Minhxotxa
member
ID 57278
11/23/2009
|
Lễ đính hôn di động
Lễ đính hôn di động
Duy An Đông
Mùa Christmas 2004 và New Year 2005, cô con gái út của Văn Trung được hai bên gia đ́nh họ Mă - Nguyễn trao đổi rồi thuận được tổ chức lễ đính hôn cho hai trẻ vào tháng 12-2004.
Tuy sống trên đất nước Hoa Kỳ đă lâu, nhưng nếp sống văn hóa dân tộc VN, hai gia đ́nh Văn Trung và Hoàng Thực vẫn giữ được có phần tương đối. Về phần ḥa hợp với cuộc sống mới tại xứ người th́ Văn Trung cũng hiểu biết và tùy trường hợp mà linh động áp dụng sao cho thích hợp với hoàn cảnh chung cùng mọi người. Người viết muốn lược thuật sự việc mười ngày xuyên bang của gia đ́nh Văn Trung dưới đây để bà con ai có trường hợp tương tự, cũng có thể rút chút ít kinh nghiệm trong việc cải cách lối sống và di chuyển trong chuyến du hành này.
Chương tŕnh lễ đính hôn đúng ra là thực hiện tại nhà gái ở Santa Clara, bắc Cali nhưng rồi hai bên thảo luận đă có một sự cải cách là mượn nhà người con rể của Văn Trung ở San Diego mà làm lễ tại đây. Như vậy gia đ́nh họ nhà trai cũng tiện và sau khi lễ xong, cả gia đ́nh họ nhà gái có thời gian đi ṿng vèo thăm đây đó cũng thuận lợi hơn. Dự kiến cuộc du hành có 3 phần.
Giai đoạn 1, lo công việc cho lễ đính hôn rồi giai đoạn 2 đi trượt tuyết ở Bear Mountain và đến thăm Las Vegas để ông bà Văn Trung biết nơi tiếng tăm này. Tuy ông bà đă sống trên đất Mỹ gần 14 năm rồi mà ông bà chưa có dịp đến đó thưởng thức những ǵ mới lạ, tốt xấu ra sao nơi đây, bởi quá đa đoan về cuộc sống với con cháu. Và, cũng để cho gia đ́nh người con gái thứ 5 của Văn Trung mới được bảo lănh qua sau, cũng có dịp đi đây đó, biết thêm một số điều mới lạ. Sang gia đoạn 3 họ sẽ đi xem diễn hành xe hoa "Rose Parade" ở thành phố Pasadena Nam Californiạ Chúng tôi sẽ viết thành 3 truyện ngắn cho 3 phần, có vậy mới có thể kể sự việc tương đối hơn.
Một số người trong gia đ́nh Văn Trung đi về San Diego ngày 22-12-2004. Những người c̣n lại th́ rời Santa Clara ngày 24-12-2004. Số người đông mà lại có nhiều trẻ nhỏ, nên đồ đạc lỉnh kỉnh. Áo quần dự lễ đính hôn phải đẹp, phải để riêng biệt. Có số cậu nhỏ con cô Năm dự trù nhờ bưng quả, nên cũng phải đi mua suit mới, vừa kích cỡ để dùng trong buổi lễ quan trọng này. Chuẩn bị áo quần, đồ đoàn chống lạnh khi đi chơi trượt tuyết.
Rồi chăn mền, lều chơng, gối, ghế nằm, ghế ngồi chuẩn bị cho đêm cắm trại ngoài trời ở Pasadena cũng phải lo chu đáo. Ba xe lớn đầy nghẹt cả 14 người lớn nhỏ và đồ đạt. Đồ đạc chuẩn bị cả tuần trước, giống như chuẩn bị cho cuộc hành quân không bằng. Thế mà rồi cũng c̣n phải tính thêm chuyện mang thức ăn, uống ngắn ngày hay dài ngày.
Tính chuyện đi đường trường mà những nơi không có khu service area, vậy ta phải chuẩn bị mỗi xe một cái "xô" cho phái nữ và một " b́nh" cho phái nam, đồng thời kèm theo mỗi xe một tấm màn che để dễ dàng cho người nào khi muốn action. Vậy đấy, nhưng vẫn c̣n thiếu sót, giờ chót phải đi phố San Diego mua thêm bao tay chống lạnh, khăn quàng cổ, mũ đội bằng len vv..
Những ngày đầu lo chuẩn bị cho lễ đính hôn: Trang trí nhà cửa, trang trí bàn thờ tổ tiên, trang bị máy móc quay phim, chụp ảnh, micro và máy khuếch âm rồi hai bên gia đ́nh nhà trai, nhà gái hội ư lại một lần chót về lễ vật và nghi lễ khi hai họ ra mắt báo cáo ông bà tổ tiên trong buổi lễ đính hôn này. Nếu có điểm nào hai bên cần bổ sung thêm th́ Văn Trung trao đổi cùng Mă H. A., thật là thuận lợi trong những sự trao đổi trực tiếp này, và thêm sự thuận lợi ở thời nay nữa, đó là cell phone trao đổi nhanh chóng.
Phần sinh hoạt chung trong gia đ́nh th́ quá vui vẻ, cả 3 gia đ́nh ở Bắc Cali về, người ở Houston xuống, người đông nhưng mà nhà ở pḥng ốc có hạn, nên người lớn tuổi và trẻ con ngủ trên giường, c̣n người trẻ nằm trên sofa, trên sàn nhà trông thật là vui, họ thích thú v́ hiếm có những ngày đông đúc và quây quần thân thiện như thế này .
Ngày 25-12-2004, trong gia đ́nh số người trẻ cùng Q. H. và N.H. trang trí nhà cửa, chuẩn bị cho ngày mai đón rước họ nhà trai mang lễ vật đến xin cầu hôn cho anh chàng A. H. -Mă cùng cô Q. H. Nguyễn. Mọi người bảo nhau phải lo việc này cho xong sớm để tối 25 toàn gia mở quà Noel.
Việc trang hoàng hoàn tất, N. H. đứng xoay qua, trở lại ngắm nghía lần chót rồi nhích cái chậu bông qua phải, xê cái dĩa quả thơm sang trái, rồi yên lặng nh́n hồi lâu trông có vẻ hài ḷng lắm. Đấy cũng là cái thú của người chủ nhà. Rồi anh ta bước sang pḥng cạnh:
- Mời ba qua xem và cho thêm ư kiến..? Văn Trung nh́n lướt qua một ṿng, hài ḷng về sự trang trí này và bảo:
- Quá đẹp! Cả hai cùng mỉm cười, vừa hài ḷng, vừa mừng thầm cho Q. H. cô con gái út được mọi sự may mắn và tốt đẹp.
Tối 25 mở quà Noel vui thật là vui. Ai cũng có quà, kẻ hiện kim người hiện vật. Có kẻ có cả kim lẫn vật. Kim hay vật đều có một giá trị tinh thần như nhau. Một niềm vui cho mùa Gíáng sinh, mọi người hứng khởi. Đặc biệt Elizabeth M.L. lăng xăng chạy tới chạy lui trao quà cho người này người nọ, cô bé biểu lộ nhiều hào hứng và cử chỉ ngây thơ, làm tăng thích thú tới mọi người. Và, người nào cũng không quên Thanks Elizabeth và nở một nụ cười cầu tài tới cô bé. Sau đó bà con mang bộ bài lá ra cho mọi người thử vận đen đỏ, chung cuộc ai nấy b́nh tài.
Ngày 26-12-2004, ngày đầu tiên sau ngày Thiên Chúa giáng sinh, một ngày tốt đẹp nhất được thực hiện lễ đính hôn cho A. H. Mă và Q. H. -Nguyễn. Buổi lễ diễn ra lúc 10 giờ 30 trong khung cảnh trang nghiêm theo truyền thống văn hóa Á đông, phong tục cổ truyền của người VN, dưới sự điều hành chung của MC. Q. M., người anh cả trong gia đ́nh. Lễ vật gồm có: một mâm heo quay, một quả trà rượu, quả trầu cau, quả đèn, quả bánh, quả trái cây..
Đặc biệt quả trái cây có những món cần thiết như: măng cầu, xoài, thơm, đu đủ, măng cục, cam. Ông bà ngày xưa thường bảo, mâm này có ư nghĩa: "Cam kết cuộc sống thơm tho, cầu cho đủ xài". Nhà trai tŕnh lễ vật, nhà gái nhận và cáo tổ tiên. Thân sinh cô dâu ông Văn Trung nhà gái, đại diện hai họ báo cáo ông bà tổ tiên về sự vui mừng của hai gia tộc Mă - Nguyễn được kết nghĩa thông gia và xin bề trên thừa nhận Nguyễn Q. H. được làm con dâu nhà họ Mă và đồng thời cũng nhận Mă H. A. là người con rể nhà họ Nguyễn kể từ hôm đó.
Sau buổi lễ bà con hai họ dùng bữa cơm trưa. Những món ăn hoàn toàn quê hương và dùng tại nhà trong không khí gia đ́nh đầy đầm ấm. Những món ăn quê hương một số ưa thích, do bàn tay của những người trong gia đ́nh tự trổ tài như: bánh dầy, bánh bột lọc, do bà mẹ chồng và chị chồng của cô dâu thực hiện. Những món khác như: bánh hỏi, xôi, chả gị, cari bánh ḿ ... th́ lấy tại nhà hàng có đặt trước. Tuy dùng tại nhà với những món quê hương giản dị, nhưng thích hợp với khẩu vị nên bữa ăn vừa ngon, vừa vui và, vừa trao đổi những chuyện xưa, chuyện nay trong phạm vi gia đ́nh rồi chuyện thế sự ngoài xă hội trong tinh thần thông cảm hiểu biết, thật vô cùng vui vẻ. Gia đ́nh họ nhà trai ra về vào buổi chiều hôm ấy trong sự tiễn đưa trang trọng của họ nhà gái.
Có sự nhận thức mới và cải cách tổ chức lễ hỏi, lễ cưới ngày nay của một số gia đ́nh VN trên Phương Tây, quả là hợp lư và đầy vui vẻ, tránh được cảnh đau đầu nhức óc đă từng xảy ra ở VN ta trước năm 1975 và cũng có cả sau 1975 nữa. Và, sự việc nói về sau 1975 th́ phải là sau thời kỳ đổi mới, chớ c̣n thời kỳ bao cấp dùng toàn tem phiếu th́ lấy đâu mà đ̣i hỏi. Văn Trung có kể một lễ đính hôn khoảng trước 1975 của một gia đ́nh nọ như thế này:
Khổ nhất là những bà o, ông chú thường hay bẻ hành bẻ tỏi đủ thứ mà Văn Trung đă từng nghe thấy như: họ đ̣i hỏi nhà trai mang đủ 100 lá trầu, 100 trái cau, 100 gói trà, 100 bánh dầy và có những thứ khác tùy nhà gái muốn… Con số 100 này là biểu hiện cho sự "bách niên giai lăo" để nhà gái đem biếu bà con họ hàng và bằng hữu. Việc này có ư nghĩa là báo cáo cho bà con xa gần biết con gái nhà tôi đă có chồng, được gả về làm dâu nhà họ... ǵ ǵ đó.
Người ta đ̣i hỏi những món này c̣n dễ thở. Cái khó khăn khác là nhắm vào gia đ́nh "môn đăng hộ đối", đ̣i hỏi những dây đeo, ṿng vàng, kim cương hột xoàn cho đầy người, cho rực rỡ, cho tăng giá trị con gái nhà ḿnh để khoe khoang với bà con xóm làng, cho đó là hănh diện, chớ họ không biết đâu việc này đă gây bao khó khăn cho họ nhà trai, rồi sau lại con ḿnh phải nai lưng đi cày trả nợ. Từ đó tôi thấy bà con b́nh luận, phê phán, sự việc sinh ra đủ thứ chuyện phức tạp.
