ototot
member
ID 64971
11/20/2010
|
Ai Muốn Làm Từ Thiện Cũng Nên Biết
Ai Muốn Làm Từ Thiện Cũng Nên Biết
Trong thời gian qua, và nhất là trên diễn đàn này, thường có nhiều tiết mục làm từ thiện, mà điển h́nh là việc cứu trợ những nạn nhân thiên tai, giúp đỡ những người nghéo khó, già nua, tàn tật, dạy nghề, v.v… kể ra không hết.
Mỗi việc từ thiện được thực hiện bằng những cách khác nhau, nhưng tựu trung cũng là xoay quanh việc "cho đi" một cái ǵ đó cuả ḿnh!
Hôm nay, nhân dịp cuối tuần, tôi muốn được giới thiệu cùng bà con một cuốn sách mà tôi t́m đọc được, có nhan đề là "Giving", tức là "Cho Đi".
Rất tiếc là sách viết bằng tiếng Anh, nhưng tác giả lại là một người khá quen thuộc : cựu tổng thống Bill Clinton cuả Mỹ, mà ngay cả bà con ở Việt Nam cũng biết khá nhiều về ông này.
Đây là cuốn sách mà tôi đang đọc, và muốn giới thiệu với bà con, nhất là những người đang làm từ thiện, biết đâu chẳng học hỏi được đôi điều bổ ích!
Mời bà con xem lại bià cuốn sách, để ai muốn có th́ dễ truy cứu. Như bà con thấy, tiêu đề cuả sách chỉ giản dị có một tiếng "Giving", với một câu triết lư cuả tác giả Bill Clinton là : "Làm Thế Nào Để Mỗi Người Trong Chúng Ta Cũng Có Thể Thay Đổi Được Thế Giới"!
Và luôn tiện cũng mời bà con xem luôn trang bià cuả cuốn sách, với h́nh cuả ông Clinton đang giắt tay mấy trẻ em trong một chuyến đi thăm một nước chậm tiến nào đó ở Trung hay Nam Mỹ, là những nơi — cũng như với Việt Nam — mà ông thường lui tới để làm từ thiện:
Trong bài tới, tôi sẽ xin nói thêm chút nưă về nội dung cuả cuốn sách, xung quanh vấn đề làm từ thiện, tức là "Cho Đi", theo cái nh́n cuả ông Clinton.
Thú thực, bản thân tôi th́ không thích cá nhân ông Clinton lắm, nhưng thấy cách làm từ thiện cuả ông cũng có điều để chúng ta học hỏi, theo cách phân tích và tŕnh bày vấn đề rất hay cuả ông.
Thân ái chúc vui cuối tuần, và hẹn gặp lại ở bài sau.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 577289
11/20/2010
|
Đây là cuốn sách mà ông Clinton viết ra để kêu gọi mọi người bắt tay vào làm từ thiện, v́ theo ông mỗi người trong chúng ta đều có thể góp phần tạo ra những đổi thay cho thế giới.
Đầu tiên, sách tŕnh bày những cố gắng phi thường và đầy sáng tạo cuả những công ty, những tổ chức, và cả những cá nhân, nhằm giải quyết những vấn đề cuả cuộc sống, và cứu mạng cho nhiều con người bất hạnh, ngay ở xung quanh ta, và ở đó đây trên thế giới.
Sau đó, sách kêu gọi mọi người trong chúng ta, mỗi người trong chúng ta, "bất kể thu nhập cuả ḿnh là bao nhiêu, có nhiều hay ít thời gian, tuổi tác như thế nào, và có khả năng chuyên môn ra sao" cũng có thể làm từ thiện được.
Tác giả Bill Clinton đă chia sẻ những kinh nghiệm bản thân ḿnh, và cuả những tấm ḷng nhân ái khác nưă ...
Ông kể lại những câu chuyện người ta có thể làm từ thiện bằng cách cống hiến thời gian, khả năng chuyên môn, hiện vật, sáng kiến, suy nghĩ cuả ḿnh, là những đóng góp có tầm quan trọng và hữu ích không kém ǵ những đóng góp về tiền bạc.
Những truyện kể cuả ông có thể là từ những nhân vật to tát như Bill và Melinda Gates cuả Hăng Microsoft, cho đến một bé gái 6 tuổi tên MacKenzie Steiner ở California, là người đứng ra tổ chức và giám sát chiến dịch làm sạch băi biển ở điạ phương bé sống…, và sau cùng c̣n đề cập đến những "anh hùng cho đi", nổi tiếng cũng như vô danh, điển h́nh là
- Bác sĩ Paul Farmer, hồi nhỏ gia đ́nh phải sống chen chúc trong một ổ chuột là một căn nhà lưu động nghèo nàn, nhưng đă quyết tâm sang Haiti, rồi Rhwanda để thành lập những bệnh xá công phục vụ miễn phí cho dân nghèo...
- Một cặp vợ chồng trẻ ở New York, nhân chuyến thăm Zimbabwe, thấy quá nhiều trường học ở xứ châu Phi này không có sách vở và học cụ cho học sinh, đă về Mỹ lập ra một tổ chức từ thiện để quyên góp và gởi vật liệu đến 35 ngôi trường...
Sau 3 năm hoạt động, tỷ lệ trẻ em biết chữ ở đây đă từ 5% tăng vọt lên 60%!
- Chuyện Oseola McCarty, sau 75 năm lao lực kiếm sống bằng nghề giặt ủi quần áo, đă hiến tặng được 150.000 Mỹ kim cho Trường Đại Học University of Southern Mississippi để lập quỹ học bổng cho các học sinh da đen ...
- Chuyện danh thủ quần vợt Andre Agassi thiết lập một trường chuẩn đại học cho một khu phố nghèo ở Las Vegas, dành riêng cho những thành phần mà thành phố đă xếp vào loại có nguy cơ to lớn nhất để trở thành du thủ du thực.
Có lần, anh đă tuyên bố: "Quần vợt là phương tiện tiến thân cho đời tôi, nhưng ước vọng sâu xa và thầm kín cuả tôi là làm thế nào thay đổi được cả một đời sống cho một trẻ nhỏ!"
- Chuyện tổ chức Heifer International trao tặng 12 con dê cho một làng dân nghèo ở Uganda. Trong ṿng có 1 năm sau, má cuả bé gái Beatrice Biira đă có thể kiếm được đủ tiền bán sữa dê để trả được học phí cho cháu. Và cứ như thế, tất cả các em nhỏ sau này cuả Beatrice đều có phương tiện đi học!
Mời bà con đón xem tiếp về cuốn sách "Giving" cuả ông Bill Clinton, trong các bài sẽ viết sau, để đọc trong ngày cuối tuần.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 577300
11/20/2010
|
Ông Clinton viết về những con người, nam cũng như nữ, đă dưạ vào tài kinh doanh cuả họ để đạt những thành quả viên măn mà giờ đây họ đang có, qua những việc làm thể hiện tinh thần "cho đi"…
Ông viết về sử dụng năng lượng một cách hữu hiệu, về những công ty tiến bộ đi theo con đường bảo vệ môi sinh, về việc cổ động cho người lao động lănh được đồng lương tương xứng với việc làm, cho những điều kiện lao động đảm bảo được nhân phẩm cuả giới công nhân...
Ông cho thấy một trong những cách "cho đi" quan trọng nhất cũng là cố gắng hành động làm sao để thay đổi, hoàn thiện, hay bảo vệ chủ trương chính sách cuả chính phủ. Ông c̣n phác hoạ xem con người, trong tư cách những cá nhân đơn lẻ, có thể hành động như thế nào, những bước mà chúng ta có thể tiến hành, để "cho đi" đến mức độ nào là đủ, và tại sao việc "cho đi" lại quan trọng cho cộng đồng đến thế!
Những hành động cuả bản thân ông trong những năm hết nhiệm kỳ làm tổng thống cuả ông đă tác động thật to lớn đến cuộc sống cuả hàng triệu con người.
Qua những hoạt động cuả ông, nhất là sau thảm hoạ sóng thần ở Châu Á, cơn cuồng phong Katrina ngay trên đất Mỹ, ông đă trở thành người phát ngôn quốc tế và mẫu mực cuả sức mạnh "cho đi" có thể lớn lao như thế nào.
Riêng đối với bà con ở Việt Nam, chắc hẳn chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng mà ông Clinton đă đóng góp vào một quỹ giúp khống chế HIV/Aids và yểm trợ những bệnh nhân ở Việt Nam, kể cả việc lập một văn pḥng thường trực cho dự án này ở Việt Nam!
"Quỹ Clinton về HIV/AIDS được thành lập vào năm 2002, một năm sau khi ông Bill Clinton rời Nhà Trắng. Mục tiêu hoạt động của quỹ là cung cấp kỹ thuật và tài chính để giúp các quốc gia nghèo ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS ngày một gia tăng mạnh, nhất là tại các khu vực châu Phi, châu Á và Đông Âu. Quỹ tài trợ cho các chương tŕnh đào tạo, huấn huyện nhân viên y tế cách điều trị, giúp tuyên truyền cho cộng đồng về pḥng tránh HIV/AIDS và cung cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân với giá rẻ hoặc miễn phí. Hiện ngân sách của quỹ này lên đến hàng chục triệu USD và đang tiếp tục nhận được nhiều đóng góp của các cá nhân, tổ chức hảo tâm trên toàn cầu"
(Trích báo Quảng Nam Online ai muốn đọc th́ bấm vào.)
"Tất cả chúng ta đều có khả năng làm được những điều to lớn," ông Clinton nói. "Hy vọng cuả tôi là những con người và sự việc kể lại trong sách này sẽ nâng cao tinh thần cho người đọc, gây được cảm xúc nơi những con tim nhân ái, và chứng minh được rằng bất cứ hành động từ thiện nào cuả từng cá nhân con người, cũng có thể tạo ra sức mạnh vô song đưa đến những thay đổi cho thế giới…"
Tưởng cũng nên biết, một phần lớn số tiền do việc bán cuốn sách "Giving" này sẽ được hiến tặng cho các hội từ thiện, những hội đoàn bất vụ lợi, đang hoạt động khắp nơi trên thế giới. (Sách có giá bán ở Mỹ là 24,95 đô một cuốn.)
Mời bà con đón đọc thêm về những điểm chính trong nội dung sách trong những bài kế tiếp.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 577307
11/20/2010
|
Để tiếp theo phần t́m hiểu về nội dung cuốn sách "Giving" cuả tác giả Bill Clinton, tôi xin tŕnh bày rất sơ lược về từng chương, qua việc lược dịch sang tiếng Việt đoạn mở đầu cho mỗi chương như sau:
Trong Chương Một (Chapter One) với tiêu đề "Sự Bùng Nổ Cuả Tư Nhân Làm Công Ích" (The Explosion of Private Citizens Doing Public Good), tác giả viết:
"Tại mọi hang cùng ngơ hẻm trên đất Mỹ, cũng như trên khắp thế giới, sự thông minh và nghị lực đều được phân phối đồng đều cho mọi người, có khác chăng là những cơ hội, cách thức đầu tư vào việc làm cũng như tổ chức có hữu hiệu hay không.
Hệ quả cuả sự kiện trên là thế giới có hàng tỷ con người bị khước từ cơ hội được sống những cuộc sống đầy đủ nhất như họ trông đợi, và hàng triệu người hằng năm đă phải chết một cách không cần thiết…
Hơn bao giờ hết, chúng ta đang sống trong một thế giới cùng lệ thuộc vào nhau, mà chúng ta không thể tránh được ảnh hưởng cuả những vấn đề mà người khác đang phải gánh chịu. Chẳng hạn như tất cả chúng ta đều không thoát được ảnh hưởng cuả chủ nghiă khủng bố, cuả vơ khí có sức huỷ diệt hàng loạt, cuả sự lan truyền dịch bệnh, cuả tai ương thời tiết do khí hậu thay đổi, ...
Thực tế là thế giới này, cứ mỗi 4 người chết đi trong năm nay, th́ có 1 người nằm xuống là do v́ bệnh AIDS, lao, sốt rét, hay nhiễm trùng do không có nước sạch, th́ thử hỏi tương lai con em chúng ta sau này sẽ ra sao???
Chừng nào mà có hàng trăm triệu trẻ em ở những nước nghèo không được cắp sách đến trường, th́ làm sao thế giới này có được ổn định chính trị và xă hội??!!!
Khoảng phân nưả số người trên thế giới vẫn c̣n đang phải sống với chưa đầy 2 dollars mỗi ngày...!
Nếu ta cứ tiếp tục đọc những thực tế đau ḷng như vậy, mà vưà rồi chỉ là một vài trong số những sự kiện thôi, chắc hẳn người có ḷng lo cho cộng đồng, và lo cho chính bản thân ḿnh, sẽ thấy ngay được sự cần thiết phải … "cho đi", v́ cứu người cũng chính là đang tự cứu ḿnh, phải không, thưa bà con?
Cho như thế nào, làm từ thiện như thế nào, xin chờ coi tiếp.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 577323
11/20/2010
|
Chương 2 cuả cuốn "Giving" có tựa đề là Giving Money tức là Cho Tiền, có lẽ là h́nh thức cho phổ biến nhất.
Ở Mỹ có khoảng 70 phần 100 các hộ gia đ́nh hằng năm cho tiền, c̣n ở khắp các nơi khác trên thế giới, số người cho tiền cũng càng ngày càng tăng. Trong năm 2006, dân Mỹ đă cho gần 2 phần 100 cuả Tổng Sản Lượng Nội Điạ (Gross National Product, tức GDP), tương đương với khoảng 300 tỷ USD, thông thường là các khoản tiền này được tặng cho một trong 3 nơi sau đây là
- Nơi họ thờ phượng, như nhà thờ cuả họ, hay các cơ sở, chi nhánh phụ thuộc cuả các nhà thờ đó, hay
- Một quỹ khẩn cấp nào đó, là nơi đang rất cần giúp đỡ và đă được kêu gọi giúp đỡ nhiều nhất, ví dụ như giúp nạn nhân sóng thần, băo Katrina, hay một trẻ em bị bệnh nặng ở trong cộng đồng mà gia đ́nh không đủ tiền cho chi phí phẫu thuật, hay
- Góp vào một quỹ khác mà một nhóm nào đó đang quyên góp nhưng chưa đủ.
Một trong những ví dụ có tầm cỡ lớn lao dễ nhận biết ngay ở Mỹ là quỹ cuả hai ông Bà Bill và Melinda Gates.
Cặp vợ chồng tỷ phú nhất nh́ thế giới này đă bỏ 35 tỷ dollars vào một quỹ để sẵn sàng đáp ứng những đ̣i hỏi về yểm trợ ở qui mô toàn cầu, như tập trung vào nhu cầu giáo dục ở Mỹ và săn sóc sức khoẻ ở những nước nghèo, và giúp ǵới y khoa có phương tiện đột phá trong việc triển khai thuốc chủng ngưà và các biện pháp pḥng chống bệnh AIDS, hoặc các bệnh nguy hiểm khác, cũng như khẩn cấp giúp đỡ những trường hợp nghèo đói cùng cực.
Nước Mỹ có nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nhân có thu nhập khổng lồ trong nhiều lănh vực, kể cả những ngôi sao sáng chói trong các bộ môn thể thao, truyền thanh, truyền h́nh, văn nghệ, ... nên số người cho tiền làm từ thiện, bên cạnh những nhà tỷ phú, th́ danh sách c̣n rất dài, kể ra chẳng bao giờ hết...,nên có dịp thuận tiện, tôi sẽ viết tiếp sau.
Ngày cuối tuần coi như sắp qua, nên chắc sẽ viết thêm vài bài quan trọng nưă bên cạnh việc cho tiền làm từ thiện.
Xin hẹn sẽ trở lại sau.
Thân ái,
|
|
tiendaoduy
member
REF: 577341
11/20/2010
|
Cám ön bác Oto đă cung câp thông tin này, mong räng ích löj cho nh́u ng.
|
|
ototot
member
REF: 577389
11/21/2010
|
Rất cám ơn những bà con đă đến đọc tiết mục, những động viên, góp ư, nhất là đối với những người đă từng làm từ thiện, hay đang dự định làm...
Trong bài trước, tôi đă nói sơ qua về việc "Cho Tiền", vốn là một h́nh thức cho rất phổ biến. Thực tế là trong xă hội, nhiều người có tiền, rồi đột nhiên cảm thấy cần phải dang tay ra giúp đỡ ai đó, nên đơn giản nhất là đem tiền cho đi.
Vả lại, nhu cầu cuả mỗi người lại khác nhau, mỗi người cần một thứ, mà tiền lại có thể dùng trong nhiều việc, nên đôi khi cho tiền cũng là việc tiện lợi và thực tế.
Tuy nhiên, giao dịch tiền bạc cũng có những vấn đề nó đặt ra, như việc quản lư không khéo léo, không minh bạch, th́ dễ đưa đến những gian lận…, như ta thường nghe nói đến những vụ ăn chặn tiền cứu trợ, những vụ … chuyển tiền vào túi những người trung gian, thay v́ đến tay các đối tượng chính đáng…
Những đối tượng nhận tiền cũng chưa chắc đă sử dụng được đồng tiền mà chúng ta cho họ, sao cho đạt được những kết quả tốt nhất, cũng như tạo ra tinh thần ỉ lại ở một số người!
Ngoài ra, không phải tất cả những người có ḷng nhân ái đều là những người giàu có, hay có sẵn tiền, chưa nói đến có ḷng, nhưng bản thân lại nghèo!
V́ thế, tác giả cuốn "Giving" mới đề cập đến những cách cho khác hơn là tiền, mà c̣n cho rằng có khi cho như vậy c̣n hiệu quả hơn là cho tiền!
Để mở đầu cho việc tŕnh bày những cách cho khác, tôi mời bà con đọc Chương Ba cuả sách, nói về việc làm từ thiện bằng cách bỏ thời gian cuả ḿnh ra để cứu giúp người.
Không phải là tất cả chúng ta đều có những món tiền như nhau, nhưng quả thực là mọi người trong chúng ta đều có đủ 24 giờ cho mỗi ngày để sống!
Mặc dầu người này có ít thời gian rảnh hơn người kia, nhưng ta vẫn có thể khẳng định, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể để riêng ra một cơ hội nào đó mà cống hiến, mà cho đi...
Thậm chí quà tặng là thời gian, có khi c̣n tốt đẹp hơn, và quư giá hơn là quà tặng bằng tiền bạc, như người Mỹ thường bỏ thời gian cuả ḿnh ra để t́nh nguyện phục vụ tại một trung tâm tạm trú cho người vô gia cư, hay cho những thành phần có gia đ́nh tan tác ...; bỏ thời gian để t́nh nguyện lấy phương tiện di chuyển cuả ḿnh đem phân phối những bưă ăn hàng ngày cho các cụ già sống neo đơn, hay đi siêu thị mua bán thực phẩm cho một cụ già hàng xóm ...; có người c̣n bỏ thời gian cuả ḿnh đến phục vụ tại các bệnh viện cho dù không có khả năng y tế chuyên môn; có người lại t́nh nguyện đến phụ giáo cho những học sinh về các môn học như tập đọc, tập viết, làm toán...; có người có tŕnh độ văn hoá khá, th́ c̣n bỏ thời giờ đến kèm cho các cháu đang chuẩn bị lên đại học; và ở Mỹ th́ không thiếu ǵ các hội đoàn, các cơ quan, các tổ chức, lúc nào cũng cần có t́nh nguyện viên đến phụ việc, mà không đ̣i hỏi một sự đền bù nào cả.
Tóm lại, nếu các bạn là những t́nh nguyện viên, th́ chỉ cần tự hỏi ḿnh, xem bạn sẽ cho thời gian như thế nào, tuỳ theo bạn có thời gian rảnh nhiều hay ít, tuỳ theo khả năng chuyên môn cuả ḿnh, và quan trọng nhất là quan tâm cuả bạn đến những đối tượng nhiều hay ít mà bỏ ra bao nhiêu thời gian, và t́nh nguyện trong bao lâu!
Hôm nay đă là khởi đầu một tuần lễ mới, xin đượci chúc bà con một khởi điểm tốt đẹp nhất trong đời mọi người, và xin hẹn gặp lại trong các bài viết kế tiếp.
Thân ái,
|
|
calinhoem
member
REF: 577420
11/21/2010
|
Bài viết rất hay.
|
|
ototot
member
REF: 577430
11/21/2010
|
Tôi không biết ở những nước khác như thề nào khi nói đến những t́nh nguyện viên (volunteer), tức là những người tự nguyện đến làm việc tại những cơ quan phục vụ cộng đồng, nhưng ở Mỹ th́ tinh thần t́nh nguyện (volunteerism) đă được phát động và dạy dỗ ngay tại những năm đầu đời cuả mỗi công dân.
Thật vậy, theo những con số thống kê được các cơ quan thẩm quyền tiết lộ trong năm 2009 vưà qua th́ trên khắp đất nước Mỹ đă có 63,4 triệu người t́nh nguyện làm công tác phục vụ cộng đồng, tức là tăng thêm 1,6 triệu người so với năm 2008.
Số người khổng lồ 63,4 triệu người này đă đóng góp được 8,1 tỷ giờ công phục vụ cộng đồng, mà nếu tính thành tiền th́ lên tới khoảng 169 tỷ USD!
Trong sinh hoạt hàng ngày ở Mỹ, nơi nào bạn cũng bắt gặp những người mang bảng tên trước ngực là "Volunteer" như ở bệnh viện, thư viện, những công trường xây cất, trường học, viện dưỡng lăo, nhà trẻ, …. tất cả tuổi từ 16 trở lên, làm việc không lănh thù lao, phụ trách những công việc từ đơn giản và khiêm tốn như quét dọn lau chùi, đến những công việc tối mắt tối mũi như tiếp khách, hướng dẫn du khách, phụ đạo học sinh, phụ trách sổ sách kế toán, kể cả những việc nặng nề đổ mồ hôi hột như xây cất, sưả chưă nhà cưả tại những khu nhà ổ chuột…!
(Những số liệu lấy được trong báo cáo thường niên cuả Tổ Hợp Dịch Vụ Quốc Gia và Cộng Đồng, Corporation For National & Community Service, trụ sở tại Thủ Đô Washington) Ai có th́ giờ và điều kiện ngoại ngữ, có thể bấm vào đây mà đọc..
Trên đây, tôi mới chỉ triển khai rất sơ lược về việc làm từ thiện dưới h́nh thức cống hiến thời giờ để phục vụ cộng đồng.
Tôi viết ra đây những bài đăng này, không phải là để đề cao hay ca tụng một đất nước như Hoa Kỳ,một việc có làm cũng bằng thưà, mà là để ước ao một ngày nào đó, đất nước Việt Nam chúng ta cũng làm được những việc như thế, hay hơn thế nưă!
Mời các bạn chờ đọc tiếp những phần viết về tác phẩm "Giving" cuả ông Bill Clinton.
Thân ái,
|
|
anhhoanhat
member
REF: 577436
11/21/2010
|
Cảm ơn bác Ototot rất nhiều. Đọc vài ḍng như cởi tấm ḷng, đọc cả bài thấy sáng niềm tin. Phật dạy tâm thiện tự nhiên phước lành, hành thiện tự nhiên tích đức, giúp người là tự giúp ḿnh, cứu người là tự cứu ḿnh.
Sở nghĩ làm việc thiện không bao giờ hối tiếc là vậy. Tại sao những người làm việc thiện luôn được hưởng phước đức tài lộc? V́ việc thiện là quí giá nhất trên đời, nên họ lại nhận được những điều quí giá đó từ cuộc sống.
Chúc bác an vui.
|
|
vitbuocno
member
REF: 577485
11/22/2010
|
Bác OT ơi, ở bên Mỹ họ làm việc thiện nguyện quy củ và tổ chức tốt thật, cháu cũng mong VN ḿnh rồi cũng dần dần học tập được cung cách làm việc thiện nguyện như vậy ạ, bây giờ cháu thấy ở VN mới có phong trào thanh niên t́nh nguyện cũng khá tốt, tuy nhiên mới là sơ khởi thôi, hy vọng sẽ c̣n nhiều h́nh thức t́nh nguyện thật sự tốt hơn nữa ạ. Cháu cảm ơn bác OT, chúc bác luôn mạnh khỏe và vui ạ....hihi
|
|
ototot
member
REF: 577579
11/22/2010
|
Nhân tiện viết về sở thích cuả người dân Mỹ đi làm thiện nguyện phục vụ cộng đồng, tôi không khỏi không viết về những phương cách mà họ giải quyết những vấn đề như nghèo khó ở Mỹ.
Tôi viết ra để bà con ḿnh ai thích làm từ thiện ở bên nhà có thể rút tiả được kinh nghiệm nào chăng, nhất là sau khi nghe nick vịtbuộcnơ cũng nói đến phong trào thiện nguyện ở Việt Nam…
Thực ra, nước nào mà chẳng có dân nghèo cần được giúp đỡ, nhưng việc làm từ thiện có hiệu quả hay không, có thực chất hay không, th́ c̣n tuỳ việc làm có được tổ chức tốt hay không.
Số là trên diễn đàn này, tôi có lần đọc được một số những trường hợp thương tâm cuả những người tàn tật, bệnh hoạn, neo đơn…, rồi có ai đó động ḷng thương xót, đem đến cho họ ít tiền mặt, ít lương thực như bao gạo, thùng ḿ; chai nước, chút ít chăn mền áo quần muà đông, vài tấm tôn lợp lại mái nhà, v.v…
Những việc làm như vậy quả thực là rất đáng cảm phục, nhưng nghĩ cho cùng, những hoàn cảnh đáng giúp đỡ như vậy th́ nhiều lắm, những người được chiếu cố chẳng khác ǵ trúng xổ số; c̣n biết bao người, có khi c̣n nghèo khổ hơn thế nưă, mà chẳng ai biết đến!
Theo tôi, những "dự án" giúp đỡ như vậy chỉ bùng lên trong một thời gian ngắn, rồi lại ch́m vào quên lăng! Rất ít khi được nghe những diễn biến tiếp theo…
Suy nghĩ đó đưa tôi đến nhận định: phải chi xă hội ḿnh được tổ chức tốt hơn nưă, và phong trào tự nguyện cuả quần chúng được phát động đều khắp, chắc sẽ có thật nhiều những "mảnh đời bất hạnh", nhiều hơn nưă, từ cả chục, cả trăm, cả ngàn người, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa…, đều nhận được giúp đỡ, th́ thật là hạnh phúc biết bao cho dân nghèo!
Nhà nước không thể làm được, v́ công việc bề bộn mà số viên chức th́ chỉ giới hạn; c̣n quần chúng th́ có mặt khắp nơi, và lực lượng th́ đông đảo vô hạn, chỉ cần được tổ chức lại thành những "xă hội dân sự", những tổ chức cuả tư nhân, c̣n gọi là "tổ chức phi chính phủ" (non-governmental organizations, ở Mỹ viết tắt là NGO), hoặc những hội đoàn vô vụ lợi (non-profit organizations)…, nói chung là những nhóm người có tâm huyết, có tŕnh độ, và chút ít kiến thức về phát triển "kinh tế xă hội", th́ may ra…
Tôi cám ơn bà con đến đọc tiết mục, và rất mong được trao đổi với những bà con có cùng những quan tâm về việc này.
Mời bà con tiếp tục chờ tôi viết thêm về cuốn sách đang đọc.
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 577612
11/22/2010
|
Trong khi chờ đợi viết tiếp về tác phẩm "Giving" cuả ông Bill Clinton, tôi xin được nói thêm một chút về một hội bất vụ lợi có tiếng ở Mỹ, chuyên lo cung cấp những bưă ăn hàng ngày cho người già, nghèo khó, neo đơn, hay tàn tật.
Một ví dụ điển h́nh về tính tổ chức cao độ cuả dịch vụ cộng đồng và thiện nguyện ở Mỹ mà tôi thấy rơ là Hội "Meals On Wheels" (dịch từng chữ là "Giao Bưă Ăn Đến Nhà") phục vụ cho những người già nghèo và neo đơn. Hội này có không biết bao nhiêu chi nhánh trên toàn nước Mỹ.
Điển h́nh, v́ phạm vi hoạt động cuả nó rất rộng, phục vụ được rất nhiều đối tượng, bảo đảm được sức khoẻ, tiết kiệm được lương thực, và huy động và phối hợp được tối đa sự tham gia cuả quần chúng, dưới h́nh thức tự nguyện.
Hội được nhà nước yểm trợ với ngân sách nhất định cuả điạ phương để thuê cơ sở làm nhà ăn và bếp, và trả lương cho ban điều hành.
Thức ăn được cung cấp bởi các "Ngân Hàng Thực Phẩm" (Food Banks). Những "ngân hàng" này thực chất là những nơi qui định trong thành phố để ai có đồ hộp dư thưà đem đến gởi biếu ở đó. Ngoài ra, các siêu thị ngày ngày cũng dọn dẹp cưả hàng và mang đồ tươi sống sắp hết hạn, chứ chưa hết hạn sử dụng, bỏ vào kho lạnh cuả nhà ăn cuả hội
Hầu hết những nhân viên khác cuả Hội, từ đầu bếp phụ, đến nhân viên tạp dịch, người lái xe đi giao bưă ăn tận nhà, đều là những t́nh nguyện viên. Bưă ăn nóng được cung cấp ngày 2 bưă, giao làm một lần, 5 ngày một tuần. (Ai muốn có bưă ăn cho cuối tuần và chủ nhật, th́ được cung cấp thêm phần ăn đông lạnh.). Ai muốn được phục vụ th́ đăng kư với hội; người có thu nhập cao, th́ bưă ăn phải trả giá cao hơn người có thu nhập thấp; ai không có thu nhập th́ miễn phí luôn. Nhưng dù là một bưă ăn có được tính tiền như thế nào hay miễn phí, th́ số lượng và thành phần hệt như nhau, nghiă là người giàu hay nghèo th́ cũng ăn như nhau!
Bản thân tôi đă được Hội "nuôi" trong nhiều năm liền như vậy, với những bưă ăn nấu nướng thật bổ dưỡng, bảo đảm hợp vệ sinh, mà giá cả hoàn toàn hợp với túi tiền cuả ḿnh!
Đây là chuyện phục vụ cộng đồng ở Mỹ, có người tự hỏi liệu có đem áp dụng được ở Việt Nam không?
Tôi nghĩ sao lại không? Miễn là ta thấy nó đáng làm, và quyết tâm làm th́ được, v́ mấu chốt cuả vấn đề là có đủ người t́nh nguyện để phục vụ cho cộng đồng!
Tôi theo dơi t́nh h́nh phát triển kinh tế ở Việt Nam, thấy làm được những chuyện khó khăn hơn thế này rất nhiều, như những khu du lịch, nghỉ mát, giải trí, ṣng bạc, qui mô to lớn hơn nhiều mà c̣n làm được, th́ chuyện này đâu có ngoài tầm tay!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 577625
11/22/2010
|
Trong những bài trước, ta đă nói đến những cách cho đi để làm từ thiện, như cho tiền, cho thời gian.
Bây giờ, ta hăy xét đến một cách cho khác cũng rất phổ biến, như trong thời gian gần đây và ngay ở diễn đàn này, chúng ta cũng nghe nói nhiều đến những nạn nhân lũ lụt ở miền Trung nước ta, hàng ngàn gia đ́nh đă mất sạch cả tài sản như nhà cưả, ruộng vườn, hoa màu…
Vậy bây giờ, ta hăy thử xem đến một cách cho khác là "Cho Vật Dụng" như ta thấy ở Chương 4 dưới đây:
Đa số những cá nhân, gia đ́nh, và cơ quan ở những nước giàu đều có những vật dụng có thể dễ dàng tặng cho những người cần dùng, ở ngay trong cộng đồng ḿnh hay đó đây trên thế giới. Điều khó khăn ở đây là làm sao xác định được thứ nào là có ích để đem cho, và đem nó đến nơi người ta cần, hay trao cho những người trung gian đáng tin cậy để phân phát.
May là cũng đă có những tổ chức tốt làm được công việc đó, mà đa số những tổ chức này được thành lập ra bởi những người nhận thức ra được rằng những vật dụng mà chúng ta cần dùng đến trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể đem lại những ích lợi to lớn cho những người khác khi họ chưa có...
Trong chương này, tác giả có nêu lên trường hợp cuả những cơ quan từ thiện ở Mỹ, đi thâu gom những tiếp liệu phẩm và dụng cụ y khoa, cũng như các dược phẩm để gởi đến cho những nước đang phát triển mà cơ sở hạ tầng cuả họ chưa đầy đủ để phục vụ tốt cho dân chúng cuả họ.
Tác giả kể ra rằng mỗi ngày thôi, các bệnh viện và cơ quan y tế ở Mỹ thải bỏ đi khoảng 7 ngàn tấn tiếp liệu phẩm y khoa c̣n dùng tốt.
Ngoài lănh vực y tế ra, c̣n có biết bao nhiêu là các trang thiết bị khác, do nhu cầu nâng cấp những cơ sở hạ tầng ở Mỹ, tại sao chính phủ Việt Nam ḿnh không để mắt tới những cơ hội này để có thêm phương tiện phục vụ cộng đồng nhỉ!
Vả lại, người Việt ḿnh có câu "Cũ người, mới ta" mà! Hay là người Việt chúng ḿnh vẫn c̣n có ... thói quen xài ... sang hơn cả Mỹ : thích sắm đồ mới hơn?!
Thân ái,
|
|
vitbuocno
member
REF: 577643
11/22/2010
|
Bác OT ơi, cháu bảo, cái mục cho vật dụng này rất hay lắm ạ, không bít ở chỗ bác ví dụ họ thu gom đồ tiêu dùng không nhỉ, mà h́nh thức cho th́ như thế nào, như ở chỗ cháu nhá, th́ cháu cũng thấy có một số lượng người bỏ đi đồ cũ, những vật dụng hoặc là dụng cụ sinh hoạt, hoặc là hàng tiêu dùng, nhưng họ chẳng bít cho ai, cùng lắm th́ họ tự phát mang lên mạng cho hoặc bán giá cực rẻ thui, cháu cũng thấy các bạn sinh viên tổ chức các buổi gọi là "đổi đồ dùng" tức là các bạn ư mang những đồ dùng học tập (và cả quần áo) đến một địa điểm đă được mọi người đồng ư sẵn, rồi bầy ra, ai thích th́ đổi lấy hoặc cho không tùy theo, nhưng cũng mới dừng lại ở các bạn sinh viên tự tổ chức với nhau thôi, chưa có mang tính chuyên nghiệp ạ.
|
|
ototot
member
REF: 577660
11/22/2010
|
Ở thời buổi này, số vật dụng trong mỗi hộ gia đ́nh mỗi ngày một nhiều, về chủng loại cũng như về số lượng, nhất là ở những hộ gia đ́nh tương đối khá giả. Cho đến một thời điểm nào đó, những vật dụng này choán mất nhiều chỗ, nên cần được thanh toán để lấy chỗ chưá đựng những vật dụng cần thiết hơn.
Ở Mỹ, có rất nhiều hội từ thiện, những tổ chức vô vụ lợi gồm toàn những người t́nh nguyện, điều hành những "Thrift Store" (có nghiă là "Cưả Hàng Tần Tiện"). Họ tiếp nhận quà tặng là vật dụng từ bất cứ ai đem cho, rồi bán lại cho công chúng (thường là giới nghèo) với giá tượng trưng. Những số doanh thu nhỏ nhoi dùng để bù đắp vào những chi phí điều hành cưả hàng, chứ không phải để tạo lợi nhuận!
Những mặt hàng bày bán đa phần là quần áo đă qua sử dụng, nhưng c̣n rất mới, đôi khi mới tinh. Kế đến là chăn mền, giày dép, máy móc gia dụng, đồ dùng nhà bếp, v.v...
Ở thành phố tôi, có hàng trăm những cưả hàng như vậy, rơ ràng là một sinh hoạt mang tính chất làm từ thiện cuả những người t́nh nguyện phục vụ những thành phần kinh tế yếu kém trong cộng đồng.
Thế mới biết, làm từ thiện cũng phải có tổ chức, có chủ trương, có kế hoạch, có kỹ năng, có tinh thần tự nguyện, ... th́ mới mong phục vụ được cộng đồng, và góp phần tích cực thay đổi bộ mặt cuả xă hội!
Tôi viết ra những bài này là do thấy cái hay cuả xứ người mà mong ước gợi ư cho bà con ở qưê nhà và chia sẻ những kinh nghiệm.
Thân ái,
|
|
zatoichi
member
REF: 577661
11/22/2010
|
Đôi khi người ta cũng để những cái thùng sắt lớn như container ,tại các địa điểm :chợ,nơi qua lại,băi đậu xe hơi v.vv... để người nào có quần áo hay vật ǵ c̣n tốt mà muốn cho, có thể tự đến và bỏ vào đó.
Mấy bạn trẻ ,hay Thiện nguyện viên ,họ cũng hay làm ở các bệnh viện để phụ giúp : đẩy xe lăn ra cổng cho người bệnh nhân xuất viện, chỉ dẫn thông tin,hướng dẫn...v.v...
|
|
vitbuocno
member
REF: 577677
11/22/2010
|
Bác OT ơi, ở chỗ bác có hàng trăm cửa hàng cơ à, hay thật, đúng là rất có hệ thống, nhưng không bít những cửa hàng làm việc thiện nguyện này có phải đóng thuế không, và có mất tiền thuê cửa hàng và các loại tiền ǵ khác nộp cho nhà nước không nhỉ, v́ nếu mất nhiều loại tiền quá th́ người ta sẽ phải tăng tiền bán vật dụng lên mà, bác nhỉ.
|
|
hanhngan19801
member
REF: 577711
11/23/2010
|
Ngoài lănh vực y tế ra, c̣n có biết bao nhiêu là các trang thiết bị khác, do nhu cầu nâng cấp những cơ sở hạ tầng ở Mỹ, tại sao chính phủ Việt Nam ḿnh không để mắt tới những cơ hội này để có thêm phương tiện phục vụ cộng đồng nhỉ!
Ototot
--------------------------------
Bác oto không đặt dấu chấm hỏi mà chỉ là dấu chấm than nghĩa là bác đang dùng loại câu cảm thán???
Cái chuyện này cháu không hiểu mấy ông chính phủ ḿnh nghĩ thế nào, cháu chỉ có chút suy nghĩ thiện cận thôi. Mong được trao đổi cùng bác.
Vấn đề bác đưa ra có lẽ hổng phải mấy ông chính phủ không biết đâu ạh, có điều nó phức tạp hơn bác cháu ḿnh nghĩ nhiều bởi những mặt trái của nó như sau:
Việt Nam là một "thùng rác" tiềm năng cho các ông lớn trên thế giới. Vấn đề ở chỗ là có thể những dụng cụ y khoa đó nếu Mỹ cho Việt Nam một vài lần đầu th́ sẽ rất ok. Nhưng hệ lụy sau đó sẽ là ... chính thức công khai nhập về Việt Nam, trà trộn vào đó những rác thải y khoa vô cùng nguy hại. VN cách xa Mỹ nửa ṿng trái đất. "Tụi bay" có ô nhiễm ǵ th́ cũng chả ảnh hưởng đến "ông"? Điều này không phải chưa từng xảy ra mà là đă xảy ra rất nhiều trong lịch sử cũng như ở hiện tại. Thậm chí cả thuốc tây từ thiện, không biết thử nghiệm lên đâu nên tốt nhất cứ đem cho, vừa được tiếng vừa đỡ t́m được người thế mạng.
Quá khứ và hiện tại Việt Nam chưa cần phải để mắt tới mà đă được mời chào tận chân răng rồi đó bác. Bằng chứng là hàng trăm containers hạng nặng đang nằm phơi sương ở các bến cảng. Nhập vào không được mà trả lại không xong v́ không có tên người gửi, người nhận đă có công văn từ chối nhận hàng.
Những containers này là những containers rác thải công nghiệp không thể tái chế và vô cùng độc hại như: ắc qui ch́ phế thải, rác thải điện tử ... Thậm chí có những containers về đến VN đă ṛ rỉ cả nước và chất hôi thối ra v́ đó là rác thải sinh hoạt được ép chặt lại đóng thùng và tuồn về VN dưới dạng nhập khẩu phế liệu....
Những mặt hàng cấm nhập vào VN vẫn đang ùn ùn được chở về dưới mọi h́nh thức bác ạh.
Thử hỏi, nếu bây giờ được danh chính ngôn thuận dưới lớp áo "Từ Thiện" th́ thử hỏi ... liệu VN sẽ thành băi rác khổng lồ đến thế nào nữa???
--------------------
Việc từ thiện cho Miền Trung lũ lụt vừa qua cũng đă là một hiện tượng đó đấy thôi. Các địa phương đă phải có các công văn đề nghị không nhận hàng cứu trợ nữa chỉ v́ lạnh vẫn hoàn lạnh mà quần áo cứu trợ vẫn không... mặc được. Đó c̣n là trong nước và chỉ là quần áo thôi đấy ạh.
Chút chia sẻ ở một góc cạnh nhỏ của vấn đề. Nếu có sai mong nhận được những chia sẻ cho nhận thức sớm đổi mới.
HN
|
|
hoami09
member
REF: 577713
11/23/2010
|
....
Thậm chí cả thuốc tây từ thiện, không biết thử nghiệm lên đâu nên tốt nhất cứ đem cho, vừa được tiếng vừa đỡ t́m được người thế mạng(Hanhngan19801)
Cháu chào bác Otto và quí khách trong nhà bác ạ . Bác Otto cho phép cháu mượn topic cuả bác nói với cô Hanhngan về vấn đề thuốc từ thiện ạ.
Thưa cô Hanhngan,
HM đă từng làm trong nghành thuốc , nên hiểu rất rơ từng bước đi cuả 1 viên thuốc . Để bán ra ngoài thị trường , hành tŕnh cuả viên thuốc đó có thể kéo dài từ 10 năm tới 20 năm .
Sau khi thử nghiệm , và được nước sở tại cho phép bán , thuốc đó mới được lưu hành trong nhà thương và pḥng mạch . Trong thời gian cho bịnh nhân uống , nếu xảy ra trường hợp tử vong , thuốc đó sẽ bị cấm và hăng sẽ phải bồi thường... Làm như vậy là để tránh trường hợp thuốc giả , thuốc lậu hay đút lót để đưọc cấp giấy phép bán . (Mua thuốc đều phải có toa cuả bs nhé ).
Mỗi năm , hăng đó phải nộp những bằng chứng là dược phẩm ko gây tác hại cho cơ thể hay môi trường , bao lâu th́ thuốc hết hạn hay phản tác dụng . Cái đặc biệt là , nếu thuốc sản xuất ở Châu âu , th́ ko thể đem sang Châu á bán được , v́ thời tiết , khí hậu sẽ có ảnh hưởng tới thuốc . Nên muốn bán ở đâu , phải thí nghiệm ở đó.
Muốn thử thuốc , hăng đó phải đăng báo , t́m 2 loại ngựi , thật khoẻ mạnh , và vưà nhiễm bịnh và đủ lưá tuổi, giới tính . Trong thời gian khám nghiệm , người đó phải nằm ở nhà thương trực tiếp 2 tới 3 tuần , ăn uống và thuốc men đều có y tá và bs theo doĩ . Kết quả sẽ được đem tŕnh cho sở sức khoẻ ...v...v.
Người tới thử thuốc sẽ được bồi thường từ 2000 - 10.000 Euro
Vậy theo cô Hanhngan , khi thuốc từ thiện đem về VN , ai uống , ai theo doĩ để biết thuốc đó có tác dụng với căn bịnh hay lại phản tác dụng ?. Nếu thử thuốc mà ko biết tác dụng cuả nó , th́ thử để làm ǵ , ai có tiền mà sản xuất ra khơi khơi rồi đưa cho người khác uống một cách khờ khạo vậy chứ ???.
Chỉ có những nước nghèo , tŕnh độ thấp kém , nên đọc thấy nhăn hiệu na ná , với giá rẻ là mua về uống , bất kể là thuốc thật hay giả . Và những kẻ sản xuất ra thuốc giả cũng chỉ nhằm làm giàu một cách phi nhân nghiă . Và chính quyền đôi khi được đút lót nên cũng làm ngơ ...
Mới năm ngoái thôi , hăng thuốc cuả HM phải ra toà ở Afrika . Khoảng chục phụ nữ uống thuốc ngưà thai mà vẫn có thai.
Những vỉ thuốc ngưà thai đó được đ̣i về , theo mẫu mă , số sản xuất , th́ hăng mới vỡ lẽ là thuốc đó chỉ là vỏ bọc , làm thử ...chứ chưa có dược phẩm .
Đáng lẽ thuốc đó phải được đem đốt , huỷ đi ...th́ mấy ông nhân viên Afrika ăn cắp đem ra ngoài bán ...
Một viên thuốc vứt vào sọt rác , mà nhân viên lụm đem về xài , coi như ăn cắp , sẽ bị đuổi ngay ...v...v
|
|
hoami09
member
REF: 577715
11/23/2010
|
Bằng chứng là hàng trăm containers hạng nặng đang nằm phơi sương ở các bến cảng. Nhập vào không được mà trả lại không xong v́ không có tên người gửi, người nhận đă có công văn từ chối nhận hàng.
Những containers này là những containers rác thải công nghiệp không thể tái chế và vô cùng độc hại như: ắc qui ch́ phế thải, rác thải điện tử ... Thậm chí có những containers về đến VN đă ṛ rỉ cả nước và chất hôi thối ra v́ đó là rác thải sinh hoạt được ép chặt lại đóng thùng và tuồn về VN dưới dạng nhập khẩu phế liệu....
( hanhngan19801 )
Cháu xin xí xọn thêm chút ạ .
Ở nơi HM ở , một cái thư , một cái Karte lưu niệm gửi đi mà ko có điạ chỉ cuả người gửi hay người nhận , tự động bưu điện sẽ huỷ , đốt đi .... chứ chưa nói tới 1 kiện hàng hay cả containers mà ko có tên người gửi hay người nhận đưọc các tàu bè hay phương tiện di chuyển nhận đưa đi khơi khơi như vậy .
Hay là hàng này trên giấy tờ là hàng nhận đem đi đốt , lấy huê hồng , rồi đem về VN lại khai là hàng viện trợ , để diếm bớt tiền viện trợ cuả dân ...có trời biết
Mới hôm nọ HM c̣n đọc được ở hăng hàng ko VN , trong máy bay có mấy chục kí lo vàng , ko có chủ , hay bao nhiêu là thuốc phiện cũng ko có chủ , đâm ra thấy ngộ á...
|
|
hanhngan19801
member
REF: 577716
11/23/2010
|
@ Hoami
Bạn Hoa Mi không cần phải phản ứng quá gay gắt thế đâu. Thiết nghĩ, cái ǵ cũng có những thành phần tốt và xấu. Về thuốc tây từ thiện th́ không phải là không có. Xin mời bạn đọc đoạn trích dẫn sau đây từ Nhịp cầu y khoa:
------------------------------
"Công pháp quốc tế của Liên Hiệp Quốc cực lực cấm đoán việc sử dụng con người làm vật thí nghiệm nhưng một số quốc gia Âu Châu và Mỹ Châu vẫn coi thường luật lệ quốc tế.
C̣n biết bao nhiêu cuộc thí nghiệm thuốc trá h́nh dưới danh nghĩa chương tŕnh viện trợ nhân đạo đă và đang xảy ra tại các quốc gia nghèo khó Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ.
Mấy năm trước đây, Nigeria tố cáo tài phiệt sản xuất dược phẩm Pfizer của Hoa Kỳ vào năm 1996 đă sử dụng trẻ em Nigeria làm vật thí nghiệm một dược phẩm chưa hoàn chỉnh, đó là thuốc Trovafloxacin.
Trong số 200 em đă được sử dụng thuốc trên thông qua chương tŕnh viện trợ nhân đạo để trị bệnh viêm màng năo và bệnh sởi, th́ cuối cùng chẳng may có 11 em phải bỏ mạng c̣n những em nào sống sót th́ bị tê liệt, điếc, mù ḷa, tổn thương năo, xáo trộn phát âm, v.v...
Nigeria đ̣i Cty Pfizer phải đền bù 8,5 tỉ dollars."
Theo: http://www.nhipcauykhoa.net/diendan/index.php?showtopic=6623
|
|
hoami09
member
REF: 577719
11/23/2010
|
@ cô Hanhngan
HM xin lỗi nha , cái này là góp ư theo bản thân cá nhân HM thôi, chứ đă làm ǵ mà đă bị đánh giá quá gay gắt nà .
Luật cuả quốc tế rất nghiêm ngặt . Nếu chúng ta , ai cũng tự giác biết phải làm ǵ, nói ǵ th́ đâu cần đến luật lệ , phải ko nè .
Trừ những nhà hảo tâm, làm việc thiện thật , th́ cũng có những kẻ manh tâm dựa vào từ thiện để làm giàu , lợi nhuận cho bản thân , nhưng ko nên đúc kết giưả tốt và xấu cùng một mẻ như vậy .
Khi cô comment , th́ xin để người đọc ko bị hiểu lầm :
- Thậm chí cả thuốc tây từ thiện, không biết thử nghiệm lên đâu nên tốt nhất cứ đem cho, vừa được tiếng vừa đỡ t́m được người thế mạng(Hanhngan19801)
- có bao nhiêu trường hợp nhẫn tâm như cô vưà nói , và bao nhiêu trường hợp cứu được bao nhiêu mạng người nhờ thuốc men viện trợ ???
Những kẻ xấu , khi bị phát hiện , sẽ bị trừng phạt theo luật pháp rất công minh ,và cũng là làm gương cho kẻ khác .
Cảm ơn dẫn chứng cuả cô vào năm 1996 . C̣n bi giờ là năm 2010 . Hy vọng là những kẻ đó ko c̣n tồn tại nưă .
Có rất nhiều nước trên thế giới làm việc từ thiện ko mệt mỏi , xin được tri ân
|
|
ototot
member
REF: 577735
11/23/2010
|
Khi mở ra một tiết mục để đăng lên diễn đàn, chắc phần thưởng lớn cuả chủ nhà là được nhiều người ghé đọc, và lớn nhất là được nh́n vấn đề từ nhiều phiá, khác nhau hay đối chọi nhau, th́ càng tốt!
Tuy nhiên, ở tiết mục tôi mở, tôi chỉ nói đến làm từ thiện, để xoa dịu phần nào những nỗi đau cuả giới đang gánh chịu những thiệt tḥi trên cơi đời này. Đơn giản và ngắn gọn có thế thôi.
C̣n nếu cứ triết lư ra, và đi t́m những khiá cạnh khác cuả vấn đề, th́ coi như chẳng làm việc ǵ th́ tốt hơn cả?!
Ví dụ thấy người ta làm từ thiện, mà chỉ đặt ra vấn đề người ta làm để lấy tiếng, để trục lợi cho bản thân,làm v́ một ẩn ư, v.v…, th́ có khác ǵ chống đối việc làm từ thiện cuả họ hay sao?!
Ví dụ thấy người nghèo mà giúp đỡ, th́ chỉ bảo giúp họ là khuyến khích cho họ ỉ lại vào người khác, th́ có khác chi ḿnh chủ trương ai làm nấy ăn, khỏi ai cần làm từ thiện ư?!
Ví dụ nưă là trên b́nh diện quốc tế, nếu cứ chỉ nh́n nước này hữu nghị với nước kia là để … trục lợi lẫn nhau, câu kết với nhau, âm mưu với nhau, th́ có khác chi chủ trương cô lập với thế giới ư?!
C̣n vô số những ví dụ nưă, cho thấy trên đời này lúc nào "Sự đời lúc nào cũng có hai mặt" (There are two sides to everything) mà!
