phieuduminh
member
ID 57595
12/10/2009
|
Người Việt, sáng mở mắt thấy điều bực ḿnh!
- Người ta nói người Việt ta hay gây gổ, va chạm nhau ngoài đường là dễ đánh nhau, đâm nhau, giết nhau.
Có người nói, người Việt ta sáng ngủ dậy, mở mắt ra là thấy điều bực dọc, nên mới sinh ra cái tính cách cáu kỉnh, hay gây gổ.
Này nhé, ḿnh cả đời chẳng hề gọi điện đi nước ngoài bao giờ. Thế mà cuối tháng, tự nhiên cái hóa đơn tính tiền điện thoại lại có vài cuộc gọi đi nước ngoài, tốn cả vài triệu tiền cước. Thế là bực dọc, đi căi nhau với ông bưu điện. Ra ngoài đường, đi đứng đúng luật hẳn hoi, mà vẫn bị phạt vi phạm...
Lại có chuyện bực ḿnh. Đi vào cửa hàng mua cái ǵ đó, gửi xe, bị chém tiền gửi xe đắt. Lại bực ḿnh. Dựng cái xe ở vỉa hè nửa phút, đă bị bẻ mất cái gương. Thế là nh́n xung quanh thấy ai cũng có vẻ như là thằng ăn cắp gương của ḿnh.
Từ nước ngoài về nước ḿnh, xuống đến sân bay của Tổ quốc thân yêu, thấy những khuôn mặt nghiêm nghị đến kinh người. Bao nhiêu niềm vui được về nhà liền như bị dội gáo nước lạnh. Làm bất cứ thủ tục ǵ là thấy bị đ̣i hỏi biết bao loại giấy tờ, và mất bao nhiêu là thời gian quư báu, lại c̣n bị hoạnh họe, cắm cẳn, dạy đời...
Chao ôi, người Việt ta quả là tội nghiệp. Cái thân h́nh bé nhỏ như thế, mà hàng ngày phải chồng chất bao chuyện bực ḿnh vào người, thế th́ chả trách ǵ mà dễ bùng nổ, dễ gây gổ, để xả bớt bao điều chất chứa ra chứ!
Từ khi sang Nhật định cư, tôi thấy tự nhiên tính cách của ḿnh cũng hiền lành, lịch sự. Quanh năm suốt tháng, chẳng t́m thấy điều ǵ khiến ḿnh bực ḿnh. Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, đều nghiêm chỉnh, minh bạch.
Cảnh sát Nhật th́ lịch sự nhất thế giới? Có lẽ. Nếu bị cảnh sát Nhật gọi, hỏi, th́ thấy cứ mát hết cả ruột gan. Họ cúi chào ḿnh, sau đó xin phép xem ḿnh có đồng ư cho họ được hỏi chuyện không, và miệng luôn nói lời xin lỗi. Sao mà lại có những anh cảnh sát dễ thương như thế nhỉ? Chẳng có ai đứng giữa đường, vênh vang, tay ngoáy cái dùi cui như ở xứ ḿnh cả. (Nhưng có lẽ tại người dân xứ ḿnh "chỉ thích nặng không thích nhẹ" chăng? Nếu thiếu anh cảnh sát ngoái dùi cui giữa đường đó vài chục phút là coi như giao thông náo loạn lên) Đi đến công sở, là được hướng dẫn tận t́nh, chu đáo, lịch sự, niềm nở. Không có ai phùng mang trợn mắt với ḿnh...
Người Việt ta trước đây cũng làm ǵ có những thái độ hay gây gổ như bây giờ đâu. Đọc truyện ngắn “Một cơn giận” của Thạch Lam, nói về anh phu xe kéo thời c̣n thực dân. Không nói đến thân phận nghèo hèn của anh phu kéo xe, mà nói đến cái lịch sự, lễ phép của anh ấy, một điều “Thưa thầy”, hai điều “Thưa thầy” với người khách đi xe.
Và khi người khách t́m đến nhà anh phu kéo xe, ở ngă tư Khâm Thiên, Hà Nội hơn 50 năm trước, người dân ở ngơ chợ Khâm Thiên tận t́nh chỉ đường giúp, lịch sự, lễ phép. Thử hỏi bây giờ, người đạp xích-lô, người lái xe ôm, taxi, người dân ngơ chợ Khâm Thiên, có được lịch sự, lễ phép như thời xưa không?
Cách giáo dục của người Việt ta thời trước và bây giờ cũng khác nhau nhiều. Trong gia đ́nh, trong trường học, giờ đây trẻ em được dạy về ḷng yêu nước, về nghĩa vụ xây dựng tổ quốc, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng....
Nhưng dạy về cách ứng xử hàng ngày quá ít, hay hầu như không có. Dạy trẻ em về cách khoanh tay chào, về cách xếp quần áo, về việc thu dọn đồ chơi gọn ghẽ sau khi chơi... th́ quá ít.
Vậy nên, cũng đừng quá trách người Việt ta giờ đây sao xấu xí?
Minh Tuấn
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
ototot
member
REF: 505291
12/10/2009
|
Tôi cũng là người Việt, nhưng sống xa nhà, sáng nay cũng ... vưà mở mắt ra th́ đọc được tiết mục này!
Tôi cũng vưà đọc câu mở đầu rằng "người Việt ta hay gây gổ, va chạm nhau ngoài đường là dễ đánh nhau, đâm nhau, giết nhau", th́ cũng giật ḿnh và bối rối!
Giật ḿnh, v́ đang tính về thăm quê nhà một chuyến xem sao, th́ không biết nhận định trên đúng hay sai, v́ gây gổ đă sợ quá sức chịu đựng rồi, làm sao dám đánh nhau, nói chi đâm nhau, giết nhau ...!
Bối rối, v́ cho dù nhận định trên có đúng đi nưă, th́ chắc cũng vẫn có cách khắc phục, chứ không lẽ chịu thua sao? Vậy ai có kinh nghiệm giải quyết, cho tôi biết với!
Thân ái,
|
|
lynhat
member
REF: 505298
12/10/2009
|
Bác OTOTOT,
Muốn khắc phục được dễ lắm bác OTOTOT à. Cách đối xử khác nhau giữa người Nhật và người Việt đó là :
Luân lư và đạo đức được đem vào dạy từ trường Mẫu Giáo, đến trường Tiểu Học. rồi đến Trung Học.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|