Minhxotxa
member
ID 36172
01/29/2008
|
Tục lệ cúng ông Công ông Táo quê tôi.
- Khi c̣n nhỏ, tôi thường nghe ông bà kể lại rằng, trong bếp của mỗi gia đ́nh đều có các ông Táo (ông bếp) trông coi việc củi lửa, bếp núc, và giúp đỡ gia chủ trừ yêu diệt tà. Và cứ đến ngày hăm ba tháng Chạp hằng năm, các Táo lại cùng các vị thần bốn phương lên Thiên Đ́nh để báo cáo Ngọc Hoàng về t́nh h́nh công tác trong năm nơi hạ giới.
Ảnh minh họa: VietNamNet.
Nhằm tỏ ḷng biết ơn, người dân dâng lên các Táo con cá chép - theo truyền thuyết hóa thành con rồng - để đưa chân các Táo về Thiên Đ́nh xa xôi cho đỡ đi lại đường xa vất vả. Ngày này được xem như là ngày đầu trong những ngày lễ của dịp Tết Nguyên đán.
Và cũng có lẽ do quan niệm mỗi nơi một khác mà tục lệ cúng ông Táo cũng có phần khác nhau.
Ở quê tôi (Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ cộng thêm một vùng Bắc Bộ), người ta không hẳn chỉ cúng cá chép, mà có thể chỉ là một nồi cháo mật (cháo đỗ đen hoặc chỉ là cháo nấu từ gạo nếp và cho thêm mật mía cho đủ ngọt) đơn sơ, múc vào bốn bát lưng lưng rồi sắp thành một mâm dâng lên các Táo. Cũng có gia đ́nh giết hẳn con lợn 5 đến 6 yến để lấy thịt ăn Tết, dành lại nguyên cái đầu luộc chín, cắm một chiếc dao bằng tre nứa lên sọ để bắc cầu cho thần thiên lôi đưa Táo về trời. Có nơi, người ta lại thả con cá chép, cá hồng xuống sông, phóng sinh cho nó hóa thành con rồng đưa Táo lên trời. Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào th́ tục lệ này có phần khác, theo quan niệm của họ, để tỏ ḷng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu ḱ, mà chỉ cần ḷng thành là chính thôi.
Bởi vậy cho nên, phong tục có phần giản dị hơn so với miền Bắc. Ở nhiều vùng Bắc Bộ, người ta cho đốt vàng mă, đem tro thả sông cùng con cá hồng, cá chép....
Cứ mỗi lần sắp đến ngày ông Công ông Táo, tôi lại hăm hở giăng chài vây lưới, ngâm ḿnh trong làn nước lạnh lẽo buốt giá của mùa đông để bắt cho được con cá chép thật đẹp, thật ưng ư dưới ao nhà cho mẹ tôi cúng ông Táo.
Đă ba năm nay xa nhà, song tôi vẫn c̣n nhớ như in những kỉ niệm ngày nào, nó lắng đọng măi trong tôi, nó ăn sâu vào kí ức tuổi thơ của tôi, như một trong những h́nh ảnh đẹp về những phong tục tập quán của người dân Việt chúng ta. Tôi cho rằng, đó cũng là một chút ḷng thành nho nhỏ, một sự biết ơn, tưởng nhớ có ư nghĩa, nó luôn nhắc nhở mỗi người, dù làm ǵ, ở nơi đâu th́ cũng phải luôn nhớ đến công ơn của những người đă nuôi nấng, nâng niu, d́u dắt, giúp đỡ và bảo vệ ḿnh... khỏi những tai ương nạn họa. Nhắc nhở con người ta về đạo lư "uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây", một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Trần Đ́nh Thắng, Trường Đại học Vật lư kĩ thuật Mátx-cơ-va.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat