Chiếc ô tô càng ngày càng trở nên cần thiết hơn cho cuộc sống, thậm chí không thể tách rời ra khỏi cuộc sống!
Điều này cũng đang bắt đầu được nhận thức rơ hơn ở các nước đang phát triển, nên có tiền mua xe, có xa lộ cao tốc, có tài khéo léo lái xe, cũng chưa chắc đă đủ để mạng sống được bảo đảm, nếu chưa xem đoạn video dưới đây, bàn về chuyện mua hai cái bánh xe mới, th́ lắp ở dàn trước hay dàn sau xe???
Rất tiếc là cái clip trên lại do người Mỹ họ làm, diễn giải toàn bằng tiếng Anh, mà không phải tất cả người Việt ḿnh đều nghe kịp và hiểu rơ, nên tôi xin được mời bà con trao đổi trước khi xem.
Nếu chuyện ǵ trên thế giới này cũng toàn hảo (perfect) cả, th́ chẳng nên chuyện! Số là 4 cái bánh xe ô tô không bao giờ ṃn như nhau, mà h́nh như 2 bánh trước bao giờ cũng ṃn … hết gai, trong khi 2 bánh sau c̣n những nưả gai! Và trong thực tế, lại có nhiều người chỉ mua một cặp bánh mới, chứ ít ai mua cả 4 bánh một lượt!
Vấn đề đặt ra là hai cái bánh mới tinh đó đem gắn ở dàn trước hay dàn sau bây giờ?
Trên thực tế, hầu hết là mọi người đều đem hai cái mới gắn lên trước, c̣n hai bánh sau cứ để nguyên, hy vọng rằng một thời gian sau, hai bánh trên ṃn nhanh hơn, th́ cũng “bắt kịp” hai cái bánh sau…!
Theo các chuyên viên cuả Hăng Michelin làm bánh xe ô tô nổi tiếng thế giới, thật là sai lầm cho đa số người lái xe khi bánh mới tinh lắp lên phiá trước; c̣n bánh đă ṃn th́ để phiá sau, bất kể xe kéo bành trước (font wheel drive), xe kéo bánh sau (rear wheel drive), hay xe kéo cả 4 bánh (all wheel drive).
Và theo họ khuyên th́ lắp hai bánh mới tinh ở dàn sau th́ có lợi hơn là để bánh sau ṃn nhiều.
Dĩ nhiên, sẵn tiền th́ thay luôn cả 4 bánh mới; c̣n tự xét nếu không đủ tiền mua cả 4, th́ hăy lo cho 4 bánh luân phiên đổi vị trí (rotate) theo hướng dẫn cuả thợ chuyên môn, hay cuả hăng sản xuất xe, để 4 bánh đều ṃn đều như nhau.
Bây giờ mời bà con xem và b́nh luận, hơặc đặt câu ḥi cho nhau, ai biết hơn th́ trả lời giùm.
Theo các nhà sản xuất xe và bánh xe, có rất nhiều mô h́nh luân phiên bánh xe (rotation patterns) để tận dụng hết thời gian sử dụng một bộ bánh xe, tiết kiệm được tối đa tiền mua bánh xe, nhưng quan trọng hơn cả là bảo đảm được an toàn khi sử dụng xe.
Việc luân phiên thay đổi vị trí lắp bánh xe, thực ra cũng không phải là đơn giản, nhưng cơ bản là gồm 3 nhóm sau đây:
Nhóm ABC:
A và B: áp dụng cho xe kéo bánh sau (rear wheel drive) và xe kéo cả 4 bánh (all wheel drive).
C: áp dụng cho xe kéo bánh trước (front wheel drive)
Nhóm DE:
D: áp dụng cho các loại thiết kế để quay theo một chiều nhất định
E:áp dụng cho các loại bánh c̣n lại, tức là muốn lắp cho quay theo chiều nào cũng được, hoặc trường hợp xe có bánh trước và bánh sau không cùng kích thước.
Nhóm FG:
F: áp dụng cho xe kéo bánh trước (front wheel drive) và có bánh dự pḥng (spare, sơ cua) giống hệt như 4 bánh đang lắp trên xe (tức là 5 bánh giống hệt nhau).
