Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ ( 8 )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 bathua
 member

 ID 33920
 12/12/2007



NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ ( 8 )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần III : Các Bài Phê B́nh

LÀM SAO SỬA CHỮA
CÁI BỆNH ĐẾN CHẾT CŨNG KHÔNG NHẬN LỖI



Xă luận đăng trong tờ " Tin nhanh tiếng Hoa " ,
New York , ngày 12 tháng 8 năm 1981 .

Nhà văn Đài Loan nổi tiếng Bá Dương đang đến thăm nước Mỹ, trong bài diễn thuyết hôm qua tại đây ông có nói rằng dân tộc Trung Quốc sở dĩ ngă một lần mà không dậy được nữa chủ yếu v́ cái tính " đến chết cũng không nhận lỗi ".
Cách nh́n này của ông Bá Dương tuy chỉ là một sự thực hiển nhiên - không phải một phát hiện ǵ mới - nhưng không phải v́ thế mà không là một phán đoán rất sâu sắc.
Chúng ta hăy thử nghĩ xem : những chính sách lừa nước hại dân, khư khư cố chấp của mấy chục năm gần đây ở Trung Quốc có phải v́ cái tính đến chết cũng không nhận lỗi ấy mà ra sao ? Cứ cho dù không phải hoàn toàn đúng như thế, nhưng trên thực tế cũng chẳng sai là bao nhiêu.
Và nếu ta nh́n rộng ra th́ việc giữ thể diện, việc đến chết không nhận lỗi cũng chỉ là bản tính thông thường của toàn nhân loại, là khuyết điểm của tất cả các dân tộc và cộng đồng.
Kinh thánh của đạo Cơ đốc nói mỗi người có hai cái túi. Cái túi đằng trước chứa các lỗi lầm của kẻ khác, cái túi đằng sau lưng chứa lỗi lầm của ḿnh.
Nói cách khác, con người ta chỉ thích nói đến những chỗ không hay của kẻ khác mà không thích nói thật về cái sai của ḿnh. Từ 2.000 năm trước cũng đă thế rồi, đến chết không nhận lỗi đă là cái bệnh chung của con người chứ không cứ chỉ của riêng người Trung Quốc.
Cái tính của con người vốn đều như vậy. Nhưng sao các quốc gia phương Tây lại bỗng tiến bộ vượt bậc về các mặt chính trị kinh tế, văn hóa, c̣n người Trung Quốc lại như thế? Có ǵ mâu thuẫn ở đây chăng?
Theo ư tôi câu trả lời cho việc này có liên quan đến vấn đề chế độ chính trị.
Nếu mỗi người đều có hai cái túi, cái đằng trước đựng các lỗi lầm của người, cái đằng sau đựng các lỗi lầm của ḿnh, th́ mỗi người đúng ra phải đem những cái ǵ trong cái túi ở sau lưng ḿnh mà bỏ vào cái túi ở đằng trước của người khác để có thể xem cho tỏ tường.
V́ nếu như mọi người đều đồng ư mở cái túi ở đằng trước ḿnh, công bố toàn bộ tất cả, th́ những cái sai lầm trong cái túi ở đằng sau của mọi người tất nhiên cũng phải lộ ra, không có cách ǵ dấu được, chối được.
Chế độ này gọi là tự do ngôn luận, chính nó là dân chủ.
Tự do ngôn luận, dân chủ là một thứ linh đan rất hiệu nghiệm để chữa chứng bệnh " Đến chết cũng không nhận lỗi ". Trái lại, nếu không có dân chủ, kẻ có quyền thế sẽ bịt mồm những kẻ thấp cổ bé họng; bọn có quyền thế lúc ấy chỉ nh́n thấy cái túi của bọn không có quyền kia ở trước mặt chúng mà thôi. C̣n bọn chúng lại bịt kín cái túi chứa lỗi lầm của chúng lại.
Không được nói đến, các lỗi lầm của những kẻ nắm quyền sẽ vĩnh viễn không lộ ra ngoài, và v́ thế cũng không bao giờ có cơ hội để được sửa sai. Cho đến lúc cái sai lầm này trở thành quá lớn th́ toàn bộ xă hội sẽ mắc phải tai ương.
Các quốc gia Tây phương có sai lầm không ? Đương nhiên là có, và nhiều cái sai lầm cũng chẳng phải nhỏ ǵ.
Ví dụ sự bóc lột giai cấp thợ thuyền trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, sự áp bức các dân tộc bị trị dưới chế độ thuộc địa trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa đế quốc. Đó đều là những lỗi lầm to lớn.
Nhưng v́ họ có dân chủ nên không đi bịt mồm mọi người. V́ vậy ngay tại Luân Đôn, Các-Mác vẫn có thể mở Đại hội Cộng sản Quốc tế đầu tiên, phát biểu Tuyên ngôn Cộng sản mà không bị cấm đoán - đó là một dẫn chứng không thể phản bác.
Cho nên, dưới các chế độ tự do dân chủ, những lỗi lầm của họ không ngừng được đưa ra ánh sáng, và nhờ thế không ngừng được sửa sai. - Quốc hội được thành lập, các pháp chế bảo vệ quyền lợi công nhân đă ra đời, đời sống công nhân được cải thiện rất nhiều. Sau đó, những bài học của hai trận Đại chiến Thế giới cũng đă đưa đến cơ hội độc lập cho các thuộc địa.
Khổng Tử tán dương vua Vũ rằng : " Văn quá tắc hỷ " (Nghe được lỗi lầm của ḿnh th́ rất mừng); lại nói: " Thánh nhân chi quá, như nhật nguyệt kinh thiên " (Sự sai lầm của thánh nhân như mặt trời và mặt trăng đi qua trên bầu trời), ư nói những người b́nh thường, v́ khác với thánh nhân, mới đi dấu diếm những lỗi lầm của ḿnh.
Khổng Tử tuy hy vọng mỗi người b́nh thường đều trở thành thánh nhân, nhưng lại không hề đưa ra được phương pháp tu thân cụ thể nào khả dĩ áp dụng được trong thực tế để đạt đến mục đích.
Trong khi đó, người phương Tây lại nghĩ ra cách dùng chế độ dân chủ biến mỗi người làm chính trị trở thành một ông thánh, hoặc ít nhất cũng có khả năng trở thành ông thánh trong việc xử lư những sai lầm của ḿnh khi nắm quyền. -
V́ " Như mặt trời và mặt trăng đi qua trên bầu trời ", tất cả mọi người ai cũng đều nh́n thấy, nên không thể nào có sai lầm mà không chịu sửa chữa. Cứ thử nghĩ cho kỹ ta sẽ thấy cái công dụng của chế độ này to lớn là nhường nào !
Từ chuyện này chúng ta có thể rút ra một kết luận : Nếu chúng ta muốn mỗi người đều tự giác nhận lỗi của ḿnh, dù chẳng phải để trở thành thánh cả, th́ chỉ có một phương pháp duy nhất là thực hành dân chủ .
Dân chủ làm cho mỗi người không thể dấu diếm lỗi lầm của ḿnh, tự nhiên có thể sửa đổi được cái tính " Đến chết cũng không nhận lỗi " kia .
Cho nên nếu hỏi Trung Quốc cần ǵ, cầu ǵ, th́ chỉ có một thứ duy nhất mà thôi , đó là dân chủ .


( Sưu Tầm )
_BatHua_




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 bathua
 member

 REF: 268523
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần III : Các Bài Phê B́nh

NĂNG LỰC SUY LUẬN BỊ TRỤC TRẶC



Xă luận , trong tờ " Tin nhanh tiếng Hoa ",
New York , ngày 13 tháng 8 năm 1981 .

Nhân bài diễn thuyết của ông Bá Dương về việc người Trung Quốc " đến chết cũng không nhận lỗi ", hôm qua trong mục xă luận chúng tôi đă nói rơ là để sửa chữa chứng bệnh này chúng ta không nên hy vọng vào sự " tự ḿnh tỉnh ngộ " nơi mỗi cá nhân con người.
Kỳ vọng vào sự tỉnh ngộ của một cá nhân chẳng khác nào như bảo rằng : " Mọi người ai cũng là Nghiêu Thuấn cả ! " Đó là chuyện nằm mơ giữa ban ngày.
Chúng ta chỉ có thể sửa đổi chế độ chính trị, dùng áp lực của chế độ bắt những người không tự nguyện sửa đổi lỗi lầm không c̣n đường tránh né, không sửa không được. Chỉ có cách giải quyết đó mới thích đáng.
Nói đến những khuyết điểm của người Trung Quốc, chúng ta lại liên tưởng tới một vấn đề khác, đó là cái lô-gíc của người Trung Quốc. Có thể nói so với cái lô-gíc của người phương Tây th́ cái lô-gíc của người Trung Quốc kém hẳn một bậc.
Mỗi một dân tộc đều có cái ưu và khuyết điểm của nó. Cái năng lực về trực giác của người Trung Quốc có thể nói là đứng vào hạng nhất thế giới, Tây phương cũng không thể sánh kịp. Điều này thật rơ qua những phát minh ra la-bàn (Kim chỉ Nam), thuốc súng, v.v...
Người Trung Quốc bằng trực giác đă có thể t́m ra những thứ này trước bất kỳ quốc gia nào cả vài trăm năm hoặc cả ngh́n năm. Nhưng người Trung Quốc vẫn chưa từng sáng tạo được khoa luận lư học. V́ vậy, tuy chế tạo ra la-bàn, thuốc súng, nhưng lại chẳng hiểu ǵ về nguyên lư khoa học của chúng. Thậm chí ngay đến cả thời nay Trung Quốc cũng không có khoa lô-gíc học như một bộ môn khoa học. Thế mà Tây phương từ rất sớm - ở thời đại A-ri-xtốt - đă t́m ra những nguyên lư của lô-gíc học và sử dụng nó như một công cụ.
Ông Bá Dương đơn cử những ví dụ để nói lên chuyện người Trung Quốc đến chết cũng không nhận lỗi. Kỳ thực người Trung Quốc đă thấy tầm quan trọng của điều này từ lâu rồi. Hơn 2.000 năm trước Khổng Tử đă thành khẩn khuyên răn : " Quá như năng cải, thiện mạc đại yên " (Không có việc ǵ lớn lao hơn là biết sửa chữa lỗi lầm của ḿnh). Nhưng phương pháp mà Khổng Tử đề xuất là mỗi người phải học theo Nghiêu Thuấn, đó là một phương pháp giải quyết bằng trực giác.
Đương nhiên, nếu mọi người đều có thể biến thành Nghiêu Thuấn th́ c̣n ǵ bằng. Nhưng đáng tiếc rằng sự thực lại không thể nào như thế được. Cho nên cái phương pháp biến mọi người thành Nghiêu Thuấn rốt cuộc chẳng khác nào là không có phương pháp. Kết quả là sau 2.000 năm đề xướng cũng đă chẳng biến được thêm một kẻ nào thành Nghiêu Thuấn cả.
Nếu người Trung Quốc biết vận dụng lô-gíc để suy nghĩ th́ đă t́m ra được chế độ dân chủ từ lâu, đă dùng được tự do ngôn luận để sửa đổi những lầm lạc của các kẻ thống trị.
Dưới chế độ dân chủ của nước Mỹ, Nixon phạm một cái lỗi nhỏ là muốn ăn cắp các văn kiện của đảng đối lập, kết quả bị tờ Bưu báo Hoa-Thịnh-Đốn (Washington Post) tố giác, muốn che đậy mà không che đậy nổi, rốt cuộc buộc phải từ chức Tổng Thống. Cho nên dưới chế độ dân chủ không có cách nào giấu được những sai lầm, có lỗi tất phải chịu trách nhiệm, không sửa chữa không được.
Ngược lại, ở Trung Quốc lục địa dưới chế độ độc đảng chuyên chế, trận động đất lớn tại Đường Sơn (1976) phải đến bao nhiêu năm sau này chúng ta mới biết được đă có bao nhiêu người bị thiệt mạng !
Trong tai vạ mười năm do bọn " Tứ nhân bang " (Bè lũ bốn tên) gây ra, số người chết oan trong toàn quốc có đến bao nhiêu triệu. Nếu bọn " Tứ nhân bang " không bị tan ră và bị xử tội, có lẽ đến ngày hôm nay chúng ta vẫn c̣n bị lừa bịp bởi cái " Bất đoạn đấu tranh luận " (Thuyết đấu tranh không ngừng) do Mao Trạch Đông nghĩ ra và nói rằng dùng nó để xây dựng thiên đường cho nhân dân Trung Quốc.
Những chế độ không dân chủ, tức không có chân lư, tức không thể sửa đổi lỗi lầm, điều này chẳng phải đă rơ như ban ngày ư ?
Thế mà cho đến hôm nay vẫn c̣n nhiều người Trung Quốc tin rằng những kẻ thống trị sẽ tự động biến thành Nghiêu Thuấn, không cần có quyền lực khác để chế ngự và xét đoán, không cần có dân chủ để giám sát, lại cũng không cần có cả tự do ngôn luận để tố cáo !
Điều này chẳng phải đă chứng minh rằng người Trung Quốc không có một tư ǵ đầu óc lô-gíc ư ? Bất cứ kẻ thống trị nào cũng đều ghét cay ghét đắng dân chủ, bởi v́ nếu có dân chủ tức th́ họ sẽ bị dân chủ tước bỏ tất cả những đặc quyền.
Điều kỳ quái là ở Trung Quốc có nhiều kẻ cũng hùa theo tập đoàn thống trị mà rêu rao rằng : " Dân chủ Tây phương là dân chủ của giai cấp tư sản, đó là một chế độ phản động " ; mà nghịch lư thay những kẻ bị thống trị này lại chẳng có ǵ để mất v́ chế độ dân chủ, cái đầu óc lư luận của họ quả t́nh bị trục trặc ǵ đó .
Điều này là một khuyết điểm rất đáng lo ngại của người Trung Quốc chúng ta .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268526
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần III : Các Bài Phê B́nh

NHẢY RA KHỎI HŨ TƯƠNG



Xă luận trong " Bắc Mỹ nhật báo " ,
New York , ngày 24 tháng 8 năm 1981 .

Ông Bá Dương , nhà phê b́nh xă hội rất nổi tiếng ở Đài Loan một thời, có một ng̣i bút hài hước chứa chất chua cay; cơn thịnh nộ và lời chửi mắng của ông thường bắt người ta suy nghĩ và lo âu.
Văn ông tiêu biểu cho loại văn phê b́nh ra đời sau khi Trung Quốc thoát khỏi ách của thời đế chế. Ông từng ngồi tù mười năm - có thể nói đấy cũng là vận mệnh của một nhà phê b́nh xă hội giữa thời văn hóa và chính trị chưa chuyển ḿnh.
Hăy xếp lại một bên cảnh ngộ của ông, và mặc dù có thể làm cho những người yêu quư ông mếch ḷng, chúng ta hăy từ góc độ lịch sử thử b́nh luận về những phương thức lập luận của ông trong bối cảnh phê b́nh xă hội Trung Quốc cận đại xem nó như thế nào.
Hôm trước ông Bá Dương lấy đề tài là: " Người Trung Quốc và cái hũ tương " để diễn giảng tại New York. Đương nhiên " Hũ tương " không phải là một khái niệm duy nhất mà ông nghĩ ra, nhưng v́ từ trước đến nay ông vẫn dùng nó để giải thích những hiện tượng bệnh hoạn của xă hội Trung Quốc, nên ở đây chúng tôi mới lấy nó làm đối tượng.
" Hũ tương " được dùng làm một phép ẩn dụ tuyệt vời. Bởi v́ đó là một h́nh tượng rất gần gũi đời thường, làm cho thoáng một cái, trong ḷng, trước mắt, mọi người ai cũng có thể h́nh dung được cái xấu xa về t́nh trạng nhiều bệnh tật của xă hội Trung Quốc. Sự thực đây cũng là cái chức năng cơ bản của các nhà tư tưởng : đề xuất ra những khái niệm để cho mọi người có thể t́m thấy được ư nghĩa trong cái phức tạp rối ren.
Về phương diện này ông Bá Dương đă góp phần mở mang dân trí, cái công ấy không phải nhỏ. Điều chúng tôi muốn nói là : Cái loại khái niệm này có công dụng nêu lên những hiện tượng xă hội làm tiêu đề nhưng không giải thích được chúng. Nghĩa là thế nào ?
Hăy lấy một ví dụ : Nếu ta t́m thấy một tương quan giữa hiện tượng phân phối của cải, tài sản trong xă hội Trung Quốc với các hiện tượng thuộc về " hũ tương " kia, tất có thể dùng sự phân phối tài sản này để " giải thích " những hiện tượng xă hội nọ.
Hơn nữa chúng ta có thể suy ra rằng chính sách thuế má và chế độ tài chính có thể uốn nắn các hiện tượng " hũ tương " này. Nhất là khi một số ít người kiểm soát sự phân phối tài sản trong một cơ quan (bằng h́nh thức lương bổng chẳng hạn) th́ tất yếu sẽ đưa đến những sự chui luồn, đấu đá ở trong đó.
Nếu không nh́n thấy được cái tương quan giữa phương thức phân phối của cải và hiện tượng chui luồn th́ mặc dù nhiều người " ư thức " được những hội chứng " hũ tương " một cách chung chung, nhưng các hành vi " hũ tương " đặc thù này e rằng vẫn bị xem như chỉ giới hạn trong sự chia của cải thôi và như vậy sẽ không thể nào sửa đổi được.
Đương nhiên, sự phân phối của cải chỉ là một ví dụ, những tiến tŕnh bầu cử, tố tụng,v.v... đều có thể lấy ra làm các ví dụ khác.
ở đây không bàn đến giá trị văn chương, chỉ nói đến ư nghĩa xă hội, th́ trong ṿng 100 năm nay ở Trung Quốc, tất cả các ông tiến sĩ chính trị học, xă hội học cũng chỉ đáng xách dép cho ông Bá Dương trong việc làm cho nhân dân ư thức được các thói hư tật xấu của xă hội Trung Quốc.
Trong quá tŕnh cải thiện cách cư xử của người Trung Quốc chúng tôi chỉ hy vọng mọi người phân biệt được hai điểm : Một mặt làm sao kêu gọi được ư thức của từng cá nhân, và một mặt là khơi dậy ư thức xă hội, một thứ ư thức vượt lên trên vương quốc cá nhân .
V́ chủ yếu nhắm vào ư thức cá nhân, nên ông Bá Dương không tránh khỏi bị mỉa mai, chê cười, chửi bới từ mọi phía.
Nhưng dù sao đi nữa, cái đóng góp của ông vào sự nghiệp xây dựng dân tộc Trung Quốc đă vượt xa hơn hàng vạn lần các vị được gọi là " học giả " .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268529
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần III : Các Bài Phê B́nh

CẦN GIẤU CÁI ÁC PHÔ TRƯƠNG CÁI THIỆN

Cần Giấu Cái Ác Phô Trương Cái Thiện , Đừng Tự Hạ Ḿnh ,
Kiến Nghị Và Phê B́nh Đối Với Ông Bá Dương .
Từ Cẩn
" Hoa Kiều Nhật báo " , New York , ngày 11 tháng 9 năm 1981 .



