LOLEMSAIGON
member
ID 8045
11/09/2005
|
VIÊM MŨI DỊ ỨNG_bệnh của thời công nghiệp
LLSG cũng đang là nạn nhân của căn bệnh công nghiệp này, bệnh này không nặng, nhưng dai dẳng khó chữa, làm người bệnh cảm thấy khó chịu. Nếu không ngăn ngừa có thể tiến triển thành bệnh viêm xoang. Mọi người biết không, thật là khổ sở khi mắc phải chứng bệnh này, v́ thường xuyên ngạt mũi, hắt hơi...không những gây khó chịu cho ḿnh mà có thể gây khó chịu cho người khác nữa...LLSG đang sử dụng nước muối sinh lư RHINEX đến lọ thứ 4 rồi, và có vẻ đang bị lờn thuốc, nhưng không sử dụng th́ bị ngạt mũi hoài, khó chịu lắm...Có ai đang bị viêm mũi dị ứng như LLSG không? LLSG rất là khổ tâm, mong nhận sự chia sẻ của mọi người. Phải dùng thuốc ǵ để trị dứt VMDƯ và ngừa bệnh viêm xoang? (LLSG chỉ mới viêm mũi thôi mà đă thấy khổ sở rồi đó).
Thân ái.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
LOLEMSAIGON
member
REF: 59621
11/09/2005
|
Đây là tài liệu trên 1 trang web, những ai quan tâm đến "Viêm mũi dị ứng" có thể tham khảo:
VIÊM MŨI DỊ ỨNG - CĂN BỆNH DAI DẲNG KHÓ CHỮA
Những yếu tố gây viêm mũi dị ứng thường đeo đuổi bệnh nhân suốt đời. Trong khi đó, hiện chưa có cách nào cải tạo cơ địa của người bệnh, chỉ có thể điều trị triệu chứng. V́ vậy, bệnh thường tái phát măi, làm nản ḷng cả bác sĩ và bệnh nhân.
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lư của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện. Những yếu tố thuận lợi khác gây dị ứng là: thời gian tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm trùng; yếu tố di truyền, nhân chủng học.
Tùy theo yếu tố gây dị ứng, người ta chia bệnh viêm mũi dị ứng thành các dạng sau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng thường gặp là phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng thường là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi...). Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng được coi là nguyên nhân gây hen và viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp xúc th́ không c̣n triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên c̣n có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân c̣n có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa...).
Các triệu chứng bệnh bao gồm:
- Ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và ṿm họng).
- Nhảy mũi (thường thành từng tràng dài liên tục).
- Chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ).
Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc t́m phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn b́nh thường th́ đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng khiến người bệnh luôn nhức đầu, buồn ngủ, khó chịu, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nếu để lâu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, có polyp trong mũi...
Việc pḥng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước chủ yếu: kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng, điều trị bằng thuốc và miễn dịch trị liệu.
- Kiểm soát môi trường - tránh tác nhân gây dị ứng: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lư, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
- Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) c̣n gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu năo.
Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lư phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến t́nh trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.
- Miễn dịch liệu pháp (c̣n gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rơ sau 6-12 tháng.
|
|
108hoamai
member
REF: 59676
11/09/2005
|
hoamai củng có một thời gian nghiên cứu và sưu tầm về các chứng bệnh được trị liệu theo đông y, thuốc bắc và thuốc nam, có nhửng trường hợp như LLSG họ đả khỏi hẳng, em thử xem nhé, ở vn có cây "sừng trâu" màu xanh thạch có gân, dài thẳng và nhọn như cái sừng, hái về bào nhỏ phơi khô, vấn giấy như hút thuốc lá, hoặc đốt ngửi hít mùi khói vào mủi mổi tuần hai ba lần tuỳ theo nặng nhẹ ḿnh tăng giảm, hoamai củng muốn thử nửa nè, nếu em t́m không ra th́ thư riêng cho chị chị sẻ giúp em, nếu như ḿnh chửa khỏi th́ sẻ giúp đuợc nhiều người bệnh khác em hả...thân ái.
hoamai.
|
|
LOLEMSAIGON
member
REF: 59830
11/11/2005
|
Chị hoamai ơi,
Em mừng quá chị à, vậy là em có thêm sư phụ để hướng dẫn cách điều trị rồi. Em cám ơn chị nha. Chị biết không, hiện tại em đă hết hắt hơi, nhưng thỉnh thoảng hay bị ngạt mũi...C̣n triệu chứng của chị th́ sao? có thể chia sẻ với em không?
Không biết bài này em đăng lên mọi người có thích đọc không, nhưng với tư cách là người trong cuộc (bị triệu chứng VMDƯ"), em muốn "cảnh báo" (tạm gọi như vậy chị hoamai nhỉ?) mọi người hăy tự bảo vệ ḿnh, đề pḥng triệu chứng khó chịu này. Triệu chứng khó chịu này hiện nay rất phổ biến, nhất là ở những vùng công nghiệp.
Chào chị, khi có tin ǵ em sẽ gửi mail cho chị nha.
|
|
108hoamai
member
REF: 59847
11/11/2005
|
chị chắc là nặng hơn em tuy không thường xuyên chảy mủi hắc hơi nhưng lâu lâu th́ bị nhứt lắm một bên mắt xuống tới răng, giống y như là nhứt răng vậy, tuần tới chị về vn rồi em thư riêng cho chị sp để chị liên lạc với em nha...hẹn gặp sau...chị hoamai.
|
|
daodu25
member
REF: 92115
07/31/2006
|
Chị Hoa Mai với LLSG có hết bịnh chưa vậy? Toi cũng bị bệnh viêm mũi dị ứng (seasonal allergy) và triệu chứng là nghẹt mũi. Lúc trước vào mùa hè thường nghẹt mũi mỗi ngày rất khó chịu, và tôi lại không thích dùng thuốc, nen chịu vậy một thời gian, nhưng rồi cũng phải dùng thuốc xịch mũi. Dùng rồi mới thấy ḿnh từ đó đến giờ chịu đựng chẳng có lợi ích ǵ. V́ chỉ cần xịch một lần là không nghẹt mũi cả tháng trời. Thuốc này có tên là GEN-BUDESONIDE AQUA, va active ingredient là Glucocorticosteroide là một hormone để giảm immune system (tế bào bảo vệ cơ thể) là nguyen nhân chính gây ra dị ứng.
|
|
culan
guest
REF: 95587
08/31/2006
|
Ban oi, minh cung bi VMDU, nghet mui quanh nam, co dich dam trong tu tren mui chay xuong hong nua, co cach nao dieu tri ko?
Neu thuoc xit cua ban tac dung ca thang troi, thi ban co the chi cho minh cho mua ko?
Thanks
|
|
lukha
guest
REF: 112057
12/21/2006
|
Chào bạn!
Tôi c̣n khổ sở hơn bạn v́ bệnh VMDƯ, tôi bị nặng lắm, c̣n bị kèm theo ngứa mắt. Đă điều trị đủ thứ thuốc nhưng chỉ tạm khỏi một thời gian ngắn rồi bị lại. Không ai có thể chung sống được với VMDƯ, nhưng không chữa được th́ đành phải chịu mà thôi. Tôi đă gơ vào Google.com.vn chữ "viêm mũi dị ứng" để t́m hiểu và nhận ra rằng bệnh này không thể chữa khỏi. Thôi đành chịu vậy, hăy cố vui vẻ lên mà sống bạn nhé!
Xin chào bạn! Một người cùng cảnh ngộ. Lukha.
|
|
hoagau
member
REF: 162852
05/03/2007
|
Ḿnh đang dùng loại B1_Fanos của công ty dược phẩm Hà Tây,ḿnh thấy rất hiệu nghiệm,các bạn nên thử
|
|
hliendn
guest
REF: 180486
06/21/2007
|
Chào chị HOA Mai em nghe chi nói có cây "sừng trâu "ở đâu vậy chị?. Em ở Đà Nẵng th́ phải t́m ở đâu?. Chị có thể chỉ dùm em được không? Em bị "VMDƯ", đi khám bác sĩ , họ bảo em không được ăn đồ biển và ăn gia cầm ?. MONG SỚM NHẬN ĐƯỢC THƯ CHỊ.
|
|
phong_trần
guest
REF: 232392
10/09/2007
|
ḿnh củng là một thành viên vmdư các ban ơi,ḿnh củng bị dai zẵn quanh năm,thuốc tây,thuốc ta ji ḿnh cũng thư hết rồi.có một bài thuốc gia truyền cũng rất hiệu quă các ban thử nha,các ban về đức ḥa-đức huệ - long an t́m thư nha.chúc các bạn mau hết bệnh nha
|
|
hphuong2003
member
REF: 476789
08/18/2009
|
nghe các bác đưa ra nhiều kinh nghiệm về thuốc hay cũng như phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng, em cũng có tư đóng góp ư kiến thế này, các bác thử tham khảo quan tâm về máy điều trị viêm mũi dị ứng xem thế nào, cái này sử dụng rất đơn giản mà yên tâm không có tác dụng phụ j hết các bác ạ
Các bác tham khảo tại địa chỉ này nhé:
http://www.medisana.com.vn/?show=product.view&ic=3&list=4_11_20&id=33
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|