danong45
member
ID 29641
09/18/2007
|
Nhớ nghĩ về Thanh Tâm Tuyền
Trần Thanh Hiệp
Đau như thú dữ cháy rừng
Ta đập vỡ h́nh hài và thức giấc
T.T.T.
Vang vang trời vào xuân
Ngày ấy, dưới ṿm trời xám đen của trại tù cải tạo trong một khu rừng, sâu thẳm cây trút lá*, ở miền Bắc Việt Nam, Trần Kha bỗng nghe thấy Vang vang trời vào xuân. Hôm nay, trên thành phố Roseville vùng Minnesota Vạn hồ của nước Mỹ, khi xuân trở về trên cánh gió lạnh th́ Thanh Tâm Tuyền vừa nằm xuống trong giấc ngủ không thức dậy. Nhà thơ thôi không nói ǵ nữa. Mùa xuân như cũng nín lặng.
Tôi đă có nhiều dịp nghĩ lan man về cái chết của nhiều người, kể cả chính tôi. Nhưng chưa hề bao giờ tôi nghĩ tới cái chết của Thanh Tâm Tuyền. Anh là một tác giả không chút bận tâm về cái chết, tuy rằng các nhân vật của anh thường rung động với một cường độ rất mănh liệt. Với anh, chết là chuyện tự nhiên, tất nhiên của đời sống, chuỗi hành tŕnh bốn chặng tiếng phật giáo gọi là ṿng luân hồi sinh, lăo, bệnh, tử. Chết ở khắp nơi, ở trước mặt chúng ta, ở sau lưng chúng ta, Sartre viết thế. Trong văn thơ Thanh Tâm Tuyền, cái chết không mang màu sắc siêu h́nh, không có bóng đen ghê rợn của Tử thần, với lưỡi hái trên tay, trùm phủ. Chết không để t́m lối thoát cho một bế tắc, như ở các nhân vật của Nhất Linh. Thanh Tâm Tuyền không lư luận về cái chết, anh b́nh thản và lạnh lùng nh́n nó, thấy nó không ngăn cách với anh, tôi thèm sống như thèm chết, giữa hơi thở giao thoa. Ở cuối đường th́ ngủ cô đơn trên giường bệnh hay sẽ nằm măi măi ngoài nghĩa địa vẫn chẳng có ǵ khác lạ…
Sống hay chết chẳng có ǵ khác lạ, Thanh Tâm Tuyền không muốn bè bạn bận tâm về sức khỏe của ḿnh. Cách đây không lâu, anh gọi tôi nhiều lần qua đường dây viễn liên, cho tôi biết đầy đủ chi tiết về t́nh trạng hôn mê kéo dài của anh Nguyễn Sỹ Tế sau khi mổ tim, về tác phẩm trường thiên cuối đời Mây Trắng Bốn Phương của anh Tế và những giờ phút cuối củng lúc anh Tế nhắm mắt. Cũng như trước đây, anh đă kể lại rành rẽ cho tôi tại sao Ngọc Dũng mau lẹ ra đi v́ ung thư phổi. Nhưng tuyệt nhiên anh không đả động ǵ tới chuyện anh mới vào nhà thương khám bệnh, bác sĩ t́m ra anh bị ung thư phổi và dự đóan anh chỉ c̣n sống thêm chừng sáu tháng nữa. Trong cuộc trao đổi vui buồn lẫn lộn với anh về chuyện sống chêt của bạn bè, tôi không thấy có cảm giác ǵ khác thường về người đối thoại ở đầu dây bên kia. Quả thật tôi không hề nghi ngờ đă có thể có thay đổi đột ngột nào về sự sống của Thanh Tâm Tuyền. Cho đến không lâu sau, sáng ngày 22 tháng 3, gần trưa giờ Paris, tôi nghe qua diện thoại, chị Tâm nghẹn ngào nói vắn tắt anh Tâm “đang hấp hối trên giường bệnh”. Thế là trong cùng ngày - “nó”, chính “nó đấy, cái chết - đă xảy ra sớm hơn ba tháng. Tôi nghe rơ nhưng không tin, hay đúng hơn, chẳng muốn tin sự khám phá bất chợt của ḿnh (chữ khám phá Thanh Tâm Tuyền rất ưa dùng trong lúc chúng tôi chuyện tṛ thời chúng tôi làm báo Sáng Tạo; tôi không thể chấp nhận được cái chết minh chứng cho sư toàn thắng của bất công trong cuộc đời, tại sao Thanh Tâm Tuyền lại phải trả giá cho bất công?). Câu thơ của Đỗ Phủ Thiên nhai cố nhân thiểu (cuối trời thưa bạn cũ) từ lâu tôi không c̣n nhớ bỗng trở lại ám ảnh tôi...
Đập vỡ h́nh hài và thức giấc.
Cùng một lứa bên trời lận đận, chúng tôi dăm ba người gốc miền Bắc miền Trung, tuổi khác nhau trên dưới ba mươi nhưng không quá cách biệt, v́ t́nh cờ do chiến tranh, đă gặp nhau vào một thời điểm - năm 1954 - và ở một nơi không định trước của miền Nam - Saigon. Trong môt bài đăng trên Tạp chí Thơ, tưởng nhớ Mai Thảo đă khuất, Thanh Tâm Tuyền viết về cuộc gặp gỡ t́nh cờ này, tôi trích lại một đọan ngắn:
“Khu lều bạt Thăng Long nơi tạm trú của Sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm thành phố, trên đất Khám Lớn Sai Gon cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào Đại Học Xá Minh Mạng, dù công tŕnh xây cất chưa hoàn tất. Đặc san Lửa Việt của HSVDHHN [Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội], do anh Trần Thanh Hiệp làm Chủ nhiệm, anh Nguyễn Sĩ Tế làm Chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng cũng ngưng xuất bản.
Bấy giờ là năm 1955. Di cư đă đến hồi văn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ tháng 10 năm trước. Sai Gon vẫn c̣n xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn trong con mắt người di cư.
Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doăn Quốc Sĩ và tôi - gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đă in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi c̣n ở Hà Nội, các truyện ngắn Chàng Nhạc Sĩ, Ǵn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của tôi - đồng ư cần có một tờ báo của ḿnh để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái ǵ cho công việc chung.
Trong khi chờ anh Hiệp t́m kiếm nguồn tài trợ, chúng tôi nhận hợp tác với nhật báo Ḥa B́nh của anh Vũ Ngọc Các, làm trang Văn Nghệ hàng tuần cho tờ báo. Tôi được giao phó công việc đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở cho trang báo v́ rảnh th́ giờ nhất và được nết chịu khó đọc.
Nhờ trang báo này mà tôi gặp thêm bạn (...)
Mai Thảo gửi đến chúng tôi Đêm Giă Từ Hà Nội
Tôi nhận được một bao thư dày cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.
Liếc nh́n ḍng chữ đầu tiên của bài gửi, t6i giật ḿnh kinh ngạc :
Phượng nh́n xuống vực thẳm : Hà Nội ở dưới ấy (...).”
Thanh Tâm Tuyền gặp Mai Thảo, anh em chúng tôi cho Tạp chí Sáng Tạo ra đời. Biến cố này đă chấm dứt giai đoạn mở đường, trong đó, chúng tôi mỗi người một cách, hung hăng coi trời bằng vung, chẳng khác ǵ những chàng hiệp sĩ Don Quichotte, làm báo, in báo, bán báo, viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn kịch v.v...Chúng tôi sôi nổi phiêu lưu đi t́m một xứ Viễn Tây ở miền đất mới của nước non cũ. Thật ra sự ngông cuồng này cũng chỉ là những biểu hiện của sự tự do trời cho, tức là vào thời điểm những xiềng xích cũ bị chặt đứt chưa được xiềng xích mới thay thế. Con sông Bến Hải chia đôi đất nước thật đó, nhưng cùng lúc lại ngăn được làn sóng độc tài đỏ phương Bắc không tràn ngập phần c̣n lại của đất nước ớ phía Nam. Bộ máy cai trị ở miền Nam th́ chưa lắp ráp kịp để chiếm đóng xă hội. Trong một chừng mục nào đó, lịch sử miền Nam tạm thời bỏ trống cho dân chúng. Mấy anh em chúng tôi nắm lấy thời cơ, kịp thời tiếp thu t́nh trạng ưu đăi lịch sử hiếm có này để h́nh thành một dạng thức tự do vừa cho cá nhân, vừa cho xă hội. Chúng tôi hăm hở sáng tác. Xin nghe lại tiếng kèn vào trận của Nguyễn Sĩ Tế «...chính trị không c̣n là một đặc quyền của một thiểu số, một ‘quả cấm’ đối với đa số ». Thơ Thanh Tâm Tuyền vang lên đanh thép lời tuyên ngôn « Đau như thú dữ cháy rừng. Ta đập vỡ h́nh hài và thức giấc ». Doăn Quốc Sĩ căn dặn : « Ǵn vàng giữ ngọc ». Trần Thanh Hiệp đặt vấn đề «...nghệ thuật không phải chỉ là sự diễn tả tâm t́nh, hay là sự thần phục thực tại, hay là sự tuyên truyền chính trị, hay là sự cuồng loạn hư vô (...) chỉ có thể hiểu nghệ thuật bằng y cứ vào sự vận động biện chứng của chính nghệ thuật trong vận dộng của lịch sử (...) nghệ thuật là một nhận thức của đời sống (...) một tác động của con người để chinh phục thân phận của chính ḿnh (...) sự giao tranh đưa lại sự giải phóng tự giác và giải phóng xă hội để đạt tới một ‘toàn thể nhân tính’(...). Nghệ thuật bây giờ là sự tiêu hủy để sáng tạo. Là sự thống nhất tiêu hủy và sáng tạo ». Đoạn tuyệt với mọi công thức ước lệ cũ, dứt khóat như vậy, dù ḷng chẳng vui sướng ǵ. Làm mới lại h́nh thức cho văn học nghệ thuật, một điều đương nhiên. Nhưng c̣n phải giải phóng luôn cả văn học nghệ thuật khỏi ḱm kẹp ư thưc hệ của chính trị nữa. Sáng Tạo tự nguyện đi tiên phong tiếp tục ở miền Nam hành động của Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc công khai đối đầu với chính quyền độc tài cộng sản. Và có điều kiện để tiến xa hơn nữa, bằng tác phẩm, Sáng Tạo chĩa mũi tấn công vào đồn lũy toàn trị. Thái độ lên đường để tiến công dủ ngắn ngủi này - đầu thập niên 60 Sáng Tạo tự ư im tiếng - đă mang ư nghĩa một chiến thắng giữa cuộc đời mà ng̣i bút trên tuyến đầu Thanh Tâm Tuyền trao tặng Quách Thọai ở bên kia thế giới. Đoạn kết luận sau đây, do Thanh Tâm Tuyền đưa ra và Mai Thảo ghi lại, của 4 cuộc thảo luận thân mật năm 1962 giữa anh em chúng tôi, có thể coi như một đoạn di chúc tinh thần chung của Sáng Tạo :
« Cùng với nhau bỏ những ám ảnh quá khứ, để nh́n vào thực trạng, khơi mở con đường tiến tới nghệ thuật hôm nay. Có thể thế hệ sau chúng ta sẽ làm lại hành động này với thế hệ chúng ta. Và chúng ta chấp nhận đó là một hành động tất yếu cho sự tiến hóa của nghệ thuật.
Nghệ thuật là một vận động biện chứng của hủy diệt và sáng tạo »
Người thi sĩ với 21 khuôn mặt
Hăy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc t́nh duyên Budapest
.....................................................
Hăy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
................
Con tiep
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat