Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tán dóc, bốc phét >> Bờ Hồ 5 giờ sáng. st

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 tayho00
 member

 ID 50300
 03/14/2009



Bờ Hồ 5 giờ sáng. st
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Xưa ḿnh ở Ḷ Sũ, rất gần Bờ Hồ, trừ khi mưa to gió lớn, mỗi buổi sáng đúng năm giờ lại chạy ba ṿng quanh hồ.

Đúng giờ ấy, những tên đạo chích, những ả ăn sương, những kẻ thất lỡ vận lặng lẽ rút khỏi những chiếc ghế đá, nhường chỗ cho khoảng một hai ngàn người vào mùa hạ, năm bảy trăm người vào mùa đông, tràn ra Bờ Hồ vươn vai hít thở, văn vẹo uốn éo, chạy nhảy đấm bóp… Bờ Hồ bừng thức, sống sống động lạ thường.

Ṿng quanh một ngàn bảy trăm mét Bờ Hồ có ba lớp. Ngoài cùng là lớp chạy, ở giữa là lớp đi, trong cùng là lớp thể dục, vơ thuật, cầu lông và tán gẫu.

Lớp chạy chừng hai trăm người, bắt đầu bằng cụ già bảy nhăm tuổi, mặc bộ lụa trắng, thắt đai đỏ, vác đại đao gỗ dài hơn hai mét, vừa chạy vừa hô. Cụ chạy theo nhịp 2/4, dậm giật dậm giật, hô một hai một hai, mặt đằng đằng sát khí y như sắp xáp mặt quân thù.

Theo sau cụ và luôn vượt qua cụ có đủ mặt các tầng lớp xă hội từ tây đến ta. Một anh làm hậu đài sân khấu chèo, mắm môi mắm lợi chạy như đuổi lợn sổng chuồng.Một cô bán bún quần xoóc áo pull, đùi đỏ như đồng, ngực rung bần bật, vừa chạy vừa rắm kinh hồn. Đă thế c̣n hất mặt lên trời hít hít thở thở.

Một nữ nhà thơ, trông chị chạy tức tưởi như đang bị chồng đuổi đánh. Một anh đồ tể, ngă xe máy bị liệt một chân, kiên nhẫn kéo cái chân liệt quanh Bờ Hồ một ṿng hết hai giờ không nghỉ.Một bác vẹo cột sống, chạy như lên đồng, vừa chạy vừa múa tay, nom hân hoan như vừa trúng số độc đắc.

Một anh hát rong, vẫn ngân nga ở ga Hàng Cỏ, sáng nào cũng chạy hai ṿng, trước khi xỏ cái chân thật vào cái chân giả, cà nhắc cà nhắc đàn đàn hát hát những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim… chỉ độc mỗi bài hát ấy thôi thế mà cũng kiếm được bộn tiền.

Sau anh “ đời hát rong” là nghệ sĩ Tiến Đạt cắm cúi vừa chạy vừa hớt hăi nh́n như đang chạy t́m trẻ lạc. Nhà báo Xuân Ba vừa chạy vừa đi, mồm miệng vẫn tích cực hít thở, mắt th́ soi đùi không sót cô nào. Nhà thơ Trần Quang Đạo, chạy nửa ṿng rồi quay trở lại, tính ăn gian cho đủ ba ṿng.

Rồi Nhà văn Nguyễn Việt Hà, họa sĩ Lê Thiết Cương, tiến sĩ Trần Trọng Thưởng chạy vật vờ như đám mất sổ gạo, hễ thấy tốp chân dài nào chạy qua th́ mắt sáng như sao, ba chân bốn cẳng đuổi theo vô cùng hoan hỉ.

Rồi các trưởng phó pḥng, trưởng phó công ty, vụ trưởng thứ trưởng bộ trưởng…bụng eo cổ ngẳng, bụng béo cổ lùn đua nhau chạy như chạy giặc.

Rồi mấy bác Trung Quốc, mấy chú Hồng Kông, mấy em Việt kiều yêu nước x̣e váy chạy trước gió trời, trông không chê vào đâu được.

Sau đó là tây tiếp thị, tây ba lô, “tây phi chính phủ”…, có cả cái anh “go go tôi đă về đây và ở lại đây cùng các bạn”, chạy phởn phơ trước cả ngàn cặp mắt thèm khát bốc cháy gái An Nam.

Đặc sắc nhất vẫn là một cụ già bảy hai tuổi, tóc trắng như cước, nghe nói ở phố Hàng Dầu, lại nghe nói cụ vừa cưới một cô hai hai tuổi, sau khi cụ bà về trời v́ tuổi cao sức yếu.

Cụ dậy từ bốn rưỡi sáng, cắm cổ chạy từ bảy đến chín ṿng, tức khoảng 12 đến 14 km, một kỷ lục dân dưỡng sinh Bờ Hồ không ai vượt qua được. Đám văn bút lau nhau chạy theo cụ, nói cụ ơi cụ ơi bi giờ một đêm cụ làm mấy choác, cụ cười hà hà, nói giờ già yếu rồi, chỉ làm tạm năm sáu choác rồi ngủ thôi.

Chưa thấy khi nào thấy vợ cụ chạy theo cụ, nhưng không một buổi sáng nào cụ không rủ được một cô cùng chạy. Lúc thấy cụ chạy với một bà nạ ḍng mập ú, ngực rung chuyển rộn ràng như múa lân. Lúc thấy cụ chạy với một thanh nữ, mông mây mẩy, má ṃng ṃng, môi mưng mưng, mắt mấp máy, vừa chạy vừa liếc xem c̣n có ai nh́n ḿnh nữa không. Lúc thấy cụ chạy với một me đầm nặng chừng hơn tạ, cả khối thịt trắng phau cứ xoay qua xoay lại, bà cười toe toét, nói ánh lám ém mét quà( anh làm em mệt quá). …

Đến sáu giờ, trên một ngàn bảy trăm mét chu vi Bờ Hồ tràn ngập những người cao tuổi, chia thành bảy nhóm, trừ nhóm giáp ngă tư Đinh Tiên Hoàng- Hàng Khay toàn cụ bà, c̣n lại không có nhóm nào không có các cụ ông. Có ba nhóm rất được dân dưỡng sinh Bờ Hồ nể trọng, ấy là nhóm hô, nhóm họp và nhóm hát.

Nhóm hô ở Nam Bờ Hồ, bên phải nhà hàng Thủy Tọa, có khoảng một trăm cụ bà và dăm bảy cụ ông. Tất thảy các cụ ông đều đảm nhiệm một chức vụ nào đó. Một cụ ông đánh đàn organ, cụ không phải tập, sáng nào cũng chở đàn, loa, ác qui ra chờ sẵn từ rất sớm. Khi có lệnh tập th́ cụ tay vung đầu rung mắt nhắm chơi đi chơi lại mỗi điệu anh Kim Đồng ơi anh Kim Đồng ơi…

Các cụ c̣n lại thay nhau hô khẩu lệnh, các cụ này cũng không phải tập nên hô rất hăng. Một cụ nhỏ thó, đứng chắp tay sau đít hô to đến nỗi đứng ở Bưu điện vẫn nghe tiếng cụ vang vang.

Xem th́ biêt tác phong của cụ là tác phong của ông cả đời mới được làm lănh đạo, chỉ cái chức trưởng nhóm dưỡng sinh thôi mà vô cùng nghiêm trọng. Vừa hô cụ vừa lừ mắt quan sát, hễ thấy cụ bà nào nói chuyện là lập tức rút sổ ghi tên ngay tắp lự.

Nhưng cái sự hô khủng khiếp của cụ xem ra không được uy tín, tháng sau ( có lẽ đă họp hành chán chê, biểu quyết ê hề) thấy xuất hiện cụ khác thay thế, tiếng hô sấm rền nhói óc. Thế mà vẫn không ổn, bèn thay bằng cái catset 50w tiếng vang vang xói đến tận Hàng Vôi.

Rồi cái catset ấy cũng không ổn, lập tức được thay một lúc hai cụ, một cụ hô khẩu lệnh, một cụ hô nhịp ầm vang hoành tráng, ở xa tưởng tiếng thét Hội thề bên sông Như Nguyệt ngàn năm trước, đến gần chỉ thấy vài mươi cụ bà ốm nhom vừa tập vừa ngáp vừa nói chuyện.

Nhóm họp phía góc đường Tràng Thi- Bà Triệu, nhóm này thay món dưỡng sinh liên tục. Lúc đầu múa kiếm, được vài hôm thấy cụ trưởng nhóm đứng trước micro nói rất ghê, sau đó thay bằng múa gậy, sau đó thay bằng Thái cực quyền, sau đó thay bằng tám bài thể dục b́nh dân, sau đó nửa múa kiếm nửa chạy, sau đó nửa múa gậy nửa thể dục b́nh dân…thay đổi tít mù rối như canh hẹ, y chang thời giá lương tiền thủa đất nước gieo neo.

Nhưng căn bản nhóm này là họp, họp rất ghê, tất cả các cuộc họp đều hết sức nghiêm trọng và căng thẳng. Micro có chân, loa cỡ lớn, ngồi hàng một hàng hai thẳng băng và họp. Tập nửa giờ th́ họp một tiếng, có khi họp đến mặt trời đứng bóng vẫn chưa xong. Thất kinh.

Nhóm hát ở sát ngay Tháp Bút. Nhóm này rất hay, chỉ chừng mươi lăm cụ thôi, tập cũng hăng hát cũng khỏe. Cứ xong buổi tập, mặc ai đi Đông về Tây, nhóm này tập trung lại hát cái đă.

Một cụ mắm môi mắm lợi bắt nhịp, tập từng câu một rất kiên tŕ, toàn những bài ca ngợi non sông gấm vóc do các cụ sáng tác. Lại c̣n đọc thơ nữa, đọc ở đài phường chưa đă nư, phải ra đây đọc mới đă. Cụ nào cũng làm thơ, thơ vần vè, thơ thất vận đủ hết, các cụ đọc say sưa, bài nào cũng được xuưt xoa khen sâu sắc.

Có cụ thơ có bốn câu, kể xuất xứ bài thơ hết bốn chục câu, dừng lại giữa chừng giải thích từ nọ từ kia câu nọ câu kia hết hơn trăm câu nữa. Hôm sau vẫn đọc đúng bài đó, lại kể xuất xứ bài thơ hết bốn chục câu, dừng lại giữa chừng giải thích từ nọ từ kia câu nọ câu kia hết hơn trăm câu nữa… thế mà không thấy ai chán.

Ai thế nào mặc ḷng, các cụ cụ nhóm này vẫn sáng sáng ra đây, tập hợp nhau lại, bá vai hót cổ đu đu đưa đưa, hát và đọc thơ ca ngợi non sông gấm vóc. Hay, he he.

Bao quanh Bờ Hồ là hệ thống dịch vụ. Dịch vụ điểm tâm chuyên trị đậu hũ, sữa đậu nành, chủ yếu phục vụ các cụ ông mở hầu bao đăi xả láng các cụ bà. Dịch vụ cân sức khỏe, bà béo th́ nhẹ đi, ông gầy th́ nặng lên, cân Tàu biến hóa khôn lường. Dịch vụ nhiếp ảnh, phục vụ tận tâm các đôi nam nữ ở quê ra. Dịch vụ vệ sinh giá bao cấp một ngh́n đồng một suất, bất kể anh có khai gian đi nặng ra đi nhẹ.

Bây giờ đang mùa lạnh, ḿnh vừa đi qua đó thấy quân số dưỡng sinh giảm đi quá nửa, tuy vẫn không hết rộn ràng. Các thanh nữ quần xooc đùi trần không ai xuất hiện. Các nhóm cụ già cũng giải tán dần đi. Nhóm họp giải tán đầu tiên, sau đó là nhóm hô, cuối cùng là nhóm hát.

Cụ già bảy hai tuổi, tóc trắng như cước, vẫn c̣n trên đường chạy nhưng v́ không c̣n cô nào nên trông cụ thất thểu lờ vờ như ông thất trận.

Riêng đám chạy mưu danh mưu sĩ mưu sinh vẫn bền bỉ với Bờ Hồ. Bà hàng bún ông hát rong thằng lưu manh đứa ăn cắp, rồi trưởng pḥng phó pḥng trưởng phó công ty vụ trưởng thứ trưởng bộ trưởng, rồi nhà văn nhà báo nhà giáo nhà lang băm, rồi nghệ sĩ nhân dân nghệ sĩ ưu tú nghệ sĩ ba que… vẫn bám đuổi nhau đèn cù rật rật chạy măi không thôi.

Quang Lap





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ototot
 member

 REF: 431405
 03/14/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tôi đọc tiết mục này trong phần “Tán Dóc, Bốc Phét” cuả diễn đàn, là một bài sưu tầm có ghi tác giả là “Quang Lap”.

Mới vào đọc, tôi tưởng đây là một thiên phóng sự b́nh thường để mô tả sinh hoạt tại Bờ Hồ ở Hà nội lúc 5 giờ sáng…

Đọc thêm chút nưă, thấy tác giả viết toàn một luận điệu, một văn phong đầy vẻ châm biếm, nếu không muốn nói là chế nhạo!

Lúc đầu, tôi lại tự đặt câu hỏi, phải chăng người viết đang chiă mũi dùi vào một đối tượng lố bịch nào đó trong xă hội, hoặc đang định đả kích một lối sống rởm nào đó…!

Nhưng không! Càng đọc, và đọc cho tới hết bài, tôi thấy tác giả đả kích, nếu không muốn nói là chửi ruả, lăng nhục tất cả những người mà anh ta thấy trên bờ hồ!

Tác giả không chưà một ai cả, từ ông cụ già, bà cụ già, một thanh niên, một người tàn tật, một nhà văn, một nhà báo, một thi sĩ, một ca sĩ, một người bán hàng rong, một du khách ngoại quốc, một Việt kiều, một quan chức, ... thậm chí có một số người được nêu đích danh …!

Mà những người này làm chuyện ǵ xấu xa đến nỗi tác giả phải đem ra hạ nhục như vậy? Đây không phải là hành văn kể chuyện cười, mà viết dưới dạng phóng sự!

Tôi thấy tất cả những người được kể ra, chỉ là tập trung quanh bờ hồ để tập thể dục để giữ ǵn sức khoẻ, th́ đáng khen, đáng phục chứ!

Không biết các bạn đọc bài này có suy nghĩ như thế nào về người viết, nhưng riêng tôi th́ h́nh dung anh chỉ là một tâm hồn bấn loạn, trong thể xác cuả một ông cụ non, đang tối ngày ngồi say sưa rượu chè, hút xách, nh́n đời qua một lăng kính đen tối, rồi vận dụng hết kiến thức lỡ học được ở trường học, và khả năng viết lách để sáng tác ra một bài văn … bệnh hoạn như vậy!


Thân ái,


 

 da1uhate
 member

 REF: 431419
 03/14/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bác Oto có thểm ghé thăm chủ nhân bài viết ở đây link.

 

 cakhia
 member

 REF: 431420
 03/14/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
cakhia cảm nhận khác với Ototot chút xíu. Quả thật tác giả có ư mỉa mai chế nhạo tất cả mọi người quanh bờ Hồ, quả thật tác giả viết dưới dạng phóng sự đúng như Ototot nhận xét, tuy nhiên, cakhia cảm thấy cái mà tác giả thực sự đả kích chính là thói cơ hội, phô trương, bon chen trong xă hội.

 

 ototot
 member

 REF: 431475
 03/14/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cảm ơn cô da1uhate đă cho biết thêm về xuất xứ và vài chi tiết nưă về bài "phóng sự", tuy xem xong tôi cũng vẫn có băn khoăn, thắc mắc.

Về ư kiến cuả cakhia, thực t́nh tôi xin thưa rằng có lẽ tất cả chúng ta, kể cả tôi và người viết "phóng sự", cũng vẫn có thể thống nhất với nhau rằng thói hư tật xấu, như phô trương, đạo đức giả, ..., th́ đả kích thế, chứ nưă cũng không sao!

Cũng theo tôi, chúng ta cũng vẫn có thể thống nhất với nhau được rằng thể dục thể thao bản chất nó là tốt; c̣n người lợi dụng nó để làm chuyện xấu là chuyện khác.

Ở xă hội nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy, cũng có những con người được ưu đăi (ví dụ những thành phần giàu mới) làm những chuyện lố lăng, khó coi; nhưng xét cho cùng, cũng chẳng mấy tai hại cho xă hội!

Trong bài "phóng sự", tôi thấy đối tượng đả kích bao gồm cả những người tàn tật, những người buôn thúng bán bưng, th́ e khe khắt quá!

Sau cùng, tôi tự hỏi ta có nên quá để ư đến những sở thích cá nhân cuả ngưới khác, nếu nó không hại ǵ mấy cho ai? Tôi nghĩ như vậy, v́ một khi xă hội phát triển đồng đều, hố cách biệt giưă các thành phần xă hội bớt đi, th́ những thói xấu đó cũng tự nó tan biến đi.


Thân ái,


 

 tayho00
 member

 REF: 431573
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn bác Ototot,da1uhate và Cakhia đă ghé thăm và ghóp ư.
Theo Tayho00 th́ bài viết chỉ muốn nói lên một hiện trạng thực của xă hội ngày nay và sẽ c̣n tiếp diễn ở mọi tầng lớp ( Rất đáng tiếc ) nhất là những tầng lớp "bên trên".
tayho00 thấy câu cuối cùng của bài là câu hay nhất đó.
Chúc cả nhà vui !


 

 ototot
 member

 REF: 431628
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Nói về những nước vưà thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, rồi vùn vụt trở nên giàu có, những người nói tiếng Anh Mỹ dùng một cụm từ nhập cảng từ tiếng Pháp để chỉ lớp “người giàu mới”“nouveau riche”, trong khi người Pháp viết có văn phạm hơn là “les nouveaux riches” (nouveau = mới; riche=giàu).

Ai theo dơi t́nh h́nh kinh tế thế giới đều biết nước đang giàu nhanh nhất thế giới, chính là Trung Quốc. .. Và ai theo dơi những diễn biến chính trị tại đây chắc cũng c̣n nhớ mới ngày nào ông Mao Trạch Đông đă có lần nói : “Trí thức không bằng băi phân”, hoặc “Lao Động Là Vinh Quang!” , th́ nay đều sửng sốt khi đọc được khẩu hiệu mới ở Trung Quốc trong những năm gần đây là “Làm Giàu Là Vinh Quang!"

Trong khung cảnh đó, báo Time cuả Mỹ có ra một số báo đặc biệt cách đây mươi năm với chủ đề “To Get Rich Is Glorious” mà tôi xin trích dẫn ra đây một số h́nh ảnh tiêu biểu:

Photobucket


Đây là ảnh anh Huang Qiaolinh với vẻ mặt vênh vang đắc chí khi anh đứng cho phóng viên chụp trong căn nhà riêng trị giá 10 triệu US dollar cuả anh. Căn nhà này anh cho thiết kế và xây dựng theo đúng mô h́nh cuả Toà Bạch Ốc (The White House), là nơi cư ngụ cuả những Tổng Thống Mỹ.



Photobucket


Theo mô h́nh cuả Toà Bạch Ốc có nghiă là cũng có Pḥng Bầu Dục (The Oval Office) để anh làm việc, cũng có “Vườn Hồng” (Rose Garden) nằm bên cạnh Pḥng Bầu Dục và cánh trái cuả toà nhà , và là nơi tiếp tân mỗi khi có dịp quan trọng như quan, hôn, tang, tế! Tuyên bố với phóng viên, anh nói: “Đây là căn nhà mà tôi hằng ước mơ” (This is my dream house).



Photobucket


“Ở Trung Quốc, anh giàu là anh phải phô trương ra cho mọi người biết!” Đó là tuyên bố cuả một đại gia làm chủ một công ty quảng cáo, đại gia Wang Deyuan (bên phải) chụp với “phu nhân” và bạn bè trong một căn pḥng karaoke thuê riêng độc quyền ở Quảng Châu.



Photobucket


Chơi “golf” đă trở thành thời trang không thể thiếu sót cuả giới “giàu mới”, v́ nó là một trong những thú giải trí tốn kém nhất, cũng như nghe nói ở Việt Nam cũng thế. Có những câu lạc bộ đánh golf mà lệ phí hội viên cả ngàn dollars một năm. Đa số những sân golf đều ở xa thành phố để người ta tận hưởng thiên nhiên, nên từ đó lại nẩy sinh ra nhu cầu phải có những ô tô sang trọng lui tới những nơi này!



Photobucket


Nuôi thú cảnh (pets) cũng là một thời trang tốn kém cuả giới giàu mới, như chó mèo cũng có những bệnh viện riêng, những pḥng trang điểm thẩm mỹ do chuyên viên lành nghề phụ trách.
Săn sóc bộ lông chó có khi tốn kém cả trăm dollar! Trong h́nh chuyên viên c̣n đang nhuôm lông một cái tai chó nưă kià!



Photobucket


Một pḥng khách hoành tráng như thế này cuả bà Wendie Xu ở Shaohui, trị giá khoảng 600.000 dollars, không phải là khó kiếm ở Trung Quốc ngày nay. Nội cái ghế đi văng khổng lồ để trang bị cho pḥng khách, phải đặt làm riêng, cũng tốn cả núi cuả rồi! Không biết bao lâu người ta mới có dịp được … đặt cái bàn toạ lên đó một lần!



Photobucket


Những “vương tôn công tử” cuả những “đại gia giàu mới” này cũng có những tṛ chơi đắt tiền bố mẹ mua sắm cho, như ta thấy cậu bé Zhou Zequin 13 tuổi, con cuả một nhà Xuất Nhâp Cảng Dược Phẩm. Cậu c̣n có thú được cỡi ngưạ, đi câu cá, thả diều…, trong suốt thời gian vui chơi đều có người hầu hạ thường xuyên!


Cám ơn các bạn đă xem, và mong rằng những ai đang đói ăn, đang mất việc, đang sống giở chết giở về suy thoái kinh tế…, xem những cảnh giàu sang, phô trương này cuả những “giai cấp mới” trong bất cứ xă hội nào…, cũng đừng nổi giận nhé!


Thân ái chúc vui cuối tuần,

 

 ototot
 member

 REF: 431720
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Theo tôi, ở những nơi có những phát triển kinh tế rất "ngoạn mục", "ấn tượng" ..., chắc hẳn là có nhiều cảnh "chướng tai gai mắt" cuả những nhà "giàu mới"...

Vậy tôi rất mong những ai có tài viết lách hay ghi nhận bằng h́nh ảnh, sẽ đăng lên đây những bài để mọi người được thưởng lăm.

Thú thực, ở những nước đă phát triển từ lâu, như Mỹ và một số nước Tây Âu, Nhật, ..., những dân "giàu cũ" lại không thích phô trương, và đôi khi c̣n ... keo kiệt để âm thầm làm giàu thêm nưă!


Thân ái,


 

 da1uhate
 member

 REF: 431738
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn bác Oto đă sưu tầm những tư liệu về người giàu thời nay ở TQ.

Bác Oto có thể giúp D cái nh́n khái quát về Mao Trạch Đông không? Ư D là theo suy nghĩ của Bác. D có đọc 1 tác phẩm văn học Trung Quốc và D thật sự bị sốc v́ những ǵ của xă hội TQ dưới thời ông Mao được miêu tả trong đó. D luôn muốn t́m hiểu về lịch sử dưới con mắt thật khách quan nhưng D thấy khi mà mọi thứ văn hóa c̣n bị kiểm soát th́ khó ḷng mà khách quan được.


 

 ototot
 member

 REF: 431743
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cảm ơn cô D đă đọc, và có quan tâm đến những ǵ đă xẩy ra ở thời ông Mao cùng với những chuyện "thâm cung bí sử" ở Trung Quốc ở thời đó, và ở cả thời nay nưă.

Nhưng tiếc thay, nói ra không tiện, v́ nói đến TQ mà không liên hệ đến VN th́ không được! Và người Việt ḿnh mà có liên quan đến ông Mao th́ vẫn có nhiều người c̣n sống!

Thôi th́ đành phải chờ thêm chừng một thế hệ nưă, v́ lịch sử vẫn c̣n đó!

Thân ái,


 

 ototot
 member

 REF: 431744
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




Trong khi chờ đợi những cây bút châm biếm, mà tôi tin rằng diễn đàn này không hiếm, tôi xin được tổng hợp một số nhận xét trên mạng về những nhà “giàu mới”.

Theo nhà bỉnh bút và phân tích tài chính Sean Brodrick, cụm từ “giàu mới” dùng để chỉ những người tích tụ được những tài sản kếch xù trong một thời gian thật ngắn. Và bừng con mắt giậy, họ thấy bây giờ có khả năng mua sắm nhiều thứ mà từ trước học không bao giờ dám nghĩ tới, chứ đừng nói là mơ ước!

Ở Mỹ hay các nước đă mở mang từ lâu, những thói … rởm đời này cũng có, nhưng thường chỉ qua một số giới hạn những cá nhân lẻ tẻ.

Tuy nhiên, ở châu Á nhà ḿnh, nó thường trở nên những phong trào rất ồn ào, như trường hợp nhà châm biếm Quang Lập đă viết — tuy viết hơi quá tay — về những sinh hoạt buổi sáng quanh Bờ Hồ Hà nội.

Ông Brodrick đă đặc biệt nói về những thần phần “giàu mới” ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi người ta đổ xô nhau chạy theo những món hàng tiêu thụ và lối sống hưởng thụ cực kỳ xa xỉ! Nó cũng thật là cực kỳ tương phản với đông đảo lớp người c̣n nghèo mạt!

Theo các thống kê tài chính, năm vưà qua, Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng kinh tế là trên 11% ǵ đó, sẽ vượt qua mặt Mỹ là nước xuất cảng lớn nhất, xếp hàng thứ nh́ cuả thế giới; và thực tế là đă qua mặt luôn cả Đức.

Cho đến tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đă xuất cảng được gần 900 tỷ dollars hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới, và sự tăng trưởng đó đă đổ không biết bao nhiêu là tiền vào túi những dân tiêu dùng.

Thật vậy

  • Tổng sản lượng nội điạ b́nh quân đầu người (per capita gross domestic product, tức GDP đầu người) cuả Trung Quốc đă tăng gấp đôi trong ṿng 3 năm.

  • Thực ra, hầu hết những con số tăng trưởng này là rơi vào túi giới gọi là “giàu mới”!

    Theo công ty tài chính Merrill Lynch, trong năm 2006, số dân Tầu có tài sản trị giá tới 1 triệu dollars trong năm 2006 đă tăng lên đến 345.000 người, tức là tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Và xin thưa ngay, con số đó đang mỗi ngày một tăng; nhắc lại “mỗi ngày” chứ không phải “mỗi tháng” hay “mỗi năm”!

  • Đồng thời, tài sản cuả những triệu phú Tầu cộng lại th́ đă lên tới 1.700 tỷ dollar, tức là tăng gần 9% so với năm trước!


Tại Ấn độ, t́nh h́nh cũng ngoạn mục không kém. Ấn Độ chỉ đứng sau Trung Quốc như là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với GDP tăng trưởng được 9,4% trong năm 2007. Và đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong suốt 18 năm qua!

Dưới đây, mời các bạn duyệt qua vài con số:

  • Ấn độ ngày nay có số dân nằm trong giai cấp trung lưu lên tới 300 triệu người, tức là xấp xỉ với số dân toàn nước Mỹ, và … gấp trên 3 lần dân số Việt Nam ḿnh!

  • Trong năm 2006, cả nước “Cà ri nị” này đă có tới 83.000 dân triệu phú dollars! Và con số triệu phú này mỗi năm lại tăng lên 19,3%!


Qua các con số khủng khiếp ở trên, các bạn thử nghĩ xem những dân “giàu mới” này sẽ tiêu tiền cuả họ như thế nào đây?

Dĩ nhiên, những câu trả lời sẽ đến nhanh như tia chớp: mua xe loại sang, xây nhà loại lâu đài, sắm quần áo diêm duá, ở nhà máy lạnh xè xè suốt ngày đêm, … và tất cả những ǵ là sang trọng trên đời này, chứ nhằm nḥ ǵ “ba cái lẻ tẻ” như các bạn trên diễn đàn Nhịp Cầu Duyên cuả tôi đọc được trong bài phóng sự “Bờ Hồ Hànội 5 giờ sáng” cuả blogger Quang Lập!

C̣n hai thứ sang trọng nưă, không nói đến là vô cùng thiếu sót :thú say mê được sở hữu vàng và các loại đá quư, như kim cương, ngọc thạch…!


Thân ái chúc vui cuối tuần và Chủ Nhật,


 

 da1uhate
 member

 REF: 431748
 03/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
D hiểu ư Bác, vậy là D phải chờ thêm 20 năm nữa để biết được sự thật của lịch sử. Hihi... đến lúc đó th́ đầu D cũng 2 thứ tóc rồi. Thôi cũng đành ráng để chờ nhưng không biết lúc đó sẽ nghe từ ai?

Bác Oto lúc nào cũng có những bài b́nh luận thật hay và các con số cụ thể để dẫn chứng nữa. Cám ơn bác nhiều lắm.

Theo như bài phân tích ở trên th́ TQ là nước xuất cảng nhất nh́ thế giới, vậy th́ người ta chỉ thống kê trên xuất cảng thôi đúng không Bác? D thấy TQ tăng tưởng mạnh th́ cũng có phần do nó là thị trường outsource lớn nhất thế giới. Nhân công rẻ th́ người ta đến đầu tư để sản xuất rồi chở hàng đi tiêu thụ th́ việc xuất cảng của TQ đứng hàng top không có ǵ là lạ. D không hiểu nhiều về kinh tế nhưng để nói nền kinh tế mạnh th́ phải dựa vào những yếu tố nào? Giống như t́nh trạng bây giờ, kinh tế đang xuống, những nước phát triển họ hạn chế đem công việc ra nước ngoài để gia công nhằm tạo ra công ăn chuyện làm cho dân họ, như vậy th́ D nghĩ sẽ ảnh hưởng mạnh đến những nước như TQ, Ấn Độ và cả khu vực Châu Mỹ La Tinh nữa. Lúc đó liệu TQ c̣n xuất cảng mạnh nữa hay không?


 

 lynhat
 member

 REF: 431941
 03/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vào năm 1923, một nhóm người đàn ông tụ tập trong một khách sạn Edgewater Beach, Chicago. Nhóm người này có tài sản và quyền lực nhất thế giới. Tài sản của những người này họp lại c̣n hơn tổng sản lượng quốc gia của Mỹ.

Những người này giàu có nhưng sống không có luân thường đạo lư "ethics", sống không có đạo đức, lút chết :

Charles Schwab – Tổng giám đốc của công ty luyện thép – chết không có một đồng bạc dính túi.

Arthur Cutten – Người có quyền lực nhất về mua bán lúa ḿ. Chết ở nước ngoài, thiệu nợ không trả hết.

Richard Witney – Tổng giám đốc của thị trường chứng khoáng New York – Chết trước khi rời khỏi nhà tù Sing Sing.

Albert Fall - Hội viên của tổng thống, được tha thứ từ nhà tù về nhà để chết.

Jess Livermore – Người chơi chứng khoáng giỏi ở New York – tự ḿnh tự tử.

v..v..


Trích từ Bill Rose, New York Hearld Tribune. 8 November 1948.

Nói chi cho xa vời, có ông tướng Râu Kẽm lúc trước là tướng hét ra lửa, bây giờ…sống không giống ai! Nhắc đến tên ai ai cũng đều khinh bỉ. C̣n “Ông Nội” viết nhạc nổi tiếng một thời, bây giờ “gần chiếu xa giường”, cũng giống như các “Đại Gia” khác, lấy vợ chân dài, ngực nở, "óc ngắn", tuổi nhỏ c̣n hơn con của ḿnh.


 

 tayho00
 member

 REF: 432056
 03/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin đóng góp thêm với các bác một câu truyện vui:

Một quan chức VN qua thăm bạn ở TQ. Hai người này trước kia từng là bạn thân cùng pḥng khi c̣n du học ở LX nên ông quan TQ mời người bạn VN của ḿnh về nhà ăn cơm tối.

Ông quan VN khá ngạc nhiên thấy người bạn cũ của ḿnh sở hữu một biệt thự quá sang trọng. V́ từng là bạn thân với nhau nên ông hỏi ông bạn TQ làm cách nào kiếm đủ tiền để xây một biệt thự như vậy.

Ông quan TQ vội kéo bạn ḿnh đến bên cửa sổ rồi chỉ tay về phía đằng xa và hỏi:

"Anh có thấy con đường cao tốc có đèn sáng trưng chạy ṿng quanh thành phố đó không? Căn biệt thự này có từ 20% ngân quỹ xây con đường ấy đấy." Vài tháng sau, ông quan TQ có dịp qua VN thăm và cũng được ông bạn VN của ḿnh mời về nhà riêng ăn cơm trưa. Ông cũng rất ngạc nhiên thây nhà ông bạn VN quá sang trọng và có vẻ như đắt tiền hơn căn biệt thự của ông rất nhiều.

Không nén nổi ṭ ṃ, ông cũng hỏi người bạn VN làm sao kiếm ra tiền để có được căn biệt thự như thế. Ông quan VN cũng kéo tay ông bạn TQ dẫn lên sân thượng rồi chỉ tay hỏi:

"Anh có thấy đường cao tốc chạy băng ngang thành phố từ đông sang tây kia không?"

Ông quan TQ nh́n lui nh́n tới rồi hỏi lại:

"Đường cao tốc nào? Tôi có thấy ǵ đâu?"

Ông quan VN mỉm cưới trả lời:

"Căn biệt thự của tôi có từ 100% ngân quỹ xây con đường ấy đấy."

DCT


 

 cuoocjsoongs1
 member

 REF: 432391
 03/17/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Chào bạn tayho00 và tất cả các bạn!

Mặc dù là vào chuyên mục tán dóc bốc phét, nhưng đọc bài viết này của tác giả Quang Lập tôi không hài ḷng tí nào.

Tôi thật sự ngạc nhiên và có cảm nhận đây có thể là 1 người đang bất măn 1 điều ǵ trong cuộc sống cho nên luôn nh́n đời qua lăng kính đen tối, hoặc là một kẻ cao ngạo rởm đời, bởi v́ dù là bài viết phê phán 1 thói hư tật xấu cũng không thể vơ đũa cả nắm, huống hồ ǵ đây là 1 bài viết nói về 1 hoạt động tốt để rèn luyện cái quư nhất của con người là sức khỏe, cần khích lệ toàn dân tham gia.

Tôi xin được đi cụ thể từng chi tiết của bài viết:

1. Trang phục: môi trường nào th́ trang phục phải đúng với môi trường đó.

- Ở đây là môi trường của thể dục buổi sáng cho nên đương nhiên trang phục phải thoải mái, tốt nhất là quần sọt áo pul, mà đă quần sọt áo pul th́ đương nhiên phải bộc lộ tay và đùi,

vậy thử hỏi tác giả buổi sáng cũng tham gia chạy 3 ṿng quanh bờ hồ đó th́ mặc cái ǵ?

- Nếu tác giả cũng mặc đồ thoải mái bày tay bày đùi như mọi người th́ hóa ra chính ông ta đă tự phê phán ḿnh đầu tiên.

- Nếu tác giả chạy 3 ṿng quanh bờ hồ mà mặc đồ kín đáo, g̣ bó th́ xin thưa chính ông ta mới là người sử dụng trang phục sai, hoặc chí ít là cũng rởm đời giả đ̣ chạy để làm mục đích nào đó mà thôi.

2. Những động từ mô tả động tác của những người đang tập:

"vươn vai hít thở, vặn vẹo uốn éo, chạy nhảy đấm bóp…dậm giật dậm giật, hô một hai một hai, mặt đằng đằng sát khí ... mắm môi mắm lợi chạy như đuổi lợn sổng chuồng...ngực rung bần bật,... hất mặt lên trời hít hít thở thở... Một anh đồ tể, ngă xe máy bị liệt một chân, kiên nhẫn kéo cái chân liệt quanh Bờ Hồ một ṿng hết hai giờ không nghỉ.Một bác vẹo cột sống, chạy như lên đồng, vừa chạy vừa múa tay... "

- Tất cả những h́nh ảnh qua các động từ tác giả mô tả thực chất đó đều là những h́nh ảnh chân thật nhất của mục đích tập thể dục, không có ǵ là xấu cả.

- Chỉ xấu là ở cách nh́n nhận chủ quan của người viết khi mô tả, cũng là động tác chạy như nhau nhưng lại được mô tả khác nhau ở những người có vị trí và địa vị khác nhau trong xă hội: "Một anh làm hậu đài sân khấu chèo... chạy như đuổi lợn sổng chuồng.... Một cô bán bún ... vừa chạy vừa rắm kinh hồn... Một nữ nhà thơ, trông chị chạy tức tưởi như đang bị chồng đuổi đánh... Nghệ sĩ Tiến Đạt cắm cúi vừa chạy vừa hớt hăi nh́n như đang chạy t́m trẻ lạc.... Nhà báo Xuân Ba vừa chạy vừa đi... Nhà văn Nguyễn Việt Hà, họa sĩ Lê Thiết Cương, tiến sĩ Trần Trọng Thưởng chạy vật vờ như đám mất sổ gạo... Rồi các trưởng phó pḥng, trưởng phó công ty, vụ trưởng thứ trưởng bộ trưởng…bụng eo cổ ngẳng, bụng béo cổ lùn đua nhau chạy như chạy giặc. Rồi mấy bác Trung Quốc, mấy chú Hồng Kông, mấy em Việt kiều yêu nước x̣e váy chạy trước gió trời..."

- Chúng ta đă biết động tác chạy của con người là một hoạt động toàn thân mà khi đă tập trung cho động tác chạy th́ năo chi phối cho toàn bộ hoạt động của tất cả các cơ quan, và ai cũng vậy, nó không phân biệt tên tuổi hay địa vị xă hội. Tác giả đă dùng cảm xúc chủ quan của ḿnh để gán cho mỗi thành phần xă hội một cách chạy thể dục khác nhau chứng tỏ sự mô tả quá sai lệch và không khách quan trung thực.

