rongchoi123
member
ID 68263
06/16/2011
|
Quan Như Thế Tất Yếu là Dân Như Thế
Click chuột vào đây để Đọc tin này nhưng đừng trách người dân
Chợt nhớ tới câu ca dao của cha ông đúc kết ngày xưa trong thời phong kiến loạn lạc, hỗn mang:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
Nhưng bây giờ v́ sao ban ngày dân cũng cướp như trong bản tin này. Cũng bởi bây giờ quan tham vô lại không bị trừng phạt bởi luật pháp, nếu có bị trừng phạt th́ cũng tượng trưng hầu như không đáng kể. Người dân thấy thế th́ họ không c̣n ḷng tin vào luật pháp. Và nhân tâm bắt đầu suy đồi. Nhiều người xem tin rồi chửi rủa (xem lời b́nh) nhưng họ không suy nghĩ đến nguyên nhân v́ sao xă hội lại đầy dẫy những người vô cảm, mất nhân tính như vậy?
Có phải là "thượng bất chính hạ tắc loạn"?
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tennhaque
member
REF: 603990
06/16/2011
|
Nhaque tải lai các h́nh ảnh để moi nguời khỏi mất công chạy qua ,chay lai
sau đó bàn sau
Cảm ơn anh Rong chơi đưa tin
người đàn ông bị nạn
Những người đi xe máy và xe đạp chung quanh tranh nhau lượm tiền
Cảnh hỗn loạn giữa đường do vụ "hôi của" gây ra
Góp ư
Những cảnh này th́ công tâm mà nói
Chế độ truớc hay sau 75 đều có .Và ở những nuớc nghèo (nói chung trung phi ấn độ hay các nuớc đông nam á cũng ăt nhiên CÓ
1 lư do dễ hiểu v́ tŕnh độ dân trí c̣n thấp so với 4 bể năm châu
CÁI NÀY KHÔNG THỂ ĐỔ LỖI HOÀN TOÀN CHO CHÍNH QUYỀN .
BỞI NHỮNG G̀ HOC KHI CẮP SÁCH ĐẾN TRUỜNG MẤY AI NHỚ -
VÀ C̉N GIỮ ĐUƠC ĐỂ CHỨNG TỎ LÀ NGUỜI ĐĂ TỪNG CÓ THỜI GIAN ĐUỢC GIÁO DỤC
TỪNG HIỂU RƠ CÁCH XỬ THẾ ĐỂ RA CHỮ NGƯỜI
Chử Nguời đuợc viết hoa bằng tất cả sự trân trọng
|
|
tennhaque
member
REF: 603991
06/16/2011
|
Xin phép anh Rong chơi
cho nq post lun bài tiếp hỉ
Cũng tin từ báo T. Trẻ
TT - Những mâu thuẫn xă hội gay gắt đă dẫn tới hàng loạt cuộc biểu t́nh bạo động và những vụ đánh bom nhắm vào cơ quan công quyền tại Trung Quốc trong thời gian qua.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13-6 đưa tin hai ngày trước, hơn 1.000 người lao động nhập cư từ tỉnh Tứ Xuyên đă đổ ra đường phố thị trấn Tân Đường, tỉnh Quảng Châu để đập phá cửa sổ, đốt các ṭa nhà công quyền, ném chai lọ, gạch đá vào cảnh sát và lật xe cảnh sát. Lực lượng cảnh sát chống bạo động đă bắn hơi cay và điều xe bọc thép để trấn áp đám đông biểu t́nh. Tổng cộng 25 người đă bị bắt giữ, hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy.
“Nhiều người chạy trên đường phố như điên khùng, tôi phải đóng cửa hàng từ 19g và không dám bước ra đường” - báo South China Morning Post dẫn lời một chủ cửa hàng trong khu vực xảy ra bạo động.
Theo South China Morning Post, vụ việc bắt đầu từ tối 10-6 khi cảnh sát Tân Đường đi dẹp hàng rong trên phố. Một cặp vợ chồng bán hàng rong người Tứ Xuyên đă căi cọ dữ dội với cảnh sát và người vợ mang thai bị đẩy ngă. Vụ việc khiến cộng đồng người lao động nhập cư từ Tứ Xuyên bức xúc, từ sáng 11-6 cả ngàn người đă bao vây đồn cảnh sát Tân Đường để phản đối và bạo lực bùng phát.
Cuối tuần trước, hơn 1.500 người dân thành phố Lichuan, tỉnh Hồ Bắc đă đụng độ dữ dội với cảnh sát sau vụ một ủy viên hội đồng nhân dân địa phương bị chết trong đồn cảnh sát. Thời báo Hoàn Cầu cho biết người này bị bắt v́ tội nhận hối lộ từ nhà thầu xây dựng, nhưng người dân địa phương lại cho biết trước đó ông đă vận động người dân chống lại việc chính quyền địa phương thu hồi một diện tích đất đai lớn trong thành phố.
Nhà chức trách đă phải bắt giữ hai công tố viên địa phương có liên quan đến cái chết của nạn nhân. Cảnh sát phải điều xe bọc thép đến tuần tra ở Lichuan để giữ ǵn an ninh.
Nhân Dân Nhật Báo đưa tin ngày 6-6 ở Triều Châu, Quảng Đông, khoảng 200 công nhân nhập cư cũng từ Tứ Xuyên đă đụng độ với cảnh sát địa phương và đập phá xe cộ. Ít nhất 40 chiếc xe đă bị đập nát. Vụ việc xảy ra sau khi một công nhân nhập cư làm việc tại một nhà máy đồ gốm địa phương bị ông chủ đâm do căi cọ về chuyện lương bổng. Cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.
Cộng đồng công nhân nhập cư đă nổi giận, đ̣i chính quyền địa phương phải trừng phạt kẻ thủ ác và bạo lực xảy ra.
Tháng trước, ở khu tự trị Nội Mông, hàng trăm người gốc Nội Mông bản địa đă đổ ra đường biểu t́nh phản đối vụ xe tải một mỏ than đâm chết một người chăn nuôi gia súc địa phương. Người dân Nội Mông cũng bức xúc với việc ngành khai thác than do người Hán kiểm soát đă hủy hoại sinh thái và môi trường sống ở Nội Mông, cũng như đe dọa tới truyền thống sinh hoạt du mục của người bản xứ.
Trong ba tuần vừa qua cũng xảy ra liên tiếp ba vụ đánh bom ở Trung Quốc. Theo Tân Hoa xă, hôm 10-6 một người đàn ông “muốn trả thù xă hội” đă cho nổ bom bên ngoài ṭa nhà chính quyền địa phương ở thành phố cảng Thiên Tân, làm ít nhất hai người bị thương. Người này mang theo tới 20 quả bom tự tạo và ném bốn quả vào ṭa nhà chính quyền huyện Hexi. Không rơ bao nhiêu quả bom đă nổ.
Một ngày trước đó, một cảnh sát đă thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ nổ ở đồn cảnh sát thị trấn Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Nam. Toàn bộ đồn cảnh sát bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân vụ nổ là do tai nạn, xuất phát từ chất nổ chứa trong đồn.
Tuy nhiên, một số nguồn tin khẳng định đây là vụ tấn công báo thù cảnh sát tham nhũng. Hai tuần trước đó, một người đàn ông 52 tuổi cho nổ ba quả bom ở trước ṭa nhà hành chính thành phố Phúc Châu, tỉnh Giang Tây. Hung thủ, bị chết trong vụ nổ, đă bày tỏ sự tuyệt vọng trên Internet về việc không thể đ̣i bồi thường v́ bị thu hồi đất đai.
Những vụ bạo động và đánh bom này đang làm lộ rơ sự bất ổn đáng báo động trong xă hội Trung Quốc vốn xuất phát từ những bức xúc xă hội liên quan đến t́nh trạng bất b́nh đẳng, khoảng cách giàu nghèo và nạn tham nhũng, đặc biệt là từ việc thu hồi đất đai.
