Minhxotxa
member
ID 34991
01/05/2008
|
Người cố đô làm du lịch.
Trên hành tŕnh về cố đô Hoa Lư một thuở vàng son lần t́m cảnh bụt và chút b́nh yên hoài cổ, đă nhiều lần chùn chân v́ nhiều xáo trộn suy nghĩ…
Cờ lau giá 2.000 đồng
Đến t́m đền thờ vua Lê vào buổi sáng gió se lạnh dạt nghiêng những trùng lau trên đồi. Cổng đền thờ vua Đinh ở xă Trường Yên cổ kính. C̣n ngơ quanh, luỹ tre, những bà cụ móm mém răng đen hạt na ngồi đ̣n gỗ kiểu chợ quê bán chuối, bán đồ lưu niệm đon đả mời mọc. Một nhóm khách nước ngoài dừng chân trước gánh hàng có bà cụ móm mém vừa nhai trầu vừa xởi lởi: “Bà-la-la! Bà-la-la!” (banana – chuối).
Khách tham quan đền thờ vua Lê
Trong đền vua Đinh Tiên Hoàng được xây từ thế kỷ 17, du khách tự do ra vào sờ chạm lên những hiện vật. Họ có thể mang cả máy chụp ảnh, ánh đèn sáng choang bên trong không gian hương khói ở chính cung. Sự thoải mái này, không thể t́m thấy khi đến những khu di tích quốc gia xứ Thái, Lào, hay Campuchia... Cách đó 500m, ở đền vua Lê, cũng xây từ thế kỷ 17, t́nh h́nh cũng tương tự. Nơi chính cung đền thờ vua Lê Đại Hành, chúng tôi tṛ chuyện với ông cụ trông đền về việc giữ đền. Ông cụ vừa nói vừa thắp hương giải thích bằng tiếng Anh bồi: Đây là “king”, giữa là “quyn”, kia là “sân” (vua, hoàng hậu, con trai…)
Quăng đồng giữa hai đền thờ là một thửa ruộng trơ gốc rạ mùa giáp hạt. Một lăo nông dắt ra hai con trâu cày đứng dưới gốc cây gạo lành mời khách chụp h́nh lưu niệm. Trên tay ông cầm hai bó cờ lau. Mỗi du khách ngồi lên trâu cầm bó cờ lau chụp h́nh phải trả cho cho chủ trâu chân đất này 2.000 đồng. Một cái giá quá rẻ cho một sản phẩm du lịch sáng tạo!
Trên những ngọn đồi núi Mă Yên, hoa lau vẫn bạc trắng cười với gió đông.
Dứt áo thiên thai
Tam Cốc quyến rũ nhất vào mùa lúa chín. Khi những thuyền ghe đi vào lạch nước, len giữa các vách núi dựng đứng và xuyên qua những hang động huyền ảo khói sương mà hai bên bờ là những thảm lúa vàng mật. Chúng tôi đến vào mùa đông nên không tận hưởng được sắc màu ấy. Nhưng Tam Cốc vẫn khói sương muôn thuở. Gió chùng ch́nh bốn bề vách núi.
Núi Đầu Rồng
Anh thanh niên đưa đ̣ nói với khách: Người dân trong xă làm nghề đưa đ̣ được đánh số từ 1 đến 2.000 (nghĩa là có 2.000 người làm nghề này!). Để tránh t́nh trạng giành giựt lộn xộn, địa phương đă lên phương án gọi số luân phiên. Mùa cao điểm, mỗi người được đưa khách tham quan Tam Cốc khoảng 2 – 3 lần. Mỗi chuyến kiếm được không quá 150.000 đồng.
Tam Cốc hiện lên như cảnh bụt non non nước nước mây mây. Nhiều khách ngoại quốc thích thú khi thay tay chèo cho chủ đ̣. Những đứa bé phụ bố mẹ chèo đ̣, gặp phải những khách kiểu này, thích thú lắm. Và trên một số con đ̣, có thể thấy cảnh nhiều cô gái vừa chèo đ̣ vừa mang theo hàng lưu niệm mời mọc khách mua hàng.
Ở trong cảnh tiên, thiên thai này, rào cản ngôn ngữ thực t́nh chẳng ư nghĩa ǵ lắm. Dân quê hiền lành chân chất nên ngôn ngữ cử chỉ cũng dễ hiểu.
Về Hoa Lư, những điều trông thấy không khỏi làm chúng tôi suy nghĩ. Có lẽ ngoài tiềm năng phong cảnh được mệnh danh là Hạ Long trên cạn, ngoài lăng tẩm di tích, c̣n phải kể đến thế mạnh kiểu làm du lịch hồn nhiên gần gũi nhưng có ǵ đó tội nghiệp của người dân quê khi họ mơ hồ nhận ra ḿnh đang sống trên di sản. Và di sản có thể giúp họ “cải thiện” đời sống thường nhật nông thôn c̣n nhiều khó khăn.
Người nông dân ở Hoa Lư lấy trâu cày và hoa lau làm sản phẩm du lịch. Mỗi lần khách cưỡi trâu chụp h́nh giá 2.000 đồng
Cô gái quê giới thiệu những mặt hàng lưu niệm với du khách ngay trên thuyền
Du khách thích thú được đi xe ḅ lang thang qua những làng quê
Bà cụ bán chuối
Ngược xuôi giữa chốn bồng lai tiên cảnh
Nguyễn Vinh
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat