huutrinon
member
REF: 666403
11/07/2013
|
---Trích dẫn đoạn cuối bài Luân hồi-Huyền Thoại và sụ thật của TS Đỗ Kiên Cường...
___________________________________________________________________
Lư giải các bằng chứng luân hồi
Hiện nay, hầu hết bằng chứng luân hồi đều dựa trên lời kể của các em bé. Báo chí phương Tây từng nhắc tới những em bé chỉ vài ba tuổi nhưng có thể kể đúng một số chi tiết đời tư hay tính cách của các vị Lạt ma Tây Tạng quá cố, khiến nhiều người xem đó là bằng chứng của luân hồi.
Khoa học lại đưa ra cách giải thích khá đơn giản về nguyên lư. Đầu tiên, do hiện tượng đa nhân cách hay nhân cách phân ly mà em bé đóng vai người khác, chứ không phải kiếp trước của em là một Lạt ma hay “linh hồn” của vị đó đang “nhập” vào em. Trong lúc đang thế vai, một số động tác, lời nói, cách ăn ngủ, chơi bời... của em có thể ngẫu nhiên phù hợp với hành vi của một người đă chết nào đó. Với những ai tin tưởng luân hồi, đó chính là bằng chứng của sự đầu thai!
Thêm nữa, có thể thông tin về người chết đă được kể trước mặt em, và vô thức của em nắm bắt được qua kư ức ẩn giấu. Lớn lên một chút, thông tin phát lộ ở ư thức, giúp em có thể kể lại, lúc đúng lúc sai. Và hiện tượng kư ức chọn lọc của môn tâm lư sẽ giúp ta chỉ nhớ những thông tin đúng mà quên hết mọi thông tin sai để đi đến kết luận, em bé chính là kết quả của sự luân hồi.
Vậy tại sao em bé “đầu thai” có thể phân biệt được người thân, nhà cửa hay đồ chơi của người khác? Đó là do hiệu ứng Hans thông minh, tức đọc ám hiệu từ ngôn ngữ cơ thể của người xung quanh (ngựa Hans đầu thế kỉ 20 tại Berlin “biết làm toán” do đọc ngôn ngữ cơ thể người đối diện). V́ quá mong muốn người chết sống lại qua luân hồi, nên gia đ́nh tạo nhiều ám hiệu chủ ư và không chủ ư. Bắt được các gợi ư, em bé “đầu thai” có thể vượt qua mọi thử thách (thực ra là đơn giản) của một gia đ́nh đang xúc động. Và chắc chắn em sẽ thành công khi phát ra tín hiệu được mong đợi: con chính là người mà cha mẹ đang cần.
Tại sao thường chỉ em bé dăm ba tuổi mới “luân hồi”, c̣n khi lớn hơn th́ ít quan tâm tới “kiếp trước”? Nhỏ hơn độ tuổi này, nhân cách chưa h́nh thành nên không thể “phân ly nhân cách” để đóng vai người khác. Lớn hơn độ tuổi này, nhân cách gốc ngày càng vững, nên bé khó hay không muốn thế vai nữa.
TS Đỗ Kiên Cường
___________________________________________________________________________
...Đặt trường hợp,tôi tin vào thuyết Luân Hồi,giải thích theo cách khoa học trên của ts Đỗ Kiên Cường,cũng khg thuyết fục tôi ngưng tiếp tục tin vào thuyết Luân Hồi !...V́ 'hiện tượng đa nhân cách hay nhân cách phân ly' cũng có thể là 1 sự thể hiện của thuyết Luân Hồi trong đời này của tôi...Tất cả những thể hiện đa nhân cách của tôi,đâu có ǵ khác hơn là những quả của Nghiệp,trong đời trước của tôi...Chúng nó nàm sẵn trong A-Lại-Da thức,và chỉ đợi lúc để mà thể hiện ra ngoài...Có giải thích ǵ rơ ràng hơn đâu?...và chỉ cố gắng giải thích cho trường hợp cá biệt của cá thể đa nhân cách đó! C̣n những người 'đơn nhân cách' th́ sao?...Có vẽ khoa học cố gắng giải thích 1 cách vụng về,fân tán về những hiện tượng nói trên,khi mà thuyết Luân Hồi ôm gọn tất cả các hiện tượng của cuộc sống, 1 cách trọn vẹn,hài ḥa...
|