nhìn nhận là người Nhật họ giỏi...và người Việt cũng giỏi.Dân tộc Nhật Bản có cách suy nghĩ và hành động khá đặc biệt,khác hẵn những dân tộc họ hàng xung quanh(Tàu,Triều Tiên,Việt Nam...),nói chi đến các dân tộc khác ở xa hơn!Có lẽ họ thừa hưởng được 1 nền văn hóa,1 quan niệm sống được lưu truyền lại từ thời các kiếm sĩ samurai.Họ áp dụng văn hóa Thiền vào cuộc sống.Và điều này cũng fải qua 1 quá trình lâu dài,khg fải 1 ngày,1 đêm mà có được!Thật sự,họ đã đầu tư biết bao là của cải,thời gian vào ngành giáo dục để có được kết quả ngày nay!Mình thường có thói wen hay so sánh :"Người Nhật làm được,sao mình (người Việt) làm khg được!?".Đúng vậy!Người Nhật làm được,nhưng người Việt khg bao giờ làm được! Vì các bạn thử chỉ cho HTN thấy coi có 1 tầng lớp cai trị,1 chính fủ VN nào,trong những thế kỷ gần đây,có được sự đầu tư đáng kể nào để giáo dục,đào tạo thế hệ trẻ con em mình khg? Khg kể dưới chế độ XHCN này,con em học sinh chúng ta lại được đào tạo để trở thành những con ngườì như Tú Xương diễn tả : "...nửa người,nửa ngợm,nửa đười ươi..."...Họa mai chăng,người Việt chỉ hy vọng tìm lại được 1 vài dấu vết trong những thời xa xưa huy hoàng như thời của thiền sư Vạn Hạnh? thời của vua Trần Nhân Tông?...
da1uhate
member
REF: 623369
01/04/2012
Tui chả hiểu nói người VN ăn tết Tây là ăn kiểu ǵ? Những người sống trong đất nước VN như tui không hề cho rằng Tết Tây là dịp để "ăn", chẳng qua được nghỉ 1 ngày không phải đi làm, đi học thế thôi.
Có 1 thực tế ở diễn đàn này mà tui thấy là nhiều người rất thích nói chính phủ VN thế này thế nọ nhưng cứ bảo là người Việt Nam. Làm ơn nêu rơ quan điểm của ḿnh là đang nói ai? Nhà cầm quyền hay người VN? Nếu nói người VN th́ có cả quư vị nữa đấy.
Đừng nói đến chữ lăng phí. Người ta có tiền th́ người ta ăn 1 chục cái Tết cũng chả liên quan ǵ đến ai. Lăng phí hay không là chuyện của người "ăn Tết", đâu có ai bắt nhà nhà phải "ăn Tết" mà cũng đâu có ai bảo là không được "ăn Tết". Vấn đề của nhà cầm quyền ở đây là quy định 1 ngày nghỉ vào dịp đầu năm Dương Lịch và 4 ngày nghỉ vào đầu năm Âm Lịch. Mọi người thích làm ǵ th́ cứ tự do. Thích gói bánh chưng, kho thịt heo, đi chúc Tết đầu năm cũng được mà thích đóng cửa cả nhà đi du lịch cũng được. Lăng phí hay không là tùy hành vi xử sự của mỗi người. Xin quư vi lưu ư cho.
casaudep
member
REF: 623372
01/04/2012
TẾT ! TẾT ! TẾT ...
Dân th́ méo mặt chạy lo tết cho con cái và cha mẹ già , rồi về thăm viếng ông bà . Tất tả mệt nhọc nhưng mà vui .
Nhưng dân cũng xin đừng nhiều tết quá , v́ khoản "đi tết" các xếp . Không đi xếp đ́ , đi th́ xót ruột , bao nhiêu cho vừa và bao nhiêu là xếp : Thủ trưởng cơ quan, cán bộ phường , thầy cô giáo ...đến cả anh công an cũng xin ĺ x́ .
Dân không méo mặt v́ tết mới là chuyện lạ .
TẾT , TẾT ,TẾT ...
quan vui như tết .
tennhaque
member
REF: 623373
01/04/2012
Nguời Nhật làm đuơc sao ta (nguời Vn ) không làm đuợc
Tôi phản đối 100% với hai tay và cả hai chân
Hihi đoc Topic này cũng lâu rùi
hôm nay mới có thời gian viết
Theo chú ot kể th́ nguời Vn ăn tết dài quá
Chú dẫn 1 lô cadao
THang giêng là tháng ......
....
Xin thưa cadao chỉ là nhân cách hóa cho vui thôi
Ai bảo nguời Nhật giỏi trong lănh vực truyền thống này
Xin thưa :Chẳng hay 1 tí nào trong lănh vực này
Đồng ư là họ chọn duơng lịch (mùng 1 tết tây ) Song chỉ có cái này ngoai ra các tập tục vẫn c̣n y trang
Thế th́ cải cách cái ǵ canh tân cái ǵ
có canh tân nhuưg chỉ là h́nh thức bên ngoài
..
nếu theo dơi sát về văn hoá và cái tết của nguời Nhật th́ Nhât c̣n lè phè hơn cả Việt Nam ta
Chẳng những họ ăn tết không chỉ ba ngày mà c̣n kéo dài đến ngày 15
ngày này họ goi là ngày Thành Nhân
1 ngày lễ lớn quan trọng đánh dấu sự truờng thành của nam nữ ở tuổi 20
Họ khôn khéo không dùng âm lịch nên không thể goi là tết nguyên tiêu
Ai cũng biết Nhật thay đổi tết từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873.
ho ăn theo tết Tây .Song họ tự hào la rất Nhật Thực tế th́ cũng giống VN hoăc lai Trung Quốc thôi
những điểm chính sau cho thấy :
Nguời Nhật chuẩn bi truớc cả tháng tết họ lo dựng nêu (Nêu của họ là những cây thông xanh )
Ta kêu bận như việc ngày ba mươi tết, nhưng Nhật Bản theo dương lịch th́ ngày 31/12 với tên gọi là Omisoka, ngày cuối cùng trong năm ai cũng cố dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với niềm tin tống cựu nghinh tân, loại trừ những khó khăn vấp váp năm cũ để đón chào năm mới trong sạch đẹp, tốt lành.
Otoshidama – Ĺ x́
Thay v́ dùng phong b́ mầu đỏ họ dùng phong b́ trắng
và nguời đuợc nhận tới lứa tuổi c̣n hoc trung học
đi chùa xin xâm
Mọi nguời đi lễ chùa.
Thường th́ các đền, chùa đều có các gian hàng bán các quẻ bói tương lai, những lá bùa phù hộ mẹ tṛn con vuông, an toàn giao thông, làm ăn phát tài… và thẻ cầu nguyện thi đậu, t́nh duyên. Mua quẻ rồi mở xem, nếu kết quả tốt, họ sẽ mang về nhà. Nếu ai có kết quả xấu, th́ sẽ buộc lên các cành cây, hay các dàn gỗ trong điện. Sau dịp tết, các đền jinza sẽ làm một lễ lớn để cầu nguyện, giải trừ các kết quả xấu cho những người này.
Ở đền, chùa c̣n có các thẻ mong ước “ofuda”: người hành hương viết điều ḿnh mong ước treo lên. Sau tết, đền jinza sẽ làm lễ cầu nguyện cho các điều mong ước thành hiện thực.
Các bậc cha mẹ ở Nhật cho con lên chùa từ nhỏ.
Ai gặp năm tuổi th́ treo các b́nh bầu khô lên.
Chiỉcó cái này là Nhật
Đón đợi Thiên hoàng chúc mừng năm mới
Có một nét rất riêng ở Nhật trong ngày đầu năm đó là có rất nhiều người Nhật từ khắp mọi miền đất nước vào đúng sáng ngày mùng 1 tháng Giêng nô nức kéo nhau về đón đợi trước tiền sảnh của Hoàng cung ở Tokyo để mong được thấy tận mắt và trực tiếp nghe tận tai những lời chỉ bảo, chúc mừng năm mới của Thiên hoàng.
Tất cả mọi người đều coi đó là điều may mắn, hạnh phúc.
=
Xét qua những điểm th́ ta dễ nhận ra Á châu chung 1 truyền thống ,nguồn cội
Tết vẫn là những cái ǵ thiêng liêng nhất
Tết là 1 cảnh đoàn viên
là huơng nồng của dân tộc ...
là tiếng cuời của trẻ thơ là dư huơng ngọt ngào của nồi bánh chưng xanh
Ba mẫu tự đơn giản T e t ....
lai vô cùng ray rức ,xót xa trong ḷng những kẻ ly huơng
Tết âm hay tết tây ..thiển nghĩ không phải là vấn đề đẻ mổ xẻ đổi thay
Xă hội truớc mắt c̣n nhiều thứ ..cần và fải thay đổi hơn là ngày tháng năm tết
ví dụ như cơm no ,áo măc của nguời Dân
==========================================================================
Vài hang chia sẻ cùng quư vị không phải cái ǵ Nhật cũng nhứt nhứt đâu
cần phài nhận xét khách quan và đi sâu vào đời sống văn hoá mới thấy
Với tôi Nhật chỉ thay đồi ngày tháng ..Mà nó khôn thấy ba cố v́ chính âm lịch ngày nay đă được điều chỉnh cho phù hợp với ṿng quay mặt trời nên phải nói là âm dương lịch mới đúng.
C̣n moi thứ Vũ như cẩn
=============================================================================
saothenhi
member
REF: 623379
01/04/2012
Nếu theo về duy tâm mà có cả sách SAO đă được đọc.Nước NHẬT coi trời bằng vung đă bỏ cả tết âm lịch / ăn tết dương lịch. và trong quá khư' nước NHẬT đă làm nhiều điều ác. sâm chiếm .giết hại nhiều người trên nhiều quốc gia.ngay như ở Vn nạn đói năm 1945 là DO NHẬT bắt nhổ hết luá đi để trồng đay. mang hậu quả trận đói năm ất dậu 1945 c̣n măi măi là nỗi đau của dân tộc ta.
Chính v́ NGƯỜI NHẬT làm nhiều điều trái đạo đời như vậy .ÂM BINH .HỒN MA LẤT LƯỞNG ĐÓ. NHỮNG OAN HỒN ĐĂ TẠO THÀNH NHỮNG NGỌN SÓNG .NHỮNG TRẬN ĐỘNG ĐÂT LIÊN MIÊN. nước NHẬT gặp nhiều thiên tai đó LÀ HẬU QUẢ MÀ HỌ PHẢI TRẢ CHO CÁI ÁC MÀ HỌ ĐĂ GÂY RA..đừng nghĩ anh có tài mà cậy chi tài.ANH CÓ GIỎI BẰNG MẤY .TÀI BẰNG MẤY ÁC làm trái đạo trời th́ thiên tai tàn phá th́ cũng vậy thôi.
********
Nói xa ra chút cả vùng trung đông là nơi nỏi tiếng về những truyền thuyết về đạo phật .và ngàn lẻ một đêm .và alibaba và 40 tên cưóp.
cũng la` nơi nổi tiếng về sự phân biệt NAM NỮ. người đàn ông có thể lấy 40 đến 50 vợ miễn là đảm bảo được cuộc sống. c̣n ngựi phụ nữ ra đường phải che mặt .cầm tay bạn trại bị chặt tạy. hay mắc lỗi bị thiêu sống .rất dă man.
có một cô làm trong ngành tư pháp hẳn hoi.chồng hành hạ dă man quá làm đơn ly dị. vậy mà bố đẻ và anh trai đuổi đến tận cơ quan bắn chết con gái .chị gái của chính ḿnh.
HỌ THEO ĐẠO HỒI NHIỀU .ĐẠP ĐỔ CẢ TƯỢNG PHẬT .
Vậy đạo lư ở đâu? lương tâm ở đâu .danh dự ở đâu.
Kết cục của sực ai trị hà khắc đó . thiên nhiên ưu ái cho mảnh đất trù phú dầu hảo nhwuv ậy àm không tôn kính trời đất.trời đă nổi giận .giờ đây TRUNG ĐÔNG là vùng nóng bỏng nhất .chét chóc hàng ngày.
ĐÓ LÀ NÓI VỀ DUY TÂM.
C̣n về hiện tại .cũng chính v́ những mỏ dầu khổng lỗ của TRUNG ĐÔNG đă làm mờ mắt một số nước tự coi ḿnh là cường quốc. đă t́m mọi cách để phá nát vùng dầu mỏ đó kiềm chế sự phát triển nhằm thâu tóm quyền lực và tiền bạc.
*****
casaudep
member
REF: 623382
01/04/2012
Tết tây đă qua , tết ta chưa tới . Mời bà con du xuân cùng Đổng Trác .
Tuồng cổ được Việt hóa và cách tân do Hồng Vân, Hoài Linh , Cẩm Ly tŕnh diễn :