sontunghn
member
ID 57960
12/31/2009
|
Tết Ta, tết Tây và tục Tàu
Xét về các ngày ăn Tết của ta, phần nhiều là noi theo tục Tàu, nhưng chủ ư th́ chỉ nhân ngày tuần tiết mà dâng cúng gia tiên, chứ không có ư ǵ nhớ đến người Tàu cả.
Cứ như nước ta khi xưa, quanh năm chí tối làm ăn, mồ hôi nước mắt, không có th́ giờ nghỉ ngơi. Nhà làm ruộng th́ sáng vác cuốc, trưa vác cày, hết mùa cấy đến mùa gặt, quanh năm chí tối, chân lấm tay bùn.
Người làm thợ th́ canh ba chưa nằm canh năm đă dậy, làm lụng, chúi mũi chúi lái, không lúc nào mở mắt ra được. Người đi buôn th́ nay ngược mai xuôi, tất ta tất tưởi để cầu lấy chút lợi cho nên giàu nên có. Người đi học th́ nung kinh nấu sử, thức khuya dậy sớm để cầu lấy chút danh phận cho vẻ vang cùng người.
Nói tóm lại th́ tính An Nam ta rất cần mẫn, chịu thương chịu khó mà không có ngày nào là chủ nhật. Vậy nên thỉnh thoảng phải có một ngày nghỉ ngơi ăn chơi cho giải trí. Nhưng chẳng lẽ tự nhiên vô cớ mà nghỉ công nghỉ việc, mà ăn chơi không.
Vậy nên tuần này tiết nọ bày ra cách ăn Tết, trước là đem ḷng thành kính thờ phụng tổ tiên, sau là được một ngày nhàn nhă, cầm chén rượu mà yên úy tinh thần.
Cứ như chủ ư th́ cách ăn Tết của ta cũng không hại ǵ. Nhưng chỉ hiềm ta hay tin những chuyện huyền hoặc của Tàu mà không nghĩ đến nghĩa lư ǵ cả. Thờ phụng th́ cứ việc mà thờ phụng, ăn chơi th́ cứ việc mà ăn chơi. Ma quỷ đâu mà lại phái đốt pháo đốt vàng?
Sâu bọ nào mà lại giết bằng đào, bằng mận. Lá mồng năm uống bậy uống bạ, uống không khéo th́ hóa ra sinh bệnh. Mà tháng bảy, thức này thức khác, đốt mă, vàng hương cho nhiều chẳng qua chỉ tổ tốn tiền.
Thưởng trăng thu cũng là một cách vui, bày cỗ thi tài th́ khí nhỏ mọn quá. Tiễn vua bếp đă là một chuyện hăo huyền, mua cá làm ngựa mới lại nực cười thay!
Vả lại tục ta ăn Tết, không có ư vị ǵ là cao xa. Xem như tục Âu châu, trong một năm cũng có Tết này Tết nọ, nhưng trừ ra một ngày đầu năm, th́ là ngày kỉ niệm chung của xă hội. Như ngày mười bốn Juiliet là một ngày mới kéo lại dân quyền, ngày ấy mới đích đáng là ngày ăn Tết.
Hoặc ngày sinh nhật của một Giáo tổ, cũng nên kỷ niệm để cho nhớ đến gốc đạo của ḿnh. Vậy th́ sự hội hè Tết nhất của Âu châu là để ghi nhớ lấy sự hay, và làm cho quốc dân phấn khởi tinh thần, chứ không phải một vị ăn chơi mà thôi.
Mà ăn th́ có phiền văn ǵ đâu, ngày Tết đầu năm chẳng qua anh em đưa cái "carte de visite" thăm nhau là cùng, nghỉ một ngày làm việc, cũng như ngày chủ nhật mà thôi.
C̣n ngày kỉ niệm th́ treo đèn kéo cờ, ăn mừng vài hôm, và rồi ai công việc ǵ chăm công việc ấy, chớ không lôi thôi như ta, ăn chơi đến hàng tháng, vừa tốn tiền lại phí cả thời giờ.
Ta từ xưa đến giờ, há lại không có một việc ǵ đáng cho dân ta kỷ niệm chung hay sao? Sao không nhớ lấy mà ăn Tết, mà lại nhớ đến Giới Tử Thôi, Khuất Nguyên bên Tàu? Dẫu chẳng nhờ ǵ người Tàu nữa nhưng theo tục riêng của người ta là dùng làm ngày cúng gia tiên nhà ḿnh, th́ cũng vô vị lắm.
Than ôi! Ta lầm v́ theo tục Tàu, lại lầm v́ tin chuyện huyền hoặc của Tàu mà mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền về hương, về pháo, về vàng, về mă, thực là món tiền tiêu vô ích, phí của quá!
Theo Phan Kế Bính (Sách Phong tục Việt Nam, NXB VH-TT, năm 2000)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 509808
12/31/2009
|
Cảm ơn bạn sontunghn đă sưu tầm lên diễn đàn một đoạn văn cuả Phan Kế Bính, ghi lại trong Sách Phong Tục Việt Nam, tuy cũng hơi e ngại có người hiểu rằng đây là đoạn văn viết gần đây chăng, mà thực tế là Phan Kế Bính đă viết ra từ thế kỷ trước!
Tôi rất cảm kích về những ǵ đă đọc được, và thấy việc đăng tải đặc biệt đáng hoan nghênh, trong thời điểm này, đối với lớp trẻ cuả Việt Nam, trong bối cảnh đất nước ḿnh đang trỗi giậy bên cạnh một láng giềng khổng lồ, vưà là người chia sẻ nhiều giá trị văn hoá chung, vưà là một nguồn cuốn hút, vưà là một hiểm hoạ tiềm tàng đáng sợ ...
Tôi tự hỏi, nên chăng là SonTunghn viết thêm vài nhận định về Phan Kế Bính dưới cái nh́n cận đại cuả lớp trẻ Việt Nam ở quốc nội, v́ nhà văn nảy, nhà học giả hàn lâm này sinh ra từ đầu thế kỷ 19, và qua đời hơi sớm ở tuổi 46, cuộc sống hơi ngắn ngủi, nhưng sự nghiệp lại quá vĩ đại!
Thân ái,
|
|
aka47
member
REF: 509820
12/31/2009
|
CHÚC TẾT QUÍ ANH CHỊ VÀ OT TOPIC NÀY
TÂN
NIÊN
HẠNH
PHÚC
BÌNH
AN
TIẾN
XUÂN
NHẬT
VINH
HOA
PHÚ
QUƯ
LAI
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân vinh hoa phú quý về
"Sang năm mới chúc tất cả anh chị TOPIC này có một bầu trời sức khỏe,một đại dương tình cảm ,một điệp khúc tình yêu,một tình bạn mênh mông,một gia đình thịnh vượng .Chúc các bà ,các ông ,các cô,các chú ,các chị,các anh ở đây cùng gia quyến sang năm mới vạn sự như ý,tỷ sự như mơ,làm viậc như thơ,đời vui như nhạc,coi tiền như rác,coi bạc như rơm,chung thủy với cơm và sắc son hơn phở.Chúc vui vẻ"
HAPPY NEW YEAR
Chúc mừng năm mới với 12 tháng phú quý,365 ngày phát tài,8760 giờ sung túc,525600 phút thành công ,31536000 giây VẠN SỰ NHƯ Ý
hihiii
|
|
sontunghn
member
REF: 509829
12/31/2009
|
Cám ơn Bác ototot đă ghé thăm và cho những ư kiến quư báu .
Lớp thanh niên giờ có khi hiểu lịch sử Trung Quốc c̣n hơn lịch sử Việt Nam v́ họ xem nhiều phim ảnh Trung Quốc .C̣n Việt Nam th́ không biết cách truyền bá phong tục tập quán dân tộc ḿnh nên ngày càng mai một .
V́ Phan Kế Bính sống ở thế kỷ trước nên khó có ai dám nhận định về công lao của ông với nước nhà .
Xin kính chúc Bác và gia quyến một Năm Mới an khang thịnh vượng .
Chỉ xin cung cấp sơ lược đôi nét về Phan Kế Bính .
Phan Kế Bính (1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử, là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Tiểu sử
Phan Kế Bính quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Năm Bính Ngọ (1906), Phan Kế Bính dự thi Nho học và đỗ Cử nhân, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết báo cho nhiều tờ báo trong nước, trong vai tṛ là một trợ bút, chủ yếu là dịch thuật, biên khảo sách chữ Hán. Sau đó ông lần lượt cộng tác với các tờ báo: Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Đặc biệt là với tờ Đông Dương tạp chí, ông có thời gian làm trong ban biên tập Đông Dương tạp chí, và tác phẩm của ông phần lớn đều từng đăng trên tạp chí này.
Tác phẩm
Các sách biên khảo:
"Việt Nam phong tục" (1915): nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện, về thuần phong mỹ tục của Việt Nam;
"Hán Việt văn khảo" (1918): bàn về văn chương chữ Hán ở Trung Quốc, Việt Nam và triết học Trung Quốc;
Các sách viết về danh nhân Việt Nam: "Nam hải dị nhân" (1909), "Hưng Đạo Đại vương" (1912).
Sách dịch thuật:
"Đại Nam nhất thống chí" (1916);
"Đại nam điển lệ toát yếu" (1915 - 1916);
"Việt Nam khai quốc chí truyện" (1917);
"Đại Nam liệt truyện tiền biên" (1918);
"Đại Nam liệt truyện chỉnh biên" (1919);
Đặc biệt là bộ "Tam quốc chí diễn nghĩa" dịch chung với Nguyễn Văn Vĩnh.
Phan Kế Bính mất lúc mới 46 tuổi vào năm Tân Dậu (1921).
Tên của ông hiện được đặt cho một con đường ở phường Cống Vị quận Ba Đ́nh Hà Nội, cắt vuông góc với đường Liễu Giai. Ngày 29 tháng 5 năm 2005, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đă tổ chức Lễ tưởng niệm 130 năm ngày sinh và 85 năm ngày mất của ông.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|