Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> Đà Lạt - anh đào, anh đào - Đà Lạt

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 da1uhate
 member

 ID 37122
 02/19/2008



Đà Lạt - anh đào, anh đào - Đà Lạt
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Không biết cơn cớ nào mà nhiều người Đà Lạt gọi nó là mai: “Mai - Anh đào”? Nhưng dù là đào hay mai, loài hoa ấy cũng gây xúc động mạnh...

Đă không ít người say mê viết về Đà Lạt, về những cánh rừng thông thơm mùi térébentine, về rau, về hoa, về cây dă quỳ rực vàng những sườn đồi, về hoa mimosa tô điểm những lối đi nghiêng, về những lâu đài cổ tích giấu ḿnh trong cỏ, những ḍng thác như từ trên trời đổ xuống, những con suối róc rách giữa hai bờ hoa dại, những nhánh hồ hoang vắng bị bỏ quên như trong thần thoại... về một thiên đường ôn đới mà thiên nhiên ưu ái riêng dành trao tặng nước ta. Nghe nói cả vùng Đông Nam châu Á này, không có một nơi nào như vậy.

Hơn ba trăm cây số đường lên Đà Lạt, chúng tôi cứ băn khoăn tự hỏi, trong mênh mông bạt ngàn núi non điệp trùng giăng mắc trước mắt chúng ta kia, ngài Yersin làm thế nào để định vị một cách không nhầm lẫn rằng: “Đây rồi! Đây là nơi chốn mà ta cần t́m, là nơi ta dừng bước. Chính là nó mà không phải bất cứ nơi nào khác”?




Hơn một trăm năm trước, ngài Yersin lên đây, cụ đi bộ, ngồi cáng, cưỡi voi, vượt rừng già, thác dữ, chỉ có sự dẫn đường của người bản địa, những bộ tộc ít người, c̣n cà răng căng tai. Thời ấy chưa có bản đồ địa h́nh, bản đồ không ảnh, càng chưa có hệ thống định vị vệ tinh.

Nhiều năm trời lặn lội, một bữa dừng chân trên đồi cao, phóng cái nh́n bao quát không gian, chỉ xuống một ḍng suối đang tuôn trào dưới kia và bảo: “Nó đấy! Chính nó là cái bao năm qua ta đă bỏ công sức kiếm t́m. Chỉ cần xây một con đập nhỏ, sẽ có một chiếc hồ. Từ chiếc hồ trung tâm ấy, những con đường sẽ tỏa đi, những dăy phố sẽ hiện h́nh, uốn lượn, kéo dài ra, nhập vào nhau, lan ra, dăn nở thành một thành phố mỹ lệ giữa ngàn thông. Một thành phố ôn đới đẹp nhất nước Nam nhiệt đới này bên bờ biển Đông mênh mông kia. Từ đây về đến vịnh Nha Trang xanh ngắt, đường chim bay chỉ chừng 100km. Một thiên đường ôn đới trên núi cao sẽ được nối thông với một thiên đường nhiệt đới bên bờ biển rộng.

Cái nh́n của cụ Yersin quả là cái nh́n của một vĩ nhân, xuyên suốt không gian, thời gian. Cái nh́n ấy thông tuệ, minh triết và vô vụ lợi. Có lẽ nhờ thế mà cái nh́n ấy chân xác, trong suốt như pha lê, có giá trị và ư nghĩa vĩnh hằng, để chúng ta c̣n được tận hưởng đến hôm nay. Đà Lạt là một minh chứng cho những ǵ gần đây, chúng ta thường thấy nhiều cao đàm khoát luận trên báo chí: “Chữ TÂM và chữ TẦM”. Riêng Yersin, sau khi t́m ra Đà Lạt, không ai nghe cụ nói ǵ.

C̣n chúng ta, những con người hiện đại của thế kỷ XXI, nhiều người đến với Đà Lạt, ngủ khách sạn sang, ngồi xe máy lạnh, đầu cúi gầm, mắt nh́n xuống chân, bước đi lầm lũi trong những cánh rừng thông, chỉ có mỗi một nỗi lo là nỗi lo vấp ngă. Trên sân thượng của những cao ốc, nhâm nhi ly cà phê nóng, dù có phóng tầm mắt nh́n ra bốn phía chân trời th́ cũng chỉ sục t́m những khu đất trống xem có thể có cơ hội nào dễ sinh lợi, để “đầu tư”, để làm một cái ǵ đấy, có khi chưa biết là cái ǵ, miễn là có lời!



Không biết có phải v́ thế không mà hơn ba mươi năm qua, chúng ta đă và đang tàn phá thành phố thơ mộng này gần như không thương tiếc. Những căn nhà chia lô, những kiểu dáng kiến trúc không ra Tây mà cũng chẳng ra Tàu. Không chỉ với kiến trúc, mà tàn nhẫn hơn, cả với thiên nhiên. Chặt thông đi để lấp vào đấy những dăy phố xây dựng nhố nhăng, phô trương đủ màu xanh, đỏ! Ngay cả những danh lam thắng cảnh nổi tiếng một thời như thác Cam Ly, thác Prenn, hồ Than Thở, thung lũng T́nh Yêu v.v… cũng trở nên bệ rạc, nhếch nhác! Một thứ du lịch rẻ tiền đang chế ngự, lấn chiếm mọi ngóc ngách thành phố ôn đới thơ mộng hiếm hoi này. Hai h́nh ảnh tương phản dữ dội luôn song hành trước mắt du khách: “Thiên nhiên sang trọng - kiến trúc tầm thường”. Mà cái tầm thường đang từng ngày, từng ngày, t́m mọi cách lấn át cái sang trọng!

* * *

Lên Đà Lạt năm nay chúng tôi không nhắm đến Festival Hoa. Nhân cơ hội, chúng tôi đi thử trên con đường mới mở: “Đà Lạt - Nha Trang”, qua Rừng quốc gia Bidoub, qua đỉnh Ḥn Giao mà nghe nói ngày xưa từng in dấu chân nhà bác học Yersin.

Dừng bước tại thành phố thông xanh, t́nh cờ bắt gặp mùa hoa anh đào.

Không biết cơn cớ nào mà nhiều người Đà Lạt gọi nó là mai: “Mai - Anh đào”? Nhưng dù là đào hay mai, loài hoa ấy cũng gây xúc động mạnh. Rải rác đó đây trên đường phố, nhiều cây anh đào đang hối hả trổ bông. Sắc hoa anh đào rực hồng bên đường khiến nhiều du khách lướt qua phải ngoái đầu nh́n lại. Ḥn đảo nhỏ bềnh bồng trên hồ Xuân Hương, hai cây anh đào măn khai hồng thắm, nổi bật trên nền xanh thẫm của hàng trăm bông đỏ buông những cành mềm thướt tha, đung đưa trong gió nhẹ.

Không thể không ghé thăm ông già phù thủy, bắt hoa nở theo ư ḿnh, ông Mười Lời. Khu vườn nhỏ, chậu đào năm giống ghép đang đồng loạt nở hoa, chậu chanh ngọt hơn bốn mươi trái căng tṛn đang trổ mă. Hoa đă mang hết đi dự hội, những gốc bích đào c̣n lại trong vườn được hăm chờ Tết. Nhưng nổi bật trên nền thông xanh vẫn chính là cây anh đào đang độ măn khai trên sườn đồi.


Chị Liễu - chủ nhân vườn Thiên Thanh


Sự sửng sốt của chúng tôi thực sự lên đỉnh điểm khi ghé thăm vườn Thiên Thanh, trang trại của gia đ́nh anh Nguyễn Quang Tuyến và chị Nguyễn Thị Liễu, cách Đà Lạt chừng 7km trên đường đi Dankia theo giới thiệu của một người bạn ở Sài G̣n.

Anh Tuyến không có nhà. Chị Liễu tiếp chúng tôi thân mật, nồng hậu như gặp lại bạn cũ. Chẳng là chị vừa nhận được điện thoại từ Sài G̣n báo có chúng tôi đến thăm. Bảy hécta vườn ngăn nắp, sắp đặt có t́nh, ngay bên đường đi Thung Lũng Vàng.

Chị Liễu bảo vườn đang làm, chưa khai trương, nhưng chúng tôi cũng đă chừng nào cảm nhận được công phu của chủ nhân trong ư tưởng xây dựng. Nghe đâu mười mấy năm trước, anh chị nhận giữ 50ha rừng cho Nhà nước, hết thời hạn, được thưởng 7ha đất ven rừng. Chị kể: “Thời ấy chưa có đường, chúng tôi cơm đùm cơm nắm vào đây, biết bao gian nan… Bây giờ công việc cũng c̣n dang dở, nhưng chúng tôi rất muốn xây dựng một khu vườn đẹp, đóng góp một cái ǵ”.

“Một cái ǵ” rất khiêm tốn ấy là công sức, trí tuệ, và cả một ư chí kiên tŕ không biết mỏi. Hỏi: “Trước khi nghỉ hưu anh ấy làm ǵ?” - Trả lời: “Anh ấy giữ rừng cho Nhà nước”. Nhưng chúng tôi biết, anh Tuyến là một nhà giáo, từng dạy Triết ở Đại học Đà Lạt, và hiện cũng đang bận rộn với việc khai tâm cho thế hệ trẻ (anh là một trong hai người đầu tiên thành lập Đại học Yersin - Đà Lạt).

Đứng trên đồi cao, chỉ sang bên kia hồ: “Các anh có thấy ngôi nhà tranh bên bờ nước kia không? Đấy là một ngôi nhà của người Chítt, chúng tôi sưu tầm và mời người làng chuyển về xây dựng ở đây sao cho gần đúng nguyên bản. Các anh sẽ thấy một bộ sưu tập kiến trúc địa phương của các dân tộc ít người. Một bộ sưu tập thôi, không phải bảo tàng. Một số bungalow cho khách dừng chân, thưởng thức các món ăn dân tộc bản địa… Sẽ dẫn nước từ trên đồi về, xây dựng một khu tắm cho du khách theo cách mô phỏng thiên nhiên. Băi đất kia và những cụm đá ấy là để xây dựng suối tắm…”.

Đang đi, bỗng thấy chị dừng lại sửng sốt: “Anh xem cỏ lau! Một bông cỏ lau. Lần đầu tiên nó nở đấy”. Tôi nh́n ra, một bông cỏ lau to hơn ngón tay từ trong bụi rậm vươn xa ngoài mặt nước, đung đưa trong gió. Bông cỏ lau kia không làm tôi ngạc nhiên. Cái đáng ngạc nhiên là thái độ mừng rỡ hồn nhiên như con trẻ của chị Liễu, chủ nhân khu vườn đang sở hữu hàng trăm loài cây quư… Những tấm ḷng như vậy thường gặp ở những người nhân hậu, đoái thương đến cả những thân phận thấp hèn, cái kiến, con sâu.

Lan man đến quá trưa, chị dẫn chúng tôi dừng chân bên một bờ nước để giới thiệu tiết mục chủ chốt: “Hàng anh đào vườn Thiên Thanh”.



Sau khi ngoặt qua khúc rẽ và dừng lại trên một chiếc cầu, hàng anh đào đang độ măn khai rực rỡ bên hồ nước, bừng sáng cả không gian. Cây cao khoảng bốn, năm mét, không c̣n một chiếc lá. Hàng cây phủ một tấm áo choàng lộng lẫy, toàn hồng. Trời rất xanh, mây rất trắng, nắng rất trong, những nhánh anh đào vút lên mạnh mẽ, như chọc thẳng vào mây. Ong bay vo ve trong nắng trưa tạo một cảm giác an b́nh mà đă lâu rồi mới gặp.

Thú thật, trong đời, chúng tôi chưa từng bao giờ tao ngộ một loài hoa nào mà ngay lần đầu tiên đă gây ấn tượng mạnh mẽ đến như vậy. Ngay cả những rừng đào Sapa, những ruộng đào Nhật Tân, Nghi Tàm ngày nào cũng không thể có được cảm xúc ấy. Cây anh đào Đà Lạt không bị uốn tỉa, không bị gia công, không bị ghép cho cái dáng cổ thụ giả vờ, mà dù có tinh khéo đến đâu cũng không thể che hết được công phu nhân tạo.

Cây anh đào Đà Lạt, cắm thẳng rễ vào ḷng đất, chĩa vút ngọn lên trời xanh, tích tụ tinh khí và bung nở. Nở hết ḷng, nở cho đến khi không c̣n nở thêm được nữa. Rực rỡ, lộng lẫy, khoe hết tinh lực tích lũy trong suốt một năm trời, để rồi… vài hôm sau lụi tàn, chuẩn bị cho một ṿng quay, cho một năm mới. Cái lóe sáng ấy minh chứng cho một triết luận muôn đời Nhất - Thời và Trường - Cửu, Khoảnh - Khắc và Vĩnh - Hằng. Chị Liễu bảo chúng tôi: “Các anh thật có duyên. Sớm cỡ một tuần, các anh sẽ không được gặp. Trễ khoảng một tuần, hoa đă tàn, chưa có hôm nào đẹp như hôm nay!”.

Anh đào là một giống hoa ôn đới, được người Nhật tôn vinh là Quốc hoa. Có khoảng hơn 20 giống anh đào, anh đào Đà Lạt là một trong hơn 20 giống hoa ấy được di thực vào nước ta. Những mùa hoa hoành tráng như thế, chúng tôi chỉ được thấy trong phim ảnh. Với người Nhật, chào đón anh đào măn khai, đă trở thành sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời. Khắp nước Nhật mùa anh đào nở là mùa lễ hội. Lễ hội Hoa - Anh - Đào.

Một năm nào đó, nước Nhật đă tặng nước Mỹ hàng ngàn cây anh đào giống Nhật. Và vườn anh đào trong một công viên ở thủ đô Washington nước Hoa Kỳ cũng dần trở thành quen thuộc đối với người dân xứ “quốc kỳ hoa”. C̣n ta?



Trên đường về, trong lưu ảnh của vườn anh đào rực rỡ, tôi cứ măi bâng khuâng: “Nếu như… nếu như giữa trung tâm Đà Lạt, xung quanh hồ Xuân Hương thơ mộng, chính quyền địa phương mạnh dạn giao khoán cho những nhà vườn như anh Tuyến chị Liễu, như ông phù thủy Mười Lời cùng những nhà vườn lâu năm, nhiều kinh nghiệm và giàu tâm huyết khác, xây dựng ngay từ bây giờ một rừng hoa anh đào bên bờ hồ ấy. Và có lẽ chỉ cần thế thôi, mươi mười lăm năm nữa, chẳng cần mất công tổ chức Festival làm ǵ, mùa anh đào măn khai, Đà Lạt sẽ đông ngh́n nghịt khách. Những du khách đi t́m cái đẹp.

Đến năm ấy, ước ǵ tôi c̣n được sống!

Mùa hoa anh đào Đà Lạt, tháng 12-2007

Theo NGUYỄN TRỌNG HUẤN
Doanh nhân Sài G̣n Cuối tuần



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network