Tôi biết có một gia đ́nh đă lỡ lên lưng cọp, rút lui th́ tội nghiệp cho đôi trẻ, và cũng ngại mất mặt cho gia đ́nh. C̣n thương đôi trẻ và giữ cái mặt sáng cho gia đ́nh th́ cha mẹ nhà trai phải gồng ḿnh bằng cách dốc hết khả năng trong nhà rồi đi vay mượn thêm bên ngoài để được việc cho con, đă để lại nhiều âu lo cho họ nhà trai. Một số các bà cô, ông chú, ông bác thường làm ra vẻ người hiểu biết, am tường phong tục, bảo ban đủ thứ phiền toái. Buồn thật! Cái tệ nạn thứ hai nữa người được nhận lễ biếu, họ coi đó là sự hănh diện tỏ ra ḿnh cũng có được quan tâm và đồng thời cũng xem đây là một món nợ đời. Người ta phải nghĩ ngay đến con gái nhà ḿnh khi trưởng thành th́ cũng phải chọn những nơi sao cho "môn đăng hộ đối" để có được những lễ vật đầy đủ không hơn người ta th́ cũng bằng để cho gia đ́nh ḿnh cũng có máu mặt với họ hàng.
Chẳng lẽ trước đây người ta tặng ḿnh 5 món quà lễ, nay ta tặng bà con c̣n 4 món, coi đó là thua sút. Mong cho thông gia của ta sau này không hơn th́ cũng bằng. Con gái người ta đeo đủ thứ óng ánh, tăng thêm vẻ đẹp cho những ngày sắp sửa lên xe hoa. C̣n con gái nhà ḿnh rủi mà không được chỗ khá giả, cưới gả lễ vật chẳng bao nhiêu th́ cũng tội và khó coi. Từ quan niệm đó thành thông lệ và gây khó khăn cho con cháu chúng tạ Có đôi khi t́nh yêu của chúng bất thành rất đau ḷng cũng v́ những sự đ̣i hỏi bất hợp lư của bề trên thiếu sáng suốt..
Chưa nói đến chuyện trong bữa gặp mặt trước hai họ những người bảo thủ này c̣n bắt bẻ nhiều vấn đề không thể chấp nhận được v́ nó quá xưa làm không khí thông gia dễ dàng bớt đi vẻ đậm đà thân thiện và rồi khi xong việc, trong ṿng anh em bà con cũng có tiếng qua tiếng lại giảm phần thông cảm. Cũng trong t́nh trạng này mà trước đây có những cặp trai gái xứng đôi vừa lứa, họ yêu nhau. Nhưng khổ nỗi anh chàng trai, tuy có học giỏi mà lại con nhà nghèo. Anh ta có mặc cảm và nghĩ ḿnh không thể lọt qua được cái lưới lễ nghi và suy nghĩ của gia đ́nh cô gái có cái tường cao, cổng kín này. Anh ta buồn day dứt và tự cắt đứt dây tơ gần đến ngày trói buộc.
Rút kinh nghiệm, gia đ́nh Văn Trung không có xây tường cao, cũng không có bủa lưới lễ nghi cũ kỹ để cho nhà được thoáng, tiếp nhận được ánh sáng văn minh. Mỗi khi có chuyện quan hệ lứa đôi của con cái, Văn Trung thường có những sự trực tiếp bàn thảo công việc của hai gia đ́nh, không qua ông mai, bà mối nào như ngày xưa và cũng chẳng qua mấy bà o, ông chú nào có tính hay bắt bẻ, không hợp với tuổi trẻ. Hai bên đồng ư tổ chức gọn nhẹ, thông cảm trước hai gia tộc ḿnh trước khi ra lễ hỏi hay cưới, đừng ai thắc mắc điều chi v́ đây là ngày cưới, để cho không khí vui vẻ. Tuy nhiên, nếu có bà con nào bốc đồ^ng, nêu vấn đề đúng ra phải thế này, phải thế kia th́ chúng ta nhận khuyết điểm đó. Bảo rằng chúng ta đă thấy vấn đề, nhưng v́ hoàn cảnh, chúng ta hai gia đ́nh đă thông qua. Như vậy th́ không ai bẻ bác ǵ được nữa. Do đó trong những người con của Văn Trung, gả hoặc cưới không có t́nh trạng ấy xảy ra. Cụ thể một lễ đính hôn được tổ chức di động cho cô con gái út lần này ông bà cũng linh động hợp t́nh hợp lư, lợi cho mọi người và cả hai họ đều vui vẻ .
oOo
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat