Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Kinh tế >> LÀM THẾ NÀO 2 EM SACOMBANK LẤY ĐƯỢC 20 TỶ

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 coldestwind
 member

 ID 43343
 07/04/2008



LÀM THẾ NÀO 2 EM SACOMBANK LẤY ĐƯỢC 20 TỶ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Photobucket

Copy từ TTVNOL forum

Thaiphien2:

Theo tin từ báo chí hai nhân viên ngân hàng lấy tiền đầu tư vàng và thua lỗ mất khả năng chi trả (1000 lượng vàng).Một số tiền tương đương 20 tỷ đồng. Ta thử nh́n nhận sự việc này.

Khi đi rút tiền (tiền của cá nhân) từ ngân hàng cũng trải qua rất nhiều thủ tục cho dù có vài trăm ngh́n.

Khi đi vay tiền để được giải ngân một số tiền, qui định của ngân hàng cũng rất chặt chẽ cho dù là giám đốc chi nhánh cũng không thể tự tiện cho giải ngân khi chưa qua đủ các thủ tục.

Ví dụ nhỏ trên cho thấy muốn lấy tiền từ ngân hàng ra không dễ chút nào.

Do ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù liên quan tiền bạc do đó qui tŕnh nghiệp vụ cũng như an ninh cao, vấn đề đặt ra là chỉ có 2 nhân viên ngân hàng làm sao mà thụt két đến 20 tỷ đồng (nôm na là ăn cắp) mà không ai hay biết, sự việc chỉ biết sau khi 2 người này tự sát để lại thư tuyệt mệnh.Sự việc này có thể suy nghĩ như sau:

1/An ninh của ngân hàng này quá lỏng lẻo
2/Ngân hàng này hệ thống kiểm sóat nội bộ có vấn đề
3/Có sự thông đồng nội bộ từ trên xuống dưới
4/Có sự chỉ đạo ngầm từ lănh đạo nhưng số thua lỗ quá lớn nên phủi tay đổ trách nhiệm cho 2 nhân viên nọ.

Photobucket


Dilac trả lời:

Có thể trả lời ngay:

Tưởng khó mà hoá dễ.

Dễ là v́ các ngân hàng thương mại hiện nay, đội ngũ ông chủ, lănh đạo cao cấp hầu hết không biết một tư ǵ về tài chính ngân hàng. Nói như vậy có vẻ là vơ đũa cả nắm nhưng thực tế có tới 80% các ngân hàng hiện nay, hội đồng quản trị hầu hết là các đại gia trúng mánh sau một vài phi vụ, bây giờ dư của nả, đem sang buôn tiền, hoặc là một loại đại gia khác, đại diện vốn góp của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước- thực chất là chạy chọt để ẵm một chức lương cao ngất ngưởng (trung b́nh cỡ 200 triệu/tháng) mà không phải làm ǵ. Có tiền, có quyền, các vị này đang điều hành ngân hàng theo kiểu chụp giựt vơ vét càng nhanh càng tốt, hoặc thừa cơ nhồi nhét con cháu, người quen để biến nó thành vườn rau nhà ḿnh.

Năm 2006, đầu 2007 các vị này đă gặt hái lớn. Có những ngân hàng làm ăn bí bét, điều hành đại vớ vẩn mà cổ phiếu leo đến con số 80, điều đó đă khiến họ vớ bẫm, bây giờ thậm chí nó xuống 0,7 th́ các ông bà đây đă vét đủ rồi, kệ bố chúng mày. Họ chẳng những chẳng cảm thấy lo lắng v́ thói làm ăn lừa dối, điêu ngoa của ḿnh đă khiến cho không những bao nhiêu người lương thiện bị cướp không, mà c̣n khiến cho t́nh cảnh ngân hàng ngày càng bi đát, nền tài chính cả nước lao đao. Họ từng cho vay để bán cổ phiếu, rồi lại cho thế chấp cổ phiếu để cho vay...họ từng mua cổ phần lẫn nhau để móc ngoặc, đẩy vốn ảo, lừa thiên hạ đổ tiền đổ của cho họ (ví dụ A mua cổ phần B 1 ngàn tỷ, B lại lấy tiền đó mua cổ phần của A 1 ngàn tỷ, tiền th́ ai trong túi người đó nhưng NH đột nhiên tăng vốn 1000 tỷ ngon ơ). Khi đă cướp được tiền rồi, họ sẵn sàng dốc vào bất động sản, sân gôn, rồi ăn chơi tàn phá...để bây giờ năm 2008 hầu như tất cả các ngân hàng TMCP đều đang trong t́nh trạng chuối chín cây, không biết ngày nào rụng.

Tất cả các quy tŕnh quy phạm th́ đều rất chặt chẽ, v́ xét cho cùng nó đều được copy 100% ở Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Quốc doanh, có sáng tạo thêm th́ cũng không đang kể. Nhưng quan trọng là người ta có hiểu về nó không, cách thực hiện nó thế nào, ai có đủ khả năng kiểm tra giám sát. Đây mới là lỗ hổng chết người. Ông chủ, Lănh đạo chỉ quan tâm ông đây vét được bao nhiêu, bất cần biết mày làm thế nào để có khoản ấy. Nhân viên, cấp điều hành trực tiếp th́ thấy cấp trên óc đặc như cán cuốc th́ thừa cơ đục lợi, thông đồng cùng kiếm chác.

Chưa hết, một đất nước bé tư, nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp què quặt, người dân hầu như chỉ tiêu tiền mặt và tỷ lệ hưởng dịch vụ ngân hàng thấp thảm hại. Nhưng lại có tới 71 ngân hàng đang hoạt động và trên 50 ngân hàng nữa xin cấp phép. Con số gần gấp 10 lần nước Pháp. Trong khi đó lượng tri thức trong ngành ngân hàng được đào tạo nghiêm chỉnh cả trong ngoài nước không thể vượt quá con số 100.000 người, trong đó lượng Cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm cũng khoảng 10.000 người, rơi tập trung vào 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Có thể nói không ngoa hầu hết người ngân hàng không đủ khả năng phân biệt tiền thật tiền giả. Vậy th́ thực tế là người ta đang biến ngành ngân hàng thành một thứ chợ cóc, bàn đổi tiền lẻ Đinh Lễ.

Đó chính là nguyên nhân của t́nh trạng bi đát ngành tài chính ngân hàng hiện nay. Tất cả đều bấp bênh trong t́nh trạng không đủ khả năng thanh khoản. Huy động vốn lăi suất tăng tới gần 19% mà lượng tiền gửi tăng thêm chưa đầy 0,7%. Cho vay hầu như đóng băng v́ không đủ tiền thanh khoản lấy vốn đâu ra mà giải ngân? Mà để có lăi bù giá huy động vốn th́ lăi cho vay phải kéo tới cỡ 23%, chỉ có những kẻ đi buôn hàng quốc cấm mới dám vay với lăi suất nóng như vậy! Thế là các ngân hàng đều trong cảnh cố kéo dài thời gian ngắc ngoải để tránh cái chết tức th́.

Thế nhưng thật kỳ lạ. Lương ngành Ngân hàng vẫn cao ngất (trung b́nh 15 triệu VND/ tháng), và vẫn tới tới hồ sơ xin cấp phép, Ngân hàng Nhà nước cứ tay phải kí chấp thuận, tay trái nhặt phong bao...Ngân hàng nhà nước đang cởi trần nhưng vẫn rất giàu

Cho nên, con đường thất thoát tiền ở đây là hàng trăm ngàn tỷ, so với 90 tỷ của Lam Vietcombank, hay 1000 cây vàng của hai em Sacombank, hay 45 tỷ của em Thuỷ BIDV Đông đô chẳng thấm tháp ǵ.

Photobucket

Nakata:
An ninh ngân hàng là một khái niệm trừu tượng thôi bạn ạh. Nếu là những người trong ngành th́ chẳng khó ǵ họ không nh́n ra những kẽ hở chết người trong công tác quản lư của các ngân hàng.

Mới gần đây nhất là vụ tai tiếng ở ngân hàng SG ở Pháp, chỉ một nhân viên thôi mà cũng có thể qua mặt ngân hàng to đùng ở bên Pháp để suưt gây ra một cơ địa chấn trong ngành ngân hàng Pháp.

Số lượng ngân hàng th́ có quan trọng ǵ, người ta cứ có đủ điều kiện là thành lập ngân hàng TMCP thôi, luật không cấm sao nhà nước tự tiện cấm được.

Có điều tới đây khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, một sự cạnh tranh lành mạnh sẽ dần được thiết lập. Kiểu làm ăn chụp giật trong ngành tài chính sẽ dần lùi vào dĩ văng. Các bạn có thể lạc quan tin tưởng về một nền tài chính Việt Nam sẽ dần đi vào quy củ trong thời gian tới. Cái giá chúng ta phải trả ư, sự lụn bại và phá sản của một loạt ngân hàng, sự suy giảm trong vai tṛ điều hành của ngân hàng Nhà nước VN, sự mất chủ động của chính phủ trong việc điều chỉnh các chính sách kinh tế, nói cách khác chúng ta sẽ bị dần phụ thuộc và chi phối bởi các ngân hàng nước ngoài.

Tiền sẽ quyết định tất cả, kể cả hệ thống chính trị. Chỉ khi sự bành trướng của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta mới thấy sức mạnh thực sự của đồng tiền.

Photobucket

Dilac:
Nói vậy mà hoá ra không phải vậy.

“Một nhân viên mà cũng có thể qua mặt một ngân hàng to đùng”,
Trong thực tế cách thức giao việc và giao quyền ở ngành Ngân hàng cũng có những điểm nút không sao bịt được. Nếu nhân viên ở vị trí đó gian lận th́ không thể phát hiện tức th́, Ngân hàng sẽ lănh trọn hậu quả, cho dù được vạ th́ má đă sưng tướng. Nhưng ở Việt nam th́ các vị trí này cho đến nay lại chưa để lại scandal nào khủng cả. Có thể kể ra đây
- Forex dealer trên Roiteur: Chỉ một nhát enter là cả triệu USD đi tong. Nhất là nó lại chuyển khoản từ các tài khoản NOSTRO trên thị trường quốc tế.
- Người verify cuối cùng trên SWIFT, điện 100 chỉ cần chữa amount thêm vài con số hay chữa currency từ tiền yếu sang tiền mạnh, hoặc định lại luồng chuyển trước khi đẩy là đi đời.
- Người chịu trách nhiệm cấp phát PIN thẻ.
- …
Thôi, kể hết ra đây th́ không nên, nhưng bài học th́ có đầy. Nói đâu xa, nó xảy ra nhiều nhưng bị dấu kín mà thôi. Như VCB chẳng hạn: Một quả mở L/C 5 triệu USD cho công ty ma bên Pháp nếu VP đại diện Pháp không t́nh cờ được cảnh báo th́ xong phim. Hay một chàng tên là Hùng lấy PIN thẻ của khách đi tiêu tạm lúc túng thiếu, chẳng may lại rơi đúng vào bà bạn thân của Phó TGĐ…EXIMBANK th́ mở VISA Card cho khách rồi không giao, giữ lại tự dùng…Nghe nói, tại ACB những vụ tương tự như cơm bữa.

Ở Việt nam, người ta sợ nhất là các giao dịch Retail trực tiếp và dính dáng đến tiền mặt, gian lận tín dụng. Suốt ngày người ta ra rả làm giao dịch phải thu trước chi sau, hai tay bốn mắt…nhưng chết vẫn hoàn chết! Xét cho cùng cũng v́ lí do đạo đức và chất lượng điều hành xuống cấp trầm trọng. Từ từ rồi tôi sẽ “công khai” những vụ các bạn nêu ở trên.

C̣n bảo cấp phát hồ sơ thành lập ngân hàng mới nếu người ta đủ điều kiện th́ cứ cho? Sai nhoè! Cái sai ở đây là điều kiện. Trong khi Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tăng dự trữ bắt buộc, ép mua trái phiếu, tăng hạ lăi suất thị trường 2 vô tư lự với lí do thực hiện chính sách tiền tệ, mà những việc làm này c̣n ảnh hưởng khủng khiếp hơn nhiều. Ví dụ, một ngân hàng vốn 1000 tỷ, nghĩa là có thể huy động gấp 100 lần, tương đương 100 ngàn tỷ. Cứ cho trong đó 50% phải nộp dữ trữ bắt buộc, tức là 5.000 tỷ (10%) nằm ở dự trữ. Nhà nước tăng 1% dự trữ bắt buộc, tức là sẽ thêm 500 tỷ phải nộp thêm. Ngân hàng chịu lăi 15% huy động, th́ nghĩa là mỗi năm 75 tỷ chi phí phải trả khống rồi. Vậy, cái điều kiện kia là một thứ thuộc chính sách, muốn làm sao mà chả được. Nếu có một nhúm tiền đă mở được ngân hàng. Nếu ai cũng làm được quản trị ngân hàng. Nếu tập đoàn, công ty nào cũng mang sạch bách vốn ra mở ngân hàng…như hiện nay, th́ Lănh đạo NHNN th́ tiếp tục giàu kếch xù. C̣n Kinh tế Việt nam sẽ trở thành một cơ thể óc bằng quả nho (do lănh đạo ngu), tay chân teo tóp (v́ sản xuất đ́nh đốn, không phát triển), nhưng máu th́ hàng trăm lít (tiền chảy lung tung) và hàng chục quả tim (Ngân hàng: trung gian bơm vốn) hoạt động loạn xạ.


---------------------------------
Đúng như các bạn nói, đă là pḥng giao dịch th́ đầu ngày lấy tiền từ Quỹ chính Chi nhánh hoặc sở Giao dịch (ko phải Hội sở đâu nhé!) do xe quỹ chở đến. Có hai cách, hoặc quỹ pḥng đến tận kho quỹ nhận rồi xe chở đến bàn giao dịch. Hoặc xe quỹ đến giao tận nơi. Có thể giao kèm kiểm đếm hoặc giao thùng đă niêm phong từ hôm trước.

Cuối ngày, sau khi chấm các chứng từ giao dịch, chấm đối chiếu sổ quỹ và khớp quỹ. Lên bảng cân đối tiền mặt. Đối chiếu ấn chỉ có giá trắng đă sử dụng. Tổ chức kiểm quỹ (có quỹ pḥng, lănh đạo pḥng tham gia) rồi mới chuyển quỹ về kho quỹ chi nhánh. Cũng như buổi sáng, có thể người kho quỹ đến nhận quỹ tận pḥng hoặc theo xe quỹ về giao quỹ tại Kho. Nhưng sau nhiều lần sự cố th́ nh́n chung việc kiểm đếm lại thùng tiền bắt buộc phải làm tại kho quỹ trước sự chứng kiến của quỹ, lănh đạo pḥng giao dịch và quỹ chính của Chi nhánh. Sau đó, có thể niêm phong thùng tiền cho hôm sau.

Mặt khác, hạn mức tồn quỹ của pḥng Giao dịch không mấy nơi vượt 2 tỷ VND và 100K USD.

Với quy tŕnh này, việc lấy tiền sẽ bị phát hiện ngay trong ngày.

Nhưng tại sao vẫn mất? Thông thường CB ngân hàng không hoàn toàn có ư đồ chôm tiền. Mà phải dùng các thủ thuật để mượn tạm, dùng với mục đích ǵ đó, hy vọng kiểm lời và hoàn trả quỹ số tiền bị chiếm dụng tạm thời. Nếu chôm chỉa, họ sẽ trốn ngay, v́ sự việc sẽ nhanh chóng bại lộ, từ khâu chấm lại tại kế toán hậu kiểm chi nhánh, từ pḥng kiểm tra nội bộ hay lâu nhất là 1.7, 31.12 kiểm quỹ tổng thể toàn hàng. Sự cố sẽ xảy ra nếu vụ làm ăn kia đổ bể. Và việc sử dụng vốn kia đương nhiên là vi phạm pháp luật. V́ vậy, không thể chiếm dụng tiền ngân hàng mà không dùng các thủ thuật tín dụng hay các hành vi giả mạo, lừa đảo trong thanh toán. V́ vậy, chỉ cần biết nơi xảy ra, ai gây ra, thời gian nào th́ nếu là dân am hiểu nghiệp vụ cũng đă đoán ngay ra cách thức, đúng đến 90%. V́ mỗ bận quá, chưa kịp nói cho rơ.


-------------------------
Chiêu 1: Thông đồng làm giả hồ sơ thế chấp bằng gấy tờ có giá để vay tiền: (vụ BIDV Đông Đô)
- Dùng tiền mở một số tiết kiệm tại Ngân hàng bạn.
- Sửa chữa số tiền trên sổ tăng lên nhiều lần rồi đem thế chấp vay tại ngân hàng của ḿnh.
- làm giả, hoặc thông đồng với nhân viên ngân hàng bạn nguỵ tạo xác nhận khoanh giữ giấy tờ có giá.
- Đảo nợ khống khi món vay đến hạn.
Bằng con đường này, em Thuỷ đă trót lọt mượn được 45 tỷ.

Chiêu 2: Dùng một món tiền mua vàng về. Đem vàng thế chấp vay để lấy tiền ra. Lại lấy tiền vay tiếp tục mua vàng. lặp lại chuyện mang vàng để thế chấp vay...nếu tỷ lệ cho vay được quy định là 95% giá trị th́ chỉ cần 1 tỷ bỏ ra là có thể sử dụng 20 tỷ vốn...c̣n nếu cho vay 100% giá trị th́ vốn coi như vô biên...

Thế là với một món tiền không lớn ban đầu đă có thể tích trữ, găm được một lượng vàng khơ khớ để đầu cơ. Nếu giá vàng tăng nhanh, sau thời gian bắt đầu mang một món tiền về tất toán vay, giải chấp rút vàng ra bán. Có tiền lại tất toán món vay kế tiếp...cho đến khi giải quyết mọi khế ước. Nếu nợ vay là 1% tháng, nhưng vào tăng giá cỡ 10% tháng th́ nghiễm nhiên bỏ túi 9% tổng giá trị tất cả các món vay gộp lại.

Khả năng này, 2 em Sacombank thực hiện là lớn nhất.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 vnchip
 member

 REF: 580330
 12/12/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
tôi cần một bài viết sâu sắc hơn về vấn đề tài chính này !!!!!!!!!!!

 

 vnchip
 member

 REF: 580331
 12/12/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
cảm ơn nhiều v́ bài viết


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network