Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Đố vui >> Truyền thuyết t́nh yêu

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 hoabay
 member

 ID 38004
 03/07/2008



Truyền thuyết t́nh yêu
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Ngày nay khi nhắc đến Cổ Loa Thành, ko ai trong chúng ta lại ko khỏi bùi ngùi xúc động, tiếc thương cho mối lương duyên của Mỵ Châu-Trọng Thủy. Với dă tâm chiếm lấy Cổ Loa Thành, Triệu Đà mưu kết thông gia. An Dương Vương v́ hiếu ḥa nên đă lầm mưu kế Triệu Đà...
Truyền thuyết t́nh yêu luôn gợi cho hoabay nhiều xúc cảm. Hơng biết có thật hay không? Hoabay vẫn mong rằng có thật ... ngày xưa.

Hoabay muốn hỏi:

Mỵ Châu Trọng Thủy
1. Nỏ thần là có thật? Nếu ko thật v́ sao An Dương Vương mất nước khi ko c̣n móng rùa?
2. Khi cầu hôn Mỵ Châu, Trọng Thủy bao nhiêu tuổi?
3. Mỵ Châu có biết nỏ thần do Trọng Thủy đánh cắp? Có biết chàng là giặc? V́ sao lại để dấu lông ngỗng trên đường để giặc đuổi cha đến đường cùng?

Ḥn vọng phu
1. Tượng người phụ nữ ôm con hóa đá: đây là thật hay giả?

Trương Chi - Mỵ Nương
1. Mỵ Nương nghe tiếng sáo rồi tương tư => hợp lư. Trương Chi mới gặp Mỵ Nương 1 lần => sao yêu đến chết ?

Kính nhờ các bậc tiền bối, hậu bối giải thích giùm hoabay nghen.




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hoaivu2008
 member

 REF: 312479
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Theo ḿnh nghĩ và được biết là tấc cả những chuyện truyền thuyết là không có thật 100 v́ đó là những chuyện mà ngày xa xưa ông bà ta tự đặc ra và kể lại cho con cháu nghe từ đời này sang người khác theo lối truyền miệng, mục đích là để giải thích những chuyện lạ.
Trọng thuỷ -Mỵ châu:
1. Nỏ thần là không có thật v́ người đời muốn nói sức mạnh của quân đội AN DƯƠNG VƯƠNG lúc bấy giờ ,nên đă nghỉ ra rằng là có vị thần giúp đỡ đó là con rùa thần.
C̣n vua AN DƯƠNG VƯƠNG mất nước là do có t́nh báo và người đó chính là Trọng Thuỷ con rể và cũng là con của kẻ thù.
và người đời cũng nghĩ ra rằng là Trọng thuỷ đánh cắp nỏ thần.

Ḥn Vọng phu :
Theo ḿnh nghĩ Ḥn vọng phu là không có thật,mà từ ngàn xưa nơi xứ đó v́ lư do địa lư đă có mọc lên một tượng đá có h́nh thù của một người thiếu phụ bế con xoay mặc ra biển và người đời không hiểu tại sao nên đă đặc ra một câu chuyện để giải thích cho sự việc đó .
(không biết có đúng không bạn)

Trương Chi và Mỵ nương:
Trời !!! ḿnh nghĩ có lẽ là v́ nàng Mỵ Nương quá đẹp và Chàng Trương bị Tiếng sét ái t́nh đánh trúng khi găp Mỵ nương. HiHihi


 

 ototot
 member

 REF: 312505
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tôi chắc bạn hoabay hỏi là ... hỏi cho vui, rằng "truyền thuyết" có thật hay không! V́ nếu "thật" th́ sao c̣n gọi là "truyền thuyết", mà phải gọi nó là "lịch sử" chứ!

Nhưng tôi cũng rất thông cảm cho câu hỏi cuả hoabay, v́ ngay ở thời đại chúng ḿnh bây giờ, phương tiện ghi chép nơi nơi đều có, lại c̣n viện bảo tàng, thư viện, văn khố, ... và hầu như hết thẩy mọi người chúng ta đều biết đọc, biết viết, biết ghi chép, vậy mà vẫn có "truyền thuyết" hoặc "chuyện biạ" biến thành cái gọi là "lịch sử" cho hậu thế học!

Một trong những bằng cớ là trường hợp nhân vật Lê Văn Tám, một em bé tẩm xăng vào người, xông vào đốt kho xăng Thị Nghè trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Người "phiạ" ra chuyện này không phải là ai khác hơn là Trần Huy Liệu, bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa thời đó, dựng lên.

Và chuyện trớ trêu là nhà nước ta đă nhiều lần lấy tên Lê Văn Tám để đặt cho một số trường tiểu học, quỹ học bổng, tượng đài, công viên, rạp chiếu phim, đường phố hay các địa danh khác ở Việt Nam!

Măi sau này, mới có chuyện sách vở ghi rằng:

"Giáo sư sử học Phan Huy Lê viết: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ v́ nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không c̣n nữa.”


Tôi xin lỗi đă trích đăng lịch sử cận đại Việt Nam, chỉ để dẫn chứng rằng đă gọi là truyền thuyết, là huyền sử, th́ chỉ là vin vào một chút xíu sự thật để phóng đại câu chuyện cho vui! Nhưng chuyện phiạ ra rồi bắt hậu thế phải tin là có thật th́ là sự lường gạt không thể chấp nhận được!

Thân ái,



 

 goldsnow142
 member

 REF: 312550
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Photobucket

Xin chúc mừng hoabay nhân ngày phụ nữ 8 tháng 3 .

Như Bác ototot đă nói đấy , truyền thuyết th́ không có thật .Xin cung cáp một số tư liệu có liên quan về những ǵ bạn hỏi .


THÀNH CỔ LOA


Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Hiện nay, Cổ Loa là một xă thuộc huyện Đông Anh, Hà nội .



Bối cảnh địa lư

Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đă trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái B́nh. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái B́nh. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, c̣n nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ th́ dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái B́nh đến tận sông Thương và sông Lục Nam.

Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lănh vực xă hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.

Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.


Cấu trúc Thành Cổ Loa

Sơ đồ thành Cổ LoaThành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "ṭa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"

Khi xây thành, người Việt cổ đă biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa h́nh tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, g̣, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, v́ thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa h́nh chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và ŕa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đă t́m thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.

Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 ṿng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện c̣n, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 ṿng, trong đó ṿng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, ṿng giữa 6,5 km, ṿng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào th́ khó, trong đánh ra th́ dễ. Lũy cao trung b́nh từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.


Một đoạn tường thành mùa lễ hộiThành nội h́nh chữ nhật, cao trung b́nh 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nh́n vào ṭa kiến trúc Ngự triều di quy.

Thành trung là một ṿng thành không có khuôn h́nh cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung b́nh 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.

Thành ngoài cũng không có h́nh dáng rơ ràng, dài hơn 8.000 m, cao trung b́nh 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).

Mỗi ṿng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung b́nh từ 10m đến 30m, có chỗ c̣n rộng hơn. Các ṿng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có h́nh dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho pḥng thủ.

Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào c̣n lại được đào sát chân tường thành từ g̣ Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có h́nh dáng như bàn tay x̣e, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào ṿng hào của thành Nội.

Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba ṿng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.


Giá trị của thành Cổ Loa

Đền thờ Tướng quân Cao Lỗ ở Cổ LoaTrong cấu trúc chung của thành Cổ Loa c̣n có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những g̣ đất dài họặc tṛn được đắp rải rác giữa các ṿng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại. Không biết được có bao nhiêu ụ, lũy như thế, nhưng một số được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt của thành Cổ Loa.

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ pḥng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đ́nh và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài ḥa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba ṿng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.

Về mặt xă hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xă hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đă tách khỏi dân chúng mà c̣n phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống b́nh thường. Xă hội đă có giai cấp rơ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rơ ràng hơn thời Vua Hùng.

Về mặt văn hóa, là một ṭa thành cổ nhất c̣n để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về tŕnh độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải ŕa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa h́nh hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đă có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.

Hiện nay Cổ Loa là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam


Di vật khảo cổ

Trên địa phận thành, các nhà khảo cổ đă từng khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, ŕu lưỡi xéo bằng đồng, và trống đồng.

H̉N VỌNG PHU


Tô Thị hay Nàng Tô Thị là một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Việt Nam có tên Ḥn vọng phu hay "Sự tích ḥn vọng phu".

Sự tích nàng Tô Thị

Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi ṃ cua bắt ốc để nuôi hai con: một trai, một gái. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai ngăn nổi.

Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết ném thế nào trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngă vật xuống đất, ngất đi, máu ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không c̣n dám ngoái cổ lại.

May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm ngay được máu. Đến khi người mẹ đi ṃ cua về th́ thấy con gái đă ngồi dậy được.

Nhưng c̣n Tô Văn th́ biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy thằng bé trở về, t́m khắp nơi cũng không thấy. Người mẹ nhớ con, sinh ra buồn phiền, ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi chết, bỏ lại Tô Thị một ḿnh. Đứa con gái nhỏ được mấy người láng giềng cho ăn trong ít ngày, rồi hai vợ chồng người chủ hàng cơm đem đứa bé về nuôi để sai vặt. Sau đó, hai vợ chồng người chủ hàng cơm lên xứ Lạng mở hàng nem, đem Tô Thị đi theo.

Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp, lại nết na, siêng năng, nên được nhiều người để ư. Dành dụm được ít vốn, nàng nghĩ cách tự làm ăn lấy. Bấy giờ hai vợ chồng người chủ hàng cơm đă có con cái đỡ đần, nên khi nàng xin ra ở riêng, bố mẹ nuôi đều ưng thuận.

Đă học được nghề làm nem, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở Háng Cưa() tại Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến để thưởng thức nem ngon, cũng có người vừa thích nem vừa mê bóng mê gió cô hàng. Chiều khách th́ thật là khéo chiều, nhưng cô hàng rất đứng đắn, làm cho mọi người đều vị nể.

Thấm thoắt Tô Thị đă hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.

Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi, vẻ người tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Háng Cưa tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon, lại có chỗ trọ rộng răi, chàng liền t́m đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô hàng cũng thật tươi gịn. Biết cửa hàng một lần, hai lần, rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước c̣n mến nhau, sau yêu nhau...

Hai người lấy nhau được hơn một năm th́ Tô Thị có mang, sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực, lại được thêm mụn con, mối t́nh càng khăng khít.

Một hôm, người chồng về nhà, th́ vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Chàng vừa bế con ngồi trên bực cửa xem vợ gội đầu, vừa kể chuyện cho vợ nghe. Chợt thấy đầu vợ có cái sẹo to, chàng nói:

- Đầu ḿnh có cái sẹo to, thế mà bây giờ tôi mới biết.

Thấy chồng hỏi một cách ân cần, nhân vui câu chuyện, Tô Thị kể tỉ mỉ cho chồng nghe những chuyện xảy ra hồi nàng c̣n bé. Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên xứ Lạng, rồi ở luôn đây cho đến bây giờ...

Biết bao đau thương, buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm: "Sao ḿnh lại không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn! Thôi ḿnh đă lấy lầm em ruột ḿnh rồi!... Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết, nên đă chạy trốn, đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người Trung Quốc buôn thuốc Bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là họ Lư. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn - Cao Bằng, Cao Bằng - Lạng Sơn, chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đ́nh ḿnh ở miền xuôi không c̣n một ai nữa; quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không c̣n tưởng nhớ để làm ǵ!...

Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ư đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên không biết chồng ḿnh đang ở vào những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế, Tô Văn càng không muốn để nàng biết sự thực. Ai lại để cho người em gái ḿnh c̣n non trẻ như thế kia biết một việc loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ư hai người định, nhưng chàng quyết tâm gỡ mối cho xong. Thôi hay là lại đi biệt chuyến nữa, em gái ḿnh trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm ǵ chả lấy được một người chồng khác, Văn nghĩ thế, rồi anh nghĩ cách để đi.

Giữa lúc tâm trạng Văn như thế th́ có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Măi đến lúc sắp lên đường anh mới nói với vợ:

- Anh đă đăng lính rồi, em ạ. Sớm mai th́ lên đường. Đi chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về, và cũng có khi lâu hơn... Ḿnh ở nhà nuôi con; c̣n về phần ḿnh, ḿnh cứ tự định liệu, nếu nhỡ ra...

Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng ḿnh lại bỏ đi một cách kỳ lạ như thế! Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc măi không nói nửa lời. C̣n Văn chỉ những bứt rứt âm thầm, cho việc ḿnh đi như vậy là giải thoát.

Từ ngày chồng đi rồi, Tô Thị chẳng thiết ǵ đến việc bán hàng. Ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng được tai qua nạn khỏi, chóng được trở về, cùng nhau sum họp.

Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ phao tin là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào tiếng là hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con c̣n thơ dại, không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân, chỉ t́m cách khất lần. Nhưng khất lần măi cũng không được, nên cuối cùng nàng đành hẹn với nó một kỳ hạn, để về sau t́m kế khác. "Biết đâu đến ngày ấy, chồng ḿnh lại chả về!" - Nàng nghĩ thế.

Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đỏ cả mắt mà chàng vẫn không về cho. Nàng ôm con lên chùa Tam Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót, nh́n về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp ḷe khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nh́n về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một to. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.

Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời tỏa ánh sáng xuống núi rừng. Nàng Tô Thị bế con đă hóa đá tự bao giờ(). Ngày nay, c̣n truyền lại câu ca:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh...



Hoá tượng

Nằm trong quẩn thể di tịch động Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn có núi Tô Thị hay c̣n gọi là núi Vọng Phu. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên h́nh một người phụ nữ bồng con hướng nh́n về phương xa. Từ xưa tượng đá này đă gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thuỷ đứng chờ chồng. Chờ măi không thấy chồng về, nàng và con đă hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị.

Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, dân quanh vùng này nổ ḿn lấy đá nung vôi dưới chân núi Tô Thị đă làm đổ bức tượng đá tự nhiên này. Sau đó, tượng Nàng Tô Thị đă được phục chế bằng xi măng và đặt tại vị trí cũ .


TRƯƠNG CHI

Trương Chi là tên một chàng ngư phủ trong câu chuyện dân gian cùng tên, tương truyền có giọng hát rất hay, đem ḷng yêu say đắm nàng Mỵ Nương con gái một quan tể tướng.

Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần thời xưa. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ chính là quan phủ nên lúc nào cũng tỏ vẻ buồn bă. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó hàng ngày cho đỡ ngột ngạt mà sinh bệnh nặng.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách nhưng nàng thích nhất là một giọng hát bí ẩn. Giọng hát ấy tuyệt hay, lúc bổng khi trầm làm nàng Mị Nương say mê. Tiếng hát ấy là của Trương Chi-một anh thanh niên ở làng chài ven sông. Trương Chi có một giọng hát hay như vậy nhưng tướng mạo th́ lại vô cùng xấu xí. Mị Nương th́ không biết tướng mạo của người ca sĩ, nhưng nàng lại yêu say đắm giọng hát ấy, nàng không thể không nghe nó dù chỉ là một ngày thôi.

Bỗng có một thời gian tiếng hát không c̣n xuất hiện trên con sông kia nữa, và nàng Mị Nương do quá thương nhớ tiếng hát mà sinh bệnh. Đă rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không t́m ra nguyên nhân căn bệnh nên họ không dám kê đơn thuốc. Bệnh t́nh của nàng ngày một nặng thêm.

Một hôm, vô t́nh cha nàng biết được chuyện về tiếng hát của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí th́ lệnh chỉ được hát từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Và cứ chiều chiều, chàng lại cất tiếng hát, Mị Nương nghe thấy tiếng hát quen thuộc th́ hồi phục nhanh chóng như uống thuốc tiên. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người hát ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đă vô cùng thất vọng v́ dung mạo của chàng vô cùng xấu xí, toát lên vẻ nghèo hèn, đói khổ. Nàng bảo Trương Chi đi ra, và từ đó mất luôn t́nh cảm đối với giọng hát của chàng.

Trương Chi th́ khi về nhà ḷng luôn nhớ đến Mị Nương, chàng đem ḷng yêu Mị Nương. Một hôm chàng t́m đến căn nhà nhỏ của Mị Nương và thổ lộ nỗi ḷng ḿnh với nàng. Nhưng, nàng từ chối. Trương Chi quá thất vọng liền ra bến sông tự vẫn. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.

Một lần t́nh cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên h́nh cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đ̣i cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên h́nh bóng người xưa và tiếng hát văng vẳng đâu đây. Bất giác, hai ḍng lệ tuôn rơi trên má nàng, và khi nước mắt rớt vào ḷng chén, chiếc chén vỡ tan...






 

 anhminh26
 member

 REF: 312563
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Thắc mắc của hoabay đă giải quyết hết rùi...
thôi kể cho hoabay và các bạn nghe câu chuyện vui nha...

Ai đă lấy cắp nỏ thần ???


Trong tiết Văn của một lớp tiểu học, cô giáo đang giảng bài “Thần Rùa Vàng”. Chợt nh́n xuống bổng thấy Tư đang giỡn với Tèo ngồi bên cạnh, cô liền gọi :

- Tư, em hăy cho cô biết nỏ thần của vua An Dương Vương đă bị ai lấy cắp ?

Giật ḿnh, Tư đứng lên lắc đầu :

- Dạ thưa cô, không phải em lấy ạ !

- ?!. (Cô gọi tiếp) C̣n Tèo, em có biết ai lấy không ?

Tèo vốn là quư tử của một vị giám đốc cỡ bự, cu cậu tự ái (thứ tự ái trẻ con) và phụng phịu nói :

- Thưa cô, nếu bạn Tư không lấy th́ thôi chứ em lấy làm chi ?
* * *

Về nhà, Tèo “méc” bố :

- Bữa nay trong lớp không biết bạn nào đă lấy cái nỏ thần của ông An Dương Vương mà cô giáo lại nghi ngờ và tra hỏi con.

Ông bố tức giận lắm, hôm sau vào trường t́m gặp ông hiệu trưởng để “mắng vốn” :

- Nói thiệt với anh, gia đ́nh tôi cũng không có thiếu thốn ǵ, chẳng lẽ lại đi thèm muốn cái nỏ thần quái quỷ của ông An Dương Vương nào đó mà cô giáo của thằng con tôi lại nghi nó lấy cắp. Hừm, anh nghĩ có tức không cơ chứ ?

Ông hiệu trưởng cười x̣a :

- Được rồi, anh cứ yên tâm. Tôi sẽ làm việc lại với giáo viên của em Tèo.
Vị giám đốc nọ lên xe ra về, ông liền điện thoại gọi cô giáo lên pḥng hiệu trưởng và “lên lớp” :

- Cô làm ăn kiểu ǵ kỳ vậy ? Nếu cái nỏ thần của ông An Dương Vương nào đó bị mất th́ đề xuất tôi xuất quỹ Công đoàn ra mua đền, chưa điều tra rơ ràng sao cô lại đi nghi ngờ con trai của anh Bảy lấy ?...
Cô giáo : - ???

Chúc cả nhà đều vui cuối tuần...hihi


 

 anhminh26
 member

 REF: 312652
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Chọc Hoabay 1 chút nghen...
Hoabay có thắc mắc ǵ về chuyện t́nh của Huyền Trân Công Chúa và Thượng Tướng Trần Khắc Chân....?
nếu so sánh với Trọng Thủy - Mỵ Châu th́ cuộc t́nh nào là cao đẹp hơn...
theo như hoabay nghĩ...?

Chúc hoabay luôn vui nha...


 

 nvdtdnguyen
 member

 REF: 312665
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Truyện kể, khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây cỡ nào cũng bị sụp (xây không được). Một hôm thấy một con rùa đi dọc dọc quanh thành, An Dương Vương theo dấu chân của con rùa đó mà xây thành, quả nhiên thành rất chắc chắn và không bị sụp. (Cái này nhớ sao ghi vậy)

C̣n nỏ thần th́ theo tôi nghĩ, thời đó tụi Trung Quốc chưa xài nỏ, mà thấy An Dương đă xài nỏ, và bọn chúng thấy nỏ bắn rất chính xác, nên gọi gọi là "nỏ thần" chứ thực ra đó chỉ là cây nỏ b́nh thường thôi!

C̣n Trương Chi mới gặp Mỵ Nương 1 lần đă "mê tít" đến chết th́ cũng dễ hiểu thôi, bây giờ gặp một người đẹp nào đó, đàn ông c̣n mê mẫn suốt đời. Nói chi hồi xưa người ta dân trí c̣n thấp, mê c̣n dữ hơn nữa!!


