Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Trông Người, Nghĩ Đến Ta!

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 ototot
 member

 ID 70543
 12/10/2011



Trông Người, Nghĩ Đến Ta!
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Trông Người, Nghĩ Đến Ta!


Hôm nay là Thứ Bảy, cuối tuần, tôi có nhiều th́ giờ hơn để lang thang trên mạng, đọc được một bài nhận định, tác giả kư tên là Phạm Hoài Nam..., bèn lập ra tiết mục này.

Sau khi t́m hiểu sơ khởi, được biết ông này thuộc ban biên tập cuả một trang mạng nói là cuả một “nhóm trí thức yêu nước Việt Nam trong và ngoài nước phối hợp thực hiện” th́ tôi cũng thấy hơi yên tâm để đọc và tham khảo, dĩ nhiên là đọc với một thái độ dè dặt cái đă!

Tuy nhiên, sau khi đọc xong cả bài viết, thấy lập luận cuả tác giả lại khá phù hợp với suy nghĩ và tâm tư cuả ḿnh, vốn không thích chuyện chính trị, mà chỉ muốn thoả măn khao khát t́nh yêu đối với đất nước quê hương ḿnh…, nên thấy yên tâm hơn chút nưă để đăng lên!

Xin mời bà con cùng đọc, trong tinh thần không phân biệt người Việt trong nước hay ngoài nước, người tin hay không tin ở chủ nghiă này hay chủ nghiă nọ. Cũng mong hăy đọc những sự việc khách quan, trong sự b́nh tĩnh, đừng vội phật ḷng, đừng vội nóng nảy, đừng để chạm tự ái, rồi đi đến chỗ bài xích lẫn nhau ...!

Xin mời đọc bài viết có tiêu đề “Tại sao có khác biệt quá lớn giưă người Việt Nam và người Nhật Bản?”cuả tác giả Phạm Hoài Nam:


Trước đây do công việc tôi (lời tác giả Phạm Hoài Nam) có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể v́ đắt đỏ quá), nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất — không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công tŕnh kiến trúc tuyệt mỹ mà c̣n ở yếu tố con người.

Kể từ đó tôi luôn ṭ ṃ t́m hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của các con cháu Thái Dương Thần Nữ.

Càng biết thêm về họ tôi càng phục họ hơn. Đó là một dân tộc có nhiều điểm rất đặc biệt. Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những ǵ đă lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hănh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đă từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả, đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh.

Tôi nhớ trước đây có đọc một bài viết của một người Việt sống lâu năm tại Nhật, quên mất tên tác giả, trong đó ông có nêu ra một chi tiết để phân biệt giữa người Nhật bản địa và người ngoại quốc sống ở Nhật — đó là nh́n qua cách phơi quần áo. Người ngoại quốc phơi lung tung, c̣n người Nhật phơi theo thứ tự, quần theo quần, áo theo áo…

Đúng như nhà văn Haruki Murakami đă nhận định: “Người Nhật là kho tàng của nước Nhật.” Tôi rất cám ơn đất nước này v́ chính người Nhật đă cho tôi một niềm tin rằng bất cứ một đất nước nào, dù nhỏ, dù bị bất lợi về địa lư, tài nguyên… nhưng nếu dân tộc đó có một nhân sinh quan đúng đắn th́ vẫn có thể trở thành một dân tộc giàu mạnh.

Thiên tai động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật cách đây 2 tháng, mặc dầu những tin tức liên quan đến biến cố này không c̣n được nhắc đến nữa, nhưng đối với những người Việt Nam c̣n quan tâm đến đất nước th́ những dư âm của nó vẫn c̣n để lại nhiều vương vấn suy tư. Cùng là hai nước nhỏ ở Á Châu nhưng định mệnh nào đă đưa đẩy hai dân tộc khác biệt nhau quá xa. Một dân tộc mà mỗi khi nhắc tới, từ Đông sang Tây, đều phải ngả mũ bái phục, c̣n dân tộc kia th́ ít khi được nhắc đến, hay nếu có th́ thường là những điều không lấy ǵ làm vinh dự cho lắm.

Sau biến cố này đă có hàng ngàn ư kiến xuất hiện trên các diễn đàn Internet đặt câu hỏi: “Tại sao lại có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt và người Nhật,” phần lớn những ư kiến này xuất phát từ những người trẻ đang sống ở Việt Nam. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy có nhiều người Việt Nam đang thao thức muốn thay đổi số phận của đất nước ḿnh.

Đây là một đề tài rất lớn và đ̣i hỏi sự suy nghĩ, nghiên cứu nghiêm túc của nhiều người nhất là những nhà trí thức.

Bài viết này để chia sẻ câu hỏi đó và chỉ nên xem như những lời góp ư rất khiêm tốn.

(C̣n nưă)


Mời bà con đón xem tiếp, nếu phần mở đầu này sẽ không gây tranh luận đả kích nhau vô ích, mất th́ giờ!

Thân ái,



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ladieubongg
 member

 REF: 620934
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
"Một dân tộc luôn tự hào về những giá trị truyền thống nhưng khi cần cũng sẵn sàng dứt bỏ những ǵ đă lỗi thời. Một dân tộc mang niềm kiêu hănh lớn lao nhưng đồng thời cũng luôn biết học hỏi cái hay của người khác. Một dân tộc đă từng đánh bại các đế quốc Mông Cổ, Trung Hoa và Nga Sô nhưng cũng biết nuốt cái nhục bại trận để vươn lên thành một cường quốc kinh tế. Một dân tộc ít khi ồn ào lớn tiếng, và luôn xem trọng sự ngăn nắp sạch sẽ. Nhưng đặc biệt hơn cả, đó là một dân tộc chưa bao giờ biết đầu hàng trước nghịch cảnh".

Tuyệt quá! Hy vọng mỗi cá nhân chúng ta đều ư thức được điều này để rồi cố gắng học hỏi và noi theo những tấm gương sáng quanh ta để rồi cùng tái tạo lại trước hết là một bản thân, một gia đ́nh và cuối cùng là một đất nước Việt Nam thân yêu. Hăy gạt bỏ ư nghĩ tiêu cực "Một con én không làm nên mùa xuân".

Cám ơn bác TỐT. LDB đang chờ để được đọc tiếp đây.


 

 dulan
 member

 REF: 620936
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


...

Xin cám ơn Bác Ototot, cháu cũng như nhỏ bongg đang chờ đọc tiếp ạ,




 

 ototot
 member

 REF: 620939
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




Cám ơn cô Bông và Dulan coi như đă khuyến khích đăng tiếp! Thực ra, tôi cũng hơi e dè, sợ có người cho là đề tài chính trị, và đăng luôn cả bài, th́ e quá dài, vi phạm nội quy…

Nào xin mời bà con đọc tiếp bài ”Tại sao có khác biệt quá lớn giưă người Việt Nam và người Nhật Bản”? cuả tác giả Phạm Hoài Nam.


Sự chênh lệch giữa Việt Nam và Nhật Bản không phải chỉ xảy ra bây giờ, từ đầu thế kỷ 20 Nhật đă vượt ta rất xa.

Trong cuốn Niên Biểu cụ Phan bội Châu đă kể lại kinh nghiệm của ḿnh sau hai lần đến nước Nhật để t́m đường cứu nước (lần đầu tiên vào năm 1905). Những điều tai nghe mắt thấy tại đây khiến cụ rất phục tinh thần của dân tộc Nhật Bản. Người phu xe, thuộc giai cấp lao động b́nh dân, chở cụ đi t́m một sinh viên người Trung Hoa, mất nhiều thời gian công sức mà cuối cùng vẫn nhận đúng 52 xu. “Than ôi! tŕnh độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!”

Nước Nhật nằm ở vị trí đầu sóng ngọn gió, chịu liên tục những thiên tai trong suốt chiều dài lịch sử và họ chấp nhận định mệnh đó với ḷng can đảm. Thiên tai vừa rồi rất nhỏ so với trận động đất tại Tokyo vào năm 1923 và hai quả bom nguyên tử vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Nhờ phương tiện truyền thông quá văn minh cho nên cả thế giới vừa rồi có cơ hội nh́n thấy rơ hơn “tinh thần Nhật Bản” trong cơn nguy biến.

Trận động đất xảy ra tại Tokyo ngày 1/9/1923 đă làm cho 130,000 người thiệt mạng, Yokohama bị tàn phá hoàn toàn, phân nửa của Tokyo bị tiêu hủy. Trong quyển "Thảm nạn Nhật Bản" (Le désastre Japonais) của đại sứ Pháp tại Nhật thời đó thuật lại: “Từng cá nhân kẻ góp chút gạo, kẻ đem chiếc xuồng để giúp đỡ nhau như một đại gia đ́nh,” chứng tỏ là họ có một truyền thống tương thân tương ái lâu đời.

Vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến hai quả bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki, ngay lập tức làm thiệt mạng khoảng 150.000 người. Những thành phố kỹ nghệ của Nhật cũng bị tàn phá nặng nề v́ những trận mưa bom của phi cơ Đồng Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử người Nhật phải chấp nhận đầu hàng và là nỗi nhục quá lớn đối với họ như lời của Nhật Hoàng Hirohito: “Chúng ta phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng nổi.”

Không có h́nh ảnh nào thê thảm như nước Nhật lúc đó, kinh tế gần như bị kiệt quệ hoàn toàn. Tuy nhiên Đồng Minh có thể tiêu diệt nước Nhật nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần của người Nhật, họ đă biến cái nhục thua trận thành sức mạnh để vươn lên từ đống tro tàn.

Đến năm 1970, chỉ có 25 năm, một nước bại trận hoang tàn đổ nát trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ nh́ trên thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Danh từ “Phép lạ kinh tế” phát xuất từ hiện tượng này.

Trong 7 năm từ 1945 cho đến 1952, tướng MacArthur, thay mặt Hoa Kỳ quản trị nước Nhật với tư cách là Chỉ Huy Tối Cao của Lực Lượng Đồng Minh (Supreme Commander of the Allied Powers)—v́ nể phục và quư mến người Nhật cho nên vị tướng này muốn biến nước Nhật trở thành một “Nước Mỹ lư tưởng” hay nước Thụy Sĩ ở Á Châu. Tuy cuối cùng kết quả không được trọn vẹn như ư muốn của ông v́ người Nhật không thể để mất hồn tính dân tộc. Nhưng nước Nhật được như ngày nay có công đóng góp rất lớn của tướng MacArthur.

Trở lại chuyện thiên tai vừa rồi, ngay sau đó có cả ngàn bài viết ca ngợi tinh thần của người Nhật. Nhiều tờ báo lớn của Tây Phương đi tít trang mặt: "Người Nhật: Một Dân Tộc Vĩ Đại".

Nhật báo lớn nhất của Mỹ, New York Times, số ra ngày 20 tháng 3 đăng bài Những điều người Nhật có thể dạy chúng ta của kư giả Nicholas Kriftoff.

Đúng như lời của nhà báo Ngô Nhân Dụng đă viết: “Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ ḿnh lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không.”

Dùng từ vĩ đại đối với nước Nhật không cường điệu chút nào, họ vĩ đại thật. Giữa cảnh chết chóc, nhà cửa tan nát, đói lạnh, tuyệt vọng..., vậy mà họ vẫn không để mất nhân cách, mọi người nối đuôi nhau chờ đợi hàng giờ để lănh thức ăn, tuyệt đối không oán trách trời, không trách chính quyền, không lớn tiếng, không ồn ào, kiên nhẫn chờ đợi đến phiên ḿnh.

Một đất nước mà trong cơn khốn khó, không đổ lỗi cho nhau, từ quan đến dân, trăm người như một, trên dưới một ḷng lo t́m cách đối phó, th́ đất nước đó xứng đáng là một đất nước vĩ đại.

Toàn bộ nội các Nhật làm việc gần như 24/24. Các hiệu trưởng ngủ lại trường cho đến khi học sinh cuối cùng được di chuyển đi. Các siêu thị hoàn toàn không lợi dụng t́nh cảnh này để tăng giá. Tiền rơi ngoài đường từ những căn nhà đổ nát không ai màn tới th́ đừng nói chi đến chuyện hôi của. Ông Gregory Pflugfelder, giáo sư chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Đại Học Columbia (Mỹ) đă nhận xét về người Nhật sau thiên tai này như sau: “Hôi của đơn giản là không xảy ra ở Nhật Bản. Tôi thậm chí c̣n không chắc chắn rằng trong ngôn ngữ Nhật Bản có từ ngữ này.”


(C̣n nưă)


 

 dulan
 member

 REF: 620940
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


...

Cháu gửi Bác vài cái bánh ăn và uống trà ....(hối lộ để Bác viết tiếp cho ḿnh đọc,hihi...)



Chocolate loại dạng bánh ú nhỏ xíu bên trong có almond cháu mua tận bên xứ Mỹ của Bác (trong chợ Costo), mang về để dành làm bánh cho đẹp v́ bên cháu không có bán, thấy chocolate dạng đẹp nên cháu nghỉ ra kiểu bánh nầy, hihi....
( nó được bọc bởi giấy bạc trắng hoặc vàng kim,trên đầu có 2 cái râu )




Photobucket




DL xẹt xẹt vô để thư giản, xin mời Bác viết tiếp ạ,





 

 ototot
 member

 REF: 620949
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Trước khi đọc tiếp, xin lưu ư phần này có vài đoạn nói về người Việt Cộng Sản, xin được mọi người thông cảm, v́ chẳng đặng đừng mà phải nói ra chứ không phải chủ đích cuả tiết mục là nhắm vào người Việt Cộng Sản!


(tiếp theo)

Người Nhật là một dân tộc có tinh thần độc lập, tự trọng và ḷng yêu nước rất cao, không chờ đợi ai mở ḷng thương hại, sau những hoang tàn đổ nát, mọi người cùng nhau bắt tay xây dựng lại.

Mặc dầu chính phủ Hoa Kỳ đề nghị đến giúp dập tắt ḷ nguyên tử Fukushima nhưng họ từ chối.

Xa lộ tại thành phố Naka, thuộc tỉnh Ibaraki bị hư hại nặng do động đất. Chỉ một tuần sau, ngày 17/3 các công nhân cầu đường Nhật bắt đầu sửa chữa, chỉ 6 ngày sau xa lộ này đă hoàn tất, ngay cả Hoa Kỳ có lẽ cũng không thể đạt được kỷ lục này.

Từ Nhật Hoàng Akihito, Thủ Tướng Naoto, cho đến các thường dân đều tự tin rằng: “Chúng tôi sẽ phục hồi”, như họ đă từng làm trong quá khứ. Cho đến hôm nay (18/5) theo những tin mà chúng ta đọc được trên Internet th́ những nơi bị tàn phá đang được phục hồi nhanh chóng. Có thể chỉ 2, 3 năm sau nếu có dịp đến đây chúng ta sẽ thấy cảnh vật hoàn toàn thay đổi.

Điều đáng chú ư nhất trong thiên tai này đối với người viết—chính là thái độ của trẻ em. Đến xứ nào, chỉ cần nh́n qua tuổi trẻ là có thể đoán được tương lai của xứ đó, bởi v́ tuổi trẻ là hy vọng, là tương lai của đất nước. Không phải chỉ có em học sinh 9 tuổi mất cha mất mẹ, đang đói khát nhưng vẫn từ chối sự ưu tiên hơn người khác được cả thế giới biết đến, mà c̣n có cả ngàn em học sinh Nhật khác trong hoàn cảnh tương tự vẫn luôn luôn giữ tinh thần kỷ luật và lễ phép.

