tiendaoduy
member
ID 80940
10/29/2015
|
Đại biểu quốc hội, sự im lặng và nợ quốc gia???? Chúng sắp bán nốt Dân rồi
“Hàng chục năm, chúng ta đi vay, nhưng cuối cùng thu chỉ đủ chi thường xuyên, c̣n chi đầu tư phát triển phải đi vay tất", ông Trần Du Lịch cho hay vào tháng 10/2015. Ảnh: một lao động nông thôn đẩy nông sản từ Khoái Châu (Hưng Yên) lên đổ hàng ở chợ Long Biên trong đêm, trên chiếc xe đạp thồ tự chế, tháng 10/2011. (Ảnh: ngoisao.net)
Mới 9h15 sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đă tuyên bố kết thúc phần làm việc buổi sáng của ngày 21/10 khi chỉ có 4 đại biểu có ư kiến và không có đại biểu nào cho ư kiến thảo luận.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc chỉ có 4 đại biểu phát biểu trong phiên thảo luận Luật kế toán sửa đổi “chứng tỏ các đại biểu có sự thống nhất cao” về dự án Luật kế toán sửa đổi.
Nhưng thực tế không loại trừ khả năng, chỉ có 4 đại biểu, c̣n các đại biểu khác không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Có thể các đại biểu chưa thấy hết tầm quan trọng của luật này đối với sự phát triển kinh tế. Chỉ khi thông tin tài chính doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, minh bạch th́ mới kỳ vọng sẽ góp sức cho nền kinh tế phát triển.
Cả hội trường im lặng được giải tán trong h́nh thức kết thúc trước giờ.
Trước đó tại phiên họp ngày 9/6/2015 (Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII), Quốc hội cũng đă nghỉ họp sớm hơn thông lệ tới 2 giờ đồng hồ. Không một đại biểu nào có ư kiến về chương tŕnh hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, và tất cả được ra về.
Thế nhưng trên thực tế, cũng có những lúc rôm rả khi có tới 428 người bấm nút đồng ư thông qua dự án sân bay Long Thành vào cuối tháng 6, bất chấp nỗi lo ngại về khối nợ khổng lồ 16,03 tỷ USD (tương đương 336.630 tỷ đồng, chiếm 9% GDP 2014). Nguy cơ không chỉ đến từ lăng phí đầu tư công – với kịch bản được tính toán là mức độ tác động đến nợ công tối đa 0,28% GDP – mà c̣n từ việc những khối lợi ích nhóm có thể đang trở nên rắn chắc hơn nếu những lobby chính sách là có thật như nghi ngại.
Có lobby chính sách hay không đằng sau những dự án cứ âm thầm được thông qua? – Không ai công nhận nhưng những chi tiết bất hợp lư vẫn lộ ra, như những việc quanh dự án lấn sông Đồng Nai. Được khởi công vào ngày 17/9/2014 với sự hiện diện đầy đủ của các lănh đạo cấp cao của tỉnh Đồng Nai, nhưng măi đến ngày 15/1/2015 (tức gần 4 tháng sau đó), dự án mới được cấp phép xây dựng. Dự án được cấp phép ngay cả khi vi phạm tới 5 bộ luật như Luật Tài Nguyên Nước, Luật Pḥng chống Thiên tai… – theo TS Lê Anh Tuấn, cố vấn Mạng lưới sông ng̣i Việt Nam, cho biết trên RFA.
Advertisement
Trở lại với kỳ họp đang diễn ra, không chỉ là im lặng, những thông tin thiếu minh bạch cũng cùng có mặt trong những báo cáo tài chính. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh cho hay:
“Tuy Chính phủ báo cáo thu ngân sách năm 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán năm 2015 gần 60.750 tỉ đồng nhưng ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng”, theo thông tin từ báo Lao Động.
“Số dự kiến tăng thu nghe rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối sẽ hụt so với năm 2015. Các địa phương không có tiền”, ông Vinh nói.
Ông Vinh cho hay, trong ghi nhận khoản thu đă tăng khoản ODA giải ngân b́nh quân 5 năm 50.000 tỷ đồng/năm (các năm trước 20.000 tỷ); tiền đất 50.000 tỷ đồng (các năm trước là 37.000 – 38.000 tỷ đồng), xổ số kiến thiết 26.000 tỷ đồng (các năm trước không đưa vào). Cộng 3 khoản này vào con số đă lên đến 69.300 tỷ đồng, các khoản này vốn dĩ các năm đều có nhưng không đưa vào, nay được cộng thêm vào thu ngân sách.
“Như vậy ngân sách nhà nước hiện c̣n vỏn vẹn 45.000 tỉ đồng”. “Con số 45.000 tỉ đồng này không biết phải làm ǵ, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm ǵ cả”.
Và đó là một “con số thật rất nhỏ để có thể điều tiết”, ông Vinh nói.
Để đến hôm sau, Bộ trưởng Bộ Tài chính phân bua rằng 50.000 tỷ đồng vốn ODA mà bên Bộ Kế hoạch và đầu tư chưa tính vào. Vị chi là tổng tất cả vốn ngân sách Trung ương có thể điều tiết năm 2016 là khoảng 95.000 tỷ đồng.
Nhưng ai cũng biết, bản chất của vốn ODA “luôn là một khoản vay mà chúng ta sẽ phải trả lại trong tương lai, và kèm theo điều kiện cho vay là những điều khoản có lợi cho các nhà thầu đến từ nước cung cấp ODA”, như Nguyên Cục trưởng Cục ĐTNN-Bộ KH&ĐT Phan Hữu Thắng cho hay.
Vay để làm, thế mà c̣n hơn thế, ĐB Trần Du Lịch chỉ ra thực trạng bi quan về khả năng “làm ăn có lăi” của Việt Nam: “Hàng chục năm, chúng ta đi vay nhưng cuối cùng thu chỉ đủ chi thường xuyên c̣n chi đầu tư phát triển phải đi vay tất”.
Rồi cũng cần hỏi nhỏ một câu rằng, ngân sách của một quốc gia đang phải tính theo năm, mà không phải 10 năm, 5 năm, hay 3 năm, mà là 1 năm, th́ quốc gia đó có phải đang đứng trên bờ vực vỡ nợ hay không?
Câu trả lời là c̣n nước c̣n tát. Nhưng nước được tát là “nước đi vay”. Th́ trước khi những phiên thảo luận nửa ch́m vào lặng im, nửa không lối thoát của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII bắt đầu vào ngày 20/10, chẳng phải đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ các khoản vay trong nước đă được Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra rồi đấy sao! Mà đó không phải là tất cả. Ngoài ra c̣n đề xuất là xin vay thêm 1 tỷ USD từ Vietcombank, dù trước đă vay 1 tỷ USD từ đơn vị này, cùng 30.000 tỷ đồng từ NHNN.
Các đại biểu trong một buổi thảo luận về dự án Luật bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tháng 11/2014. (Nguồn: VTV)
Đầu tháng 9 năm nay, Bộ Tài chính công bố số liệu cho thấy nợ công của Việt Nam tăng lên hơn 2,36 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2014.
Mức này tương ứng với 59,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2013. Có nghĩa là, nếu cả nước, trong một năm làm ra được một chiếc bánh 10 phần, th́ nợ công chiếm tới 6 phần rồi; 4 phần c̣n lại bao gồm từ tiền lương, tiền thuê, tiền lăi, lợi nhuận, đến thuế gián thu ṛng, khấu hao tài sản cố định. Chưa kể sự mất giá của đồng tiền khiến GDP thực tế có thể c̣n thấp hơn.
Giới chuyên gia đă dự đoán rằng chính phủ không có khả năng giảm nợ công xuống trong năm nay. Do đó, không sợ năm tới sẽ trả nợ hết tiền ăn, mà lo là số nợ này có thể sẽ sớm vượt ngưỡng an toàn.
Hiện trần nợ công của Việt Nam được đặt ở mức 65%. “Tôi không biết là chính phủ sẽ dựa vào đâu để có thể đi qua gánh nặng hiện nay“, nhà kinh tế Nguyễn Trần Bạt nói.
Vậy mà những chuyện như bông lơn vẫn được kể ra: Cục trưởng Cục Quản lư công sản Trần Đức Thắng họp báo trao đổi về chính sách mới trong quản lư xe công. 40.000 xe công “ngốn” 12.800 tỉ đồng vận hành mỗi năm. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến “không biết trốn thế nào” trước các lễ kỷ niệm dịp 50 năm, 30 năm thành lập ban ngành. Các đại biểu th́ không có ư kiến ǵ trước dự án Luật kế toán sửa đổi, bất kể hàng ngàn người có thể mất việc khi luật kế toán sửa đổi…
Thế nên năm nay không có đồng nào tăng lương. Thế nên năm nay phải mau chóng đi vay, v́ “nếu chần chừ lăi suất sẽ tăng cao hơn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ” (ĐB Bùi Đức Thụ – Lai Châu).
Quốc gia cũng giống như một gia đ́nh. Làm ăn có lăi hay không, thu có đủ bù chi, vay về tiêu xài hay vay về đầu tư, thích làm hay thích chơi…
“Phải cắt hết. Chúng ta đừng biến những chuyện đi nghiên cứu nước ngoài để đi du lịch cá nhân nhưng nhà nước trả tiền. Chừng nào bộ máy hành chính không có những khoản dự toán để chi tiếp khách, hội họp như nước ngoài đă làm th́ mới tăng lương được”, ông Lịch nêu.
C̣n Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay: “Muốn tăng lương phải cải tổ bộ máy. Bộ máy như hiện nay không có người dân nào nuôi nổi”.
Thông qua từ dự án sân bay Long Thành, đến cụm tượng đài Sơn La, chi tiêu ngh́n tỷ cho các công tŕnh bỏ không, lại bỏ hàng ngh́n tỷ khác cho những cầu, đường vừa khánh thành đă hỏng, thất thoát ngh́n đô từ những khoản tham nhũng tại các tập đoàn NN… Đó là trên vung tiền, dưới gánh nợ.
Thế rồi, nhà nước báo không cấp phí nữa, chuyển đổi dần (học phí, viện phí) sang giá thị trường, lại đồng ư thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp lớn như Vinamilk (VNM), Nhựa B́nh Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP), FPT… Liệu có kịp để doanh nghiệp tư nhân đứng dậy sau hàng thập kỷ nhà nước nắm quyền kiểm soát hay không, trước khi quốc gia vỡ nợ thực sự – chúng ta cùng chờ xem.
Phan A
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tiendaoduy
member
REF: 701704
10/30/2015
|
Lại bàn chuyện “nóng” ngân sách, bán DNNN lấy tiền bù đắp
Chính phủ báo cáo Quốc hội xin bán bớt phần vốn ở 10 DNNN, ước có thể thu về khoảng 40 ngh́n tỷ đồng, trong đó có xin dùng 10.000 tỷ đồng để bù đắp thiếu hụt ngân sách Trung ương,.
Bán vốn tại DNNN để bù đắp thiếu hụt
Văn pḥng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 chiều 29/10, trong đó vấn đề nợ công, giải pháp bù đắp thiếu hụt, thu chi ngân sách, biện pháp giảm chi… được báo giới đặc biệt quan tâm.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, dự toán thu ngân sách năm nay là 911.100 tỷ đồng, ước thu có thể vượt 16.400 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương vượt 47.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách Trung ương lại giảm thu hơn 31.000 tỷ đồng. Trong giá dầu giảm dẫn tới giảm thu rất lớn (ước cả năm chỉ đạt 56,7 USD/thùng, giảm trên 43 USD/thùng so với giá tính dự toán trước đây). Ước tính, số hụt thu từ dầu thô và các khoản thu khác do giảm giá dầu là 63.000 tỷ đồng.
Để bù đắp ngân sách Trung ương, Chính phủ cũng báo cáo Quốc hội xin bán bớt phần vốn ở 10 DNNN, có thể về khoảng 40 ngh́n tỷ đồng, xin dùng 10.000 tỷ đồng để bù đắp thiếu hụt.
Theo bà Vũ Thị Mai, Bộ chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tăng thu ngân sách; rà soát các DN, cơ sở dầu khí lớn như Liên doanh Dầu khí Việt Xô, các tập đoàn lớn… quyết liệt thu hồi nợ thuế và số nợ thuế có thể thu khoảng 34.000 tỷ đồng. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ hơn đảm bảo tiết kiệm chi. Đến 31/12/2015 nếu đơn vị nào chưa sử dụng hết dự toán th́ không được chuyển nguồn sang năm sau, trừ trường hợp đặc biệt.
Advertisement
Cuối năm nay nợ công đạt 61,3% GDP
Bà Vũ Thị Mai cho biết dự kiến đến 31/12/2015, nợ công ở mức khoảng 61,3% GDP, như vậy vẫn nằm trong ngưỡng dưới 65% theo quy định tại Luật Quản lư nợ công.
Trước những lo ngại tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn an toàn, nhưng bội chi đang có xu hướng tăng dẫn đến áp lực tăng nợ công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, theo định hướng kế hoạch ngân sách Nhà nước (NSNN) 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, bội chi NSNN b́nh quân (tính theo quy định của Luật NSNN hiện hành) sẽ ở khoảng 4,9% GDP, trong khi b́nh quân 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 5,4%.
Để đạt được mục tiêu về bội chi NSNN như trên cần kiên quyết vớichính sách về thu, chi NSNN. Cụ thể đối với thu NSNN: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, qua đó tăng thêm nguồn thu cho NSNN; hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế góp phần bảo đảm nguồn thu.
Đối với chi NSNN, phải đổi mới chính sách phân phối tài chính thông qua lập và thực hiện kế hoạch tài chính – NSNN trung hạn. Bố trí vốn cho đầu tư phát triển từ NSNN ở mức hợp lư; rà soát tổng thể các chính sách an sinh xă hội, các chương tŕnh mục tiêu quốc gia; cơ cấu lại chi NSNN trong từng lĩnh vực để dành nguồn cải cách tiền lương.
Nhiều nhà phân tích đă quan ngại, khi thiếu tiền mà c̣n có DNNN để bán lấy tiền tiêu, c̣n khi hết DNNN th́ bán ǵ để tiêu? Cũng nhiều quan ngại khi bán DNNN sẽ dễ bị nước ngoài mua hết cổ phần, họ sẽ chi phối? Cũng có nhiều ư kiến cho rằng, tiền bán DNNN nên để tái đầu tư, tạo ra lợi nhuận trong tương lai, để c̣n có nguồn thu trả nợ, chứ không nên đem đi tiêu như thế.
Thành Long
===========================================
Cộng Sản Việt Nam cuối cùng sẽ bán nốt Dân đi để tiêu pha...
Họ (Công Sản Việt Nam) CSVN đă từng đổ lỗi cho sự đi vay vốn của nước ngoài th́ toàn vay phải tiền đực không đẻ được
Đồng nghĩa với việc họ CSVN tự nhận là những kẻ có trí tuệ đực (Trí Tuệ không đẻ được) chứ làm ǵ có tiền đực, tiền cái
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|