 

 johochuot
 member

 REF: 312668
 03/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
====Phiên bản Việt Nam=====

Truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà (the Milky Way) và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam. Trong truyện cổ tích Trung Quốc cũng có nhắc tới Ngưu Lang (牛郎) và Chức Nữ (織女) nhưng nội dung câu chuyện cũng như các dị bản th́ không giống với truyện của Việt Nam
Photobucket
Thuở xưa, vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng tên là Ngưu Lang, v́ say mê nhan sắc của một tiên nữ tên là Chức Nữ nên bỏ phế việc chăn trâu, để trâu đi nghinh ngang vào điện Ngọc Hư . Chức Nữ cũng v́ mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải . Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông .
Nhưng về sau, Ngọc Hoàng nghĩ lại, thương t́nh nên ra ơn cho Ngưu Lang, Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào tháng Bảy . Và khi tiễn nhau, Ngưu Lang Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hoá thành cơn mưa và được dương thế đặt tên là mưa ngâụ
Thời bấy giờ, sông Ngân trên thiên đ́nh không có một cây cầu nào cả Ngọc Hoàng mới ra lịnh cho làm cầu để Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau . Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu .
Các phường thợ mộc mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai . Kẻ muốn làm kiểu này , người muốn làm kiểu kia , căi nhau chí choé . Ddến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong .
Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội mấy phường thợ mộc hoá kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau .
Bị hoá làm quạ, các phường thợ mộc lại càng giận nhau hơn . V́ thế cứ tới tháng bảy là loài quạ họp lại sửa soạn lên trời bắc cầu Ô Thước. Và gặp nhau, nhớ lại chuyện cũ nên chúng cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh .
Ngưu Lang Chức Nữ lên cầu , nh́n xuống thấy một đám đen ng̣i lúc nhúc ở dưới chân th́ lấy làm gớm ghiếc , mới ra lịnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu th́ phải nhổ sạch lông đầu . Từ đó , cứ tới tháng bảy th́ loài quạ lông th́ xơ xác, đầu th́ rụng lông xói xọi .

Photobucket

Thất tịch (Trung Quốc)


Chàng chăn ḅ trẻ tuổi có tên gọi Ngưu Lang (牛郎 - tức sao Altair hay chàng chăn ḅ, là sao Ngưu Lang) nh́n thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con ḅ đực, chàng đă lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều ǵ sẽ xảy ra. Các nàng tiên đă cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ (織女 - tức sao Vega hay nàng tiên dệt vải) ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đă nh́n thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng (đúng như câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" của lễ giáo phong kiến). Nàng đă chứng tỏ ḿnh là một người vợ tuyệt vời, c̣n Ngưu Lang là một người chồng tốt và họ đă sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu (trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ) nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đă điên tiết (trong các dị bản khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời v́ nàng đă không làm công việc đó kể từ khi lấy chồng). Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đă vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi t́nh lang măi măi (v́ thế tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nh́n thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà).

Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bă dệt vải, c̣n Ngưu Lang chỉ nh́n thấy vợ ḿnh từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila -β và -γ).

Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu (鵲橋, "Ô kiều") phía trên sao Deneb trong cḥm sao Cygnus để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch.

Photobucket
Mây hợp rồi tan
Hoa nở rồi tàn
Trăng tṛn rồi khuyết
Người gần ly biệt...
------------------- Ryouki Shouji -------------------------Suu Tầm,,,

Cuột t́nh Ngưu Lang Chức Nữ,,cũng lâm ly bi đát lắm,,,







 

 hoabay
 member

 REF: 312838
 03/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hoabay cám ơn bạn hoàivu2008 đă vào chia sẻ.

Kính bác ototot, hoabay thật t́nh không biết truyền thuyết này là không có thật. Hoabay cũng có hoài nghi, nhưng v́ có Cổ Loa Thành, có vua An Dương Vương, Triệu Đà... những nhân vật có thật trong lịch sử, thế nên hoabay tưởng là thật. Nhưng hoabay c̣n thắc mắc: nhân vật Mỵ Châu-Trọng Thuỷ là hư cấu phải ko ạ?

Lại nói thêm, Lê Văn Tám, vị anh hùng trẻ tuổi này là chuyện phịa? Đó là 1 trong 2 nhân vật v́ nước quên ḿnh, đă hi sinh khi tuổi đời c̣n rất trẻ mà Hoabay vẫn xúc động và tự hào mỗi khi nhắc đến. Đó là chị Vơ Thị Sáu & anh Lê Văn Tám. Hoabay chắc chắn chị VTS là có thật, c̣n anh LVT th́ ..đang hoài nghi.
Hoabay muốn t́m hiểu thêm về sự thật này. Nhưng ko biết nghiên cứu từ đâu. Mong bác ototot chỉ giúp cho ạ.

Hoabay rất cảm ơn về những tư liệu mà bác Gold đă thu thập. Chúng thật hấp dẫn đối với hoabay. Nhưng về vị trí địa lư của Cổ Loa Thành th́ hoabay vẫn c̣n mù mờ. Nhưng qua diễn đạt th́ hoabay cũng tưởng tượng ra được chút chút.

Bạn nvdtdnguyen ơi, nick của bạn khó nhớ quá, hihi... Cám ơn bạn cho hoabay biết thêm một dị bản về thành Cổ Loa.

Anhminh26 ơi, hoabay ko biết chuyện t́nh của Huyền Trân Công Chúa và Thượng Tướng Trần Khắc Chân, nên ko so sánh được. Riêng chuyện Trọng Thuỷ - Mỵ Châu, hoabay tiếc thương cho mối lương duyên của họ, thương cho Mỵ Châu, nàng vô t́nh khiến nước mất nhà tan, đưa vua cha đến bước đường cùng, rồi thác oan v́ t́nh yêu ngây thơ và trong sáng của ḿnh. Nhưng tiếc là ko có thật rồi. Ngay cả người thiếu phụ bế con chờ chồng trong ḥn vọng phu cũng giả nữa. Làm hoabay quê quá à. Nhưng nghe anh nói, th́ chắc chuyện t́nh của công chúa Huyền Trân rất cao đẹp? Anh có thể kể cho hoabay nghe được ko? Năn nỉ...hihi...

Hoabay cám ơn chị johochuot nhe. Chuyện Ngưu Lang Chức Nữ cũng hơng có thật lun hả chị? H́nh như những chuyện t́nh đẹp chỉ có trong truyền thuyết th́ phải, hihi...

Hum nay 8-3, vừa được giải thik chuyện ngày xưa lại vừa có bó hoa thật đẹp của bác Gold tặng, hoabay rất vui.



 

 goldsnow142
 member

 REF: 312907
 03/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Xin cung cấp cho hoabay thêm về truyền thuyết nỏ thần có liên quan đến chuyện t́nh bi thảm Mỵ Châu - Trọng Thuỷ .

Nỏ thần

Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (c̣n gọi là Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xă Cao Đức, huyện Gia B́nh, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu mà c̣n được gọi là nỏ thần.Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng,t́m đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công tŕnh xây thành Cổ Loa.

Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa,là biểu tượng của trí tuệ,sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước,dựng đô.

Tại ḱ họp ngày 5 tháng 8 năm 2005, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đă quyết định lấy tên ông để đặt tên cho một con đường ở trung tâm huyện Đông Anh

Cha đẻ nỏ Thần

Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đă thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn c̣n (góc đông bắc ngoài thành nội).
Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đă bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh.
Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc

Hồi kết bi tráng

Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe c̣n nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi nơi ở ẩn.
Khi Trọng Thủy biết được bí mật pḥng thủ của An Dương Vương về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát và ông đă tử trận.

Các thuyết liên quan tới nguồn gốc, phả hệ Cao Lỗ

Có thuyết cho rằng cái tên Cao Lỗ không phải là họ Cao, mà do gắn với đá thạch, núi đá, rằng Cao Lỗ là một vị thần địa phương - thần Đá - đă được thu phục trong quá tŕnh tiến xuống miền đồng bằng của An Dương Vương, và trở thành một vị tướng của nhà vua. Khi chết, ông trở thành thần bảo hộ cho vùng Việt Tŕ, Bạch Hạc.
Nhà Trần đă sắc phong cho ông là “Quả nghị Cương chính Uy huệ Chính thần Đại vương”.

Theo GS. Cao Thế Dung
"họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ng̣i Sảo, Bắc Ninh, người đă chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Đà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) định cư tại đây.
"Thám Hoa Cao Quưnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tông là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ"

Đền thờ Cao Lỗ

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đă buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xă Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng B́nh Than, Lục Dầu được ít lâu sau th́ mất.
Tại Ái Mộ (xă Bồ Đề, huyện Giâ Lâm, tại xă Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, B́nh Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có đền thờ Cao Lỗ ở khu vực Phú Thọ.


 

 hoabay
 member

 REF: 313111
 03/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Hay quá, cảm ơn bác Gold nhiều nhé, giờ đây hoabay mới hoàn toàn giải toả được thắc mắc về nỏ thần. Chỉ vậy thôi mà hoabay mất ngủ v́ ... hơng biết hỏi ai.

Huyền thoại rồng tiên thuở ban sơ
Âu Lạc trăm con dựng cơi bờ
T́nh sử từ khai sơn phá thạch
Truyền tự Văn Lang măi đến giờ




 

 anhminh26
 member

 REF: 313122
 03/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Huyền Trân Công Chúa –
Là công chúa út yêu quí của thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Mùa thu năm Bính Ngọ (1306), v́ nghĩa nước non, để giữ ḥa hiếu Việt - Chiêm chống lại thế lực Nguyên Mông, nàng đă gạt lệ xuống thuyền vượt trùng dương làm dâu Chiêm quốc với tên gọi mới: hoàng hậu Paramecvari.



Huyền Trân càng lớn, nhan sắc thêm đậm đà. Tiếng cười nói hay giọng ngâm thơ đọc sách như giọng oanh vàng của nàng vẫn vang lên đây đó ở vườn Ngự Uyển trong Tử Cấm thành.
Một hôm, Khâm Từ hoàng hậu cho phép Huyền Trân được cùng bà đi dâng hương lễ Phật nơi chùa Trấn Quốc.

Đoàn xa giá rời hoàng cung trong tiếng lễ nhạc. Lần đầu tiên được rời Cấm thành, công chúa Huyền Trân say sưa ch́m đếm trong sắc nước hương trời, nàng không để ư đến cái nh́n sâu kín thầm lặng thỉnh thoảng lại gieo xuống vóc liễu dáng mai của nàng một niềm đam mê không thể nào bày tỏ của vị tướng trẻ tuổi, Trần Khắc Chung.


Từ ngày ấy, mối t́nh thầm lặng như ngàn cân đeo nặng trong ḷng Trần Khắc Chung, nhưng Tử Cấm thành gần gũi mà ôi muôn trùng cách trở...

Riêng về mối t́nh giữa Huyền Trân và Khắc Chung, theo Đại Việt sử kư toàn thư, khi Chế Mân dâng lễ cầu hôn th́ "...triều thần nước ta đều nói là không nên, duy một ḿnh Văn Túc vương Đạo Tái chủ trương việc gả ấỵ Trần Khắc Chung th́ tán thành".
Theo đó, mối t́nh lăng mạn giữa nàng công chúa và vị tướng quân nước Đại Việt phải chăng chỉ là những gấm thêu huyền thoại ?



Vua Chế Mân chú trọng rất nhiều đến lănh vực ngoại giao. Vương quốc Champa giao thiệp thân mật với các vương quốc Lào và Chân Lạp. Ngoài ra hai vương quốc Champa và Java (Nam Dương) c̣n nối kết t́nh thân khá chặt chẽ qua sự kết duyên giữa công chúa Tapasi của Java và Chế Mân.
Nhưng đối với kẻ xâm lăng, như quân Mông Cổ, Chế Mân chiến đấu tới cùng cho tới khi đuổi được quân ngoại xâm ra khỏi lănh thổ mới thôi ; đối với những kẻ mạnh hơn nhà vua không bao giờ chịu phục tùng.




C̣n Đại Việt, sau khi giành lại quyền độc lập vào thế kỷ thứ 10, liền thực hiện chính sách đưa người Việt tiến dần về phía Nam t́m thêm đất mới.
Cuộc Nam Tiến này đă biến các quốc gia láng giềng thành những chư hầu mà vương quốc Champa là nạn nhân đầu tiên. Xung đột biên giới ở phía Bắc là một trong những vấn đề rất khó giải quyết trong suốt quá tŕnh h́nh thành của vương quốc Champa.
Chính v́ thế ngay khi vừa lên ngôi, Chế Mân liền chấm dứt bang giao với Đại Việt, một vương quốc thù thường gay chiến với Champa thời đó.




Phải chờ đến năm 1293, nhân dịp lễ đăng quang của vua Trần Anh Tôn (sau khi vua cha là Trần Nhân Tôn thoái vị), Chế Mân đă gởi một phái đoàn sang Đại Việt tham dự, quan hệ giữa hai nước mới thân thiện trở lại.

Sau khi đi đánh Ai Lao trở về, vào năm Quí tị (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên tức là vua Trần Anh Tông. Nhân Tông trị v́ được 14 năm, về làm Thái Thượng hoàng, đầu tiên đi tu tại chùa Vơ Lâm (phủ Yên Khánh, Ninh B́nh), sau về tu tại núi Yên Tử (huyện Yên Hưng, Quảng Yên).

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục : "Tháng ba năm Tân sửu (1301), hiệu Hưng Long thứ 9, đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ đức Thượng hoàng là Trần Nhân Tông đă truyền ngôi cho con, đi tu ở núi Yên Tử, thường muốn lịch lăm núi sông trong thiên hạ, nên mới du phương, rồi sang Chiêm Thành".


Tiếng đồn về nhan sắc của Huyền Trân làm bồi hồi trái tim người vua Chiêm quốc. Dù Mân Quân đă lập gia thất với nàng con gái xứ Java, Hoàng hậu Tapasi, nhưng vẫn sai bầy tôi là Chế Bồ Đài dẫn theo bộ hạ hơn 100 người, tiến về Thăng Long cống dâng đồ trân quí làm lễ cầu hôn, những mong được người ngọc.



Chế Mân dâng châu Ô và Lư làm lễ cầu hôn


Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), vua Trần Anh Tôn du lăm về phương Nam và có ghé thăm Champa. Sau chuyến viếng thăm này, vua Champa đă gởi một phái đoàn đến thủ đô Thăng Long (lần thứ hai) để thắt chặt bang giao giữa hai nước. Nhân dịp này, cựu hoàng Trần Nhân Tôn xin theo phái đoàn sứ giả để viếng thăm Champa. Cho tới nay không có tài liệu lịch sử nào cho biết mục đích của cuộc viếng thăm này là ǵ. Sau khi ở lại Champa khoảng 9 tháng, trước khi về lại Thăng Long, cựu hoàng Trần Nhân Tôn có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân (có lẽ là để tạ ơn và thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai vương quốc).


Chờ đợi 5 năm trời mà vẫn không thấy tin vui, đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) niên hiệu Hưng Long thứ 14, vị vua trẻ đa t́nh Chiêm quốc dâng sính lễ bằng hai châu Ô và Lư
Tuy nhiên khi hay tin vua Champa muốn kết duyên với một công chúa Đại Việt, một phong trào phản đối mănh liệt đă xảy ra trong triều đ́nh Champa, nhưng nhà vua vẫn cương quyết tiếp tục thương lượng với triều đ́nh Đại Việt thủ tục cưới hỏi. Các cuộc thương luợng kéo dài đến đầu năm 1305 và chỉ chấm dứt vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) khi Chế Mân quyết định dâng châu Ô và châu Lư (từ Quảng Trị đến đèo Lao Bảo phía Nam Huế) cho Đại Việt để làm quà cưới công chúa Huyền Trân, mặc dù chưa bao giờ thấy mặt.

Lúc bấy giờ Trần Anh Tông mới quyết định gả em gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân.


Cuộc hôn nhân không xuôi chèo mái mát v́ triều thần Đại Việt kẻ đồng t́nh, người phản đối. Quan niệm và thành kiến của người Đại Việt thời bấy giờ vẫn coi thường xứ Hời Chiêm Tộc. Trong thởi gian năm năm liền, cả hai triều đ́nh Chiêm Việt liên tiếp phái các sứ giả qua lại ư kiến nhà vua của mỗi nước để thương thuyết về cuộc hôn nhân. Đoàn Nhữ Hài, vị đặc sứ Đại Việt lúc bấy giờ do bất phục vua Chàm, Khi yết kiến Chế Mân đă đặt quốc thư trước mặt mà lạy, tỏ ư vua Chàm biết là không lạy vua nước Việt chứ không phải lạy vua Chàm.
Những ǵ đă có khởi đầuphải có kết thúc. Cuộc hôn nhân mở đầu thời vận huy hoàng của Chế Mân đă báo hiệu một kết cuộc bi thảm của Chiêm Thành hôn ba trăm năm sau đó.

Từ đó Hai Châu Ô Lư Không những măi măi thuộc về đất Việt mà c̣n đi vào t́nh tự Việt Nam qua ca dao và văn học.

“Hai Châu Ô Lư vuông ngh́n dặm
Một gái Huyền Trân của mấy mươi?”


Châu Ô và Châu Lư là phần đất từ Cửa Viêt kéo dài tới quận Ḥa Vang thuộc tinh Quảng Nam. Theo sử liệu, Châu Ô tức là Châu Thuận và Châu Lư tức là Châu Hóa. Châu Thuận thuộc phần đất của tỉnh Quảng Trị kéo dài tới quận Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên. Châu Hóa là phần đất thuộc tỉnh Thừa Thiên bao gồm quận Ḥa Vang Thuộc Quảng Nam.

Lịch sử Trung Hoa có ghi lại, Tây Thi, gái nước Việt, sắc nước hương trời, chim sa cá lặn, đă được đem dâng vua Phù Sai của nước Ngô để vua nước Việt (bên Tàu) là Câu Tiễn mưu đồ quốc sự.
Nhan sắc của Tây Thi đă làm cho triều đại nhà Ngô cáo chung, vong quốc. Sử Đại Việt không nói nhiều đến nhan sắc của Huyền Trân, nhưng sử sách có ghi lại người anh của Huyền Trân là vua Anh Tôn nổi tiếng là đẹp như tiên.
Các sứ thần Trung Quốc thời đó cứ muốn được yết kiến để chiêm ngưỡng sắc đẹp thần tiên của vua Anh Tôn. Các nhà viết sử đă góp nhặc các sự kiện mà cho rằng hẳn nhiên Huyền Trân là một công chúa diễm kiều tuyệt mỹ, nhan sắc lẫy lừng, tiéng tăm đồn đại vang dội bốn phương khiến trong dân dă đă ví nàng: “Tiếc thay cây quế Châu Thường”... Khiến Chế Mân đă biến cuộc hôn nhân ấy thành quốc sự, đă dày công theo đuổi trong năm năm trời, đă dâng một phần lănh thổ của Chiêm quốc để cưới bằng được một gái “Tây Thi” Đại Việt”.



Văn nhân Việt châm biếm cuộc hôn nhân


Sự chống đối tại Đại Việt cũng không thua ǵ. Dư luận trong nước trách cứ vua Trần Anh Tôn không nghĩ ǵ đến danh dự của vương quyền khi gả em gái ḿnh cho vua Chàm để đổi châu Ô và châu Lư. Đối với người Việt thời đó, Champa vẫn là vương quốc của những nhóm người «Man» (Mọi, Hời), nghĩa là chưa biết tới đạo lư Thánh Hiền (Khổng Giáo).

Không biết sắc đẹp của công chúa Huyền Trân như thế nào, nhưng một số rất đông thi sĩ Việt đă không tiếc lời châm biếm cuộc hôn nhân dị chủng v́ đổi chác chính trị :
"Tiếc thay cây quế Châu Thường
Để cho người Mọi người Mường nó leo"...

"Con vua lấy thằng bán than
Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo"...

hay :
"Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười
Vốn đă không mất lại thêm lời
Hai châu Ô, Lư vuông ngh́n dặm
Một gái Huyền Trân của mấy mươi
Ḷng đỏ khen ai lo việc nước
Môi son phải giống măi trên đời
Châu đi rồi lại châu về đó
Ngơ ngẩn trông nhau mấy chú Hời".

(Thái Xuyên, Vịnh Huyền Trân công chúa)


Cả triều đ́nh Đại Việt đều hoang mang, hoàng thân quốc thích lên tiếng phản đốị Làm să có thể gả nàng công chúa yêu quí nước Việt về xứ Chàm man rợ ? Nhưng Thái thượng hoàng đă trẩnh bày rơ ràng ư định của ḿnh với Trần Anh Tông.

Việc gả Huyền Trân về đất Chiêm là một đường lối chính trị có tầm vóc quan trọng ảnh hương đến sự tồn vong của Đại Việt.

Quả nhiên, từ khi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn tại Vạn Kiếp và trên sông Bạch Đằng đă hai lần, năm 1285 và 1287, đánh tan 800.000 quân Mông cổ của Hốt Tất Liệt (Qoubilai Khan) do con trai là Trấn Nam vương Thoát Hoan (Toghan) cầm đầu , th́ Trung quốc vẫn ḍm dơ Đại Việt, chỉ chờ khi Đại Việt và Chiêm Thành dấy loạn can qua, sẽ thúc quân tràn sang giữ thế ngư ông thủ lợị Trong khi Huyền Trân về nước Chiêm, hai nước sẽ có t́nh ḥa hiếu, không c̣n lo ngại trước cường lực của Trung quốc.

Trước lời khuyên của Thái Thượng hoàng và sự phản đối của triều thần, Trần Anh Tông vẫn c̣n do dự chưa quyết ư.


Huyền Trân công chúa thấy cơi ḷng tan nát. Riêng về Trần Khắc Chung nghe tin như sét đánh ngang màỵ Hỡi ôi, giữa con tim của nàng công chúa và vị tướng trẻ đất Đại Việt, ai buồn hơn ai ?...


Năm 1306, một phái đoàn hùng hậu của triều đ́nh Chăm ra đón công chúa Huyền Trân về Vijaya (Đồ Bàn, B́nh Định), tại đây Huyền Trân được tôn là hoàng hậu Paramesvari, vợ thứ ba của Chế Mân. Nhà Trần tiếp thu lănh thổ hai châu Ô và Lư và đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu rồi giao cho Đoàn Nhữ Hài cai quản.

Đối với người Champa, đây là một cái nhục. Dân chúng Chàm tại hai châu Ô và Lư đă nổi lên chống lại sự có mặt của quân triều đ́nh Đại Việt trên lănh thổ của họ.

T́nh h́nh tại kinh đô Vijaya cũng không khá ǵ hơn, các quần thần cực lực phản đối sự hiện diện của một công chúa Việt trong cung đ́nh. Sự phản đối của họ không mang tính kỳ thị chủng tộc mà là chính trị : vương quốc Champa đă bị Đại Việt chiếm quá nhiều đất (năm 1069, Đại Việt đă chiếm ba châu địa đầu phía Bắc là Địa Lư, Ma Linh và Bố Chính), nay lại mất thêm đất nữa. Từ đó quan hệ giữa hai nước trở nên gay go, nếu không muốn nói là thù địch.

Đối với vua Trần Anh Tôn, việc gả em gái của ḿnh là Huyền Trân cho Chế Mân là chuyện bất đắc dĩ, v́ muốn giữ lời hứa của Thượng Hoàng mà thôi. Chính v́ thế cuộc thương lượng về thủ tục cưới gả đă kéo dài suốt 5 năm mới thành (từ 1302 đến 1306). Đoàn Nhữ Hài là một trong những sứ giả đă có thái độ bất kính đối với Chế Mân, khi tŕnh quốc thư ông đă đặt nó trước mặt vua Chàm để lạy, ư nói rằng ông lạy vua Đại Việt chứ không phải vua Chàm.

Sau hôn lễ, khi về đến Chiêm Thành, nàng công chúa Đại Việt đă được phong làm Hoàng Hậu Paramecvari của Chiêm quốc.
Phận gái mười hai bến nước. mà thuyền t́nh của Công Chúa Huyền Trân đă cặp bến vinh hoa. Thói thường, các cô dâu khi về nhà chồng dù tâm trạng thế nào đôi mắt cũng rưng rưng nhỏ lệ. Nàng Huyền Trân dù trước mắt là cuộc đăng quang tuyệt đỉnh huy hoàng, nhưng làm sao người công chúa thoát ra khỏi cái t́nh cảm thường t́nh; nhớ thương, bịn rịn, lolắng, bâng khuâng. Do đó người đời đă truyền tụng hai câu ca dao nói lên tâm sự Huyền Trân khi qua đèo Hải
Vân:

“Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân em buồn.”


Thế là nàng công chúa nhà Trần đă về làm dâu Chiêm quốc, đă trở thành Hoàng Hậu. Th́ lúc đó, trong nước Đại Việt, giới văn nhân thi sĩ xầm x́, chế giều. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đă ví cuộc hôn nhân này tương tự như việc nhà Tiền Hán Trung Hoa 33 năm trước Tây lịch đă đem Chiêu quân cống Hồ Hoàng là vua Hung Nô để mưu cầu ḥa b́nh cho trăm họ.




Đưa Huyền Trân về lại cố quốc


Về số phận nàng công chúa Huyền Trân của nước Đại Việt, một năm sau khi về đất chàm, Mân Quân dựng xong tháp Po Kloong Girai tại Phan Rang th́ qua đời vào mùa hạ, tháng 5 năm 1307.
Huyền Trân giờ là một góa phụ lẻ loi trong cung điện thành Đồ Bàn nh́n về cố quốc mà thấy lư lẻ “sắc sắc không không” mầu nhiệm.

Theo Khâm định Việt sử, tháng 9, thế tử là Chế Đa Đa sai bầy tôi là Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng để cáo việc tang.

Sau khi Chế Mân chết, "vua Trần Anh Tôn sợ Huyền Trân sẽ hỏa táng theo chồng. Nhà vua bèn sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang Chiêm Thành để bày mưu cứu công chúa về. Khi thuyền công chúa ra đến giữa bể, Trần Khắc Chung đem một chiếc thuyền nhẹ cướp công chúa về, rồi cùng công chúa tư thông, quanh quất trên bể, đi hơn một năm mới về kinh sư" (Thái Văn Kiểm, Đất Việt Trời Nam).

Trong khi đó sử liệu Champa lại ghi rằng : "Từ khi có sự hiện diện của Huyền Trân trong cung thành, vấn đề nội bộ Champa càng đi sâu vào khủng hoảng, để rồi người ta cho biết Chế Mân từ trần vào năm 1307. Cái chết này xảy ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, người ta không biết nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Chế Mân".

Theo tin từ triều đ́nh Đại Việt, Chế Mân chết v́ tuổi già. Lập luận này có đúng hay không ? Dư luận Champa đă rất xôn xao : nếu không phải chết v́ tuổi già, th́ cái chết của nhà vua có liên hệ ǵ với cô công chúa Việt trong cung đ́nh thời đó ? Có nên đặt ra nghi vấn là Huyền Trân có dính dáng đến cái chết của nhà vua hay không hay bà có nhận công tác nào không từ Thăng Long ?

Biết rằng không có ǵ rơ rệt cho lắm để kết luận về biến cố này. Tuy nhiên, nếu Huyền Trân không dính dáng ǵ đến cái chết của Chế Mân, tại sao triều đ́nh Việt Nam phải ra lệnh cho Trần Khắc Chung đến Champa t́m cách đưa bà chạy trốn ? Tài liệu phía Việt Nam lập luận rằng, v́ sợ Huyền Trân bị bắt đưa lên dàn hỏa thiêu để cùng hỏa táng với Chế Mân.

Đây đúng là một chuyện khôi hài, bất chấp phong tục tập quán của người Chăm thời đó. Theo truyền thống của hoàng gia Champa, chỉ có người vợ Cả mới có quyền lên dàn hỏa thiêu này. Lúc đó là hoàng hậu Tapasi gốc Java. Chết theo chồng là một vinh dự lớn lao dành cho hoàng hậu Champa, những người vợ sau không có vinh dự này. Hơn nữa, theo phong tục của người Chăm thời đó, xác người quá cố phải đưa lên dàn hỏa táng tối đa là 7 ngày sau khi chết, v́ không có điều kiện bảo quản xác người quá cố trong một xứ nhiệt đới.