Những em nhỏ, có em c̣n được bồng trên tay, có em ngồi bên cạnh mẹ trong các nơi tạm cư, mặc dầu đói khát từ mấy ngày qua nhưng nét mặt của các em vẫn b́nh thản chờ đợi thức ăn mang đến. Những em bé này được dạy dỗ từ nhỏ tinh thần kỷ luật, tự trọng, danh dự và khắc kỷ... không phải chỉ học ở trường hay qua sách vở mà c̣n qua những tấm gương của người lớn trong những hoàn cảnh thực tế và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Mai đây nếu có một cuốn sách giới thiệu những nét đẹp nhất, cao thượng nhất của con người sống trên hành tinh này th́ cuốn sách đó không thể thiếu được những h́nh ảnh của người Nhật trong thiên tai vừa qua.

Trông người lại nghĩ đến ta!


Trong bài “Góc Ảnh Chiếu Từ Nước Nhật", nhạc sĩ Tuấn Khanh (ở Việt Nam) đă viết một câu thật thấm thía:

“Đôi khi giữa những hoang tàn đó của nước Nhật, người ta bừng sáng hy vọng và đôi khi sống giữa những điều được gọi tên là b́nh yên của đất nước ḿnh, một người Việt Nam vẫn có thể cảm nhận được những ảnh chiếu sắc cạnh của sự hoang tàn.”

Một số người đặt câu hỏi: Nếu tai họa như nước Nhật xảy ra tại Việt Nam th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra?

Ông Mạc Việt Hồng đă diễn tả bức tranh đó như thế này:


  • Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm ngh́n nữa.

  • Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.

  • Cướp giật, hôi của, sẽ phổ biến; hoa người ta c̣n cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy. Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu trợ.

  • Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối ǵ, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nh́n đểu mấy kẻ chen lấn, th́ “bố cho mày mấy chưởng”.

  • Sẽ xuất hiện đủ loại c̣: C̣ mua, c̣ bán, c̣ di tản, c̣ cứu trợ, c̣ bệnh viện… tha hồ chặt chém đồng bào.

  • Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân th́ ít, cửa quan th́ nhiều.

  • Ai muốn người nhà ḿnh đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, t́m kiếm trước th́ hăy "chi đẹp" cho đội cứu hộ.

  • Khu nào có quan chức ở th́ được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống th́ cứu sau.

  • Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.

  • Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ th́ phải được sự đồng ư của Mặt Trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các “thế lực thù địch” lợi dụng, v.v...


Tôi không nghĩ là ông Mạc Việt Hồng nói quá đáng. Chúng ta cũng không cần phải có kinh nghiệm thực tế, chỉ cần đọc qua báo trong nước sau mỗi lần có thiên tai cũng đủ biết là những ghi nhận trên của tác giả không sai chút nào. Nói chung nạn nhân nếu muốn sống sót phải làm theo bản năng “mạnh được yếu thua” hay “khôn nhờ dại chịu,” c̣n quan chức chính quyền th́ coi đó như thời cơ để kiếm tiền.

Ngay tại hải ngoại, nếu thiên tại xảy ra tại những nơi tập trung đông đúc người Việt, phản ứng của người dân có thể không tệ như trong nước nhưng chắc chắn bức tranh đó cũng sẽ không được đẹp đẽ cho lắm.

Có thể có những quư vị nghĩ rằng: không nên quá đề cao người khác và rẻ rúng thân phận của ḿnh — v́ phải giữ lại niềm tự hào dân tộc. Riêng tôi th́ không đồng ư với những quan điểm như thế.

Có hănh diện ǵ khi nói ra những điều không hay về chính dân tộc ḿnh, người viết cũng là người Việt, cũng có tất cả những thói hư tật xấu của người Việt Nam. Nhưng thiết nghĩ, muốn thoát khỏi sự thua kém, trước hết phải dám can đảm biết nh́n lại chính ḿnh, phải biết ḿnh tốt chỗ nào, xấu chỗ nào, đang đứng tại đâu và cần phải làm những ǵ. Cũng giống như một người sinh ra trong một gia đ́nh nghèo khó bất hạnh, phải biết chấp nhận số phận đó, nhưng chấp nhận để t́m cách vươn lên chớ không phải chấp nhận để đầu hàng hoàn cảnh.

Gần một trăm năm nước đây, Lỗ Tấn từ bỏ nghề y chuyển sang viết văn để mong đánh thức được dân tộc Trung Hoa ra khỏi căn bệnh bạc nhược bằng những toa thuốc cực đắng như “AQ Chính Truyện”, gần đây nhà văn Bá Dương tiếp nối tinh thần đó với “Người Trung Quốc Xấu Xí” cũng được nhiều đồng bào của ông cho đó là một đóng góp đáng kể. Cuộc cách mạnh Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng vào giữa thế kỷ 19 chắc chắn sẽ không thành công được như vậy nếu những nhà tư tưởng của Nhật lúc đó không vạch ra cho đồng bào của họ thấy được những những cái yếu kém trong văn hóa truyền thống cần phải bỏ đi để học hỏi những cái hay của Tây Phương, nhà văn Miyake Setsurei, dành riêng một cuốn sách công phu “Người Nhật Xấu Xa” xuất bản năm 1891 để đánh thức người Nhật ra khỏi căn bệnh lạc hậu.

Chúng ta chỉ có thể yêu nước nếu chúng ta có niềm tự hào dân tộc. Nhưng tự hào vào những điều không có căn cứ hay không có thật sẽ có tác dụng ngược như những liều thuốc an thần.

Những tự hào giả tạo này có khi v́ thiếu hiểu biết, có khi v́ mưu đồ chính trị của kẻ cầm quyền như những ǵ mà người Cộng Sản đă làm đối với dân Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, và tác hại của nó th́ ngày nay chúng ta đă thấy rơ.

Người Việt có những mâu thuẫn kỳ lạ. Chúng ta mang tự ái dân tộc rất cao nhưng đồng thời chúng ta cũng mang một tinh thần vọng ngoại mù quáng. Chúng ta thù ghét sự hiện diện của ngoại bang trên đất nước chúng ta bất kể sự hiện diện đó có chính đáng đến đâu, nhưng đồng thời giữa chúng ta cũng không tin lẫn nhau, xưa nay mọi giải pháp quan trọng của đất nước chúng ta đều trông chờ vào người ngoại quốc, chớ không tự quyết định số phận của ḿnh.

Mỗi khi nói về những tệ hại của đất nước Việt Nam hiện nay, đa số chúng ta thường hay đổ hết trách nhiệm cho người Cộng Sản. Thật sự Cộng Sản không phải là thành phần duy nhất chịu trách nhiệm cho những bi kịch của đất nước hôm nay, họ chỉ là sản phẩm đương nhiên của một nền văn hóa thiếu lành mạnh. Nếu Cộng Sản là nguyên nhân của mọi sự xấu xa th́ thành phần người Việt đang sống tại những quốc gia văn minh và giàu có nhất thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc… phải là những người thể hiện nếp sống văn hóa cao xứng đáng với xă hội văn minh mà họ thừa hưởng. Nhưng không, những người Việt đó, tuy khá hơn người trong nước nhưng vẫn thua kém nhiều sắc dân khác, vẫn mang tất cả những khuyết tật mà các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đă nêu ra gần một trăm năm trước. Vẫn chia rẽ, vẫn tỵ hiềm nhau, vẫn xâu xé lẫn nhau, có khi chỉ v́ bất đồng quan điểm, có khi chỉ v́ một quyền lợi thật nhỏ, thậm chí có khi chỉ v́ một hư danh.


(C̣n nưă)


 

 ototot
 member

 REF: 620951
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


(tiếp theo)


Không phải là một t́nh cờ của lịch sử mà chủ nghĩa Cộng Sản đă giành được những thắng lợi trong cuộc cách mạng mùa thu năm 1945, và luôn luôn giữ thế thượng phong trên đất nước Việt Nam từ đó đến nay. Dân tộc Việt Nam đă chọn Hồ Chí Minh thay v́ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim… hoàn toàn không phải v́ Hồ Chí Minh giỏi hơn, yêu nước hơn, nhiệt t́nh hơn những người kia, nhưng chỉ v́ Hồ Chí Minh đáp ứng đúng tâm lư của người Việt: Đó là tâm lư tôn thờ bạo lực.

Chắc chắn không có nước nào trên thế giới này mà bài Quốc Ca có câu sắt máu như thế này: “Đường vinh quang xây xác quân thù,” mà “quân thù” đó bất cần là ngoại bang hay đồng bào ruột thịt, nghe mà rợn người. Khẩu hiệu của phong trào Xô-Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930, 31 do đảng Cộng Sản lănh đạo là: “Trí, phú, địa, hào / Đào tận gốc trốc tận rễ.”

Đối với người Việt Nam, bạo lực có sức quyến rũ hơn là nhu cầu khai sáng trí tuệ để giải quyết vấn đề một cách ôn ḥa. Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa Cộng Sản dựa trên bạo lực cách mạng và đấu tranh giai cấp. Giải pháp bạo lực này đ̣i hỏi phải luôn tồn tại một kẻ thù làm đối tượng. Hết kẻ thù thực dân phải t́m ra một kẻ thù khác để có lư do hành động, chính v́ thế cho nên máu và nước mắt vẫn tiếp tục rơi trên đất nước Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Hoàn toàn trái ngược với Hồ Chí Minh, Phan Chu Trinh chọn giải pháp “Khai Dân trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân sinh.” Theo ông, muốn thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang và sự nghèo khổ lạc hậu, trước hết phải nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ. Dân trí cao người dân sẽ ư thức được quyền làm người, quyền dân tộc, rồi từ đó sẽ tranh đấu bằng giải pháp chính trị để giành độc lập. Dân trí thấp kém cho dù có dành được độc lập th́ vẫn tiếp tục là một dân tộc nô lệ ở một h́nh thức khác.
Có thể nói trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, ông là một trong những người Việt hiếm hoi nh́n ra nguyên nhân mất nước, nguy cơ dân tộc, không phải ở đâu khác mà là trong văn hóa, từ văn hóa mà ra.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến có gần 30 nước giành được độc lập, phần lớn không đổ một giọt máu, chỉ có vài nước chọn chủ nghĩa Cộng Sản trong đó có Việt Nam, phải trả bằng máu và nước mắt của hàng triệu sinh mạng để cuối cùng trở thành một trong những nước nghèo khổ và lạc hậu nhất thế giới. Chọn lựa này là chọn lựa của dân tộc của Việt Nam chớ không phải do sức ép của ngoại bang hay một lư do ǵ khác. Người Cộng sản biến dân tộc Việt Nam trở thành một lực lượng tiên phong trong cuộc tranh chấp giữa hai khối Cộng Sản và Tự Do và luôn luôn hănh diện với thế giới về một dân tộc "bước ra khỏi cửa là thấy anh hùng".

Hà Sĩ Phu đă có nhận xét rất đúng là giữa Hồ Chí Minh và Phan Chu Trinh, dân tộc Việt Nam đă chọn Hồ Chí Minh và những bi kịch của đất nước hôm nay là cái giá phải trả cho sự chọn lựa đó.

Thật cay đắng cho những người hết ḷng v́ nước v́ dân như Phan Chu Trinh, mặc dầu nh́n xa thấy rộng, tư tưởng nhân bản, kiến thức uyên bác, ḷng yêu nước và nhiệt t́nh có thừa, nhưng cuối cùng Phong Trào Duy Tân của cụ đă thất bại chỉ v́ không được sự ủng hộ rộng răi của quần chúng, ngay cả cụ Phan Bội Châu—một đồng chí thân thiết với cụ trong nhiều năm cũng không ủng hộ quan điểm của cụ.
Là một người yêu nước chân thật ông không tự lừa dối ḿnh và lừa dối dân tộc của ḿnh bằng những chiêu bài mị dân, những điều tự hào không có thật. Ông là người nh́n thấy được vấn đề, và cố gắng đi t́m một phương thuốc cứu chữa.

Nhưng tại những nơi mà lưỡi gươm có tác dụng mạnh hơn ng̣i bút th́ những tiếng nói nhân bản như ông trở thành những tiếng kêu giữa sa mạc hoang vắng và ông trở nên lạc lơng trong một xă hội mà nếp suy nghĩ hủ lậu đă bám rễ quá lâu và quá chặt, trở thành một căn bệnh trầm kha hủy hoại đất nước và làm cho dân tộc sa vào ṿng nô lệ.

Nh́n qua đất nước Nhật Bản, một dân tộc có chiều dài lịch sử gần giống như chúng ta, có diện tích gần bằng, dân số không chênh lệch mấy (127 triệu so với 87 triệu), cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa và Khổng Giáo, không khỏi làm cho chúng ta đau ḷng khi thấy được sự khác biệt quá lớn giữa hai đất nước.

Sự khác biệt về kinh tế, sự giàu có tiện nghi không phải là điều quan trọng, chủ yếu là sự khác biệt về cách suy nghĩ (mentality) giữa hai dân tộc.

Vào thời điểm 1858, khi người Pháp bắt đầu xăm lăng Việt Nam th́ dân ta vẫn c̣n u mê bám vào những giá trị đă lỗi thời, người Nhật tức thời bỏ những truyền thống hủ lậu, học hỏi những cái hay của Tây Phương để bắt kịp họ. Đến thời điểm sau Đệ Nhị Thế Chiến, Việt Nam muốn trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng, người Nhật biết nuốt nhục của kẻ thua trận chịu sự đô hộ của Mỹ, tận dụng ḷng mă thượng của kẻ chiến thắng, dồn mọi sinh lực dân tộc để vươn lên thành một cường quốc kinh tế.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Những nghiên cứu công phu và nghiêm chỉnh của các cơ quan quốc tế gần đây như Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program – UNDP) đă chứng minh một cách thuyết phục rằng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia chủ yếu không phải do yếu tố địa lư, tài nguyên thiên nhiên, tôn giáo, chủng tộc… mà chủ yếu là do yếu tố văn hóa. Văn hóa quyết định tất cả. Văn hóa tạo ra nếp suy nghĩ (mentality) của mỗi dân tộc, và chính nếp suy nghĩ này làm cho mỗi dân tộc có ứng xử khác nhau khi đương đầu với cùng một thử thách.

Tại sao có những dân tộc mà quan chức chính phủ tham nhũng cả hàng triệu đô la như ở các nước Phi Châu hay Việt Nam ngày nay mà mọi người vẫn xem đó là chuyện b́nh thường, trong lúc đó tại một nước khác—một bộ trưởng chỉ v́ nhầm lẫn nhận 600 đô cho quỹ tranh cử đă phải xin lỗi quốc dân rồi từ chức?[1]

Tại sao một quốc gia nhỏ bé như Do Thái chưa tới 3 triệu dân,[2] có thể chiến thắng cả khối Á Rập trong cuộc chiến năm 1967 và tồn tại vững mạnh cho đến ngày hôm nay? Trong lúc đó có những nền văn minh đă từng một thời ngự trị thế giới mà ngày nay biến mất… và c̣n cả ngàn thí dụ khác để chứng minh rằng chính yếu tố văn hóa quyết định sự tồn vong và sự lớn bé của mỗi dân tộc.

Những dân tộc như Đức, Nhật, Do Thái, Thụy Sĩ, Ḥa Lan, Hoa Kỳ… cho dù bị thiên tai tàn phá đến đâu, cho dù sống ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng vẫn có thể vươn trở thành những nước giàu mạnh, trái lại những xứ như Iraq, Nigeria, Venezuela, Angola, Libya... mặc dầu tràn ngập dầu hỏa nhưng vẫn là những nước nghèo.


[1] Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara từ chức ngày 6 Tháng Ba 2011 v́ nhận 600 Mỹ kim cho quỹ chính trị từ một người ngoại quốc.