Đọc báo thấy tin ông Bá Dương viếng nước Mỹ, tôi rất cảm thương cho những ǵ ông đă trải qua. Bây giờ ông có thể sang đây, những người quan tâm đến ông không khỏi lấy làm mừng. V́ không ít người vẫn kỳ vọng nơi ông, mong ông có thể soi sáng phần nào những ưu tư của người Trung Quốc hôm nay.
Ông đến đây, lại vẫn cường điệu về cái gọi là " văn hóa hũ tương ". Cái văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc khai sáng từ Đường tông, Tống tổ bỗng bị ông sổ toẹt và vứt vào đống rác, làm cho ḷng tin và kiêu ngạo về văn hóa của chúng ta bỗng như bị dội một gáo nước lạnh. Lời nói của ông Bá Dương tôi tin rằng nó được thốt từ trong đáy ḷng và dựa trên những kinh nghiệm đau thương của bản thân ông. Nhưng với địa vị trên văn đàn của ông hôm nay - nhất là trong lúc ông có thể ảnh hưởng đến không ít người - th́ ông không thể nào trắng trợn đùa cợt chửi bới lung tung được. Cho nên đối với cái lư luận " hũ tương " của ông lần này tôi muốn đóng góp một vài lời phê b́nh không ác ư.
Ông Bá Dương không những chỉ tạt nước lạnh vào bao người, đả kích ḷng tự tôn về văn hóa của bản thân chúng ta, mà lại c̣n giơ ra trước mặt người nước ngoài những thứ như hoạn quan, bó chân để họ cười vào mũi chúng ta nữa.
Thực chất cách nh́n của ông Bá Dương là một cách nh́n cực đoan nên mới hiểu lầm rằng hoạn quan, bó chân là những khuyết tật văn hóa. Thật ra những thứ ấy chỉ là những hành vi tàn khốc, bắt nguồn từ dục vọng cá nhân của các hôn quân độc tài, chuyên chế, hoàn toàn không thuộc về nền văn hóa chân chính của Trung Quốc.
Lấy một ví dụ: hậu thế vẫn cho rằng các luật thơ của Đường thi g̣ bó thơ ca. Nhưng thơ của người đời Đường sinh động, tự nhiên ; luật thơ Đường được h́nh thành dựa trên ngôn ngữ và mức độ văn tự của thời đại nó. Đó là một tinh thần thơ chân chính, chủ trương tự nhiên và sáng tạo. Người đời Đường không hề cần hậu thế lấy luật thơ của họ làm chuẩn. Chỉ v́ hậu thế bỏ gốc lấy ngọn mà cho rằng nó g̣ bó.
Lại dựa vào thói quen trong cuộc sống mà nói th́ cái áo " kỳ bào " là một thứ phục trang của dân tộc Măn, vốn yêu kiều, đẹp đẽ. Nhưng cái " kỳ bào " đời nay lại bó người, xẻ cao, chẳng c̣n được vẻ ǵ của ngày xưa nữa.
Đương nhiên chúng ta cũng không thể coi nhẹ tập quán độc ác của tổ tiên như hoạn quan, bó chân, nhưng chúng ta đều biết rằng truyền thống Trung Quốc vẫn có cái đức tính " ẩn ác, dương thiện " (Giấu điều ác, phô trương điều thiện).
Cứ như việc khai phá miền Tây nước Mỹ chẳng hạn, hiện đang được ca tụng như một bộ sử thi về lập nghiệp và phấn đấu, như những truyện cổ đầy tính truyền kỳ và lăng mạn. Nhưng những ǵ đen tối và tàn khốc của thời ấy - mặc dù về mặt nào đó rất quan trọng - lại bị xóa bỏ đến dấu vết cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu Tây phương chân chính không những chỉ ca ngợi mà c̣n rất thán phục cái đẹp và tinh tế của văn hóa Trung Quốc.
Nhật Bản đă hoàn toàn bắt chước phương Tây từ thời Minh Trị Duy Tân, song từ thời Ê-đô (1600 -1867) trở về trước đối với nền văn hóa Trung Quốc người Nhật lúc nào cũng phục sát đất.
Tinh thần văn hóa cơ bản của nước Nhật chẳng phải đă đến từ Trung Quốc hay sao ?
Một nhà danh họa Nhật thế kỷ thứ XVIII, Tạ Xuân Tinh, không những lấy tên Trung Quốc, vẽ tranh Trung Quốc mà lại c̣n làm thơ Trung Quốc và được mọi ca tụng là " một người Trung Quốc chính hiệu ".
Mặc dù được ca ngợi như một nước văn minh tiên tiến của thế giới, Nhật Bản ngày nay từ trong nhà ra đến ngơ đều mang dấu vết sâu sắc của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Bây giờ họ t́m cách phân định ranh giới, phủ nhận quan hệ huyết thống với người Trung Quốc, quên hẳn cái khẩu hiệu " đồng văn đồng chủng " (cùng chữ viết, cùng ṇi giống) trong thời kỳ Chiến tranh Trung - Nhật. Nhưng dù sao họ cũng không hề dám chối bỏ văn hóa Trung Quốc. V́ lư do ǵ ?
Nếu là người Trung Quốc, có lẽ chúng ta cũng nên tự hỏi : văn hóa Trung Quốc là cái thứ ǵ? Chúng ta hiểu được nó đến đâu? Tại sao lại cứ đi chà đạp lên cái văn hóa đẹp đẽ thuộc về chúng ta, mà nhất thiết cho rằng cái vận xấu của người Trung Quốc ngày nay là do lỗi của cái " văn hóa hũ tương ". Như vậy có phải là lư luận không ?
Trung Quốc hiện có hơn 800 triệu người (năm 1981? ). Cái việc cần kíp hiện nay là làm sao cho số người ấy đoàn kết với nhau và có được hạnh phúc. Ngay cả những người Trung Quốc ở Đài Loan chắc cũng nghĩ như vậy.
Để có điều kiện quốc pḥng khả dĩ tự vệ được, nhân dân trẻ già lớn bé đều có cơ may được giáo dục, cái duy nhất có thể giúp cho một số đông người đi lên văn minh hiện đại - mà tinh thần vẫn c̣n có chỗ nương tựa - th́ không phải văn hóa Tây phương, cũng không phải văn hóa Nhật Bản có thể làm được, mà chính là cái truyền thống văn hóa cổ xưa của chúng ta. Nó đă tích tụ những kinh nghiệm nhân sinh rất sâu sắc, có những tư tưởng khoa học rất phong phú, có thi ca, văn tự tốt đẹp, lại có cả mỹ thuật, công nghệ, kiến trúc, âm nhạc, trang phục,v.v... muôn mầu muôn vẻ.
Chỉ có văn hóa Trung Quốc mới có thể đưa chúng ta lên con đường văn minh, đưa 800 triệu người Trung Quốc đến con đường hạnh phúc được .
Người Nhật Bản đă dùng qua, đă t́m thấy lợi ích. Người Tây phương cũng đang nghiên cứu học tập nó. Chúng ta - những người thuộc về chính nền văn hóa đó - chúng ta lại lại nỡ ḷng nào đi bêu riếu nó. Làm như vậy không những gây nguy hại đến tiền đồ quốc gia đân tộc mà lại c̣n trở thành lũ cháu con bất hiếu nữa .
Hăy đừng để cho người Nhật Bản nói rằng chỉ có họ mới là con cháu thừa kế chính thức của nền văn hóa Trung Quốc. Chúng ta phải mở to mắt ra mà nh́n cho rơ, suy cho kỹ, phán đoán nhiều, giống như ông Bá Dương bảo cần suy nghĩ, bồi dưỡng năng lực phán đoán chính xác; trước tiên là cho hạnh phúc bản thân ḿnh , sau đó cho hạnh phúc của 800 triệu người Trung Quốc khác .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268530
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần III : Các Bài Phê B́nh

NGƯỜI TRUNG QUỐC HÈN HẠ



Vương Diệc Lệnh
" Luận Đàn báo " , Los Angeles, ngày 2/1/1985 ,
" Bách Tính bán nguyệt san ", Hương Cảng, ngày 16/1/1985 ,
" Tin Nhanh tiếng Hoa " , New York, ngày 11/2/1985 .
" Hoa Kiều Nhật báo " , New York , ngày 11 tháng 9 năm 1981

Tôi vừa được đọc " Người Trung Quốc xấu xí " của ông Bá Dương, cảm thấy trong ḷng bực bội không thể không nói ra được .
Một trăm năm trở lại đây người Trung Quốc thật khổ, thật đáng thương, mà t́nh h́nh ngày càng tệ hại. Ban đầu, cái khẩu hiệu của Dương Vụ Phái : " Trung học vi thể, Tây học vi dụng " (Học truyền thống Trung Quốc để lấy làm thể chất, học theo Tây phương để làm công dụng) cũng c̣n có cái ǵ đó chưa đến nỗi lạc điệu lắm. Điều này có tính khả thi hay không th́ chưa biết, nhưng nó c̣n có cái tâm ư muốn duy tŕ cái " thể chất " Trung Quốc. Về sau, dần dần " thể chất " này cũng không ai cần nữa, chỉ c̣n lời oán trách tại sao bố mẹ lại cho ḿnh cái đầu tóc đen, cái bộ da vàng, giặt cũng không được, vứt cũng chẳng xong; rồi ta thán rằng: " Trăng ở nước ngoài tṛn hơn trăng Trung Quốc ", và một mực chửi bố, chửi mẹ, chửi tổ tông.
Cái đó gọi là " truyền thống Ngũ Tứ " (Phong trào mồng 4 tháng 5/1919).
Đó là t́nh huống của mấy chục năm trước, thế mà so với thời nay vẫn c̣n khá hơn. Thời đó mới chỉ là trăng nước ngoài tṛn hơn chứ chưa đến độ rắm ngoại thơm hơn. Bởi v́ thời đó giao thông và thông tin chưa phát triển lắm nên không có cách nào bắt chước nhanh chóng và hiệu quả như thời nay được.
V́ vậy bây giờ, khi người Mỹ tự gọi họ là " xấu xí ", người Nhật tự gọi ḿnh là " xấu xí ", tức th́ có ngay người Trung Quốc lăng xăng ra vẻ thông thái, " tràng giang đại hải " viết liền một cuốn " Người Trung Quốc xấu xí ".
Mấy người Trung Quốc cố ư chửi đổng đó đều không phải là cái loại người Trung Quốc thông thường. Vài chục năm trước những phần tử " Ngũ tứ " - mồm hô " đả đảo ", tự xưng là " tiến bộ " - đều tự cho ḿnh là đại văn hào, có trách nhiệm với đất nước. Chúng đội những tên họ giả, và một người trong bọn họ đă thành danh với những quyển "Gia" (nhà),"Xuân ", "Thu" chất chứa mối thâm thù đại hận đối với truyền thống Trung Quốc. (ám chỉ Ba Kim, nhà văn hiện đại Trung Quốc gốc Măn Thanh - ND).
Chính họ đă, cố ư hoặc vô t́nh, làm công tác tuyên truyền mở đường cho sự nhuộm đỏ Trung Quốc sau này bởi Chủ nghĩa Mác.
Những tai vạ của thường dân Trung Quốc hơn 30 năm nay thực ra đă bắt đầu từ loại nhà văn chạy theo mốt này từ 60 năm về trước.
Ngày hôm nay lại chui ra cái ông Bá Dương, tự xưng là một nhà văn yêu quần chúng một cách phi thường để giương cao thêm cái truyền thống " Ngũ tứ ". Trước hết y gào to : " Văn hóa hũ tương ", sau đó là bôi nhọ cái anh chàng " Trung Quốc xấu xí ".
Tôi là người Trung Quốc. Tôi có rất nhiều khuyết điểm và lỗi lầm - thậm chí những lỗi lớn, những lầm lớn - nhưng tôi không hề xấu xa, lại không hề công nhận người Trung Quốc nhất loạt đều xấu xa.
Bá Dương không biết có cho ḿnh là người Trung Quốc không ? Nếu ông c̣n cho ḿnh là người Trung Quốc, tức phải thừa nhận rằng ḿnh xấu xa, cái đó là tự do của ông ta. Nhưng ông ta không thể lôi kéo người khác đi theo ông ta như thế được.
Tôi không đồng ư với cái quan niệm " Người Trung Quốc xấu xí " này tư nào, nhất là với cái chủ ư và giọng điệu đó, nhưng không phải v́ vậy mà tôi cho rằng toàn bộ quyển sách của ông Bá Dương là vô ích. Nó cũng có được vài câu đúng.
Ví dụ như chính Bá Dương đă nh́n nhận như sau :
" Người Trung Quốc có thể nói là một dân tộc thông minh nhất thế giới. Tại Mỹ, mấy người đỗ đầu các đại học thường là người Trung Quốc. Rất nhiều nhà khoa học lớn, kể cả người cha của khoa học nguyên tử Trung Quốc là ông Tôn Quan Hán, những người được giải thưởng Nobel là ông Dương Chấn Ninh, Lư Chính Đạo đều là những bộ óc hạng nhất.
Người Trung Quốc quả là không phải có phẩm chất xấu. Phẩm chất này có thể đưa Trung Quốc đến được một thế giới lành mạnh và hạnh phúc. Chúng ta có tư cách làm chuyện đó và chúng ta có lư do để tin rằng Trung Quốc có thể trở thành một nước rất tốt đẹp.
Nhưng chúng ta không cần phải cứ muốn quốc gia lớn mạnh. Quốc gia không lớn mạnh th́ có can hệ ǵ? Chỉ cần làm sao cho nhân dân hạnh phúc rồi th́ đi t́m một quốc gia lớn mạnh cũng không muộn. "
Đoạn văn trên tôi cho là rất đúng. Đặc biệt tôi vô cùng tán thành câu " chỉ cần nhân dân hạnh phúc ". Chỉ tiếc ư chính của cả quyển sách lại không phải là những lời lẽ ngay thẳng này, nó toàn chất chứa những thứ kể tội " người Trung Quốc xấu xa " mà tôi hoàn toàn không đồng ư.
Đọc hết quyển sách, người đọc có thể tự hỏi : " Thật ra người Trung Quốc có " xấu xa " không ? " Bá Dương đă trả lời một cách vớ vẩn và rườm với một đống ví dụ rút ra từ thực tế nhằm chứng minh người Trung Quốc là " bẩn, loạn, ồn, và hay cấu xé nhau ".
Tôi tin rằng Bá Dương không thể bịa đặt, mà dù ông có đặt chuyện th́ ư định của ông là ǵ ?
Trên thế giới này dân tộc nào, quốc gia nào mà không làm ồn, không cấu xé lẫn nhau ? Người Híp-py Mỹ không bẩn sao? Tầu điện ngầm ở New York không loạn sao ? Trên diễn đàn chính trị Mỹ, Âu, Nhật ồn ào náo nhiệt, sự hục hặc đấu đá lẫn nhau có phải ít đâu? Có cái xó xỉnh nào lại không có sự cấu xé lẫn nhau? Cứ theo cái lô-gíc của Bá Dương th́ phải đặt cái đầu đề lại cho đúng là " Nhân loại xấu xí ".
Cái việc hoang đường nhất là ngay cả cổ họng của người Trung Quốc có to thật đi nữa th́ có ǵ gọi là xấu xa? Quả vậy! Nhập sông tùy khúc, nhập gia tùy tục, phàm người Trung Quốc đến Mỹ - gồm cả bản thân tôi - đều phải sửa đổi cái tập quán nói to của người Trung Quốc, cố gắng bắt chước cách nói của những người có học thức trong giới thượng lưu nhân sĩ Mỹ, nói năng nhỏ nhẹ, thậm chí nói trên đường dây điện thoại chỉ nhỏ như tiếng muỗi. Điều này là tất yếu.
Nhưng nếu có người nhất thời không thể sửa đổi được thói quen của ḿnh th́ cũng chẳng phải là một tội ác ǵ ghê gớm lắm. Làm sao lại có thể gọi họ là " xấu xa " được. Ngay ở chỗ này chúng ta cũng có thể thấy rằng ông Bá Dương trong ḷng ghét người Trung Quốc đến chừng nào. Và một khi đă ghét mà muốn đổ tội cho người th́ có khó ǵ đâu !
Tại sao một nhà văn tự xưng là " yêu nước thương dân " lại rắp tâm dùng đủ thứ hiện tượng vụn vặt chẳng có đầu cua tai nheo ǵ để bôi nhọ đồng bào ḿnh ? Tôi không có duyên được gặp vị này, chỉ căn cứ vào bài phỏng vấn ông do nữ sĩ Lư Lê thực hiện. Bà này xem ông là một nhà ái quốc lớn và nói rằng ông có một tấm ḷng yêu nước mănh liệt, ông rất kỳ vọng vào nước nhà, dân tộc.
Nhưng khi ông viết ra tất cả lại là một chuỗi toàn những giận trời, trách người, nguyền rủa không thôi. Cái nguyên nhân căn bản có lẽ v́ Bá Dương đă hiểu một cách lệch lạc về văn hóa truyền thống Trung Quốc, nên đă lầm đường lạc lối; có lẽ bị cái " văn hóa hũ tương " do chính ông ta bịa đặt ra mê hoặc tâm trí, bị chính cái " mầm bệnh độc " do ông ta gieo ra làm tê liệt thần kinh của bản thân.
Cái văn hóa " bác đại tinh thông " của Trung Quốc dĩ nhiên có phần vương đạo, nhưng cũng có phần bá đạo, có nhân nghĩa, đạo đức, có trộm cắp, đĩ điếm, có chính tâm thành ư, có phong hoa tuyết nguyệt, bất kỳ phương diện nào cũng đều đạt đến đỉnh cao; trăm thứ bà dằn thứ ǵ cũng có.
Chẳng cứ nói anh chuyên t́m cái " hũ tương " và " mầm bệnh độc ", chứ thậm chí nếu muốn cố ư t́m cái " hũ cứt " hoặc vi trùng cũng đều có thể t́m thấy. Nếu anh muốn bảo văn hóa Trung Quốc là một hũ cứt đầy vi trùng, th́ văn hóa Trung Quốc cũng chẳng thiệt hại ǵ mà chỉ chứng minh rằng : anh là thằng thối tha không ngửi được đến mức vô phương cứu chữa.
Nếu lấy cùng một bộ " Tư trị thông giám " (xem chú thích của người viết bài này -Vương Diệc Lệnh - ở cuối bài) ra mà bàn, có người đọc xong nó có thể học được cách trị quốc b́nh thiên hạ. Trong khi đó Mao Trạch Đông đọc xong th́ lại càng hoàn chỉnh hơn những thủ đoạn tẩy năo và chôn sống người, có lẽ ngay cả Xta-lin cũng không b́ kịp.
Cái văn hóa truyền thống Trung Quốc là như vậy, giống như một lưỡi dao sắc, tùy anh có sử dụng nó hay không, và sử dụng như thế nào. Anh có thể dùng nó để trị bệnh cứu người, cũng có thể dùng nó để giết người. Đương nhiên cũng có thể dùng nó để tự sát.
Cho nên, bất kỳ ai nếu manh tâm đi t́m cái lưỡi sắc của nó, đi t́m những thứ như " hũ tương ", " mầm bệnh độc ", th́ chính người đó sẽ bị mắc bệnh độc chứ không phải văn hóa Trung Quốc.
Tôi xin nói thêm vài điều hơi ngoài lề.
Một trăm năm trở lại đây, v́ chính trị Trung Quốc đen tối, nhà văn, trí thức viết lách thường bị tù đày, giết chóc, quản thúc lâu dài, bị chụp mũ. Điều đó chứng tỏ rằng những chính quyền tại chức vẫn tự coi ḿnh là trời cao, đất rộng.
Bởi v́ mọi người đều thù ghét các chính quyền chuyên chế, nên những cá nhân nào dám công khai thách thức bạo quyền đều được mọi người đồng t́nh, kính nể. Những kẻ bị tù đày v́ lư do chính trị hoặc là nạn nhân của một ư đồ chính trị cũng đều mang một vầng hào quang trên đầu.
Tôi cho rằng không hẳn như vậy hoặc ít nhất cũng không thể nói nhất loạt đều như vậy. Thật ra cũng có một số người bị tù ngục hoặc bị sát hại đáng được tôn kính. Ví dụ như những sứ thần ngày xưa dám can gián hoàng đế mà không sợ bị chém.
Gần đây một số nhà báo không sợ quyền lực dám vạch trần những sự đồi bại của các gia đ́nh quyền quư họ Khổng, họ Tống. Có kẻ bị giết, kẻ ngồi tù, những sự hy sinh của họ đương nhiên có ư nghĩa, có giá trị đáng tôn thờ.
C̣n đối với cái nhăn hiệu " liệt sĩ " của Lư Đại Chiêu và Hồ Giă Tân th́ tôi cho là chết cũng không đáng tiếc. Nó chẳng khác ǵ cái nhăn hiệu " hữu phái " của Vương Diệc Lệnh này, tôi cho rằng đó chỉ là việc tự đi chuốc vạ vào ḿnh.
Tất cả " liệt sĩ " cũng như " hữu phái " ở Trung Quốc chỉ là những sản phẩm đồi bại của các chính phủ độc tài dựng lên. Nhưng nói về bản thân những người bị hại này, đối với cái việc họ bị bức hại th́ chỉ có họ là thiệt tḥi mà chẳng đem lại được ích lợi ǵ cho những người đang sống. Nói tóm lại nếu chịu đau khổ mà không đem lại một kết quả ǵ th́ thật là đáng kiếp !
Dựa trên cái đạo lư này, tôi cho rằng ông Bá Dương mở mồm, rồi ngậm miệng, ngồi trong nhà lao hơn 9 năm và không biết lẻ bao ngày, tựa hồ như lao tù là cái đất mạ vàng của ông ta; nhưng cuối cùng tất cả những thứ đó chỉ là một việc thật vô ích !
Nếu nói theo lô-gíc của Bá Dương, th́ trên đảo Đài Loan có một nhà văn c̣n tài t́nh hơn Bá Dương. Sau khi ông ta ra tù, cho đến hôm nay ông ta vẫn c̣n múa bút trên đảo chửi loạn lên, phong độ không khác trước một tư nào, vẫn chửi đến cả 18 đời tổ tông của kẻ khác. Nhưng theo quan điểm của tôi th́ điều đó chẳng có ǵ là ghê gớm hết.
Bất quá anh ta cũng chỉ là một nhà văn vong mạng (hết thời) mà thôi.
Cuối cùng, xin tóm lại một câu : Người Trung Quốc chưa chắc đă xấu, nhưng trong đám người Trung Quốc lại không thiếu những đồ hèn hạ !
Chú thích của Vương Diệc Lệnh :
Tôi chưa được đọc quyển " Tư Trị Thông Giám bản của Bá Dương ", mà cũng không thích đọc. Bởi v́ tôi tin rằng dùng cái kiểu đánh đổ tất cả, chửi tất cả kiểu " Ngũ Tứ " hay " Hồng Vệ Binh " để diễn giải " Tư Trị Thông Giám " th́ sẽ chẳng c̣n ǵ là h́nh dạng của nó .
Tôi cực kỳ thán phục Tư Mă Ôn Công (Tư Mă Quang). Sách của ông dạy dỗ các vua trị nước như thế nào, dậy các quần thần làm việc nước, dậy cho thường dân cách ăn ở, nước có đạo và vô đạo xử sự như thế nào. ở xă hội như Trung Quốc, nếu nghiên cứu kỹ một chút quyển sách này th́ sẽ bổ ích không ít, tối thiểu cũng không đến nỗi bị ngồi nhà lao của Quốc Dân Đảng hoặc phải đội mũ nhọn [ bị đấu tố ] của Đảng Cộng Sản .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network