Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Truyện ngắn >> NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ ( 4 )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 bathua
 member

 ID 33913
 12/12/2007



NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ ( 4 )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

CÁI TRIẾT HỌC BẮT ĐẦU BẰNG KÍNH VÀ SỢ



Năm ngh́n năm văn hóa truyền thống của chúng ta lấy sự sùng bái làm nền tảng , làm cho cái quan hệ giữa người và người chỉ dựa trên sự kính sợ hơn là trên t́nh cảm yêu thương .
Viết đến đây thế nào cũng có người gào lên : " C̣n cái chữ NHÂN của chúng ta th́ sao ? " .
Nếu nói đến chữ NHÂN phải phân biệt rơ hai mặt. Một mặt là nếu bảo có chữ nhân th́ tất nhiên là có, nhưng chỉ có trong sách vở, mà trên hành động th́ cái thành tố của nó quá nhỏ bé. Sở dĩ chúng ta hơi một tí là lôi cái chữ " nhân " này ra chỉ v́ có thể dễ dàng t́m nó trong sách vở mà khó t́m được nó trong hành động. Mặt khác, chữ " nhân " tựa hồ không phải là " ái " ; chữ " ái " tựa hồ không phải là " nhân ". " Nhân " là phe nắm quyền, đối với thứ dân ở dưới có một chút t́nh thương xót và thông cảm nên mới bố thí, ban phát cho để tỏ ra ḿnh độ lượng, khảng khái - như cô trông trẻ đối với trẻ con ở vườn trẻ.
Sự thực là giữa người và người đầy những " cung kính " và " sợ sệt ". Có nhiều người v́ kính mà thành sợ, chẳng khác nào con đối với cha. Có nhiều người v́ sợ thành ra kính, giống gái đĩ đối với khách làng chơi, như đại thần đối với hoàng đế, tiện dân đối với quan lại, tù nhân với cai ngục.
Anh không thấy Chu Toàn Trung tiên sinh làm cái tiết mục ǵ lúc hoàng đế mở quần thần đại yến sao ? (ông này mưu phản mà tên Toàn Trung - nhưng không trung- lại là tên vua ban) Anh ông ta là Chu Dục tiên Sinh mắng : " Lăo tam, mày làm phản như vậy không sợ diệt tộc à ? ", làm cho mọi người cụt hứng bỏ ra về. Sử sách lập tức xưng tụng anh ông ta là đại đại trung thần, kỳ thật anh ông ta chỉ v́ sợ " diệt tộc " mà thôi. Trong chính sử, cái loại tiết mục này nhiều lắm. Bất cứ sự kiện nào, nếu loại bỏ cái phần sợ hăi đi th́ những t́nh cảm c̣n lại chả có ư nghĩa ǵ nữa.
Trong Hồng Lâu Mộng, Giả Bảo Ngọc tiên sinh viết cho Lâm Đại Ngọc nữ sĩ : " Trong ḷng tôi, ngoài bà nội, cha, mẹ tôi, th́ chỉ c̣n có cô thôi ! " Tôi bây giờ cũng đă nhiều tuổi, tôi nghi câu nói này là không thật. Nói rằng Giả Bảo Ngọc yêu bà nội, yêu mẹ th́ không có ǵ là giả tạo, chứ nói yêu ông bố th́ tôi e rằng vấn đề trở nên rất to tát. V́ có dùng kính hiển vi để soi toàn bộ tác phẩm cũng không thể t́m thấy được một tư vết tích nào của cái t́nh yêu đó, mà chỉ toàn thấy sự hăi sợ. Chỉ nghe bố gọi là Giả Bảo Ngọc đă rụng rời tay chân. T́nh cảm của con đối với cha như vậy th́ nơi tiềm thức chắc phải mong sao cho ông già anh ta chết phứt đi cho rồi .
Cái triết học khởi từ kính, sợ làm cho khoảng cách giữa vua và tôi, giữa quan và dân, càng ngày càng thêm xa cách. Cái tôn nghiêm của hoàng đế tất phải " lên cao đến 33 thiên đường, để lợp ngói cho Ngọc Hoàng thượng đế ". C̣n thần dân thấp hèn tất phải " chết đến 18 từng địa ngục , thay Diêm vương đào than đá " .
Trên thế giới này chưa hề có quốc gia nào lại cần đến cái phong cách xui xẻo đến như Trung Quốc vậy .

- Trích từ tập " Đập tan hũ tương " ˜ ™


( Sưu Tầm )
_BatHua_




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 bathua
 member

 REF: 268414
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

CHỈ TRỪ TÔI RA



Cái tinh túy trong nghĩa dân chủ là " Tôi không được ngoại lệ ". Mọi người đều không được vượt đèn đỏ th́ tôi cũng không được. Mọi người không được tùy tiện khạc nhổ th́ tôi cũng vậy. Mọi người tán thành pháp chế th́ tôi cũng không thể đ̣i có đặc quyền. Cái ǵ đă thành định chế rồi th́ tôi không được phá hoại.
Nhưng cái của quư này một khi vào đến Trung Quốc rồi, th́ bỗng trở thành : " Riêng tôi là ngoại lệ " (Chỉ ngă lệ ngoại).
Tôi chống việc vượt đèn đỏ, nhưng đó chỉ là chống những người khác vượt, c̣n riêng tôi th́ tha hồ. Tôi chống việc tùy tiện nhổ đờm, nhưng chỉ đối với những người khác thôi, c̣n tôi th́ vẫn có thể làm. Tôi tán thành chuyện mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật, nhưng bản thân tôi th́ không thể b́nh đẳng như những người khác được. Tôi tán thành việc xây dựng pháp chế, nhưng chỉ mong rằng các anh tuân thủ nó, c̣n tôi v́ thông minh và tài trí cao như thế, không thể nào vào cái tṛng đó được. Tôi đường đường một đấng như vậy mà lại không thể là một ngoại lệ, lại chịu mất mặt th́ sống c̣n có ǵ thú vị nữa.
" Cái mặt " ở đây là cái ǵ vậy ?
Người nước ngoài nghiên cứu măi mà vẫn không hiểu nổi nghĩa. Có người giải thích là " da mặt ", ư chỉ muốn chú ư đến bề mặt ngoài mà bỏ mặc không đếm xỉa đến nội dung thực của nó. Người th́ giải thích là " cái tôn nghiêm ", ư muốn đặt cái hư vinh của nó lên trên thực chất.
Riêng phần ḿnh, tôi cho rằng " cái mặt " có lẽ là một sản phẩm của sự suy nhược thần kinh và của tính ích kỷ đời đời bền vững. V́ thần kinh suy nhược làm cho cái ḷng gian càng thêm hư hỏng, nên chỗ nào cũng phải đem cái kiêu ngạo mà bù đắp cho cái tự ti.
V́ tính ích kỷ quá bền vững, chỉ sợ không chiếm được lợi thế, nên lúc nào cũng cầu : " được riêng ḿnh là ngoại lệ ".
Cái ḷng ích kỷ con người ai cũng có, không những không thể chê trách là quá đáng mà c̣n có thể xem như một động lực thúc đẩy cho xă hội tiến. Nhưng một khi nó vượt quá mức độ lại thành một con bệnh nặng, chỉ đáng khiêng đến nhà xác chờ cho nó tắt thở thôi.
Ôi ! Một kế hoạch, một phương pháp, một hội nghị, một quyết sách, thậm chí một vụ kiện cũng chỉ đều là cái cớ để cho đám người tham dự vào nghĩ ngay rằng : " trong việc này ḿnh có lợi ǵ không ? " hoặc " ta sẽ kiếm chác được bao nhiêu tiền đây? ", nhờ nó ta " hưởng được những quyền hành ǵ? ", ta sẽ " có được trách nhiệm lớn hay nhỏ ? ".
Một câu một chữ, nhất cử nhất động đều ḷng ṿng trên những thứ đó. Bề trên cũng vậy, cấp dưới cũng thế. Cả anh và tôi cũng rứa, mọi người đều ôm lấy chúng đến chết cũng không buông .

- Trích từ tập " Đập tan hũ tương " .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268419
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

TẠI SAO KHÔNG THỂ MƯU LỢI ĐƯỢC ?



Ông Tôn Quang Hán cho rằng " quan niệm cũ " và cái " hũ tương " tên tuy khác nhau mà thật ra giống nhau. Nhưng tôi nghĩ hai cái này tựa hồ chỉ có một phần giống nhau. Trong quan niệm cũ cũng có cái tốt, những hành động của nó cũng có những cái rất xán lạn. Chỉ có cái quan niệm đầy gịi bọ của cái hũ tương, cho dù nó có mới hay cũ, cũng chỉ là rất sa đọa, độc ác.
Trong quan niệm cũ c̣n đến ngày nay, người ta coi khinh việc buôn bán, cho rằng buôn bán một cách chính đáng để kiếm tiền cũng là mất thể diện. Nó không phải không dính dáng đến chuyện làm cho văn hóa đă đi vào một bước ngoặt. V́ cái văn hóa chúng ta vốn là quang minh chính đạo, nhưng bị cái chính thể phong kiến lâu dài và các học phái Nho gia hợp lực xô đẩy cho rơi vào trong cái hũ tương kia. Ban đầu c̣n kêu khóc, nhưng sau thành gịi bọ rồi th́ cũng chẳng kêu được nữa, ngay cả những tiếng rên rỉ rồi cũng thành yên lặng.
Học thuyết của ông Mạnh Kha (Mạnh Tử) dạy rằng : " Nói đến lợi mà làm ǵ, chỉ có nhân nghĩa mà thôi ! " (Hà tất viết lợi, duy hữu nhân nghĩa nhi dĩ). Cái ông tổ sư không nói đến lợi này, v́ ngàn vạn con gịi trong hũ tương mà làm ra cái mặt nạ nhân nghĩa, rơ ràng đă bị bệnh tim la nặng; mặt mũi đă lở loét, nhưng một khi đeo mặt nạ lên lại hét : " Tất cả mọi người hăy xem đây, mặt ta đẹp đấy chứ ?! "
Ngoài mặt có vẻ trấn tĩnh nhưng trạng thái tâm lư bên trong không yên ổn, các nhà Nho đối với thương nhân đầy khinh thị, đố kỵ và tức giận. Hễ nói đến thương nhân th́ họ lại gọi là " gian thương ".
Dĩ nhiên gian thương th́ cũng rất nhiều, mà trong giới viên chức nhà nước cái loại sâu mọt đó cũng chả thiếu, nhưng chưa bao giờ nghe ai gọi bọn đó là " gian quan " cả, nhiều lắm cũng chỉ có chữ " tang quan " (quan tham nhũng), một từ mà ta nghe thấy nhiều vô cùng tận.
Nhưng những người buôn bán đàng hoàng, hợp pháp kiếm được ít tiền, ăn ở tương đối khá một tí tức th́ có ngay những kẻ nóng mặt căm thù. C̣n " ba năm làm tri phủ trong sạch, có được 10 vạn quan tiền " (Tam niên thanh tri phủ, thập vạn tuyết hoa ngân) th́ cái cao quư khốn nạn đó lại có thể chấp nhận được, và mọi người đều giơ ngón tay cái lên bảo: " Giỏi thật! "
Một sinh viên lớp đêm của Học viện Văn hóa Trung Quốc kể với tôi về giáo viên của anh ta là ông Phó Tông Mậu. Ông này giảng bài được học sinh rất ưa thích, không chỉ v́ ông nói hay mà c̣n sâu sắc nữa.
Hôm đó để chấm dứt một học kỳ, ông đă đánh phủ đầu cái loại học thuyết của Nho gia thích lải nhải " chỉ v́ nghĩa mà không v́ lợi " (Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi). Ông khuyến khích sinh viên cứ dùng những phương thức hợp pháp và chính đáng mà kiếm tiền. Ông bảo " Mưu lợi " không phải là một điều sỉ nhục, bàn về lợi lộc, tiền bạc không phải là một điều sỉ nhục, trái lại c̣n là một điều vinh quang.
Cái kiểu nhà Nho, mồm không nói đến lợi, đến tiền nhưng ḷng dạ lại đầy ứ những quan niệm què quặt về lợi tiền, nếu không sửa đổi lại th́ xă hội, cuộc sống không thể nào vươn lên được.
Người sinh viên khi thuật lại chuyện này giọng c̣n đầy tôn kính ông Phó Tông Mậu, mà tôi lúc nghe kể chuyện cũng vậy.
Cái dục vọng tiềm tàng trong ḷng người Trung Quốc cần phải xóa bỏ kia không phải một sớm một chiều có thể tiêu tan được. Có câu rằng : " Không có ǵ buồn bằng không biết xấu hổ ". Than ôi ! V́ không biết xấu hổ nên cái ḷng ích kỷ vẫn muôn đời.
C̣n có một loại hiện tượng, mà không biết độc giả có chú ư không, là người Trung Quốc hay nói nhân nghĩa, đạo đức ở cửa mồm. Miệng lưỡi th́ không ai bằng, thông minh tài trí, khả năng phán đoán tưởng chừng nhất thiên hạ. Nhưng vấn đề là trong muôn vạn người chẳng gặp được ở ḷng ai có chất chứa những thứ đó. Chỉ cần trong muôn người có một th́ tất cả những thứ mơ hồ vớ vẩn kia mới trở thành sự thật, và làm cho cuộc đời lên hương được .

- Trích từ tập " Đập tan hũ tương " ˜ ™


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268422
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

GIỮ M̀NH LÀ THƯỢNG SÁCH



Có ông thánh nói : " Biết mà không làm , không phải biết thật " (Tri nhi bất hành, bất vi chân tri). Biết và làm đều quan trọng, không kết hợp được hai cái đó với nhau th́ không phải thật là biết. Hiểu được đoàn kết là sức mạnh, nhưng trong hành động lại không chịu đoàn kết th́ cũng chưa thể cho là hiểu được.
Căn bệnh này không hẳn do bản tính của người Trung Quốc, mà v́ mọi người ăn phải bả của bọn Nho gia học phái, rồi không tiêu hóa được. Thật ra Khổng Tử trên nguyên tắc đề xướng Chủ nghĩa cá nhân hơn là Chủ nghĩa tập đoàn. Khổng Tử thường lải nhải dậy dỗ các môn đệ, những " ông thánh bậc hai ", về cái gọi là " giáo dục đại chúng ". Thật ra cái giáo dục mà ông ta nói cũng chẳng khác nào số những hạt trân châu trong các vỏ trai. Phần lớn những điều dậy bảo của ông chỉ nhắm vào giáo dục cá nhân, khuyến khích chủ nghĩa cá nhân là chính.
Lư tưởng của nhà Nho cơ bản gồm hai điều :
Một là làm sao cho đám dân thường cúi mặt, cúp đuôi, không dám ngó ngàng ǵ đến chuyện chính trị, chuyện quốc gia đại sự, chỉ c̣n biết lo cho gia đ́nh, tài sản riêng, như câu " Người khôn giữ ḿnh " (Minh triết bảo thân), hoặc " Thức thời mới là người tài giỏi " (Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt). Đây là một cách làm cho sức đề kháng của một con người trên phương diện xă hội càng ngày càng yếu đi.
Lư tưởng thứ hai là cầu xin kẻ nắm quyền nương tay đối với dân lành vô tội, lúc đạp lên đầu họ th́ đạp nhè nhẹ một tí. Nên có chữ : " Hành nhân chính ", nghĩa là thi hành chính sách nhân đạo.
Khổng Tử có một đoạn văn nói cách tránh tai họa rất cao siêu như thế này :
" Nước bị nguy th́ không nên vào, nước bị loạn th́ không nên ở. Lúc thiên hạ có đạo lư th́ ta xuất đầu lộ diện, lúc không có th́ ta ở ẩn. Nước có đạo lư mà nghèo hèn là nhục. Nước vô đạo mà phú quư cũng là nhục " (Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo, tắc kiến. Vô đạo, tắc ẩn. Bang hữu đạo, bần thả tiện, sỉ dă. Bang vô đạo, hàn thả quư yên, sỉ dă).
Những điều dạy bảo này của thánh nhân thật là thông minh, rành mạch : Con người sống phải theo chiều gió, như ḥn bi trơn. Chờ cho người khác b́nh thiên hạ xong rồi th́ ta nhảy ra kiếm một chức quan. Lúc dầu sôi lửa bỏng th́ ta ở nhà đánh giày cho thật trơn, và gửi vợ con đến những nơi an toàn nhất.
Đại khái để làm một nhà Nho chính thống - có thể làm hội trưởng Hội Khổng Mạnh được - là kiểu như vậy. Nghĩa là t́m cái thế lợi nhất để thích ứng, để cho bản thân được an toàn, " tấm thân ngh́n vàng không ngồi trong căn nhà sắp đổ " (Thiên kim chi tử, tọa bất thùy đường). Những phần tử trí thức cho rằng không bao giờ nên đến gần một nơi mà một viên ngói có thể rơi vào đầu.
Đối với những thối nát chính trị, những đau khổ của dân lành, ḿnh chẳng dính vào làm ǵ cho mệt thân, có nh́n thấy cũng cứ tai ngơ mắt lấp cho xong. V́ nh́n thấy thường khó tránh khỏi tức giận, tức giận thường khó tránh khỏi nói toáng lên, nói toáng lên thường khó tránh khỏi bị tai vạ.
Than ôi ! Trong toàn bộ giáo huấn của nhà Nho hầu như không có ǵ khuyến khích con người suy nghĩ hay ho, rất ít nói đến quyền lợi, nghĩa vụ, rất ít khích lệ cạnh tranh, mà chỉ muốn học tṛ ḿnh, rồi lại học tṛ của học tṛ ḿnh an phận với hiện trạng mà ung dung tự đắc. Cái ǵ cũng có thể làm, miễn là nó không đem đến cho ḿnh cái ǵ nguy hiểm cả.
Tại sao Khổng Tử ít khen ai ngoài Nhan Hồi - cái anh chàng học tṛ nghèo rớt mùng tơi đó ? Ông hết sức tán dương sự chịu đựng nghèo khổ của anh học tṛ này mà không hề t́m hiểu trách nhiệm của cái xă hội đă làm cho " ông thánh bậc nh́ " này thành nghèo khổ đến như thế. Lại không hề nghĩ làm thế nào để cải tổ cái quần thể xă hội đó, mà chỉ dương đôi mắt mù quáng dạy đời rằng : " Nghèo cũng hạnh phúc được ! ".
Nếu mỗi người Trung Quốc đều hạnh phúc kiểu đó, quốc gia dân tộc chắc chắn phải quay về thời kỳ đồ đá mà thôi !

- Trích từ tập " Đập tan hũ tương " .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268426
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG BIẾT CƯỜI



Vài năm trước có người bảo diễn viên ca múa dân tộc mặt chẳng bao giờ cười, ông bầu hơi ngạc nhiên, nhưng rồi cười đáp : - Cái màn đó gọi là " Cung nữ oán ", cung nữ đương nhiên mặt mày phải sầu khổ chứ ! Nhưng sau đó diễn đến màn " Vui gặp gỡ ", " Sống lâu muôn tuổi " mặt mày các nàng vẫn ủ dột như cũ, không hiểu ông bầu kia sẽ nói thế nào ?
Trước kia tôi cũng từng nghĩ rằng có lẽ cái giống da vàng sinh ra không biết cười, hoặc không thích cười. Nhưng đến Nhật Bản rồi tôi mới thấy họ cũng da vàng mà lại biết cười một cách hoan hỷ. Ngoài cô lái xe cười, các cô gái điều khiển cái thang máy đơn điệu và giống cái quan tài kia cũng biết cười; bởi vậy tôi mới giật ḿnh. Thế là tôi lại đi t́m cái nguyên nhân làm cho mặt người Trung Quốc không cười được đó.
Có thể 100 năm nay chiến tranh liên miên, khóc đă quá nhiều, giống định luật chọn lọc tự nhiên của các nhà sinh vật học, người Trung Quốc chỉ biết học khóc mà dần quên mất cười để đối phó với thời cuộc đói khó. Bộ mặt thiếu cười của người Trung Quốc là một đe dọa cho sự nghiệp du lịch. Cái ảnh hưởng xấu nhất của nó là thái độ của người Trung Quốc đối với người lạ. Tôi đă từng đi khắp các tỉnh Trung Quốc và thấy rằng, ngoài Bắc Kinh, không có nơi nào không có hiện tượng " bắt nạt người lạ ".
Con người là một loại động vật biết cười. Nhưng những cô y tá, những cô bán vé xe người Trung Quốc lại là một ngoại lệ. Về việc này hơn 10 năm nay mọi người đều than văn nhưng cái bộ phận quản lư xe buưt và nhà thương quá bận về việc ăn tiền để có thể chú ư đến nó. Cứ xem t́nh h́nh này, trừ phi vứt tiền vào mặt họ, th́ ngay cả ông trời cũng chẳng có thể cậy mồm họ ra cho họ cười được.
Thực ra gương mặt những cô bán hàng bây giờ hầu như cũng có khá lên đôi chút. Ngay lúc anh bước vào cửa hàng, giống như con mèo thấy con chuột vào ổ của ḿnh, đôi mắt nhỏ của các cô nh́n về phía anh chứa đầy những ḍ xét như đối với một địch thủ. Các cô bắt đầu bằng việc đánh giá áo quần của anh, và nói một câu ǵ đó kiểu: " ấy, cái này đắt lắm đấy! " Nếu anh hỏi: " C̣n thứ ǵ tốt hơn nữa không ? " th́ sẽ được trả lời: " C̣n đắt hơn nữa đấy! ".
Tôi có một người bạn, thời c̣n học Đại học Ngoại ngữ, đến một cửa tiệm bán hàng ủy thác nằm trước mặt Trung Sơn Đường ở Đài Bắc. Anh lấy ra một cái áo len giá tiền tương đối đắt, 500 đồng để ngắm nghía. Người chủ tiệm sau khi nh́n kỹ huy hiệu trường học ở cổ áo anh đă nói không do dự : " Lúc nào cậu tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ xong, thành thông dịch viên lương mỗi tháng ít nhất là 500 đồng cái đă. Bây giờ cậu phải tiết kiệm chứ ! " Kết quả đă hoàn toàn ngoài dự đoán của ông ta, v́ người bạn tôi đă mua cái áo đó.
Không có ǵ khổ tâm cho khách hơn cái việc sau khi vào xem một vài mẫu hàng trong tiệm rồi cáo từ đi ra không mua ǵ. Lúc đó từ chủ tiệm cho đến người bán hàng, nếu không lườm nguưt th́ cũng th́ thầm chửi rủa như vừa gặp trộm cướp, thái độ đều lộ rơ bên ngoài không hề giấu diếm.
Thế mà có người bảo: " Có can hệ ǵ đâu! Bọn họ thấy người nước ngoài vào tiệm vẫn tươi cười đấy chứ ! ". Nhưng ai cũng nhận thấy rằng sau khi du lịch phát triển, người nước ngoài vào nhiều, một vài du khách ngoại quốc nghèo cũng bắt đầu xuất hiện, lúc ấy cái thói cũ kia lại trỗi dậy. Và cách đối xử rồi cũng chẳng có ǵ khác biệt giữa người nước ngoài và người bản xứ.
" Ngồi tắc-xi có máy tính tiền ở Đài Loan không cần cho buốc-boa ! ", nếu có điều ǵ đáng quảng cáo rùm beng để kiếm khách du lịch th́ đây là một.
V́ vấn đề cổ động cho chuyện đừng có hai giá khác nhau vẫn là một chuyện không triển khai nổi. Phàm hễ mua đồ ǵ ở Đài Bắc, mọi người ai cũng có chung một nỗi lo sợ gặp phải giá cả trên trời dưới đất. Lúc trả tiền thực ra ḿnh có bị lừa hay không ? Cái đó thật chỉ biết trông cậy vào may rủi.
Cho nên trước kia tôi có phát minh một định luật thế này : Để khỏi bị hớ, lúc có ư định mua tôi bắt đầu bằng cách trả một cái giá cơ bản thật thấp, mà tôi nghĩ với giá đó họ không thể nào chịu bán. Nhưng kết quả lại vẫn không như tôi mong đợi.
Hôm trước tôi đi t́m mua một va-li da, thấy một cái đề giá 300 đồng, tôi cho rằng nó chỉ đáng 150 là cùng, chỉ có điều cái h́nh dạng của nó tôi không thích lắm nên chỉ trả cho có lệ là 70 đồng. Cứ tưởng nghe cái giá ấy, người bán hàng phải đi tự tử chứ làm sao bán được, không ngờ anh ta hối hả bảo: " Được rồi, ông lấy đi! ".
Ôi thôi ! không biết làm sao mà nói cho được về cái thiện ư và ḷng thành khẩn của người Trung Quốc đối với những khách lạ. Con đường du lịch đâu phải chỉ để du lịch mà c̣n là con đường để học làm người nữa .

- Trích từ tập " Con lợn đẹp " ˜ ™


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268430
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

NƯỚC CÓ LỄ NGHĨA



Tŕnh độ giáo dục của một cá nhân cùng phẩm chất của cả dân tộc hoàn toàn thể hiện ra qua những tiếp xúc giao tế bề mặt của xă hội. Các vị chắc nhớ tác phẩm tên là " Kính hoa duyên " (Truyện hoa trong gương). Đường Ngao đến " Nước quân tử ", định nghĩa nước lễ nghĩa nào là " thánh nhân truyền lại ", " dùng lễ nhạc để giáo hóa ",v.v...Kỳ thực chẳng qua ông chỉ căn cứ trên cái việc trẻ con và người già có bị lừa khi đi mua bán hay không. " Nước quân tử " là nơi họ không bị lừa, và mỗi lần gặp một nước như vậy ông lại quỳ xuống vái.
ở Mỹ, chuyện người già và trẻ con không bị lừa gần như là một chuyện đương nhiên. V́ không những giá tiền đều được quy định mà thái độ phục vụ cũng không có chỗ chê. Lúc chúng tôi ở Las Vegas vợ tôi có đến một cửa hiệu nhỏ t́m mua một cái áo khách [một loại áo cánh dầy và dài - jacket]. Trong tiệm có một cái đề giá là 12 đô. Tiền đă trả xong, chỉ c̣n chờ gói hàng, lúc ấy vợ tôi mới chợt thấy dưới cánh tay áo bên phải h́nh như có một vết đen bé bằng hạt gạo, liền nói : " ái dà, cái ǵ thế này ? "
Bà già bán hàng cầm lên xem rất kỹ, và nói như xin lỗi : " Thực ra vết bẩn này có thể giặt sạch, nhưng cũng có thể không. Nếu bà vẫn đồng ư mua, tôi đi hỏi chủ tiệm xem có thể bớt được ít tiền không ? " Nói xong lật đật lên lầu, rồi lại lật đật chạy xuống bảo có thể bớt cho vợ tôi 2 đôla. Nghe vợ tôi kể lại chuyện này tôi hơi choáng váng.
Vốn bị người bán hàng ngược đăi đă thành thói quen, bây giờ như bỗng có một ngọn gió xuân đến làm rơi mưa xuống, tôi thật t́nh chỉ muốn đến mà hôn vào mồm bà bán hàng ấy một cái.
Nếu chuyện này mà xảy ra ở Đài Bắc hay Hồng Kông, có lẽ nó sẽ là một tiết mục đấu súng giữa cảnh sát và ăn cướp. Nhất định sẽ ầm ĩ lên như kiểu này : nếu bà khách chết tiệt kia dám cả gan bới lông t́m vết, người bán hàng tất phải phùng mang trợn má sấn sổ ngay :
" Cái ǵ? Nói thế nào? Đen à? Buồn cười thật! Bộ người ta không có mắt hay sao ? Dù có đen nữa đi mà ở dưới nách th́ có hề hấn ǵ. Chẳng lẽ lúc nào cũng cứ dơ nách lên cho người ta xem à ?
Muốn bới móc th́ cứ nói thẳng ra. Người mua cũng c̣n khối kẻ thật thà chán ! Bây giờ đă ngả giá rồi c̣n định trả hàng lại đấy chắc? Giảm giá à? Giời mà hiểu được ! Lần sau có đi mua hàng th́ cứ phải đếm trước hầu bao đi cái đă. Tiền không có mà cứ làm bộ như ta đây giầu lắm! Cái ǵ? C̣n không đúng ấy à?
Người ta là con người của một nước lễ nghĩa, văn hóa truyền thống 5.000 năm, đối với khách như đối với kẻ về nhà, chẳng lẽ không thấy được điều ấy hay sao mà c̣n lậu bà lậu bậu như kiểu bị người ta lừa ḿnh đấy !
Cửa hàng của người ta to thế này mà cứ trông mong vào mấy đồng xu của các người th́ có mà chết đói ! Mấy cái đồ ngoại quốc nhà quê, văn hóa nông choẹt. Chẳng bơ công cho người ta đi kêu cảnh sát.
Cứ nói huỵch toẹt ra! Mua không nổi chứ ǵ? Thôi! Quên đi! Đưa đây! ".
Las Vegas là một thành phố cờ bạc ; 99% người đến đấy là du khách và 99% trong số này có lẽ chỉ đến đây thăm một hai lần trong đời họ. Nếu những kẻ bán hàng ở đây muốn lừa khách th́ họ hoàn toàn chẳng phải lo ngại ǵ đến hậu quả của nó cả.
Thế mà họ vẫn cứ chẳng khác ǵ như những nơi khác trên đất Mỹ , rất thân thiết và đứng đắn .

- Trích từ " Dẫm lên đuôi nó " .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 

 bathua
 member

 REF: 268433
 12/12/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ

Phần II : Các Bài Viết

BA CÂU NÓI



Cái lúng túng lớn nhất của người Trung Quốc khi mới đến Mỹ là gặp quá nhiều loại lễ nghi phức tạp của người Mỹ. Ngoài đường nhỡ vô t́nh chạm vai vào một người khác, dù chạm thật nhẹ cơ hồ như không chắc có chạm không, là người kia đều nói: " Xin lỗi! " Nếu như đụng thật, da thịt đôi bên đều cảm thấy, th́ cái câu xin lỗi ấy sẽ rất là ai oán. C̣n nếu đụng mạnh vào nhau một cái rầm th́ cái câu xin lỗi này sẽ trở thành liên hồi, liên thanh khó mà chống đỡ được.
Tại Trung Quốc nếu hai người đụng nhau trên đường th́ lại hoàn toàn khác. Phản ứng của đôi bên sẽ nhanh như chớp, mắt long lên, trợn trừng nh́n nhau như sắp biểu diễn một màn nhẩy cao. Câu đầu tiên dùng để nói với nhau sẽ là kiểu : " Mắt mù à? " Đối thủ cũng lập tức nhảy cỡn lên phản công: " ái dà! Ai mà cố ư! Đi đụng vào người ta mà lại c̣n không biết điều! " Người kia lại gân cổ to tiếng hơn: " Đụng vào người ta mà lại c̣n già mồm, không biết được giáo dục kiểu ǵ ? " Đối thủ mồm cũng không kém: " Đụng vào th́ đă chết chưa? Chắc muốn người ta quỳ xuống lậy ḿnh chắc ? Bảo người ta đụng ḿnh à? Thế ḿnh lại không đụng vào người khác đấy ? Chính ḿnh đi đụng vào người ta mà lại c̣n muốn đổ vấy cho người ! ". Sự t́nh đến đây, người có vẻ yếu thế hơn sẽ bỏ đi, mồm lẩm bẩm chửi rủa, trong khi đó cái người có vẻ cứng mạnh hơn dơ chân múa tay, giọng điệu đe dọa khiến cho cả đám đông kéo nhau đến như thể sắp xem một đám đánh lộn.
Nếu độc giả chú ư, từ lúc đụng nhau cho đến lúc ră đám, chúng ta không hề nghe được một câu " xin lỗi ". Cái môn " đến chết cũng không nhận lỗi" rất tinh thông này của người Trung Quốc biểu hiện khá đầy đủ trong cái chuyện va vào nhau trên đường. Người Trung Quốc đă mất khả năng nói " xin lỗi ! ". Họ đều giống như những hỏa tiễn phun lửa, chỉ có cái dũng khí dựa trên sức lực để hơn thua với nhau mà thôi.
Một trong những đặc trưng của văn minh Tây phương là thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại của người khác, cho nên họ luôn luôn để ư, cẩn thận trong việc biểu lộ sự tôn trọng đó. Người ta dẫm lên chân ḿnh, cố nhiên " Xin lỗi ! ". Thực ra chưa dẫm mà chỉ suưt dẫm lên thôi, cũng " Xin lỗi! ". Ho một tiếng, cố nhiên là " Xin lỗi! ". Hắt x́ hơi một tiếng nhỏ cũng " Xin lỗi! ". Đang lúc nói chuyện mà cần đi tiểu tiện, cố nhiên " Xin lỗi! ". Đang ngồi ăn mà nhà bếp bị cháy phải đi dập lửa, cũng " Xin lỗi ! "
Du khách vẫn thường thấy cảnh khi anh đang loay hoay chụp ảnh, có người vô ư đi vào giữa, cũng vội vàng " Xin lỗi ! ". Hầu như tất cả những người Tây phương khi họ thấy anh dơ máy ảnh lên đều dừng bước lại ngay, đứng cười, và chờ anh chụp ảnh xong mới tiếp tục đi. Nếu người chụp ảnh là đồng bào Trung Quốc, họ sẽ chẳng có phản ứng ǵ khi anh tránh chỗ cho họ chụp. Nhưng nếu người chụp ảnh là người Tây phương mà anh làm như vậy th́ họ nếu không nói " xin lỗi " th́ cũng " cảm ơn ông nhiều ".
" Cảm ơn " và " Xin lỗi " đối với tôi rất đáng sợ. Cả hai thứ cùng ghê gớm như nhau. ở trên thế giới này không hiểu sao người ta lại có thể lăng phí nước bọt cho hai cái câu này nhiều đến như thế. Tôi vốn là người tinh thông thập bát ban vơ nghệ, tưởng có thể tránh thoát được sự bao vây của hai cái câu này khi đến Mỹ, nhưng không ngờ lại khó đến thế. Tôi càng cố tránh th́ họ lại càng nói " cảm ơn ông ".
Anh chờ cho họ chụp ảnh xong mới đi qua, họ cố nhiên " cảm ơn " anh. Lúc đi mua đồ, đưa tay lấy hàng họ cũng nói " cảm ơn " với người bán hàng. Tại Trung Quốc, một khách hàng chẳng bao giờ nói cảm ơn đă đành, nhưng nếu người bán hàng mà nói cảm ơn chắc cái trần nhà thể nào cũng phải sập v́ cảm động.
Đến ngân hàng Mỹ rút tiền, các bà ngồi két đưa tiền cho anh cũng cảm ơn. (Anh cứ thử cái việc này ở các ngân hàng của chúng ta xem, chắc chắn anh sẽ lập tức tương tư Tây phương ngay). Nếu anh vượt quá tốc độ hoặc rẽ ở chỗ cấm rẽ, cảnh sát đưa giấy phạt cho anh lại cũng nói cảm ơn. Một người bạn tôi, ông Chu Quang Khải, chở tôi đi đỗ xe ; đến cổng một băi đậu xe phải trả tiền, lúc cầm vé ông cũng lại " cảm ơn ". Tôi thắc mắc : " Này, sao anh đă trả tiền đàng hoàng chứ ông ta có để cho anh đậu không mất tiền đâu mà lại c̣n phải cảm ơn ? " Anh ta nghĩ một lúc lâu rồi cũng không hiểu lư do tại sao. Nhưng đến lần thứ hai anh lại cũng vẫn " cảm ơn ông " làm tôi tức muốn chết.
Nhưng cái " cảm ơn ông " sâu đậm nhất đối với một người già đầu như tôi vẫn là trường hợp của cái cửa tự động. Lúc đi qua cái thứ cửa có ḷ xo tự động này tôi thường cứ buông tay cho nó tự đóng lại. Sau khi đến Mỹ, đương nhiên vẫn cứ làm như vậy. Bạn bè nhiều lần khuyên can :
" ở đây là cái nước man rợ, anh đừng đem thứ văn hóa truyền thống 5.000 năm qua đây nhé. Khi nào đi qua cửa anh nhớ nh́n xem đằng sau có ai không trước khi từ từ buông cửa ra ".
Buồn cười thật, tôi qua Mỹ để du lịch chứ có phải để làm thằng gác cửa cho người khác đâu. Tôi đă từng đi qua nhiều cửa tự động hơn anh ta tưởng, cần ǵ để cho anh ta phải dậy tôi như vậy. Nhưng rồi tới một ngày, tôi đă hiểu cái chuyện anh muốn nói đó.
Lần ấy, sau khi đi qua cửa tôi đă buông cái cánh cửa có ḷ xo mạnh ấy cho nó tung ra như tôi vẫn thường làm. Sau lưng tôi bỗng có một tiếng kêu lớn của một ông già da trắng. Bạn tôi và tôi bấn cả người lên cơ hồ muốn quỳ xuống mà xin tha lỗi (Thực ra tôi muốn t́m đường rút lui một cách êm thắm, nhưng những người nghe tiếng kêu vội đến cứu ông già nhiều quá làm tôi không chuồn được).
Cũng thật may là cánh cửa đập không làm chấn thương ǵ đầu óc ông cụ cả. Ông cụ nh́n mặt mũi và cách ăn mặc của chúng tôi, chắc đoán rằng đây là những nhân vật quan trọng của cái bộ lạc ăn thịt người ở Tân Ghi-nê, nên cũng chẳng thèm lư đến nữa.
Sau chuyện này người bạn mới bảo tôi : " Dù anh có chưa bao giờ anh ăn thịt lợn th́ cũng phải xem qua cách lợn chạy, cứ bắt chước người Tây phương mà làm, đó là con đường yêu nước chân chính đấy ! "
Trời ơi ! th́ ra người Tây phương mỗi khi đi qua cửa đều dừng chân giữ cửa, chờ cho những khách đi sau nối đuôi nhau đi vào trước ḿnh. Hoặc ít nhất th́ cũng quay lại giữ cửa cho đến khi người đi sau tiếp được cửa rồi, mới từ từ bỏ tay ra.
Đúng là đi một đàng học một sàng khôn. Bây giờ cái việc giữ cửa này tôi đă thuộc như cháo. Và từ đấy trở đi tôi liên tục nghe được từ cửa miệng những ông già, bà già Mỹ cái câu " cảm ơn ông " sướng cả lỗ tai.
Lúc quay lại Đài Loan tôi vẫn quen thói " tôn sùng " Tây phương này. Nhưng chỉ được ba hôm th́ lại vẫn chứng nào tật nấy. Mà cái đó không phải v́ ư chí của tôi yếu đuối, nhưng v́ mỗi lần dừng lại cung kính giữ cửa, th́ cái ông bạn da vàng ở đằng sau nh́n tôi như thể mồm anh ta đang ngậm cứt khô, không thể nào nghe được một thanh âm ǵ giống như tiếng " cảm ơn " từ nó cả. Tôi bèn cứ thả cho cửa nó tung ra như thói quen cũ, mặc kệ mẹ cho nó đập vào mặt ai th́ vào, có đập chết cũng được !
Tôi nghi rằng để có thể móc trong mồm một người Trung Quốc ra cái câu " cảm ơn ông " e rằng nếu không dùng đến cái cào cỏ năm răng của ông bạn Trư Bát Giới của chúng ta th́ không thể được.
Thật ra cái câu " cảm ơn " và cái câu " xin lỗi " của người Mỹ cũng giống nhau. Chúng đă trở thành một bộ phận của đời sống dân chủ, từ đứa bé vừa học nói, mẹ nó chùi đít cho nó, nó cũng biết nói cảm ơn. Cái đó làm cho nó hơi có khuynh hướng " lạm phát ".
Các người chắc đă từng xem cảnh ăn cướp nhà băng ở Mỹ. Một người vạm vỡ, tay cầm súng lục, bắt người đàn bà ngồi ở quầy nhét đầy tiền vào trong bị rồi ngả mũ chào: " Cảm ơn bà! " Sau đó mới rút lui. Theo tôi, thà cứ lạm phát như thế này vẫn c̣n hơn là bị cứt khô làm tắc họng mà chết.
Điều cần phải nói rơ hơn tư nữa về " xin lỗi " và " cảm ơn " là lúc nào chúng cũng đi liền với một nụ cười, và có thể dẫn đến một câu như kiểu : " Tôi có thể giúp đỡ được ǵ không ? "
Tôi là một người ngần này tuổi đầu, sinh ra ở lục địa, hiện sống ở Đài Loan, từ thâm sơn cùng cốc đến chốn thị thành, từ thôn làng đến đại học Tây phương, từ tiếng đọc ê a cho đến thanh âm như sấm động, tiếng " xin lỗi " và " cảm ơn " dù hiếm hoi như lông phượng, sừng lân nhưng tôi cũng đă từng nghe qua. Chỉ có câu " Tôi có thể giúp đỡ được ǵ không ? " là chưa bao giờ tôi được nghe từ một lỗ mồm người Trung Quốc nào cả. ở Mỹ, những ngày b́nh thường chúng tôi được bạn bè đánh xe đưa đón, oai phong lẫm liệt vênh vênh váo váo. Nhưng có một lần tôi và vợ tôi ngồi tầu điện ngầm đi từ khu sang trọng Tân Oa-xinh-tơn tới Xpơ-ring-phiu ( Springfield ). Xpơ-ring-phiu là bến tầu điện cuối, từ đó chúng tôi phải lấy tắc-xi đi đến nhà người bạn mời chúng tôi ăn cơm.
ở Mỹ, lượng xe tắc-xi nếu so sánh với tiền ở trong túi tôi lúc đó chắc c̣n ít hơn nữa. Chúng tôi thấy mặt trời sắp lặn, vội vàng đôn đáo chạy đông chạy tây như hai con chó lạc nhà. Một người Mỹ trẻ nh́n thấy chúng tôi cuống quưt mới đến trước mặt hỏi han: " Tôi có thể giúp được ǵ cho ông bà không? " " Thế mà c̣n hỏi - tôi thầm nghĩ - đúng là một thằng ngốc ! "
Anh ta bèn bỏ cái cặp xuống, đứng ở giữa đường, mắt nh́n bốn hướng tai nghe tám phương, cuối cùng chặn lại được một chiếc xe. Có lẽ ông lái xe tắc-xi đang trên đường về nhà ăn cơm tối nên không muốn đi, anh ta bèn phục tại cửa kính rất lâu, nói măi, sau đó ngoắc chúng tôi lại để lên xe. Đến lúc chúng tôi vừa hoàn hồn định hỏi han tên họ th́ anh ta đă bỏ đi rồi .
Thật t́nh nếu không có anh ta ra tay giúp đỡ hôm ấy, th́ cứ cái đà đó chúng tôi chỉ có nước ngủ đêm tại nhà ga xe điện ngầm mà thôi .

- Trích từ " Dẫm lên đuôi nó " ˜ ™ .


( Sưu Tầm )
_BatHua_


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network