thynguyen81
member
ID 66512
02/20/2011
|
Trào phúng trong ca dao Việt
Hài kiểu trữ t́nh
Nói về thi ca Việt Nam, thô thiển lại ư nhị th́ chẳng mấy ai qua được nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ của bà, đọc đấy mà liên tưởng, câu nào vế nào cũng khiến gái chính chuyên vừa ngâm vừa đỏ mặt, toàn là những "...Cỏ gà lún phún ḅ quanh mép, cá diếc le te lách giữa ḍng" (giếng nước) và "Chành ra ba góc da c̣n thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa" (cái quạt) hay như "Quân tử có thương th́ đóng cọc, xin đừng mân mó nhựa ra tay" (quả mít)...Không có được những kiệt tác cỡ ấy, cũng không được ghi tên trong kỷ yếu thi nhân nước Việt, nhưng tục ngữ ca dao dù chỉ là truyền miệng cũng để lại cho dân tộc một kho tàng trào phúng khổng lồ. Th́ thế, dân ta vốn xuất thân từ nền văn minh lúa nước, sau những ngày làm việc lam lũ thường lấy chuyện phiếm là câu đùa vui, để tinh thần sảng khoái thôi mà.
Tôi c̣n nhớ ngày ở quê, trẻ con không phân biệt tuổi tác sau mỗi buổi thả trâu "hợp tác", lại túm tụm kể cổ tích thần thoại cho nhau nghe, đứa nào không có th́ bịa ra hoặc đọc thơ vè. Nếp sống ấy có lẽ chính là mầm mống cho căn bệnh sau này, thật khó t́m được một người Việt nào cả cuộc đời không có vài lần nói bốc, nói khoác, nếu không muốn nói là phổ biến. Mà thơ trong sách giáo khoa đâu có thật là hay, tôi nhớ "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu-chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa", nghĩ măi cứ băn khoăn, nghe th́ vần đấy nhưng chồng đă đi cày, vợ đă đi cấy th́ trâu bừa với ai? Thế mà một thời cứ ra rả học cho bằng thuộc, không thuộc bị điểm kém lại bị đánh đ̣n. Nhưng suy cho cùng, cái chất ca dao của dân ḿnh nó thế, có phải thơ nào cũng cần lư cần nghĩa, ví như "con mèo con chó có lông, bụi tre có mắt nồi đồng không quai", phải quá c̣n ǵ.
Nhưng cái hay của trào phúng ca dao là dễ thuộc, dễ nghe, chỉ để góp vui cho nhau chứ không cần bay bổng lăng mạn nhiều lắm, kể cả khi nó phán vào chuyện t́nh cảm vợ chồng: "Gái đâu có gái lạ lùng, chồng không nằm cùng, nổi giận đùng đùng ném chó xuống ao, đến đêm chồng lại lần vào, vội vàng vác Sọt đi chao chó về". Cũng sâu sắc quá đi chứ, đúng tâm trạng phụ nữ chẳng sai chút nào, và đây là sự xấu tính của đàn ông: "Lấy chồng từ thủa mười lăm, chồng chê tôi bé không nằm cùng tôi, đến năm mười tám đôi mươi, tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường...". Có mỗi "chuyện ấy thôi" nhưng cả hai khổ thơ trên đều lột tả hết tính cách rất "chân", một của người vợ, một của người chồng. Đôi khi những câu thơ dạng này lại chiếu "khẩu" rêu rao những chuyện lạ thường trong đời sống xă hội, nhưng mang đậm nét đấu tranh cho quyền b́nh đẳng của trật tự quy luật: "Chồng c̣ng mà lấy vợ c̣ng, nằm phản th́ chật nằm nong th́ vừa" hay "Nạ ḍng lấy được trai tơ, đêm nằm hí hửng như mơ được vàng, Trai tơ lấy phải nạ ḍng, như nước mắm thối chấm ḷng lợn thiu.". Rồi tâm sự rất "thảnh thơi" nhưng cũng đầy trách nhiệm của một chị vợ: "Có chồng th́ mặc có chồng, đêm đi chơi trộm kiếm đồng mua rau".
Đấy là chuyện ngày xưa, c̣n giờ đây khi xă hội đă văn minh hơn, ca dao trào phúng trữ t́nh đă được chuyển thể sang không gian rộng hơn: "T́nh yêu như thể bánh ḿ, Tây ta đều thích bởi v́ nó ngon.".
Biếm... có thu nhập
Quê tôi ngày trước có một ông lăo tên là Yên, v́ trước làm "chỉ điểm"cho Tây nên người lớn rất ghét, lăo sống độc thân trong một túp nhà tranh, làm nghề coi rặng dừa cho hợp tác xă. Nhưng trẻ trâu chúng tôi lại thích lăo như thích được ăn những bắp dừa non, để được măn ư bù lại chúng tôi phải giúp lăo dùng miệng "phát hành" những sáng tác mà lăo thường châm chọc người khác. Làng lúc ấy có bà tên là Quả, góa chồng rồi tái giá với ông Chánh, cái tên ghép "Chánh - Quả" nghe đă thấy có gu, nhưng qua miệng lăo Yên th́ c̣n hay nữa: "Xưa kia Quả ở dưới ao, Phải ḷng cụ Chánh - Quả nhao lên bờ, Rồng rồng mất mẹ bơ vơ, Từ nay con biết nương nhờ vào đâu? Chánh rằng bay chớ lo âu, Cần kia mồi nọ tao câu mẹ mày...". V́ Quả là tên của một loài cá, mà "Rồng rồng" là những con cá Quả mới nở, cái tài của lăo Yên là dựng được h́nh ảnh ấy, vừa quen thuộc, vừa thâm thúy. Lăo Yên cứ thế xuất khẩu thành thơ dù một chữ cắn làm đôi không biết, cho đến bây giờ làng tôi vẫn nhiều người thuộc thơ vè của lăo.
Nhưng dùng thơ vè biếm để "làm kinh tế" th́ chẳng ai bằng mấy vị chè chai, ngành "kinh tế bán rong" này có nhiều dạng, nhưng phổ biến ngày trước là những người bán kẹo kéo. Họ ngâm rao ả ê, từ làng này sang xóm nọ, ngày ngày tháng tháng không biết chán: "Kẹo kéo càng kéo càng dài, vừa dai vừa ngọt, chạy tọt về nhà, xin bà năm xu, xin bu năm hào, bà-bu không có th́ xem ai có mà xin, ra đây mua... kẹo... n...à...o", thế th́ đứa trẻ nào mà chẳng cuống quưt. Sau này, một chuỗi những bài rao được sáng tác riêng để bán hàng như :" "Chai xanh chai đỏ, chai bỏ từ lâu, chai đựng thuốc sâu, đựng dầu đựng mỡ... đem ra đổi...n...à...o", và: "Nồi đồng rách mép, dép nhựa đứt quai, ai có mảnh chai, đem ra đổi... nào", lại nữa: "Con ngan con vịt, ăn hết thịt c̣n lông, túi bóng ni-lông, nồi đồng nhôm hỏng đem ra đổi... nào". Cao siêu và biến hóa hơn khi nó được chuyển thành lục bát: "Kẹo kéo đổi cả lấy lông, Con gái chưa chồng 2 lông 1 kẹo".
