goldsnow142
member
ID 52322
05/22/2009
|
Việt kiều cư trú trong nước 3 tháng trở lên được mua nhà
Tuy nhiên, họ không được quyền thế chấp, bảo lănh bằng nhà ở hoặc được bồi thường khi nhà nước thu hồi.
Đó là dự thảo sửa đổi điều 126 Luật nhà ở, điều 121 của Luật đất đai được đại biểu Quốc hội thảo luận ngày 22/5.
Theo tờ tŕnh của Chính phủ, sẽ chia 2 diện Việt kiều được sở hữu nhà trong nước. Đó là người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt về đầu tư trực tiếp trong nước, có công đóng góp cho đất nước, nhà khoa học, nhà văn hoá, người có chuyên môn cao, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Ngoài ra, người gốc Việt được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên cũng được sở hữu một nhà ở hoặc một căn hộ chung cư. Tuy nhiên, những người này bị hạn chế quyền góp vốn và quyền bảo lănh bằng nhà ở gắn với đất ở.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Đào, mở rộng diện Việt kiều mua nhà rất cần thiết v́ số người mua nhà thời gian qua rất ít, chỉ có 140 trường hợp trong 3 năm qua. "Tuy nhiên, luật "mở ra rồi lại trói" khi hạn chế quyền thế chấp tài sản. Mọi công dân đều phải được b́nh đẳng, không nên sợ họ mua đi bán lại, cần tăng giao dịch để tăng trưởng thị trường bất động sản", ông Đào nói.
Đồng t́nh với quan điểm trên, đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, nhà nước đă xác định mục đích cho kiều bào sở hữu nhà để gắn bó với quê hương và phát triển thị trường bất động sản. Do vậy, phải cho họ quyền mua nhà như công dân trong nước, đặc biệt là quyền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Nếu họ mua đi bán lại th́ phải chịu thuế.
Ngoài ra, đại biểu này cho rằng không nên hạn chế chỉ được mua một nhà hoặc một căn hộ, nên để người dân tự do mua bán nhà..
Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn th́ cho rằng, trước đây, Việt kiều không có quyền mua song họ vẫn dùng tên người quen, người nhà để mua và gây tranh chấp khiếu kiện. Việc nới rộng đối tượng sẽ hạn chế khiếu kiện. Do vậy, không nên hạn chế các quyền cúa kiều bào như số lượng nhà...
Tuy nhiên, ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, mục đích của dự luật nhằm tạo điều kiện cho Việt kiều có nhà ở chứ không nhằm mục đích mua bán chuyển nhượng. Do vậy, cần phải hạn chế số lượng nhà mua và các quyền nhiều hơn người dân trong nước để hạn chế tác động xấu đến thị trường bất động sản.
Dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai
Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên th́ có quyền sở hữu nhà để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước mà có nhà ở thuộc tài sản chung của vợ chồng.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên th́ có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại Việt Nam".
Điều 121. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật đất đai;
b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, đổi, để thừa kế nhà ở cho các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam th́ các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở đó;
c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
d) Cho thuê, uỷ quyền quản lư nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong thời gian tạm thời không dùng để ở cho bản thân và gia đ́nh.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2009.
Đoàn Loan
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
lynhat
member
REF: 450796
05/22/2009
|
Mục đích mua nhà là đầu tư để kiếm lời. Ở đây, em có thể mượn đến 90% số tiền mua nhà.
Ở Việt Nam nếu ngân hàng VN cho em mượn 90% tiền nhà là em sẽ làm đủ thủ tục để mua nhà được.
Nếu luật lệ thay đổi em sẽ mất 10% tiền thôi. Ngân hàng sẽ mất 90% tiền c̣n lại.
|
|
lynhat
member
REF: 450799
05/22/2009
|
Bác Jdjdjd,
Như vậy th́ không có tên em trong đó. Luật rừng ra th́ để người rừng chơi.
|
|
aka47
member
REF: 450812
05/22/2009
|
Hai Bác bàn tán mà quên cái luật này nữa nè:
Nếu nhà bị thu hồi th́ nhà nước không đền bù. (1 cú)
Nếu ngân hàng cho 2 Bác mượn 80% giá trị căn nhà , vậy ngân hàng cũng mất luôn , và ngân hàng VẪN CÓ QUYỀN đưa 2 Bác ra Toà. (cú thứ 2).
Cú này mới độc nè...Mượn tiền ngân hàng trên 500 triệu (Trước kia chỉ cần 300 triệu thui)... mà cuối cùng không thể trả cho ngân hàng được , như mượn làm ăn thua lỗ chẳng hạn , mượn mua nhà như 2 Bác rồi bị thu hồi qui hoạch , người trong nước th́ đền bù , c̣n 2 Bác đi tay không... Và bị Ngân Hàng kiện ra Toà.
Toà xử: Cố t́nh và âm mưu cố t́nh của bọn Việt Kiều phản động cố ư và lập mưu cố ư phá hoại ngân hàng là tài sản của nhân dân lên đến trên 500 triệu đồng VN , mà bị can không thể trả lại được cho Ngân Hàng . HĐXX chiếu theo Luật 2 quyết định: 2 Bác bị tử h́nh.
Thi hành xử bắn trong ṿng 1 tháng kể từ ngày ra quyết định tuyên phạt của Toà. (Cú thứ 3 này độc chưa?
hihii
|
|
goldsnow142
member
REF: 450822
05/22/2009
|
Cám ơn các bạn LyNhat ,Jdjdjd và AKA đă ghé thăm và có ư kiến .
Qua ư kiến của các bạn đều có những phần đúng .Nhưng ta đặt câu hỏi ngược lại tại sao măi giờ Quốc hội mới ra luật này .Theo tôi hiểu đó là quyền lợi của Viêt kiều định cư ở nước ngoài .So với trước đă có nhiều thay đổi :chỉ cần cư trú trong nước 3 tháng trở lên là được mua .Có nhiều Việt kiều đă mua nhà nhưng phải nhờ thân nhân đứng tên .Sẽ có nhiều rủi ro nếu người thân không tốt .
Các điều khoản kèm theo là tránh đầu cơ v́ nếu để tự do mua nhà như ở các nước khác th́ dân trong nước với thu nhập thuộc loại thấp nhất thế giới chả bao giờ mua được nhà .
Các bạn chưa hiểu điều khoản nếu Nhà nước thu hồi th́ không được bồi thường .Đó là dành cho người mua phải nhà không hợp pháp .C̣n nhà mua đă có giấy tờ hợp lệ có sổ đỏ nếu thu hồi chắc chắn được bồi thường .
Dĩ nhiên chắc chắn c̣n phải bổ sung nhiều điều không hợp lư nữa.
Theo tôi đây là cơ hội cho ai muốn có nhà để khi về thăm quê có chỗ ở và người già muốn hồi hương .C̣n với ư định để kinh doanh th́ không nên .Đó cũng là ư muốn của nhà nước đó .
Chúc cho ai có ư định sẽ t́m hiểu kỹ , nhờ Luật sư tư vấn cho và sẽ mua được nhà như mong muốn .
Chúc các bạn nghỉ cuối tuần vui vẻ .
|
|
aka47
member
REF: 450849
05/22/2009
|
Anh GOLD ui...
Hổng dám đâu , đây là cái bẫy đó.
Anh đọc bài này xem truyền thông phân tích thế nào , đúng không thể chối căi được:
"Cuộc thảo luận tại Quốc Hội VN hôm qua chú trọng tới vấn đề nhà ở dành cho người Việt nước ngoài, khi các đại biểu có ư kiến sôi nổi về Luật Nhà ở và Luật Đất đai liên quan Việt Kiều.
Mặc dù ư kiến của các đại biểu đề cập tới việc mở rộng hơn về đối tượng người Việt định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà trong nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân khẳng định rằng chính sách liên hệ chỉ cho phép Việt kiều có nhu cầu gia cư thực sự được mua nhà để ở mà thôi.
Theo LS Nguyễn Đăng Trừng từ Saig̣n th́ Quốc Hội nên xem xét mở rộng một số quyền của Việt kiều liên quan chuyện bồi thường nhà khi bị nhà Nhà nước thu hồi. Đại biểu Trần Du Lịch tán đồng quan điểm này, cho rằng Việt kiều một khi “có đất, có nhà nhưng khi bị Nhà nước thu hồi mà không được bồi thường th́ nghe kỳ quá”.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Đào trụ sở tại Hà Nội th́ Việt kiều được Nhà nước cho là “bộ phận không thể tách rời của dân tộc” nên họ cần được xem xét công bằng và b́nh đẳng. Dân biểu Nguyễn Ngọc Đào nhấn mạnh rằng “chuyện hạn chế họ mua nhiều nhà để ngăn mua bán, chuyển nhượng nhà đất là không cần thiết”.
Theo ông th́ “chuyện cho Việt kiều mua nhà rồi lại hạn chế số lượng nhà được mua, hạn chế quyền của họ th́ khác nào chúng ta mở ra rồi lại trói vào”.
hihii
|
|
goldsnow142
member
REF: 450861
05/23/2009
|
Khuyến khích Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam
( Ngày 22.5, Quốc hội đă nghe tờ tŕnh của Chính phủ và cho ư kiến vào dự luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Đất đai và Điều 121 Luật Nhà ở.
Đă có nhiều ư kiến đóng góp cho rằng cần nới rộng thêm các quy định về sở hữu nhà ở cho đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài công tác tại Việt Nam để tạo điều kiện ǵn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam và giữ quan hệ với quê hương, góp phần xây dựng đất nước.
Mới có 140 người Việt ở nước ngoài có sở hữu nhà ở Việt Nam
Theo tờ tŕnh của Chính phủ sửa đổi Điều 126 Luật Nhà ở th́ để tránh trường hợp người Việt ở nước ngoài đầu cơ nhà cửa trong nước, gây bất ổn thị trường bất động sản nên dự luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được sở hữu nhà để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại Việt Nam. Dự luật cũng đă nới rộng thời gian để người Việt ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà theo hướng giảm thời gian cư trú bắt buộc từ 6 tháng trở lên như luật cũ xuống c̣n 3 tháng.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung Điều 121 của Luật Đất đai, dự luật cũng có quy định cụ thể các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam giống như Điều 126 Luật Nhà ở. Tuy nhiên nội dung Điều 121 của Luật Đất đai được sửa đổi lại theo hướng bổ sung cho người sở hữu nhà thêm 2 quyền, đó là quyền cho thuê và uỷ quyền quản lư nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trong thời gian tạm thời không sử dụng nhà ở.
Báo cáo thẩm tra của UBKT của QH về dự luật cho thấy sau hơn hai năm thực hiện Luật Nhà ở, đến nay mới có hơn 140 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Con số này c̣n rất ít so với nhu cầu thực tế.
Cần phải mở rộng đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam
Theo ông Hà Văn Hiền - Chủ nhiệm UBKT của QH th́ sau khi nghiên cứu dự luật, UBKT của QH cho rằng cần phải bổ sung thêm ba nhóm đối tượng được quyền sở hữu nhà so với quy định hiện hành, đó là: "Người có quốc tịch Việt Nam", "người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt" và "người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước".
Ông Hà Văn Hiền khẳng định việc bổ sung thêm ba nhóm đối tượng này là hợp lư, v́: "Người có quốc tịch Việt Nam" được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Quốc tịch.
C̣n hai nhóm đối tượng "người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt" và "người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước" được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phù hợp với nhu cầu thực tế, đồng thời cũng tương xứng với các nhóm đối tượng là người nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 của Quốc hội. Đối với nhóm đối tượng là "người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu", th́ phải bổ sung thêm điều kiện những người này phải "về Việt Nam làm việc".
Không nên hạn chế số lượng nhà được sở hữu
Góp ư vào dự luật, ĐB Nguyễn Ngọc Đào đề nghị luật hăy cứ cho người Việt định cư ở nước ngoài về mua nhà để kích thích tăng trưởng hơn là hạn chế chỉ cho mua một nhà, một căn hộ.
"Hơn thế nữa quy định như vậy là bất b́nh đẳng và không có sự ưu ái người Việt bởi lẽ chúng ta cho rất nhiều tập đoàn nước ngoài vào đầu tư ví như Tập đoàn Keangnam, Ciputra... họ sang lấy đất của dân với giá rẻ rồi bán lại cho chính dân ta với giá cắt cổ lên tới 9 tỉ đồng/căn hộ 100m2 th́ không lo lại lo Việt kiều về đầu cơ?" - ĐB Đào đặt câu hỏi.
Đồng t́nh với quan điểm này, ĐB Chu Sơn Hà, Nguyễn Hồng Sơn cũng đề nghị không nên hạn chế người Việt sở hữu số lượng nhà. "Nếu họ có tham gia mua đi bán lại th́ họ phải đóng thuế và chúng ta đă có Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Thuế thu nhập cá nhân, v́ vậy không có ǵ phải lo ngại sự lũng đoạn cả, thậm chí việc mua bán lại càng kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản. Dự kiến dự luật sẽ được biểu quyết thông qua vào ngày 18.6. Cùng ngày, QH đă nghe tờ tŕnh và báo cáo thẩm tra Dự luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hoá.
Chí Tùng
|
|
zenzen0
member
REF: 450902
05/23/2009
|
Chào các Bác,
Đất VN giờ mắc muốn chết mà đầu tư làm sao nổi!
Zen về mua chổ đất để có chổ mà đi đi về về lúc tuổi già để cúng
giổ tổ tiên.Chổ khỉ ho, c̣ gáy mà nó mắc ǵ đâu!
Giấy tờ làm nhứt đầu khỏi nói!Zen bị lưà 2000 euros, tức muốn chết luôn...
Pḥng ngưà kỷ lắm ...nhưng đi chổ nào cũng có ổ gà hết...nên Zen không tránh nổi các Bác ui!
|
|
ototot
member
REF: 450924
05/23/2009
|
Tôi nghe bà con bàn ra tán vào về chuyện luật lệ này nọ cho phép “Việt kiều” mua nhà ở Việt Nam…, tôi thấy nó chẳng dính dáng ǵ đến ḿnh (v́ bản thân tôi chẳng hề đặt vấn đề quốc tịch, hồi tịch, hồi hương, kinh doanh; mà cũng chẳng có tiền để mua, để … “rưả”!), nhưng thấy lúc này Việt Nam ḿnh đă hội nhập thế giới, và Mỹ-Việt bây giờ cũng “đề huề”, thân thiện, nên xin được bàn cho vui!
Theo chủ tiết mục Goldsnow đăng bài, có vẻ như nhà nước ḿnh cũng muốn “chiếu cố” cho dân Việt lưu vong trên thế giới mà dành dụm được chút tiền th́ đổ về mua nhà! Và điều kiện để được “chiếu cố” là cư trú trong nước từ 3 tháng trở lên!
Theo tôi, điều kiện này trên thực tế th́ nó nằm trong nhiều điều kiện khác. Ví dụ muốn được phép cư trú th́ phải có quốc tịch Việt, mà nếu đă … mất Việt tịch, th́ phải xin hồi tịch; mà muốn hồi th́ phải làm đơn xin, phải chứng minh nhiều thứ, phải có lư do mới được xin; mà đă xin th́ phải … chờ người ta cho, v.v… Cứ suy ra như vậy, th́ tiếng là “chiếu cố”, tiếng là “dễ”, nhưng coi bộ cũng “khó” lắm!
Từ suy nghĩ đó, tôi nẩy ra câu hỏi trong đầu: Vậy th́ người nước ngoài ở Việt Nam có được phép mua nhà ở đây không? Nói theo kiểu con nhà luật th́ Người nước ngoài có thể tạo măi tài sản ở Việt Nam không? Và nếu có, th́ việc mua bán này bị chi phối bởi đạo luật nào? Đạo luật đó chắc là phải có sẵn, và cứ chiếu theo đó mà cho phép “Việt kiều” mua.
Dĩ nhiên, Việt kiều th́ được hưởng vài miễn trừ so với những ”thằng tây trắng, tây đen, thằng x́ xồ”… v́ dù sao nó cũng cùng một gốc với dân Việt trong nước! Như vậy có phải là giản đơn hơn không! Lại đỡ mất th́ giờ cho quốc hội phải tranh luận nưă! Và những “Việt kiều” đang lăm le về mua nhà cũng bớt thắc mắc nưă!
Sở dĩ tôi có suy nghĩ như trên, là v́ ở xứ Cờ Hoa này, đọc internet cũng thấy nhiều người hỏi ”Người nước ngoài có thể mua tài sản ở Mỹ không?” (Can foreigners buy properties in the USA?)
Và câu trả lời rất ngắn gọn là ”Có chứ! Bất cứ ai cũng có thể mua tài sản ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ!” (Yes. Anyone can buy property anywhere in the USA!)
Câu trả lời trên chỉ có “tḥng” thêm một mệnh đề “tuy nhiên” rất đơn giản:
Tuy nhiên, những mua bán trên phải chịu sự chi phối cuả đạo luật FIRPTA (viết tắt cuả Foreign Income Real Property Tax Act= Thuế Thu Nhập Nước Ngoài) .
Đạo luật này đ̣i hỏi việc mua bán phải do một công ty điạ ốc có môn bài đứng ra làm thủ tục, và chịu trách nhiệm khấu trừ một phần tiền để trả Thuế Liên Bang và Tiểu Bang, khi chủ tài sản bán hay chuyển nhượng tài sản này!
Thân ái chúc vui cuối tuần,
|
|
aka47
member
REF: 450928
05/23/2009
|
Nói chung mua nhà ở Việt Nam hay một nước nào khác là do niềm tin của ḿnh với chính phủ nước đó.
Về VN mua nhà th́ ái ngại...không biết chuyện ǵ xảy ra trong tương lai v́ có nhiều Việt Kiều bị vấp té , bỏ của chạy lấy người. Về lại đến Mỹ c̣n thở hổn hển nói cà lăm: "của ...của ...đi đi đi ...thay ...thay ...người.."
Trong khi đó nước Mexico bên cạnh th́ Việt Kiều ḿnh phấn khởi hồ hỡi qua đó mua nha mua đất mỗi ngày mỗi tăng , trong khi chính phủ Mexico nó không có nói ưu tiên cho Việt Kiều ǵ cả... hổng nói phải cư trú ít nhất là bao nhiêu ǵ cả ... hổng có điều kiện ǵ hết , mua bao nhiêu cũng được.
hihii
|
|
ototot
member
REF: 451003
05/23/2009
|
Chuyện nhà nước Việt Nam cho phép “Việt kiều cư trú trong nước 3 tháng trở lên được mua nhà!” mới nghe qua cứ tưởng “mác” Việt kiều là … oai lắm!
Ai ngờ, vụ thị trường bất động sản ở Mỹ bị khủng hoảng trầm trọng, nhiều "Việt kiều" ở Mỹ mất việc th́ mất luôn nhà, th́ trớ trêu thay, nó lại là cơ hội tốt “ngàn năm một thuở” cho người Việt trong nước mua nhà … ở Mỹ!
Ngay cả báo ở Việt Nam cũng loan tin không thiếu ǵ “Mỹ vàng” bây giờ quay sang làm môi giới xuyên biên giới, quảng cáo bán nhà, và quảng cáo cho người trong nước mua!
Th́ ra giới kinh doanh ở Việt Nam đang đổ tiền sang Mỹ mua nhà, mua một cách dễ dàng hơn nhiều, so với Việt kiều được nhà nước Việt Nam “chiếu cố”!
Có điều lạ là người Việt trong nước mua xong th́ không phải để ở, mà để cho … thuê th́ có lợi hơn là bỏ tiền ra kinh doanh ở Việt Nam.
Báo trong nước, ví dụ như Người Lao Động Online đă tŕnh bày mánh lới kinh doanh độc đáo này với đầy đủ chi tiết!
Cũng trong báo này, c̣n trích dẫn cả mánh khoé kiếm tiền cuả một "đại nhạc sĩ" tuổi gần đất xa trời Việt Nam, ông PD, khi tiết lộ về Việt Nam th́ tiền ông thuê nhà ở Việt Nam chỉ bằng 1/10 số tiền ông thu được từ tiền cho thuê nhà cuả ổng ở Mỹ! “Nếu kinh doanh ở Mỹ mà sống tại Việt Nam th́ rất khỏe”, ông nói.
Ới bác LỳNhất cuả tôi ơi! Bác đă từng viết bao nhiêu là bài dạy thiên hạ làm giàu, biết kinh doanh, biết đầu tư bất động sản, xin mời vào đây thử phát biểu đi coi!
Thật đúng là thời buổi kinh tế suy thoái toàn cầu, vẫn có những người biết tận dụng thời cơ để “biến rác rưởi thành vàng”!
Theo tôi, tận dụng giỏi nhất cuả các ông bà này là "nhập nhằng" được tiền thuế, v́ nghĩ rằng Sở Thuế Việt Nam đâu có sang Mỹ cũng như IRS có sang Việt Nam để làm việc! Nhưng biết đâu sau này chúng nó "câu kết" được với nhau, th́ ... đổ nợ đấy!
Thân ái chúc vui cuối tuần,
|
|
ototot
member
REF: 451009
05/23/2009
|
Nhân tiện, mời bà con xem ảnh "Công Dân Số 1 cuả Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghiă Việt Nam"!
|
|
lynhat
member
REF: 451110
05/24/2009
|
Các bác ơi!
Nước Mỹ là thiên đàng để làm giàu. Ở Mỹ làm giàu không được, th́ đừng nên tới những nước khác làm giàu. Luật pháp Mỹ là bảo vệ cho người giàu không phải người nghèo.
Điển h́nh là có những di dân, tỵ nạn, từ mọi nơi trên thế giới đến Mỹ bằng 2 bàn tay trắng, chỉ trong ṿng 20 chục năm thôi mà có nhiều người có hơn cả triệu Mỹ Kim trong tay.
Cụ Phạm Duy là người khôn nên học hỏi theo. Ở Mỹ tiền chi phí dưỡng già trong bệnh viện ít nhất 5 ngàn Mỹ Kim một tháng. Ở VN th́ trả khoảng vài trăm đô một tháng, người phục vụ lại trẻ đẹp.
Ai khờ th́ mới không làm!
|
|
ototot
member
REF: 451183
05/24/2009
|
Nghe bác LỳNhất cuả tôi khen “Cụ Phạm Duy là người khôn” khi mà đến tuổi … gần đất xa trời, vẫn không từ bỏ giấc mơ làm giàu, vẫn … mê tiền, mê … sắc dục, tôi thấy nhận xét đó đúng vô cùng!
Ai biết chút chút chữ nho, cũng hiểu thế nào là “duy vật”, “duy tâm”, “duy linh”, “duy lư”, “duy tài”, v.v…, cho nên thân sinh ra Cụ mới có tên đẹp là Phạm Duy Tốn, một nhà báo và tiểu thuyết gia nổi tiếng; anh cụ là Phạm Duy Khiêm, một nhà văn Pháp ngữ cũng nổi tiếng; rồi nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng , cũng rất nổi tiếng, th́ đúng là ngày xưa, tổ tiên ḿnh thường đặt tên cho con cái bằng những đức tính thật cao quư, như khiêm tốn, khiêm nhượng…!
C̣n tên cúng cơm cuả Cụ là Phạm Duy Cẩn, chắc cũng là một đức tính đấy, nhưng lại được ít người nể trọng hơn, nên Cụ tự chọn lấy tên ḿnh vỏn vẹn là Phạm Duy, chắc cũng có lư do cuả nó! C̣n Cụ "duy" ǵ, th́ tuỳ ư, ai muốn nghĩ thế nào th́ nghĩ !
May mà đến đời các con cụ, ai cũng biết đă có các ông Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, toàn là những cái … "duy" đẹp cả, phải không, thưa bác Lỳ Nhất?
Thân ái chúc vui Chủ Nhật,
|
|
goldsnow142
member
REF: 451643
05/26/2009
|
Việt kiều được cấp đổi “sổ hồng” theo nhu cầu
Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn về cấp “sổ hồng” cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Theo đó, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh hợp pháp đă được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà đến nay người đó thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam th́ khi có nhu cầu sẽ được cấp đổi, cấp lại GCN theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Việt kiều có giấy tờ hợp lệ về nhà ở nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật nhà ở hiện hành th́ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo đúng quy định tại Nghị định 90/NĐ-CP.
Trường hợp chủ sở hữu là Việt kiều không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc thuộc diện sở hữu nhà ở nhưng bị hạn chế về số lượng mà đă có nhà ở khác tại Việt Nam th́ chỉ được hưởng giá trị đối với nhà ở đó, không thực hiện cấp đổi, cấp lại GCN.
Ngọc Khánh
|
|
goldsnow142
member
REF: 453011
05/31/2009
|
Một nửa số kiều bào muốn mua nhà tại quê hương
Việc mua nhà tại quê hương của bà con Việt kiều tuy đă mở ra nhưng vẫn c̣n vướng nhiều thủ tục, chưa thực sự thuận lợi. Đó là nhận định của nhà đầu tư Đỗ Quân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn tài chính TSQ, chủ đầu tư dự án Làng Việt kiều châu Âu tại Hà Đông, Hà Nội.
Lá rụng về cội
“Có lẽ phải nửa số những người Việt Nam đă đi ra nước ngoài định cư đều mong muốn mua được một căn nhà ở quê hương ḿnh”, anh Hoàng Anh Tuấn, một Việt kiều Ba Lan đă ước tính với phóng viên VietNamNet.
Nói như Anh Tuấn hoàn toàn không quá lời bởi việc sở hữu một căn nhà tại nơi chôn rau cắt rốn là mong muốn của đại đa số kiều bào ta ở nước ngoài.
Chắc chắn sẽ có thêm nhiều bà con về định cư, đầu tư nhiều hơn ở Việt Nam, nếu như việc sửa đổi điều 126 Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua.
Anh tâm sự: “Hầu hết, những người như chúng tôi khi đứng tuổi đều mong muốn trở về quê hương sinh sống. Những người đă đạt được thành công nhất định ở nước ngoài th́ đều sớm tính chuyện đầu tư về nước.
Ngay cả với những người đă xác định định cư hẳn ở nước ngoài th́ họ vẫn muốn có một căn nhà riêng ở Việt Nam để ở trong mỗi lần về thăm quê. Đó là xu hướng tâm lư chung của mọi kiều bào".
Sau 20 năm sống ở Ba Lan, anh Tuấn về kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2003 và hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Năng lượng và Môi trường Việt Nam, trụ sở tại Hà Nội.
Với anh Lương Anh Dũng, sau 30 năm sống tại Đức, anh đă lên kế hoạch đưa cả gia đ́nh về Việt Nam định cư trong ṿng 3-4 năm tới. Anh chia sẻ: “Thời trẻ, có thể chúng tôi mải mê làm việc nhưng trong tâm khảm, khi đă về già th́ vẫn muốn trở về nước, được gần gũi gia đ́nh”.
Năm 1994, Lương Anh Dũng bắt đầu về nước kinh doanh. Năm đó, để mua 1 căn nhà, anh Dũng cũng phải nhờ chú họ đứng tên. Cách đây 2 năm, khi chính sách mở hơn, anh mới mua được căn hộ ở khu Ciputra và việc mua khá thuận lợi v́ anh vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
Với thời gian trung b́nh ở Việt Nam tới 8- 9 tháng mỗi năm, việc mua được nhà tạo thuận lợi rất lớn cho anh trong cả sinh hoạt và công việc.
Mở nhưng vẫn chặt
Một điểm nóng trên nghị trường Quốc hộilà việc sửa đổi điều 126, Luật Nhà ở. Theo đó, nhiều nhóm đối tượng Việt kiều sẽ được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất. Nếu không thuộc nhóm đối tượng này th́ phải có giấy miễn thị thực, có thời gian cư trú hợp pháp 3 tháng trở lên.
“Chính sách nhà ở cho Việt kiều đă mở nhưng vẫn c̣n là chặt”. Đó là nhận định của nhà đầu tư Đỗ Quân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn tài chính TSQ, chủ đầu tư dự án Làng Việt kiều châu Âu tại Hà Đông, Hà Nội.
Anh ví dụ, ở Ba Lan, với căn hộ chung cư, chỉ cần có giấy tạm trú hợp pháp là được mua nhà. Về điều kiện về giấy miễn thị thực, anh nói, không phải ai cũng có được giấy này.
Quả thật, không phải Việt kiều nào về nước cũng được thuận lợi may mắn như anh Tuấn, anh Dũng hay đủ tiền để mua được căn biệt thự trị giá vài tỷ đồng.
Cũng là một nhà đầu tư trở về từ Ba Lan, trong 5 năm gần đây, mỗi lần về nước, anh Đỗ Khải đều phải ở nhờ nhà họ hàng. “Ở Ba Lan, tôi dễ dàng mua được 3- 4 căn nhà th́ tại Việt Nam, vẫn chưa mua được căn nhà nào”. Lư do là chính sách vẫn c̣n đ̣i hỏi có quá nhiều thủ tục, điều kiện phải đáp ứng, anh Đỗ Khải cho biết.
Cho đến nay, dự án nhà ở dành riêng cho Việt kiều mới chỉ có “Làng Việt kiều châu Âu” tại Hà Đông của Tập đoàn tài chính TSQ với 100% vốn từ Việt kiều ở Ba Lan. Trong số 552 căn biệt thự của làng Việt kiều này được bán th́ có tới 40% là Việt kiều mua.
Ngoài ra, tại khu chung cư Euro Land, đă có 150/500 căn hộ do Việt kiều đăng kư mua. Đa số, người mua là đến từ các nước Ba Lan, Ukraine, Đức, Nga, Séc… Hầu hết, họ mua là để ở trong các dịp về thăm quê. Cũng đă có một số Việt kiều mua để định cư tại Việt Nam.
Theo Bộ Ngoại giao, hiện nay mới có hơn 100.000 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cấp Giấy miễn thị thực.
Sau hơn 2 năm thực hiện Luật Nhà ở, mới có hơn 140 trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Con số này c̣n rất ít so với nhu cầu thực tế.
Nhiều kiều bào mong muốn gắn bó với quê hương và được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng lại không thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đă từng xảy ra các trường hợp kiều bào mua nhà, nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, do đó đă nhờ người quen, họ hàng mua, đứng tên hộ, dẫn đến nhiều rủi ro về tranh chấp tài sản.
(Theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội)
|
|
aka47
member
REF: 453012
05/31/2009
|
“Có lẽ phải nửa số những người Việt Nam đă đi ra nước ngoài định cư đều mong muốn mua được một căn nhà ở quê hương ḿnh”, anh Hoàng Anh Tuấn, một Việt kiều Ba Lan đă ước tính với phóng viên VietNamNet.
Hoàng Anh Tuấn nói sai , anh chủ quan theo trí tưởng tượng của anh , nhất là anh định cư ở Ba Lan th́ anh biết về Cộng Đồng VN Hải Ngoại rất nhỏ.
Ở Mỹ người Việt khoảng hơn 1 triệu người , làm ăn chắt chiu dành dụm nuôi con thành tài ở đây sau mấy chục năm , bây giờ con cái trưởng thành và có điều kiện tài chánh để mua nhà. Nhưng chỉ thấy mua nhà ở Mỹ , c̣n những Việt Kiều mua nha ở VN th́ khoảng chừng vài trăm người so với sĩ số cả triệu.
Vậy ai là thành phần mua nhà ở VN mà không sợ ...số phận cái nhà trong tương lai, chúng ta xem tiếp tại sao Hoàng Anh Tuấn không sợ:
"Sau 20 năm sống ở Ba Lan, anh Tuấn về kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2003 và hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khoáng sản Năng lượng và Môi trường Việt Nam, trụ sở tại Hà Nội. "
À ...th́ ra Hoàng Anh Tuấn là Việt Kiều về VN làm ăn lớn , đem tiền về VN xây dựng CNXH và được nhà nước ưu đăi. Té ra là vậy nên phải nói theo kiểu ...đi lề bên phải.
Nói khác đi là tàn đời.
Hổng có ǵ lạ cả.
Nếu Việt Kiều muốn mua nhà VN lên tới con số 2 triệu người th́ Luật cho Việt Kiều mua nhà không cần thay đổi xoành xoạch để dụ dỗ...
hihii
|
|
goldsnow142
member
REF: 453250
06/02/2009
|
Nới rộng quyền sở hữu nhà của Việt kiều
"Nếu chúng ta coi 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời th́ không nên phân biệt, hạn chế quyền lợi của họ khi sở hữu nhà ở", đại biểu Nguyễn Ngọc Đào phát biểu tại Quốc hội, sáng nay.
Sáng nay, Quốc hội đă thảo luận tại hội trường về việc sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật nhà ở vừa điều 121 luật Đất đai. Theo quy định hiện hành, một trong những điều kiện sở hữu nhà hoặc căn hộ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép cư trú từ 6 tháng trở lên. Nhưng nay theo dự thảo sửa đổi, thời hạn được rút ngắn xuống c̣n một nửa (3 tháng).
Diện được mua cũng mở rộng, thêm cả người quốc tịch Việt Nam sống ở nước ngoài, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước mà có nhà ở thuộc tài sản chung của vợ chồng, bên cạnh quy định là trường hợp về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam.
Trước quy định "thoáng" về điều kiện mua nhà ở trong dự thảo, nhiều đại biểu lo ngại và tỏ ư không đồng t́nh. Ông Ngô Văn Minh cho rằng: "Luật đă mở rộng quá nhiều, điều kiện không chặt chẽ... Chúng ta nên cân nhắc xem đă nên sửa những quy định này hay chưa, trong khi nhiều bất cập về Luật đất đai đang gây bức xúc trong dân th́ chưa được sửa".
"Luật sửa đổi dường như quan tâm đến vấn đề kinh tế và không lường trước những thay đổi về quản lư bất động sản, ảnh hưởng tới t́nh h́nh kinh tế - xă hội", đại biểu Trần Thị Dung băn khoăn. Đại biểu này tán thành chủ trương mở rộng quy định quyền được mua nhà của người Việt Nam ở nước ngoài v́ góp phần khuyến khích sự đóng góp của họ với đất nước, song cũng đề nghị: "Cần cân nhắc kỹ, nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đất nước".
Tuy nhiên cũng có nhiều ư kiến đồng t́nh với chủ trương của dự thảo. "Lần này sửa luật là thực hiện nhất quán chính sách, tạo điều kiện cho bà con về nước làm ăn sinh sống. Đây chính là sợi dây gắn kết bà con làm ăn ở nước ngoài", ông Ngô Đức Mạnh ủng hộ.
Theo phân tích của ông Mạnh, diện được mua nhà theo quy định là "người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu" th́ hầu hết là những trường hợp có điều kiện và khả năng kinh tế, không cho mua nhà ở Việt Nam, họ mua ở nước khác. Khi quyết định về nước làm việc họ cũng phải cân nhắc đắn đo, v́ có thể gây xáo trộn lớn về cuộc sống gia đ́nh, t́nh cảm.
Do vậy, ông lạc quan rằng: "Không nên quan ngại việc cho những người này mua nhà sẽ gây nạn đầu cơ. Luật pháp không cho phép việc đó diễn ra".
Với quan điểm của một chuyên gia kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch cho biết khi bàn thảo về dự án này, các nhà kinh tế cũng lo ngại là "mở quá rộng", nhưng sau khi phân tích thấy không phải như vậy. Chúng ta đă quy định rơ là mua nhà để ở, nên loại hoàn toàn mục đích kinh doanh.
Theo ông Lịch, TP HCM khi bàn về vấn đề này từng mời những nhà kinh doanh bất động sản tham gia cho ư kiến. "Họ bảo "mở" thế này cũng không mấy người mua đâu. Mỗi năm họ về nước có ít ngày, nếu không được cho thuê trong lúc không sử dụng th́ chi phí quá lớn", ông cho biết.
Đại biểu Lịch cho rằng, nếu siết chặt quy định quá, Việt kiều sẽ về nước mua nhà "chui", khi đó nhà nước quản lư sẽ càng khó hơn. Theo ông, nhiều đại gia ở trong nước bây giờ cũng đă ra nước ngoài mua nhà, mà chúng ta chưa có con số thống kê. Ông Lịch kiến nghị: "Chúng ta nên "mở", không nên "khóa" kỹ quá".
Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Ngọc Đào phát biểu: "Nếu thừa nhận 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận th́ không nên có sự phân biệt, không được hạn chế quyền lợi của họ".
Ông lo ngại, nếu hạn chế th́ sẽ vi phạm quy định của luật dân sự. "Sao chúng ta không lo lắng trước việc các tập đoàn nước ngoài đang kinh doanh, bán đất của chúng ta để kiếm lời mà lại đi lo những người có tư tưởng ái quốc về nước mua nhà để làm ăn, sinh sống".
Luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật nhà ở vừa điều 121 luật Đất đai sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 18/6.
So sánh quy định hiện hành và điểm mới của dự thảo bổ sung điều 126 Luật nhà ở.
Dự thảo:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên th́ có quyền sở hữu nhà để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước mà có nhà ở thuộc tài sản chung của vợ chồng.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên th́ có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại Việt Nam".
Quy định hiện hành:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đă về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.
Hoàng Khuê
|
|
goldsnow142
member
REF: 453258
06/02/2009
|
Người nước ngoài về Việt Nam mua nhà chỉ... thiệt
“Với giá nhà đất ở TPHCM và Hà Nội hiện nay nếu bán nhà ở Califonia về Việt Nam mua lại th́ chỉ có... thiệt. V́ thế việc mở rộng đối tượng không đáng lo bởi không ai mua nhiều” - đại biểu Trần Du Lịch phát biểu tại quốc hội, sáng nay 2/6.
Thảo luận dự án luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai tại Quốc hội hôm nay 2/6, không phải là lần đầu tiên vấn đề này được bàn đến nhưng các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp trọn vẹn.
Đại biểu Nguyễn Hồng Nhị (Nghệ An) cho rằng quy định về nhóm đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà không hạn chế (vẫn c̣n quốc tịch Việt Nam) là quá rộng. Ông Nhị phân tích, người có quốc tịch chiếm khoảng 70% trong số hơn 3 triệu người Việt định cư ở nước ngoài.
Ông Nhị đề nghị thiết kế thêm “khoá” là người được quyền mua phải đủ 18 tuổi trở lên và chứng minh được nguồn tiền mua nhà là hợp pháp để chống rửa tiền. Đại biểu cũng kiến nghị hướng quy định “cứng”, chỉ được xét mua 1 nhà cho nhu cầu để ở.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc K’sor Phước (đại biểu tỉnh Gia Lai) cũng đồng quan điểm, nhấn mạnh cần có sự phân biệt người Việt sinh sống ở nước ngoài với công dân trong nước.
Ông Phước bày tỏ lo lắng về tác động đối với thị trường nhà đất. Với số lượng lớn người nước ngoài có thể mua nhà không hạn chế, chủ tịch Hội đồng dân tộc tính tới khả năng dẫn tới t́nh trạng đầu cơ, lũng đoạn nhà đất.
Ông Phước lư luận, tạo điều kiện về chỗ ở, phải nghĩ đến 86 triệu dân trong nước v́ quy định “mở” như dự thảo luật nếu xảy ra việc đầu cơ nhà đất th́ thiệt hại vẫn là người dân trong nước.
Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) phân tích khía cạnh, có quyền sở hữu nhà đồng nghĩa với việc có quyền được mua bán, sang nhượng, cho thuê trong thời gian không ở. V́ thế khái niệm cho thuê “tạm thời” theo đại biểu là không xác định, khó quản lư.
Ông Tấn nêu kiến nghị “thắt” hơn về thời gian tối đa có thể cho thuê lại là 3 năm và phải chứng minh mục đích cho thuê để ở, không “cấp phép” cho hoạt động khác.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cũng khẳng định “chưa yên tâm”. Ông Minh cho rằng, ban soạn thảo dự luật trước hết phải dự báo được số lượng bao nhiêu Việt kiều sẽ về nước mua nhà khi luật được thông qua, từ đó mới đặt vấn đề có nên sửa hay chưa, nên mở rộng hay không?.
Con số dự báo “không chính thức” ông Minh nêu ra là khoảng 500.000 trường hợp, sẽ có tác động tới thị trường bất động sản, xă hội trong nước nhưng không biết là tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực. Con số nửa triệu này cũng không biết đáng mừng hay lo. Ông Minh cảnh báo, không thể đơn giản hoá việc này.
Ngược lại với những quan ngại đó, nhóm đại biểu khác lần lượt nêu lư lẽ “bẻ” quan điểm chặn quyền mua nhà rộng răi cho Việt kiều.
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái B́nh) nêu dẫn chứng, thực tế 3 năm thực hiện quy định cho Việt kiều mua nhà, mới chỉ 138 trường hợp mua bán thành công, như vậy là rất ít. Các trường hợp khác mua lách luật, qua người thân th́ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, mà công năng sử dụng cũng chủ yếu để cho người trong nước là chính.
Cho rằng tâm lư “đồng tiền liền khúc ruột”, bà con người Việt ở nước ngoài không phải có tiền là đầu tư bừa, ai cũng sẽ tự cân nhắc nhiều nếu để một khối tài sản lớn cách xa ḿnh hàng trăm ngh́n cây số.
“Đại bộ phận người Việt ta ở nước ngoài chủ yếu cũng chỉ đủ tiền sinh sống, không lư ǵ bỏ tiền mua nhà trong nước để rồi chờ tranh chấp, bay đi bay về giải quyết phức tạp. Cứ để họ có đủ quyền như người trong nước cũng góp phần làm thị trường sôi động hơn mà không đến mức chi phối, lũng đoạn thị trường” - đại biểu Thường nêu quan điểm trực diện.
Đại biểu Trần Du Lịch dẫn số liệu của Hiệp hội Bất động sản TPHCM, với giá nhà đất ở TPHCM và Hà Nội hiện nay nếu bán nhà ở Califonia (Mỹ) về Việt Nam mua lại th́ chỉ có... thiệt, v́ giá ở đây đắt hơn. Thị trường nhà đất trong nước, theo ông Lịch cũng chưa phải là hấp dẫn.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) “gạt” hẳn băn khoăn về chuyện người nước ngoài mua gom hết đất. Ông Đào phân tích: Hăy so sánh một vài tập đoàn nước ngoài hiện nay đang lấy đất của chúng ta rồi bán lại cho chúng ta. Tại sao chúng ta không lo lắng việc này mà lại đi lo lắng một số Việt kiều có quan điểm ái quốc muốn về đóng góp để mua nhà?.
Nhiều khả năng, nội dung sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai sẽ được QH thông qua trong kỳ họp này và có hiệu lực ngay từ tháng 9 tới.
P. Thảo
|
|
goldsnow142
member
REF: 453335
06/02/2009
|
Bán nhà cho Việt kiều "không hạn chế số lượng"
"Luật cũ đă không giới hạn số lượng th́ luật mới lại càng không thể giới hạn. Sửa đổi phải theo hướng mở ra, tạo điều kiện tốt hơn cho bà con Việt kiều được mua nhà", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định.
Ông Nguyễn Trần Nam cho biết, đó là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ, được thể hiện trong Tờ tŕnh mà Bộ Xây dựng vừa thừa ủy quyền Thủ tướng tŕnh Quốc hội.
70% Việt kiều sẽ mua nhà như người trong nước
- Thưa ông, kể từ lần sửa đổi Nghị định 90/2006/NĐ-CP về vấn đề Việt kiều sở hữu nhà trong nước, đến nay đă có thay đổi ǵ đáng kể?
Ông Nguyễn Trần Nam: Không khác nhiều. Chính phủ vẫn giữ quan điểm như trước.
Cả Hiến pháp và Luật Quốc tịch sửa đổi (mới được thông qua năm ngoái) đều khẳng định những người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam và công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Nghị quyết 36 Bộ Chính trị cũng coi cộng đồng người Việt Nam định cư tại nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc.
V́ thế, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài c̣n quốc tịch Việt Nam th́ đương nhiên là công dân Việt Nam, có đầy đủ các quyền của công dân, trong đó có quyền sở hữu nhà trong nước như người trong nước. Số này chiếm khoảng 70%.
Bà con được mua nhà không hạn chế về số lượng và chủng loại, tuy nhiên chỉ hạn chế 2 "quyền" so với người Việt trong nước là không được mang nhà đó góp vốn (kinh doanh, làm trụ sở công ty...) và thế chấp (bảo lănh vay tiền...). C̣n các "quyền" khác đều giống người Việt sống trong nước.
Số 30% c̣n lại là người gốc Việt, tức những người sinh ra ở nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam mà chỉ ông, bà hoặc bố, mẹ là người Việt th́ được mua 1 nhà.
- Ông có cho rằng những quy định tới đây sẽ tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho bà con kiều bào ta trong việc mua nhà tại quê hưong?
Tôi cho rằng, qui định trước đây về vấn đề này không "trói chặt" Việt kiều chỉ được mua 1 nhà. Vậy th́ bây giờ sửa đổi, phải thoáng hơn chứ không thể lại "xiết chặt" hơn trước.
Bà con có nguyện vọng về nước mua nhà, tài sản mua xong không mang đi được, hơn nữa tiền chuyển về cũng là một h́nh thức kích cầu đầu tư... tại sao không tạo điều kiện tối đa?
"Nhằm cả mục đích kinh tế cũng tốt"
- Đă có một số ư kiến nghi ngại việc đầu cơ đất đai nếu như việc tạo điều kiện thông thoáng hơn cho Việt kiều mua nhà thành hiện thực, ông có nghĩ như vậy?
Tôi nghĩ không phải như vậy. Tuy nhiên, kể cả việc Việt kiều mua nhà nhằm mục đích kinh tế nữa cũng là tốt. Hiện nay, t́nh trạng thực tế trong nước là thiếu người mua chứ không thiếu người bán. Nhà ở có một giai đoạn hơi ít, nhưng càng ngày càng đáp ứng đủ nhu cầu.
Về mặt nguyên tắc cơ chế thị trường, không bao giờ thiếu hàng hóa, chỉ thiếu người mua. Nếu việc mua - bán đó lại tốt, phù hợp nguyện vọng cả người bán và người muốn mua là rất tích cực.
Ngay cả việc bà con có tài sản là nhà trong nước, thêm sự ràng buộc để đi đi về về, gắn bó hơn với quê hương, giúp phát triển nhiều vấn đề du lịch, giao thông, thương mại... th́ cũng tốt chứ.
Luật Nhà ở không phân biệt nhân thân chủ sở hữu là người trong nước hay Việt kiều.
- Ông có thể cho biết điểm cơ bản nhất của lần sửa đổi quy định của luật pháp về việc mua nhà của bà con kiều bào lần này là ǵ?
Theo quan điểm tại Tờ tŕnh của Chính phủ với Quốc hội mà Bộ Xây dựng thừa lệnh Thủ tướng kư tŕnh, luật hiện hành không giới hạn số lượng nhà mỗi Việt kiều được mua th́ luật sửa đổi càng phải không giới hạn số lượng. Sửa đổi phải theo hướng mở ra, tạo điều kiện tốt hơn cho bà con Việt kiều được mua nhà.
Luật mới chỉ nới lỏng điều kiện và mở rộng diện Việt kiều được mua nhà, c̣n số lượng vẫn cần giữ nguyên như luật cũ. Nếu giới hạn nghĩa là đi ngược lại Luật Quốc tịch sửa đổi, thậm chí là Hiến pháp Việt Nam.
- Xin cảm ơn ông!
Hoàng Huy (thực hiện)
|
|
goldsnow142
member
REF: 453336
06/02/2009
|
Không luật nào cấm Việt kiều bán nhà này, mua nhà khác!
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trao đổi với VietNamNet nhiều vấn đề xung quanh dự thảo Nghị định sửa đổi về việc người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua nhà ở trong nước mà Bộ này vừa hoàn tất, tŕnh Chính phủ...
Ai chỉ sở hữu 1? Ai được sở hữu nhiều?
- Thưa Thứ trưởng, dự thảo Nghị định sửa đổi về việc người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cơ bản khác trước ở điểm ǵ? Thứ trưởng có thể cho biết lư do sửa đổi?
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: - Như chúng ta đă biết, Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở được Chính phủ ban hành ngày 6/9/2006 qui định cụ thể nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực nhà ở. Hiện nay, sau hơn 1 năm các địa phương trong cả nước triển khai thực hiện Luật Nhà ở và Nghị định này, một số vướng mắc đă phát sinh, cần nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với thực tế. Đó là lư do cần phải có thêm Nghị định sửa đổi Nghị định 90/2006/NĐ-CP mà Bộ XD tŕnh Chính phủ lần này.
Cụ thể về vấn đề Việt kiều sở hữu nhà trong nước, Nghị định sửa đổi sẽ bổ sung một số qui định liên quan đến các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Bộ XD dự kiến tŕnh Chính phủ qui định, giải thích rơ những đối tượng nào được sở hữu nhà trong nước theo Luật Nhà ở, bởi có rất nhiều loại đối tượng khác nhau như: người có quốc tịch Việt Nam, người vẫn c̣n quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam...
Trong đó, có trường hợp được sở hữu nhiều nhà ở như người Việt Nam đang sinh sống trong nước, có trường hợp lại chỉ được sở hữu 1 nhà ở. Tuy vậy, Nghị định 90 (kể trên) lại chưa có qui định rơ đối với từng đối tượng khiến nhiều địa phương vướng mắc khi thực hiện.
- Tính ưu việt của những qui định mới về vấn đề người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua nhà ở trong nước sau khi đă sửa đổi là ǵ, thưa Thứ trưởng?
- Trước hết cần khẳng định, Nghị định sửa đổi lần này không chỉ hướng dẫn cụ thể Luật Nhà ở về vấn đề mua nhà của bà con Việt kiều mà c̣n điều chỉnh cả qui định về quyền sở hữu nhà ở thông qua việc tặng, cho, nhận thừa kế nhà ở của người Việt Nam định cư tại nước ngoài nữa!
Ngoài ưu điểm sẽ qui định cụ thể trường hợp Việt kiều nào được sở hữu nhiều nhà ở, trường hợp nào chỉ sở hữu 1 nhà (như đă nói ở trên) - Nghị định sửa đổi đồng thời qui định cụ thể các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của người Việt Nam định cư tại nước ngoài làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đảm bảo sau khi Nghị định được ban hành, bà con Việt kiều có thể thực hiện được ngay mà không cần phải chờ hướng dẫn riêng như Nghị định 90 trước đây đă qui định.
Nhà nước sẽ bảo hộ như nhau!
- Điều 5 Luật Nhà ở qui định Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của chủ sở hữu nhà ở. Đối với người trong nước th́ quyền này tương đối rơ, tuy nhiên đối với bà con Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam th́ Nhà nước sẽ bảo hộ đến đâu và bằng h́nh thức nào?
- Những ai là chủ sở hữu nhà ở đều được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, Luật Nhà ở không phân biệt nhân thân chủ sở hữu là ai: người trong nước hay Việt kiều định cư tại nước ngoài... nếu được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và thực tế là chủ sở hữu của căn nhà đó th́ đều được Nhà nước bảo hộ như nhau.
Bà con Việt kiều nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở theo pháp luật nhà ở và đă có nhà ở tại Việt Nam th́ đều có các quyền và nghĩa vụ như người Việt Nam trong nước nêu tại điều 21, 22 Luật Nhà ở. Nếu các quyền này bị vi phạm, chủ sở hữu nhà ở có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, bảo vệ quyền sở hữu của ḿnh.
- Thứ trưởng có thể cho biết, với những người thuộc diện được sở hữu 1 nhà ở tại Việt Nam nhưng v́ lư do ǵ đó phải bán căn nhà đó đi, vậy có được tiếp tục mua nhà khác không?
- Theo qui định của Luật Nhà ở, những người thuộc diện được sở hữu 1 nhà ở tại Việt Nam th́ trong cùng một thời gian chỉ được sở hữu 1 nhà ở. Pháp luật không có qui định cấm mua nhà ở khác nhưng nếu họ đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam th́ không được sở hữu nhà ở thứ hai.
Lượng Việt kiều có nhu cầu, đủ điều kiện mua nhà không lớn
- Để tạo môi trường sống hợp lư, sau khi các qui định trên đi vào đời sống, trong qui hoạch xây dựng chúng ta có dự định h́nh thành những khu nhà ở riêng biệt cho Việt kiều không, hay họ muốn mua nhà và sống ở đâu tùy thích?
- Hiện nay, không có qui định nào hạn chế khu vực bà con Việt kiều có thể mua nhà ở, bởi vấn đề này liên quan đến quyền cư trú, đi lại... Bà con Việt kiều có quyền lựa chọn những địa điểm, khu vực phù hợp với cuộc sống cũng như khả năng tài chính của ḿnh, chỉ những khu vực Nhà nước cấm hoặc hạn chế đi lại mới không được mua và sở hữu nhà ở.
Ư tưởng về qui hoạch các khu nhà ở dành riêng cho Việt kiều cũng đă được đề cập khi nghiên cứu soạn thảo Luật Nhà ở, tuy nhiên nếu thực hiện theo ư tưởng này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không phù hợp cả về chính sách và hoạt động quản lư của Nhà nước.
- Hiện tổng quỹ nhà ở trong nước khoảng gần 900 triệu m2, trong đó quỹ nhà ở đô thị xấp xỉ 300 triệu m2 với diện tích b́nh quân 10,5m2/người. Định hướng phát triển nhà ở dự kiến đến 2012 đạt khoảng 15m2/người. Vậy kế hoạch phát triển nhà ở này đă tính đến quỹ nhà dành bán cho Việt kiều và người nước ngoài thời gian tới chưa, thưa Thứ trưởng?
- Hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt Nam đang sinh sống khắp nơi trên thế giới, gồm cả những người định cư lâu dài, những người sang nước ngoài học tập, sinh sống trong một thời gian nhất định... Thống kê sơ bộ đến lúc này, lượng bà con Việt kiều cũng như người nước ngoài có nhu cầu và đủ điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam không lớn, do vậy dự báo cũng không tác động nhiều đến việc tăng quỹ nhà ở cho các đối tượng này.
Mặt khác, rất nhiều dự án nhà ở của chúng ta đang triển khai xây dựng, b́nh quân hàng năm tại các đô thị trên cả nước xây dựng được 35 triệu m2 sàn nhà ở và c̣n tăng nhanh trong thời gian tới. Như vậy, trong định hướng nhà ở đến 2012, Nhà nước ta cũng đă tính đến việc xây dựng quỹ nhà để phục vụ bà con Việt kiều và người nước ngoài tại Việt Nam.
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tràng An Nguyễn (thực hiện)
|
|
goldsnow142
member
REF: 456916
06/18/2009
|
Thông qua việc mở rộng cửa cho Việt kiều mua nhà
Sáng nay 18/6, Quốc hội đă biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai điều chỉnh theo hướng mở rộng các đối tượng và điều kiện cho người VN định cư ở nước ngoài (Việt kiều) được mua và sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại VN.
Cụ thể, Việt kiều thuộc các đối tượng: người có quốc tịch VN; người gốc VN thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại VN theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống trong nước được cơ quan có thẩm quyền của VN cho phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên th́ có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại VN.
Riêng người gốc VN không thuộc các đối tượng quy định nêu trên, được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại VN từ ba tháng trở lên, th́ có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại VN để bản thân và các thành viên trong gia đ́nh sinh sống tại VN.
Như vậy so với quy định trước đây th́ luật vừa được QH thông qua bổ sung thêm ba nhóm đối tượng, đó là: “người có quốc tịch Việt Nam”, “người gốc Việt Nam có chuyên môn, kỹ năng đặc biệt” và “người gốc Việt Nam có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước”.
Bà con Việt kiều được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại VN, bên cạnh các quyền và nghĩa vụ đă được quy định trong Luật hiện hành, c̣n có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người VN định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà t́nh nghĩa...
Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN th́ đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại VN; Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật VN; Cho thuê, ủy quyền quản lư nhà ở trong thời gian không sử dụng.
Theo báo cáo của Chính phủ, việc QH thông qua luật này có thể có tác động đến thị trường bất động sản ở trong nước. Nhưng hiện nay nguồn cung về nhà ở trong nước là khá lớn, qua thống kê về t́nh h́nh phát triển nhà ở trong năm năm trở lại đây cho thấy b́nh quân mỗi năm cả nước xây dựng khoảng 37 triệu m2 nhà ở, riêng năm 2008 cả nước xây dựng được khoảng 50 triệu m2, trong đó tại đô thị là 28 triệu m2, riêng tại TP.HCM và TP.Hà Nội mỗi năm xây dựng được 5-6 triệu m2 và gần 2 triệu m2.
Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy khi luật này được ban hành th́ không phải tất cả hơn 3 triệu người VN định cư ở nước ngoài đều có thể mua nhà ở tại VN, mà chỉ có số đối tượng có nhu cầu, thật sự có năng lực tài chính và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật th́ mới có thể mua được nhà ở tại VN.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2009.
Theo V.V.Thành
|
|
goldsnow142
member
REF: 471840
08/06/2009
|
Nhiều kiều bào được mua và sở hữu nhà ở trong nước
,
Ủy ban quốc gia về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVNONN) cho hay đang phối hợp xây dựng Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực thi Luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai. Theo đó, sẽ cho phép nhiều đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở trong nước.
Tại buổi giao ban trực tuyến giữa lănh đạo Bộ Ngoại giao với Đại sứ Việt Nam tại Pháp và Singapore chiều 6/8, ông Đặng Hồ Phát, Vụ trưởng Vụ 1 - UBNVNONN khẳng định Luật sửa đổi sẽ tạo điều kiện thông thoáng hơn, cho nhiều đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài mua và sở hữu nhà ở trong nước.
Ủy ban này cũng đang phối hợp xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch 2008. Ông Phát cho hay, lẽ ra Nghị định này phải ban hành ngay khi Luật chính thức có hiệu lực (từ 1/7) song do một số vấn đề nên đă bị chậm lại.
Theo quy định, để có thể mua và sở hữu nhà ở trong nước, kiều bào phải chứng minh điều kiện tối thiểu có quốc tịch Việt Nam. Trong khi đó, Luật Quốc tịch ban hành quy định "tất cả mọi công dân Việt Nam đang sống ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm phải đăng kư giữ quốc tịch Việt Nam".
Khoảng 70% trong tổng số hơn 3 triệu người Việt Nam đang ở nước ngoài vẫn đang giữ quốc tịch gốc. Trong khi đó, trước khi sửa đổi luật, chỉ có 140 trường hợp kiều bào mua nhà thành công.
Để thực thi các quy định liên quan đến việc kiều bào mua và sở hữu nhà ở trong nước theo luật sửa đổi, cần thiết phải ban hành sớm Nghị định hướng dẫn Luật Quốc tịch. Trong khi đó, từ 1/9 tới, Luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai sẽ có hiệu lực thi hành.
Tại buổi giao ban trực tuyến, ông Phát cũng cho hay UBNVNONN đang chuẩn bị đón đoàn kiều bào về nước tham quan nhân dịp Quốc khánh 2/9. Trong chương tŕnh, kiều bào sẽ đi thăm Điện Biên Phủ, dự lễ cầu siêu tưởng niệm các anh hùng.
Chuẩn bị cho Hội nghị người Việt toàn thế giới lần thứ nhất, UBNVNONN thông báo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Singapore cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức mời rộng răi các thành phần kiều bào trí thức, doanh nhân, các cá nhân tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, xă hội, tôn giáo, thể dục thể thao, truyền thông, người có công v.v...
Những nhân vật cao cấp trong chế độ cũ có tinh thần dân tộc, muốn tham gia Hội nghị trong tinh thần xây dựng và hoà hợp dân tộc cũng sẽ được mời tham dự.
X.Linh
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|