- Thà rằng tác giả ban đầu giới thiệu ḿnh đang đi thực tế để viết phóng sự th́ c̣n có thể chấp nhận, ở đây đầu bài anh ta giới thiệu đang chạy quanh bờ hồ với mục đích tập thể dục, nhưng với cách mô tả : "Một cô bán bún quần xoóc áo pull, đùi đỏ như đồng, ngực rung bần bật... Lúc thấy cụ chạy với một bà nạ ḍng mập ú, ngực rung chuyển rộn ràng như múa lân. Lúc thấy cụ chạy với một thanh nữ, mông mây mẩy, má ṃng ṃng, môi mưng mưng, mắt mấp máy, vừa chạy vừa liếc xem c̣n có ai nh́n ḿnh nữa không. Lúc thấy cụ chạy với một me đầm nặng chừng hơn tạ, cả khối thịt trắng phau cứ xoay qua xoay lại ... " chứng tỏ tác giả chỉ giả vờ chạy thể dục để soi mói, bới móc đời tư của người khác và thỏa măn tính dâm dục của ḿnh.

3. Những hoạt động thành nhóm quanh bờ hồ:

"Nhóm hô ở Nam Bờ Hồ, bên phải nhà hàng Thủy Tọa, có khoảng một trăm cụ bà và dăm bảy cụ ông...Nhóm họp phía góc đường Tràng Thi- Bà Triệu, nhóm này thay món dưỡng sinh liên tục... "

Tôi thấy hoạt động của những nhóm các cụ này rất tốt, đó là niềm vui của các cụ, có vậy các cụ mới không thấy thừa thăi, mới không thấy buồn... và cũng đâu có ảnh hưởng ǵ đến chúng ta, chỉ sợ các cụ không tham gia những hoạt động thế này rồi buồn bă mà sinh ra khó tính với con cháu mới khổ.

4. Riêng câu cuối cùng:

"...đám chạy mưu danh mưu sĩ mưu sinh vẫn bền bỉ với Bờ Hồ. Bà hàng bún ông hát rong thằng lưu manh đứa ăn cắp, rồi trưởng pḥng phó pḥng trưởng phó công ty vụ trưởng thứ trưởng bộ trưởng, rồi nhà văn nhà báo nhà giáo nhà lang băm, rồi nghệ sĩ nhân dân nghệ sĩ ưu tú nghệ sĩ ba que… vẫn bám đuổi nhau đèn cù rật rật chạy măi không thôi."

- Nói về nghĩa đen: đă gọi là nhiều người cùng chạy thể dục, đương nhiên phải người chạy trước người chạy sau chứ khó ḷng mọi người cùng dàng hàng ngang chạy bằng nhau, người chạy trước người chạy sau cho nên đương nhiên nh́n vào chẳng khác chi bám đuôi nhau để chạy, chuyện đó chẳng có chi xấu.

- Về nghĩa bóng: mọi người không vắt gị lên cổ chạy th́ lấy chi ra để nuôi bản thân và nuôi cha mẹ vợ chồng con cái?

Cũng không thể mỗi người chạy theo 1 đường riêng rẽ mà phải bám đuôi nhau để chạy bởi v́ chúng ta sống theo cộng đồng, chúng ta bám nhau chạy để cùng nuôi nhau, ai chạy riêng rẽ tức chấp nhận tự ḿnh đào thải ḿnh. C̣n ai chạy như thế nào th́ đó là bản chất riêng của mỗi người, không thể vơ đũa cả nắm được.

5. Xin copy một số câu của tác giả viết trong blog:

"hi hi đó cũng chẳng phải bệnh nghề nghiệp, ḿnh không nghía người ta th́ người ta để đùi trần làm ǵ, vậy nên phải nghía thôi"

": H́nh như Trung Dũng lần đầu c̣m cho bọ, câu đéo nào cũng nghe hay, he he-"

"he he vừa chạy vừa liếc mới đủ sức chạy đủ 3 ṿng được chớ "

"Bọ chưa đăng báo nào, nhưng thể nào cũng đăng được ở một tờ báo mà ḿnh thích "

"Thôi cứ để đấy,. thế nào cũng có báo xin, hi hi "

- Một người tuổi trung niên, tự nhận là nhà văn (viết bài và muốn đăng báo chẳng khác ǵ tự cho ḿnh là nhà văn), mà lại sử dụng ngôn từ như vậy trên văn đàn thử hỏi có đáng để chúng ta tin cậy?

6. Điều cuối cùng tôi muốn nói rằng những người sử dụng ng̣i bút để làm vũ khí trước khi đặt bút cũng nên suy nghĩ:

- Mục đích của bài viết?
- Tác dụng của bài viết?
- Lư do của bài viết?
- Bối cảnh thích hợp.
- Tính trung thực và khách quan của bài viết.

* Nếu trong bài viết này mọi người cho rằng mục đích là đả kích thói cơ hội, phô trương, bon chen trong xă hội... th́ sử dụng bối cảnh là 1 h́nh ảnh đẹp và trung thực trong cuộc sống cần nhân rộng, để làm bối cảnh cho một bài viết phê phán chung th́ liệu tác dụng của nó sẽ như thế nào? trong khi có rất nhiều h́nh ảnh quá chuẩn để có thể minh họa: những cuộc nhậu, bài bạc... có đủ các thành phần cần đả kích, tại sao lại phải lấy đối tượng là những người già họ đă 1 đời hy sinh cho xă hội, lúc này đang tự t́m 1 niềm vui lành mạnh cho nhau mà không ảnh hưởng ǵ đến mọi người xung quanh và trật tự xă hội.

* Thực chất ở Hà Nội không gian sống rất chật hẹp và tù túng, nhất là những người sống ở khu phố cổ, cho nên những sinh hoạt này ở một không gian thoáng đăng trong 1-2 tiếng sáng sớm quanh bờ hồ là quá tốt và hết sức cần thiết.



Chúc mọi người vui vui!
(Người nhiều chuyện)


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network