Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Những người Việt nam đang ở nước ngoài cần biết (Sưu tầm

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 41631
 05/21/2008



Những người Việt nam đang ở nước ngoài cần biết (Sưu tầm
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Dự thảo luật quốc tịch (sửa đổi):

Công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch

Hàng triệu người VN ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch VN có thể đăng kư quốc tịch VN. Những người này có thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để đăng kư quốc tịch VN.


Việc đăng kư này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN ở chỗ không cần thủ tục ǵ đặc biệt, có thể thực hiện đăng kư ở nước ngoài. Đó là một trong những nội dung của dự án Luật quốc tịch (sửa đổi).

Xung quanh vấn đề này, trước khi Quốc hội có những phiên họp riêng về dự án luật nêu trên, PV đă trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết:

- Theo nguyên tắc hiện hành, Nhà nước chỉ công nhận công dân VN có một quốc tịch là quốc tịch VN, nghĩa là công dân VN không thể có quốc tịch nước khác.

Nhưng thực tế nước ta có nhiều đồng bào đang định cư ở nước ngoài, hơn nữa đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay th́ nguyên tắc nêu trên là không khả thi.

Về quốc tịch, nhiều nước qui định trẻ em sinh ra trên lănh thổ nước tôi là có quốc tịch nước tôi, không cần biết huyết thống như thế nào, c̣n nước ta qui định cả nơi sinh và huyết thống.

Tức là trẻ em sinh ra trên lănh thổ VN th́ cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch, nhưng mặt khác trẻ em có cha mẹ là công dân VN th́ dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN.

Trong khi đó, đồng bào ta ở nước ngoài nhiều gia đ́nh đă định cư đến thế hệ thứ tư, có thể họ vẫn giữ quốc tịch VN nhưng hầu như không có giấy tờ chứng minh.

Như vậy nguyên tắc nêu trên cũng trở thành h́nh thức. Và, ở đây cách làm luật của ta là cố gắng nh́n thẳng vấn đề, sao cho qui định sát thực tế.

Việc đăng kư quốc tịch VN sẽ được tiến hành với các thủ tục đơn giản?

- Đúng vậy. Việc đăng kư có thể được thực hiện từ nước ngoài, nói chung trừ những trường hợp phải ngăn chặn v́ vấn đề an ninh quốc gia, c̣n lại đều sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để đăng kư quốc tịch VN.


Vậy, dự án luật xử lư nguyên tắc một quốc tịch theo hướng nào, thưa ông?

- Theo hướng mềm dẻo. Nếu dự án luật được thông qua, có thể chấp nhận những trường hợp đang có hai quốc tịch, thậm chí ba quốc tịch, và anh được đăng kư đàng hoàng để một mặt chúng ta dễ thống kê số liệu công dân, mặt khác để thực hiện chính sách bảo hộ công dân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

Được biết, khoảng 75% trong số hơn 3 triệu người VN đang sinh sống ở nước ngoài đều đă nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng chưa thôi quốc tịch VN?

- Hiện có xu hướng nhiều kiều bào về sống trong nước, họ muốn trở lại quốc tịch VN nhưng có nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài, v́ các chế độ như lương hưu, bảo hiểm của họ đều ở nước ngoài. Để giải quyết, dự án luật mở ra hướng chấp nhận cho họ được trở lại quốc tịch VN.

Trong số hơn 3 triệu người VN ở nước ngoài, không kể những người vẫn có hộ khẩu thường trú trong nước, số c̣n lại hơn 2,5 triệu người đă ra nước ngoài từ lâu nhưng vẫn chưa thôi quốc tịch VN.

Vấn đề pháp lư đặt ra là hơn 2,5 triệu người đó có c̣n tiếp tục là công dân VN nữa hay không?

Tinh thần của dự án luật là vẫn công nhận họ có quốc tịch VN và qui định thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để những đồng bào đó đăng kư quốc tịch VN.

Việc đăng kư này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN nêu trên, ở chỗ không cần thủ tục ǵ đặc biệt. Chúng tôi dự tính nếu luật được ban hành, trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng kư quốc tịch VN.

Khi đăng kư quốc tịch VN thành công th́ kiều bào được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, liệu có được tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử?

- Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân VN phù hợp với hoàn cảnh sống xa Tổ quốc.

Đó là những quyền và nghĩa vụ nào th́ lại do những đạo luật cụ thể qui định, ví dụ như Luật bầu cử hiện hành qui định nếu anh về nước có đăng kư tạm trú anh được đi bỏ phiếu, nhưng nếu anh muốn ứng cử đại biểu Quốc hội th́ anh phải thường trú trong nước, rồi có nhận xét của nơi cư trú, phải qua hiệp thương của mặt trận…

Nghĩa là nếu anh không thường trú trong nước th́ anh không được ứng cử.

Vậy trong trường hợp kiều bào đăng kư quốc tịch VN và trở về thường trú trong nước th́ sao, thưa ông?

- Xu hướng là bà con đă trở về VN để định cư và thường trú th́ bà con sẽ được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ như mọi công dân VN.

Đă có những người nước ngoài xin nhập quốc tịch VN như trường hợp thủ môn Santos, vậy theo dự án luật họ có được giữ quốc tịch vốn có, thưa ông?

- Dự án luật mở rộng ra một số trường hợp người nước ngoài có thể được Chủ tịch nước cho phép giữ hai quốc tịch, trong trường hợp họ xin nhập quốc tịch VN nhưng có lư do chính đáng để xin giữ quốc tịch vốn có của họ.

Đơn cử như những người nước ngoài có những đóng góp cho sự nghiệp khoa học, thể thao, văn hóa... của VN.

Dự án luật lần này đă hướng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quốc tịch?

- Chúng tôi đă cố gắng để giảm hẳn các loại giấy tờ, thủ tục. Ví dụ khi bà con trở lại quốc tịch VN th́ không bắt buộc các điều kiện chặt chẽ như trước đây là phải lấy vợ (chồng) VN, hoặc trở về định cư ở VN.

Chúng tôi chỉ qui định đơn giản trở lại quốc tịch VN là quyền của anh, và cơ bản Nhà nước tạo điều kiện cho anh thực hiện quyền và nguyện vọng chính đáng đó.

Về mặt thời gian, có cái khó là các vấn đề liên quan đến quốc tịch, không những phải giải quyết từ nước ngoài về trong nước, mà c̣n phải giải quyết qua nhiều cơ quan như ngoại giao, công an, tư pháp, Văn pḥng Chính phủ, Văn pḥng Chủ tịch nước, lên đến Chủ tịch nước, nên chúng tôi dự kiến phấn đấu rút ngắn từ một năm xuống chín tháng và từ sáu tháng xuống ba tháng, thời gian tới ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn th́ sẽ rút ngắn nữa.



Theo Vơ Văn Thành

Báo Tuổi trẻ



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 songdu
 member

 REF: 347710
 05/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Quốc tịch là hộ khẩu ở một nước , gọi là công dân cũng vậy .
Tôi mang ḍng máu VN ,sinh ra ở VN , mồ mả tổ tiên ông cha ở VN ,vậy đă đủ là người VN .
Nhưng chưa chắc tôi có quốc tịch VN ,chưa chắc tôi là công dân VN .Mà có là công dân tôi cũng không biết tôi là công dân hạng mấy . Cảnh sát thường xét hỏi tôi như một tên tội phạm dự bị
Các bạn kiều bào , nhớ trả $1 US cho 1 ngày đặt chân lên đất VN .Trả tiền trước khi vào VN .


 

 trtron
 member

 REF: 347940
 05/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Sao tôi không thấy đề cập tới việc từ bỏ quốc tich VN cho những người song tich ?


 

 seriouskiller
 member

 REF: 347960
 05/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đây chỉ là dự Luật từ dự luật đến luật chính thức ban hành là một quăng thời gian lê thê nhất là những dự luật bị cho là "nhạy cảm", đôi khi đến 1/3 đời người (điều không hiếm ở các nước XHCN, nói nhiều hơn làm). Rồi khi có luật chính thức th́ chưa chắc đă thực hành được.
Tôi lấy ví dụ, theo luật th́ VK về nước ở VN chỉ cần lưu trú liên tục 6 tháng th́ có quyền sở hữu nhà. Nhưng thử hỏi có ai như vậy chưa? Người ta nêu ra đủ lư do như chưa có văn bản hướng dẫn!!!! Mấy cán bộ tŕnh độ đại học cả mà làm ǵ cũng chờ cấp trên cầm tay chỉ việc, hướng dẫn th́ thử hỏi sao VN không châm tiến?


 

 ototot
 member

 REF: 347989
 05/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Theo tôi, vấn đề quốc tịch, công dân... chẳng qua chỉ là một mớ luật lệ các nhà nước (Tây,Ta, Mỹ...)đặt ra để qui định những quyền lợi (lư thuyết là quyền lợi tinh thần, thực tế là quyền lợi vật chất).

Do đó, luật lệ làm cho khó hay dễ là tuỳ ở ai cần ai (nghiă là ông nhà nước cần người dân, hay người dân cần ông nhà nước!)

Tại sao cũng là con người với nhau cả, cùng sống chung với nhau cả, cùng gịng giống như nhau, cùng văn hoá, ngôn ngữ như nhau, ... mà cứ phân biệt mấy chữ ghi trên mảnh giấy, nhỉ?

Vả lại, đất nước, quê hương, ṇi giống th́ đời đời kiếp kiếp, trong khi quyền hành thế tục chỉ là tạm thời, ví dụ nay chế độ này, chủ nghiă này, mai lại khác! Thậm chí khi đất nước ḿnh đổi chủ năm 1975, tôi đă được đi dự nhiều buổi lễ để người ta "trả quyền công dân" cho một số người bản thân họ không biết họ ... mất hồi nào! Cũng như chẳng biết "ai lấy đi mất" cuả họ?! Và ai có quyền lấy đi cuả họ?! Nếu tổ tiên cha ông họ sinh họ ra trên cùng mảnh đất này, và họ cứ sẽ sống và chết trên mảnh đất đó, th́ sao lại không phải là công dân???

Kết luận: Đúng là chuyện nực cười bốn phương!


Thân ái,


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network