Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> Những câu chuyện nhỏ mà tôi yêu thích.&.ST....

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 mtbha
 member

 ID 52335
 05/23/2009



Những câu chuyện nhỏ mà tôi yêu thích.&.ST....
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Đừng Gọi Anh Bằng Chú

Nguyên Đỗ

Thanh với tôi học chung cùng trường cả mười năm trời, từ hồi học mẫu giáo tới hết năm lớp 10. Mười năm học chung hồi ấy cũng là chuyện thường ở một thị xă nhỏ, chứ chẳng như bây giờ, đổi nhà, đổi sở, trường lớp liên miên, trong thế giới văn minh di động thời nay. Người ta thường bảo càng di động càng nhiều là dấu hiệu của thăng tiến, chứ chẳng như thời ông bà quanh năm suốt tháng an nhiên sinh sống sau luỹ tre làng. Hết năm lớp 10 nàng vội vă lấy chồng rồi đi vượt biên với gia đ́nh chồng. Chả là gia đ́nh nhà chồng chỉ có một người con trai độc nhất, lại nghe khu phố sắp bắt thanh niên đi nghĩa vụ quân sự và lao động vào cuối năm 1979 khi chiến trường Kamphuchea đang bùng nổ và thanh niên bộ đội Việt Nam vừa phải lo đánh quân Pol Pot vừa lo chống trả cả triệu quân hùng mạnh của Trung Cộng ở mặt Bắc.

Bạn thân gọi mày tao với nhau từ thuở mặc quần đùi chơi bi mà tôi cũng chẳng được biết cho tới khi thiên hạ kháo láo với nhau là vợ chồng mới cưới Hồng, Thanh đă cùng cha mẹ chồng đi vượt biên. Đám cưới vội vàng, nhanh chẳng ai ngờ v́ có lẽ hai gia đ́nh đă có chủ trương, bên chồng th́ nghĩ cô dâu hiền, hiếu thảo, bên vợ lại nghĩ con trai một, lại khá giả và ra đi biết đâu có ngày có thể bảo lănh gia đ́nh quá đấy . Xưa một người làm quan, cả họ được nhờ, giờ một người vượt biên thành công, cả gia đ́nh có cơ hy vọng giữa thời cao điểm vượt biên.

Ba tôi lúc bấy giờ đang đi học cải tạo ở ngoài Bắc, mẹ tôi cứ vài tháng lại đi thăm nuôi. Tôi có người chị cả nên cũng đỡ. Hai chị em lớn lo săn sóc đùm bọc hai người em nhỏ đỡ đần cho mẹ. Chị tôi lúc đó nghỉ học lo chạy hàng phụ với mẹ tôi để kiếm tiền nuôi ba và gia đ́nh. Mẹ và chị tôi thời đó huấn luyện tôi cũng kỹ, chỉ bảo tôi cách nấu nướng lúc mẹ và chị chạy hàng lậu, ôi thôi gọi là lậu v́ không được phép chính thức của nhà nước, chứ thật ra cũng làm ăn lương thiện, tải cà phê, tiêu, mè ... vào Sài G̣n, vừa mua các thứ cần dùng về Ban Mê Thuột.

Cuối năm 1986 ba tôi được thả về sau 11 năm học tập cải tạo. Cũng thời ấy các chú bác học tập cải tạo trên ba bốn năm ǵ đó được nộp đơn đi theo diện nhân đạo với sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ. Tôi lúc này cũng 23, chị Mai tôi 25, các em Lan, Cúc cũng 21, và 19. Ba tôi đi học tập từ năm 1975, lúc Cúc mới 8 tuổi. Lúc ba tôi về th́ các em tôi đă đến tuổi cập kê. Ba tôi nói ngay khi về đến nhà, "Các con tính sao cũng được, nhưng muốn đi Mỹ th́ không đứa nào được lấy chồng, lấy vợ cho tới khi đặt chân lên đất Mỹ! V́ lập gia đ́nh rồi, sẽ khó mà đi chung. Ba muốn các con hy sinh chờ đợi, qua bển rồi tính! Chứ ở đất này, ba bị xem là ngụy dù cả đời chẳng làm hại ai! Chỉ bị cái tội làm sĩ quan an ninh quân đội thôi!"

Chị Mai cười, "Ba chẳng phải lo cho con làm ǵ, chỉ lo cho con Lan, con Cúc thôi, có biết bao chàng trai gấm ghé rồi đấy, chứ con già rồi, chẳng ai ngó ngàng ǵ đâu! Thằng Trúc kia, chẳng vào đại học được v́ con sĩ quan nguỵ, chỉ học sửa xe, cũng chẳng cô nào thèm ngó nó! Ba má cứ an tâm! Tụi con nếu được đi chung th́ càng hay, không th́ cũng chờ ba má bảo lănh đi sau!"

Tưởng là được đi tới nơi, nào ngờ chạy chọt giấy tờ, bổ túc hồ sơ, khám sức khoẻ phải mất bốn năm ṛng ră mới được đi cả gia đ́nh, hai đứa em sợ sốt vó sợ già như chị Mai đến ế chồng mất, nhưng tụi nhỏ cũng can đảm chịu khó chờ kẻo không lỡ dịp may đi ra nước ngoài. Chị Mai và tôi th́ an phận rồi, sao cũng được. Khi lên máy bay đi Mỹ chị c̣n nói cùng tôi, "Tao tưởng phải chờ tới hàng băm mới được đi, hàng hăm cũng c̣n trẻ chán! Mày liệu qua đấy sẽ làm ǵ? Mày làm thợ máy không biết có t́m được cô nào không nữa!"

-- Lo ǵ chị, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, dù ǵ em cũng có cô đầm La Voiture đó mà!
-- Ừ mày cũng chịu khó thật, bốn năm ṛng làm máy vẫn cố học tiếng Anh, tiếng Pháp! Tao th́ ôi thôi, cứ lo chạy hàng, chẳng kiếm được chữ i, chữ tờ ǵ hết. Qua đấy tao phải nhờ mầy đó nghe mày!
-- Chị đừng lo, hồi xưa chị lo cho gia đ́nh đủ thử. Giờ này tụi em lại lo cho chị mà, biết đâu chừng có anh nào bên đó chưa vợ t́m được chị là may mắn bảy đời cho anh ấy!
-- Mày mồm lưỡi quá, tao thua mày! Qua đấy lo làm ăn rồi t́m chỗ nào tốt mà cưới để ba má có cháu mà cưng nha!

Các em tôi cũng tíu tít tính chuyện đi học các ngành, được cái tụi nhỏ thông minh lanh lẹ nên tôi học được ǵ đều kèm lại cho hai đứa nên tiếng Anh tụi nhỏ cũng không đến nỗi, đó là nói về văn phạm, viết văn, đọc sách, chữ cánh phát âm th́ chẳng biết sao, tôi có cảm tưởng ḿnh nói tiếng Anh như chó sủa, đôi khi rặn măi mới ra một chữ. Cũng may mà tôi quen với một thầy dạy tiếng Anh hồi xưa, có thửa vườn cà phê nên xe máy cày, máy tưới có hư ǵ, thầy đều gọi tôi tới sửa. Ngoài tiền trả công chút đỉnh, thầy dạy cho tôi tiếng Anh, tiếng Pháp để mai mốt qua bển nói với người ta, không th́ cứ như người câm, nói ba xú ba tế với đôi bàn tay chỉ thiên chỉ địa.

Chẳng biết chính phủ Mỹ nghĩ thế nào lại đưa gia đ́nh chúng tôi về thành phố Springfield, tiểu bang Missouri, nơi có chừng vài chục gia đ́nh người Việt. Lúc phi cơ đáp xuống phi trường, gia đ́nh chúng tôi tay xách gói vào th́ ôi thôi thật không ngờ có sơ Tường, sơ Bảo và môt bà sơ người Mỹ tên Patricia Sullivan cùng vài chục người được các sơ vận động tới đón. Sơ Pat chào mừng một cách châm răi:

-- Welcome to Springfield to all of you! We hope you had a nice trip! (Chào mừng mọi người đến Springfield! Chúng tôi hy vọng các bạn có cuộc đi tốt lành).

Ba tôi và các em tôi đồng loạt:

-- Thank you! (Cám ơn)

Ba tôi nh́n tôi như thầm bảo nói ǵ đi con, may ra người ta giúp đỡ tốt hơn. Tôi nói:

-- Thank you very much, Sister! We all had a nice trip! We slept a lot on the airplane! (Cám ơn sơ nhiều! Chúng tôi đều có cuộc đi tốt lành! Chúng tôi ngủ li b́ trên máy bay!

Các sơ cười như hiểu được câu nói tếu của tôi. Sơ Pat nói:

-- Your English ís very good! You will make it here! (Tiếng Anh của bạn rất khá! Bạn sẽ thành công ở đây!)

Tôi nói:

-- I am a mechanics! You have a bad car, bring it to me! (Con là thơ máy xe! Sơ có xe hư, cứ đưa tới cho con!)

-- It's good that you have that confidence! But I'm afraid you have to go to school and get certified for that! But we wait and see! I will take you to find jobs at different places tomorrow, since you speak English very well!

Tôi trố mắt nh́n các sơ Việt Nam cầu cứu nói:

-- Thưa các sợ sơ Mỹ nói ǵ nhanh quá em không hiểu, các sơ giải thích giùm.

Sơ Tường nói:

-- Sơ Pat nói tự tin là điều tốt! Nhưng ở đây bà sợ là chú phải đi học và lây chứng chỉ mới được. Chờ xem, ngày mai bà sẽ đưa chú đi t́m việc, bởi v́ chú nói tiếng Anh giỏi.

Sau khi được giải thích, tôi nh́n sơ Pat cười nói:

-- Now you know, I don't speak English very well. (Bây giờ sơ biết rồi đó, con không nói tiếng Anh giỏi đâu).

-- You'll do fine! Don't worry! ( Bạn sẽ được lắm! Đừng lo lắng!)

Tôi quay qua th́ thấy ba má tôi đang nói chuyện với các người Việt. Mẹ tôi vẫy tôi lại và bảo:

-- Con chào bác Hàn đi, bác ở Hà Lan B, c̣n kia cô kia là ai con nhớ không?

Tôi chào bác Hàn rồi quay nh́n người thiếu phụ trạc chừng tuổi tôi 27 đang cầm tay người con trai khôi ngô độ 9, 10 tuổi trông ngờ ngợ quen. Nàng mim cười trông thật khoan dung như chờ đợi và thách đố. Tôi c̣n ngần ngừ th́ nàng đă phân bua với ba má tôi:

-- Chú ấy chẳng nhận ra con đâu bác ơi, cả 10 năm rồi c̣n chi!

Vừa nghe tiếng nói của nàng, tôi giật ḿnh nhớ lại cô bạn hồi xửa hồi xưa ở Ban Mê Thuột, tôi la lên:

-- Phải là Thiên Thanh không?

Chị Mai, các em Lan, Cúc ùa lên:

-- Vậy là c̣n nhớ!

Tôi giải thích và thú thật:

-- Nh́n mặt Thiên Thanh trông quen quen, nhưng không nhớ, nhưng khi Thiên Thanh lên tiếng th́ Trúc nhận ra ngay. Thế anh ấy đâu? Chắc bận đi làm?

Bác Hàn trầm buồn nói như giải thích cùng gia đ́nh chúng tôi:

-- Thằng Hồng và ông nhà tôi mất rồi. Chuyện dài và buồn lắm, thủng thẳng rồi có dịp tôi sẽ kể cho gia đ́nh ông bà nghe!

Thiên Thanh lên tiếng:

-- Má à, con xin phép má mời gia đ́nh chú Trúc đến ăn trưa ở tiệm ḿnh nha má! Con sẽ nhờ người tới đón ngày mai.

Bác Hàn nói với Thanh và mời ba má tôi:

-- Phải rồi, má bậy quá! Năy giờ gặp người cùng xứ vui quá, quên cả mời mọc! Mai anh chị và các cháu đến tiệm dùng bữa trưa. Chẳng có ǵ, chỉ là tiệm phở hai mẹ con đứng ra làm ăn qua ngày thôi. Anh chị tới chơi, rồi hôm chúa nhật nào đó, tôi mời gia đ́nh anh chị đi thử đồ ăn Mỹ!

Không biết là hên hay xui, sơ Pat tới chỗ chúng tôi tới Sở An Sinh Xă Hội làm thẻ An Sinh và đơn sinh trợ cấp lúc đầu, rồi v́ thấy tiếng Anh tôi kha khá liền dẫn tôi đi xin việc, c̣n toàn bộ ba má, chị Mai, Lan, Cúc th́ được sơ cho người tới nhà chở đi học ESL ở pḥng học ở giáo xứ Sacred Heart (Thánh Tâm) đường Summit chỗ sơ thuộc chi ḍng Daughters of Charity (Nữ Tử Bác Ái) sống. C̣n các sơ Việt Nam lại thuộc chi ḍng Trinh Vương Việt Nam ở sau nhà thờ chính ṭa trên đường Jefferson.

Sơ Pat chở tôi đi tới ba nơi khác nhau xin việc, chủ ra hỏi qua loa, tới chỗ thứ ba, ông chủ tên Wayne nói chờ một lát rồi loay hoay đội xe lên coi chỗ thay dầu bị rỉ. Sơ Pat cùng tôi ngồi chờ gần cả tiếng khiến sơ sốt ruột đi ra chỗ sửa xe nói:

-- Are you seriously interested in hiring this young man or not, we don't want to waste your time and we don't want to waste ours either. If you are not, then just let us know, we will be on our way to look for other opportunities. (Ông có thực sự muốn mướn người thanh niên này không, chúng tôi không muốn làm mất th́ giờ của ông và chúng tôi cũng không muốn mất thời giờ của chúng tôi. Nếu ông không cần, chúng tôi sẽ đi t́m cơ hội khác)

Ông chủ vội vàng xin lỗi:

-- Tôi thành thật xin lỗi, tôi bận rộn quá quên mất, bà thấy không, các thợ của tôi đều vắng mặt, chỉ có một ḿnh tôi, và chiếc xe này phải giao lại cho thân chủ trong ṿng một tiếng nữa mà tôi c̣n đang loay hoay...

Tôi xen vào:

-- May I look at it? (Cho phép tôi xem được không?)

Tôi ngẩng đầu lên nh́n, chỉ trỏ chỗ phải thay. Ông cười nói với sơ Pat.

-- This young man knows what he is doing. He's hired as an assistant for now, $11.00 an hour. (Anh thanh niên này biết việc ḿnh làm. Tạm làm người phụ giúp lúc này, với lương là 11 Mỹ kim một giờ).

-- Just like that? On the spot without checking or interviewing? (Vậy đó sao? Ngay tại chỗ không kiểm tra hay phỏng vấn à?)

Ông ta cười:

-- He's ok! For an assistant, of course he has to take a few courses and work with a specialist and take tests later. (Anh ta được! Trợ giúp việc, dĩ nhiên anh ta phải học thêm và làm việc chung với người chuyên viên và sau đó phải thi).

Tới lượt sơ Pat phải xin lỗi và giải thích:

-- Tôi xin lỗi ông hồi năy tôi hơi nóng tính, v́ tôi đă phải chờ hai chỗ khác hơi lâu, và cuối cùng họ đă nói là không cần người trong khi lúc tôi gọi điện thoại họ bảo cứ đưa người tới, họ sẽ phỏng vấn xem làm được không. Chúng tôi đă phải chờ lâu mà họ chẳng phỏng vấn ǵ cả, họ chỉ nói cám ơn chúng tôi không cần người. Tôi cũng nghĩ lầm là ông cũng chỉ nói cho qua thôi.

Sơ Pat mừng lắm để tôi ở lại làm, sơ lắc đầu lẩm bẩm là chưa bao giờ sơ đưa người đi làm được lương cao giá này một cách dễ dăi như vậy lúc sơ đến đón tôi về. Tôi dĩ nhiên là không được đi ăn phở buổi trưa hôm đó làm bác Hàn và Thanh ngóng chờ hoài. Ba má, chị Mai và các em tôi đều bảo vậy, nhưng họ đều mừng v́ tôi được lương cao gấp ba mức lương tối thiểu lúc bấy giờ là 3.75 Mỹ Kim một giờ.

Nhà tôi chưa có điện thoại nên tôi lấy chiếc xe đạp sơ Pat cho để hôm sau đạp đi làm sau khi coi bản đồ thật kỹ để đi tới tiệp phở của Han Thanh Pho, tên ghép của bác Hàn và Thanh, nghe như là Hán Thành Phố của Đại Hàn hay người Tàu ǵ đó, được cái là có chú thích hàng chữ to ngay phía dưới Authentic Vietnamese Noodles. Tôi tới xin lỗi không dự tiệc mời ăn trưa v́ có việc làm ngay tại chỗ. Bác Hàn cười, "Vậy là cháu giỏi lắm! Cháu rảnh th́ tối tối lại phụ với bác và Thanh nấu phở, quét dọn bàn luôn, bác đă nói ba má và các chị em cháu ra giúp bác và Thanh một tay sau khi học xong mỗi ngày buổi trưa nay rồi!"

Tôi cám ơn bác Hàn rối rít. Tôi nghe ba má tôi nói hồi chập tối là bác Hàn trai và anh Hồng bị tụi hải tặc giết v́ bảo vệ vợ con. Cũng may mà máu me vào đầy ḿnh mẩy bác Hàn và Thiên Thanh nên chúng chẳng màng nữa. Tôi chia buồn với bác Hàn và tạ ơn Trời là bác Hàn, Thanh b́nh yên để một tay nuôi cháu nuôi con và gầy dựng được cơ nghiệp như thế này. Ăn uống chuyện tṛ xong, bác Hàn nói, "Hay cháu ở lại tối nay, phụ giúp con Thanh dọn dẹp! Bác đưa thằng Dũng về trước cho nó làm bài vở."

Tôi quay nh́n Dũng rồi hỏi bác Hàn:
-- Cháu Dũng hồi năy chào cháu rồi đi vào góc kia làm bài. Cháu Dũng nói tiếng Việt rơ ghê! Chắc bác kèm thêm?

-- Kèm đâu mà kèm. Được cái tối ngày mẹ con lúc vắng khách, hay lúc ở nhà, nói chuyện bằng tiếng Việt thôi nên cháu nó nghe, nói được, chứ viết th́ không. Bác đă đề nghị với cộng đồng tổ chức dạy tiếng Việt nhưng ở đây ai cũng bận rộn hết. Các sơ Việt Nam có dạy giáo lư bằng tiếng Anh và Việt. Mà ở đây cũng đông người ngoại lắm. Hay cháu xung phong dạy sau thánh lễ tiếng Việt do các cha ḍng Đồng Công phụ trách đi.

Thật là hên quá là hên! Chắc là ơn trên phù hộ gia đ́nh chúng tôi rồi, mới đặt chân đến xứ người lại gặp bạn cũ, người đồng hương, được người Mỹ, ông chủ giúp đỡ, lại được làm ngay với người quen nữa, chẳng là hên quá rồi c̣n ǵ. Phúc đức của ông bà để lại chứ chẳng chơi. Tôi may mắn kiếm được việc tốt nên hăng say t́nh nguyện liền nói với bác Hàn rằng, "Bác báo mọi người có con em dù lương dù đạo cứ đưa tới lớp, cháu sẽ dạy một hai tiếng mỗi Chúa nhật cho. Bác lo sắp xếp trường lớp, cháu xung phong!"

Bác Hàn cười:

-- Có thế chứ! Thanh niên từ bển mới qua c̣n nhiệt t́nh, chứ ở lâu lại mê tiền chẳng c̣n nhiệt huyết nữa.

Tôi chống chế, bênh đỡ mọi người kiểu tinh thần của Hùng Tâm Dũng Chí do linh mục Pháp Gaston Courtois sáng lập đă truyền sang Việt Nam luôn luôn nghĩ tốt cho người khác:

-- Bác nói vậy thôi, chứ các anh chị em ở đây chắc bận làm bận học nên không có giờ, chứ chẳng phải họ lười đâu.

Tôi lại bàn Dũng làm bài hỏi:

-- Cháu muốn học viết tiếng Việt ḿnh không?

-- Dạ cháu hỏi má cháu hoài, nhưng má cháu bận.

-- Nội cháu vừa bàn với chú để chú dạy tiếng Việt sau thánh lễ mỗi Chúa nhật.

-- Thật hở chú? Thích quá đi thôi!

Dũng quay sang bác Hàn:

-- Con cám ơn nội!

-- Cám ơn chuyện ǵ hở cháu?

-- Th́... th́ kiếm... thầy dạy tiếng Việt cho cháu và các bạn á! Bà cho phép cháu gọi bạn nha!

-- Khoan đă, để bà bàn với các cha và nhà xứ coi như thế nào đă chứ. Với lại chú Trúc cũng vừa tới để cho chú nghỉ Chúa nhật này, làm quen nói chuyện với mọi người sau lễ cái đă.

Tiệm đóng cửa lúc 9 giờ, nhưng dọn dẹp và đợi khách đă vào đứng lên đi ra cũng gần 10 giờ khuya. Bác Hàn đă đưa Dũng về từ lúc 8 giờ rưỡi khi bớt khách để cho Dũng ngủ, ngày mai c̣n đón xe búyt đi học lúc 7 giờ 15. Tan học th́ hoặc bà nội hoặc Thanh lại đến đón lúc 3 giờ hơn. Tôi âm thầm nghĩ rằng ở xứ này sao cực quá, chỉ được thoải mái tinh thần thôi, chứ làm việc c̣n hơn ở Việt Nam. Bây giờ chỉ c̣n thợ bếp và thợ phụ rửa chén đĩa, Thanh và tôi ở lại làm cho xong việc chuẩn bị cho ngày hôm sau.

Thanh cứ chú chú, chị chị hoài nghe đến mắc cỡ. Tôi nghĩ hồi xưa hai đứa cứ mày tao tối ngày bây giờ nghe vậy nó dị dị làm sao ấy, nhưng chả nhẽ tôi sửa lưng trước mặt mọi người. Khi xong xuôi hết trơn, mọi người ra về, Thanh khóa cửa tiệm, và tôi chào Thanh để đạp xe về hôm sau c̣n đi làm sớm, dù chỗ làm cũng gần nhà, đạp xe chắc chỉ 5, 10 phút thôi. Thanh nói:

-- Đâu được! Liệu chú có biết đường về không hay là lạc đi lạc tới sáng cũng chưa ṃ đường về tới nhà. Khóa xe để đó đi, mai sớm chị tới đón chú đi làm, nhân tiện cho biết chỗ làm của chú luôn.

Tôi nh́n Thanh, nghĩ nếu ḿnh không sửa bây giờ, chắc suốt đời nàng sẽ chị chị, chú chú hoài cho xem nên buột miệng nói:

-- Thiên Thanh à, đă tới đây được th́ sẽ biết đường về thôi. Chỉ xin Thiên Thanh đừng gọi chú, xưng chị với Trúc. Trước mặt Dũng th́ được, Dũng không có đây cứ xưng tên với nhau được rồi, hồi xưa mày tao chi tớ cả 10 năm, bây giờ chú chú chị chị nghe sao sao đó!

-- Bộ không thấy Thanh già đi sao?

-- Đâu có, trưởng thành lên thôi, chứ có thấy Thiên Thanh già chút nào đâu. Nói thật là nếu không biết Thiên Thanh có chồng, có con, Trúc cũng cứ ngỡ là Thiên Thanh như bọn em gái của Trúc đó!

Thanh cười:

-- Xạo ghê nha, bộ con trai Việt Nam thời này miệng lưỡi lắm hở?

Tôi đưa mấy ngón tay phải lên kiểu tuyên thệ ngày xưa mà Thanh chắc hẳn c̣n nhớ:

-- Không thật đó mà! Lời nói danh dự của Hùng Tâm Dũng Chí!

-- Ừ, thôi tạm tin cho Trúc đó! Thôi để xe đạp đó đi, để Thanh đưa Trúc về! Mai Thanh tới đón sau khi chờ bé Dũng lên xe búyt. Trúc phải có mặt ở sở lúc 8 giờ rưỡi phải không? Đủ giờ để Thanh đăi ly cà phê và Krispee Kreme Donut.

-- Krispee Kreme Donut là món ǵ vậy?

-- À bánh ngọt đó mà! Vậy đi, lên xe Thanh đưa Trúc về.

Lên xe, tôi ngồi cạnh Thanh, thấy cũng vui, bạn bè nhiều năm trước biết bao nhiêu chuyện sao mà kể cho hết. Hơn mười năm trời, thật đủ mọi đổi thay. Thanh tự tin hơn ngày xưa rất nhiều, hồi xưa nàng c̣n nhút nhát, nhỏ nhẹ, bây giờ nàng chín chắn và rất tự tin. Sự tự tin toát ra trong cử chỉ cách nói của nàng. Có lẽ v́ nàng đă bương chải từ những ngày ở trại tỵ nạn bên mẹ chồng, hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau và trưởng thành khi thích nghi với cuộc sống bên này.

Thanh đậu vào băi đậu xe, rồi chào hẹn ngày mai. Nàng nói thêm, "Chiều 6 giờ, Thanh hoặc mẹ Thanh sẽ tới đón Trúc tới đây làm nhé!" Tôi cười bảo được mà! Lại có dịp chuyện tṛ thêm biết thêm về quăng đời mười năm lạc nhau! Gớm chưa nói giá cả ǵ hết mà sao tôi đă nhận lời rồi ḱa? Tôi vừa vào nhà vừa húyt sáo. Tôi chợt nhận ra, dù Thanh không trả đồng nào tôi cũng sẵn sàng làm. Thế có lạ không nhỉ?

Nguyên Đỗ

___________Sưu Tầm 05/23/09


♥My Blog♥






Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 mtbha
 member

 REF: 450923
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Bên Kia Mùa Đông

Thi Cầm

Bốn mươi ba tuổi, đă nhiều năm là giảng sư khoa Mỹ Thuật tại một đại học không đến nỗi tệ trong thành phố có nhiều sắc dân Mễ, Việt, Tàu này - Gă có khuôn mặt cương nghị, tóc chải gọn gàng lấm tấm vài sợi bạc, cặp mắt xanh tinh quái ẩn sau cặp kiếng trắng, lúc nào cũng quần jean, áo sơ mi màu nhạt là bộ cánh ưa thích mỗi ngày . Với dáng vẻ cao ráo, đạo mạo và ít khi cười đă tạo cho gă một khoảng cách với các sinh viên ở trường, có lẽ v́ vậy nhiều sinh viên ngại gặp sau giờ học để hỏi bài trong suốt khoá học chăng ? Gă cóc cần, lại thấy khoái v́ có nhiều thời gian đóng cửa pḥng làm việc để đọc sách và để ngủ .

Đến một hôm, đó là sáng thứ Hai, vừa có lớp xong, nh́n đồng hồ c̣n gần hai tiếng nữa mới có giờ dạy kế tiếp, gă về thẳng pḥng làm việc ở gần cuối dăy hành lang, ngả lưng trên băng ghế dài ngủ một tí cho lại sức sau chuyến đi trượt tuyết thứ Bảy rồi . Bất chợt nghe có tiếng gơ cửa, h́nh như tiếng động từ pḥng kế bên, vài phút trôi qua, tự dưng có linh cảm là lạ, gă mở choàng mắt th́ cũng vừa bắt gặp một đôi mắt to đen đang nh́n ḿnh chăm chú, gă buột miệng hỏi: "Cô là ai, muốn ǵ ?"

- Xin lỗi tôi thấy cửa khép hờ, đă gơ cửa mấy lần, đành mạo muội vào hỏi thầy một số câu hỏi cho bài thi sắp tới ....


Gă ngồi thẳng dậy, lơ đăng nh́n người con gái đang đứng trước mặt - dáng mảnh mai, tóc đen dài đến ngang lưng, cái giọng tiếng Anh không chuẩn có lẽ là dân mới định cư ở Mỹ không lâu, khó biết là người Việt hay Tàu ? Có một số dữ kiện mà gă nhớ đến ngay v́ lớp đó không có nhiều sinh viên, cô ta lại rơi vào t́nh trạng cá biệt ở chỗ là cái buổi học đầu tiên khi gă tự giới thiệu về ḿnh xong cho phép sinh viên muốn hỏi câu nào cũng được tuỳ ư th́ cô ta cười lém lĩnh, chộp ngay câu hỏi: "Thầy bao nhiêu tuổi ?"


Tức cười nhưng gă làm mặt nghiêm trả lời: "Tôi 43 tuổi, c̣n thắc mắc ǵ nữa không ? Câu hỏi kế tiếp không liên quan về đời tư nữa, okie ?"


Ngoài chuyện đó ra, cô ta hay đi trễ, thường ngồi cuối lớp, hễ sau mỗi lần có giờ cho sinh viên coi slide shows xong, đèn bật sáng là y như rằng thấy cô ta đang mơ màng suy nghĩ chuyện chi ra chiều lung lắm, đến nỗi vài lần gă chỉ mặt hỏi mấy câu trong giáo tŕnh th́ chỉ toàn được nghe những câu trả lời chẳng đâu vào đâu cả!

Lúc này gă buông một câu lộ vẻ bực dọc: "Tôi thấy cô thường mơ màng trong lớp học, hay đi trễ, bây giờ gần cuối khoá học mới chịu chiếu cố đến hỏi bài tôi là sao vậy ?"
Nh́n cô ta đỏ mặt, lúng ta lúng túng như gà mắc đẻ, chẳng nói câu nào, gă chợt thấy tội nghiệp nên có phần nhẹ giọng xuống: "Cô coi kỹ lại mấy phần tôi hay nhấn mạnh trong giờ giảng ở lớp, ráng nhớ những h́nh slide shows tôi đă cho coi mấy tuần trước cộng thêm những cái tôi đă bỏ trên website, nếu có thời gian th́ tham khảo thêm về The New York School, The Bauhaus and the New Typography và Postmodern Design" .
Chẳng dám hỏi ǵ thêm, cô ta lí nhí cám ơn rồi quay ra cửa . Gă nói với theo: "Gần hết khóa học rồi, ráng đừng đi trễ và đừng daydream nữa nhé ...." - Vọng lại là tiếng chân hấp tấp chạy xuống cầu thang làm gă tự dưng bật cười .
Mà thật, từ hôm đó vào lớp là đă thấy cô ta rồi, sau đó cô ta có gặp thêm một lần ngay sau giờ học để hỏi rằng có thể nộp research paper vào ngày thi cuối khoá không, gă đành ừ đại nhưng không quên đe sẽ trừ điểm v́ bài bị nộp trễ . Cô ta gật đầu nh́n gă rồi điềm tĩnh quay đi, cái nh́n ấy tự dưng làm gă lạnh xương sống!

Mọi chuyện trôi qua không có ǵ đáng để ư, hết khoá gă có một tháng nghỉ ngơi trước khi bước vào muà sau, thế là gă dành hai tuần đầu bay sang Austin thăm Jane, một trong những cô bạn gái gă quen lâu nhất; Sau đó trở về lại San Jose rủ vài người bạn lái xe về hướng 101 North để chèo thuyền dọc theo bờ biển - cái thú này gă mê từ hồi học đại học, ngoài sở thích lái xe mô tô - Cứ thế gă tha hồ rong chơi cho hết một tháng .

Khoá học này cũng như bao mùa khác, gă vẫn cỡi chiếc mô tô đi dạy mỗi ngày . Sáng nay trời trở lạnh, gió thổi vù vù hai bên tai khi chạy ở freeway, gă giảm tốc độ khi rẽ vào đường số Mười; Đang ngừng ở ngă tư chờ đèn báo hiệu xanh trước khi quẹo vào băi đậu xe, gă thấy ngay tấm bảng trạm xe buưt ở góc đường, bóng người con gái áo len tím, màu tím của những chiều thứ bảy nhắm mắt lặn sâu trong hồ tắm . Chính là cô nhỏ sinh viên khoá trước, vẫn mái tóc đen dài, với chiếc cặp trên tay và nụ cười của nàng; Tự dưng bao suy tư của gă bị sắc vụn ra - Con người của gă là một nổi loạn, thích mạo hiểm . Từ bao năm nay, gă sống một ḿnh, không có đam mê và tin yêu để dành cho bất kỳ một người con gái nào . Quen và giao thiệp với nhiều người con gái, gă chưa bao giờ có ư nghĩ chinh phục ai để tiến đến t́nh yêu, chỉ chinh phục để chiến thắng, để ngự trị và để huỷ bỏ, đó là một ṿng-tṛn-lẩn-quẩn! Cái thái độ thoă măn của một người nặng bụng nằm mơ thấy ḿnh đi ngoài . Gă bất cần những khái niệm về lăng nhăng, phiền phức, bần tiện hay cao thượng v́ những khái niệm ấy con người tạo ra nó và từ đó nó quay lại tạo ra con người - Sức mạnh ǵ? Ma lực ǵ những ngôn từ ? Nó chính là con đẻ của con người, vậy thôi!
Thế mà giờ đây gă thấy ḿnh chịu thua và yếu đuối bởi đôi mắt hiền mà trong sáng vô cùng, như ánh sáng của những v́ sao lạ làm gă chăn chiên ngẩn ngơ với sự chiêm ngưỡng ngon lành! Để rồi nguyên ngày hôm đó và những ngày kế tiếp gă thấy ḷng bất an, bồn chồn chi lạ! Bao nhiêu lần gă tự nhủ rằng tại sao lại điên khùng, nghĩ vẩn vơ đến một đứa con gái quá trẻ so với gă, gốc Châu Á, lại từng là sinh viên cũ ? Biết rơ đó là điều không nên có giữa vai tṛ người thầy và sinh viên nhưng gă không thể nào không nghĩ đến nàng . Chẳng biết t́m nàng ở đâu giữa khuôn viên đại học rộng lớn thế này ?

Bỏ mấy buổi tối lao đầu vô những chồng sách vở, gă lục tung cái mớ hỗn độn đó t́m cho ra bản danh sách sinh viên khoá trước có kẹp chung với tên, số điện thoại và địa chỉ điện thư những người đă xin được ghi danh vào lớp, trong đó dĩ nhiên có tên nàng là Nha-An . Khi t́m thấy nó, gă mừng quá, liền bấm số điện thoại nhưng nửa chừng lại thôi v́ viết email có lẽ hay hơn . Đắn đo măi gă cũng gởi bức điện thư đi, với nội dung chỉ vỏn vẹn vài hàng: "Bây giờ nàng đang học lớp nào ? Mọi thứ vẫn ổn chứ ? Và nếu có rănh, cứ tự nhiên ghé ngang văn pḥng, đánh thức gă bất kỳ lúc nào trong giờ nghỉ trưa như lần nọ (sau câu này có kèm cái mặt cười như có ư chọc nàng). Cuối cùng gă hỏi thẳng rằng có thể cho gă cái hẹn đi uống café với nàng một lần nào đó được không ?"

Thư gởi đi hơn một tuần mà chẳng thấy hồi âm, gă nôn nóng cứ ra vô mở hộp thư một ngày mấy bận . Có lẽ nàng ngại chăng ? Hay là gă khó ưa lắm lắm ? Cái ngày nh́n thấy email của nàng nằm chễm chệ trong hộp thư, gă cười rạng rỡ hơn bao giờ hết, nhất là khi biết nàng cho gă cái hẹn chiều thứ Sáu tuần sau lúc 4 giờ ở quán café Nonós nằm ngay đường số Một cách trường không xa .
Thứ Sáu, gă diện bộ vó có vẻ trẻ trung một tí - quần jeans và áo sơ mi ngắn tay màu vàng, khoác thêm cái áo da bên ngoài . Dựng chiếc mô tô trước cửa quán café xong rồi bước vào ngồi đợi .
Sắp 4 giờ rồi đó, c̣n 10 phút nữa, chờ chút coi - thời gian chờ đợi như dài ra, ít khi nào gă đợi ai mà lại nôn nao như thế, làm như là mới bắt đầu hẹn ḥ người yêu thuở mới lớn vậy! Nàng không đến th́ thế nào nhỉ ? 4 giờ đúng, trời không dưng đổ mưa phùn, ước ǵ gă đang dạo ngoài phố cùng nàng để biết đích thực rằng gă đang có những giây phút mộng mơ . Gă thả hồn lang thang đâu đó, rồi cho trí tưởng dừng lại trên một khuôn mặt, chỉ một khuôn mặt thôi! Nếu ai cũng được như vậy th́ con người chưa đến nỗi chửi bới, hằn thù nhau nhỉ ?
Gă cười thầm v́ ư nghĩ ngây ngô này, vừa lúc thấy nàng bước vào trong chiếc áo mưa hai màu trông dịu dàng làm sao! Hôm nay nàng có vẻ e dè, mắc cỡ nên cứ cố nh́n đi hướng khác, lẫn tránh ánh mắt gă. Suốt buổi nàng hầu như lắng nghe gă nói, nào là kể về chuyện dạy học, những kỷ niệm vui lúc đại học, về những lần đi chèo thuyền ... Nàng chỉ thỉnh thoảng trả lời khi được hỏi đến gia đ́nh, về quê hương nằm bên kia bờ Thái B́nh Dương, nghành đang học và về ư nghĩa cái tên nàng (bây giờ mới biết tên tiếng Việt của nàng là Nhă An, tức là đem lại sự b́nh an) .
Khi bước ra khỏi quán café th́ đă hơn 7 giờ, đưa nàng tới chỗ đậu xe, gă lặng thinh cho đến khi nàng gật đầu chào sắp bước vào xe, gă tiến tới một bước gần hơn rồi không kiềm chế được, gă nâng cằm nàng lên, nh́n thật lâu vào đôi mắt ấy và cúi xuống đặt nhẹ một nụ hôn trên má, không quên chúc nàng một đêm ngon giấc .
Sau lần đó, gă viết cho nàng nhiều điện thư nhưng chẳng nhận được hồi âm; Thỉnh thoảng gặp mặt trong sân trường nhưng nàng vội rẽ sang hướng khác, chắc nàng chẳng yêu thích chi gă nên lại càng muốn tránh xa hơn ? Ḷng kiên nhẫn cũng có giới hạn, gă không viết nữa bởi liệu có ai hiểu một người như gă có lúc lại cần một t́nh yêu hơn một thân xác nhỉ ? Thôi th́ hai ba tháng nữa, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, rồi tất cả sẽ c̣n là kỷ niệm!

*****
Cuối năm ấy gă và Jane đính hôn, họ dự định sẽ tổ chức đám cưới trong thời gian rất gần . Mùa học tới gă đă được nhận vào dạy ở một trường đại học ở Austin, Texas, nơi Jane đang sống, nên bây giờ gă chỉ c̣n một tuần ở San Jose để chấm bài, cộng điểm cho sinh viên trước khi nộp cho trường, rồi trả nhà trọ và thu xếp hành lư lên đường .
Sáng hôm nay vào văn pḥng, tranh thủ hoàn tất những việc cần làm cho đâu vào đó, dọn dẹp xong th́ đă xế chiều, gă chưa về vội, cứ ngồi thừ ra đó, mắt lơ đăng nh́n xuống khoảng sân bên ngoài cửa sổ, xung quanh thật yên tĩnh v́ hầu hết các sinh viên đă thi kỳ thi cuối khoá từ mấy hôm trước. Gă tự hỏi không biết Nhă An đă đọc được bức điện thư chào giă biệt gă gởi hai đêm trước chưa ? Nàng có buồn khi hay tin gă sẽ rời bỏ nơi này không nhỉ ?
Đột nhiên cửa pḥng bật mở, Nhă An bước vội vào và khép cửa lại, khoé mắt ướt sũng, có lẽ đă khóc rất nhiều trên đường tới đây, không nói ǵ nàng xà ngay vào ḷng gă rồi khóc lặng lẽ như đứa con nít . Tâm thần bấn loạn, gă không biết xử trí thế nào, chỉ biết úp mặt vào tóc nàng và ôm lấy bờ vai thanh mảnh, ḷng chợt dâng lên một cảm xúc khó tả! Giọng thổn thức, nàng bảo rằng chính v́ biết rơ Ba mẹ nàng sẽ không bao giờ chấp nhận cho nàng yêu và lấy một người khác chủng tộc, lại lớn hơn nàng đến hai mươi tuổi nên nàng đă cố tránh mặt, rằng đă đọc đi đọc lại những bức điện thư nhận được nhưng không dám trả lời; Nhưng bây giờ biết gă sắp đi xa, nàng lại sợ hăi vô cùng, sợ sẽ đánh mất người mà lâu nay trái tim thầm rung động từ nụ hôn đầu ấy!
Từng lời nói của nàng như thấm vào da thịt, làm gă xúc động mạnh, vội cúi hôn những giọt nước mắt trên mi, trên má nàng, rồi miết nhẹ lên bờ môi cong cớn đáng yêu, những nụ hôn kéo dài, kế tiếp nhau không dứt!

Gă đă hôn lấy những chiếc hôn nồng nàn từ môi mắt nàng, mơn man từ cổ xuống bờ vai rồi dụi đầu vào đôi vú căng tṛn như đứa bé khát sữa đă lâu, gă cắn thật mạnh vào da thịt đầy mẫn cảm ấy và nghe khao khát bừng cháy ... Bỗng dưng gă đẩy nàng ra, hai chân khuỵu xuống, giọng tha thiết: "Ta cần phải cho nàng biết một điều rằng .... ta đă đính hôn với người khác rồi, đó là lư do tại sao phải ra đi . Ngày trước chỉ v́ ḷng hiếu thắng và ư muốn chinh phục mà ta đă lôi kéo nhiều người con gái vào vùng nước mắt và vào những đêm khó ngủ; Nhưng bây giờ lại khác - Nhă An ơi, ta không muốn là một kẻ bần tiện đối với nàng v́ ta biết những nụ hôn ban đầu tuy vụng dại nhưng cái dư vị của nó, nàng ơi cái dư vị của nó sẽ làm nàng thao thức và khổ suốt một đời! Thế nên ta thà đuổi nàng về để rồi giấu mặt trong xóm điếm, c̣n hơn là ..."
Lúc này đây gương mặt nàng trắng bệt, mắt không giấu được nét bàng hoàng, và h́nh như đang cố nén tiếng khóc sắp vỡ ra trong lồng ngực, hai bàn tay nàng xiết chặt vào nhau trông thật tội! Nàng chẳng thốt được một lời, trong khi gă cứ nửa quỳ nửa ngồi trên sàn nhà, tư thế giống kẻ tội đồ đang chờ đến giờ phút bị phán xét . Họ cứ im lặng như thế thật lâu cho đến khi bóng tối đổ xuống, nhẹ nhàng len qua cửa sổ và bao phủ lên hai cái bóng bất động trong pḥng .
Giọng gă cất lên phá vỡ sự tĩnh lặng: "Hôm nay Nhă An có lái xe không ?"
Nàng lắc đầu thật nhẹ .
- Thôi để ta đưa nàng về .
Nàng ngoan ngoăn đứng dậy bước theo gă xuống hành lang dẫn ra chỗ đậu xe . Gă từ tốn đeo nón bảo hộ cho nàng, dặn ḍ phải vịn gă thật chặt kẻo té rồi mới rồ máy chiếc mô tô và phóng ra xa lộ . Những cơn gió chớm đông làm nàng rùng ḿnh, gă kéo nàng gần lại như muốn truyền hơi ấm sang; Nàng cảm nhận cái hơi hướm của gă mới đáng yêu và quyến rũ làm sao! Rồi liên tưởng đến những ngày tháng sau này sẽ không c̣n gặp nhau nữa, nàng thấy trân quư từng thời khắc đang trôi qua, thầm mong đường về nhà cứ xa, xa măi ...

Mấy đêm liên tiếp gă không tài nào chợp mắt bởi biết bao suy tư và h́nh bóng nàng cứ quẩn quanh đâu đó trong đầu - Phải sống làm sao trong những ngày tháng trước mắt khi cuộc đời gă đă lệ thuộc vào một mối hôn nhân với một người con gái khác ? Ra đi hay ở lại th́ đàng nào cũng khó xử, đơn giản v́ công việc và chỗ ở đă sẵn sàng ở bên ấy nhưng phải đánh đổi bằng sự chia ly với nàng, c̣n nếu ở lại th́ phải nộp đơn xin việc lại từ đầu mà không chắc là sẽ có ngay trong cái thời buổi kinh tế bấp bênh như thế này! Và một điều quan trọng khác rằng liệu Nhă An có phải là t́nh yêu đích thực của đời gă ? Riêng với Nhă An, nàng có vượt qua được cái trở ngại lớn từ gia đ́nh để đến với gă ???

Ngày lên đường gă cứ đi ra đi vô, nấn ná lại với hy vọng nàng sẽ đến vào phút chót; Cuối cùng không thể đợi được lâu hơn, gă lái chiếc xe truck thuê từ hôm trước, giờ đă được chất đầy những đồ đạc, chầm chậm rời khỏi chỗ trọ cũ hướng ra xa lộ . Gă nào biết được ở một góc khuất bên kia đường, Nhă An đang ngồi trong xe, nước mắt chan hoà, lặng lẽ chào tạm biệt, lá thư trong tay nàng nhưng sẽ chẳng bao giờ đến được tay người nhận - Lá thư được viết bằng nét chữ nắn nót màu mực tím:

Yêu dấu của em,
Em tin một điều và cố gắng sống với điều ấy: "Dream as if you will live forever, Live as if you will die tomorrow" - Chính điều này đă dẫn dắt em đến với anh, với t́nh yêu và thế giới của anh, một người đàn ông ngạo mạn, bản chất là một người dám yêu dám sống một cách cuồng nhiệt! Anh có tất cả những sự bất toàn của thế gian trong con người anh; Anh cũng có những đam mê, có những khao khát yêu đương cháy bỏng. Chính những điều này nên khiến anh là một kẻ rất đáng yêu và cũng rất đáng ghét!
T́nh yêu chúng ḿnh đẹp thật và mong manh như những ngọn nến trong cơn băo, em ch́m đắm và ngất ngây rồi lo sợ, rồi hốt hoảng trước những ngày mai không biết ḿnh thuộc về đâu ? Nhưng dẫu sao em đă sống, đă yêu anh và vẫn giữ anh trong ḷng em, vẫn suy nghĩ và nhớ nhung khắc khoải, vẫn tiếp tục tin vào một điều ǵ đó mà nó trở thành nỗi ám ảnh rất lớn trong em . Thế nên, dẫu có lựa chọn lại một lần nữa, em vẫn sẽ chọn yêu anh và không nghĩ đến ngày mai v́ ngày mai, tương lai, hứa hẹn, tất cả với em mong manh quá! C̣n tuổi xuân của em, rồi em sẽ làm ǵ với thời gian phiá trước nếu ḿnh không đến với nhau được ? Em sẽ chọn cho ḿnh một thái độ sống và một niềm tin, em sẽ sống trong tâm trạng tin vào phép lạ, phép lạ nào đó, c̣n không th́ cũng đă quá đủ cho một cuộc đời của em .
Yêu dấu ạ, anh hăy tự chăm sóc ḿnh nha .

Em,
Nhă An

Nàng đọc lại lá thư một lần nữa, ṿ nát rồi gục đầu thổn thức .

Mùa đông năm nay San Jose thật lạnh, và có lẽ lạnh hơn bao giờ hết v́ đă thiếu vắng một người thương ...

(hết)
thi cầm
Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 450927
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Những giấc mơ

CAO THỊ TỐ TRÂM

Đôi lúc em thức dậy sớm mai
Bàng hoàng một giấc mơ lạ lẫm,
Em trong suốt giữa suối nguồn xanh thẳm
Không dấu vết muộn phiền
Những bông qú vàng rực rỡ b́nh yên
Tay người níu tay người tin cậy
Này toan tính bộn bề nghi ngại
Đă hoá thành hư vô…
Đôi lúc em thèm ra phố giữa khuya
Đánh thức những hàng cây
Thắp sáng những ngọn đèn
Gơ cửa một ngôi nhà quen lắm…
Đôi lúc những tiếng reo tin nhắn
Ru đêm phất phơ buồn
Người chỉ gặp người qua những mẩu tin suông
Đôi lúc em thèm khóc trong veo như một đứa trẻ
Khóc xong th́ hết buồn phiền
Khóc mà ḷng không nặng trĩu
Mà thậm chí không cần lí do…
Đôi lúc em ước có một làn gió thổi qua
Những căn pḥng máy tính
Những tâm hồn đóng kín
Không đọc nổi một ai
Không ai đọc nổi ḿnh
Đôi lúc
Em muốn cuốn thốc vẻ kiểu cách của anh
Thèm nghe một lời cay độc
Và em
Đừng giấu ḿnh sau những ngôn từ chắt lọc
Đắn đo
Đôi lúc phải băng qua những giấc mơ
không - là - ḿnh - thường - ngày như thế
Em mới được là em!…


TỐ TRÂM
Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 450933
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Người Về Từ Đáy Mộ - Sưu Tầm


Lăo Tư cố hả miệng ngáp một cách đau đớn:

- Mày đầu độc tao... Mày đầu độc tao, con quỉ cái!

Bà Tư gật đầu, đáp bằng một giọng thật lạnh lùng:

- Đúng, tôi đầu độc ông. Trước sau ǵ th́ ông cũng chết, thầy y tá đă nói như vậy, chỉ c̣n là vấn đề thời gian. Có thể một vài tháng, có thể một vài năm, và ông hiểu rằng tôi không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Mười lăm năm nhục nhằn! Mười lăm năm đầy cay đắng!

Lăo Tư nghiến chặt hai hàm răng v́ đau đớn nhưng cũng ráng gừ lên một tiếng chửi rủa như lăo vẫn chửi rủa vợ lăo mỗi ngày trong suốt mười lăm năm qua:

- Con đĩ chó khốn nạn! Trời sẽ phạt mày.

Bà Tư vẫn lạnh lùng:

- Đáng lẽ ḿnh không nên lấy nhau. Tôi không hề yêu ông và ông cũng chẳng ưa tôi. Ông căm hận tôi v́ việc ông không lấy được con Ba cháo ḷng. C̣n tôi, ông cũng biết rằng tôi chỉ muốn làm vợ anh Bảy thợ hồ. Chỉ v́ mấy thửa ruộng của hai nhà sát bên nhau mà cha mẹ ông và cha mẹ tôi buộc tôi phải lấy ông và ông phải lấy tôi. Tôi biết đó là cả một cực h́nh cho ông cũng như cho tôi. Lăo Tư vừa lăn lộn vừa chửi rủa:

- Đồ con đĩ chó!

Bà Tư vẫn nói bằng một giọng đều đều:

- Tôi có ư định đầu độc ông từ khi ông mới ngă bệnh. Thầy y tá nói rằng ông có thể sống lây lất hàng năm khiến tôi không chịu nổi. Tôi không c̣n muốn bị ông đánh đập chửi rủa mỗi ngày nữa. Lăo Tư rên rỉ:

- Tao cầu mong cho lũ quỉ mặt xanh nanh vàng tra tấn mày dưới điạ ngục.

- Có thể... Nhưng dầu sao tôi cũng t́m được sự b́nh an trên cơi đời này trước đă. Sống với ông đâu có khác ǵ bị ác quỉ hành hạ tra tấn!

Lăo Tư vặn ḿnh đau đớn, hai bàn tay lăo nắm chặt lại chịu đựng. Là một người cứng rắn và mạnh mẽ, lăo cố thu hết tàn lực:

- Tao sẽ trở về từ đáy mộ... con quỉ cái...

Rồi lăo ráng giơ một nắm tay về phía bà vợ:

- Tao sẽ chờ mày...

Kiệt lực, lăo buông tay xuống, mồ hôi tháo ra như tắm, toàn thân run rẩy:

- Trời đất ơi! Đau quá! Như dao đâm vào ruột... Đột nhiên bà Tư ngẩng đầu nghe ngóng. Có tiếng chuông xe đạp. Bà bước vội tới bên cửa sổ, nh́n ra ngoài lẩm bẩm:

- Sao thầy y tá tới sớm quá vậy hà?

Rồi bà bước tới bên giường,lượm tấm khăn lông nằm dưới chân giường cuộn thành một bó đè cứng vào mặt lăo Tư. Ngộp thở, lăo Tư cố vùng vẫy nhưng bà Tư đè nguyên người lên tấm khăn... Chân tay lăo Tư giựt mạnh mấy cái rồi buông xuôi...

Biết lăo đă tắt thở, bà Tư đứng lên thở phào nhẹ nhơm, ném cái khăn lông lên lưng ghế trước khi bước ra mở cửa. Bà nói với thầy y tá vừa bước vào bằng một giọng lạnh lùng: - Lăo đi rồi sau khi bị bất tỉnh như mấy kỳ trước. Mấy nhỏ đi học nên tôi không biết làm sao kêu thầy. Nhưng dầu sao tôi cũng mừng khi lăo không c̣n hành hạ tôi được nữa.

Thầy y tá lắc đầu thông cảm. ở ngôi làng này mọi người đều biết chuyện của nhau. Thầy đứng nh́n thi thể lăo Tư một lát trước khi kéo cái mền phủ kín mặt lăo rồi quay sang bà Tư:

- Ngồi nghỉ một chút đi bà Tư. Đừng lo nghĩ ǵ nhiều, để tôi cho ông Tám Tàng hay trước khi nói với thầy giáo cho con Hoa và thằng Đực về ngay bây giờ. Bà Tư có muốn kêu ai nữa không?

Bà Tư lắc đầu:

- Nhờ thầy nói ông Tám tới đem lăo đi ngay dùm tôi. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Lăo đi khuất mắt tôi sớm phút nào hay phút nấy. Tôi không muốn nh́n mặt lăo nữa. Bà nói tiếp bằng một giọng đầy cay đắng: - Suốt đời lăo làm khổ tôi. Tôi thù ghét lăo từ ngày phải về với lăo. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Tôi sẽ khóa chặt căn pḥng của lăo ngay khi ông Tám đem lăo đi. Tôi không bao giờ muốn nh́n thấy bên trong căn pḥng đó nữa. Chỉ toàn là những kỷ niệm đớn đau, những lời chửi rủa, hận thù. Tôi sẽ thiêu rụi căn pḥng của lăo nếu căn nhà này không bị ảnh hưởng ǵ.

Rồi bà ngồi xuống ghế ngước nh́n thầy y tá bằng đôi mắt lạnh lùng ráo hoảnh. Thầy nh́n bà Tư, nói bằng một giọng dịu dàng, thông cảm:

- Bà mệt mỏi quá rồi. Để tôi về lấy chai thuốc bổ tới cho bà.

- Tôi không cần thuốc bổ. Cái chết của lăo là liều thuốc bổ tốt nhất đối với tôi... Thầy... Thầy y tá gạt ngang:

- Thôi, không nên nói xấu người quá cố nữa. Ai cũng biết ông Tư đối xử với bà ra sao rồi. Để tôi đi kêu ông Tám. Chưa đầy nửa tiếng sau, ông Tám Tàng và một thanh niên phụ việc đẩy xe tới. Bà Tư đứng ngay cửa pḥng chờ cho hai người vừa khiêng lăo Tư ra là bà khóa cửa lại, bỏ ch́a khoá vào túi áo:

- Tôi thề sẽ không bao giờ đặt chân vào căn pḥng này cho tới khi tắt thở. Hai người đàn ông lắc đầu thông cảm. Họ hiểu rơ cuộc sống khốn khổ nhục nhằn của bà bên ông Tư từ nhiều năm qua.

Những năm kế tiếp, bà Tư ra đồng làm việc cùng các lực điền, và dành dụm thêm được khá nhiều vào cái vốn đă đồ sộ của bà. Bà vẫn lạnh lùng, không hề hở môi và không hề có bạn, như lăo Tư không hề có bạn. Rồi hai đứa con bà lớn lên. Con Hoa lập gia đ́nh rồi theo chồng về làng bên. Bà Tư không nói một lời. Thằng Đực lớn lên ra đồng làm việc phụ mẹ khiến bà giảm được một gánh nặng. Rồi thằng Đực lấy vợ và đem cô dâu mới về ở chung với bà Tư. Rồi lũ con nít ra đời, sáu đứa cả thẩy. Nếu những tiếng cười vô tư của bầy trẻ có khiến tâm hồn bà nội chúng mềm đi một chút, bà không hề để lộ ra ngoài.

Suốt những tháng năm dài đó, một cái pḥng, được gọi là pḥng của nội, vẫn luôn luôn được khóa chặt. Cả gia đ́nh không một ai nhắc nhở tới. Lũ trẻ biết có một cái ǵ - mà chúng cho là rất kinh khủng - ở bên trong nên mỗi lúc phải đi ngang pḥng, chúng đi thật lẹ, và khi bóng tối bao phủ căn nhà, ánh đèn dầu lung linh tạo nên những h́nh nhân lắc lư rung động trên tường, chúng không bao giờ dám bước tới gần căn pḥng của nội. Dĩ nhiên đầu óc trẻ thơ của chúng tưởng tượng thật nhiều.

Rồi một năm châu chấu phá hoại mùa màng. Năm sau trời hạn hán khiến giá thóc gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm. Nhiều chủ điền cho thợ nghỉ việc.

Gia đ́nh Hoa là một trong những nạn nhân đầu tiên. Mùa màng thất bát, chồng đau ốm rồi một đứa con ra chào đời! Vợ chồng Hoa bồng con về xin bà Tư cho ở chung. Bà Tư vẫn lạnh lùng như thường lệ, nhường cho vợ chồng Hoa một pḥng.

Rồi tới phiên anh rể của Đực bị chủ điền cho nghỉ việc. Không công ăn việc làm, không tiền trả tiền mướn, anh ta cầu cứu vợ Đực. Nàng dâu bèn thưa chuyện với mẹ chồng.

Bà Tư, lúc này đă già, nói với con dâu bằng một giọng cương quyết trong bữa ăn chiều:

- Thêm bốn miệng ăn nữa cũng chẳng sao. Cho tụi nó tới đây. Nhưng... không biết rồi tụi nó ngủ ở đâu? Hoa liếc nh́n Đực trước khi ngập ngừng nói lên cái ư nghĩ của tất cả mọi người:

- Pḥng của nội. Ḿnh có nên mở cửa pḥng cho thoáng khí trước khi cho họ dọn vào không... mẹ? Bầu không khí đột nhiên trở nên yên lặng nặng nề. Bà Tư liếc nh́n con gái trước khi lần lượt nh́n vào mặt từng người, gằn giọng:

- Mẹ đă thề không bước chân vào pḥng đó cho tới ngày nhắm mắt.

Hoa thu hết can đảm:

- Nhưng mẹ đâu có bước vào đó làm ǵ. Nhà ḿnh chật quá đâu c̣n chỗ nào khác nữa. Bà Tư đặt đũa xuống bàn nói thật chậm răi:

- Nếu có ai ngủ trong pḥng đó, người đó phải là mẹ. Mẹ đă ở với cha tụi bay mười lăm năm trời, mười lăm năm đầy đắng cay thù hận. Cha tụi bay ghét mẹ hơn mẹ ghét ổng. Căn pḥng đó đầy những sự thù ghét và sau mấy chục năm trời đóng kín, những sự thù ghét đó hiện đang sôi sục chỉ chờ cửa mở là tràn ra phủ ngập căn nhà này. Nhưng không sao, mẹ sẽ dọn vào đó.

Hoa nói bằng một giọng đầy hối hận: - Phải chi con đừng đưa ra đề nghị đó. Con biết là có một cái ǵ giữa cha và mẹ nằm trong đó, nhưng con không biết ...

Bà Tư ngắt lời con gái:

- Một cái ǵ mà con nói đó chính là sự thù ghét giữa mẹ và ổng. Nhưng không sao, mẹ đă già rồi, hơn bẩy mươi rồi. Chắc mẹ cũng chẳng c̣n sống được bao lâu nữa...

Bà ngưng lại, đôi mắt già mỏi mệt nh́n thật xa xôi: - Có thể đây là sự tiền định. Ổng nói rằng ổng sẽ chờ mẹ... Có thể... Ai biết!

Rồi bà đứng lên:

- Mẹ sẽ mở cửa pḥng vào sáng ngày mai.

Dứt lời, bà mím chặt đôi môi, bước lên cầu thang về pḥng ngủ trên lầu.

Vào pḥng, bà Tư đóng cửa lại, ngồi yên lặng trên cái ghế nhỏ bên giường, đôi mắt mệt mỏi nh́n vào hư không trong khi cuốn phim dĩ văng hiện ra thật rơ. Bây giờ, bà đang bị thúc giục mạnh mẽ bởi một ước muốn mà bà vẫn chôn chặt trong ḷng từ gần một nửa thế kỷ, ước muốn của tất cả những kẻ sát nhân muốn nh́n lại khung cảnh phạm trường.

Ước muốn này đă tới với bà hàng ngàn lần trước đó nhưng lần nào bà cũng nén ḷng được. Bây giờ, chỉ c̣n có mấy tiếng đồng hồ nữa căn pḥng sẽ được mở ra, ước muốn lại trở về, mănh liệt hơn bao giờ hết. Căn pḥng đóng kín đang réo gọi bà. Trong óc bà, một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ vang lên “Bây giờ! Bây giờ!”. Tiếng nói này rất quen thuộc đối với bà v́ đó là tiếng nói của chính ông Tư, người bà thù ghét, người bà đă giết chết!

Bà lặng lẽ đứng dậy, bước tới tủ áo, ngồi xuống ṃ dưới đáy tủ lấy cái ch́a khóa mà bà đă giấu kín hàng mấy chục năm trời. Rồi bà trở lại ngồi trên ghế lắng nghe những tiếng chân lần lượt về pḥng. Một lúc sau, căn nhà tối tăm đă hoàn toàn yên tĩnh.

Bà Tư đứng dậy hé cửa nh́n ra dẫy hành lang. Tất cả đều đă ngủ yên. Bà bèn trở vào pḥng cầm cây đèn dầu, mở cửa thật nhẹ rồi rón rén bước xuống cầu thang. Ngoài trời không khí bỗng trở nên nặng nề dường như muốn băo. Bà nghe tiếng gió rít qua những cành cây. Có một cái ǵ tương tự như tiếng gió than van ngoài đêm tối? Bà Tư ngưng lại, nghiêng tai lắng nghe và đột nhiên kư ức trở về thật rơ. Bà lẩm bẩm:

- Giống như đêm trước khi lăo chết.

Tim bà đập mạnh hơn khi đứng trước cánh cửa đen ng̣m, lạnh lùng của căn pḥng chứa đầy thù hận. Sau một thoáng ngập ngừng, bà chuyển cây đèn sang tay trái, tay mặt lấy cái ch́a khóa đút vào ổ khóa... Bà vặn nhẹ... Ổ khóa không chuyển động... Bà vặn mạnh hơn... Cạch! Ổ khoá bật ra. Bà đứng yên một lát, bàn tay đặt trên nắm cửa. Tự nhiên bà run lên v́ lư do ǵ không rơ. Bà lẩm bẩm:

- Lăo đă nói là lăo sẽ trở về từ đáy mộ... Lăo sẽ chờ... Bà vặn nắm cửa, đẩy mạnh. Cái bản lề cũ kỹ rít lên phản đối trước khi cánh cửa bung ra... Một làn sóng hận thù từ trong pḥng tràn ra phủ kín người bà.

Bà chậm chạp bước vào, đôi môi mím chặt. Giơ cao ngọn đèn dầu, bà quan sát mọi vật trong pḥng. Đó là cái giường với tấm khăn trải giường nhăn nheo, nơi ông Tư thở hơi cuối cùng - hay không thể thở hơi cuối cùng? Đó là cái gối mà ông Tư gối đầu trước khi nhắm mắt. Mọi vật không hề thay đổi.

Bà Tư thoáng nhớ rằng cả thầy y tá lẫn ông Tám Tàng, những người cuối cùng đặt chân vào căn pḥng này đều đă ra người thiên cổ. Kế bên đầu giường là một cái bàn nhỏ nơi vẫn c̣n cái ly mà bà pha thuốc độc cho ông Tư. Bà lẩm bẩm:

- Lăo đă nói là lăo sẽ chờ...

Căn pḥng thật ẩm thấp và bụi bặm. Bà Tư khép cửa lại, đặt ngọn đèn dầu lên cái bàn nhỏ bên cạnh cái ly rồi bước tới bên cửa sổ, mở toang cánh cửa. Một ngọn gió từ bên ngoài lùa vào, rít lên...

Ngọn đèn chợt lung linh v́ gió tạo nên những bóng đen quái đản nhảy múa trên tường. Trên lưng ghế, chiếc khăn lông mà bà dùng đè cho ông Tư chết ngộp đă trở thành vàng khè, tuy bà vẫn nh́n thấy thật rơ một đốm đen ở chính giữa, đốm đen mà bà biết là những giọt nước răi cuối cùng của ông Tư.

Bà bước tới giữa pḥng, đôi mắt vẫn không rời khỏi đốm đen trên chiếc khăn lông. Rồi bà lập đi lập lại: - Lăo đă nói là lăo sẽ trở về từ đáy mộ... Lăo sẽ chờ ...

Đột nhiên một cơn gió mạnh thổi ào qua khung cửa sổ. Ngọn đèn chao lên trước khi tắt ngấm. Bóng tối bất ngờ khiến bà Tư hoảng hốt. Lần đầu tiên trong đời bà biết sợ! Bà liếc nh́n về phía cái giường, và chợt nhận thấy dường như có một người đang nằm, mặt quay về phía bà đưa tay vẫy vẫy. Bà run rẩy bước lui trước khi té ngồi xuống ghế. Một cơn gió mạnh thổi chiếc khăn lông bung lên chùm kín mặt bà Tư. Bà hoảng hốt giẫy giụa trong bóng tối và cảm thấy chiếc khăn lông như một con bạch tuộc với những cái ṿi gớm ghiếc đang xiết chặt quanh cổ bà. Bà đưa hai tay lên cố kéo mạnh chiếc khăn lông ra trong khi bên tai bà, tiếng ông Tư vang lên mồn một: “Tao sẽ trở về từ đáy mộ... Tao sẽ chờ mày...”

Sáng sớm hôm sau, người ta thấy bà Tư nằm chết trong căn “pḥng của nội”. Quanh cổ bà là chiếc khăn lông vàng khè, chiếc khăn mà bà dùng hạ sát ông Tư.

Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 450941
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
23 - 26
Đỗ Hải Yến
- Sưu Tầm

Bây giờ, em bắt đầu hỏi anh. Anh chỉ có nhiệm vụ trả lời tất cả những câu hỏi một cách chính xác và nghiêm túc.

- Ừ!

- Tốt. Chúng ta bắt đầu nhé!

- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?

- C̣n em?

- Vậy anh nhỏ hơn em bao nhiêu? Chính xác là bao nhiêu?

- Anh không biết.

- Anh không trừ được từng tháng hả?

- Ừm... m... h́nh như là ba mươi.

- Đúng. Ba mươi tháng. Vậy tức là, khi em vào lớp mầm, anh chỉ mới chào đời. Khi em vào lớp một, anh vẫn c̣n ôm b́nh sữa. Khi em bắt đầu dậy th́, anh chỉ là cậu bé chưa biết chạy xe đạp. Khi em vào đại học, bắt đầu biết yêu, nếu anh không bị ở lại lớp, anh sẽ là cậu học sinh cấp ba, râu lún phún...

- Và khi em tốt nghiệp đại học th́ anh chỉ mới là thằng sinh viên năm nhất (nếu không ở lại lớp) và mặt mày ngơ ngáo chứ ǵ?

- Chính xác. Điều đó có nghĩa, khi em bắt đầu kiếm được tiền, chi tiêu thoải mái theo ư ḿnh th́ anh vẫn c̣n x̣e tay xin tiền bố mẹ. Anh vẫn phải đi thưa về tŕnh, thậm chí chẳng thể khao bạn gái một bữa ngon lành bằng tiền của chính ḿnh.

- Thế th́ sao?

- Th́ vậy đó! Tiếp tục, anh đă yêu bao nhiêu lần, tính đến thời điểm gặp em?

- Đấy có phải là thành tích đâu mà báo với cáo...

- Tất nhiên, em có bảo anh báo cáo đâu. Em chỉ kêu anh nhẩm tính thôi mà...

- Ừ, nhiều hơn một.

- Thôi nào, anh. Nghiêm túc và chính xác hơn. Không nhớ à?

- Ừ, ba.

- Tính luôn cả em?

- Em nữa là bốn.

- Ừm... em nghĩ phải nhiều hơn chứ !

-...

- C̣n em, tính đến thời điểm gặp anh, em đếm được hai, kể cả anh!

- Em lại định nhắc đến người kia à?

- Không, em chỉ đang tính. Anh yêu nhiều hơn em dù anh nhỏ hơn em ba mươi tháng nhưng có bao giờ anh nghĩ sẽ yêu một người lớn tuổi hơn ḿnh không?

- Chưa nghĩ chứ không phải là không bao giờ... À, mà có đấy. Anh yêu cô giáo hồi lớp một. Cô ấy rất xinh, dịu dàng!

- Anh thôi đi. Nghe đây, nếu chưa nghĩ đến sao lúc gặp em và biết em lớn hơn ba tuổi, anh vẫn cứ yêu, hả?

- Ơ, em hỏi kỳ cục! Anh biết đấy, biết hết đấy. Rồi sao nào? Ai cấm anh yêu?

- Không ai cấm nhưng anh đă nói dối em, nói dối một cách trắng trợn và như thật.

- Anh xin lỗi rồi. Rắc rối. Biết thế anh đă không nói với em.

- Nè, anh quên là sự thành thật bao giờ cũng đáng quư hơn à?

- Anh chẳng biết, chỉ thấy trong trường hợp này, tác dụng ngược lại.

- Anh nghe đây, em năm nay hai sáu. Em vừa trải qua mối t́nh đầy thương tích. Em bị người ta bỏ rơi... Người ta chẳng quan tâm đến t́nh yêu mà em chắt chiu cho họ. Họ đạp bỏ hết. Họ không cần biết em sống ra sao sau khi vứt em qua một bên. Anh có biết, em đă phải vất vả, phải sống những ngày thế nào không? Em tan nát và bi lụy. Họ chạy theo một con bé bằng tuổi anh. Em cũng từng trẻ trung như con bé ấy nhưng bây giờ em khác rồi, em đă là phụ nữ. Một phụ nữ thành đạt. Anh hiểu không? Em đủ điều kiện để mơ ước một người chồng giàu có, giỏi giang. Một người chồng chứ không phải một thằng chồng. Em cần một người chồng để yêu thương, để dạy em, để làm thay đổi hàng đống khuyết điểm trong con người em chứ không phải một cậu bé chỉ biết yêu và tận hưởng. Anh hiểu không?!

- Anh vẫn đang nghe dù chưa hiểu hết... Nhưng em cứ nói...

- Em nói rồi. Hai năm nữa em sẽ lấy chồng. Trễ lắm cũng chỉ ba năm. Em sẽ lấy chồng. Em không phải đóng vai phụ nữ thành đạt. Em không cần chiếc ghế giám đốc. Em muốn làm vợ, làm mẹ. Em sẽ sinh con, ít nhất là ba đứa. Em sẽ nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa đợi chồng về. Thời gian rảnh rỗi em sẽ viết văn. Anh biết không? Em sẽ viết loại tác phẩm best seller ấy. Người ta sẽ nhắc đến em như một phụ nữ mẫu mực, đảm đang và trầm lắng.

- Em có nhầm không? Trầm lắng ǵ khi em cứ muốn tác phẩm của ḿnh sẽ best seller? Mà này, em không định đi làm à? Thế mục tiêu mua nhà đẹp đâu rồi?

- Ừ, em sẽ mua nhà trong hai năm nữa. Sau đó, em chẳng việc ǵ phải lao vào kiếm tiền.

- Nghe hay nhỉ? Nếu thế, ngay từ bây giờ em làm ơn đừng đi spa mỗi tuần, đừng làm đẹp bằng mặt nạ đắt tiền, cũng đừng shopping tùy hứng, đừng tiệc tùng bù khú, đừng biếu tặng, đừng đi nhà hàng sang..., may ra hai năm nữa em sẽ mua được một phần tư căn nhà trong một con hẻm ở quận ngoại thành nào đó...

- Anh nói hay ghê!

- Chứ không phải như vậy sao? Này, em đừng nhắc những chuyện như thế được không?

- Anh không thích nghe chứ ǵ! V́ anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ yêu một bà chị lớn hơn ba tuổi. Anh chưa chuẩn bị tâm lư để đối phó với việc này. Cho nên, nếu bố mẹ anh ngăn cản, anh sẽ ba chân bốn cẳng chạy mất.

- Em nghĩ vậy thật sao? Đúng, rơ ràng anh chưa chuẩn bị nhưng đâu có nghĩa anh không biết cách giải quyết.

- Vậy anh trả lời đi. Nếu hai năm nữa em lấy chồng, mà chắc chắn ông chồng ấy không phải anh, vậy em c̣n yêu anh để làm ǵ?

- Em hỏi hay thật. Anh chịu, không biết trả lời thế nào.

- Anh đừng khen em bằng giọng đó. Bây giờ em cho anh một số option, anh chọn nhé.

- Lại c̣n vậy nữa. Sao em nhiều tṛ thế?

- Anh nghe này. Một là chúng ta chia tay. Hai, tiếp tục yêu và cưới nhau trong hai năm nữa. Ba, cứ yêu nhau nhưng hai năm nữa em sẽ lấy chồng, c̣n anh thế nào mặc kệ. Tùy anh chọn.

- Ôi trời, em nghĩ hay thật. Vậy em chọn option nào?

- Em chọn option thứ nhất.

- Trả lời nhanh quá. Em chuẩn bị từ khi nào vậy?

- Chẳng chuẩn bị ǵ hết, tự nhiên thôi. C̣n anh?

- Anh chọn option hai phẩy năm. Em chọn option một, cộng lại là ba phẩy năm, không có trường hợp đó, nên thôi vậy.

- Anh thật buồn cười! Ở đâu ra cái kiểu đó hả?

- Nếu em tự nghĩ ra được th́ anh cũng làm được. Đơn giản mà!

- Chuyện này không đơn giản đâu. Em chưa bao giờ nghĩ sẽ yêu một người nhỏ hơn ḿnh ba tuổi.

- Yêu một người nhỏ hơn ba tuổi? Anh nghĩ em chưa hề tưởng tượng sẽ ngủ chung với một thằng nhỏ hơn ba tuổi chứ?

- Anh dám ăn nói vậy hả?

-Thôi nào... Anh đùa. Thế không phải chúng ta đă cùng làm điều đó? Một ḿnh anh sao làm được?

- Ừ, đúng. Cả hai đă cùng làm. Th́ sao? Anh quên nó đi. Em chẳng nhớ ǵ dù nó vừa xảy ra hôm qua. Và anh cũng quên luôn khái niệm t́nh yêu chiếm năm phần, t́nh dục chiếm bốn phần rưỡi, nửa phần c̣n lại dùng để dự trữ...

- Được thôi. Thế em cho là phải yêu mấy phần? C̣n t́nh dục, em bỏ đi đâu? Nếu thiếu nó em sẽ vẫn sống vui vẻ, vẫn sinh ra những đứa con khỏe mạnh?

- Con của em có khỏe mạnh hay không chẳng liên quan ǵ đến t́nh dục của bố mẹ nó.

- Thôi đi. Cái t́nh yêu mà em nói, chỉ có trong sách vở. À, như quyển sách Điều kỳ diệu của t́nh yêu em tặng anh, anh đọc cả rồi. Chưa bao giờ anh kiên nhẫn đọc sách nhưng v́ của em tặng nên anh cố đọc. Em có biết t́nh yêu trong cuốn sách này thế nào không? Nó đẹp dă man, anh nói thật đấy! Đẹp đến nỗi anh t́m măi mà chẳng thấy ḿnh trong đó. Thế c̣n em? Em nh́n thấy t́nh yêu của em trong đó à?

- Không! Em không thấy. V́ không thấy nên em mới mơ ước sẽ có một t́nh yêu như vậy...

- Vậy có phải cái thứ t́nh yêu thực tế chẳng hề giống tí ǵ với cuốn sách này, đúng không?

- Nếu không có, người ta lấy đâu ra để viết cho anh đọc... Mà cũng có thể anh nói đúng. Thứ t́nh yêu em có chỉ là sự phụ rẫy, gian dối, manh mún và tệ hại.

- Thôi, em đừng nhắc điều đó nữa. Em có biết, con bạn gái đầu tiên của anh đă trù anh thế nào không? Nó trù anh sẽ không có con trai. Nó bảo, nếu anh không lấy nó th́ cả đời anh chẳng có đến một thằng con để bưng nhang đèn...

- Vậy có nghĩa, nếu em lấy anh, em cũng không thể có con trai à?

- Ừ. Nếu lời trù rủa linh nghiệm.

- Sao như vậy được? Chẳng lẽ dù em và anh có hợp nhau thế nào th́ cũng không thể có con trai? Phi lư quá!

- Ai biết được. Nhưng ư anh là, t́nh yêu trên thực tế rất trần trụi, chẳng có nguyên tắc nào, luật lệ nào. Vậy em cứ săm soi t́nh yêu của chúng ta để làm ǵ? So sánh tuổi tác của em và anh để làm ǵ, nếu chúng ta yêu?

- Vậy có nghĩa là, anh khẳng định chúng ta yêu nhau?

- Vậy theo em, gọi là ǵ nếu không gọi là yêu nhau?

- Em th́ lại nghĩ, chúng ta đang tận hưởng nhau. Anh không thấy vậy sao?

- Thế nào là tận hưởng nhau?

- Thôi, không nói về vấn đề này nữa. Em tự t́m ra cách giải quyết rồi. Em out đây.

- Khoan đă. Anh hỏi em điều này!

- Th́ anh hỏi đi!

- Tháng này... em ổn chứ?

- Anh chỉ hỏi riêng tháng này thôi hả? Tính từ khi em gặp anh, đúng không?

- Em, mỗi lần nói đến điều ǵ em đều phải làm cho phức tạp lên th́ mới dễ chịu sao?

- Em lại nghĩ ḿnh không như vậy. Rơ ràng, em vẫn ổn từ trước khi gặp anh. Tháng nào em cũng tốn ít tiền mua Kotex nhưng tháng này có vẻ như ngoại lệ. Nếu ba ngày nữa vẫn không thấy, có nghĩa... có ǵ đó bất thường rồi c̣n ǵ...

- Em đừng nói vậy. Đó cũng là chuyện b́nh thường, b́nh thường như việc anh yêu em, dù em có hơn anh bao nhiêu tuổi chăng nữa...

- Thôi em mệt rồi, em out đây. Cứ để mọi chuyện xảy ra đúng như những ǵ cần xảy ra.

***

- Anh, em vừa đi ngang một tiệm bán áo bầu, đẹp thật!

- Này, em ổn đấy chứ? Không thể nói chuyện một cách b́nh thường được à?

***

- Anh, em vừa đi ngang trung tâm siêu âm phụ sản, vắng hoe...

- Ôi, em...

- Anh, em không thể yêu kiểu này. Vài tháng nữa, kết thúc dự án, em sẽ về Sài G̣n, cuộc sống của em sẽ tiếp tục. Anh vẫn là con của bố mẹ anh, vẫn là loại con trai Hà thành. Anh vẫn cứ kiêu ngạo, chải chuốt, hào hoa, ngông cuồng và lại yêu như chưa từng có em trong đời. Em sẽ về nơi chốn của em và t́m một công việc ít tổn hại đến tinh thần. Em sẽ sống cuộc sống b́nh thường, t́m một người chồng b́nh thường...

- Em nhắn tin dài quá, anh đọc rất mệt. Ngắn gọn thôi. Đợi gặp nhau, ḿnh sẽ nói nhiều. Em đừng vội quyết định điều ǵ.

- Anh, em muốn đi ngoại thành bằng Vespa, chiếc Vespa vàng anh đă chở em hai mươi mốt lần kể từ ngày chúng ta gặp và yêu ngay sau đó. Em sẽ mặc váy trắng, áo dây trắng, áo khoác trắng, mũ rộng vành trắng. C̣n anh, sẽ mặc ka ki màu ḅ, sơ mi trắng mềm rủ cùng với giày tây trắng. Ḿnh sẽ nằm trên cỏ. Em sẽ hát anh nghe và ḿnh sẽ nói đủ thứ chuyện trên đời, về tương lai và những đứa con. Anh sẽ hôn em chứ? Hôn thật sâu, thật dài như nụ hôn đầu tiên anh đă hôn. Khi ấy chúng ta ngồi trên Vespa và anh đă quay người ra sau hôn em nụ hôn rất kêu mặc cho đường phố Hà Nội đông kịt. Nụ hôn đó hẳn anh đă tích góp sau bao mối t́nh, c̣n em, em sẽ hôn anh bằng nụ hôn thần thánh, biến anh thành người đàn ông thực thụ, không phải cậu bé hai mươi ba với một quá khứ yêu đương rách mướp. Anh có tin sẽ làm tâm hồn em lành lặn như trước khi em yêu người đó không? Anh có thể chữa lành vết thương mà người đó đă khắc sâu vào tâm trí em không? Đồ tồi, bỉ ổi...

***

Cuối cùng, cô cũng về. Đầu tiên, cô trở về căn pḥng của ḿnh. Căn pḥng vỏn vẹn hai mươi mét vuông đủ kê một cái tủ, một tấm nệm và một giá sách. Buổi sáng đó, sau khi kết thúc chuyến công tác dài ngày, cô nhớ ḿnh đă mang đi khá nhiều thứ từ nơi ḿnh đến. Cô mang theo tấm bùa An đă xin trong một lần ghé thăm chùa Hương, một bức ảnh chụp nghiêng gương mặt cô đang nh́n ra hồ một sáng chủ nhật hanh gió. Đó là bức ảnh An chụp bằng điện thoại và dùng phần mềm biến cô thành thiếu nữ thời xưa với gam màu trắng đen gợi cảm. C̣n một thứ nữa, cô buộc phải mang theo, đó là An. Người đàn ông nhỏ hơn cô ba mươi tháng với màu mắt nâu, tóc thẳng, sóng mũi ngang và cái miệng luôn tươi cười.

H́nh như, trí nhớ cô không đủ để ghi nhận nhiều hơn thế. Nó không thể nhớ nhiều hơn một buổi tối, An đă cho cô cảm giác trở thành đàn bà lần thứ hai trong đời. Cô nhớ mồn một h́nh ảnh Huy dù người nằm lên người cô là An với vóc dáng và những rung cảm hoàn toàn khác. Cô không hiểu v́ sao h́nh ảnh người đàn ông đầu đời vẫn cứ nằm trong trí nhớ ḿnh dù có nhiều thứ thay thế, giành chỗ.

Cô chỉ là đàn bà, như sương sớm. Cô ngưng tụ và bốc hơi. Có thể An lại nói cô ngông dù cô đă sống nhiều hơn An ba mươi tháng. Đă bao lần cô nghĩ, An chỉ là một cậu bé mới lớn, sẽ chẳng bao giờ An hiểu được những ngóc ngách trong con người cô, và rồi mọi thứ gút mắc mà cô thường dồn nén sẽ vẫn đâu vào đấy. Cả An cũng thế. Rồi An sẽ chẳng c̣n nhớ ǵ đến cô, người đă bám An để cố tạo những xúc cảm thay thế sự phụ rẫy, ruồng bỏ mà cô đang gánh chịu.

Hóa ra, cô phung phí bản thân, hào sảng ban phát cho An những rung động chai ṃn, với những tiếng kêu phấn khích, chỉ v́ cô vẫn khao khát Huy, người đàn ông đă biến cô thành đàn bà ở tuổi hai mươi ba trong trẻo, và sau đó bỏ rơi cô giữa đường.

Rồi cô sẽ quên, Huy đă quên và An cũng quên. Tất cả họ sẽ chẳng ai c̣n giữ lại điều ǵ sau khi gột rửa tấm thân nhầy nhụa thời tuổi trẻ. Cô cũng sẽ làm vợ, làm mẹ như mong muốn. Cả Huy và An sẽ trở thành chồng một thiếu nữ giản dị trắng trong nào đó, không phải người đàn bà với bao xúc cảm phiền toái luôn làm cho mọi thứ phức tạp lên...

***

Nếu An du học và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, khi cô thành mẹ, có lẽ An cũng lấy được bằng MBA.

C̣n Huy... Huy đă tan theo gió, tan theo gió... ngay từ khoảnh khắc cô biết ḿnh không c̣n yêu...


Tác Giả: Đỗ Hải Yến

0018 Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 450997
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bức Thư T́nh Cũ


Hải Ninh
- Sưu Tầm

Trước khi từ giă cơi đời ông ngoại đưa cho bà ngoại tôi một bức thư đă cũ và dặn sau khi ông mất bà mới được mở ra xem nếu không ông sẽ chịu tội bị đày xuống địa ngục .

Sau khi ông qua đời, bà ngoại không hề xem qua bức thư mà trịnh trọng đặt nó xuống dưới lọ tro hài cốt của ông. Và bà cứ để nó đấy suốt ba năm dài. Ba năm ấy ngoại đă già, răng đă rụng, mắt đă hoa và vẫn luôn nhắc đi nhắc lại : " Ông mất rồi tôi c̣n xem nó làm ǵ nữa?" .

Trong một đêm trời đầy sao, trăng sáng vằng vặc, nằm trên giường thở khó nhọc, ngoại kêu tôi lấy bức thư ra đọc cho ngoại nghe.

" Nha Nhi
Anh về rồi nhưng phải đi ngay, lần này ra đi có lẽ sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Cuối cùng th́ anh cũng được đánh nhau bằng dao thật, súng thật với bọn phát xít rồi. Trước khi lên tiền tuyến họ cho mỗi người được nghỉ phép 4, 5 ngày để về thăm người thân. Anh đâu c̣n người thân nào ngoài em. Nha Nhi !

Anh vẫn c̣n nhớ 3 năm trước, khi những người lính hành quân qua đây, anh muốn đi cùng họ, em gói 1 bọc lương khô và tiễn anh đến tận cuối thôn, trên đường đi em chỉ cúi đầu rơi lệ. Măi đến khi anh cùng họ đă đi được khá xa rồi em mới chạy đuổi theo, kéo vạt áo anh, nói với anh :" Em chờ anh!" .

Ba năm ở trong lính anh vừa đánh giặc, vừa nhớ em. Ngày anh nhớ em, đêm mơ thấy em, chỉ mong thắng giặc để cưới em làm vợ. Khi về đến đầu thôn, anh gặp ngay Duyệt Tử, anh ấy nh́n anh kinh ngạc hỏi, anh vẫn c̣n sống sao. Một lúc sau anh ấy mới nói rằng em đă kết hôn với anh ấy rồi. Anh thật sự rất muốn đánh em, nhưng anh c̣n có thể trách ai đây, đây là do bọn giặc hại chúng ta. Anh không trách em, Nha Nhi, thật đấy, một chút cũng không, anh chỉ muốn nh́n em 1 lần nữa rồi chết cũng không ân hận !

Duyệt Tử là người tốt, anh ấy dẫn anh đến nhà hai người. Ngôi nhà rất sạch sẽ, ngoài cổng có trồng một cây dành dành, đúng là em trồng rồi. Chăn màn trong nhà được gấp rất gọn gàng, bếp núc cũng rất sạch sẽ. Duyệt Tử nói, em đi làm ngoài đồng. Anh nh́n mọi thứ trong nhà em mà anh muốn rơi nước mắt, tất cả giống 1 gia đ́nh anh đă tưởng tượng cùng em xây dựng sau khi thắng giặc.

Anh phải đi rồi, Duyệt Tử bảo anh nên ngồi thêm một chút nữa, anh nói không có thời gian, thực ra, anh sợ em nh́n thấy anh, khiến em đau ḷng. Khi đến cuối thôn, anh đă nh́n thấy em ở rất xa, anh nh́n măi, nh́n măi, lệ tràn hai bờ mi.

Nha Nhi, anh phải đi rồi nhưng anh muốn cho em biết rằng anh vẫn c̣n sống, vẫn yêu em. Anh viết thư này ở cuối thôn, chuẩn bị gởi cho em, nhưng nếu anh không về nữa th́ chẳng phải là anh đă hại em rồi sao? Nếu anh biết cuộc sống của em không hạnh phúc th́ dù dưới địa ngục anh cũng không thể yên ḷng. Anh đưa bức thư này cho Duyệt Tử và dặn anh ấy chỉ khi nào nghe tin anh chết mới được giao thư cho em. Duyệt Tử là người tốt, anh ấy đă đồng ư.

Nha Nhi, anh chỉ mong một ngày nào đó, khi anh đă vĩnh viễn ra đi, em được biết rằng anh vẫi măi nhớ em, yêu em, muốn cưới em.

Anh đi đây. Đừng trách Duyệt Tử v́ anh đă ép anh ấy.

Mùa thu 1940

Anh Sơn của em"

Đọc xong bức thư, nh́n ngoại đang thở khó nhọc, tôi nghẹn ngào không nói lên lời. Ngoại chỉ lẩm nhẩm với chút sức lực cuối cùng :" Anh ấy không chết, anh ấy không chết..."

Tôi định bỏ thư vào phong b́ th́ bỗng nh́n thấy hàng chữ nhỏ đằng sau :" Mẹ nó đừng trách tôi, tôi đă thề rồi. Hiện giờ anh Sơn ở Bắc Kinh, vẫn c̣n độc thân, anh ấy vẫn c̣n sống. Tôi muốn nói cho ḿnh biết nhưng anh ấy không cho. Ḿnh ! Tôi xin lỗi" .

Ngoại ra đi rất thanh thản, trước khi ra đi ngoại c̣n nói với chúng tôi :" Cháu có hai ông ngoại đấy !" .

Hải Ninh
(Dịch từ báo " Đọc giả" -Trung Quốc)

Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 451000
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Những câu chuyện t́nh cảm mà ta yêu ta đă đọc, và xếp nó vào đây

Paris samedi soir 23.05.09
Bạn Bè -

Lê Minh Hà
- Sưu Tầm

Cô y tá trẻ th́ thầm than văn với chị y tá già... "Bệnh
nhân tự tử thứ mười hôm nay đấy chị. Chết kiểu ǵ
không chết lại đi chọn kiểu chết khổ chết sở để
người ta đè ra bơm nước vỡ bụng ra thế nàỵ Cái cậu uống
Vophatoc hôm qua tỉnh rồi nhưng cứ quờ quạng chân tay càm
ràm như thằng dở người ấy chị ạ"...

Nữ bác sỹ đứng thẳng dậy, nh́n sang cái giường kế
bên. Một h́nh người dẹp lép như cái đóm dưới tấm chăn
mỏng. Cái đầu trọc lóc. Lằng nhằng dây dợ. Tiếng máy
thở pinh pinh đều đặn. Đấy cũng là một bệnh nhân tự
tử. Một cô bé. Cô y tá trẻ vẫn rầm ŕ than văn với chị
y tá già. Nữ bác sỹ thở dài phụ họa "Ừ ca trực này
hết cả hơi" và kéo cái ống nghe tụt xuống cổ, ra khỏi
pḥng. Hai người y tá nh́n theo, rồi nh́n nhau: "Mẹ này hôm nay
sao hiền thế không biết?!" Chị y tá già thúc tay vào cùi
chỏ cô bạn: "Sinh nhật chị ấy hôm nay đấỵ Pḥng bác sỹ
thấy đầy hoạ"

Căn pḥng riêng của nữ bác sỹ th́ không có hoạ Sạch sẽ
và lạnh lẽọ Cái lạnh lẽo lẩn quất trong từng góc nhỏ ngay
cả những ngày nồng nực nhất ở những nhà không có trẻ
mỏ. Hai ngày rồi nữ bác sỹ chưa về nhà và cứ băn khoăn
ḿnh quên chưa hé cửa sổ cho bay hết mùi giấy đốt.

Chị đă chuẩn bị cho ngày sinh của ḿnh như thế: Hỏa táng
kỷ vật hai mươi năm. Một xấp giấy mỏng. Những tờ thự
Một t́nh bạn. Thời con gáị Không phải để chuẩn bị làm
điều ǵ mới mẻ. Từ lâu rồi nữ bác sỹ đă tin đời
ḿnh không đổi nữạ

*

Người đàn bà nạ ḍng rời đám các bà các cô đang xúm
xít xung quanh, buông bát bún riêu, đứng phắt dậy túm lấy
ghi đông xe đạp của cô bé, vừa nghiêm trang vừa bả lả.
"Em về nói với bà chuẩn bị một cái lễ lên chùa xin đội
bát hương đi! Em căn cao số nặng, t́nh duyên rồi ra lật
đật lắm. Nghe chị. Chị xem cho em không lấy tiền đâụ
Số em rồi thể nào cũng phải về hầu cửa Thánh. Chạy trời
không khỏi số đâu em. Xin đội bát hương giờ cũng c̣n
chưa muộn lắm. Đừng ngạo mạn tin ḿnh rồi hận một đời
em ạ..."

Cô bé cười ngơ ngác, lúng túng và xấu hổ. Những
người đàn bà ngồi quanh gánh bún riêu nh́n người đàn bà
đầy vẻ sùng mộ. Bao nhiêu lời khuyên tới tấp bay ra từ
những miệng đàn bà chắc chắn nồng nặc mùi mắm tôm.
"Nghe cô đi em ạ." " Số ḿnh vậy, Thánh đă sang lời qua cộ
Không biết th́ đành. Biết th́ phải làm rồi Thánh vuốt ve
che chở chọ.."

Sau này Thảo hay nhớ buổi chiều vô t́nh gặp người đàn
bà ấy khi đạp xe ra chợ mua chấp gội đầụ Nhớ cả cảm
giác vừa thẹn vừa bực vừa sờ sợ khi nghe lời khuyên
vỗ mặt của người đàn bà không quen, khi nh́n chị tạ Mặt
choắt. Trán dồ ra hai bên. Hệt một quả trứng lộn
ngược. Áo cánh trắng, quần sa tanh vừa cộc vừa nhàụ Hàm
răng trắng ăn trầu nhờ nhờ hồng hồng, và đặc biệt: cái
nh́n man dạị Nhiều lần đi qua những hàng quà có đàn bà
xúm xít Thảo bất chợt bắt gặp ḿnh đang kiếm t́m
người đàn bà đồng bóng ấỵ Nhưng chị không biết chị có
nghe lời chị ta hay không. Hay sẽ vẫn như xưa: háo hức và
sợ sệt kể cho đám bạn cùng tuổi, sau đó quên phứt.

Cho tới ngày ấỵ

*


Sinh nhật Thảo rơi vào tháng năm. Tháng của mưa rào, của
những môn thi cuối cùng, của những lo sợ cuối cùng háo
hức đầu tiên trước một mùa hè. Ba mẹ chiều cô con gái
lớn đă là sinh viên dắt thằng con trai nhỏ cách cô chị cả
chục tuổi về bên ngoại, sau khi chuẩn bị đầy đủ bánh
trái nước non cho con gái mời bạn. Mẹ trước khi đi cẩn
thận đặt b́nh hoa huệ lên bàn thờ, dặn: "Để đêm mẹ
về thắp hương. Năm sau sinh nhật con đừng mua huệ nữa
nhé. Sái lắm." Hương bạn thân Thảo cằn nhằn: "Cháu bảo nó
rồi mà nó không nghẹ Lại c̣n căi cố tao thích."

Thảo cười kh́ kh́ "mẹ với cái Hương mê tín quá." Mà
không giải thích v́ sao ḿnh lại tầm cho được chục huệ mang
về. Nhành gầy, nụ nhỏ, trắng muốt, thơm mát cả ḷng,
dịu cả chiều hè ngột ngạt. Thảo thích huệ, rất thích và
có lần c̣n đùa cùn với mấy đứa bạn. "Đám cưới tao tao
cho chú rể ôm gà trống thiến, c̣n tao th́ cầm bó tỏị
Rực rỡ đủ dùng. Tụi mày toàn loại bốn mắt thử nói tao
nghe không có kính th́ chúng mày nh́n bó tỏi khác bó hồng
bạch chỗ nàỏ Hâm à? Ừ th́ thôi vậỵ Thay bó tỏi bằng
bó huệ tạ Sang trọng và truyền thống gấp vạn lần ôm bó
lay ơn to vật như cái chổi đót." Lũ bạn cười ầm ỹ.
Một đứa hét cho thằng Quang làm chú rể. Và Quang quay sang
Thảo, tinh quái: "Thế nàỏ Dịu dàng một tư đi th́ tớ nhận
làm cô dâu của tớ. Có tất cả chúng nó đây, thề với
Thảo là tớ sẽ cho Thảo ôm hoa huệ trong ngày cưới!"

Lũ bạn vẫn thường ngạc nhiên thằng Quang ngang cành cành
thế mà cứ nhũn như con chi chi trước cái Thảọ Chỉ có
Thảo là biết Quang nhũn như thế nàọ Vừa câu trước câu sau
kể cho Quang nghe buổi hẹn ḥ thứ mấy mấy với anh sinh
viên thứ mấy mấy Quang đă mắt tṛn mắt dẹt: "Có vậy
thôi à? Tưởng các ông sinh viên yêu đương thế nào chứ
chỉ có mời đi ăn chè th́ Quang cũng mời được. Cho ăn mệt
nghỉ đỗ đen Hàng Thùng hay thập cẩm Hàng Điếụ Hay bây
giờ ḿnh lại đi đị Chúng nó bảo hàng chè đầu Hàng
Điếu anh ǵ mời Thảo vẫn chưa ngon. Phải hàng thứ hai cợ
Lạc rang hơi quá tay một chút. Thơm lắm".

Không làm cách nào chọc tức được thằng bạn chuyên môn
chọc tức người khác. Mà cũng không thể nào thôi không
chơi với nhaụ Cứ đùng đùng dắt xe bỏ đi buổi chiều là
tối lại thấy Quang tỉnh bơ gơ cửa "cháu chào hai bác" rơ
to và thằng ranh con Tuấn đâm bổ từ pḥng trong ra anh Quang
anh Quang ầm ỹ. Chỉ c̣n duy nhất hai cách cư xử phải thay
đổi: hoặc hậm hực đi ra đi vào nh́n Quang dạy thằng
Tuấn ṭ toe tí toét cái Clarinet và thỉnh thoảng cười ǵ với
bố mẹ, hoặc cũng làm ra vẻ tỉnh bơ một cách lịch sự.
Rồi khi Quang về th́ theo ra đóng cổng và nh́n nhau ph́
cườị

Thảo nhớ lan man, thắc mắc chưa thấy thư chúc mừng sinh
nhật của Quang trong khi tay năm tay mười dọn bàn cùng cô
bạn. Những cơn gió nồm lồng lộng thổi qua khung cửa để
ngỏ. Ḷng Thảo không sao yên được trong một niềm vui chưa
có tên. Có tiếng gơ cửa ngập ngừng. "Khéo khách ở quê
ra!" Hương ngẩng đầu nói với theo bước chân gấp
gáp vui mừng của cô bạn. Mẹ Quang đứng đó, nhợt nhạt. Thảo
cũng nhợt nhạt. Người đàn bà nh́n cô gái, ḷng bị cắt
thêm bởi một nỗi đau, và chợt hốt hoảng khi thấy la
liệt trên mặt bàn những bánh những kẹo những hoa quả đă
bày biện tỉa tót. "Bác xin lỗi cháu... bác không biết
là..." Tiễn người đàn bà về, Thảo quay lại Hương run run:
"Mày không được nói ǵ tối naỵ" Cô bạn hốt hoảng gật
đầu, hốt hoảng nh́n lên bàn thờ. Thảo cũng nh́n lên bàn
thờ. B́nh hoa huệ thơm thanh khiết, mùi thơm chưa ngát lẫn
mùi hương khóị Nước mắt hai cô gái ứa rạ

Thế đấy! Thế là không có lời chúc mừng của Quang sinh
nhật ấỵ Không bao giờ c̣n có lời chúc mừng của Quang
những sinh nhật saụ Không c̣n những trêu chọc và chiều
chuộng hết sức b́nh thường trong những năm tháng ấy và đă
trở thành không b́nh thường vào những ngày saụ Khi Thảo
cho phép ḿnh nhớ.

Quang với tiếng kèn Ôboa... Giai điệu Ḍng kênh xanh của
Phú Quang... Hội trường Cung Văn hóa thiếu niên. Quang với
cái trống đại và đôi tay gơ dùi như múa theo một bài
hành khúc trong đội h́nh nghi lễ đón tiếp phái đoàn các
nước sang thăm ở sân bay Gia Lâm. Và giọng nói đầy cḥng
ghẹo... "Tên là cỏ mà chẳng khác ǵ loài thân gỗ. À mà
được đấỵ Cỏ làm đ́nh. Th́ ḿnh lấy tạ "Chung một phận
nghèo" này... cỏ ơị.." Điệu sa mạc chênh vênh đi trong
tiếng cười ̣a ra trên sân trường loang nắng mùa đông.
"Ḿnh lấy người ta th́ c̣n phải tỏ t́nh khướt!" Cả lũ lại
cười, thúc: "Nói đi Quang! Đèn xanh đấy!" Và Quang nghiêm
túc: "Sẽ! Nhưng khi nào cô bạn của chúng ḿnh chán những
cuộc hẹn ḥ với các anh chàng kháu lăo trong tương lai đă.
Em chào thầy ạ!" Ông giáo già mặt mũi nghiêm trang có biệt
danh Trịnh Trọng Viên gật đầu đi ngang, không biết thằng
học tṛ cưng đang hốt hoảng thè lưỡi nén cười cùng
chúng bạn.

Sẽ! Không bao giờ! "Vậy là kẻ thù đă ngăn được bước
ta đị" Quang nói b́nh thản, và hát tiếp . Cũng một buổi chiềụ Cuối
hạ. Mấy bà hàng xóm nhà trong ngơ đi làm về dắt cái xe
chở đầy rau cho "ngày nay cho ngày mai cho hai ngày sau"
ngang chỗ hai đứa đứng, mặt khó đăm đăm. "Nhưng có
điểm thi đại học rồi mà. Quang đi nước ngoài là cái chắc
rồi mà!" Thảo chán nản níu một hy vọng mơ hồ. "Giấy gọi
nghĩa vụ phường đưa chiều hôm qua rồị Làm sao chờ
được giấy báo nhập học. Mẹ Quang khóc cằn nhằn bố không
chịu chạy trước mấy ông ngoài phường. Nhưng có mà chạy
giờị Biên giới đánh nhau dữ thế!"

*

... "Chiều biên giới em ơi... Có nơi nào xanh hơn" ...
Không biết ở biên giới ḿnh với Tàu thế nào chứ cái màu
xanh ấy ở nơi giáp ranh đất Miên này sợ lắm Thảo ạ.
Quạnh quẽ. Rợn ngợp. Và cả đất nước ấy nữạ Bọn Quang
vừa đi qua một làng Miên. Mới lác đác người về.
Những ngọn cây thốt nốt chĩa vào trời xanh rờn rợn..."

... "Có một cô bé Campuchia hay mang thằng em tới chỗ bọn
ḿnh. Cô bé mười sáu tuổi, tên là Phalỵ Cái tên nghe cứ
trong veọ Cả nhà hai đứa chết hết. Thế mà hai chị em,
rất lạ lùng, cứ vui như bọn ḿnh tuổi ấỵ Quang cứ thắc
mắc hay đấy chính là bản năng sống của con ngườị Sống
là phải biết quên những điều không thể chịu đựng..."

... "Hồi theo Cung Văn hóa vào tham Sài g̣n, qua những
cánh rừng cao su đều tăm tắp xanh ngút, Thảo cứ ồ à măi
nhớ không? Nhưng đi vào trong th́ đơn điệu chết đi
được. C̣n ngủ trong đó th́ không hiểu sao rất mệt. Khác
ngủ trong rừng Cúc Phương hồi lớp chín. Cứ tưởng Thảo
ghê lắm, vậy mà con vắt c̣n cách cả mét đă hét lạc cả
giọng. Hôm đó Thảo cứ bắt Quang mang địa lan về. Nhưng Thảo
thấy không, cái màu vàng cam ấy chỉ lộng lẫy đúng ở
góc rừng ấỵ.."

... "Có nhiều người rủ Thảo đi ăn chè nữa không? Chờ
đấy! Quang về th́ Quang sẽ tỏ t́nh thật chứ không ngỏ
lời theo kiểu ấm ớ ấỵ Nhưng vẫn với một điều kiện:
Thảo hết tính ương..."

... "Lời ở lại vẫn c̣n đó chứ ..."

Những lá thự Như những ḍng ghi chép. Nhiều lá viết sau
đến trước. Đêm đầu tiên của tuổi mười chín, khi bạn
bè về hết, Thảo đọc lại, tất cả, rồi xếp cẩn thận
vào cái cặp da nhiều ngăn cũ bố đă bỏ không dùng. Và
những ngày sau đến trường cười như Liên Xộ Hương nh́n
gương mặt trắng nhợt và đôi mắt rừng rực của bạn,
cáu kỉnh: "Vợ để tang chồng ba năm. Mày cũng cố nhớ
thằng Quang thêm vài hôm cho tṛn một trăm ngày chứ!" "Tao là
ǵ của Quang mà phải thương với nhớ hơn màỷ Mày nhớ Quang
à? Th́ phần nhớ để cho mày hết." Thảo tỉnh bơ, nhấm
nhẳng. Nhưng đêm về không hiểu sao toàn nằm mơ thấy
Quang, thức giấc lại mường tượng ra luôn gương mặt người đàn bà đồng bóng.

Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 451002
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Những câu chuyện t́nh cảm mà ta yêu ta đă đọc, và xếp nó vào đây

Paris Saturday Night 05.23.09
Giấc mơ có khuôn mặt đàn ông -

Tuyết Mai -

- Sưu Tầm

Tôi thèm có được một khuôn mặt đàn ông trong những giấc mơ hiếm hoi v́ đêm c̣n quá ngắn. Khuôn mặt người đàn ông không dục vọng ṿ xé tận hưởng thân thể tôi, mà dịu dàng nâng niu ôm lấy trái tim tôi, tâm hồn tôi từ lúc thơ bé đến khi trưởng thành.
Tám tuổi tôi mong ước có một người đàn ông cho riêng ḿnh. Người đàn ông cao to, tóc đen bù xù, râu quai nón đâm tua tủa nhưng hết sức dịu dàng lúc bế con gái, đặt nó ngồi lên đùi, tŕu mến vuốt mái tóc lơ thơ, rồi hôn lên chóp mũi nhỏ xíu làm nó cười khúc khích v́ nhột.
Chiều nào tôi cũng trèo lên cây mận bên hông nhà ngó qua sân phía bên kia, rồi nuốt nước miếng thở dài. Suốt nhiều năm, nhiều tháng, trong những giấc mơ, tôi luôn thấy khuôn mặt người đàn ông ấy, thân thiết sống động và mơ hồ trong trẻo tiếng cười tôi âm vang.
Mười sáu tuổi, tôi khát thèm có một người đàn ông trong nhà. Đóng một cây đinh, khiêng một cái cối, hoặc tôi hoặc ngoại phải chạy qua hàng xóm mượn nhờ. Ngoại già quá. Gánh hàng rong trên vai ngoại trĩu oằn khiến lưng ngoại đă c̣ng lại c̣ng thêm. Bán đất, bán nhà dưới quê lên ở con hẻm nhỏ trong ḷng thị xă cho tôi tiện việc học hành, ngoại đâu biết đă vô t́nh thay đổi khuôn mặt người đàn ông trong những giấc mơ tôi. Người đàn ông phía bên kia con hẻm có khuôn mặt của Chúa Jesus trên thập giá. Sáng đẩy xe bánh bao đi bán, trưa về nấu cơm, chiều nhồi bột chiên bánh tiêu, gị cháo quẩy để tối đi bán tiếp, người đàn ông là trụ cột của một mái nhà xiêu vẹo, có người mẹ mù ḷa, người vợ tâm thần và hai đứa con c̣n đang tuổi đi học. Nụ cười hiếm hoi của người đàn ông lúc tôi đưa giúp người vợ tâm thần đi lạc về đến ngơ khiến tôi rưng rưng, bồi hồi: "Ḿnh đừng đi đâu mà không có tôi. Đi lạc là người ta bắt đó nghe ḿnh". Đêm ấy tôi nằm mơ thấy ḿnh là người đàn bà tâm thần đi lạc lúc ban trưa.
Ngoại mất lúc tôi mang bầu ba tháng. Đứa con tôi nếu sanh ra chắc cũng có mái tóc đen bù xù, râu quai nón xanh mướt phủ quanh mép tai cho đến tận cằm. Người đàn ông không bế tôi đặt ngồi lên đùi, tŕu mến vuốt tóc tôi, hôn lên chóp mũi đẹp như mũi Cleopatra của tôi mà ôm siết tôi từ phía trước, hôn như điên dại lên môi, xục xạo, ṿ nắn hai bầu ngực căng tṛn rồi lần tay xuống thấp. "Anh yêu em suốt đời. Anh dành cả cuộc đời để yêu thương chăm sóc cho em". Tôi mụ mẫm trong ṿng tay mê đắm. Tôi muốn cười khúc khích. Máu chảy ra như ứa từ trái tim buốt đau. “Xin lỗi. Anh không biết em là con gái nguyên”. Tôi khóc.
“Ngoại bệnh nặng. Về ngay”. Điện tín của người đàn ông có khuôn mặt của Chúa Jesus trên thập giá. Tôi đưa ba của con tôi về con hẻm nhỏ chỉ kịp nh́n ngoại trút hơi tàn. Mở mắt ra tôi ngơ ngác, hụt hẫng không nh́n thấy anh bên cạnh. “Cậu ấy đi rồi. Đi lúc cô ôm đôi quang gánh của bà ngất đi”.
Tôi đọc những ḍng chữ thân quen mà nghe cay đắng tận đáy hồn.
“Xin lỗi em về tất cả. Anh không muốn dối lừa em thêm nữa. Ba mẹ đă chọn người cho anh đính hôn. Em hăy tự lo cho chính ḿnh”.
Tiếng khóc của tôi tội nghiệp trong ngôi nhà lá tồi tàn nghe thê lương quá. V́ ngoại th́ ít mà v́ giấc mơ rách nát th́ nhiều. Cũng may là ngoại đă ra đi trước lúc biết được khuôn mặt thật của người đàn ông mà tôi mong ước suốt thời thơ ấu. Sao khuôn mặt giống nhau mà ḷng dạ lại khác nhau?
Tường trắng, áo trắng, trần nhà trắng; tiếng kim khí va loảng xoảng nghe như vọng từ cơi nào xa lắc. Trong mơ màng của cơn mê, tôi nghe tiếng thầm th́ xa lạ, rời rạc: "Hai mươi tuổi", "Cái thai lớn quá", "Cắt bỏ tử cung", “Vô sinh”.
Hai mươi bốn tuổi, tôi bắt đầu từ những mảnh vụn góp nhặt sau cơn băo số hai. Cơn băo số một quẳng tôi cút côi cho ngoại già nua. Giọt máu h́nh trái tim mà sao ai nỡ đoạn đành. Tôi khóc cười ngây ngô mặc sóng to gió cả không biết không hay ngoại tím ruột, bầm gan. Tôi nhắm mắt, bầm gan tím ruột thương đứa con chưa trọn vẹn h́nh hài.
Giám đốc công ty nơi tôi làm việc có gương mặt hao hao giống người đàn ông có vợ bị bệnh tâm thần. Nụ cười đắc thắng, măn nguyện của giám đốc lúc gục đầu trên ngực tôi khiến tôi hoang mang lẫn lộn giữa thực và mơ.
“Anh không hề yêu cô ấy. Anh không nỡ ly dị v́ thương con gái anh. Nhưng có em rồi, anh phải hạ quyết tâm. Ráng chờ anh…”
Tôi chờ anh. Chờ mỗi sáng anh đến công ty thật sớm để kịp tốc váy tôi, đè sấp xuống mặt bàn. Chờ anh ở pḥng trọ mỗi chiều, để anh buông vội cây vợt tennis lao vào tôi nhấm nháp, ngốn ngấu.
Một năm. Hai năm. Đứa con trai ra đời giống anh như tạc. Nụ cười hạnh phúc của gia đ́nh giám đốc chuyền tay từ nhân viên pḥng này đến nhân viên pḥng khác. Tôi chết lặng trong ḷng, không phải v́ ánh mắt giễu cợt, nụ cười bí hiểm của các đồng nghiệp trong công ty.
Giờ th́ không c̣n khuôn mặt người đàn ông nào chập chờn trong chiêm bao tôi khi đêm về. Chỉ có những khuôn mặt trắng bách, đen ś, vàng ệch, đỏ ké…. tṛn, dài… rất thật, ham hố, ngấu nghiến, chà xát khắp thân thể nơn nà tôi. Chuyện cổ tích ngàn lẻ một đêm với đoạn kết không có hậu. Tôi chợt thèm có được một khuôn mặt đàn ông trong những giấc mơ hiếm hoi v́ đêm c̣n quá ngắn. Khuôn mặt một người đàn ông không dục vọng ṿ xé tận hưởng thân thể tôi, mà dịu dàng nâng niu ôm lấy trái tim tôi, tâm hồn tôi từ lúc thơ bé đến khi trưởng thành. Tôi vẫn khát thèm được nh́n thấy khuôn mặt người đàn ông ấy dẫu chỉ là trong những giấc mơ.

Sưu Tầm 05/23/09


 

 mtbha
 member

 REF: 451006
 05/23/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Paris Saturday Night 05.23.09
1 ngày

Đinh Lê Vũ=
Sưu Tầm par net


Đó là một ngày b́nh thường như mọi ngày khác. Đúng 5h30 sáng, như một cái đồng hồ, Khang bật dậy. Giấc ngủ đêm trước, dù vật vờ, mộng mị đến đâu th́ cũng đúng vào giờ này, Khang bật dậy, tỉnh như sáo, dù là trong ngày nghỉ. Nhưng hôm nay chỉ mới là thứ sáu, ngày làm việc cuối cùng trong tuần. Khang vội vă vào nhà vệ sinh, vội vă thay áo quần, vội vă vớ lấy túi xách chạy xuống một dăy cầu thang dài dốc ngược trong tiếng lộp cộp đập đá của vợ chồng người chủ nhà trọ dậy sớm bán cà phê buổi sáng. 6g10, Khang có mặt ở chỗ đón xe đưa rước trong tiếng càu nhàu của Duy, gă trưởng xe luôn khó chịu mỗi khi phải chờ một ai đó đến trễ. Lại vội vă gửi xe, vội vă chộp lấy ổ bánh ḿ của bà bán bánh ḿ quen bên lề đường, vội vă ào lên xe. Thở phào! Xe khởi hành, lướt qua những góc phố, những dăy nhà quen thuộc ngày nào cũng đi qua, quen thuộc đến nhàm chán. Pḥng trà M&Tôi đă kịp treo băngrôn quảng cáo tên ca sĩ sẽ hát vào hai đêm kế tiếp. Khang vẫn có thói quen vừa trệu trạo gặm bánh ḿ, vừa ghé mắt ḍm xem ca sĩ nào sẽ hát tối nay, rồi tưởng tượng ra giọng hát đó sẽ hát bài ǵ, dù chẳng bao giờ có ư định đốt tiền ở một nơi xa xỉ như vậy. Giang chào Khang bằng nụ cười chúm chím nửa miệng, rồi bắt đầu tằng hắng giọng, mở ra một cuốn sổ. Cuốn sổ và thói quen tằng hắng giọng của Giang chỉ mới có từ mùa World Cup. Sở dĩ có cuốn sổ v́ gần mười thành viên trên xe đă thống nhất bầu Giang làm thủ quĩ cho tṛ chơi cá độ World Cup. Ngày nào cũng sẽ chọn một trận đá banh để cá độ, cũng đặt kèo trên kèo dưới nghiêm chỉnh y như thiệt, nhưng chỉ có kẻ thua độ mà không có người thắng độ. Số tiền chung độ, dĩ nhiên chẳng đáng vào đâu, sẽ được góp lại làm quĩ ăn chơi cho những ngày cuối tuần. Ban đầu là tṛ vui, chỉ là tṛ vui thôi, nhưng bất chợt t́nh cờ nghe Vân ca cẩm: "Tuần này em thua năm trận rồi!", Khang thấy hơi giật ḿnh. Giang ch́a sổ ra nhắc: "Khang chung độ tối hôm qua đi!", trong khi Vân ngồi bên cạnh nh́n Khang cười cười. Khang vừa móc ví vừa nh́n Vân ḍ hỏi, để nghe Vân giả vờ nạt khẽ: "Nh́n ǵ, chiều nay, chị em của em lại phải nhịn cơm tối rồi." Vân quê ở Quảng Ngăi, vào thành phố đi làm, mang theo em gái vào học đại học cùng ở chung pḥng trọ. 7h30 hoặc có khi hơn một tí, xe đến cổng nhà máy, chở theo những khuôn mặt lơ ngơ v́ ngủ chưa đă giấc. Lại vội vă mang túi xách, tản mát, mỗi người mỗi nơi. Khang vào cabin riêng, bật máy tính kiểm tra email. Lẫn trong một lốc e-mail công việc của sếp, có cả e-mail của Nga. Mới vừa gặp nhau đêm qua, sáng nay đă nhận được e-mail. Bằng cách này hay cách khác, Nga luôn nhắc nhở sự hiện diện của ḿnh trong đời sống của Khang, ở mọi nơi mọi lúc. Như thể nếu Nga không nhắc, Khang sẽ quên mất Nga. E-mail sáng nay của Nga chỉ vỏn vẹn một ḍng: "Chúc anh một ngày làm việc vui vẻ. Em nhớ anh!". Luôn luôn, email hoặc tin nhắc của Nga kết thúc bằng câu: "Em nhớ anh!", đều đặn như một câu nói thủ tục. Khang tặc lưỡi, xóa email của Nga trong máy tính, tự hỏi không biết Nga có thật sự nhớ đến Khang khi viết trong e-mail như vậy. Công việc của Khang, những e-mail, những báo cáo, văn bản luôn làm Khang thấy hụt hơi. Đôi lúc, thêm vào những kiện tụng, tranh chấp của cấp dưới, và những sự cố bất ngờ, Khang mệt mỏi thật sự, mệt đến độ, buổi chiều đi làm về, hôm nào Nga nhắn Khang ghé chở Nga đi đâu đó suốt buổi tối th́ như một thứ nghĩa vụ mà Khang không thể nào tránh được. Riết một hồi, Khang cứ nghĩ việc yêu Nga, sau này cưới Nga và sống đời sống vợ chồng với Nga không biết có phải là một thứ nghĩa vụ của đời sống. Khang vẫn ước ao sau này, khi cưới vợ, ḿnh sẽ cố gắng sống giống như ba sống với mẹ của Khang, và vợ Khang đối với Khang chỉ mong như mẹ đối với ba. Nhưng càng sau này, hiểu biết thêm được một chút, Khang càng thấy giấc mơ của ḿnh thật mong manh, như là một giấc mơ không tưởng. Ngày xưa ba mẹ nghèo, thiếu thốn hơn bây giờ rất nhiều, mà hạnh phúc sao đơn giản quá chừng... 9g15 sáng, sếp nhỏ gọi điện thoại nhắc Khang đi họp. Cuộc họp sáng nay khá quan trọng v́ có hội đàm qua điện thoại với sếp lớn từ Singapore gọi sang. H́nh như là phổ biến vấn đề nào đó quan trọng lắm, nên sếp nhỏ mới đích thân nhấc điện thoại nhắc mọi người tập trung đúng giờ. Lúc mới vào làm, những cuộc hội đàm qua điện thoại là điều Khang sợ nhất, v́ Khang nghe sếp lớn nói tiếng Anh qua điện thoại như vịt nghe sấm, chẳng hiểu mô tê ǵ cả. Tự thấy sao vốn liếng tiếng Anh của ḿnh quá kém cỏi. Dần dần, Khang biết được những khuôn mặt đăm chiêu cùng ngồi dự họp với Khang, không phải ai cũng hiểu được hết những điều sếp lớn nói. Mọi chuyện sau đó đă có sếp nhỏ người Việt phổ biến lại. Quan trọng là tập trung lại cho đông vui khí thế để sau đó, tất cả mọi người đều kư tên vào một mảnh giấy, xác nhận ḿnh có dự họp, và đă được phổ biến. Tờ giấy kư tên đó sẽ được lưu lại, như một bằng chứng đă có tổ chức họp, để sau này có ai kiểm tra th́ có cái mà báo cáo. Giờ nghỉ trưa, cả bọn lại tụ tập nhau ở pḥng uống nước của công ty và tiết mục Trio tám tám tám. Phải gọi vậy cho nó sang trọng, không phải tụ tập nhau để tám những chuyện bậy bạ như thói thường. Rộn rịp pha nước uống, cắt chanh lát thật mỏng rồi chấm với muối tôm Tây Ninh. Chanh th́ công ty mua sẵn để nhân viên uống nước, muối tôm Tây Ninh do anh Hải cung cấp, anh Hải mới cưới vợ là người Tây Ninh, cuối tuần nào cũng về Tây Ninh thăm vợ. Mấy hôm nay có World Cup, tự nhiên mọi người có vẻ xích lại gần nhau hơn. Chuyện cá độ trên xe làm cho mấy cô gái, Vân, Giang và Mỹ, vốn không thích đá banh lắm, bây giờ cũng thức khuya coi đá banh và bàn rôm rả. Nói chuyện đá banh cũng làm cho khuôn mặt của Duy, b́nh thường hay cau có, lúc này cũng đang giăn ra, vui vẻ. Và Khang lại có dịp được đứng gần Mai dễ thương nhất nhà máy, được hít mùi dầu gội đầu ǵ đó rất thơm mà Khang không biết rơ là mùi ǵ ngây ngất từ tóc Mai. Để rồi thấy ḿnh sao mà ba trợn quá chừng, có Nga rồi mà sao vẫn thích Mai. Mai như một giấc mơ mà Khang không với tới được, cũng không có ư định làm vỡ giấc mơ ấy đi... Giờ ăn trưa lẽ ra sẽ rất trọn vẹn nếu như không có một tin nhắn từ số máy quen, số máy Khang không lưu lại nhưng luôn biết đó là số máy của ai. "Anh an trua ngon khong? Em nho anh!". Câu "Em nho anh" như một câu chào, một thứ thủ tục không thể thiếu. Và Khang, không thể không để ư đến tin nhắn ấy, không thể không trả lời. Tin nhắn trả lời lại của Khang cũng là một thứ thủ tục, và máy móc không kém, không biết Nga có nhận ra. Nga có nhận ra điều này không th́ Khang không rơ, nhưng nếu không có tin nhắn trả lời lại của Khang, cả buổi tối thứ sáu này sẽ là một buổi tối Khang mệt mỏi. Mệt mỏi v́ Khang phải trả lời những câu hỏi không biết mệt mỏi của Nga. Buổi chiều ở nhà máy, kể từ sau giờ ăn trưa, thường trôi qua nhanh. Khang nộp sếp hai bản báo cáo cuối tuần, họp cả bộ phận lại, tổng kết, phân công công việc cho những ai đi làm ngoài giờ ngày thứ bảy. Lại kiểm tra e-mail, và trả lời. Nếu không có sự cố ǵ bất ngờ xảy ra vào giờ chót th́ sẽ có một buổi chiều cuối tuần êm ả. Có một lần ngồi trên xe, Mỹ nói: "Mỗi chiều thứ sáu là những phút giây hạnh phúc nhất của đời em. V́ thứ bảy em được nghỉ làm!" Câu nói suy sụp nhuệ khí của Mỹ không ngờ lại nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của mọi người. Khang c̣n nhớ chiều hôm đó sếp nhỏ cũng đột xuất về cùng xe, v́ xe riêng của sếp nhỏ hôm đó đi kiểm định xe định kỳ. Nghe Mỹ nói, sếp nhỏ cũng cười... Gần cuối giờ lên xe về, tự nhiên, Khang nhận được điện thoại của Đức. Có thể coi là một sự cố, một nỗi buồn của ngày cuối tuần hay không, khi Khang nghe Đức tám là Mai đă có người yêu. Người yêu của Mai, cũng không xa lạ ǵ, là gă Duy cau có. Nghe thật không xứng đôi chút nào. Mai xinh xắn lại yêu Duy cau có. Giấc mơ của Khang, giấc mơ mà Khang không dám chạm đến, không dám làm vỡ nó, lại rơi vào tay gă Duy cau có đáng ghét. Tự nhiên, Khang thấy ḿnh càng ghét Duy thêm, dù biết ḿnh vô lư. Mà có ai cần một lư do thật minh bạch cho sự ghét thương của ḿnh đâu. Mái tóc ấy, mùi hương tóc ngan ngát cứ lẩn quất trong đầu Khang như một nỗi buồn mơ hồ... Biết đâu, Mai hạnh phúc... Chuyến xe về thành phố bắt đầu lăn bánh lúc 4h30 chiều, có vẻ thật rộn ràng, v́ là chuyến xe của ngày cuối tuần, lại giữa mùa World Cup. Giang lại cười chúm chím, lấy cuốn sổ ra, tằng hắng giọng, thông báo lịch đá banh World Cup tối nay, rồi kêu gọi mọi người ra kèo, bắt độ. Vân cười như mếu: "Kèo ǵ th́ chắc em cũng phải chuẩn bị tiếp 20.000 để sáng thứ hai nộp Giang". Mỹ cười hiền lành: "Trời ơi, Mỹ cũng thua bằng Vân mà Mỹ đâu có la như Vân". Tạo đề nghị: "Giang tổng kết quỹ đi, chiều nay ḿnh đi nhậu mừng World Cup bước vào ṿng trong!". Khi nghe Giang tuyên bố quĩ ăn chơi được gần 500.000 và mọi người nhốn nháo tán đồng ư kiến của Tạo, Mỹ rên rỉ: "Chắc em không đi được đâu v́ em chưa xin phép ông xă". Mỹ mới lấy chồng được mấy tháng, mấy tháng đầu làm dâu, Mỹ đang muốn lấy điểm với mẹ chồng. Khang cũng không đi được v́ Nga vừa nhắn tin nhắc Khang tối nay, Khang đến chở Nga đi dự sinh nhật bạn Nga, sinh nhật tổ chức to lắm, ở một nhà hàng sang trọng... Khang biết rồi cả buổi tối nay ở bên cạnh Nga, Khang lại phải đóng áo vô thùng, thắt cà vạt trịnh trọng, bắt tay, cụng ly và cười. Kiểu cười căng cứng mỏi nhừ cơ miệng, một thứ thủ tục để làm Nga vui. Đêm về, sẽ là một giấc ngủ vật vờ trên căn pḥng trọ nóng hâm hấp để rồi đúng 5g30 sáng hôm sau lại bật dậy... May mắn làm sao, ngày mai là thứ bảy, Khang không phải đi làm...

(Theo Áo Trắng)



Sưu Tầm


 

 mtbha
 member

 REF: 451119
 05/24/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Paris Sunday 05.24.09

tranhuyhoan

Như Cánh Vạc Bay

Sáng tác: Trịnh Công Sơn.


Sưu Tầm par net


Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh

Gió sẽ mừng v́ tóc em bay
Cho mây hờn ngủ trên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi

Nắng có c̣n hờn ghen môi em
Mưa có c̣n buồn trong mắt em
Từ lúc đưa em về
Là biết xa ngh́n trùng

Suối đón từng bàn chân em qua
Lá hát từ bàn tay thơm tho
Lá khô v́ đợi chờ
Cũng như đời người măi âm u

Nơi em về ngày vui không em
Nơi em về trời xanh không em
Ta nghe từng giọt lệ
Rớt xuống thành hồ nước long lanh



Sưu Tầm


 

 mtbha
 member

 REF: 451134
 05/24/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Paris Sunday 05.24.09
Người đàn bà hát trong mưa
Truyện ngắn của Trần Văn Tuấn


Sưu Tầm par net


Người lạ không thể biết mặt chị. Ngay cả những người cùng làm việc chung trong cơ quan cũng không biết rơ nét mặt của chị. Những khối tṛn lắp ghép là kư hiệu của chị. Người đàn bà đi như trôi, đứng như bóng bên cạnh cái xô và cây chổi là biểu trưng của chị. Người ta bảo, trong đời sống cạnh tranh ngày nay, sự nhận dạng con người như vậy là hợp lư. Kinh tế thị trường là sự biến động không ngừng của các lôgô và các-vi-dít. Là thời của khẩu hiệu: “Hướng tới tương lai”. Khẩu hiệu này không cần phải viết chữ vàng trên nền đỏ hoặc đồng thanh hô to. Điều đó đă thấm vào máu, chạy từ tim tới các đầu ngón chân, ngón tay của mọi người. Không hướng tới tương lai tất nhiên sẽ bị đào thải, bị thất nghiệp, bị văng ra lề đường. Thiên hạ đổ dồn đến các máy tính, các nghề có chuyên môn kỹ thuật cao, các sếp có buy-rô trương bảng hiệu chức vụ và ghế xoay có bánh xe di động.

Trong bối cảnh như vậy, không ai để ư tới chị, một nhân viên tạp vụ chuyên dọn dẹp vệ sinh cũng là lẽ thường t́nh. Vả lại, chị cũng không muốn người ta chú ư tới ḿnh. Cho dù chị luôn cúi gằm mặt, không nh́n trước ngó sau, nh́n ngang nh́n ngửa, nhưng hễ có người đi tới là chị vội dạt sang bên. Tránh người, né người dường như là một phản xạ không điều kiện của chị.

Do công việc, tôi thường hay đến nơi chị làm việc. Một lần từ trong pḥng sếp lớn, tôi vội vă đi ra, thấy một khối h́nh người chợt văng ra, ép sát vào tường. Tưởng chị bị té ngă do nền gạch bông trơn tuột, tôi tới gần ân cần hỏi: - Chị có sao không!
- Không! Không có ǵ...

Những âm thanh trầm tĩnh đến mức lạnh lùng. Đằng sau những âm thanh ấy là thông báo rơ ràng: không cần thiết phải quan tâm chú ư tới tôi. Bất chợt, tôi cảm thấy bồi hồi, xao xuyến. Nơi phát ra những âm sắc tẻ nhạt vô hồn ấy lại là một cái miệng. Nói đúng hơn là đôi môi đàn bà đẹp đến mức hoàn hảo. Một cấu trúc cân đối hài ḥa với những đường nét màu sắc sâu lắng, gợi cảm đến mênh mang, như câu thơ của Nguyễn Du: Buồn trông cửa bể chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa...

Sếp văn pḥng ở cơ quan chị cho biết, chị làm việc ở đây đă lâu. Anh ta nói thêm: lâu lắm rồi, từ hồi tôi c̣n học đại học. Hết thảy mọi người đều có một cách thông tin giống hệt nhau, rằng: “Chị ấy sống khép kín. Chúng tôi tôn trọng đời sống riêng tư. Công việc là trên hết!”. Có lẽ thời đại bùng nổ thông tin đă tạo ra những ô thông tin quy ước chăng?

Chị cười! Nụ cười như mặt gương h́nh cầu. Ai nh́n vô đó đều thấy ḿnh méo mó dị dạng.

Ngày trước, thuở mười chín, hai mươi, nụ cười của chị là chiếc gương phẳng hơi mờ, người ta soi vô thấy ḿnh đẹp hơn. Chị hồn nhiên như cây phi lao ngoài băi biển, như bông mười giờ, gặp gió là reo, đến giờ là nở rộ. Ở đơn vị thanh niên xung phong, chị luôn miệng cười tươi và ca hát. Đang ăn, có ai đó yêu cầu, chị hát ngay, có khi hát một lèo hai, ba bài. Hết thảy cũng v́ người khác. Bất luận việc ǵ, to hay nhỏ, người khác cậy nhờ chị đều tận tâm tận sức, làm đến nơi đến chốn. Hay hát cũng từ tâm ư đó mà ra. Hát quên cả ăn, cả ngủ, bệnh tật và thời gian...

“Bây giờ mẹ cháu chỉ hát trong mưa!”. Người thân nhất bên chị là một cô gái đang học năm thứ hai đại học. Cô gái có dáng vẻ một người mẫu thời trang, cao ráo thanh lịch và rất gợi cảm. Cô gọi chị là mẹ.

“Cháu là con riêng của chồng tôi!”. Chị nói nhanh, vội vă như tiếng xin lỗi của cô hầu bàn nhút nhát lúc nào cũng sợ bị đuổi việc. Cô gái phản ứng gay gắt: Hệ thống thần kinh của mẹ cháu có vấn đề, đôi khi không kiểm soát được lời nói của ḿnh, mong được thông cảm.

Cô khẳng định: Tôi là con ruột! Thiên hạ hay ṭ ṃ. Đấy là một thuộc tính bản năng của con người. Tuy nhiên, ṭ ṃ cũng hướng tới tương lai. Người ta mơ ước được nổi tiếng nên cũng hướng sự ṭ ṃ tới các nhân vật nổi tiếng. Người ta có thể bỏ tiền ra mua một tờ báo đăng tin ca sĩ này bỏ chồng, nghệ sĩ kia lấy vợ để thỏa măn ṭ ṃ, nhưng không thể kiên nhẫn thêm hai, ba phút để t́m hiểu lắng nghe chuyện éo le, nhức nhối của mẹ con chị. Cũng giống như cây me ở đường phố nọ đă chết khô, chết đứng từ lâu vẫn không thấy ai tới hỏi thăm... Buồn thay!

Chị sống trong một chung cư, thuộc thế giới những người ăn lương Nhà nước. Căn hộ tràn ngập sự hiện diện của cô con gái, từ toa lét tới pḥng khách. Một cuộc sống khá giả, đầy đủ tiện nghi.
Cô gái nói: “Cháu không hiểu, không thể hiểu được mẹ cháu nữa!”.

Đêm! Chị quét dọn các lối đi và toàn bộ khuôn viên, đường ngang ngơ tắt của chung cư. Người ta bảo, việc đó chị làm tự nguyện từ lâu lắm rồi. Hai năm gần đây, các hộ trong chung cư tự nguyện góp tiền ủng hộ chị. Mỗi tháng cũng thu nhập thêm được ba bốn trăm ngàn. Khi trời đẹp, trăng sáng, người đi lại nhộn nhịp, chị nép ở bên tẩn mẩn nhặt từng chiếc lá khô c̣n sót lại. Khi trời mưa, lạnh lẽo vắng vẻ, chị hát. Mưa nhỏ, hát thầm. Mưa lớn hát to hơn.
“Nắng tỏa chiều nay, chiều tỏa nắng...”
“Từng đôi chim bay đi, tiếng ca rộn ràng...”.

Là những Bài ca hy vọng, Xa khơi... Bài hát “tủ” của chị ở thời thanh niên xung phong. Con gái chị bảo: “Cũng bởi cháu nghe lén, gắng sức mà nghe mới biết...”.
Chị thản nhiên nói: “Có ǵ lạ đâu!”

Có nhiều kiểu cắt nghĩa, có nhiều cách lư giải. Có một dạo chị định hát để kiếm tiền. Sân khấu như băi biển vắng vẻ. Người xem như sóng triều dâng. Chị hát cho ḿnh. Ông bầu kéo chị xuống, lạnh lẽo bảo: “Chị không thể hát được, về đi thôi!”.

Người ta nói cho chị biết khán giả la ó rầm trời. Chị không buồn phiền, đau khổ. Ở các buổi biểu diễn văn nghệ cuối năm hoặc các dịp tết lễ quan trọng, cơ quan tổ chức liên hoan chị đều xung phong hát để góp vui.

Nhiệt t́nh của chị bị ngăn lại bởi những cánh tay đàn ông sang trọng, lịch lăm được bày ra sáng chói ở màu sắc của chiếc đồng hồ đắt tiền hoặc măng sét cài tay áo: “Chị đừng hát nữa, phiền lắm!”.

Chị ngạc nhiên, hỏi lại: “Là cớ làm sao! Tôi chỉ muốn mọi người vui thôi mà”.

Ai đó đă bặm trợn thô bạo nói với chị: “Vui sao nổi. Người xấu hoắc, hát những bài cũ x́”.
Chị lặng đi! Cổ và vai cứng ngắc. Chân tê dại như hóa đá. Người ta phải đè chị xuống để cạo gió. Cạo từ chân lên tới gáy. Sự thật quả phũ phàng. Chị lớ ngớ hỏi: “Chỉ v́ tôi xấu và bài hát cũ thôi sao?”.
Không có ai giải thích thêm!

Công việc của chị càng ngày càng lùi sâu vào chỗ vắng người. Đang làm văn thư hành chính, chị được giao công việc đánh máy chữ chuyên nghiệp. Tổ đánh máy ở nơi kín đáo, yên tĩnh. Người ta gọi đó là hậu cung của cơ quan. Chị đánh máy giỏi vào bậc nhất, thuộc loại đánh gỡ bản thảo. Mười đầu ngón tay múa trên các phím chữ. Một ngh́n chữ chị chỉ đánh trong ṿng mười phút...

Đến thời máy vi tính, chị được đi học bốn ngày và được đưa ra pḥng máy lạnh làm việc. Có nhiều văn bản phải xử lư ngay, không thông qua trung gian. Thủ trưởng trực tiếp làm việc với bộ phận văn thư - vi tính. Được nửa năm, tổ chức gọi chị lên, bảo chị chuyển công tác. Cái máy vi tính của chị được giao lại cho một cô gái tuổi chưa tới hai nhăm, quanh năm mặc đồ hở nách và hở đùi. Chị đ̣i hỏi phải được giải thích. Người ta nói rất chung chung, rằng công việc vi tính không phù hợp, chỉ có việc tạp vụ văn pḥng mới phù hợp với chị...

“Tại sao?”. Chị nài nỉ.

“Là thế chứ c̣n sao!”. Hết thảy đều nhă nhặn ôn tồn và lịch sự...

Lại một ai đó hét vào tai chị: “Làm ơn soi kiếng lại giùm. Bà xấu như vậy, làm sao phù hợp với sếp”.
Chị bật lùi trở lại ép sát vô tường.

Không phải là sợ hăi, chỉ là sự kinh ngạc. Người ta tưởng chị bị trượt chân. Gạch bông mới lát, lớp men trơn láng dễ bị té ngă lắm. Đă có không ít quư cô, quư bà do muốn nổi dáng cặp mông, nổi duyên bộ ngực trong mỗi bước đi đă bị đo ván ở hành lang này.

“Không sao chứ, làm việc đi!”.

Nhiều lời phát đi, theo mẫu thông tin an ủi có sẵn. Chị câm nín và tránh né mọi người.

“Mẹ cháu đâu có xấu đến mức như vậy!” - Cô gái giận dữ, rít lên.

Chị lại nói: “Có ǵ lạ đâu!”.

Bữa ăn của hai mẹ con luôn kéo dài v́ những câu chuyện không đầu không cuối của cô con gái.
- Bạn con nói có phim Hồng Kông mới ra, bộ “Sư tử Hà Đông” hay lắm mẹ ạ... Cười suốt! Tức cười nhất là đoạn...

- Có ǵ lạ đâu...

Cô gái muốn làm cho mẹ vui, muốn kéo mẹ trở lại với cuộc sống thực tại. Cô bảo: “Mẹ cháu là người cơi trên rồi...”.

Chị mỉm cười vu vơ. Khi không có ai ở bên. Nụ cười như một mảnh trăng khuyết giữa trời cao xanh thăm thẳm. Cô gái nói: “Mẹ hát đấy!”.

Chị bảo: “Vui mới hát, nhớ mới hát. Lời hát từ miệng mà ra. Có khi đi ra, có lúc đi vào”.

Chị hát! Để thiên hạ vui. Thiên hạ không thích th́ hát để cho ḿnh vui. Người ta không thể sống nếu không có niềm vui sống. Mơ ước để vui. Nhớ lại cũng để vui. Có thể xem như một chân lư.

Thời con gái, chị mơ ước trở thành một ca sĩ. Niềm mơ, nỗi ước lúc nào cũng đầy ắp, tràn trề. “Hoàng tử Bạch Mă” trong ḷng chị là một nhạc sĩ tài năng có mái tóc dày gợn sóng và chiếc kính cận nặng từ 2 đi ốp trở lên...

Mẹ chị, một người đàn bà cô đơn sầu muộn từ đầu tới chân. Từ quê trôi dạt lên thành phố kiếm sống, cái khối thịt xương kềnh càng thô nhám của bà là cái túi chất đầy những đau khổ, chua xót. Bà phải bỏ tiền ra thuê người ta âu yếm để có một đứa con. Bà mong có con trai. Trời vẫn không thương xót. Chị ra đời trong một đêm mưa giông giật giă và lạnh lẽo, bên ḍng kênh lềnh bềnh rác rưởi.

Đêm mưa nào bà cũng lẩm bẩm, rền rẫm: Xin trời Phật hăy phù hộ cho con gái tôi... Chị hát cho mẹ nghe. Bà khóc, không có nước mắt. Những ngày trên giường bệnh, bà khắc khoải chờ mong con gái bà có được một người bạn đời - xấu đẹp, già trẻ ǵ cũng được, miễn là người đó yêu thương con, là chồng của con - tiếng của bà nghe rạo rực như thủy tinh vỡ vụn dưới gót giày đàn ông.

- Mẹ đừng lo, con vui mà, con hạnh phúc lắm... - Chị gào lên, rồi th́ thầm! Nụ cười như chiếc gương lồi từ đó.

Có một người nhào tới, áp sát thân ḿnh, che đi nụ cười đó. Anh ấy cùng đơn vị thanh niên xung phong với chị, một người đẹp trai, biết sáng tác nhạc, làm thơ. Chỉ c̣n thiếu cái kính cận và những bản nhạc hay. Chị mơ mộng nói thầm: - Nếu cháy hết, cháy đến tận cùng chắc sẽ tỏa sáng...
Anh hỏi: - Cháy cái ǵ?

Chị quay mặt về phía trái, không phải để che giấu nỗi niềm; là lắng nghe sự chuyển động của thế giới. Phải, từng nốt nhạc, từng câu hát của anh đều có cánh, đều bay lên dập dờn mềm mại như đàn bướm đủ màu sắc. Nhưng đó chưa phải là một bản nhạc hay - “Em có thể giúp ǵ cho anh sáng tác”. Tiếng nói như tiếng chim non đ̣i ăn. Người nhạc sĩ nghiệp dư chuyên vẽ tranh cổ động và khẩu hiệu ở pḥng văn hóa thông tin mạnh mẽ tuyên bố:

- Anh xin được cưới em làm vợ...

Trên giường bệnh, mẹ chị vùng đứng lên, như người khỏe mạnh sau cơn ngủ đẫy giấc: - Nhận lời đi con. Hăy tổ chức cưới ngay...

Chị gục đầu xuống ngực. Ai đó đă kéo chị đến nơi đăng kư kết hôn.

Bao năm nay, những bài hát do anh viết ra, chị là người hát đầu tiên. Chưa lần nào chị cảm thấy xúc động. Chị hát như người thợ cơ khí. Ráng sức g̣, hàn làm cho các âm tiết dính sát vào nhau. Lần nào hát xong chị cũng nói, giọng lạc đi v́ sợ hăi: - Vẫn c̣n thiếu một cái ǵ đó. Chị sợ anh buồn!

Anh luôn đam mê âm nhạc. Với anh, những nốt nhạc hay là tất cả.

- Anh biết, anh sẽ t́m được cái thiếu ấy...

Chị khắc khoải mong chờ, hy vọng một bài hát không c̣n thiếu cái mà chị cảm thấy thiếu. Chị đâu có chờ đợi cuộc hôn nhân với anh...

Đám cưới được tổ chức đơn giản. Một bữa tiệc trà cho mười người. Hai ngày sau, mẹ chị thanh thản nhắm mắt qua đời. Đám tang mẹ chị được tổ chức chu đáo. Lối xóm khen chị chọn được người chồng tốt, vừa đẹp trai vừa hiếu thảo với mẹ vợ. Một tối, trời chuyển mưa, chị khẽ khàng bảo: “Anh có thể đi được rồi...”. Chị biết rất rơ, anh đến với chị v́ nghĩa cử, v́ niềm vui trước lúc qua đời của người mẹ. Anh hôn nhẹ lên má chị. Chỉ có thế! Đêm đó trời mưa rả rích. Người ra đi không hề từ biệt. Người ở lại không nói câu tiễn đưa. Tất cả chỉ diễn ra im lặng, như hai cái bóng của người. Trong chị vẫn rỗng không. Anh không muốn để lại bất kỳ một thứ ǵ. Tất cả đều được trôi đi và được rửa sạch bằng xà bông. Anh ch́m trong mưa và bóng tối.

Chị hát trong mưa từ đó!
“Từng đôi chim bay đi... xao xuyến gió mùa xuân...”

Tiếng hát của chị nḥe nhoẹt trong tiếng mưa. Không một ai nghe thấy tiếng hát của chị. Sáng hôm sau, chị t́m đến cô nhi viện, xin một đứa bé gái năm tuổi về nuôi.

Chị nói với Tổ chức cơ quan: “Nó là con riêng của chồng tôi. Anh ấy để lại cho tôi nuôi!”.

Cô gái khóc nức nở: “Sao mẹ lại nghĩ như vậy. Con luôn là con ruột của mẹ mà...”.

Chị nói nhỏ. Những tiếng sóng xa xôi: “Ông ấy là chồng của mẹ”. Cũng năm đó, một vụ cháy nhà hàng xóm lan sang thiêu rụi luôn căn nhà bé nhỏ ọp ẹp của chị. Chị được cơ quan cấp cho một căn hộ ở chung cư. Ở đó, cửa mở ra, đóng vào nhanh như mở tắt tivi. Người ta tôn trọng giấc ngủ trưa, giữ ǵn sự yên lặng và sạch sẽ ở trước cửa nhà ḿnh như tôn trọng pháp luật. Thế nên rác chất đống ở các góc hành lang, nơi không thuộc địa giới của nhà nào. Rác lên cao rồi đổ xuống, thành từng g̣, từng đống, tràn ra lấn sâu vào lối đi. Vẫn không có ai lên tiếng. Chị mất một tuần lễ dọn dẹp, chuyển rác xuống lề đường. Chung cư sạch sẽ. Người ta khen chị: “Người tốt hiếm thấy!”. Sếp lớn nhất của cơ quan khẳng định: “Chị là một nhân viên tận tụy với công việc”. Anh ta c̣n trẻ, tuổi ngoài bốn mươi, lúc nào cũng tất bật, tả xung hữu đột với các cú điện thoại. Một cuộc phá vây kéo dài liên miên. “Cuối năm tôi sẽ tăng lương cho chị ấy!”. Anh ta khóa máy điện thoại di động, nhảy vọt xuống cầu thang. Chị c̣n nhanh hơn, dạt sang bên kia hành lang, ép sát vào tường.

Chị nói nhỏ: “Có ǵ lạ đâu...”.

Trời lại mưa! Có những cơn mưa ngắn ngủn, rời rạc, như bài thơ “Con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đấy, con cóc ngồi đấy, con cóc nhảy đi...”.

Dầu vậy, chị vẫn hát:
“Từng đôi chim bay đi tiếng ca rộn ràng...”

Có mấy người nghe thấy lời hát của chị?

Cô gái bảo: “Mẹ cháu vẫn chờ đợi bài hát của người ấy mang về. Đă mười sáu năm trôi qua...”




Sưu Tầm


 

 mtbha
 member

 REF: 455716
 06/13/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Những câu chuyện ngắn, của nhiều tác giả, mà tôi đă đọc được
tôi post vào đây, để khi nào rănh lại đọc lại nưaẽ, có đâu biết chừng
------------


Chưa Trọn Đường Bay


Nửa đường chim găy cánh bay.
Ngước lên chắc nhớ trời mây ngậm ngùi!




Hắn mệt mỏi dẫn chiếc Dream Trung Quốc cà tàng vào con hẻm nhỏ. Ngọn đèn điện trên cao ngoài đầu ngỏ hắt hiu soi bóng dáng thiểu nảo của hắn đổ xuống thành một vệt đen cụt ngủn méo mó trên con hẻm tráng xi măng chật hẹp dẫn vào nhà. Giờ này chắc cũng đă hơn 10 giờ tối. Chiếc xe mắc dịch này hôm nay giở chứng cứ tắt máy hoài! Hắn chán nản nghĩ thầm:" Chiếc xe rệu rạo quá, ngày mai lại phải tốn tiền sửa nữa rồi! Đúng là nghèo mà c̣n mắc eo!". Sau một chặng dài dẫn bộ chiếc xe về nhà, hắn quá mệt nên không cảm thấy đói bụng dù từ trưa đến giờ chưa ăn uống ǵ cả. Chưa bao giờ hắn nản chí như hôm nay. Những cay đắng nhọc nhằn của thời gian tù đày trước đây, cũng như t́nh trạng không được chấp nhận đơn trong chương tŕnh định cư nhân đạo HO chỉ v́ thời gian tù tội của hắn chưa đủ 3 năm cộng với những khó khăn kinh tế trong việc mưu sinh hằng ngày cũng vẫn chưa làm hắn buồn chán, thất vọng bằng lần này!

Mấy hôm nay, tin tức ông NCK trở về VN với ư định môi giới đầu tư vào những khu vui chơi giải trí, đă có những lời ve văn với nhà nước hiện tại làm cho hắn choáng váng. Thoạt đầu hắn không tin, chỉ nghĩ là báo chí nhà nước tuyên truyền chứ làm sao mà một người như ông NCK lại trở về và mở miệng ra với những câu hèn mạt như thế. Nhưng những nghi ngờ của hắn đă mau chóng được xác nhận qua h́nh ảnh trên tivi, báo chí… ngày hôm nay, hắn đă nh́n thấy h́nh ảnh cũng như đọc qua báo chí buổi phỏng vấn của vị đă từng là Tư Lệnh một quân chủng kiêu hùng trong QLVNCH và cựu lănh đạo cả nước… Chính sự việc này là điều đă làm cho hắn bực bội, chán nản đến cùng cực.

Kể từ khi miền Nam VN rơi vào tay giặc, kể làm sao cho xiết những khổ đau, khó khăn của dân chúng cả nước, cũng như những người bị kẹt lại như hắn. Biết bao chiến hữu khác c̣n bị đày đọa trong các trại tập trung xa xôi mà không ít người đă bỏ ḿnh v́ đói khát bệnh tật hoặc sau bao năm bị đày ải, trở về gia đ́nh với hai bàn tay trắng và một gia đ́nh tan vỡ. Ai sẽ là người trả lại sự công bằng cho hàng trăm ngàn gia đ́nh bị ngược đải chỉ v́ có chồng, có con, có cha… là thành phần của chế độ trước? Nỗi đau đớn mất mát này có ai thấu hiểu và chia xẻ được với họ? Có ai biết được giờ đây, mỗi ngày trên khắp mọi miền đất nước, có bao nhiêu người phải làm quần quật từ sáng đến chiều tối chỉ để mong mang về được vài lon gạo cho mấy đứa con đang chờ đợi với cơn đói rả ruột ở nhà! Niềm hạnh phúc đơn giản và thực tế nhất của họ bây giờ là hy vọng mỗi ngày có được cho gia đ́nh hai bữa đủ no. Hắn đă là một trong số hàng triệu người dân kể trên, từng trăi qua những ngày tháng như vậy rồi. Hắn vẫn chịu đựng. Cũng như bao người dân khác vẫn chịu đựng từng ngày. Chịu đựng chỉ v́ ư thức được rằng đây là chuyện tai trời ách nước. Mọi người đành phải âm thầm chịu chung một kiếp nạn, mong mơi ngày mai đất nước sẽ thay đổi và chế độ tàn bạo của CS sẽ phải cáo chung, mọi việc rồi sẽ tươi sáng hơn. Riêng đối với hàng lănh đạo và các chức sắc cao cấp trước đây đă từng hô hào sát cánh với anh em chiến hữu cho tới giờ phút cuối cùng ngày hôm trước, hôm sau đă bỏ trốn mất ra nước ngoài… hắn cũng vẫn nghĩ với t́nh h́nh đất nước vào những giờ phút chót đó đă không c̣n ǵ cứu văn được nữa. Thôi th́ các vị đó có ở lại cũng chỉ bị bắt bớ, tù đày mà thôi… cho nên hắn không oán trách các tướng lănh và những vị lănh đạo quốc gia đă tháo chạy dù hành động bỏ quân sĩ bỏ nước tháo chạy như vậy thật chẳng vinh quang chút nào!

Tuy nhiên với hành động trở về và những lời vung vít bố la bố lếu của ông NCK lần này hắn không thể nào chấp nhận và tha thứ được. Điều này mang lại cho hắn cái cảm giác bị phản bội, bị chiến hữu đồng đội bỏ rơi và hắn thấy đau đớn với cái cảm giác đó lắm. Một nỗi thất vọng ê chề bỗng dâng lên trong ḷng không ǵ kềm hăm nỗi làm cho hắn chua xót vô cùng. Hành động lần này của ông NCK quả thật quá sức hèn hạ. Đau đớn thay đó lại là một vị đă từng lănh đạo Quốc Gia và từng là tướng Tư Lệnh của binh chủng mà hắn đă phục vụ. Một tướng lănh với những lời ăn nói bạt mạng có vẻ cao bồi trước đây đă làm mọi người tưởng rằng ông ta là một người gan góc cùng ḿnh. Nhưng té ra đó chỉ là một tên cao bồi dỡm, chưa rút súng bắn địch thủ phát nào đă bỏ chạy trối chết!! Thế mà nay lại vác mặt về làm tṛ hề cho thiên hạ. Thiệt hết ư kiến luôn!

Đầu óc trống rỗng và thân xác mệt mỏi sau một ngày vất vả bên ngoài, hắn dựng xe vào nhà, rữa ráy qua loa rồi ra phía nhà trước ngồi phệt xuống chiếc ghế đẩu nhỏ. Ḷng cảm thấy an ủi khi nh́n chiếc lồng bàn đậy thức ăn vợ đă bày sẵn để dành trên bàn những khi hắn về trể. Hắn thầm cám ơn người vợ hiền, nhưng chẳng c̣n ḷng dạ nào nghĩ đến ăn uống nữa. Không muốn làm kinh động đến giấc ngủ của vợ con và những câu hỏi lo lắng khi nh́n thấy gương mặt buồn bă của ḿnh hôm nay. Hắn cẩn thận nh́n vào trong để chắc chắn vợ và hai con nhỏ đang ngủ yên, xong quay lại ngồi yên lặng một ḿnh. Vói tay lên chiếc kệ nhỏ nơi để những vật dụng lặt vặt, hắn lấy xuống một cái hộp gỗ cũ. Mở hộp ra lấy hết những món linh tinh ra… bên dưới c̣n có một ngăn nữa mà nếu không biết th́ cứ ngỡ đó là cái đáy hộp. Hắn mở luôn nắp ngăn dưới lấy ra một vật lên ngắm nghía hoài. Qua ánh đèn neon, đôi mắt hắn có vẻ tŕu mến và dịu lại khi nh́n thấy vật đó. Lấy tay xoa nhẹ lên bề mặt của món vật một cách trân quư, ngắm nghía một lúc, hắn cẩn thận đặt lại vật đó dưới ngăn thứ hai của hộp gổ, đậy nắp lại và bỏ tất cả những vật linh tinh trở vào hộp. Nh́n lại hộp gổ một lần chót, hắn hài ḷng đặt nó vào chổ cũ trên kệ. Ḷng thanh thản lại đôi chút, hắn tự nhủ phải dẹp bỏ hết tất cả mọi suy nghĩ buồn phiền, chuẩn bị đi ngủ dưỡng sức cho một ngày mai vất vả khác đang chờ đón.


******

Từ khi đi tù cải tạo về, như những bạn tù đồng cảnh ngộ, hắn gặp biết bao khó khăn trong cuộc sống. Sau nhiều dự tính vượt biên thất bại. Tiền bạc hết sạch, kiếm việc làm ở thành phố không được, hắn đành phải cùng vợ rời thành phố Saigon thâu yêu, lên làm rẩy ở Long Khánh sinh sống. Công việc nương rẩy nặng nhọc nhưng mang lại thu hoạch không đủ đâu vào đâu, khi thu hoạch về lại bị nhà nước thu mua với giá chính thức, nên những buổi ăn hằng ngày vợ chồng hắn thường xuyên phải độn thêm bắp khoai mới có thể đắp đổi qua ngày. Nhưng trời h́nh như chưa chịu buông tha cho số phận hắn. Sau một cơn bạo bệnh, người vợ yêu dấu đă vĩnh viễn ra đi để lại hắn một ḿnh gậm nhấm nỗi buồn và ḷng nhớ thương khôn cùng. C̣n lại một ḿnh, hắn quyết định về lại Saigon. Buổi đầu thật vất vả, hắn mướn một gian nhỏ ngăn đôi với chủ nhà trong một xóm lao động. Chẳng biết làm ǵ hơn ngoài việc gom góp tiền bạc dành dụm được mỗi ngày ra đứng ở các chợ trời mua đi bán lại những đồ cũ sang tay. Cuộc sống cơm hàng cháo chợ cũng không yên với đám công an, cứ bị đuổi lên đuổi xuống hoài, đôi khi c̣n bị tịch thu mất cả hàng! Nhưng không buôn bán chợ trời th́ hắn c̣n có thể làm ǵ hơn? Đi xin việc làm ở khắp nơi cũng không ai mướn. Thậm chí những công việc tay chân nặng nhọc, người ta cũng chỉ mướn hắn làm tạm thời trong một tḥi gian ngắn nào đó thôi, nên rốt cuộc ngó qua ngó lại người ta cũng vẫn thấy hắn xuất hiện ở các chợ trời như là một cơ hội bám víu cuối cùng.

Chưa bao giờ đất nước lại phung phí nhân tài đến như thế. Biết bao nhiêu giáo sư, bác sĩ, kỹ sư và những thành phần trí thức khác phải chạy rong trên đường hàng ngày vật lộn với hai bữa ăn, bỏ quên hết nghiệp vụ chuyện môn của ḿnh v́ không ai trọng dụng đến! Đất nước giờ đây h́nh như chỉ cần tay chân, chứ không cần đầu óc. Trí thức chỉ là sản phẩm của tiểu tư sản! Giai cấp công nông mới là thành phần nồng cốt của đất nước. Người Cộng Sản nói như vậy! Cho nên những thành phần trí thức trước đây sử dụng trí óc cống hiến cho xă hội, th́ nay phải biết tập tành những công việc chân tay để hiểu rơ lao động vinh quang như thế nào!! Nếu không th́ chỉ là thành phần ăn bám xă hội! Một đất nước mà tŕnh độ dân trí cao đến nỗi giáo sư Đại Học cũng đi đạp xích lô. Bác sĩ đi bán thuốc tây "chui", kỹ sư đi bán hàng rong… c̣n cái thứ cà tàng hai ba chứng chỉ đại học như hắn ra đứng chợ trời rao bán trao tay những món đồ cũ để mưu cầu hai bữa cơm qua ngày th́ kể làm ǵ? Nếu đếm cũng không biết phải đếm sao cho hết. Chắc rằng không c̣n quốc gia nào trên thế giới có được tŕnh độ dân trí cao như VN lúc bấy giờ! Bất cứ ai nghĩ tới điều này cũng không khỏi bật cười chua chát! Đúng là không c̣n ǵ khôi hài hơn. Thỉnh thoảng t́nh cờ hắn gặp lại những người quen biết cũ trước đây là những vị tiếng tăm… này nọ. Cả hai chỉ biết ngậm ngùi chào hỏi năm ba câu trong thoáng chốc rồi ai nấy lại xuôi ngược với công việc mưu sinh bất đắc dĩ.

Tuy thế việc buôn bán ở chợ trời cuối cùng cũng không kéo dài được măi. Chính quyền địa phương càng ngày càng thẳng tay dẹp hết những khu chợ trời và buộc tất cả phải vào khuôn khổ. Ai c̣n chút đỉnh vốn liếng th́ có thể sang lại một sạp hàng nào đó tiếp tục buôn bán sinh sống dưới sự kiểm soát của nhà nước. C̣n không vốn liếng th́ đi kiếm việc khác làm chứ không c̣n đứng rong kiếm sống như trước được nữa. Hắn là một trong số những người “vô sản” nên dĩ nhiên phải tự t́m cách khác để mưu sinh. Từ việc điền dùm một lá đơn, dịch một bản tiếng Anh…. cho đến làm thuê làm mướn những việc tay chân nặng nhọc… hắn nhận làm tuốt luốt. May mắn thay, những nổi trôi cuộc đời đă đưa đẩy hắn gặp và lập gia đ́nh lần nữa với một người đàn bà trẻ thật ḷng yêu thương hắn. Nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ vợ, hai vợ chồng đă sang được một căn nhà nhỏ trong một con hẻm ở quận B́nh Thạnh, đồng thời bày ra bán cà phê b́nh dân ngay phía trước nhà cha mẹ vợ cũng ở gần đó. Cuộc sống mới xét ra đă đỡ hơn trước, dù phải thức khuya dậy sớm nhưng giờ đây hắn cũng an phận với thu nhập khiêm tốn từ việc bán cà phê và lấy hạnh phúc gia đ́nh cùng vợ và hai con làm niềm an ủi.

Tuy nhiên hắn vẫn chưa yên thân được với phường khóm địa phương v́ vẫn chưa có "hộ khẩu thường trú"! Công an khu vực cứ hạch sách, răn đe hoài về việc này. Thỉnh thoảng hắn phải nhín chút tiền mời công an khu vực, khi th́ một bữa bia hơi, khi th́ một gói thuốc thơm có "cán" để được yên thân. C̣n những chầu cà phê lặt vặt th́ khỏi nói. Hể khi nào mấy tên này vào chổ hắn bán uống cà phê th́ dĩ nhiên khỏi có vụ tính tiền. Bước ra khỏi quán c̣n có thuốc thơm ph́ phà trên môi nữa. Nhưng làm sao bây giờ? Cả một đất nước đâu đâu cũng thế, đám công an này c̣n ăn hối lộ th́ cũng c̣n kẽ hở để cho hắn yên thân, đành phải chấp nhận thế thôi.

Nói về cái chế độ hộ khẩu hà khắc này th́ thật không ǵ diễn tả cho hết được. Nhà nước Cộng sản áp đặt ra chế độ hộ khẩu với mục đích kiểm soát người dân và sự đi lại. Đồng thời dùng hộ khẩu để phân phối thực phẩm như một phương thức kiểm soát luôn bao tử người dân. Mỗi tháng, mỗi một đầu người trong hộ khẩu chỉ được phân phối một số lượng nhu yếu phẩm nhất định. Do thế, không ai được quyền di chuyển ra khỏi nơi ḿnh cư trú mà không có giấy tờ hợp lệ, v́ khi đi đến nơi mới không có hộ khẩu th́ sẽ không được phân phối thực phẩm, đó là chưa kể đến bị phạt vạ, bắt bớ… nếu bị bắt gặp ở "lậu" không có giấy tờ hợp lệ! Trên đất nước của ḿnh mà người dân đi đâu, ở đâu bao lâu… cũng đều phải khai báo… ngay cả chỉ đến nhà bà con chơi ở lại qua đêm cũng đều phải khai báo phường khóm nếu không muốn bị rắc rối… như vậy mà nhà nước cứ luôn miệng rêu rao, tuyên bố đất nước này là của người dân, do dân làm chủ… Đúng là khôi hài hết chổ nói!

Tuy thế chế độ hộ khẩu này càng ngày càng tỏ ra bất lực, v́ đă không thể khống chế nỗi người dân khi họ đói. Từ khắp các nơi ở miền Bắc, miền Trung dân chúng đói khổ kéo về các thành phố lớn t́m cách sinh sống. Mặc cho chế độ hộ khẩu ràng buộc cấm đoán, dân chúng không c̣n sợ nữa. Hợp pháp hay bất hợp pháp, dân chúng không quan tâm nữa. Họ vẫn cứ đi t́m những nơi khả dĩ c̣n có thể buôn bán, làm thuê làm mướn sinh sống qua ngày được, hơn là nằm chờ nhà nước phân phối cho một số lượng nhu yếu phẩm mỗi tháng, mà thật ra chẳng thấm đâu vào đâu! T́nh trạng "di dân lậu" này khiến cho mật độ dân số ở những thành phố lớn trở thành con số đông khủng khiếp, nhất là tại thành phố Saigon. Xă hội ngày càng loạn hơn. Nhà nước Cộng Sản không thể kiểm soát nỗi số người "ở lậu" ngày càng đông đảo như vậy, nên cuối cùng buộc phải hợp thức hoá theo một tiêu chuẩn nào đó, cho những người "ở lậu" nhập hộ khẩu mới để dễ bề kiểm soát. Chính nhờ thế, sau mấy năm nằm ĺ sống bám vào thành phố, hắn cũng được hợp thức hoá cho nhập vào hộ khẩu trở lại. Mỗi khi nghĩ tới chuyện này, hắn không khỏi bật cười.

Chổ ở và việc sinh sống nay tạm ổn qua ngày, tuy nhiên nỗi buồn và bất đắc chí không thể nào vơi được trong ḷng hắn khi hàng ngày vẫn c̣n nh́n thấy đồng bào chung quanh chịu nhiều khó khăn, bất công cũng như chính bản thân của hắn phải "giả dại qua ải" sống âm thầm qua ngày như thế. Biết làm sao hơn? Kể từ tháng Tư đen những người lính Không Quân như hắn đă không c̣n cơ hội chiến đấu… giống như một con chim bị găy đôi cánh, chỉ c̣n biết nh́n lên bầu trời cao, gậm nhấm nỗi buồn một ḿnh trong sự đau đớn, tủi nhục mà thôi.


******


- "Xin lổi, anh có phải là Thái không?"

Hắn ngước lên nh́n. Người hỏi hắn là một người đàn ông khoảng 55, 56 tuổi đang đứng trước cái quầy nhỏ nơi hắn bày mấy gói thuốc lá bán lẻ nối tiếp với cái bàn nhỏ để đồ cần thiết pha chế cà phê. Chỉ mất mấy giây bỡ ngỡ ban đầu, hắn nhận ngay ra người đối diện bên ngoài quầy thuốc lá, nhưng vẫn dè dặt hỏi:

- "Dạ phải. Chào anh. Anh là ai? Sao biết tên tôi?"

- "Trời đất. Đúng là anh Thái rồi! Tôi là Hùng. Trước ở cùng phi đoàn với anh đây. Anh không nhớ sao?" -Người đàn ông lộ vẻ vui mừng.

Hắn đứng lên, cẩn thận nh́n ra bên ngoài. Mấy năm tù cải tạo và môi trường sống hiện tại tạo cho hắn cái phản ứng tự nhiên như thế mỗi khi có chuyện ǵ dính líu tới quá khứ. Không thấy ǵ khả nghi cả, mọi người bên ngoài đi qua lại b́nh thường, c̣n trong quán chỉ có hai thanh niên trẻ quen ở cửa hàng bên cạnh hay qua uống cà phê tán dóc khi rỗi rảnh. Giờ này cũng gần trưa rồi, khách không nhiều. Không ai thèm chú ư tới gian hàng nghèo nàn của hắn cả. Lúc đó hắn mới yên tâm nh́n người đối diện:

- "Tôi nhận ra anh rồi. Hùng "Tân Thời" nổi tiếng ở phi trường Phan Rang đó phải không?"

- "Đúng rồi! Hùng "Tân Thời" đây" - Người đàn ông khoái trá xác nhận với nụ cười rạng rỡ trên môi – "Anh vẫn c̣n nhớ đến biệt danh của tôi là tôi vui rồi? Anh bán cà phê ở đây hả? Tôi t́nh cờ đi ngang qua, nảy giờ nh́n thấy anh ngờ ngợ mà không dám hỏi. Trời ơi. Không ngờ gặp lại được Thái "Khủng Long" ở đây. Chừng nào anh có thể rảnh, ḿnh kiếm chổ khác nói chuyện được không? Nếu anh không bận, tôi muốn mời anh làm lai rai chút đỉnh mừng ngày gặp gỡ hôm nay. Lâu quá rồi c̣n ǵ!"

Hắn dè dặt nh́n người đối diện, nghĩ thầm trong bụng: "Đúng là Hùng "Tân Thời" rồi. Cái thằng này lúc nào cũng lên đồ láng cón chả trách ngày xưa anh em trong phi đoàn gán cho nó cái biệt hiệu này." - Đă bao nhiêu năm qua nhưng hắn vẫn nhận ra ngay.- "Tuy nhiên, nh́n nó bây giờ sao sang trọng quá, chắc là ở nước ngoài về." Một nỗi mặc cảm vô h́nh bỗng dưng dâng lên trong ḷng. Làm sao mà hắn có thể quên được người bạn đang đứng trước mặt hắn chứ. Trong đơn vị ngày xưa hai đứa nổi tiếng là hai thằng ĺ lợm nhất. Hùng "Tân Thời" là một anh chàng điệu lắm. Tối ngày cứ quần áo, chải chuốt… bởi vậy nó là thằng đắt đào có tiếng ở đơn vị. Mới hôm qua thấy chở một cô thật đẹp, qua hôm sau lại thấy đi với một cô khác xinh xắn không kém. Hai người là bạn khá thân, đi chơi cũng lắm mà chiến đấu cũng rất gan ĺ. Phi vụ nào hóc búa nhất giao cho hai đứa cũng đều hoàn thành cả. Nhưng cái gan ĺ của Hùng "Tân Thời" cũng c̣n phải nể hắn một bước. Nhiều mục tiêu pḥng không địch bắn lên như đan lưới, các phi vụ khác cố gắng bao nhiêu lần cũng không "ủi" xong, đều phải "để dành" cho hắn cả. Với bất cứ giá nào, hắn cũng thanh toán cho bằng được nhiệm vụ giao phó. Đă nhiều lần hắn về lại phi trường với chiếc A-37 lổ chổ đầy vết đạn và mấy lần suưt chết. Hắn gan ĺ đến nỗi phi đoàn trưởng và sĩ quan an phi phải cảnh cáo hoài, nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Riết rồi cả phi đoàn phải đặt riêng cho hắn cái danh hiệu là Thái "Khủng Long". Hắn chợt mĩm cười khi nhớ lại kỷ niệm ngày xưa ở đơn vị:

- "Hùng " Tân Thời" th́ làm sao tôi quên cho được. Anh vẫn khoẻ chứ?"

Hùng vồn vă:

- "Khoẻ, khoẻ lắm. C̣n anh bấy lâu nay ra sao?? Anh có thể đi làm lai rai với tôi được không? C̣n nếu không tiện th́ ḿnh ngồi ở đây nói chuyện cũng được. Gặp lại anh, tôi mừng quá. Tôi có nhiều chuyện muốn nói với anh lắm."

Hắn nh́n lại những món bày biện trên cái quầy cà phê, tự nhiên thấy chán nản:

- "Anh chờ tôi một chút."

Nói xong hắn bước vào bên trong kéo tay vợ ra:

- "Em ra đây để anh giới thiệu anh Hùng, một ngựi bạn thân trước đây."

Giới thiệu Hùng với vợ, đợi hai ngựi chào hỏi xă giao xong xuôi, hắn quay lại nói vợ:

- "Giờ này chắc cũng không có nhiều khách đâu. Anh và anh Hùng qua quán bên kia đường. Anh em lâu ngày gặp nhau có thể tụi anh uống mấy chai bia và ăn trưa luôn. Em xem chừng quán và đừng chờ cơm anh nghe."

Người đàn bà vui vẻ:

- "Được rồi! Anh cứ đi với bạn đi. Để đây em coi cho."

Hùng hỏi bạn khi băng ngang đường:

- "H́nh như chị này là vợ sau của anh phải không. Tôi nhớ chị vợ trước đây của anh trông khác mà?"

- "Đúng rồi. Đó là người vợ tôi gặp mấy năm sau này. Người vợ mà anh biết trước đây đă mất lâu rồi. Để rồi tôi sẽ kể cho anh nghe." - Hắn bùi ngùi nói.

- "Ồ! vậy à. Xin lổi anh Thái. Tôi đâu có biết là chị đă mất và anh đă lập gia đ́nh lại."

Hai người vào một quán bên kia đường, gọi hai chai bia và vài món ăn. Hùng nôn nóng hỏi bạn trước:

- "Cuộc sống của anh lúc này thế nào? Anh có thể kể tôi nghe không? Tôi thật t́nh hỏi thăm chứ không có ư ǵ đâu?"

Hắn cười méo mó:

- "Tôi giờ sinh sống qua ngày nhờ vào cái quầy cà phê b́nh dân và thùng thuốc lá lẻ mà anh đă thấy đó."

Hắn kể lại cho bạn nghe tất cả về ḿnh: Kể từ ngày phi trường Phan Rang thất thủ, cả phi đoàn được lệnh về Tân Sơn Nhất lánh nạn chờ bổ sung quân số vào đơn vị mới, nhưng chưa kịp ǵ th́ Tổng Thống Dương Văn Minh đă ra lệnh đầu hàng. Cả miền Nam bị bức tử rơi vào tay giặc trong khi tinh thần chiến đấu của quân nhân các cấp ở khắp nơi vẫn c̣n rất cao. Hắn là một trong số rất ít người trong phi đoàn bị kẹt lại cùng với cả nước lâm vào cảnh khốn cùng. Đi tŕnh diện học tập tưởng chỉ có 10 ngày, không ngờ bị nhốt gần 3 năm mới được thả. Tưởng số phần như vậy là may mắn hơn những người cùng cảnh ngộ khác v́ nhiều người bị nhốt lâu hơn hắn. Tuy nhiên điều đó lại khiến hắn không đủ tiêu chuẩn nộp đơn đi theo chương tŕnh nhân đạo HO của Mỹ sau này, v́ thời gian tù đày chưa quá 3 năm. Hắn kể cho bạn nghe luôn về những chuyến vượt biên thất bại, về chuyện đi lên Long Khánh làm rẫy, về chuyện người vợ trước vắn số đă chết sau cơn bạo bệnh… Kể về thời gian từ rẫy bỏ về Saigon sinh sống lênh đênh ở những chợ trời … và gặp người vợ sau này mấy năm trước ra sao… giờ đây đă an phận với vợ và hai con nhỏ… Hùng "Tân Thời" ngồi nghe mà cảm khái khôn cùng. Không ngờ số phần của bạn ḿnh long đong như thế.

Hùng cũng kể về ḿnh cho hắn nghe. Vào những ngày cuối cùng của tháng Tư đen, Hùng cũng bị kẹt lại không di tản kịp. Sau khi đi tù cải tạo về, gia đ́nh giúp cho Hùng đi vượt biên và chiếc ghe chở đoàn người vượt biên trong đó có anh đă may mắn được một tàu dầu tiếp cứu sau khi bị băo lênh đênh trên biển mấy ngày trời. Hùng định cư tại Mỹ và lập gia đ́nh sau đó mấy năm. Hiện anh đang sống tại San Jose, California với vợ và hai con… Sau khi kể cho bạn nghe, Hùng nh́n ngay vào hắn nói:

- "Anh Thái. Tôi biết anh không may đă gặp nhiều khó khăn khi kẹt ở lại, nhưng mong anh đừng mặc cảm. Tôi có thể nói với anh một câu rất thật ḷng: T́nh cảm bạn bè của chúng ta vẫn như ngày nào. Tôi cũng giống như anh. Chẳng qua tôi may mắn đi lọt được c̣n anh th́ bị kẹt lại. Thế thôi! Nếu tôi không đi thoát được trên chuyến vượt biên đó th́ giờ này có lẽ số phần tôi cũng sẽ như anh hoặc biết đâu chừng c̣n tệ hơn anh nữa. Hoặc giả nếu không được chiếc tàu dầu ngày đó cứu vớt th́ có thể tôi đă chết tiêu xác trên biển rồi. Số con người khó mà nói trước được. Tuy nhiên truyền thống Không Quân của chúng ta là "Không bỏ anh em, Không bỏ bạn bè" mà, anh không nhớ sao? Chúng tôi dù ở xa nhưng vẫn thường hay họp lại với nhau và nhắc nhở cũng như t́m cách giúp đỡ các anh em c̣n kẹt lại ở quê nhà. Bao nhiêu năm nay, chúng tôi vẫn làm như vậy."

Hắn thật xúc động với câu nói chân t́nh của bạn. Những mặc cảm gần như tan biết hết qua câu nói đó của Hùng. Hắn hỏi thăm Hùng về những người bạn cũ, những người quen biết đă một thời cùng hắn phục vụ chung một đơn vị, dưới một màu cờ. Ba mươi năm trôi qua với bao nhiêu thay đổi, vận mệnh đất nước bỗng dưng đổi sang chiều hướng mới không ai có thể ngờ được. Một cuộc chiến kéo dài bao nhiêu năm bỗng nhiên có một kết cuộc không giống ai hết. Sự phản bội của đồng minh và những nông nổi của cấp lănh đạo thiếu tài đức đă bóp chết tức tưởi cả một đất nước và quân đội hùng mạnh. Hắn buồn bă thở dài rồi hỏi Hùng:

- "C̣n chuyện ông NCK về VN như thế nào? Anh có thể nói cho tôi biết được không? Chuyện đó hư thực ra sao? Tôi thật sự bất măn và đau ḷng với những lời tuyên bố của ông ấy khi về đây. Không ngờ ông ta lại có thể buông ra những lời hèn hạ như thế!"

Hùng bực tức khi nghe bạn nhắc tới vấn đề này:

- "Thôi! Nhắc tới tên cha nội đó thấy chán quá! Hành động và tư cách của ông ta đă tự chôn vùi đi tên tuổi và làm dân chúng khinh miệt bản thân ông ta thôi chứ được ích ǵ."

Hùng hậm hực nói thêm:

- "Việc ông ta về VN ve văn chế độ hiện tại thật khiến người ta kinh ngạc và ghê tởm. Tôi nói cho anh biết, v́ tư cách hèn hạ đó những hội Ái Hữu Không Quân ở Hải Ngoại đă loại trừ tên ông này ra khỏi hàng ngũ Không Quân rồi. Ngay cả những Hội Đoàn và các Binh Chủng bạn khác cũng đă tuyên bố tẩy chay ông ta luôn… Riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy xấu hổ với các Quân Binh Chủng bạn v́ trong hàng ngũ Không Quân VNCH có một người tồi tệ đến như vậy. Tuy nhiên đó chỉ là cá nhân của ông ta mà thôi. C̣n tập thể Không Quân của chúng ta vẫn một ḷng một dạ với Tổ Quốc, Dân Tộc. Mặc dù giờ đây anh em chúng ta ở rải rác khắp nơi nhưng ḷng lúc nào cũng hướng về quê hương đất nước. Chúng ta chỉ có một đất nước VN mà thôi và đó phải là một đất nước Tự Do Dân Chủ thật sự, chứ không phải là đất nước bị kềm kẹp như thế này. Chúng tôi không quên đâu anh ạ. Riêng các chiến hữu kém may mắn hơn đang c̣n kẹt lại ở quê nhà như anh đây, chúng tôi cũng không bao giờ quên đâu. Có thể v́ anh ở trên vùng Long Khánh trước đây, hoặc v́ bận rộn sinh kế hàng ngày nên chúng tôi đă không t́m được. Bên đó anh em chúng ta thành lập những Hội Ái Hữu Không Quân ở khắp nơi, ngoài việc thỉnh thoảng tập họp các anh em lại trong những buổi họp mặt thân hữu để thăm hỏi, giúp đỡ, nung đúc tinh thần lẫn nhau và giữ vững niềm tin vào một tương lai đất nước tươi sáng hơn… chúng tôi cũng t́m cách giúp đỡ những anh em không may gặp cảnh khó khăn ở quê nhà mà chúng tôi nghe tin được. Thỉnh thoảng có người về thăm nhà, chúng tôi đă ủy thác thăm hỏi cũng như giúp đở vật chất để các anh em đó bớt được phần nào những khó khăn với cuộc sống hiện tại. Hôm nay tôi gặp được anh ở đây thật là may mắn. Anh cứ vững tâm đi. Chúng tôi không quên anh đâu. Chúng ta c̣n phải làm nhiều việc cho đất nước quê hương sau này lắm. Tuổi chúng ta có lớn, nhưng ḷng chúng ta th́ chưa mệt mỏi, già cỗi đâu. Không làm được việc này, th́ chúng ta làm việc khác. Chúng ta c̣n nhiệm vụ hướng dẫn con cháu, thế hệ kế tiếp để chúng không quên cội nguồn và sẽ là những con người có ích cho xă hội, đất nước VN sau này."

Những lời của Hùng như vừa thức tỉnh hắn, quả thật nỗi khó khăn vật chất, sự đau đớn tinh thần qua nhiều mất mát đă đánh đổ đi niềm tin trong ḷng hắn rất nhiều. Trước đây, không ít lần hắn đă từng nghĩ những anh em may mắn đi qua được nước ngoài chắc chẳng c̣n nghĩ ǵ về quê hương, đất nước nữa đâu. H́nh ảnh của những Việt Kiều về thăm nhà, bỏ tiền ra ăn chơi vung vít không khỏi làm cho hắn nhiều lần thất vọng và xót xa. Ở trong một phạm vi nào đó, hắn không thể tránh khỏi cái suy nghĩ về những anh em chiến hữu của hắn ngày trước đă may mắn vượt thoát được ra xứ người và những người c̣n kẹt ở lại như hắn, nay phải là hai thái cực khác nhau. Họ nay có tiền bạc, sống một cuộc sống no ấm bên vợ đẹp con ngoan, c̣n những người chẳng may bị kẹt ở lại quê nhà th́ phải lầm lủi, sống một cuộc sống chật vật khó khắn chồng chất cũng như phải gánh chịu những bất công của chế độ hiện tại… Dù muốn dù không, những tự ti mặc cảm không thể tránh khỏi được trong suy nghĩ của hắn. Tuy nhiên qua những lời tâm sự của Hùng th́ anh em bên đó dù điều kiện vật chất có khá hơn, nhưng ḷng yêu quê hương, Tổ Quốc cũng vẫn vậy. Đôi khi niềm ray rức của người buộc phải sống xa xứ sở quê hương c̣n dằn vặt tinh thần họ nhiều hơn nữa. Những điều đó hắn làm sao biết được. Hắn đă quá vội trách lầm anh em. Đúng rồi. Đâu có ai muốn xa ĺa quê hương xứ sở đâu? Dù cuộc sống đó có đầy đủ vật chất, nhưng phải xa ĺa quê hương, xa ĺa nơi chôn nhau cắt rốn như vậy có ai mong muốn đâu? Nếu có một vài thành phần cá nhân lẻ tẻ nào đó nghĩ như vậy th́ cũng chỉ là lối suy nghĩ quá nông cạn, hời hợt và đáng trách. May mắn thay những người như NCK không nhiều và không thể làm nhụt chí của cả tập thể binh chủng KQVNCH được. Trước đây tên đó đă là một tay lănh đạo tồi, khi lâm nguy đă tháo chạy trước bỏ mặc đàn em, chiến hữu ở lại bơ vơ. Th́ bây giờ có hoặc không có tên tồi tệ đó cũng không quan trọng ǵ. Phải rồi, hắn c̣n nhiều việc phải làm. Các anh em chiến hữu của hắn vẫn nung nấu một tinh thần bất khuất, âm thầm chiếu đấu bằng bất cứ phương tiện thực tế hiện có, kể cả phương tiện giáo dục cho thế hệ con em mai sau, hy vọng cho một tương lai đất nước sáng sủa hơn th́ hà cớ ǵ hắn phải xuống tinh thần và tự ti mặc cảm. Một chút đau khổ, khó khăn vật chất hắn đang chịu đựng, có sá ǵ với bao khó khăn của cả một đất nước đang oằn ḿnh hàng ngày chịu đựng những bất công của chế độ hiện tại. Cũng may hôm nay hắn gặp được Hùng đă giúp xóa đi cái ư nghĩ bi quan bấy lâu nay.

C̣n đang suy nghĩ miên man th́ Hùng đặt tay lên vai bạn, an ủi:

- "Anh đừng nghĩ ngợi nhiều nữa. Gặp được anh lần này tôi rất vui. Khi trở về lại Mỹ, tôi tin rằng những anh em khác chắc chắn cũng sẽ rất vui khi biết được tin tức của anh. Truyền thống :" Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè" của chúng ta lúc nào cũng vẫn vậy. Anh hăy tin điều này đi."

Hắn cảm động nh́n Hùng:

- "Tôi rất cám ơn các anh em vẫn c̣n nghĩ đến chúng tôi. Thật ra có một vài lần, tôi đă nghĩ rằng sau khi các anh thoát được qua nước ngoài, đối diện với những khác biệt văn hóa và cuộc sống tất bật áo cơm nơi quê người nên chắc các anh em cũng không c̣n tha thiết ǵ nữa. Nay nghe anh tŕnh bày như vậy, tôi rất vui và cảm động vô cùng."

- "Thôi được rồi. Hôm nay gặp lại được anh đây là vui rồi. Hăy gạt mọi chuyện khác qua một bên, chúng ta uống mừng đi."


******


Chiếc xe Dream Trung Quốc đưa hắn về tới con hẻm nhỏ th́ trời đă sụp tối lâu rồi. Tiếng nổ êm, đều đặn của chiếc xe hôm nay như ḥa chung niềm vui với tiếng huưt sáo khe khẻ của hắn. Hơi men lâng lâng trong người sau buổi tiệc hội ngộ với Hùng làm cho hắn thấy sảng khoái thêm lên. Không c̣n ǵ vui bằng sau bao năm mất liên lạc, gặp lại được anh em đồng ngũ ngày xưa và t́nh cảm của anh em đối với nhau vẫn tràn đầy như xưa. Nỗi buồn phiền, thất vọng trong người hắn đă biến mất. Tâm trạng bất đắc chí, không ai hiểu ḿnh… từ bấy lâu nay h́nh như không c̣n nữa. Niềm hạnh phúc của bữa cơm tối với người vợ chờ chồng về cùng ăn làm ḷng hắn ấm áp thêm lên. Nên cho dù không đói, hắn cũng ngồi vào bàn ăn với vợ. Hắn kể cho vợ nghe về những kỷ niệm và những người bạn ngày trước trong đơn vị, kể về biệt danh Hùng "Tân Thời" và Thái "Khủng Long" cùng với những chiến công oai hùng mà hắn và các chiến hữu đă từng đạt được. Người vợ tuy hơi ngạc nhiên, nhưng cũng vui lây với nỗi vui và tiếng cười sảng khoái cùng những câu chuyện không đầu không đuôi đêm hôm đó của chồng.

Đợi vợ dọn dẹp và vào phía trong lo cho hai con ngủ đâu đó xong xuôi, hắn mới đứng lên lấy cái hộp gỗ cũ trên kệ xuống. Đổ hết những thứ lỉnh kỉnh bên trong và lấy ra vật đă cất dấu kỹ lưỡng ở ngăn thứ hai dưới đáy hộp. Hắn ngắm nghía, giơ tay vuốt ve vật đó với một thái độ trân quí vô cùng. Dưới ngọn đèn neon sáng choang, trong tay hắn là một tấm phù hiệu, thêu nổi bật h́nh một con rồng trên nền vải, đang bay lượn giữa khung trời màu xanh với đôi cánh mang lá cờ vàng ba sọc đỏ. Phía dưới tấm phù hiệu hiện lên 4 chữ thêu, qua bao năm tháng nhưng c̣n rất đậm nét: Tổ Quốc Không Gian. Tấm phù hiệu này hắn đă cẩn thận tháo gở ra trên chiếc áo bay sau ngày miền Nam rơi vào tay giặc và từ đó đă được cất giữ như một báu vật trân quư. Đó là chút kỷ vật c̣n sót lại và cũng chính là nguồn động lực luôn hâm nóng, nhắc nhỡ hắn cho dù bất cứ t́nh huống nào, hắn vẫn luôn là một chiến sĩ bảo vệ Tổ Quốc Không Gian, bảo vệ lá Quốc Kỳ mà hắn đă từng qú xuống tuyên thệ ngày nào. Dù thời cuộc có thay đổi, đất nước đang c̣n trong cảnh khốn cùng dưới nanh vuốt của bầy quỷ dữ, nhưng hắn vẫn tin tưởng một ngày nào đó, ngọn cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu lại ngạo nghể tung bay trước gió. Tất cả bạn bè chiến hữu của hắn ở phương xa vẫn một ḷng một dạ hướng về Tổ Quốc thân yêu và cùng chờ mong ngày huy hoàng đó. Nếu tất cả đồng ḷng như thế, ngày đất nước thật sự Tự Do sẽ không c̣n xa nữa. Hùng "Tân Thời" nói đúng, cho dù thế hệ của hắn có già cổi, nhưng c̣n thế hệ tiếp nối. Hắn cũng phải có bổn phận hướng dẩn hai con, dạy dổ, nhắc nhở cho chúng biết một đất nước thật sự Tự Do là ǵ. Đời của hắn làm không được th́ đời con, hoặc ngay cả đời cháu của hắn sẽ làm được. Nếu mọi người đều giữ vững niềm tin như vậy th́ đất nước thân yêu này một ngày nào đó sẽ có Tự Do thật sự, người dân sẽ sống trong một xă hội Dân Chủ thật sự ấm no hơn.

Miệng nhoẽn nụ cười tin tưởng, hắn áp tấm phù hiệu quân chủng lên trước ngực, nơi trái tim đang reo lên những nhịp điệu cuồng nhiệt như ngày nào hắn cùng chiếc A 37, giương đôi cánh bay lượn trên nền trời xanh cao vút để bảo vệ vùng trời Tổ Quốc Không Gian thân yêu.

Đêm đó hắn ngủ một giấc thật ngon lành.



Vĩnh Khanh

Phố Đá Tṛn, tháng 11 năm 2006







 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network