Nắng trời em đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Lụa Hà Đông em dệt bằng...lông sư tử
Nên mặc vào hóa thành...sư tử Hà Đông
hihihi, vui 1 chút nhé
seriouskiller
member
REF: 333838
04/20/2008
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Em mặc thêm cái áo lông sư tử
Trông em như sư tử Hà Đông.
He, he....đùa chút thôi todau đừng buồn. Dù sao thì bản nhạc hay lắm.
todau08
member
REF: 333866
04/20/2008
Cám ơn các bạn đã ghé thăm:
seriouskiller - Đã "giết" được ai chưa?
Lụa Hà Đông Em mặc trông giống quá
Em gầm gừ, dương móng chụp ai chăng?
***
coldestwind - Cơn gió lạnh
Lạnh lùng gió thổi bay qua
Áo lông sư tử Em mang...vẫn hàn
Todau08
ototot
member
REF: 333910
04/20/2008
“Áo Luạ Hà Đông” là một bài thơ nổi tiếng cuả Nguyên Sa, điều đó ai thích thơ đều biết. Và giới trẻ ngày nay hình như cũng thích bài thơ đượm màu tình yêu này, nhiều hơn là biết về người đã sáng tác ra bài thơ đó
Nhưng nếu biết thêm một chút nưã rằng Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan, sinh năm 1932 tại Hà nội, mất năm 1998 tại Mỹ, thì thấy ông cũng không sống xa lắm với thế hệ trẻ ngày nay mấy.
Và nếu biết thêm một chút nưã về tiểu sử cuả ông, như du học tại Pháp năm 1953, tốt nghiệp đại học nổi tiếng Sorbonne về Triết học, về nước năm 1956, giáo sư triết học tại Đại học Văn khoa Sài gòn, …, thì chắc sẽ chặc lưỡi mà nể phục một nhà thơ trí thức quá!
Và nếu biết ông đã đóng góp như thế nào vào văn học Việt nam qua những thiên khảo luận nghiêm chỉnh về Quan Điểm Văn Hoá và Triết học, những sinh hoạt không ngừng nghỉ cuả ông trong suốt mấy chục năm trong giáo dục, truyền thông, văn nghệ…cả từ khi còn ở trong nước cho đến khi ra hải ngoại, chắc cũng sẽ bảo quả thực ông đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam hiện đại!
Còn ai yêu thích nhạc trữ tình, được nghe những bản nhạc như “Áo Luạ Hà Đông”, “Paris Có Gì Lạ Không Em?”, chắc lại còn mê say, cảm phục , yêu mến ông nhiều hơn nưã!
Tôi không có ý viết về đại thi sĩ Nguyên Sa, nhưng thấy vài bài đăng hài hước về thi phẩm cuả ông, thì cảm thấy muốn viết đôi lời về ông, để nhớ lại thời gian ngồi ở giảng đường nghe ông giảng về triết học…ở những năm 1960 tại Sài gòn…
Dưới đây cho tôi chép lại toàn bài thơ “Áo Luạ Hà Đông” để mọi người cùng đọc khi nghe bản nhạc trên do todau đăng.
Áo Lụa Hà Ðông
Nắng Sài-gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng.
Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa.
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỷ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.
Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt.
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Ðể anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại.
Ðể anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Ðông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Sau đó, cũng xin chép lại bài thơ “Cần Thiết” để sống lại một thời yêu đương, như thời hiện tại cuả các bạn trẻ đang sống bây giờ.
Cần Thiết
Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp hoc
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya.
Lấy ai nhìn những con đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc...
Không có anh nhỡ một mai em khóc
Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi
Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ
Không có anh thì ai ve vuốt
Không có anh lấy ai cười trong mắt
Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong
Ai cầm tay mà dắt mùa xuân
Nghe đường máu run từng cành lộc biếc
Không có anh nhỡ ngày mai em chết
Thượng Đế hỏi anh sao tóc em buồn
Sao tay gầy,sao đôi mắt héo hon
Anh sẽ phải cúi đầu đi vào địa ngục...
Thân ái chúc vui Chủ Nhật,
todau08
member
REF: 334126
04/20/2008
Cùng bạn Ototot:
KHÔNG ai hài ước thơ của Nguyên Sa.
Nếu có,thì cũng như nhiều người nhại Vân Tiên trong Lục Vân Tiên đó thôi.
Họ chỉ khôi hài hoá một chút vui thôi.
Ngoài ra, đây là trang tôi đăng. Nếu thật sự nhu bạn nghĩ, tự tay tôi đã xoá rồi.
Mình nghĩ nhẹ thì sẽ là nhẹ.
Todau08
bichha08
member
REF: 334246
04/20/2008
Bài thơ Áo lụa Hà Đông đã được đem phổ nhạc.
Hay quá H đã đọc đi đọc lại không biết mấy lần.
Cảm ơn anh TODAU và anh OTOTOT rất nhiều.
BH.
bichha08
member
REF: 334261
04/20/2008
Bài thơ Áo lụa Hà Đông đã được đem phổ nhạc.
Hay quá H đã đọc đi đọc lại không biết mấy lần.
Cảm ơn anh TODAU và anh OTOTOT rất nhiều.
BH.
aka47
member
REF: 334316
04/20/2008
AK nghe thiên hạ đồn rằng , với Thi Sĩ Nguyên Sa nên ái mộ Ông qua những bài thơ nổi danh.
Nhưng với Giáo Sư Trần Bích Lan thì thực chất không được như mong muốn của các Sinh viên.
Đây là tin ...đồn thui.
hihii
ototot
member
REF: 334383
04/21/2008
Tôi xin được ghi lại vài mốc thời gian về cuộc đời nhà thơ Nguyên Sa, còn được biết trong ngành giáo dục là Trần Bích Lan, "Giáo sư Triết trường Đại học Văn khoa Sài gòn":
Ông sinh năm 1932, vậy trong thời gian làm giáo sư ở Việt nam, ông mới chỉ trên dưới 40 tuổi.
Vậy sinh viên cuả ông ngày nay cũng phải gần 60 tuổi rồi, vì nếu ông còn sống thì năm nay đã 77 tuổi ! (Ông mất tại Mỹ năm 67 tuổi)
Do đó, việc phê phán một nhà giáo dục, nhất là khi đã khuất, và khi chỉ nói về sự nghiệp thi văn cuả ông, theo tôi ta nên thận trọng một chút, huống chi phê phán theo một tin đồn! Dù sao, chuyện nhỏ thôi! ("no big deal"!)
Thân ái,