Cũng trên b́nh diện thế giới, gần đây có một hội nghị quốc tế ở Kyoto bàn về việc toàn cầu cùng nhau bắt tay vào việc bảo vệ môi trường sau khi thấy thế giới đua nhau phun khí thải vào khí quyển, tạo nên nạn hâm nóng trái đất, khí hậu thay đổi tùm lum!
Thế là hai khối những cường quốc công nghiệp nhẩy vào ṿng chiến, như Mỹ bảo Trung Quốc phải đưa ra những chỉ tiêu cắt giảm khí thải cụ thể cho hàng năm, th́ Mỹ mới chịu cắt giảm phần ḿnh. C̣n Trung Quốc th́ bảo, anh phát triển đă đời từ bao lâu nay, bây giờ cũng phải để tôi phun chút chút mà phát triển chứ!
Kết quả tranh căi tạm thời mà cả thế giới đều thấy rơ như ban ngày là ... Trung Quốc đă ... vượt qua Mỹ để đứng đầu các nước phun khí thải nhiều nhất thế giới!
Và hội nghị đă kết thúc như thế nào, mọi người đều biết : mạnh ai nấy làm! Báo hại mấy nước nghèo, dân nghèo tha hồ ... mạnh ai nấy chết!
Đấy, cứ triết lư và cứ đi t́m những dị biệt cuả nhau đi, th́ rút cuộc chẳng thể ngồi lại với nhau để cùng nhau làm một việc ǵ có ích cho cộng đồng, cho nhân quần!
Vậy bà con hăy tạm quên đi những khiá cạnh tiêu cực cuả cuộc sống, và vui vẻ với nhau, động viên nhau tham gia, t́nh nguyện làm từ thiện nhé!
Thân ái,
|
|
ototot
member
REF: 577931
11/24/2010
|
Tôi xin phép được nhắc lại yêu cầu cuả tôi có liên quan đến việc làm từ thiện, là hăy gác sang một bên những khiá cạnh tiêu cực cuả vấn đề, như giả danh từ thiện để mưu cầu tư lợi…, v́ như đă nói, sự việc nào cũng có hai mặt cuả nó: mặt tích cực đem lại hạnh phúc cho nhân quần th́ ta đề cao; c̣n mặt tiêu cưc nói ra làm ǵ cho mệt!
Trở lại những h́nh thức "Cho đi" (Giving) để làm từ thiện,như nội dung cuốn sách cuả ông Bill Clinton, tôi đă nói đến
- "Cho Tiền" (Giving Money)
- "Cho Thời Gian" (Giving Time)
- "Cho Vật Dụng" (Giving Things)
Th́ bây giờ xin nói đến "Cho Kỹ Năng" (Giving Skills)
Một trong những "tặng phẩm" vĩ đại nhất mà ai ai cũng có thể đem cho đi là những "kỹ năng" (Giving Skills) (tức là những khả năng chuyên môn mà một người có thề làm được để phục vụ nhân quần.).
Hầu hết mỗi người trong chúng ta có khả năng làm một việc ǵ đó mà không phải ai cũng làm được thành thạo như ta.
Bây giờ ta đem truyền lại kiến thức đó, khả năng đó, một phần thôi cũng được, giúp cho ai đó đem ra thi thố cho có ích lợi, th́ đúng là thăng hoa được cho người ấy nhiều vô ngần!
Ví dụ như ta biết đọc, biết viết, mà đem khả năng đó dạy cho người chưa biết, để họ có điều kiện mở mang trí tuệ, th́ quư hoá biết bao!
Ví dụ như ta biết ǵn giữ sức khoẻ mà đem kiến thức đó dạy cho người khác biết giữ ǵn thân thể cuả họ để tránh ốm đau bệnh tật, th́ quư hoá biết bao!
Ví dụ như ta đă được đào tạo để làm luật sư, hiểu biết nhiều về pháp luật, bây giờ đem kiến thức đó để giúp đỡ những người bảo vệ được những quyền lợi chính đáng mà pháp luật dành cho họ, th́ quư hoá biết bao!
Ví dụ như ta có khả năng làm một ngành nghề để kiếm sống như may vá, nấu nướng, sưả sang sắc đẹp, … nay đem kiến thức đó, khả năng đó để dạy cho những người không biết, những người tàn tật, để cải thiện cuộc sống cho họ, để giúp họ sống tự lập…, th́ quư hoá biết bao!
Những ai đă từng sống ở những nước đă mở mang từ lâu, ở những nước mà họ thực sự quan tâm đến hạnh phúc cuả nhân dân họ, tất thấy rơ khuynh hướng lấy quần chúng ra làm sức mạnh tự nguyện để yểm trợ nhân dân, chứ nhà nước chỉ tạo điều kiện, chứ không thể đứng ra làm thay quần chúng được!
Thật vậy, thành phố tôi ở có những cơ sở y tế gọi là "Bệnh Xá Nhân Dân" (People's Clinic) để ai có bệnh mà không có tiền, không có bảo hiểm sức khoẻ, đến đó khi đau ốm. Bác sĩ, điều dưỡng, y tá, cuả họ đa phần đều là người t́nh nguyện, thay phiên nhau đến làm việc…. thuốc men được các viện bào chế dược phẩm (pharmaceutical laboratories) cung cấp, phần c̣n lại là quyên góp từ tư nhân hay các tổ chức vô vụ lợi…
Thành phố tôi ở có những hội "Bảo Trợ Pháp Lư" (Legal Aid) để cung cấp những dịch vụ tư pháp cho những ai có rắc rối về luật pháp mà không có khả năng thuê mướn luật sư… Ban điều hành cuả Hội là những luật sư, những chuyên viên hành chính, tất cả là t́nh nguyện viên đến phục vụ không lương, không thù lao…
Thành phố tôi ở có những "Hội Trung Gian Hoà Giải" (Mediation Services) để giúp những đối tượng đang có những tranh chấp quyền lợi với nhau, để họ giải quyết ổn thoả những mâu thuẫn, thay v́ đem nhau ra toà kiện cáo, tốn kém thời gian và tiền bạc… Những t́nh nguyện viên cuả Hội đều là những nhân viên xă hội chuyên nghiệp (social worker), những nhà tâm lư trị liệu (psycho-therapist)...
Trên đây chỉ là một phần nhỏ những phương thức làm từ thiện dưới h́nh thức đem cho những kỹ năng chuyên môn cuả ḿnh để cống hiến cho cộng đồng.
Tôi tin chắc ở Việt Nam ḿnh cũng có những sinh hoạt làm từ thiện như vậy, và nếu có khác chăng, là ở tầm vóc lớn nhỏ khác nhau, mức độ tổ chức có hệ thống hay không, và nhất là có được nhà nước chủ trương và yểm trợ hay không, hay lại ... e ngại những thành viên tự nguyện này lớn mạnh lên và biến thành những thế lục chính trị...
Tới đây, v́ thời gian hạn hẹp, tôi xin được chấm dứt tiết mục, và để dành phần suy nghĩ cho mọi người, hăy tự hỏi ḿnh, xem có thể làm từ thiện được không.
Tôi lập tiết mục v́ thấy có những người than rằng ḿnh muốn làm từ thiện đấy, nhưng không có tiền!
Cũng như có người nại cớ ḿnh cũng muốn làm, nhưng không có thời gian! Hoặc tệ hơn nưă là :"Tôi … chẳng có ǵ để cho"!
Hoặc tệ nhất là không làm ǵ cả, thậm chí đôi khi c̣n ... dành thời gian phê b́nh việc làm từ thiện cuả người khác!
Cám ơn cả nhà đă đọc.
Thân ái,
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|