sacthuvang
member
ID 57048
11/11/2009
|
Tuổi thơ
Tôi sinh ra cân nặng co 1kg 9 lạng cả tã nhưng điều làm mẹ tôi sợ hãi hơn cả là tôi đã có 2 chiếc răng trong miệng.Lẽ tất nhiên là mẹ tôi vội vã mang tôi đi nhổ và không dám nói cùng ai bởi bà sợ mọi người sẽ nhìn tôi như nhìn một thứ yêu tinh,quái dị.
Nhà tôi ở cạnh cửa hàng lương thực,nhà mặt phố hẳn hoi,giá mà bây giờ còn chắc phải tri giá nhiều tỉ.Nhưng ngày đó là thời bao cấp,có bán hàng sẽ bị gọi bằng cái tên miệt thị là Con buôn,vả lại mẹ tôi cũng là người vụng buôn bán nên bà chỉ cọc cạch với chiếc máy khâu may vá quần áo(chủ yếu là vá)và cơm nước hàng ngày.Tôi là đứa con thứ 7 trong nhà(nhà có 8 anh chị em)vì vậy mà tôi khá được nuông chiều,sáng mở mắt dậy lục nồi xem có còn cơm nguội không thì vét tạm một bát rồi thậm chí không cần rửa măt chạy nhanh ra sauu cửa hàng lương thực để chơi đồ hàng.Phía sau đó là cả thế giới trẻ thơ của tôi.Đầu tiên là tôi sẽ chạy ngay ra nha xí công cộng.Ở đó có mot bụi cây râm bụt,tôi phải ra sớm đẻ hái những bông nụ to nếu không lát nữa sẽ chẳng còn với bọn trẻ gần đấy.Lại nói về nhà xí công cộng,nếu những ai đã từng sống dưới thời bao cấp sẽ hiểu.Sau này nó còn ám ảnh tôi đén nỗi bây giờ trong giấc mơ tôi vẫn mơ thấy cái cảnh xếp hàng chờ ĐI VỆ SINH!người nào may mắn ngồi ở trong đó rồi sẽ bị áp lực bởi ít nhất 4 đến 5 người chờ đợi ở bên ngoài.Có người kín đáo thì vo vo mấy ngọn cúc tần đưa lên mũi ngửi(cho đỡ thối)người thì mót quá lấy tay đấm đít,người cáu kỉnh thì ném nguyên một viên gạch vào phía cánh cửa đóng kín,trong đó có kẻ không chịu ỉa nhanh nhanh cho ông nhờ!gần đó còn có cả một cái hố vôi nay đã thành ao trong đó có những con nòng nọc co đuôi nhỏ xíu va những vạt bèo tây có những bông hoa màu xanh phơn phớt tím.Hái hoa xong là tôi còn dưt cả những sợi dây tơ hồng bám chằng chịt trên bụi râm bụt va cúc tần đẻ lát nữa còn thái ra chơi bán phở.Đồ chơi ngày ấy không có,chúng tôi lấy ngững vỏ trai,vỏ hến làm bát,và cả những mảnh bát vỡ có hình cô tiên để bày biện.Vậy là tay chân lấm lem đất cát chúng tôi nghịch cho đến khi mẹ tôi ơi ới gọi về ăn cơm(còn nữa)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
soluuhuong1
member
REF: 498249
11/14/2009
|
Tuổi thơ như tia nắng ban mai, đẹp và hồn nhiên.
|
|
nakata
member
REF: 498269
11/14/2009
|
Có mầm mống của sự hay, xin đánh để phím cách cho đúng sau dấu ",", "()"...
Hẹ hẹ, ôn nghèo kể khổ cũng có cái thú vị.
Nakata vua spam.
|
|
sacthuvang
member
REF: 498492
11/15/2009
|
Chào SOLUHUONG1và NAKATA
Mình rất vui khi được các bạn ghé thăm và gop ý,thực ra thỉnh thoảng nhớ lại thời xa xưa lấm lem và hoang dại bỗng thấy tâm hồn trở nên thanh thản và vô tư lự như một đứa trẻ nên tự muốn trở về với tuổi thơ,có gì mong các bạn góp ý và ủng hộ mình nhé!
|
|
nakata
member
REF: 498495
11/15/2009
|
Bạn Sacthuvang viết rất hay, nhất là đoạn đái ỉa. Hỏi bạn ngày xưa bạn giải quyết nỗi buồn xong rùi lau chùi bằng răng (tiếng choa dịch sang tiếng đại chúng là thế nào)?
Nhớ lại thời bao cấp ba Nakata kể, đít quần thủng phải tích kê lại, người ta gọi đó là tivi, đàn ông đã 35 tuổi 1 nách 3 con không có cái quần đùi mặc. Phụ nữ đến tháng không có băng vệ sinh Kotex hay Sotina mà phải dùng vải màn (dùng đi dùng lại nhiều lần) nên 99% mắc bệnh phụ khoa. Xà fong giặt là xà phòng 72 (xà fong cục của Liên Xô) cực kỳ hôi. Thời ấy không có xà fong tắm, dội nước xong rồi kỳ ghét. Rất khổ. Nói tóm lại 1 câu tổng kết: "Cái cứt gì cũng phân mà phân thì như cứt".
Bây giờ xã hội thay đổi tư duy đời sống khấm khá lên. May mắn thay.
Chuyện cũ kể lại tuyệt nhiên không có ý nghĩ gì sâu xa.
Nakata vua spam.
|
|
sacthuvang
member
REF: 498644
11/16/2009
|
Bạn NAKATA thân mến!
Ngày đó nhà mình rất may là ở cạnh cửa hàng lương thực nên về vấn đề giấy nháp và giấy vệ sinh cũng không đến nỗi,vì các cô nhân viên bán hàng hay sang nhà mình chơi và cho mình mấy quyển hóa đơn viết rồi.Nhà mình còn được ưu tiên đong gạo ngon hơn .Còn xà phòng thì đúng như bạn nói,có lần chị gái mình còn phải giặt bằng quả bồ hòn thay xà phòng cơ.Vậy đó,chuyện thời bao cấp như một câu chuyện dài tập mà bạn.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|