chieulathu
member
ID 8838
01/03/2006
|
Môn Phái Võ Công Việt Nam 2
Thiên Môn Đạo:
Thiên Môn Đạo là một môn phái võ học cổ truyền Việt Nam, cũng là một trong những tinh hoa võ học cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thiên Môn Đạo được ra đời ở vùng quê ven sông Đáy thuộc xã Hòa Nam (ứng Hòa, Hà Tây). Tính tới nay, Thiên Môn Đạo đã trải qua 5 thế hệ. Hiện những người đang duy trì và phát triển môn phái là hậu duệ đời thứ năm trong gia tộc.
Người khai sinh Thiên Môn Đạo là Kỵ tổ Nguyễn Khắc Cống (tức Nguyễn Văn Cống). Cụ vốn là một võ quan tham gia chống giặc ngoại xâm (cuối thế kỷ 1 có nhiều công lao được Nhà Vua sắc phong và ghi tên trên bia đá tại đền Bách Linh thuộc địa phận huyện Hoài An, phủ ứng Thiên. Sau khi giặc tan về quê, cụ vừa dạy học vừa tham gia việc võ hội và được giao toàn quyền chỉ huy các võ hội trong vùng.
Đời kế tiếp là Cụ tổ Nguyễn Khắc Nhượng. Cụ vừa dạy học vừa dạy võ, cũng là tấm gương sáng về đức độ, luôn giao lưu với bạn bè khắp nơi để học hỏi tinh hoa võ học và cũng là để đảm đương tốt công việc võ hội kế nghiệp cha.
Đời thứ ba là Cụ đồ Nguyễn Khắc Di. Cụ nổi tiếng là thầy dạy chữ nho và võ học cho đông đảo học trò trong vùng.
Đời thứ tư là sư tổ Nguyễn Khắc Chi. Hoạt động cũng như sự tồn tại, phát triển Thiên Môn Đạo lúc này gắn liền với lịch sử chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Cùng với những tinh hoa cổ truyền của dân tộc được khơi dậy, bảo tồn, phát triển, Thiên Môn Đạo cũng được mở rộng không ngừng và sư tổ Nguyễn Khắc Chi là người có công nhất trong việc mở rộng tinh hoa võ học Thiên Môn Đạo.
Môn sinh của Thiên Môn Đạo luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là sống có ích cho gia đình, dân tộc, Tổ quốc và đạt được điều bình dị là sống lâu - khỏe mạnh - minh mẫn đến lúc chết.
Kim Kê Võ Phái:
Trên bàn thờ Tổ trong ngôi nhà nhỏ ở một con hẻm đường Hải Thượng Lãn Ông hiện nay có treo một bức tranh vẽ "gà trống đứng trên đỉnh núi gáy vang". Đó là hình ảnh Kim Kê mà võ sư chưởng môn Đặng Văn Anh đã lấy đặt tên môn phái mình. Vậy Kim Kê là gì? Đó là "gà vàng" lấy từ bài Mai Hoa Quyền, bởi trong bài này có thế Kim Kê độc lập rất hay mặc dù rất khó diễn, vì lúc nào cũng phải đứng bằng một chân trụ. Ông Đặng Văn Anh hết sức ái mộ cái thế "Kim Kê độc lập" tuyệt chiêu này nên mới lấy chữ Kim Kê dặt tên cho võ đường của mình, thành lập vào năm 1945, về sau trở thành tên của môn phái.
Dù thọ giáo với thầy Bùi Văn Hóa, thường gọi là Chín Hóa, tại trường Chợ Quán (nay là Kim Đồng), thuộc môn phái Tây Sơn Nhạn, nhưng giòng dõi ông Đặng Văn Anh là giòng võ. Môn phái Kim Kê lấy "yên tự xà hành" làm thân pháp, "thôi sơn" làm thủ pháp, "bình sa lạc nhạn" làm cước pháp, "Mai hoa quyền" và "Kim Kê quyền" làm quyền pháp; trong thập bát ban binh khí thường chuyên về đao pháp. Trong thập niên 1965-1974, võ đường Kim Kê đào tạo khá nhiều võ sĩ tài giỏi, từng tung hoành khắp các võ đài Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh, thành phía Nam. Tất cả đều lấy họ Kê như: Kê Hoàng Long, Kê Hùng Sơn, Kê Minh Sơn, Kê Thắng Sơn, Kê Hoa Sơn"
Sau 1975, thế hệ môn sinh mới cũng có nhiều người làm rạng danh môn phái như: Lê Đình Long, Nguyễn An Tâm Khánh, Trương Huỳnh Long, Ngô Thị Ngọc Chi, Dương Thị Thanh Trúc... đã giành nhiều huy chương trong các giải vô địch Võ Cổ Truyền Sài Gòn và toàn quốc. Những năm gần đây, tuy tuổi đã cao nhưng ông Đặng Văn Anh cũng không ngừng suy nghĩ, sáng tác thêm nhiều chiêu thức mới, "thành ra lớp học trò cũ khi có dịp trở lại thăm võ đường đều gặp nhiều cái mới", như ông nói. "Cái mới" đây là "cái đẹp" hoặc "tìm cách đánh thắng đối thủ" càng nhanh càng tốt.
Thường ông hay thức giấc nửa khuya, chong đèn xem sách, ôn bài và sáng tác, ông nói: "Quen rồi, hồi nhỏ đi học cũng thường như vậy". Còn nói về đòn thế biểu diễn, ông cho rằng: trình diễn hay, đẹp, phần lớn do người thực hiện, chứ không hẳn do đòn thế này hay, đòn thế kia đẹp; ví dụ: "Yên tự xà hành" đi tiếp với "Siêu phong hoàn vũ" thì rất hay và đẹp; hoặc bài "Song cự" (hai dao găm) do HLV Ngọc Chi biểu diễn cũng rất đẹp. Nhận xét về cách đánh võ đài, ông nói: "lên võ đài mà đánh búa xua là vì võ sĩ ấy thiếu bình tĩnh hoặc còn non nghề"; còn đề cập đến phong trào, ông cho rằng: "thời buổi bây giờ võ thuật được phổ biến rộng rãi hơn thời trước, nhưng ngược lại võ sinh bây giờ không được bằng hồi trước, như: ít tập luyện, không chịu khó. Các học trò của tôi hồi trước tập luyện cật lực và phải luyện cho tinh xảo".
Ngày ngày, lão võ sư Đặng Văn Anh vẫn luôn có mặt tại sân tập để chỉ bảo, hướng dẫn thế hệ trẻ với ước mong họ nên người, làm sáng danh hai chữ Kim Kê sau này:
Tiền đình hữu nhất kê,
Thân phi ngũ sắc ê,
Ngũ canh thường báo hiệu,
Tam niên tam bồ đề
Như một nhà thơ đã cảm tác khi đến viếng thăm tổ đường. Lão võ sư Đặng Văn Anh đã từ trần ngày 4-5-1998, hưởng thọ 81 tuổi. Ông ra đi trong sự tiếc thương của làng võ cổ truyền Saigon.
Hàn Bái Đường:
Hơn 40 năm trước đây, một võ đường rộng lớn vẫn thường thu hút sự lưu ý cũng những người qua lại nơi ngã tư Hồng Thập Tự - Lê Văn Duyệt vào hai buổi sáng chiều. Số võ sinh theo tập tại võ đường này khá đông và nhịp sinh hoạt của võ đường này khá đều đặn. Nhưng tới thập niên 60 thì võ đường này vắng mặt.
Gợi lại những hình ảnh của nhiều năm trước, có lẽ người ta chỉ còn nhớ được hàng chữ nhỏ khiêm tốn "Hàn Bái Đường". Ngoại trừ những người hiểu biết nhiều về sinh hoạt võ thuật thành phố, những người khác có lẽ chỉ hiểu 3 chữ nói trên là tên của một lò võ mà thôi. Hai tiếng "Hàn Bái" thường rất ít được nhắc tới và cũng không có mấy ai tò mò muốn biết thêm về các chi tiết liên quan.
Thực ra, ở thời gian đó và trước nhiều năm, đóng góp của võ đường Hàn Bái vào sinh hoạt võ thuật tại Sài Gòn và toàn miền Nam không phải nhỏ. Những môn sinh thuộc nhiều thế hệ nối tiếp như Nguyễn Văn Bắc, Võ Bá Oai, Viên Khang... rồi Đỗ Dư Ánh, Trương Minh Lắm, Lê Bất Trị, Nguyễn Anh Tài... đều là những khuôn mặt tiếng tăm trong võ giới.
Đầu thập niên 50, khi võ đường Hàn Bái hoạt động đều đặn tại Sài Gòn thì vị võ sư này đã khuất bóng từ hơn 20 năm trước. Ông tạ thế ngày 6 tháng 3 năm 1928, sau đúng 10 năm từ Trung Hoa trở về quê hương để thu nhận môn sinh truyền thụ sở học của mình. Số môn sinh của võ sư Hàn Bái rất hạn chế và thời gian truyền dạy của ông cũng không dài. Do đó, sở học của ông hầu như mai một rất nhiều. Thực tế này do chính một môn sinh xuất sắc của ông là Võ Bá Oai xác nhận. Cụ Võ Bá Oai chính là người đã tiếp nối công trình dang dở của cố võ sư Hàn Bái để dựng nên Hàn Bái Đường.
Trong nhiều năm liên tục từ cuối thập niên 20, võ sư Võ Bá Oai đã không ngừng nỗ lực truyền bá lại những điều mà bản thân mình nhận lãnh được từ vị thầy xuất chúng nhưng vắn số, vì khi từ trần, cố võ sư Hàn Bái mới vừa 39 tuổi.
Tuy mang một cái tên có vẻ xa lạ, nhưng Hàn Bái Đường chỉ là nơi truyền dạy kỹ thuật Thiếu Lâm. Hàn Bái là tên gọi của một vị võ sư có tên thật là Lê Bái, một đệ tử chính truyền xuất sắc của võ phái Thiếu Lâm.
Võ sư Hàn Bái là con trai của một Lãnh binh họ Lê nhà Nguyễn. Là một thiếu niên thông minh, đĩnh ngộ nên cậu bé Lê Bái được gia đình chăm lo chu đáo và được cha đích thân truyền dạy võ nghệ từ nhỏ. Cũng ngay từ thời điểm đó, cậu bé Lê Bái đã nuôi mộng được có dịp xuất ngoại để tầm sư học đạo.
Giấc mộng đó trở thành sự thật khi Lê Bái bước vào tuổi hai mươi. Lúc đó, Sở Hỏa Xa Vân Nam cần người giúp việc và Lê Bái xin vào làm để có cơ hội sang đất Trung Hoa từ lâu đã trở thành vùng đất huyền thoại của võ lâm.
Tại Vân Nam, Lê Bái luôn tìm dịp mở rộng giao du với các nhân vật trong võ giới, vừa để đo lường trình độ bản thân vừa để có dịp tìm hiểu thêm những kỹ thuật mới. Càng tìm học, Lê Bái càng thấy rõ mức hạn chế trong tài nghệ của mình và khao khát tìm kiếm một danh sư. Cuối cùng, Lê Bái được nghe nhắc tới quyền sư danh tiếng Lý Quân là một võ quan tại Phúc Kiến.
Lập tức Lê Bái rời Vân Nam tới Phúc Kiến xin được ra mắt quyền sư Lý Quân. Sau khi bày tỏ ước nguyện tầm sư cầu học, Lê Bái đã thẳng thắn xin với vị quyền sư danh tiếng cho phép được lãnh giáo ít chiêu để biết rõ bản lĩnh của thầy. Quyền sư họ Lý vui vẻ chấp nhận và khuyến khích người môn sinh cương trực "cứ tận lực ra đòn và trổ hết tuyệt nghệ đã học từ thuở nhỏ".
Không do dự, Lê Bái nhập nội ngay, tấn công bằng thế Hắc Hổ Xuyên Tâm để mở đường cho thế Thanh Xà Nhập Động khi đối thủ đưa tay đỡ đòn. Nhưng quyền sư họ Lý không đỡ mà chỉ vươn dài cánh tay mặt theo chiều đấm tới của Lê Bái và nhanh như một ánh chớp kẹp 2 ngón tay vào tay áo Lê Bái trong lúc chân mặt quét ngang khiến Lê Bái văng bật ra xa.
Từ đó cho tới hơn 3 năm sau, Lê Bái ở ngay tại nhà của quyền sư Lý Quân. Lý phu nhân cũng là một nữ quyền sư nổi danh đương thời và có một người con trai cùng trạc tuổi Lê Bái. Do đó, hai vợ chồng quyền sư họ Lý coi Lê Bái như con và tận tình truyền thụ. Trong thời gian này, Lê Bái còn nhận thêm được sự chỉ dẫn của nhiều danh gia võ lâm vào dịp các vị này lui tới thăm viếng vợ chồng quyền sư Lý Quân. Sau hơn 3 năm rèn luyện, Lê Bái đã đạt tới trình độ mà quyền sư Lý Quân nhận xét là "có nhiều điểm còn hơn cả thầy".
Do đó, quyền sư Lý Quân đi tới một quyết định mới. Ông gọi Lê Bái vào phòng riêng và cho biết:
- Tài nghệ của con còn tiến xa mà bản lĩnh của thầy chỉ có bấy nhiêu. Cho nên, thầy không muốn con ở lại đây thêm nữa. Con hãy trở về Vân Nam, tìm gặp một người bạn cũ của thầy là Triệu Quang Chảo là một danh gia Thiếu Lâm. Con hãy đưa phong thư của thầy cho ông Triệu và xin ông cho con được thụ giáo.
Thế là Lê Bái đành bùi ngùi giã biệt sư phụ, lên đường trở lại Vân Nam. Bữa tiệc vui do các thân hữu đón chào Lê Bái về lại Vân Nam được tổ chức linh đình. Giữa bữa tiệc bỗng có một ông già trạc ngoại ngũ tuần lên tiếng:
- Nghe danh Lê tiên sinh võ nghệ cao cường, tôi xin được chúc mừng một ly.
Phần vì tuổi trẻ tự thị, phần vì giữa lúc ngà say, Lê Bái đã đáp lại lời chúc mừng của người khách lạ bằng lời thách đấu. Ông già nọ nhận lời nhưng hẹn sẽ gặp lại vào ngày hôm sau tại nhà của ông.
Hôm sau, đúng hẹn Lê Bái tìm tới tư gia của ông già và được biết chủ nhân chính là Triệu Quang Chảo. Tình thế của Lê Bái lúc này như một mũi tên đã bay ra khỏi cánh cung. Lê Bái vội giấu thư của quyền sư Lý Quân để tiến hành buổi đấu đúng như ước hẹn. Trái với lần trước tại Phúc Kiến, lần này Lê Bái không tấn công mà lui về thủ để chờ đối thủ ra tay. Trong lúc thủ, Lê Bái dự liệu tất cả các đòn đối thủ có thể dùng và tính trước phản ứng ra sao để dành thế thắng. Nhưng ông già đã tấn công ngoài mọi trường hợp Lê Bái dự liệu và kềm cứng. Lê Bái chỉ với một bước tiến nhẹ nhàng.
Không có cách nào thoát ra khỏi vòng kềm chế của ông già, Lê Bái đành xin bãi đấu và đưa trình phong thư của quyền sư Lý Quân.
Từ đó, Lê Bái trở thành môn sinh của quyền sư Triệu Quang Chảo và tập luyện hàng ngày mãi đến năm 1918 mới xin bái biệt thầy trở về Việt Nam.
Tính từ khi tới Vân Nam đến lúc này, Lê Bái đã dành gần 10 năm tại đất Trung Hoa và gặp ít nhất 2 vị thầy thuộc hàng danh gia thượng thừa. Ở tuổi 29, ông trở về quê hương với một bản lĩnh hiếm có. Tuy nhiên, mấy năm sau, ông còn thực hiện thêm 3 chuyến đi Vân Nam vừa để thăm viếng thầy, vừa để học hỏi thêm.
Sau 3 chuyến đi này, ông mới quyết định đem vốn liếng võ học của mình ra truyền dạy. Số môn sinh của ông rất ít nhưng đều đạt trình độ cao, dù không mấy ai học hết được tuyệt nghệ của thầy.
Dù vậy, một trong những môn sinh của ông là Võ Bá Oai đã làm nổi danh vị thầy của mình trong võ giới và góp phần công sức không nhỏ vào phong trào truyền bá võ thuật trên toàn bộ miền Nam. Đặc biệt, một môn sinh của võ sư Võ Bá Oai là Đỗ Dư Ánh đã nổi tiếng ngay trên đất Vân Nam là mảnh đất dạo nào đã đào tạo thành cố võ sư Hàn Bái.
VÕ CỔ Truyền Bình Định:
Võ cổ truyền Bình Định: Nguồn gốc và đặc trưng
Nếu đến thăm đất Qui Nhơn quê hương của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức những buổi biểu diễn của môn phái võ cổ truyền Bình Định với những động tác uyển chuyển, nhanh nhẹn, nhưng cũng đầy khí chất dũng mãnh, quật cường của các bài quyền, bài binh khí, đặc biệt là bài quyền Ngọc Trản, bài roi (côn) Thái Sơn nổi tiếng đã đi vào lịch sử với câu ca dao:
"Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền"
Võ Bình Định phát triển sâu rộng trong quần chúng không chỉ có "nam nhi" mà cả "phái yếu" cũng luyện rèn võ nghệ và đã có sức thu hút mãnh liệt, trở thành món ăn tinh thần của người dân Bình Định. Đặc biệt khi có hoạ ngoại xâm thì lập tức mọi người tập luyện võ nghệ để chiến đấu chống quân thù. Rõ nét nhất là trong thời Tây Sơn và trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp xâm lược, võ cổ truyền Bình Định không những rèn luyện thể lực, tính dũng cảm cho quân đội và nhân dân, mà còn được áp dụng khá thành công vào binh pháp, vào phép dùng binh, vào sách lược, chiến lược quân sự, nhất là trong cách đánh cận chiến.
Để nghiên cứu làm rõ nguồn gốc và đặc trưng của võ cổ truyền Bình Định, một đề tài khoa học đã được Sở Thể dục - Thể thao Bình Định tiến hành từ hơn 2 năm nay nhằm sưu tầm, thu thập những thông tin, tư liệu qua những người thật, việc thật, qua các địa danh, chứng tích của các hoạt động võ nghệ ở nhiều giai đoạn lịch sử rồi từ đó tổng hợp, phân tích, minh chứng cho một câu hỏi: Võ cổ truyền Bình Định có đặc điểm khác biệt nào so với các dòng võ khác?
Nguồn gốc võ cổ truyền Bình Định
Từ thế kỷ XV trở đi, cùng với việc tiến về phía Nam của người Việt cổ, nhiều dòng họ đã đến Bình Định khai hoang, lập ấp. Các cư dân đã tiếp nhận và thích nghi với nhiều yếu tố của nền văn hoá địa phương, tạo nên tư chất và cốt cách của con người ở vùng đất mới Bình Định, nơi hội tụ, kế thừa truyền thống thượng võ của dân tộc.
Người Bình Định vừa có phẩm chất cao quí của cư dân vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ với các đức tính: mộc mạc, cần cù, giản dị, sáng tạo, nhân ái, kiên cường, dũng cảm, vừa mang sắc thái của địa phương: tính khảng khái, hào hiệp, tinh thần thượng võ. Theo Đại Nam nhất thống chí: Người Bình Định tính tình trầm, gan dạ, thích làm việc nghĩa. Người học thức phần nhiều nho nhã, trung hậu. Đồ mặc, đồ dùng giản dị, mộc mạc, không ưa văn hoa. Ngày rảnh việc hay bày hát tuồng, múa võ.
Bình Định luôn gợi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam niềm cảm tình sâu sắc về một vùng đất thượng võ lâu đời, với hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên khí chất anh hùng bất khuất, làm nên bao sự tích oanh liệt, góp phần tô thắm vào trang sử vàng dân tộc.
Quá trình hình thành và phát triển
Dựa vào điều kiện lịch sử, căn cứ vào các tiêu chí: mức độ qui mô phát triển võ, trình độ võ nghệ, tính chất giai cấp, mục tiêu phục vụ của võ nghệ trong từng giai đoạn, đề tài lấy mốc thời Tây Sơn làm trung tâm vì đây là thời điểm đỉnh của võ cổ truyền Bình Định.
Trước thời Tây Sơn (từ khoảng năm 1600), võ cổ truyền Bình Định còn ở dạng sơ khai, hình thành chủ yếu dựa trên các thao tác lao động và sử dụng công cụ lao động hàng ngày .
Đến thời Tây Sơn, bắt đầu có sự giao lưu, hoà nhập giữa các dòng võ và quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều võ quan, võ sư nổi tiếng. Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn được sử sách ghi nhận là thời kỳ hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất, được xây dựng thành hệ thống võ học, được đưa vào hệ thống thi cử, đào tạo tướng sĩ, được nghiên cứu và áp dụng triệt để, sáng tạo trong quân sự, trong chiến đấu, phục vụ chiến trường và khuyến khích mở trường dạy võ khắp nơi.
Võ cổ truyền Bình Định thời Tây Sơn là sự kết tinh và hoà quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau (của người bản địa, võ từ Bắc hà vào v.v.) tạo nên sức mạnh tổng hợp, chắt lọc tìm ra cái tinh tuý nhất để bồi đắp, bổ sung vào kho tàng võ học chân truyền của dân tộc.
Sau thời Tây Sơn, mặc dù khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt mọi thành quả của nhà Tây Sơn nhưng võ cổ truyền Bình Định vẫn có khả năng tiềm ẩn và sức sống mãnh liệt, "võ vườn" vẫn được bí mật truyền dạy trong các nhà chùa hoặc các bìa rừng, vẫn được nhiều người tâm huyết nghiên cứu, sưu tầm, viết sách lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, các dòng võ nước ngoài, chủ yếu là võ Thiếu Lâm (Trung Hoa) và nhiều môn võ như quyền Anh, Judo, Karatedo, Teakwondo... đã phát triển khá mạnh ở Bình Định nhưng vẫn không thể lấn át được võ cổ truyền Bình Định bởi vẫn giữ được những đặc điểm độc đáo của nó.
Đặc điểm độc đáo của võ cổ truyền Bình Định
Về khía cạnh võ thuật, võ cổ truyền Bình Định thể hiện rõ tính liên hoàn, tinh tế, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).
Về võ lý, võ cổ truyền Bình Định vận dụng triệt để học thuyết âm - dương, lấy phép ngũ hành và phép bát quái làm nguyên lý cơ bản của "Song thủ ngũ hành vi bản", "Lưỡng túc bát bộ vi căn" là cơ sở võ lý cho luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.
Về võ đạo, còn gọi là cái đạo của người học võ. Ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, võ đạo còn thể hiện ở các mặt truyền thống: thượng võ, chống ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn; trọng nhân nghĩa...
Về nội dung, võ cổ truyền Bình Định vô cùng phong phú, đa dạng nhưng tựu trung có 4 nội dung cơ bản là: luyện công, quyền thuật, võ với binh khí, luyện tinh thần. Quyền còn gọi là thảo bộ hay quyền tay không, bao gồm Cương quyền và Nhu quyền. Võ tay không chia thành 4 nhóm: Võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu. Binh khí được dùng trong võ cổ truyền Bình Định bao gồm binh khí dài và binh khí ngắn. Loại binh khí rất cơ bản được lưu hành khá phổ biến ở Bình Định là côn (tiếng địa phương gọi là roi) với nhiều "phách roi" độc đáo chỉ có ở võ cổ truyền Bình Định: "Đâm so đũa", "Đá văn roi", "Phá vây", "Roi đánh nghịch"... Nói về tận dụng vũ khí thô sơ chống giặc, Bình Định có "Bài kiếm 12" nổi tiếng gồm 12 động tác được rút tỉa trong nhiều bài kiếm tiêu biểu của Bình Định để hình thành một cách ngắn gọn, dễ tập, dễ nhớ, được đưa vào luyện tập và thực hành chiến đấu đạt hiệu quả cao trong các lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở địa phương.
Trong các bộ môn về quyền thuật, "Ngọc Trản" là bài quyền tiêu biểu của võ cổ truyền Bình Định, trải qua thời gian, nó vẫn sáng chói như một "chén ngọc" với những bí quyết võ công vô giá. Để thực hành được một cách nhuần nhuyễn, phải tính đến công sức luyện tập cả về thể chất và ý thức nhằm tạo được sự thống nhất thành một ý niệm duy nhất, như tính thuần khiết của viên ngọc. Đó chính là bí quyết khổ luyện của lối quyền âm - dương trong Ngọc Trản công.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
chieulathu
member
REF: 63623
01/03/2006
|
An Thái Bình Thái Đạo:
Cụ Tàu Sáu tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo nên "oai danh" quyền An Thái. Cuộc đời cụ là cuộc đời của một bậc chân sư mà tài năng và nhân cách đã trở thành niềm ngưỡng vọng của bao nhiêu người.
Lúc còn nhỏ, cụ được gia đình cho sang Phước Kiến - Trung Quốc học tập cả văn lẫn võ; sau đó còn qua Hồng Kông học thêm một thời gian nữa. Khi thành đạt võ công trở về nước, cụ tiếp tục gia tâm nghiên cứu, rút tỉa những tinh hoa võ thuật ở địa phương Bình Định cũng như rải rác khắp các vùng đất nước, kể cả các môn võ truyền thống của các dân tộc Chàm, Khơme, Làỏ rồi dung hợp, phối chế thành môn võ mang dáng dấp của một sự hài hòa độc đáo.
Hệ thống quyền của môn võ này khá chặt chẽ, được xây dựng dựa trên 4 bộ chính: Hổ quyền, Long quyền, Hầu quyền, Xà quyền. Trong đó, Hổ quyền và Long quyền thuộc Ngạnh công (tức luyện cho mạnh mẽ, rắn chắc), được coi là nền tảng căn bản; Hầu quyền và Xà quyền thuộc Nhu công và Miêu công (tức luyện cho mềm dẻo, linh hoạt, nhanh lẹ chớp nhoáng, tay chân như "vươn dài" ra) là phần xuất sắc, cao diệu...
Về mặt tinh thần, cụ Tàu Sáu lấy "Ngưu giác chỉ" (ngưu giác: sừng trâu - một trong mười chỉ pháp) làm biểu tượng môn phái. Và đây cũng là kết quả của một quá trình chiêm nghiệm, chắt lọc từ cuộc sống...
Cụ nhận thấy, ở đất nước nông nghiệp Việt Nam (thời ấy) con trâu là một hình ảnh quen thuộc, gần gũi, gắn bó chặt chẽ với con người trong công việc đồng áng. Nó là loài vật hiền lành, suốt đời cần mẫn, hy sinh giúp ích cho người, nhưng cũng rất dữ dội và đoàn kết khi bị tấn công. Ai từng chứng kiến những?trận đánh? của đàn trâu, đều thật sự kinh hoàng, khủng khiếp trước sự đoàn kết, dũng mãnh của chúng.
Từ những đặc điểm ấy, cụ Tàu Sáu đã nghiền ngẫm, suy tưởng về "bản chất tốt đẹp" của loài trâu, rồi đúc kết thành giáo điều của môn phái, gồm có 5 điều gọi là "Ngũ điều" (Phải nhẫn nại, đoàn kết, hy sinh, thật thà, dũng cảm) bên cạnh "Ngũ qui" cũng có 5 điều (không phản sư phế đạo; không ỷ thế hiếp cô; không sanh tâm đạo tặc; không loạn dâm háo sắc; không thắng vinh bại nhục).
Sự sắp xếp trên, còn hàm chứa một quan niệm rất tinh tế và xuyên suốt của cụ Tàu Sáu về phương diện giáo dục, rèn luyện con người thông qua phương pháp huấn luyện võ thuật. Có thể tóm tắt: Trước hết phải làm sao khơi dậy và tập cho người môn sinh biết nhẫn nại, chịu đựng để họ có thể thích ứng, hòa hợp được với những phức tạp, mâu thuẫn trong cuộc sống. Từ đó, nhu cầu giao lưu, chia xẻ trong họ mới có điều kiện phát triển, họ sẽ tự đoàn kết với mọi người. Và khi đã biết đoàn kết yêu thương nhau rồi, thì họ mới có thể hy sinh cho nhau được. Đấy là lẽ tự nhiên. Mà, một con người có đức hy sinh là đã triệt tiêu được những vụ lợi, đố kỵ nhỏ nhen, nguồn gốc của sự dối trá xảo quyệt. Họ sẽ luôn sống và cư xử một cách thật thà, đúng đắn. Nếu có phải dụng võ, thì cũng chỉ vì lẽ phải, vì chính nghĩa. Đấy là sự dũng cảm của con nhà võ.
Để đạt được những điều đó, cụ Tàu Sáu chủ trương tiến hành một cách lâu dài, bền bỉ, đúng tiến độ, song song với một giáo trình huấn luyện phù hợp, cũng như trong các hình thức sinh hoạt môn phái (một dạng xã hội thu nhỏ), không cần thiết phải dùng lời lẽ. Bởi, ai cũng có thể nghe, hiểu và phân biệt được những đức tính tốt đó, nhưng để có đươc. Những đức tính đó là một việc hoàn toàn khác, rất khác.
Vào khoảng năm 1924, khi đã hoàn chỉnh cả về mặt võ thuật lẫn võ đạo, cụ Tàu Sáu mới bắt đầu truyền dạy môn võ này tại quê nhà, và đã đào tạo được nhiều đệ tử nổi danh như Ba Phùng, Chín Kỳ, Phó Tuần Chẩn, Năm Tường. Năm Tường vốn là hảo thủ Nam Kỳ từng bất phân thắng bại với A-đu-bu (một võ sĩ hạng nặng của Pháp có lối luyện võ rất dã man. Theo tương truyền mỗi sáng dùng tay không đấm chết hai bò mộng), nhưng khi Năm Tường ra Bình Định thụ giáo với cụ Tàu Sáu một thời gian trở về thì A-đu-bu e sợ, không dám nhận lời tái đấu, và đã tự rút lui khỏi các đấu trường Đông Dương. Một võ sĩ tài năng khác là Kim Anh cũng từng được cụ Tàu Sáu chỉ giáo mà thành danh trên các đấu trường quốc tế, góp phần làm rạng rỡ cho xứ An Thái nói riêng và miền đất võ Bình Định nói chung.
Đương thời, danh tài của các võ phái khác như Hồ Ngạnh, Đoàn Phong, Năm Nghĩa, Bang Beo, Khách Nhé... đều có đến đàm đạo, trao đổi và khâm phục cụ. Cũng từ đó bắt đầu râm ran những lời đồn đại huyền hoặc về nhân vật võ lâm Tàu Sáu - Cụ từng sang Trung Quốc xuất gia tu thiền học võ tại chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn. Khi thành đạt, muốn hoàn tục trở về nước nhưng không được chấp nhận, cụ đã tự mình xuống núi và lần lượt hạ gục các cao thủ trấn giữ ở 108 cửa lên xuống Thiếu Lâm Tự.
Chuyện này rõ là nhại theo tích "quá ngũ quan trảm lục tướng" của Quan Công (Quan Vân Trường trong Tam Quốc Chí), còn chi tiết 108 cửa Thiếu Lâm Tự chỉ là "nghe lơ mơ" rồi "chế đại". chứ thật ra như sau:
Theo qui môn Thiếu Lâm Tự, để được chính thức công nhận là môn đồ của môn phái, cho dù xuất sư xuống núi, người môn sinh phải trải qua một cuộc khảo hạch, thử thách toàn diện, cả về bản lãnh võ công cho đến kiến thức, cách xử thế, trí thông minh... Trong phần võ công, ngoài việc thi triển những thành tựu công phu trước hội đồng môn phái, người môn sinh còn phải đi qua một hành lang nhỏ hẹp có đặt sẵn 108 cặp mộc nhân, mộc mã được thiết kế theo họa đồ của Đạt Ma Sư Tổ. Khi được khởi động, 108 cặp nhân mã này sẽ lần lượt "đánh" ra 108 thế võ nhất định. Nếu công phu chưa tới, người môn sinh sẽ bị đánh gục ngay. Nhưng những điều đó là chuyện của hàng ngàn năm trước. Nó thuộc về lịch sử lâu đời của Thiếu Lâm Tự, và sau chỉ còn trong trí tưởng tượng của người đời...
Khi cụ Tàu Sáu mất, người con trai nối nghiệp cụ là võ sư Diệp Bảo Sanh - ở Qui Nhơn, nhiều người quen gọi theo ngoại hiệu là Lai Sanh Đường (tiệm thuốc bắc Lai Sanh Đường) - cũng tiếp tục thu nhận môn đệ. Từ đấy, phái võ này còn có tên là Bình Thái Đạo; và đã có những bước cải tiến đáng kể về mặt tổ chức môn phái cũng như phương pháp huấn luyện.
Hiện nay võ phái này đang được các đệ tử của võ sư Diệp Bảo Sanh, thuộc thế hệ môn đồ thứ ba, tiếp tục truyền dạy tại nhiều nơi ở Bình Định và Sài Gòn.
Võ phái Tân Khánh Bà Trà:
Võ phái Tân Khánh Bà Trà hình thành vào khoảng thế kỷ 17, khi những lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất Nam Bộ trù phú. Những người đi mở đất đã mang vốn võ học để bảo vệ thành quả lao động trên vùng đất mới. Bên cạnh đó, cuộc sống thực tế trên vùng đất mới, lại phải chen vai thích cánh bên cạnh các dân tộc anh em đã là nguồn bổ sung cho vốn liếng võ học của những thế hệ đi khai hoang ngày thêm phong phú, từ đó hình thành nên võ phái mới ngay trên vùng đất Tân Khánh của đất Đồng Nai - Gia Định với những võ công đả hổ lừng danh của một thời. Đầu thế kỷ 19, khi vua Gia Long lên ngôi với chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù, thì mảnh đất Tân Khánh đã đón tiếp một cựu thần nhà Tân Sơn họ Võ đến ẩn tích. Chính cơ hội này là sự thăng hoa cho võ phái của xứ Tân Khánh do sự tăng cường kỹ thuật võ Tây Sơn. Giữa thế kỷ 19, một hậu duệ của cựu thần nhà Tây Sơn là bà Võ Thị Trà đã từng hiên ngang chống lại quan lại địa phương từ căn cứ Truông Mây trên đất Tân Khánh. Từ đó, xứ Tân Khánh được mang tên là xứ Tân Khánh - Bà Trà (nay là thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên và xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương), và võ phái truyền thống tại đây được gọi là võ phái Tân Khánh Bà Trà cho đến ngày nay.
Đặc trưng kỹ thuật của võ phái Tân Khánh Bà Trà là lối tấn công phối hợp và liên hoàn những kỹ thuật đòn chân và đòn tay, nhằm làm rối loạn sự phòng thủ của đối phương cũng như giúp cho sự công kích đạt hiệu quả tốt. Những đòn tay và đòn chân tung ra theo đường thẳng, có sức án ngự mọi sự tấn công đối phương được võ phái này chú trọng ngang với những đòn tay và đòn chân, cận chiến bằng kỹ thuật đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ngón tay, ức bàn tay... Chính đặc điểm này đã giúp cho môn sinh của võ phái Tân Khánh Bà Trà có khả năng chiến đấu trong mọi tình huống. Về binh khí, võ phái Tân Khánh Bà Trà có đủ thập bát ban võ nghệ (tức mười tám loại binh khí), nhưng thiện nghệ nhất về roi và côn, là thứ binh khí làm từ nguyên liệu có sẵn tại địa phương như: tre, tầm vông, gỗ căm xe, gỗ mật cật... Nhiều bậc tiền bối của võ phái Tân Khánh Bà Trà từng nổi danh với những đường roi, đường côn tuyệt diệu làm "ngã ngựa" biết bao đối thủ khắp Nam Bộ. Ngoài ra, giống như võ cổ truyền Việt Nam từ bao đời, võ phái Tân Khánh Bà Trà còn có hệ thống quyền pháp từ thấp lên cao như: Thái Sơn, Tấn Nhất, Lão Mai, Thần Đồng, Ngọc Trản..., mà mỗi nhịp dạo quyền đều gắn liền với những câu thơ gọi là thiệu.
Võ phái Tân Khánh Bà Trà có nhiều thế hệ anh tài nối tiếp nhau vang danh khắp Nam Bộ. Bà Võ Thị Trà, thường gọi tắt là Bà Trà, lẫy lừng một thời ở Tân Khánh, chống lại bọn tham quan ô lại, để rồi tên đất được gắn thêm tên người kể từ giữa sau thế kỷ 19. Các ông Võ Văn ất (Hai ất), Võ Văn Giá (Ba Giá) và bà Võ Thị Vuông (Năm Vuông) từng làm rạng danh võ phái Tân Khánh Bà Trà với bao phen đánh hổ. Quyền sư Võ Văn Đước (Hai Đước) phá tan thế trận Mai Hoa Thung bảo vệ thanh danh xứ sở. Đệ nhất côn Đỗ Văn Mạnh (Năm Nhị) phiêu bạt khắp đó đây với cây trường côn làm khiếp vía biết bao anh hùng hảo hán ở Nam Bộ.... Nối tiếp truyền thống hào hùng đó, lão võ sư Hồ Văn Lành (biệt danh Từ Thiện) đã rời quê hương lên Sài Gòn, phổ biến võ phái Tân Khánh Bà Trà cho giới hâm mộ võ thuật từ những năm 1950. Qua gần nửa thế kỷ phát triển, võ phái Tân Khánh Bà Trà, qua sự truyền bá của lão võ sư Hồ Văn Lành, đã trang bị cho hàng vạn môn sinh kỹ thuật đặc thù của môn phái. Trong đó, nhiều môn sinh đã trưởng thành, tiếp bước con đường truyền bá võ phái Tân Khánh Bà Trà cho các thế hệ nối tiếp ngay tại các quận, huyện của thành phố HCM, một số tỉnh thành Nam Bộ và cả ở nước ngoài. Một số môn sinh xuất sắc khác đã từng tham gia thi đấu võ đài, đạt được hai huy chương vàng, ba huy chương bạc, hai huy chương đồng trong các giải vô địch toàn quốc, và ba người đã từng được chọn đại diện cho toàn miền nam thi đấu bẩy trận toàn thắng trước các nhà vô địch của những nước: Thái-lan, Lào, Cam-pu-chia.
Bình Định Gia:
I. Ngược Dòng Lịch Sử
Bình Định Gia nghĩa là Bình Định gia truyền do cụ Trần Đại Chí sáng lập cách đây trên 200 năm. Cụ Trần Đại Chí xuất thân ở Trung Quốc. Thời trai trẻ, cụ tu luyện võ công tại chùa Thiếu Lâm thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Sau khi võ công thuần thục, cụ "xuống núi" giúp triều đình. Trong bối cảnh đất nước Trung Hoa đang suy sụp vào cuối nhà Thanh, với danh phận là một võ tướng trong triều, cụ bất mãn và cùng ba người khác ra đi. Trên bước đường lưu lạc giang hồ, cụ đã sang đến Việt Nam.
Đầu tiên, cụ ở tại thành Thăng Long. Sau vì tình hình thành Thăng Long không ổn định, cụ vào đất Bình Định. Về địa thế, vùng này trên là núi, dưới là biển. Tuy nông nghiệp kém phát triển (cát trắng bao la) nhưng khí hậu rất thích nghi cho những người luyện võ. Vì thế, rất nhiều anh hùng, hào kiệt đều tập trung về đây.
II. Duyên Kỳ Ngộ
Trong thời gian sinh sống ở Bình Định, cụ Trần Đại Chí có duyên gặp cụ Võ Văn Dũng. Hai người đã luận đàm võ công cũng như ẩn chứng công phu võ thuật của mình. Lúc đó, cụ Võ Văn Dũng là một võ tướng của Quang Trung hoàng đế, từng cầm quân đánh giặc góp phần đại phá quân Thanh. Tâm đầu ý hợp, cụ Trần Đại Chí được cụ Võ Văn Dũng dạy lại toàn bộ võ Bình Định chân truyền, ngược lại cụ Võ Văn Dũng cũng được học lại võ thuật Trung Hoa của cụ Trần Đại Chí.
Sau khi cụ Võ Văn Dũng qua đời, cụ Trần Đại Chí đã nghiên cứu chắt lọc tổng hợp những tinh hoa của hai nền võ thuật Trung Hoa và Việt Nam, sáng lập dòng Bình Định gia truyền theo nguyên tắc kết hợp giữa cương, nhu, trường, đoản, hư, thực. Đường lối của các võ phái thời ấy thường nêu cao tính chất chiến đấu, không nặng về biểu diễn khoa trương.
III. Quá Trình Phát Triển
Môn phái Bình Định Gia tồn tại suốt 200 năm chỉ trong dòng họ Trần Đại, Trần Hưng và trải qua 4 đời chưởng môn: cụ Trần Đại Chí, Trần Đại Si, Trần Đại Xy, Trần Đại Y. Đến chưởng môn đời thứ 5, khi ngoài 60 tuổi, cụ Trần Hưng Quang mới bắt đầu truyền dạy ra ngoài qua sự giúp đỡ của sở TDTT và Liên đoàn võ thuật Hà Nội.
Sự phát triển của Bình Định Gia ngày càng lớn mạnh phải nói đến công sức của võ sư Trần Hưng Hiệp - con trai của chưởng môn đời thứ 5. Chấp chưởng môn Trần Hưng Hiệp được giao nhiệm vụ làm HLV trưởng môn phái Bình Định Gia, đã xin ý kiến của toàn bộ các bậc lão thành trong dòng họ đưa môn phái phát triển khắp nơi từ năm 1982.
Từ năm 1989 đến nay, môn phái Bình Định Gia đã có trên 100 HLV, hàng trăm võ đường trong nước cũng như ngoài nước với hơn mấy vạn lượt người luyện tập.
IV. Chương Trình Huấn Luyện - Nội Dung Cơ Bản
Sau khi nghiên cứu, đối chiếu, chắt lọc bổ sung, Trần Hưng Hiệp đã đưa ra hệ thống huấn luyện gồm 4 phần: biểu diễn, thi đấu, phổ thông, đào tạo HLV. Mỗi hệ thống có các bậc sơ, trung và cao cấp. Hiện nay môn phái có trên 164 bài quyền (tay không và binh khí) như: Thất Tinh quyền (7 bài từ Nhất tinh đến Thất tinh), Thập quyền, Thập nhị bộ, Hầu Quyền căn bản, Thượng Mã quyền, Kim Ngưu, Lão Mai, Thần Đồng, Ngọc Trản, Côn, Kiếm, Thiết Phiến, Thương, Đao, Tiên, Roi...
V. Thành Tích, Khả Năng Phát Triển
Cùng với các môn phái khác, Bình Định Gia đã đào tạo nhiều thế hệ HLV, vận động viên cho Hà Nội và Việt Nam qua các cuộc biểu diễn và thi đấu cổ truyền, Pencak Silat. Một số vđv của môn phái đã đạt nhiều thành tích tốt như: Nguyễn Khắc Thành, Bùi Chí Kiên, Nguyễn Hà, Nguyễn Kim Tuyến, Xuân Hải (từng tham dự Sea Games 18 môn Pencak Silat), Nguyễn Tú, Văn Mạnh, Bùi Công Phương...
Với một lực lượng HLV năng nổ như Nguyễn Văn Long (Tiên Sơn-Hà Bắc), Khắc Thành (Ninh Bình), Thế Hiệp, Mạnh Toàn (Hà Tây), Long Mổ, Văn Thủy (Hòa Bình), Công Phương (Nghệ An)... môn phái Bình Định Gia sẽ có nhiều đóng góp tốt đẹp hơn trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy tinh hoa võ học Việt Nam.
ViVoDo - Bình Định:
VIVODO là môn võ tổng hợp các võ học Việt (Võ nghệ, Bình Định, võ Lâm) - cổ truyền để tự vệ. Lấy cương-nhu hoà hợp làm căn bản, về võ lý vận dụng học thuyết âm-dương làm nền tảng. Còn là môn võ để luyện tập cho cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn. Sống lành mạnh với tâm hồn thoái mái vị tha. Để nối tiếp truyền thống võ dân tộc được lưu truyền, để bảo tồn phát triển và truyền dạy cho thế hệ sau không bị thất truyền. Với những tinh hoa đặc thù của võ dân tộc Việt, võ VIVODO đã được phát triển và đã đúc kết gạn lọc một cách hệ thống dựa theo tiêu chuẩn quốc tế để thích hợp với mọi giới và luyện tập dễ dàng.
Về khía cạnh võ thuật thể hiện rõ nét liên hoàn tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn và thân).
Võ Bình Định là môn võ cổ truyền của dân tộc, được lưu truyền. Võ Bình Định là một võ luyện tập cho thân thể được khoẻ mạnh, để tự vệ nhưng đã đóng góp đáng kể trong việc cứu nước của tiền nhân. Qua dòng sử đấu tranh không ngừng để tự tồn và phát triển cũa dân Việt. Với những đặc thù độc đáo và tinh hoa của Võ cổ truyền Bình Định hay Võ Tây Sơn đã có từ ngàn xưa và được cải tiến, phát triển trong suốt tiến trình đấu tranh chống ngoại xâm và đánh đổ bạo quyền. Võ Bình Định còn là môn Võ tinh thần, luyện tập ý chí thêm kiên cường, tâm hồn cao thượng, thương dân, yêu nước.
Về kỹ thuật gồm có quyền thuật và mười tám môn binh khí, nhưng sỡ trường nhất là quyền, côn, kiếm, đao, thương.
Võ thuật đời Tây Sơn là đỉnh cao của võ thuật Bình Định. Nhiều lúc ba chữ võ Bình Định hòa lẫn với võ Tây Sơn. Nói đến võ Bình Định, người ta nghĩ ngay đến võ Tây Sơn. Nói đến võ Tây Sơn thì ta lại biết ngay là nói về võ Bình Định.
Vậy đặc điểm của thời võ Tây Sơn là gì?
Về võ thuật có 4 môn: Côn, Quyền, Kiếm, Cổ.
Về binh khí thì có: Tây Sơn thập thần vũ khí.
Về ngựa thì có: Tây Sơn ngũ thần mã.
Về nhân vật thì có: Tây Sơn Tam Kiệt, Tây Sơn Thất Hổ tướng, Tây Sơn Ngũ Phụng Thư. Tây Sơn Lục Kỳ sĩ, Tây Sơn Tứ danh sư.
* Võ thuật thời Tây Sơn
1. Côn:
Về côn thì ở nơi nào cũng có, gồm có hai thứ: Trường côn tục gọi là roi, đoản côn tục gọi là thước.
- Trường côn cũng có hai loại: roi trường (roi đấu) và roi chiến. Roi trường cao hơn đầu người, thường gọi là trường tiên dùng trong chiến trận. Có khi dùng trên ngựa thì sống như ngọn thương. Roi chiến hay gọi là trung bình tiên thường cao hơn đầu người một chút hoặc ngang bằng đầu người. Thường dùng để đánh với đám đông người.
- Đoản côn có tên gọi là thước, dài tới vai người sử dụng là một vũ khí cá nhân gọn gàng trong việc sử dụng và di chuyển. Tại Bình Định có nhiều võ sĩ dùng đoản côn dài hơn kích thước thường hoặc ngắn chỉ bằng 1 sải tay có thể dắt gọn vào lưng. Côn làm bằng gỗ dẻo và chắc như gỗ kiền kiền. Sớ của gỗ phải là sớ dọc. Nếu gỗ có sớ ngang thì sẽ dễ gãy. Đôi khi côn cũng làm bằng thép.
2. Quyền
Đặc điểm của quyền Bình Định là môn quyền hòa hợp giữa ngạnh quyền và miên quyền.
Ngạnh quyền là quyền dùng sức mạnh bên ngoài mà cốt ở sự uyển chuyển hòa hợp. Lấy nội công làm chính.
Ở Bình Định, các võ sư thường dạy cho các môn đệ cả hai thứ. Người giỏi bên ngạnh quyền, nội công vẫn có. Người chuyên về nội công, ngạnh quyền không đến nỗi tầm thường.
3. Kiếm:
Là một loại binh khí bằng kim loại sắc bén. Kiếm gồm hai loại kiếm và đao.
Kiếm thì có trường kiếm và song kiếm. Thường trường kiếm thì đàn ông dùng, song kiếm thì đàn bà dùng. Trường kiếm phát huy sức mạnh. Song kiếm thích hợp uyển chuyển, lẹ làng.
Đao thì có đại đao, tục gọi là siêu và đoản đao gọi tắt là đao. Bình Định thường sử dụng loại đao ngắn gọi là mã tấu thường để đánh giáp lá cà với địch. Rựa và dao bảy cũng được liệt vào loại đao.
4. Cổ
Là môn võ trống.
Đây là một bộ môn võ thuật đặc biệt của thời Tây Sơn. Cho nên còn gọi là trống võ Tây Sơn.
Trống võ dùng để luyện tập võ và điều binh khiển trận.
Bộ võ trống gồm 16 cái lớn nhỏ được bố trí thành một giàn trống như sau:
Đứng ngay chính giữa là võ công. Hai giàn trống nằm ở vị trí trước và sau võ công.
- Phía sau gồm 4 trống lớn, đường kính hơn một thước tây, được treo trên một kệ gỗ gồm từng đôi một. Hai cái gần sát đất, hai cái ngang đầu người. Bốn trống này được võ công đánh bằng gót chân, cùi chỏ và đầu.
Tùy theo tầm vóc của võ nhân mà khoảng cách treo trống cũng tăng giảm theo. Tuy nhiên, khi luyện võ đã khá thuần thục thì khoảng cách càng chênh lệch càng phân biệt được tài nghệ cao thấp. Ban đầu thì khoảng cách thuận vị trí của gót chân, cùi chỏ, sau này trống treo ở bất cứ nơi nào võ nhân cũng dùng gót và cùi chỏ chân đánh trúng. Khán giả chỉ nhìn theo gót chân, cùi chỏ người có võ thuật hay chỉ nghe tiếng trống vang lên dòn dã, âm điệu nhịp nhàng và âm sắc như nhau thì biết được sự điêu luyện của võ nhân. Còn khi nghe tiếng trống khi to khi nhỏ, khi kêu khi tắc, thì biết ngay tay học trò võ mới vào nghề.
- Phía trước võ nhân là một giàn trống gồm 12 cái, nơi trung tâm là hai trống lớn bằng một nửa trống phía sau. Hai trống này làm chủ cả giàn trống trầm hùng luôn luôn rền vang liên tục, âm dương hòa lẫn cùng nhau. Khi người sử dụng có nội công thâm hậu thì tiếng trống vang xa gây thành tiếng sấm rền vang. Khi tiếng trống âm dương thay đổi nhịp điệu, người nghe biết rằng thế trận đang đổi thay, khi hùng hồn dòn giã là khí thế tấn công. Khi trầm trầm chậm rãi là lúc đoàn quân di chuyển…
Phía trước hai trống âm dương có 4 trống chiến, mặt trống lớn bằng hai phần ba trống âm dương. 2 cái nằm trước trống âm, 2 cái nằm trước trống dương, được phối khí theo trống mẹ: 2 âm, 2 dương. Âm nằm bên trái, dương nằm bên phải. Tiếng trống âm nghe trong và cao. Tiếng trống dương nghe trầm và đục. Bốn trống của hai loại này dùng để điều khiển binh sĩ, hợp với trống mẹ. Khi tiếng trống âm vang rền thánh thót thì trận thế cần thủ nhiều hơn công. Khí tiếng trống dương rền vang là lúc xung phong kết thúc trận tiền. Phối hợp nhịp nhàng, bốn trống đại phía sau vẫn điểm nhịp khi khoan thai, khi dồn dập.
Sau hai trống âm dương một dãy gồm 6 trống nhỏ chỉ bằng nửa hai trống âm dương. Đây là một dãy trống dùng trong việc điều hành, phối hợp. Nó chỉ dùng trong việc luyện tập, hiệu lệnh, từ trái sang phải 6 trống này có độ căng của mặt trống khác nhau nên khi đánh lên có 6 âm độ khác nhau. Khi được đánh lên, âm thanh của 6 trống sẽ tạo nên những nhịp điệu khoan thai, dồn dập … điều khiển ba quân làm theo tiếng trống: hội quân, xuất quân, hành quân … Trong các cuộc thao diễn, 6 trống này hòa nhịp với 2 trống âm dương làm thành một giàn nhạc võ. Hai trống âm dương đánh nhịp thùng, thùng, 6 trống hòa reo làm nhịp nhàng thế võ. Giàn trống thay thế cho giàn trống kèn của các nước Tây phương. Tuy nhiên có nhiều cái khác biệt là giàn trống chỉ một người đánh, phải là một vị tướng vừa đánh vừa chỉ huy hoặc điều khiển hành quân, tác chiến bằng âm thanh trống.
|
|
wzj0066
member
REF: 73758
03/18/2006
|
tôi có đọc hai bài của bạn chieulathu nói về hai phải võ VN!
Nhưng bạn đâu biết rằng VN mình còn phải môn võ nữa là TÀI CHỈ CHUẨN!tôi có đi học nhưng ở tôi chỉ đi học võ để cho thư dăn xương cốt từ đứa trẻ 3 tuổi đến cụ già70/80 nếu chân tay người còn cử đọng được!
tôi đọc những bài bạn ra thì về lịch sử phải võ Tài chỉ chuẩn cung hơi hơi giổng!nhưng họ chỉ viết đại khái chở không đầy đủ như những bản bạn post lên đây!(họ chỉ viết những chiêu thội)
Tôi học nhưng chiêu ở môn phải của tôi và tôi ráp vào những bài bạn post lên rất là cái hay cho tôi!cũng một lời cảm ơn bạn nhiều nhé(học hỏi là một cái hay cho nhân loại)!
|
|
congtrinh2005
member
REF: 81165
05/04/2006
|
bạn viết rất nhiều, nhưng vẫn còn thiếu về tổ sư của bắc phái tây sơn & tổ sư của môn hồng kê quyền, và còn rất nhiều... nếu cần mời bạn liên lạc qua e mail, tôi se giãi thích cho. thân ái
|
|
chieulathu
member
REF: 89121
07/05/2006
|
mình rất hân hạnh được muống biết về những gì bạn viết,vậy cho mình xin e-mail để tiện liên lạt.
|
|
chieulathu
member
REF: 89160
07/05/2006
|
nếu mình đoán không lầm thì Tai Chi Chuan là của Trung Hoa chứ không phải của người việt mình.
|
|
minhquanglong
member
REF: 98432
09/28/2006
|
Chinh xac do ban oi
|
|
thieulamtu
member
REF: 116980
01/10/2007
|
những môn bạn kể,chẳng có môn nào là của người việt cả,nói cho đúng là người việt hoc(rồichế biến) thì chính xác hơn.
mấy môn như lâm sơn động,nam hùynh đạo,hóa quyền đạo,là mấy môn mới chế biến,của mấy tên háo danh,tạo ra dòng võ lai căng.không nên đưa vào danh sách các môn võ của vn.Chỉ nên giới thiệu các môn có đặc thù như vovinam hay bình định...
|
|
aka47
member
REF: 117007
01/10/2007
|
Liên lạc TỔ SƯ VOVINAM 'kg" ở Canada thì sẽ biết bí quyết.
AK là đệ tử của ảnh đó.
Nhưng ảnh dạy cho Nam tận tình hơn là dạy cho Nữ.
Tổ Sư mà ...kỳ thị 1 cây.
hihii
|
|
kg
guest
REF: 117149
01/10/2007
|
Thầy dạy để ăn tiền kiếm sống mà Aka lại đòi học free thì sao dạy tận tình được chứ. Lần sau mà còn đòi học free thì thầy sẽ cho 100 cái hít đất chứ không phải 20 cái nữa.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|