Đến đây cái chất "phúng" của Hồ Xuân Hương đă lẩn quất, dĩ nhiên chẳng ai đem kẹo đổi lấy... lông người cả, nhưng cứ rao đấy, càng gây chú ư càng tốt, nghệ thuật tiếp thị mà: "Cô nào chưa có người yêu, mua đồng kẹo kéo đến chiều có ngay, Đôi nào chưa có con trai, mua đồng kẹo kéo thụ thai tức th́, Cô nào chồng bỏ chồng chê, mua đồng kẹo kéo chồng mê đến già...". Hết câu chuyện kẹo kéo, sang đến chuyện thuốc lào: "Thuốc nào chồng hút vợ say, thằng bé châm lửa lăn quay ra nhà", giả như quảng cáo thế mà có thật, th́ kẹo kéo, thuốc lào sao mà làm xuể để bán. Người trong phố bây giờ làm đám cưới, thuê ca sĩ và MC chuyên nghiệp, nên ít được diễm phúc nghe những MC kiêm thợ cày ở nông thôn xướng họa: "Ao nào mà chẳng có bèo, Người nào chẳng biết lèo phèo vài câu", đấy là màn mời chào các nam thanh nữ tú lên hát mừng hôn lễ, c̣n có người hát rồi th́ dẫn dắt: "Ngày xưa cối nhỏ chày to, bây giờ cải tiến cối to hơn chày, tiếp theo tiết mục sau đây, bài hát: Tiếng chày trên sóc Bom Bo"... Nếu không ai hát nữa, đă có: "Con ruồi đậu đít bà bô, sau đây điệu nhảy Disco bắt đầu..."
Có lẽ chưa bao giờ thơ được phát triển mạnh như thời điểm này, đi đâu cũng gặp nhà thơ, làng nào cũng có câu lạc bộ thơ, ai có tiền cũng có thể in thơ, nhưng khổ nỗi khó t́m được ai thuộc thơ người khác. Xét về điểm này th́ các "nhà thơ" thua xa mảng khuyết danh, không biết nên xếp vào thơ hay vè, nhưng có thể khẳng định là sức sống của nó mănh liệt, thực dụng và đem lại nụ cười cho cuộc sống. Cứ thế, cái chuỗi trào phúng đầy chất thơ trong dân gian chảy đều không ngưng nghỉ, âu cũng là văn hóa đặc trưng mang đậm nét Việt Nam.
LÊ MINH THẮNG
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thynguyen81
member
REF: 590373
02/20/2011
|
Em lang thang blog lại túm được entry của một phóng viên báo ANHP rất "bổ năo" này. Mời các bác nhà ta cùng đọc!
Chúc các pác 1 tuần tất thảy đều may mắn!
|
|
thynguyen81
member
REF: 590444
02/21/2011
|
THẦY CÔ - BẠN BÈ TÔI VÀ THÁNG 02.1979
Hồi cấp ba, ḿnh học ở trường Kiều Trung. Theo đường chim bay th́ nhà ḿnh chỉ cách xưởng trường một bức tường rào cao chừng 5 mét. C̣n nếu “chim đi bộ” th́ mất chừng mười phút, vừa đi vừa nhẩn nha.
Học sinh người Hoa được chia đều vào hai lớp A và B. Lớp ḿnh có khoảng 60% học sinh Việt nam. Các môn học như: toán, văn, sinh vật, chính trị, hóa… đều do các thầy cô người Hoa đảm nhiệm.
Thầy Cung Kim Tương dạy hóa, không nói được chữ “đ” trong tiếng Việt. “Ôxưt đồng” th́ thầy đọc thành “Ôxưt tùng”. Mỗi lần có bài kiểm tra định kỳ, thầy đều đến trường ngồi đợi cả buổi ở văn pḥng. Thỉnh thoảng đi ra đi vào, ngó ra cổng rồi lẩm bẩm: “tại sao không có tṛ nào đến hỏi bài?”. Có lần giảng về axít, thầy mang đến lớp một ống nghiệm đựng chất lỏng không màu và đưa cho mấy đứa ngồi bàn đầu ngửi. Một thằng bảo: “thưa thầy mùi “rắm”. Thầy khen đúng đúng, mùi dấm. Cả lớp cười nghiêng ngả. Thầy ngơ ngác hỏi: “tại sao các em lại cười?”. Thầy hiền thế nên tṛ nào cũng quư.
Thầy Thành chủ nhiệm, dạy môn văn. Trong buổi sinh hoạt lớp, thầy đă mắng tụi ḿnh là “những con quạ của cuộc đời” v́ cả lớp ồn như chợ vỡ. Tụi ḿnh không hề cảm thấy đau khổ, thậm chí c̣n hay đem ra trêu nhau.
Thầy Mạch Dịch Cường - “micro-phun” - dạy toán. Mỗi lần cao trào, nước bọt trắng xóa hai bên mép. Báo hại cho những đứa ngồi bàn đầu (he he).
Cô Liên dạy chính trị. Sau năm 78, người Hoa đi hết, nhưng gia đ́nh cô vẫn ở lại. Cô tin là giữa hai nước Xă hội chủ nghĩa anh em sẽ chẳng thế xảy ra cảnh “nồi da nấu thịt”.
Cô bạn Tăng Kim Liên ở gần nhà ḿnh bị dị tật một chân. Buổi sáng ḿnh thường đợi Liên ở ngay đầu đường Trần B́nh Trọng rồi cùng đi học. Liên hơn ḿnh hai tuổi nên đối xử với ḿnh như chị gái. Rằm trung thu ḿnh hay sang nhà Liên ăn ốc nhồi để nguyên con xào với mằn-x́.
Nhóm tứ quái của ḿnh - Mai kều, Đông phồng, Liên c̣i, Chung tréc - có Liên c̣i cũng là người Việt gốc Hoa. Nói đúng hơn, chỉ có bố Liên là người Phúc Kiến. Năm 78, tuy bố Liên đă mất, nhưng gia đ́nh vẫn đi tàu về nước qua ngả Lạng Sơn.
Cuối năm lớp mười, trong lớp có một vài đôi Hoa – Việt yêu nhau đă ra công khai. Thỉnh thoảng lớp lại trống thêm một chỗ và… thêm nhiều nước mắt. Đến ngày thi tốt nghiệp, lớp ḿnh không c̣n học sinh người Hoa.
***
Tháng hai năm 79, xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc. Sinh viên các trường đại học ở Hà nội phải tham gia đắp pḥng tuyến sông Cầu. Loa phóng thanh của trường liên tục đưa tin chiến sự. Có ngày quân Trung quốc dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Man rợ không khác ǵ thời tiền sử. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái bị đạn pháo của quân xâm lược phá hủy triệt để*. Ḿnh và cô bạn thân chích máu viết đơn t́nh nguyện lên biên giới làm cứu thương. Trong trường cũng có một vài sinh viên trốn theo bộ đội mong góp phần vào cuộc chiến giữ nước.
Nhiều lúc ḿnh phân vân, không biết trong số 250 ngàn Hoa kiều đi tàu về phướng Bắc từ tháng tư năm 78, có bao nhiêu người bị buộc phải quay lại bắn vào dân tộc đă cưu mang họ suốt gần ba thế kỷ lưu lạc tha hương. Trong số mấy vạn quân TQ bỏ xác lại bên này biên giới, liệu có ai là bạn bè, thầy giáo cũ của ḿnh. Âm mưu chính trị của nhà cầm quyền cố quốc đă biến họ trở thành kẻ “vong ơn bội nghĩa”.
Năm 2009, ḿnh đưa con gái đi Sapa. Lúc qua cầu Bát-xát, ḿnh kể cho con gái nghe về cuộc chiến ba mươi năm trước. Con gái hỏi tại sao không dựng bia căm thù như ở Khâm Thiên. Nếu biết tờ lịch ngày 17 tháng hai không có một ḍng nào dành cho những người đă nằm xuống trên toàn tuyến biên giới phía Bắc th́ chắc chắn nó sẽ không chỉ ngạc nhiên… Tưởng niệm cuộc chiến không có nghĩa là khơi dậy hận thù hoặc kích động chiến tranh. Nó chỉ nhắc con người ta không nên quên những bài học trong quá khứ và tri ân những người đă ngă xuống v́ Tổ quốc.
Các cụ ḿnh có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Nhưng các cụ cũng dạy thêm: “Yêu nhau rào dậu cho kỹ”.
Blog :Thanh Chung
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|