northwind
member
ID 52616
06/01/2009
|
Chuyện Vua Nghiêu Nhường Ngôi Cho Vua Thuấn
Nghiêu (tiếng Trung Quốc:堯, giản thể:尧) (2337 - 2258 TCN) là một vị vua huyền thoại ở
Trung Quốc, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. cũng được gọi là Giao Đường Thị (陶唐氏), ông sinh tại Nhân Phóng Huân (伊放勳) hay Nhân Kỳ (伊祈) là con trai thứ hai của Khốc Đế và Khánh Đô (慶都). Ông cũng được gọi là Đường Nghiêu (唐堯).
Thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, ḷng nhân từ và sự cần cù của vua Nghiêu được coi là kiểu mẫu cho mọi vị vua và hoàng đế Trung Hoa khác. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt, Nghiêu, Thuấn và Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng có thể họ đại diện cho những lănh tụ của các bộ tộc liên minh đă thành lập nên một hệ thống trật tự chính phủ thống nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp sang một xă hội phong kiến gia trưởng.
Theo truyền thuyết, Nghiêu lên ngôi vua khi mới 20 tuổi, chết khi 119 và ông truyền ngôi cho vua Thuấn, người được ông gả cho hai cô con gái từ trước. Trong nhiều cống hiến của ḿnh, vua Nghiêu được cho là đă phát minh ra cờ vây.
Truyền thuyết "Sào Phủ Hứa Do" là một chuyện đời vua Nghiêu. Nhân vật Bành Tổ cũng được cho là một nhân vật của thời vua Nghiêu.
Vua Nghiêu trong văn học Việt Nam
Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu, Thuấn được dùng làm điển cố miêu tả thời thái b́nh, (ngoài) đường không lượm của rơi, (trong) nhà khỏi lo đóng cửa.
Điển cố này ảnh hưởng trong văn học cũng như các khía cạnh khác của đời sống người Việt Nam, kể cả tôn giáo. Bài "Cư Trần Lạc Đạo Phú" của vua Trần Nhân Tông (tức sơ tổ Phật Giáo Trúc Lâm) có câu:
Đức Bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;
Ơn Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đă tha.
Các vua Việt Nam cũng dùng Nghiêu Thuấn là mẫu mực cho việc cai trị. Bên trong điện Thái Ḥa (thành nội Huế), ngay trên ngai vua có bài thơ:
Văn hiến ngàn năm dựng
Núi sông vạn dặm xa
Hồng Bàng thưở lập quốc
Nghiêu Thuấn vững sơn hà.
Vua Nghiêu trong tôn hiệu thời Trần
Thời Trần, các vua nhường ngôi cho con về làm Thái Thượng Hoàng, thường được đặt tôn hiệu có tên của vua Nghiêu, với ngụ ư truyền thuyết vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là người tài. Cách đặt này ngoài ngụ ư so sánh Thái Thượng hoàng như vua Nghiêu, c̣n so sánh vua kế vị như vua Thuấn.
* Trần Thái Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiển Nghiêu.
* Trần Thánh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quang Nghiêu.
* Trần Nhân Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiến Nghiêu.
* Trần Anh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quảng Nghiêu.
* Trần Minh Tông,khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Chương nghiêu.
Trong lịch sử phong kiến lâu dài tại Trung Quốc, ngôi vua đều do con vua kế thừa. Nhưng trong thần thoại Trung Quốc giữa ba ông vua sớm nhất vua Nghiêu, vua Thuấn và vua Vũ, việc truyền ngôi lại không phải có dòng máu. Ai có đức tài thì người đó được tiến cử kế thừa ngôi vua.
Vua Nghiêu là ông vua đầu tiên trong truyền thuyết Trung Quốc. Khi về già vua Nghiêu muốn tìm một người kế vị vua, do đó liền triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc đến thảo luận.
Sau khi vua Nghiêu nói dự định của mình, có người tên là Phóng Tề nói: “Con ngài Đan Chu là người tiến bộ, kế thừa ngôi vua rất thích hợp.” Vua Nghiêu nghiêm túc nói: “Không được, con ta kém đức hạnh, hay tranh cãi với người.” Một người khác nói: “Cộng Công quản thuỷ lợi là người rất khá.” Vua Nghiêu lắc đầu nói: “Cộng Công giỏi ăn nói, bề mặt cung kính, nhưng trong lòng lại nghĩ khác. Dùng người như vậy, tôi không yên tâm.” Lần thảo luận này không có kết quả, vua Nghiêu tiếp tục tìm người kế thừa mình.
Qua một thời gian, vua Nghiêu lại họp các thủ lĩnh bộ lạc. Lần này có mấy vị thủ lĩnh tiến cử một thanh niên bình thường tên là Thuấn. Vua Nghiêu gật đầu nói: “Ờ, ta cũng nghe nói người này rất tốt. Các ngươi có thể kể cho ta biết chuyện của anh ta được không?” Mọi người liền kể tình hình của chàng Thuấn: Cha Thuấn là rất hồ đồ, mọi người gọi ông ta là Cổ Tẩu (Ý là ông già mù). Mẹ đẻ của chàng Thuấn chết sớm, mẹ kế đối xử rất tệ với Thuấn. Em trai do mẹ kế sinh ra tên là Tượng, ngạo mạn hết chỗ nói, nhưng lại rất được Cổ Tẩu nuông chiều. Chàng Thuấn sống trong một gia đình như vậy, nhưng đối với cha, mẹ kế và em trai đều rất tốt. Bởi vậy, mọi người cho rằng chàng Thuấn là người đức hạnh tốt.
Vua Nghiêu nghe mọi người kể về Thuấn liền quyết định thử thách Thuấn. Vua gả hai đứa con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh cho Thuấn, còn xây kho lương thực cho Thuấn, chia cho Thuấn nhiều bò cừu. Mẹ kế và em trai Thuấn thấy thế vừa thèm vừa tức tối, cùng cha Cổ Tẩu mấy lần dùng mưu kế muốn hãm hại Thuấn.
Có một lần, Cổ Tẩu gọi Thuấn leo lên sửa nóc kho lương thực. Khi Thuấn dùng thang trèo lên nóc kho, Cổ Tẩu ở dưới đốt lửa, muốn đốt chết Thuấn. Thuấn ở trên nóc kho thấy lửa cháy, liền tìm thang để xuống, nhưng không thấy tháng đâu. May mà Thuấn có mang theo hai chiếc nón đội che nắng. Thuấn hai tay cầm hai chiếc nón, như con chim giang cánh nhảy xuống. Nón bay theo gió, Thuấn nhẹ nhàng rơi xuống mặt đất, không hề bị thương.
Cổ Tẩu và Tượng không cam lòng, họ lại gọi Thuấn đi khơi giếng. Sau khi Thuấn nhảy xuống giếng, Cổ Tẩu và Tượng ở bên trên ném nhiều đất đá xuống, muốn lấp giếng, để chôn sống Thuấn ở dưới, không ngờ sau khi xuống giếng, Thuấn đã khoét ngách giếng chui ra, an toàn trở về mặt đất.
Tượng không biết Thuấn đã thoát chết, hớn hở về nhà nói với Cổ Tẩu: “Phen này anh trai chắc chết rồi, diệu kế này do con nghĩ ra. Bây giờ chúng ta có thể chia tài sản của anh trai rồi.” Nói xong, Tượng liền đi về nhà Thuấn ở, nào ngờ, khi bước vào nhà, thấy Thuấn đang ngồi gẩy đàn bên giường. Tượng trong bụng kinh ngạc, nhưng vẫn giả vờ nói: “Ôi, em nhớ anh biết bao.”
Thuấn cũng tảng lờ như không có chuyện gì xảy ra, nói: “Chú đến rất đúng lúc, tôi bận nhiều việc, đang muốn chú giúp cho ít việc.” Sau đó, Thuấn vẫn đối xử nhã nhặn với cha mẹ và em trai như trước, Cổ Tẩu và Tượng cũng không dám hãm hại Thuấn nữa.
Sau này, vua Nghiêu lại nhiều lần khảo sát Thuấn, cho rằng Thuấn quả là một người đức hạnh lại có tài, quyết định truyền ngôi vua cho Thuấn. Sự nhường ngôi này, được các nhà sử học Trung Quốc gọi là “Thiền nhượng”.(Tức nhường ngôi)
Sau khi vua Thuấn lên ngôi, cần cù tiết kiệm, lao động như dân thường, được mọi người tin cậy. Qua mấy năm, vua Thuấn chết, vua Thuấn vẫn muốn nhường lại ngôi vua cho con trai vua Nghiêu là Đan Chu, nhưng mọi người đều không tán thành. Khi vua Thuấn về già, cũng dùng cách tương tự, lựa chọn Vũ có đức có tài làm người kế thừa mình.
Mọi người tin rằng, trong thời đại vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, thiên hạ không có tranh giành lợi ích, quyền lực, vua và người bình thường đều sống cuộc sống tốt đẹp và giản dị.
P/S:B
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat