aka47
member
ID 60375
04/29/2010

|
Đọc báo dùm bạn...

Hôm nay 30-4 chào mừng ngày thống nhất đất nước AK xin được copy lại vài nét chính từ ngày ký Hiệp Định Ba Lê cho đến nay để biết thêm tiến trình của 37 năm qua.
...................
1973
27 tháng Giêng: Hiệp Ðịnh Paris chấm dứt chiến tranh bắt đầu có hiệu lực.
29 tháng Ba: Ðợt quân Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.
01 tháng Tư: Tù binh Mỹ cuối cùng rời Bắc Việt.
1974
27 tháng Giêng: Sài Gòn loan báo, một năm sau Hiệp Ðịnh Paris, 13,788 quân chính phủ tử trận, 2,159 thường dân thiệt mạng, 45,057 quân Cộng Sản chết.
1975
05 tháng Ba: Bắc Việt tấn công cao nguyên Trung Phần.
26 tháng Ba: Huế rơi vào tay Bắc Việt.
29 tháng Ba: Ðà Nẵng thất thủ.
15 tháng Tư: An Lộc thất thủ.
21 tháng Tư: TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
28 tháng Tư: Dương Văn Minh nắm quyền Tổng Thống Nam Việt Nam.
30 tháng Tư: Bắc Việt vào Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
23 tháng Tám: Pathet Lào chiếm trọn nước Lào.
1976
25 tháng Tư: Hai miền Nam - Bắc chính thức thống nhất thành một nước Cộng Sản.
24 tháng Sáu: Việt Nam trở thành nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy Hà Nội làm thủ đô, Sài Gòn cải danh thành TP Hồ Chí Minh.
15 tháng Chín: Việt Nam trở thành thành viên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
15 tháng Mười Một: Hoa Kỳ phủ quyết, không cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
29 tháng 12: Việt Nam tuyên bố 95% “ngụy quân ngụy quyền” được phục hồi quyền công dân.
1977
16 tháng Ba: Dân tỵ nạn thuật rằng, kháng chiến quân làm nổ kho đạn Long Bình.
30 tháng Sáu: Tổ Chức Liên Phòng Ðông Nam Á, SEATO giải tán. Báo cáo rằng hơn 700,000 dân Sài Gòn phải dời đi vùng kinh tế mới kể từ đầu năm.
18 tháng Bảy: Lào và Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị. Có 45,000 bộ đội đóng ở Lào.
Tháng Bảy: Quan hệ Việt Nam - Cambodia suy đồi, nhiều cuộc đụng độ xảy ra dọc biên giới.
Tháng Chín: Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc.
31 tháng 12: Việt Nam đánh qua Cambodia, ở Mỏ Vẹt.
1978
8 tháng Giêng: Việt Nam công bố 1,330,000 dân tái định cư ở vùng kinh tế mới trong năm 76-77.
3 tháng Ba: Việt Nam loan báo 90% người đi “học tập cải tạo” được thả về (ước lượng tổng cộng từ 40,000 đến 400,000).
20 tháng Sáu: Việt Nam trục xuất người Việt gốc Hoa về Trung Quốc (từ 30,000 đến 300,000).
Tháng Sáu và Bảy: Việt Nam và Trung Quốc đấu “võ mồm.” Trung Quốc đưa 15 sư đoàn xuống biên giới; Việt Nam tung 5 sư đoàn đối đầu.
Tháng Bảy: Tấn công quy mô Cambodia.
22 tháng 11: Malaysia loan báo có 37,947 người tỵ nạn Việt Nam tại đây.
29 tháng 11: Mỹ tuyên bố nhận gấp đôi số dân tỵ nạn. Malaysia nói số người tỵ nạn lên đến 42,500.
10 tháng 12: Tàu vận tải Panama vớt được 2,500 dân tị nạn, 200 tử nạn lúc trong lúc tranh nhau leo lên tàu.
12 tháng 12: Ðài Hà Nội loan tin Trung Quốc xâm nhập Cao Bằng.
25 tháng 12: Việt Nam tấn công toàn diện Cambodia.
27 tháng 12: Tờ Daily Telegraph viết về nỗi thống khổ của dân tị nạn và trách cứ “sự im lặng kỳ lạ” của những tiếng nói “nhân đạo” trước đây hô hào chấm dứt chiến tranh, khiến tạo nên một quốc gia ngục tù Cộng Sản.
1979
7 tháng Giêng: Ðài Hà Nội loan báo Nam Vang đã hoàn toàn được “giải phóng.” Vệ tinh Mỹ cho thấy Trung Quốc tập trung lực lượng ồ ạt dọc biên giới Việt - Trung.
29 tháng Giêng: Hà Nội loan tin quân Trung Quốc đánh vào Lạng Sơn.
15 tháng Hai: Phân tích gia Tây phương tin rằng Trung Quốc tập trung 19 sư đoàn (150 đến 160,000 quân) và hằng trăm máy bay cách biên giới 40 dặm.
16 tháng Hai: Phạm Văn Ðồng qua Nam Vang. Tây phương ước lượng Việt Nam có 180,000 dân quân với pháo binh và máy bay yểm trợ tập trung ở biên giới Trung Quốc. Ngoài ra, có 18 sư đoàn chính qui ở Cambodia.
17 tháng Hai: Tám sư đoàn Trung Quốc đánh qua biên giới ở 26 địa điểm khác nhau.
18 tháng Hai: Móng Cái rơi vào tay Trung Quốc.
19 tháng Hai: Hà Nội loan báo, đường tiến của Trung Quốc bị chận lại sau khi tiến sâu vào 3 dặm, 46 xe tăng bị tiêu diệt và “hàng trăm” quân bị giết. Liên Xô tập trung khoảng 44 sư đoàn dọc biên giới với Trung Quốc.
20 tháng Hai: Trung Quốc tuyên bố 30,000 quân tiến sâu 6 dặm vào bên trong Việt Nam và giết 10,000 quân Việt Nam. Phía Việt Nam nói Trung Quốc chiếm đất ở năm tỉnh dọc biên giới.
21 tháng Hai: Giao tranh ác liệt dọc biên giới dài 650 dặm, máy bay Trung Quốc tấn công các dàn phóng hỏa tiễn của Việt Nam. Bộ Quốc Phòng Nhật báo cáo tuần dương hạm 16,000 tấn của Liên Xô có khu trục hạm trang bị hỏa tiễn hộ tống tiến vào biển Ðông.
22 tháng Hai: Ước lượng 90,000 quân Trung Quốc đối đầu với 100,000 dân quân Việt Nam.
27 tháng Hai: Hải Quân Liên Xô tiếp tục dồn vào biển Ðông. Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Constellation cũng xuất hiện.
5 tháng Ba: Trung Quốc tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam.
29 tháng Ba: Việt Nam cho phép Liên Xô sử dụng quân cảng Cam Ranh.
2 tháng Tư: Khoảng 52,000 dân tị nạn Việt Nam có mặt ở Malaysia.
18 tháng Tư: Pen Sovan nói Polpot giết ba triệu người Khmer.
13 tháng Năm: Khoảng 4,000 thuyền nhân vào Malaysia mỗi tuần, trong đó 50% là người Việt Nam.
15 tháng Sáu: Malaysia cho phép bắn vào thuyền vượt biên để giảm bớt làn sóng tị nạn. Thủ tướng Malaysia lên tiếng cải chính.
16 tháng Sáu: 160,000 dân tị nạn Việt Nam trong 14 trại tị nạn ở Thái Lan.
19 tháng Sáu: Thống đốc Hồng Kông xác nhận có 54,000 dân tị nạn Việt Nam đã đến HK, và khoảng 170,000 đến 200,000 đang còn lênh đênh trên biển. Ông ước lượng 150,000 người sẽ cập bến vào cuối năm 1979, và số người bị mất trên biển có thể khoảng 50%.
1982
13 tháng 11: 100,000 cựu chiến binh chiến tranh VN về Washington để dự lễ khánh thành đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.
1986
Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí Thư Ðảng, ban hành chính sách “cởi mở kinh tế.”
1989
Bộ đội Việt Nam rút khỏi Cambodia.
1994
Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam.
1995
Việt Nam - Hoa Kỳ lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam trở thành hội viên ASEAN.
1999
Tướng Trần Ðộ, đảng viên cao cấp bị khai trừ khỏi đảng vì kêu gọi dân chủ và tự do tư tưởng.
2000
Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton ghé thăm Việt Nam ba ngày.
2001
Tháng Mười Hai: Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ mậu dịch.
2002
Nga trao trả căn cứ Cam Ranh.
2003
Tháng Mười Một: Tàu chiến Mỹ đầu tiên ghé Việt Nam tại Sài Gòn.
2004
Tháng Mười Hai: Chuyến bay hàng không đầu tiên của Mỹ đáp xuống Sài Gòn.
2005
Tháng Sáu: Phan Văn Khải, thủ tướng CSVN đầu tiên ghé Hoa Kỳ.
2007
Tháng Giêng: Việt Nam trở thành hội viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).
Tháng Sáu: Nguyễn Minh Triết, chủ tịch CSVN đầu tiên sang Hoa Kỳ.
2008
Tháng Giêng: Việt Nam vào ghế hội viên không thường trực Hội Ðồng Bảo An LHQ.
Tháng Mười: Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, hai nhà báo phanh phui vụ tham nhũng, bị kết án. Người sau được thả vì đã nhận tội. Dư luận thế giới phản đối.
Tháng Mười Hai: Việt Nam ban hành lệnh cấm blogger không được nêu những vấn đề “không phù hợp với chủ trương của chính phủ.”
2009
Tháng Chín: Cơ quan nghiên cứu độc lập duy nhất, Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS, tự giải tán để phản đối chính phủ hạn chế tự do nghiên cứu.
Tháng Mười: Sáu nhà hoạt động dân chủ thuộc Khối 8406 bị lãnh án đến sáu năm tù vì “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Tháng Mười Hai: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.9% trong đệ tứ tam cá nguyệt, được coi là nhanh nhất trong hai năm. Chương trình tái thiết và phát triển thuộc World Bank chấp thuận cho Việt Nam vay $500 triệu. Nhà hoạt động dân chủ Trần Anh Kim bị kết án 5 năm rưỡi về tội âm mưu lật đổ nhà nước, vì phổ biến tư tưởng cổ động dân chủ trên Internet.
2010
Tháng Giêng: Bốn nhà hoạt động dân chủ, gồm luật sư nổi tiếng về nhân quyền Lê Công Ðịnh, bị tống giam vì “âm mưu lật đổ chính quyền.” Ông Trần Ðình Duy Thức bị án tù lâu nhất, đến 16 năm.
< Chỉ vậy thui...>
hihii

Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|