Thêm vào đó việc thông tin từ Vijaya đến Thăng Long nhanh nhất là ba ngày và thêm ba ngày từ Thăng Long đến Vijaya, đó là chưa kể những ngày chuẩn bị. Nếu đúng theo phong tục của người Chàm th́ hoàng hậu Paramesvari (Huyền Trân) đă bị thiêu trước khi phái đoàn từ Đại Việt đến tiếp cứu.

Thật ra trong vụ này triều đ́nh Chiêm Thành đă quyết định trả Huyền Trân về lại cho nhà Trần để đ̣i lại hai châu Ô và Lí, nên đă tiếp đón phái đoàn Trần Khắc Chung một cách ân cần và c̣n cấp hơn 300 thủy binh hộ tống về nước. Sự từ khước kết nghĩa sui gia này có một ư nghĩa đặc biệt, nó thể hiện sự từ chối hợp tác giữa hai nền văn minh và văn hóa khác nhau, một bên là văn minh văn hóa Khổng Mạnh và một bên là văn minh văn hóa Ấn Độ. Cả hai vương triều gần như chấp nhận sự khác biệt đó và không muốn có một sự ḥa hợp nào.



Trần Anh Tông sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung cùng An phủ sứ Đặng Vân đi điếu tang.

Khi thấy Trần Khắc Chung tới, các cung nữ của Huyền Trân hát rằng :
Đàn kêu tích tịch t́nh tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.

Ngụ ư công chúa sẽ phải lên hỏa đàn.
Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng : "Sở dĩ bản triều gả công chúa cho quốc vương v́ hai nước cơi đất liền nhau, nên yên phận đê? cùng hương thái bẩnh hạnh phúc, cũng v́ thương dân, chứ không phải mượn má phấn để giữ trường thành.
Nay Quốc vương từ trần, nếu đem công chúa tuẫn táng ngay th́ việc tu trai không người lo liệụ Theo tục lệ bản quốc, trước hăy đưa công chúa ra băi bể chiêu đón linh hồn, rồi mới vào hỏa đàn sau".


Người Chiêm Thành nghe theo lờị Khi thuyền công chúa ra giữa bể, Trần Khắc Chung đem thuyền cướp Huyền Trân.
Theo Khâm định Việt sử, Trần Khắc Chung cùng Huyền Trân tư thông quanh quất trên bể hơn một năm mới về đến kinh sự Hưng Nhượng vương Quốc Tăng rất ghét chuyện ấy, hễ trông thấy Khắc Chung th́ mắng rằng "Họ tên người này không tốt, có lẽ nhà Trần mất v́ hắn chăng !"

C̣n chuyện hỏa thiêu có lẽ đă do Trần Khắc Chung thêu dệt ra để được Trần Anh Tôn cử sang Chiêm Thành đón Huyền Trân về nước. Sau khi gặp lại người yêu, thay v́ căng buồm về Bắc ông đă dẫn Huyền Trân ra một hoang đảo tư thông với nhau trong suốt một năm liền
Đến mùa thu năm 1308 mới lên thuyền về lại Thăng Long. Đoàn thủy binh Chàm lúc đó mới được giao trả cho Chiêm Thành để báo cáo sự việc.

Dư luận trong dân gian xầm x́:

Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đă ṿ nước đục lại vần lửa rơm”


Cuối cùng Huyền Trân đă được trả về cho nước Việt và hai Châu ô Lư cũng vĩnh viễn là lănh thổ Việt Nam. Từ đó lại có hai câu ca dao:

“Của trời, trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời.”


Huyền Trân công chúa về đến Thăng Long ngày 18, mùa thu năm Hưng Long 16 (Mậu Thân 1308), từ đấy sống trọn đời trong hiu quạnh bẽ bàng.



Cái chết của Chế Mân năm 1307 để lại một bầu trời huyền bí. Mất hai châu Ô và Lư là một biến cố đớn đau cho toàn dân Champa. Quần thần Chăm trách vua Chế Mân đă v́ sắc đẹp mà dâng đất hai châu Ô và Lư cho người Việt.
Đây là vùng đất chiến lược quan trọng để bảo vệ lănh thổ trung tâm là Vijaya, v́ từ sau ngày đó sự hiện diện của người Việt trên hai lănh thổ này đe dọa trực tiếp sự sống c̣n của vương quốc Champa. Năm 1471 quân Đại Việt tiến chiếm Vijaya (B́nh Định), rồi thôn tín luôn toàn bộ lănh thổ Champa : 1611 chiếm Phú Yên, 1653 chiếm Nha Trang, 1832 chiếm Phan Rang và Phan Rí.

Có ai biết được tâm sự của người công nữ đài các ấy. Nàng đă ra đi và nàng đă trở về tưởng chừng như trong im lặng, để lại hàng trăm năm sau những t́nh cảm bịn rịn, tưởng nhớ, biết ơn của hàng bao thế hệ con người Việt Nam.



Gần đây, thi sĩ Hà Thượng Nhân khi đi qua đèo Ngang đă không khỏi chạnh ḷng nhớ người, nhớ nước. Nỗi nhớ ấy da diết vô hạn. Bởi tâm cảm đó, nhà thơ không khác ǵ Bà Huyện Thanh Quan, một Huyền Trân Công Chúa cũng một lần đi qua đèo Ngang, đi qua một chặng đường lịch sử của dân tộc Việt mà ngó lại ḷng ḿnh để thấy một nỗi sầu man mác, đó là nỗi sầu chung của thế sự và nổi niềm riêng của con người

Chữ tài đă trót lụy vào thân
Non nước đă mang măi nợ nần
Tiếng cuốc vẫn đau t́nh cố quận
Ruột tằm thêm rối nghĩa phù vân
Bắc Nam dù cách chưa hề lạ
Kim cổ tuy xa cũng vẫn gần
Lồng lộng trời cao muôn dấu hỏi
Hai châu Ô, Lư một Huyền Trân

Một gái Huyền Trân đổi mấy châu
Người xưa cảnh cũ biết t́m đâu
Ngôi vàng chỉ cốt ngôi vua vững
Phận bạc ai lo mảnh má đào
Son phấn thương nhau càng khắc khoải
Núi sông nghoảnh lại hẳn bền lâu
Giờ đây qua đỉnh đèo Ngang ấy
Bỗng nhớ người xưa bát ngát sầu


700 năm đă trôi qua, cuộc t́nh Chế Mân và Huyền Trân công chúa vẫn để lại nhiều câu hỏi lớn. Chế Mân đă v́ t́nh mà quên quyền lợi đất nước ? Huyền Trân có thực sự yêu thương Chế Mân hay chỉ v́ quyền lợi nhà Trần mà hy sinh mối t́nh của ḿnh với Trần Khắc Chung ?

Bài viết hơi dài, nhưng không c̣n cách nào hơn để nói cho tạm đầy đủ về sự kiện lịch sử này.
Ít ra cũng giải đáp 1 số thắc mắc của hoabay và các bạn nào chưa biết rơ về Huyền Trân Công Chúa và những nội t́nh trong Vương Triều thời bâư giờ.

AM thân chúc các bạn thật vui và thoải mái cuối tuần….


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network