Tân Hoa xă cho biết ư thức sâu sắc trước nguy cơ này, mới đây Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đă lên tiếng cảnh báo về những “mâu thuẫn xă hội sâu sắc” tại nước này. Ông yêu cầu chính quyền cần có những nỗ lực khẩn cấp và lâu dài để giải quyết các vấn đề liên quan đến “hệ thống hành chính, luật pháp và cách thức điều hành đất nước”.
|
|
aka47
member
REF: 604023
06/16/2011
|
Chuyện tệ nạn xă hội ở nước nào cũng có , chỉ ít hay nhiều , chỉ thâm độc hay không mà thôi.
Của rớt ngoài đường th́ lượm vô tư. Nhưng của rớt nơi công cọng mà lượm th́ hổng được nhất là ở Mỹ.
Có một bà đi Casino chơi kéo máy ở Las Vegas , lượm được cái bóp ai đánh rơi chỗ kéo máy , bà ta cúi xuống và cầm vô trong rest room , dĩ nhiên không ai để ư và thấy cả...Bà ta lấy hết tiền và bỏ cái bóp đó lại ra ngoài chơi tiếp.
Nạn nhân mất bóp tá hoả...nhờ BQL t́m và hỏi dùm. Sau đó t́m ra cái bóp nhưng tiền th́ bốc khói hết.
BQL review máy thu h́nh và bắt quả tang bà này... Gọi Cảnh Sát ...ra toà...2 năm tù...
Túm lại mỗi nơi mỗi khác..nhưng của đánh rơi hiếm khi có người hoàn lại nếu chưa ai thấy.
Ở VN dân th́ tranh nhau lượm của rơi , c̣n ông quan lớn th́ đi tịch thu lại của dân chứ ngu ǵ phí sức đi lượm cho bẻ mặt.
Cái ǵ cũng phải có lư do mới thi hành cướp cạn được của dân để cho đúng luật pháp.
Ớ lạnh 3 sườn.
hihii
|
|
rongchoi123
member
REF: 604035
06/16/2011
|
Cám ơn tenhaque đă post h́nh giúp.
Suy nghĩ sâu xa hơn. Xă hội "thi đua" khiến con người xuống cấp đạo đức. Để thi đua dạy tốt học tốt người ta lùa hết học sinh lên lớp trên để được bằng khen dạy tốt (dù muốn dù không), nếu giáo dục thật t́nh th́ bị kỷ luật, khiển trách.
Ở VN học đại học tại chức hay muốn kiếm bằng M.A, Doctor th́ tṛ thường phải phong b́ cho thầy trước kỳ thi quan trọng. Mấy thằng bạn rongchoi ở VN cũng nói y thế mà báo chí cũng có đăng nhiều rồi đến nỗi nhà nước ra chỉ thị stop bớt đề tài này. Vào bệnh viện th́ "tiền đâu" là câu hỏi đầu tiên c̣n không th́ đi chỗ khác chơi.....
Xă hội nào cũng có tiêu cực nhưng trầm trọng đến mức cướp tiền giữa ban ngày một cách lộn xộn mà vắng bóng công an hay người tốt can thiệp, ghi h́nh tố cáo th́ cũng đáng để suy gẫm.
Chứ nếu tụ tập cầm cờ hô "Trường SA, Hoàng Sa là của VN th́ công an xuất hiện như chớp liền
BẤm vào đây xem nguồn
Sau cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 12/06, trên mạng internet lưu truyền một bức ảnh được nói là hình an ninh Việt Nam bắt người tham gia biểu tình.
Trên bức hình gây chấn động, một người đàn ông mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm, nâng bổng trong tư thế quật ngã một nam thanh niên. Nam thanh niên này, nét mặt hoảng loạn, đã bị rớt một chiếc dép đang đi trên chân.
Khung hình cho thấy bối cảnh là trung tâm TP HCM, gần Nhà thờ Đức Bà.
Hai ngày sau cuộc biểu tình, người thanh niên trong ảnh lên tiếng thuật lại những gì xảy ra trên trang mạng kết nối xã hội Facebook.
Phan Nguyên, người nhận là thanh niên trong bức ảnh mà anh nói là "bị bắt như con vật trong thế kỷ 21", viết sự việc xảy ra vào sáng 12/06.
"Một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra th́ bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực."
Theo Nguyên, anh đã bị đưa về trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận 1 để xác minh lý lịch.
Qua các màn thẩm vấn kéo dài cả ngày tại UBND Quận 1 rồi UBND phường nơi anh tạm trú, Phan Nguyên được thả về nhà vào khoảng 7 giờ tối.
Sau khi lời trần tình của Nguyên được đăng tải và nhiều người chia sẻ, có thông tin trên mạng nói bức ảnh này không liên quan tới việc biểu tình vì "đoàn tuần hành không đi qua ngả này".
BBC đã liên lạc với Phan Nguyên và được khẳng định tất cả những gì anh viết trên mạng xã hội là "hoàn toàn đúng sự thật".
Thanh niên 24 tuổi này nói: "Đoàn biểu tình đúng là đã đi qua Nhà thờ Đức Bà. Lúc đó có ý kiến vòng lại Lê Duẩn hướng Lãnh sự quán Mỹ, lúc qua đằng sau Nhà thờ Đức Bà thì bị chia đôi ngả và chúng tôi bị kẹt giữa bùng binh Nhà thờ Đức Bà".
"Trước tôi đã có một người bị bắt, sau đó cũng có một bạn khác bị bắt. Cả hai người này đều đã được thả ngay trong ngày."
Câu chuyện của Phan Nguyên
BBC: Làm sao Nguyên biết người bắt mình là công an?
Phan Nguyên: Lúc đó thì không biết, vì anh đó mặc thường phục, tự nhiên xông vào ôm chặt lấy mình. Phản ứng đầu tiên của tôi dĩ nhiên là chống cự lại để tự vệ, rồi cả chạy trốn nữa.
Anh đó không đưa thẻ nên không biết là công an, chứ nếu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.
Chỉ sau khi họ mang tôi về trụ sở UBND quận 1 giao cho công an thì tôi mới biết anh ta là an ninh mặc thường phục.
BBC: Trên bức ảnh, không thấy người biểu tình xung quanh?
Phan Nguyên: Đó là vì anh công an đã lôi vác tôi đi quãng 20m ra khỏi chỗ người tuần hành đứng.
Nhiều người xem ảnh bình luận có thể anh ta khỏe, giỏi võ, nhưng tôi chắc chủ yếu là vì mình nhỏ con, có độ 48-49 ký à.
Anh đó không đưa thẻ nên không biết đó là công an, chứ nêu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.
Phan Nguyên
BBC: Sau đó tại trụ sở UBND, Nguyên nói đã bị đánh?
Phan Nguyên: Lúc ban đầu, chắc là mình cũng có tìm cách chạy ra ngoài, các anh đó bức xúc và nóng tính nên làm như vậy. Sau có người can thiệp thì họ thôi không đánh nữa.
BBC: Hành xử thô bạo như vậy của công an chắc là điều Nguyên không nghĩ tới trước khi quyết định tham gia tuần hành?
Phan Nguyên: Tôi tham gia biểu tình vì nghĩ đây là nghĩa vụ của một công dân khi đất nước bị kẻ thù xâm phạm, nên mình cần biểu lộ tinh thần, ý thức của cá nhân.
Khi cùng các bạn xuống đường, quả thực không nghĩ lại bị công an đối xử như vậy. Nhưng dấn thân thì phải chịu thôi.
Sau khi được về nhà, được hoàn trả đầy đủ giấy tờ thì cũng không có ai gọi điện hỏi han hay làm khó dễ gì.
BBC: Tò mò một chút, chiếc dép bị mất trên bức hình đã tìm lại được chưa?
Phan Nguyên: (cười) Có, người bạn đi cùng lượm được sau đã giao lại cho tôi cả đôi.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|