G:áp dụng cho xe kéo bánh sau (rear wheel drive) hoặc xe kéo cả 4 bánh (all wheel drive), tức là xe có 5 bánh giống hệt nhau.
Riêng xe chạy được bao nhiêu km hay bao nhiêu miles th́ nên “rotate”, th́ theo sách hướng dẫn sử dụng cuả nhà sản xuất xe, hoặc những chủ tiệm sưả xe (garage) có tín nhiệm.
Thân ái chúc bà con tiết kiệm được tiền bạc, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
aka47
member
REF: 603860
06/15/2011
Tính mạng của ḿnh mới quan trọng , vậy th́ thêm 200 nữa thay luôn 4 bánh , xài đựợc 3 năm rưỡi.
Không chạy ẩu , không quẹp gấp khi chạy nhanh, không để xe Cảnh Sát ví theo...
chạy đúng vận tốc... không thắng gấp cho bánh xe trượt trên đường.
Chỉ có vậy th́ cứ mỗi 3 năm rưỡi thay 4 bánh là ngon lành.
Tiết kiêm: Lần 1 thay hết 4 bánh , để dành 2 bánh sau.
Lần 2 lấy 2 bánh để dành thay 2 bánh trước. 2 bánh sau vẫn OK.
Lần 3 thay 4 bánh mới trở lại... và tiếp tục như rứa th́ xe chạy rất êm.
Nhớ balance cả 4 bánh , có nhiều người chỉ balance 2 bánh sau là lầm lẫn tai hại.
Cảm ơn OT post chủ đề này để nhắc nhở.
hihii
laimatiz
member
REF: 603925
06/16/2011
Báo nghành giao thông VN cũng vừa công bố số lần nổ lóp trên đường cao toc Trung lương đă lên 2000 vụ...
Nhiều lái cho rằng do lớp nhựa chống trượt mặt đường "ăn lốp", nhà đường noí do dùng lóp ṃn, lốp tái chế...
Hôm náy thấy mặt đường quá nhiều "ổ" các lọi nên có pac nào qua đó cũng nhớ cẩn thận cho.
Gửi bác ototot, không biết bên đó họ có cho biết: khi nào th́ phải...đảo lốp không bác? Ví dụ như số km đă chạy, hay độ cao c̣n lại của gai là bao nhiếu là phải đảo...?
Nếu có, bác com lại cho chúng em mấy chữ với nhé.
Cảm ơn bác.
Laimatiz
ototot
member
REF: 603944
06/16/2011
@ cô aka:
Tai nạn giao thông th́ có vô số nguyên nhân, khách quan, chủ quan, tôi không dám bàn, nhưng chủ yếu, tôi giới hạn vào điểm làm thế nào tận dụng được tuổi thọ cuả lốp xe tức là
… tiết kiệm được tiền bạc, giới hạn bớt tai nạn do thiếu ư thức, thiếu hiểu biết kỹ thuật, cũng như góp được việc giảm ô nhiễm môi trường v́ nạn … lốp xe phế thải, như h́nh dưới đây!
Dĩ nhiên, nhà giàu lúc nào cũng lấy … “cuả đi thay người”, tôi không dám … b́nh luận về cách hành xử cuả nhà giàu, nhất là trong thời buổi kinh tế c̣n ọc ạch… và bản thân th́ đă về hưu từ lâu rồi!
Ta không thể tính tuổi cuả lốp xe căn cứ theo thời gian là năm tháng được, v́ c̣n tuỳ khoảng cách lăn bánh cuả lốp xe, tính bằng km hay miles! Ví dụ trong ṿng một năm, cô aka có thể đi hết một ṿng trái đất (24.000 miles hay khoảng 36.000km); c̣n tôi già cả chỉ đi được từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu là … hết xí quách rồi!
Vậy điều lư tưởng ở đây là “đảo lốp” (cám ơn bạn laimatiz đă dạy tôi một từ mới trong tiếng Việt, để dịch cụm từ “tire rotation” cuả tiếng Anh!), để làm sao khi vứt 4 hay 5 cái lốp cũ đi, th́ nó đều ṃn như nhau, vứt đi mà không thương tiếc, và chỉ móc tiền ra, khi tuyệt đối cần thiết, và chi tiền ra càng ít càng tốt, càng trễ càng tốt!
@ bạn laimatiz:
Cảm ơn bạn LMT đă liên hệ thật chính xác vấn đề trách nhiệm tai nạn giao thông là ở Bộ Giao Thông Vận Tải cuả nhà nước, mà ở Mỹ th́ đó là “Department of Transportation”, viết tắt là DOT.
Gần đây bộ DOT ở Mỹ đă ban hành thêm luật rất chặt chẽ cho các cưả hàng sưả chưă lốp xe, và áp dụng những trừng phạt rất nghiêm khắc, như phạt tiền, phạt tù, cấm hành nghề, v.v… nếu sưả ẩu! (Ví dụ như cấm sưả chưă ở sườn lốp, cấm “vá” những lỗ lớn hơn ¼ inch (0,6cm đường kính), cấm sửa chưă những lốp xe đă “ṃn gai”, cấm sưả chưă những lốp xe sản xuất đă quá lâu, mặc dầu chưa sử dụng, hoặc mới sử dụng, c̣n nguyên gai!
Dưới đây là trả lời cụ thể mấy câu hỏi cuả bạn.
Thời gian phải “đảo lốp” tuỳ thuộc ở nhiều yếu tố, như do nhà sản xuất bánh xe, nhà sản xuất ô tô qui định và khuyến cáo, chế độ và điều kiện sử dụng xe, điều kiện đường xá, thời tiết, khí hậu nơi xe chạy, v.v…
Tuy nhiên, thời gian đảo lốp sớm th́ không có hại, so với đảo lốp muộn, miễn là đảo theo những khoảng chạy đều đặn nhất định. Ở Mỹ, khoảng cách này có thể là mỗi 5.000 miles (7.500km) đảo một lần.
Ở Mỹ, lốp xe gọi là “ṃn quá mức sử dụng” (worn out) là khi gai (tread) chỉ c̣n dưới 2/32 inch, tương đương với 0,2 cm hay 2mm.
Xứ Cờ Hoa này cái ǵ cũng có luật lệ minh bạch, nên mọi người có vẻ như ít t́nh cảm, chứ không như người Việt ḿnh thường nói “có t́nh có lư”! (Vưà rồi, tôi có mang cái lốp xe cán phải đinh đi vá. Nó hẹn 3 giờ sau trở lại. Tôi chờ sau 3 tiếng trở lại, th́ nó trả lời ... rất tiếc không sưả, v́ ... lốp đă quá "đát". Tôi gân cổ căi "Gai c̣n như vậy, gần như mới tinh mà!" Nhưng nó bảo, gai c̣n mới, nhưng cao su đă "lăo hoá" rồi, nên luật cấm vá! Bực ḿnh thật, nhưng không căi với luật được! Tôi lại gân cổ: "Thế nào là lăo? Bao nhiêu tuổi là lăo???" Nó bảo : "Luật bảo tuỳ theo đánh giá cuả thợ có chứng chỉ hành nghề!" Ôi! Ở cái Xứ Cờ Hoa này, hành nghề là phải ... có bằng, có môn bài nhà nước công nhận, như hớt tóc, tiả móng tay, đấm bóp, tẩm quất, lắp cái ổ cắm điện, ... cũng phải có bằng hành nghề!)
Dưới đây là một h́nh ảnh cách đo độ cao c̣n lại cuả gai lốp, làm theo kiểu thực dụng ở Mỹ : lấy đồng xu (penny) có h́nh ông Tông Tông Lincoln, nhét ... đầu ổng vào khe ở giưă gai lốp. Nếu gai … chạm vào đầu ông Lincoln, hay lấn sâu xuống trán ổng, th́ lốp c̣n tốt, gai c̣n cao!
Và dĩ nhiên, gai không c̣n chạm đến đỉnh đầu cuả ổng, coi như lốp đă ṃn!
Thân ái,
ototot
member
REF: 603970
06/16/2011
Trên đây, tôi vưà nói đến chuyện lốp xe đă ṃn hết, hay gần hết, tức là … gai đă gần nhẵn thín, th́ xe dễ gây tai nạn, như khi phanh (thắng) nó sẽ bớt bám đường, gặp thời tiết nóng, áp suất bên trong tăng, nó có thể phát nổ, nhất là khi chở nặng.
