nvdtdnguyen
member
ID 18315
12/28/2006
|
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ
(Báo Lao động)
Chưa có ai khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào, nhưng trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Có thể điểm qua một số thời kỳ được coi là "dấu ấn" trong quá trình hình thành và phát triển của chiếc áo dài.
Thế kỷ XVII - XVIII
Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc do năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng Vương đã bắt quan dân Thuận Quảng phải mặc lễ phục lấy mẫu từ sách Tam Tài Đồ Hội của nhà Minh, Trung Quốc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của phương Bắc.
Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là áo sường xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.
Trong quyển sách "Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine", xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: "Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt... Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... để tóc dài và vấn khăn như đàn bà".
Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Thế kỷ XIX - XX
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.
Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. áo Le Mưr vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.
Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp.
Từ thập kỷ 70 đến 90, áo dài không thay đổi nhiều lắm. Thỉnh thoảng cách mặc có đổi mới, thí dụ như quần với áo đồng màu, nhưng không tạo ra được phong trào sâu đậm.
========================================
Trích từ nghiên cứu của ông Trịnh Bách
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
nvdtdnguyen
member
REF: 113733
12/28/2006
|
Chiếc áo dài cổ truyền có dịp... lên ngôi
Nếu như các nhà tạo mẫu thời trang cưới năm nay thiên về xu hướng nhập các mẫu áo cưới ngoại đắt tiền theo một trào lưu Châu Âu, Châu Á thì nhà tạo mẫu áo cưới Thanh Hằng - chủ cửa hàng Jessian Wedding Dress lại có xu hướng kết hợp giữa áo cưới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc, PV Báo Lao Động có cuộc trò chuyện ngắn với chị trước buổi trình diễn áo cưới của chị.
Được biết, để chuẩn bị cho mùa cưới năm 2002, chị đã có buổi trình diễn thời trang cưới vào tối ngày 6.9 trong đó ngoài các mẫu áo cưới hiện đại mới, chị còn giới thiệu nhiều mẫu áo dài cưới truyền thống?
- Đúng như bạn đã biết, có khoảng hơn 20 mẫu áo dài mới sẽ được trình diễn tại 86 Hàng Bông, cùng với 30 mẫu áo cưới mới với đủ chất liệu, kiểu dáng để chuẩn bị cho mùa cưới năm nay. Các bạn gái sẽ nhìn thấy mình trong cả trang phục cưới hiện đại hoặc thử chiếc áo dài truyền thống, đó là nét chủ đạo của áo cưới Jessian 2002.
Xuất phát từ ý tưởng nào mà chị quyết định... "đầu tư" cho chiếc áo dài dân tộc trong khi các nhà tạo mẫu khác chỉ chú ý tới các mẫu áo cưới hiện đại?
- Có thể nói rằng, ngoài các mẫu áo thiết kế bằng các chất liệu trong nước, áo cưới hiện đại của Italia, Mỹ... được áo cưới Jessian thay đổi thường xuyên. Ý tưởng cách điệu chiếc áo dài dân tộc thành chiếc áo cưới đã được tôi nghĩ tới từ lâu nhưng bây giờ mới thực hiện được. Ý tưởng của tôi xuất phát từ mong muốn của nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức cưới trang trọng lành mạnh, tiết kiệm mang đậm nét truyền thống cũng như cô dâu không nhất thiết phải mặc chiếc áo cưới dự tiệc và đón dâu mà các bạn trẻ có thể dự tiệc với chiếc áo dài dân tộc duyên dáng và còn dành chiếc áo cưới hiện đại trong giờ phút đón dâu hoặc ngược lại.
Chất liệu chính được chị sử dụng may áo dài cưới là gì? Nét mới trong chiếc áo dài dân tộc của Jessian Wedding Dress?
- Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cưới dân tộc được cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất của chiếc áo dài cưới được thể hiện ở vạt áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo. Nhìn chung kiểu dáng chính của chiếc áo dài cưới bạn sẽ nghĩ tới đó là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng nhưng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo, cổ áo và gấu quần. Năm nay mẫu áo dài cưới dân tộc được thiết kế phù hợp với những bạn trẻ để tóc tự nhiên hơn những kiểu đầu bới cầu kỳ.
Chị có thể cho biết màu chủ đạo cho chiếc áo dài cưới dân tộc là gì?
- Chắc chắn là màu trắng thể hiện sự tinh khiết của cô dâu hoặc màu đỏ tươi thể hiện sự may mắn, hạnh phúc. Đó là hai màu chủ đạo, ngoài ra còn có các màu tươi trẻ để các cô dâu có thể lựa chọn.
Xin cảm ơn chị!
Hồng Hạnh thực hiện
==============================
nvdtdnguyen sưu tầm
|
|
ototot
member
REF: 113776
12/28/2006
|
Tranh vẽ ba cô gái mặc áo dài đang chải tóc. Họa sĩ: Phạm Tăng
Một kiểu áo dài hoàng gia, với đầy đủ áo choàng, khăn vành
Áo Dài Nam
Chũ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Thủ Tướng Canada
Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào
|
|
nvdtdnguyen
member
REF: 113785
12/28/2006
|
Hình đẹp quá, OT!Nếu ko phải tại cái vụ động đất(1,5 độ)thì có lẽ tui đã post hình đẹp lên rồi!
|
|
aka47
member
REF: 113799
12/28/2006
|
Đẹp thì đẹp thật , nhưng ít khi thấy mặc , có lẽ chỉ là những áo dài cho người mẫu , hoa hậu trên sân khấu , hoặc để làm hình ảnh lịch mà thui.
Phải vậy không OT ?
hihii
|
|
mtbha
guest
REF: 113977
12/29/2006
|
Won vậy là bạn nói thiết ha.....tui tương bạn nói chơi cho zui..Sorry nha....Nhưng ở tui cùng một net yahoo mà chỉ có bị trong vòng 24tiếng nhưng chỉ yahoo thôi còn mấy sites kia đâu bị sao đâu........
[Reply: nvdtdnguyen
Date: 12/28/06
Hình đẹp quá, OT!Nếu ko phải tại cái vụ động đất(1,5 độ)thì có lẽ tui đã post hình đẹp lên rồi!]
To: OT cảm ơn OT nhiều nha!!đẹp quả...........Ước mơ của tôi có khi nào được bận trong số nhưng chiếc áo dài nầy không ha=(như mà áo cho người mẫu bận thì khi ai muốn mua có thế từ 10euros đến 100ngàneuros nhưng tôi không biết áo dài Việt Nam thì sao??????
|
|
nvdtdnguyen
member
REF: 114029
12/29/2006
|
Chắc bạn ko biết rồi, ở khu vực phường tôi mạng nào cũng bị chậm như nhau!Khu vực khác thì tui ko biết!
|
|
matnhung415
member
REF: 114046
12/29/2006
|
xin lổi cho "mắtnhung"đóng góp thêm nha
|
|
nvdtdnguyen
member
REF: 114055
12/29/2006
|
Đóng góp mà cũng xin lỗi, thiệt là hổng hiểu gì hết!
|
|
matnhung415
member
REF: 114057
12/29/2006
|
hehehe! người lịch-sự mà .ủa hôm nay bên đó là thứ bảy BẠN kg đi chơi sao?
|
|
aka47
member
REF: 114058
12/29/2006
|
Nếu nói đến ÁO DÀI đễ thương nhất và ...lưu luyến nhất thì AK không thấy áo dài nào hơn những áo dài này:
hihii
|
|
matnhung415
member
REF: 114060
12/29/2006
|
công nhận "áo trắng"NỬ-SINH lúc nào củng đẹp và mộng-mơ nửa nha AKA..
|
|
aka47
member
REF: 114065
12/29/2006
|
Anh Mắt Nhung.
Em thương những tà áo trắng nữ sinh thời Trung Học ghê lắm , bởi vì em không được mặc nó trong thời gian rất dài.
Lớn lên luyến tiếc kinh khủng , bây giờ có mặc áo dài ngũ sắc , có kim tuyến , chạm vàng trích ngọc cũng không có gì đặc sắc..
Anh ui...AK bị sổ mũi cả ngày nay nè.
Chắc anh phải cho AK uống thuốc đó vì cãi với anh mà sanh bệnh thui.
hihii
|
|
matnhung415
member
REF: 114067
12/29/2006
|
AKA àh MẮTNHUNG củng một thời si mê tà áo trắng"mối tình đầu của MẮTNHUNG "AKA bịnh nhớ uống thuốc nha nếu MN hư thì cho xin lổi đừng giận ok
|
|
aka47
member
REF: 114071
12/29/2006
|
Anh mê áo trắng quá ha...
Nhìn khắp mấy chị , nhìn qua xứ này.
AK bắt gặp anh đây.
Anh ốm anh gầy chính thị Mắt Nhung...
hihii
|
|
matnhung415
member
REF: 114075
12/29/2006
|
LÚC XƯA ANH Ở PHẠM-NGỦ-LẢO (SG) THÌ ĐI RA TRƯỜNG NỬ-SINH GIA-LONG ĐÂU CÓ XA AKA. ANH CÓ THỂ TƯỞNG-TƯỢNG AKA MẶC ÁO DÀI CHẮC ĐẸP LẮM(KG NỊNH ĐẦM ĐÂU)
|
|
aka47
member
REF: 114081
12/29/2006
|
Hình như những tà áo trắng Nữ Sinh Đồng Khánh (HUẾ) thơ mộng hơn Nữ Sinh Gia Long (Sài Gòn) chứ anh , vì AK đọc sách nghe ca tụng Nữ Sinh Đồng Khánh nhiều lắm.
Nhất là lúc tan trường hàng trăm tà áo dài trên chiếc xe đạp trên cầu Trường Tiền ngã mình trên mặt nước Sông Hương.
Đẹp wá anh Mắt Nhung ui...
hihii
|
|
matnhung415
member
REF: 114086
12/29/2006
|
àh aka ủng là một thời nử-sinh phải kg AKA. tuần tới là AKA bận rùi phải kg? vì trường học xắp khai giảng lại nhỉ
|
|
matnhung415
member
REF: 114119
12/30/2006
|
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|