[2] Dân số Do Thái vào thời điểm 1967 là 2.7 triệu người


(C̣n 1 kỳ nưă)


 

 ototot
 member

 REF: 620953
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


(Tiếp theo và hết)



Bước ngoặt quan trọng nhất đă làm thay đổi khoảng cách giữa ta và Nhật chính là cuộc cách mạng Duy Tân tại Nhật bắt đầu từ năm 1868.

Trong lúc người Nhật tức thời thay đổi th́ các vua chúa Việt Nam vẫn c̣n ngủ mê bên trong các bức tường cung điện ở Huế. Họ không thấy được thế giới đă thay đổi, vẫn tiếp tục tôn sùng và thần tượng Trung Quốc trong lúc nước này đă bị thua thê thảm trước sức mạnh của Tây Phương.

Vào tháng 7 năm 1853 khi triều đ́nh Tokugawa từ chối không cho Thuyền trưởng người Mỹ Mathew Perry lên bờ để trao bức thư của Tổng Thống Fillmore, ông ra lệnh bắn vào thành phố Edo (Tokyo ngày nay).

Những quả đại bác này đă làm cho người Nhật thức tỉnh ngay. Ḷng ái quốc và niềm tự hào dân tộc đă làm cho họ đoàn kết lại để t́m cách giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ nô lệ.

Chính sự thức tỉnh này đă mở đầu cuộc cách mạng Minh Trị Duy Tân kéo dài 44 năm. Đó là một cuộc cách mạnh đúng nghĩa, một cuộc cách mạng triệt để, họ làm đến nơi đến chốn, kẻ đi Mỹ, người đi Âu Châu, kẻ đi chính thức người đi lậu bằng cách trốn xuống tàu buôn Tây Phương như trường hợp của thần đồng Yoshida Shôin, tất cả đều cùng một mục đích là t́m đến tận nguồn cội của nền văn minh để học hỏi những cái tinh túy mang về thay đổi đất nước.

Họ từ bỏ một cách dứt khoát tất cả những cái cũ không c̣n hợp nhưng không để mất tinh thần độc lập. Họ không phải chỉ có một ông vua Minh Trị hết ḷng yêu nước mà cả trăm ngàn những tấm ḷng như thế quyết tâm đưa nước Nhật lên vị trí ngang hàng với các nước Tây Phương.

Khi nói đến cuộc Duy Tân Minh Trị nhiều người vẫn lầm tưởng đó là cuộc cách mạng kỹ nghệ, mở cửa để giao thương và học hỏi kỹ thuật của Phương Tây. Thật sự không phải như thế, học hỏi kỹ thuật chỉ là mặt nổi, chủ yếu là người Nhật học hỏi những tinh túy về tư tưởng của người Tây Phương để khai sáng trí tuệ cho dân tộc của họ.

Chỉ có vài quả bom của Thuyền Trưởng Mathew Perry đă làm cho người Nhật thức tỉnh, trong lúc đó nh́n lại đất nước chúng ta, kể từ thời điểm 1853 cho đến hôm nay đă có hàng trăm ngàn quả bom đă rơi xuống đất nước Việt Nam, không những chỉ tàn phá h́nh hài đất nước mà c̣n làm tan nát tâm hồn dân tộc với bao sự ngậm ngùi, nhục nhă đắng cay của một dân tộc nhược tiểu.

Nhưng tất cả những nỗi đau đó vẫn chưa đủ để làm cho người Việt thức tỉnh, để thấy cần phải có một nhu cầu thay đổi cần thiết như người Nhật đă làm từ giữa thế kỷ thứ kỷ 19.

Vào tháng 8 năm 1858 người Pháp bắt đầu cuộc chiến xăm lăng đất nước Viẹt Nam. Trước đó, vào mùa thu năm 1847, để phản đối chính sách cấm đạo của vua Thiệu Trị, Trung tướng Rigault de Genouilly đă bắn ch́m 5 chiếc thuyền của Việt Nam.

Năm 1842 Trung Quốc đă bại trận thê thảm trước sức mạnh của Tây Phương trong "Cuộc Chiến Nha Phiến". Nhưng tiếc thay tất cả những dấu hiệu cảnh cáo đó vẫn chưa đủ để làm cho triều đ́nh nhà Nguyễn thức tỉnh. Đến lúc đó họ vẫn không nhận ra rằng đất nước đang đứng trước khúc quanh của lịch sử.

Từ thời điểm năm 1842 hay 1847 cho đến 1858, đó là một khoảng thời gian rất dài (14 năm), nếu các vua nhà Nguyễn thức thời, khôn khéo như các vua chúa Nhật Bản th́ đất nước chúng ta đâu phải chịu 80 năm đô hộ của người Pháp và đâu phải chịu tai họa Cộng Sản kéo dài đến hôm nay.


Các bạn thân mến,

Tôi đăng bài viết này cuả tác giả Phạm Hoài Nam đến đây là kết thúc. Hy vọng rằng những người Việt trong nước và hải ngoại sẽ cùng đọc, và chuyền tay nhau cho bạn hữu cuả nhau cùng đọc, v́ tôi nghĩ mỗi người trong chúng ta cũng có thể tạo ra được một sự khác biệt cho đất nước, quê hương chúng ḿnh…, dù trễ nhưng nhất định vẫn hơn không!

Biết đâu đấy! Đây cũng có thể là quà chúc Năm Mới 2012 sắp đến cho con dân nước Việt!

Thân ái,


 

 vitbuocno
 member

 REF: 620956
 12/10/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Mỗi khi nói về những tệ hại của đất nước Việt Nam hiện nay, đa số chúng ta thường hay đổ hết trách nhiệm cho người Cộng Sản. Thật sự Cộng Sản không phải là thành phần duy nhất chịu trách nhiệm cho những bi kịch của đất nước hôm nay, họ chỉ là sản phẩm đương nhiên của một nền văn hóa thiếu lành mạnh. Nếu Cộng Sản là nguyên nhân của mọi sự xấu xa th́ thành phần người Việt đang sống tại những quốc gia văn minh và giàu có nhất thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc… phải là những người thể hiện nếp sống văn hóa cao xứng đáng với xă hội văn minh mà họ thừa hưởng. Nhưng không, những người Việt đó, tuy khá hơn người trong nước nhưng vẫn thua kém nhiều sắc dân khác, vẫn mang tất cả những khuyết tật mà các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đă nêu ra gần một trăm năm trước. Vẫn chia rẽ, vẫn tỵ hiềm nhau, vẫn xâu xé lẫn nhau, có khi chỉ v́ bất đồng quan điểm, có khi chỉ v́ một quyền lợi thật nhỏ, thậm chí có khi chỉ v́ một hư danh.

----------------------------------------------

Bác OT ơi, nói chung người Việt chúng ta thực sự cần phải thay đổi ạ, cháu thấy những câu viết này rất đúng, biết đến bao giờ chúng ta mới có thể bắt tay nhau v́ một cái chung và v́ một tương lai thật sự cho đất nước và con người VN, v́ một tương lai như vậy th́ trước hết người Việt chúng ta cần phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt ạ.




 

 ladieubongg
 member

 REF: 620976
 12/11/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Một bài đọc thật hay và thấm thía.
Biết nói ǵ hơn là cám ơn Tác Giả,
Và Bác TỐT đă post lên đây.



 

 lynhat
 member

 REF: 621026
 12/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nước Nhật phát triển thành một cường quốc kinh tế trong thời gian ngắn là nhờ đâu?

Một trong những chương tŕnh đó là chánh phủ đem "Công Dân Giáo Dục" biến thành một môn học bắt đầu từ mẫu giáo cho đến năm cuối cùng của trung học.

Việt Nam có thể bắt chước họ làm theo. Nhưng cái khó là chánh phủ Việt Nam có muốn làm hay không?


 

 ladieubongg
 member

 REF: 621040
 12/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trước 75, VNCH cũng có hai môn Công Dân & Đức Dục bắt đầu từ tiểu học đến hết trung học (môn Đức Dục kết thúc ở bậc tiểu học). Vậy ra chương tŕnh giáo dục của Cộng Sản VN không có môn học này sao?
Mắc cở quá khi hỏi câu này v́ LDB rất mù mờ về chương tŕnh giáo dục của Nhà Nước sau 75. Chỉ nghe đại khái là học sinh các cấp phải trau dồi học hỏi về Bác và Đảng rất nhiều.


 

 rongchoi123
 member

 REF: 621044
 12/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Sau 1975 không có môn công dân giáo dục một thời gian dài đâu chừng cũng 20 năm th́ nhà nước theo góp ư của các nhà giáo dục trước t́nh trạng mù mờ về luật pháp, xă hội, đạo đức,...của học sinh mới đưa vào. Nhưng môn công dân giáo dục của VNXHCN th́ khác với của VNCH. Ở tiểu học miền Nam trước 75 th́ không có môn công dân th́ phải (bố rongchoi bảo thế lâu quá ông hỏng nhớ) nhưng có môn đạo đức rất hay về kính yêu cha mẹ, ông bà, anh em, cách cư xử sao cho phải đạo....khiến học sinh nhớ lâu. Chứ không lên lớp "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" to tát mà xa lạ với mấy em bé.

Hiện nay, không rơ học cái ǵ mà đạo đức xuống quá. Học sinh lớp 8 lớp 9 mà đă giết người hay theo băng cướp rồi. Không phải một vụ mà nhiều vụ !

Tuy nhiên vấn đề ở đây là dù môn học đó có soạn tốt, thích hợp bởi các chuyên gia lành nghề th́ cũng chỉ là một trong các điều kiện thôi.

Nói dài ra th́ liên quan đến chính trị, xă hội,... nữa và mấy ông Chí Phèo nhảy vô sủa th́ topic này hỏng hi,hi,.....

Thôi, việc này để dành cho mấy sếp ở Hà Nội làm. XHCN là chỉ theo lời sếp mà thôi.


 

 ladieubongg
 member

 REF: 621047
 12/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Môn đạo đức đó gọi là Đức Dục. Ngoài những bài học về đạo đức làm người mà các học tṛ phải học thuộc ḷng, c̣n có những bài học thuộc ḷng khác dạy về đủ mọi vấn đề đạo đức trong xă hội; về tinh thần dân tộc; tinh thần yêu nước, thương ṇi... mà đa số theo thể thơ lục bát và cũng phải học thuộc ḷng (trả bài mà không thuộc là bị phạt!). Nếu LDB không lầm th́ bậc tiểu học cũng có cả môn Công Dân nữa. (chắc bác Ot. c̣n nhớ?

Hồi đó hai anh của LDB thường học bài thật to vào những buổi tối. Những bài học thuộc ḷng, những bài thơ về Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm....LDB thuộc nằm ḷng từ lúc mới......lọt ḷng mẹ. hihi


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network