Tuy nhiên, khi trời mưa hay tuyết mà lái xe hơi nhanh một chút, th́ có một hiện tượng lạ xẩy ra, gọi là “xe lướt trên nước” ( hydroplaning), tức là lốp xe không c̣n tiếp xúc với mặt đường nưă. Và đây mới là điều nguy hiểm nhất.
Khi xe nó “bay là là” như vậy, ta có bẻ tay lái, có đạp phanh, coi như chẳng có tác dụng ǵ nhiều : ta hoàn toàn mất điều khiển đối với chiếc xe, và để mặc cho nó muốn đi về đâu th́ đi!
Mời bà con xem h́nh lốp xe ṃn gai lướt bay trên nước như thế nào:
Giả sử hướng đi cuả xe là từ phải sang trái, theo chiều mũi tên. Nước đọng trên đường sẽ không có lối thoát theo các rănh mà đường gai tạo ra, sẽ nâng lốp xe đó lên khỏi mặt đường, do đó xe sẽ không c̣n tiếp xúc với mặt đất nưă!
Cám ơn bà con đă xem..
Thân ái,
laimatiz
member
REF: 604007
06/16/2011
* Cảm ơn ototot đă chỉ cách kiểm tra lốp rất hay. Nhưng việc "nhét ... đầu tổng thống Lincoln" vào khe ở giưă gai lốp rất ấn tượng!
* Ở Viêt Nam hiện nay có đắp ngang đường gờ giảm tốc! Không biết có quy định thế nào nhưng nơi cao nơi thấp. Khi xe đi qua nơi có gờ cao xe cứ như bồng bềnh trên ...sóng ấy, cảm giác như mất lái ấy. Xe nặng như BMV, hay AUTO không sao, nhưng những xe tự trọng nhẹ - không tải cḥng chành rất rơ!
May mà chiều dài đoạn gờ giảm tốc này chỉ khoản ba mét!
Chúc SK bác.
LMT
aka47
member
REF: 604017
06/16/2011
Hi hii
H́nh như OT chỉ nói đến vận tốc xe chạy nhanh trong tất cả mọi điều kiện khi trời mưa , khi có gió lớn , khi đường sá gồ ghề... và ngay khi bẻ tay lái cũng chạy vận tốc nhanh luôn.
Hổng dám đâu... Lái xe trên I-5 vận tốc tối đa 65...nhưng khi có chút gió lớn hay trời mưa ướt ướt mặt đường chứ hổng có flood đâu nha th́ chỉ c̣n 50 miles trở xuống thôi , chạy trong thành phố khi có nước mưa th́ lại chỉ c̣n chạy 20 miles thôi.
Bánh xe ṃn... kiểu như đo đồng xu th́ xe nào cũng vẫn c̣n chạy như thường , khi nào ṃn tới sợi kẽm mới thay , nhưng coi chừng Cảnh Sát khi ḷi sợi kẽm là bị chận lại ngay.
Tóm lại chưa thấy tai nạn nhiều v́ lốp xe ṃn , v́ khi hết ...gai (đường rănh) th́ mới thay lốp mới OT ạ.
AK đi cả 4 năm chưa thay ǵ hết lư do là lái rất ít. Ít hơn OT luôn đó.
Trung b́nh 1 năm chạy khoảng 8 ngàn miles , và life của lốp xe ở Costco là 50 ngàn miles , nhưng khoảng 40 ngàn th́ thay được rùi.
Cảm ơn OT cho một topic cực kỳ công dụng cho những...good driver !!
hihii
aka47
member
REF: 604045
06/16/2011
Dạ...nếu đường xa th́ em đi carpool , nhưng em chỉ đi đường ngắn nên ghế bên cạnh vẫn c̣n trống anh Bờm ạ.
Anh th́ em biết rùi , bầu đoàn thê tử chật như nêm.
hihii
aka47
member
REF: 604054
06/16/2011
Biết tẩy anh rùi.
hihii
ototot
member
REF: 604097
06/17/2011
Trừ phi bạn làm nghề kinh doanh vận tải, hay làm chủ nhiều chiếc xe, c̣n những người dùng ô tô để sinh hoạt hàng ngày, như cô aka, như hàng triệu người dân lao động đi làm kiếm tiền, ... như tôi, th́ chắc vài ba năm, có khi 5 hay 7 năm mới phải đi mua lốp xe mới, nên ít khi để ư đến những thông tin kỹ thuật cuả cái lốp xe.
Ở xứ Cờ Hoa, chính phủ cuả nó đă thiết lập những tiêu chuẩn thống nhất để hướng dẫn người tiêu dùng (consumers) khi cần mua lốp xe. Ai ở Mẽo hay các nước phương Tây, nên tham khảo những tiêu chuẩn này, gọi tắt là UTQG (không phải là “Ưu Tiên Quốc Gia” như có người Việt ḿnh đoán đâu, mà nó là viết tắt cuả “Uniform Tire Quality Grading” = “Xếp Hạng Thống Nhất về Phẩm Chất Lốp Xe”!).
Dưới đây, tôi xin soạn lại vắn tắt những tiêu chuẩn này, kèm theo h́nh ảnh thuyết minh. Có 3 tiêu chuẩn chính là:
Xếp hạng theo độ ṃn gai (Treadwear): căn cứ theo mức độ ṃn cuả lốp xe trong những điều kiện nhất định ở pḥng thí nghiệm. Ví dụ như lốp xe ghi chỉ số ṃn là 400 có nghiă là nó lâu ṃn gấp đôi, so với lốp ghi chỉ số ṃn là 200.
Tuy nhiên, những chỉ số này chỉ để so sánh tương đối cho cùng một hiệu sản xuất, như giưă các lốp xe hiệu Pirelli cuả Ư; giưă các lốp Goodyear cuả Mỹ; giưă các lốp Yokohama cuả Nhật…; chứ đừng đem so sánh giưă các hiệu khác nhau.
Vả lại, nói cho cùng th́ độ ṃn cuả gai lốp tuỳ thuộc quá nhiều yếu tố thực tế, như thói quen lái xe cuả mỗi người, mức độ bảo tŕ (mà quan trọng nhất là áp suất bơm căng lốp xe), điều kiện đường xá, thời tiết, v.v…
Xếp hạng theo độ bám dính (Traction): tượng trưng cho khả năng cuả lốp dừng lại trên đường ướt nước (lốp xe dừng xe lại, chứ không phải lê lết trên mặt đường).
Ở Mỹ, kể từ năm 1997, độ bám dính được ghi từ cao xuống thấp là “AA”, “A”, “B” và “C” (có nghiă là lốp ghi “AA” th́ bám đường tốt hơn lốp ghi phiá dưới nó…)
Lại nưă, xếp hạng này cũng rất tương đối khi thực hiện trong pḥng thí nghiệm, v́ chỉ đánh giá khi xe chạy thẳng, chứ không phải khi quẹo.
Xếp hạng theo nhiệt độ (Temperature): tượng trưng cho sức chịu đựng cuả lốp xe với nhiệt độ mà không bị nổ vỡ, và khả năng toả nhiệt cuả lốp xe để nguôi đi trong khi xe lăn bánh.
Lốp xe được xếp hạng chịu nhiệt từ cao xuống thấp là ”A”, “B”, và ”C”.
Ví dụ : Lốp xếp hạng độ nóng là “A” th́ chạy sẽ “mát” hơn lốp “C”; nhưng điều dó cũng không có nghiă là lốp “C” chạy không an toàn…
Bây giờ, mời bà con quan sát sườn một lốp xe để đọc 3 xếp hạng kỹ thuật mà tôi vưà tŕnh bày ở trên.
Chúc bà con lái xe an toàn, và bảo vệ được … hầu bao (ví tiền) khi chơi xe!
Thân ái,
laimatiz
member
REF: 604113
06/17/2011
T́nh huống như của AK, tui bê lên ghế cạnh một...cuộn giấy dầu!.
Hẳn Bờm cho lên đơ thứ khác.
Chúc vui vẻ nhé!
LMT
aka47
member
REF: 604122
06/17/2011
T́nh huống như của AK, tui bê lên ghế cạnh một...cuộn giấy dầu!.
Nói rơ chút đi mà , tại sao phải có cuộn giấy dầu dzậy?
Hổng hiểu.
hiihiii
laimatiz
member
REF: 604170
06/17/2011
Cuộn giấy dầu...Vụ này nhờ bờm giải đáp hộ nhé!
LMT