tiendaoduy
member
ID 79607
01/26/2015
|
Cái này có đúng không vậy thanhthien8 và Em Aka
TÂM SỰ CỦA MỘT VIỆT KIỀU MỸ VỀ CUỘC SỐNG 'BÓC LỘT' KHỦNG KHIẾP NƠI XỨ NGƯỜI
Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đă trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này - Ảnh: ST
Dù ở Việt Nam bạn đă tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ th́ bạn như là người mù chữ. Việc t́m được một công việc phù hợp với bằng cấp đă học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, v́ vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu. Đối với thành phần lao động này ở Mỹ th́ phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc ḿnh phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng v́ cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhăn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... th́ với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đă hết. V́ vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế. Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đ́nh gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng v́ điều này nên tôi đă chứng kiến nhiều cảnh đau ḷng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn th́ cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng v́ lư do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra. Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không c̣n thời gian để chăm sóc bản thân, gia đ́nh và con cái. Đi làm về đến nhà đă đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đ́nh và tất nhiên là cũng chẳng c̣n mặn mà tới chuyện chăn gối nữa v́ phải giữ sức để mai đi cày. Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ ḿnh là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ c̣n phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đă là một thiệt tḥi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng th́ cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nh́n con c̣n quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học th́ cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.
Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết - Ảnh: ST
Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn th́ nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn th́ chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng c̣n kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng th́ ăn ở trên xe, bữa trưa th́ ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào th́ ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng ḷ vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vă tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi th́ nhiều bạn đă đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống? Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân. Khi đi th́ t́m mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi th́ đừng bao giờ về t́m hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu... Riêng bản thân tôi th́, ḿnh đă quá hèn mọn, không làm được ǵ cho dân tộc thôi th́ hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về. Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm th́ ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đă có tiền , bạn bắt đầu nh́n lại cuộc sống. Với suy nghĩ, ḿnh không thể ở măi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đă từng ăn học ở trường hàng năm để dụ dỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của ḿnh, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đă cho ḿnh quá nhiều cơ hội. Rơ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe... Nhưng theo sự hiểu biết của tôi th́ bạn đă chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa kư mua căn nhà th́ bạn đă mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi th́ người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin th́ bạn bán ngay căn nhà vừa mua th́ sẽ biết là ḿnh mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD th́ ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lăi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố ḿnh ở. VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD th́ phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy th́ có một ai đó đă rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.
Những ngôi nhà được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam rất phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không am hiểu luật pháp của Mỹ, nhà đầu tư có thể bị mất cơ hội và... mắc cạn - Ảnh: ST
Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này th́ túi tiền cũng đă vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ ǵ, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là ḿnh không c̣n thiếu bất cứ thứ ǵ chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này th́ bạn và vợ con đă nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa. Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác ǵ một lưỡi dao cắt cổ. Với lăi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau th́ hóa đơn đ̣i nợ tới gơ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không c̣n kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. V́ vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa th́ lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, c̣n nhà th́ sắp sập. Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái th́ con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời th́ tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đă cho tặng con cái trong ṿng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết th́ thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn. Cũng v́ những lư do kể trên, dù tôi đă ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê pḥng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đă lên giá 30 lần v́ tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, c̣n hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống. Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà th́ bạn đă thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia th́ sống ở Mỹ làm ǵ cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu th́ phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, th́ bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia th́ không dại ǵ đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ c̣n để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu. Thật ra th́ c̣n nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xă hội Mỹ c̣n rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xă hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hăy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của ḿnh.
Danny Nguyen
Theo Báo du học
Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/thoi-cuoc/goc-nhin/20153/tam-su-cua-mot-viet-kieu-my-ve-cuoc-song--boc-lot--khung-khiep-noi-xu-nguoi.html | TCCL.info
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thanhthien8
member
REF: 691689
01/26/2015
|
Mến Chào anh TienDaoDuy!
Cám ơn anh TĐD điểm danh, TT8 xin trả lời tóm gọn ai hiểu sao đó hiểu.
Người nào viết bài này thấy treo cái đuôi, tḥng cái đầu
lúc đầu th́ viết lương 1,500-2,500 một tháng
Khúc sau th́ 2-3 năm cần kiệm dư dả 40,000-50,000 ngàn đô hoặc hơn thế
Ở Mỹ tệ vậy, thế mà lắm người cứ muốn qua Mỹ.
C̣n cày th́ ở đâu cũng phải cày, nếu nói ở Việt Nam ngồi không ăn bát vàng
th́ có ai bắt ở lại Mỹ đâu, về bển thiên đường mà sống.
|
|
hoami09
member
REF: 691690
01/27/2015
|
Dù ở Việt Nam bạn đă tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ th́ bạn như là người mù chữ...
-----
Theo như mén biết th́ một em học sinh lớp 9 ở Berlin có thể đi du lịch 1 ḿnh hay đi với lớp sang Anh Quốc hay những nước khác khoảng 1 tuần lễ, nói năng tiếng anh ro ro ko sợ ǵ cả (các em chia nhau ở lại nhà khách mời , vừa chơi vừa học). Cái vốn sinh ngữ của vài năm học trung học của các em rất cứng. Lên đến đại học th́ có thể dùng tiếng anh trong những bài thuyết tŕnh và dự án nghiên cứu ...
Tại sao sinh viên đại học của VN lại mù chữ khi đến Mỹ ???. Nếu người này học tiếng Trung Quốc th́ nên sang TQ , học tiếng Liên Xô th́ sang LX, học tiếng Cuba hay Bắc Hàn th́ nên vào đó cho phù hợp .
Qua Mỹ làm giề để cay đắng thía???
|
|
jdagain
member
REF: 691697
01/27/2015
|
quăng 1 bài phản biện cho dài cuối cùng kư cái tên Mỹ mít.
Chắc chưa đủ diều kiện nhập tịch Mỹ ha, nhưng lấy tên Danny cho ... oai.
hehe
Nhiêu dó cũng đủ đánh đổ hoàn toàn những ǵ bạn nói rồi.
|
|
ototot
member
REF: 691705
01/27/2015
|
Ai tinh ư một chút cũng biết bài đăng ở trên cuả anh chàng "Vịt Cừu" ǵ đó là ở tờ báo mạng http:/TCCL.info, một tờ báo lá cải từ Việt Nam…! Ai t́m hiểu thêm tư nưă, sẽ biết TCCL là viết tắt cuả "Tạp Chí Chim Lợn", nghe cái tên thôi, cũng thấy ... bẩn rồi, th́ b́nh luận đúng/sai làm chi cho phí th́ giờ!
Bây giờ cho tôi mạn đàm vài hàng về nghề săn sóc móng (nail care) cuả một thành phần người Việt ở Mỹ, với vài con số thống kê đáng tin cậy như sau cuả "Trung Tâm Chính Sách Nhập Cư" (Immigration Policy Center IPC) cuả nhà nước Mỹ:
"Việc kinh doanh các tiệm móng (Nail Salon)ở Mỹ vào năm 2003 đă đạt tới con số thương vụ là 6 tỷ USD...; số tiệm làm móng đă tăng từ 32.674 tiệm năm 1993 lên 53.615 tiệm năm 2003, tức là trong ṿng 10 năm thôi đă tăng được 67%!
Trong ngành dịch vụ móng, riêng bà con người Việt ḿnh đă chiếm tỷ lệ 37% thợ chuyên môn "làm" móng trên toàn quốc Mỹ; c̣n ở bang California th́ 80% cơ sở làm móng đều do người Việt làm chủ!
Tờ Nguyệt San Nails Magazine cuả Mỹ cho rằng người Việt ở Mỹ là nhóm người đă thay đổi hẳn bộ mặt cuả "kỹ nghệ săn sóc móng" (nail industry), nhiều hơn là bất cứ nhóm nào khác ở Mỹ, kể cả tập thể dân Mỹ bản điạ! Thay đổi ở chỗ giúp cho hàng triệu thanh thiếu niên và phụ nữ lao động Mỹ tiếp cận được với dịch vụ này với phí tổn phải chăng, chứ không c̣n phải chịu giá cắt cổ như trước kia!
Ở thành phố Baton Rouge thuộc bang Louisiana, một người Mỹ gốc Việt tên Charlie Tôn c̣n bán "thương hiệu đặc nhượng" (franchise) nổi tiếng cuả ông ta cho bất cứ ai muốn mở chi nhánh "Regal Nails" để kinh doanh ở bất cứ nơi nào trên thế giới, với giá 50.000 USD /tên, và đến nay đă bán được trên 700 thương hiệu rồi !..."
Rất ước mong những con số thống kê ở trên giải đáp được phần nào câu hỏi cuả chủ nhà !
Thân ái,
|
|
tuantran20
member
REF: 691721
01/28/2015
|
Tất cả xứ tư bản đều bóc lột, chỉ có xứ CS là không có bóc lột, khi CS bóc là cho vào túi, vào mồm luôn, không cần lột.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|