phamdagiang
member
ID 71385
03/07/2012
|
VĂN HOÁ CHÀO HỎI
VĂN HOÁ CHÀO HỎI
Phạm Đà Giang
((o_o))
Tại sao phải chào hỏi nhau? Cách chào hỏi phải như thế nào?
Sự chào hỏi là đời sống văn hoá của mỗi dân tộc. Qua chào hỏi, người ta có thể đánh giá tŕnh độ dân trí của cộng đồng dân tộc quốc gia đó. Sự chào hỏi sẽ giúp con người với con người có cảm t́nh thân thiện, gắn bó với nhau hơn, nhất là yêu thương nhau và đễ dàng hoà thuận, gần lại với nhau nhiều hơn... Chào hỏi là sự thể hiện ḷng tôn kính của kẻ dưới đối với người trên và người trên đáp lại cũng là sự ân cần hoà ái với nhau! Đôi lúc người trên cũng chào kẻ dưới trước nếu người dưới chưa thấy hay chưa kịp chào hỏi người bề trên. Nói khái quát, chào hỏi là một cử chỉ biểu lộ t́nh thương yêu lẫn nhau; kính trọng quí mến nhau.
Nếu là kẻ dưới gặp người trên mà không chào hỏi đàng hoàng, là người không có lễ phép, là người thiếu giáo dục, là kẻ không có văn hoá lễ độ kính trọng tôn ty xă hội.
Chào và hỏi là hai động từ khác nhau, nhưng được gắn liền vói nhau, v́ chúng hoán chuyển cho nhau. Chẳng hạn: “Cháu chào bác ạ! Bác mạnh giỏi không?”, nhưng thường th́ người ta đơn giản bớt từ ngữ trong giao tiếp bẳng cách đặt câu hỏi thôi, và người nghe sẽ hiểu ngầm trong câu hỏi đó đă có lời chào ở trong rồi. Ví dụ: “Bác mạnh khoẻ chứ?”.
Mỗi quốc gia có cách chào hỏi khác nhau, sự khác nhau ấy người ta gọi là văn hoá của nước đó. Văn hoá chào hỏi của nước ta khá phức tạp, phức tạp là phải phân loại ‘đại danh từ’ đối tượng, chẳng hạn: “Cháu chào chú, chào cô, chào anh, chào chị… chứ hiếm có từ ngữ chào chung chung nào cả. –Chưa hết, c̣n phải đặt thêm chủ từ đứng trước động từ chào nữa. Ví dụ: “Em chào anh chị…”. –C̣n nữa! Phải thể hiện sự lễ phép, kính trọng người mà ḿnh chào hỏi th́ phải thêm phụ từ “ạ” đứng sau đại từ của mỗi câu nữa. Ví dụ: “Con chào bố mẹ ạ!”. –Chưa đủ, c̣n phải cúi đầu sau lời chào nữa. –Viết đến đây, tôi nhớ lại h́nh ảnh Tổng thống Opama cúi chào Nhật hoàng theo văn hoá nước Nhật, dù Nhật là nước nhỏ so với đại cường quốc Hoa Kỳ. –Thiết nghĩ, cử chỉ chào hỏi này có sức mạnh san bằng hai hố bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki, đồng thời hàn gắn những vết thương trong ḷng dân Nhật về mấy trăm ngàn người chết bởi 2 quả bom và c̣n làm nức ḷng nhân dân Nhật nhờ vào cử chỉ chào hỏi này mà thôi.
Nếu kẻ dưới chào mà người trên không đáp lại, là một thiếu sót lớn về tâm lư, khiến bị cho là kẻ hách dịch, khinh người, mất đi tính nể trọng của người dưới. Cho nên người trên cần chào lại hoặc ít nhất gật đầu hay nháy mắt một cái!.
Tiếc rằng, trong đời sống ngày nay đang dần dần thiếu vắng lời chào hỏi lẫn nhau và những câu ca dao tục ngữ để nhắc nhớ như: “Lới chào! Cao hơn cỗ” và “Tiền học lễ, hậu học văn” cũng mai một dần. Có chăng chỉ c̣n là những câu ngắn, gọn: Hê-lô! Hai! Hay là: “Chào người đẹp”… Văn hoá chào hỏi của người Việt ḿnh đâu có thế! Buồn nhỉ! C̣n buồn hơn nữa là chốn công cộng cũng cái đà xuống cấp cửa sự chào hỏi. Chẳng hạn Ban tổ chức (người điều phối chương tŕnh, MC), khi mở đầu và kết thúc cũng ít dần lời chào khán thính giả. Có chăng là một đôi khi người ca sĩ sau khi tŕnh bầy th́ cúi chào đồng thời có lời: “Xin kính chào quí vị”. Nhưng đây là cá nhân của người ca sĩ chứ không thể thay mặt cho Ban tổ chức được. –Tuy nhiên, lời chào phải thật ḷng, xuất phát từ đạo lư văn hoá, từ sự kính trọng đối với người mà ḿnh định chào cùng với nét mặt niềm nở vui cười mới có giá trị, chứ không phải chỉ “Hở mười cái răng” là đủ.
Cho nên, chúng ta cần phải phục hồi và duy tŕ sự chào hỏi cũng y như phục hồi ḷng tử tế của con người là phải ăn ở sao cho có ḷng tốt khi đối xử với mọi người./.
pdg
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat