sontunghn
member
ID 67056
03/26/2011
|
Giả mă hiện tượng lên đồng( ST)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, lên đồng là h́nh thức mà các thầy đồng trong trạng thái ngây ngất (Ectacy) để có thể thông quan với thần linh…
Lên đồng là một hiện tượng Shaman giáo
Cuốn sách: "Lên đồng, hành tŕnh của thần linh và thân phận" của GS Ngô Đức Thịnh có đề cập đến một loại h́nh tôn giáo tín ngưỡng phổ quát trên thế giới có tên là Shaman giáo. Trong đó, lên đồng tuy là một nghi thức của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, mang tính bản địa của người Việt, nhưng cũng lại mang nhiều nét đặc trưng của loại h́nh tôn giáo Shaman này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Shaman giáo là một h́nh thái tôn giáo mang tính phổ biến của xă hội loài người, là h́nh thái tôn giáo đặc trưng của thời hưng thịnh chế độ bộ lạc. Với Shaman giáo, con người thông quan với thế giới siêu nhiên thông qua các thầy Shaman (thầy đồng), người mà theo quan niệm dân gian có những khả năng phù phép, phép thuật, tự đưa ḿnh vào trạng thái ngây ngất để có thể thông quan với thế giới thần linh. Trong cuộc thảo luận Quốc tế về đạo Mẫu và Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, tổ chức tháng 11/2001 tại Hà Nội, các nhà khoa học Quốc tế và Việt Nam đă đi đến một quan niệm chung về Shaman, đó là h́nh thức mà các thầy đồng trong trạng thái ngây ngất (Ectacy) để có thể thông quan với thần linh, cầu giúp việc chữa bệnh và mưu cầu may mắn tài lộc.
Tuy giới nghiên cứu trong và ngoài nước đang c̣n nhiều quan điểm khác nhau về Lên đồng có phải Shaman giáo hay không, nhưng trong công tŕnh "Đạo Mẫu ở Việt Nam" (1996, 2001, 2007) và công tŕnh "hát văn" (xuất bản năm 1990) th́ cho rằng nghi lễ Lên đồng của đạo Mẫu là một hiện tượng Shaman giáo.
Lên đồng là một hiện tượng tâm lí sinh học
Ban đầu, các ông đồng, bà đồng không phải là những người tự nguyện đến với tín ngưỡng này, mà chủ yếu là họ bị “cơ đày”, bị đẩy tới việc phải "ra đồng". Người ta hay dùng cụm từ: có căn số, để chỉ những người có "duyên" có "số" với nhà Thánh. Mà căn số th́ lại là một sự bí hiểm. Nó là sự kết hợp giữa các yếu tố tâm sinh lí của bản thân con người đó với các yếu tố xă hội. Các ông đồng bà đồng đều là những người b́nh thường, khi bị cơ đày họ có những hành vi lệch chuẩn, điên loạn hoặc ốm đau, chạy chữa bằng thuốc ǵ cũng không khỏi, có khi nguy hại đến tính mạng, phải tŕnh đồng th́ mới khỏi.
Với loại bệnh được cho là bị hành mà có như điên loạn, phát dại phát rồ, nhóm các nhà nghiên cứu cùng với GS Ngô Đức Thịnh đă làm phiếu điều tra và đáng ngạc nhiên là kết quả chỉ ra rằng khi đă ra tŕnh đồng th́ chắc chắn khỏi, để quay về đời sống b́nh thường.
Vậy bản chất của căn số là ǵ? GS Ngô Đức Thịnh cho rằng: "Về lĩnh vực này th́ phải nghiên cứu liên ngành chứ chỉ nghiên cứu ở góc độ văn hóa không th́ cũng không được. Những người mắc căn bệnh có nguồn gốc tâm sinh lí, họ được cho là những người "nhẹ vía" nên dễ bị những dồn nén về mặt xă hội. Những người như vậy thường t́m đến lên đồng để chữa căn bệnh này và thực tế lại chứng minh là lên đồng chữa khỏi. Từ đó dẫn đến một luận điểm, là không thể cấm được hoạt động lên đồng, v́ người ta muốn quay trở về làm một con người b́nh thường trong xă hội th́ tại sao lại cấm người ta".
GS Ngô Đức Thịnh đă nghiên cứu trường hợp một bà đồng ở Lạng Sơn, là người Tày. Bà này là hội trưởng Hội Phụ nữ xă, ông chồng là hiệu trưởng một trường THPT của huyện, anh con trai là trưởng pḥng văn hóa của huyện. Khi bị “cơ đày”, bà này đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội để chạy chữa mà không kết quả ǵ.
"Tôi đă chứng kiến năm đấy vừa ra Tết rét căm căm, tôi đi công tác về ngủ đêm ở gia đ́nh bà đó, nửa đêm ông chồng choàng tỉnh không thấy bà đó đâu, đi t́m th́ thấy bà đó đang nhảy xuống suối tắm, mà trời th́ lạnh, nước suối như thể đóng băng. Lúc về nhà, gia đ́nh đốt lên một đống lửa để sưởi ấm cho bà, th́ lập tức, bà ta đứng phắt lên nhảy múa say sưa quanh đống lửa. Ông chồng kể có những đêm không thấy vợ đâu, đi t́m th́ thấy ngồi vắt vẻo trên cây. Tuy nhiên, cả gia đ́nh đều chống lại việc bà đó ra đồng. Bản thân bà ấy ban đầu cũng không muốn ḿnh trở thành một bà đồng. Bây giờ sau khi ra đồng th́ bà đó đă khỏi".
Nói chung vấn đề căn số c̣n là một bí ẩn, cũng không biết lấy căn cứ nào để xác định. Nhưng mỗi ông đồng bà đồng có một căn (một ghế), ví dụ như căn Quan, căn Cô, căn Cậu, hay căn ông Hoàng...
Những ông đồng bà đồng cầm căn vị thánh nào, th́ biểu hiện của họ trong đời thường hay ngay trong khi lên đồng cũng mang đậm bản tính của vị thánh đó. Người có căn Quan th́ rất chững chạc, cứng rắn. Căn Cô th́ nhí nhảnh vui tươi, ẻo lả. Căn ông Hoàng th́ thung dung, hào hoa, đĩnh đạc.
Việt Nga
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 594429
03/26/2011
|
Lên đồng dưới góc nh́n khoa học, văn hóa
- Sự bí ẩn của lên đồng, hiện chúng tôi không kỳ vọng có thể kiến giải hết được. Tuy nhiên, dưới góc nh́n khoa học, văn hóa, chúng tôi mong muốn cung cấp thêm cho độc giả thông tin về hiện tượng này. Từ đó, có cái nh́n đúng đắn về hiện tượng tín ngưỡng, văn hóa, tránh các hoạt động biến tướng, lợi dụng đồng - cốt để tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi…
Bảo tàng sống động về văn hóa
GS Ngô Đức Thịnh, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, lên đồng là một bảo tàng sống động của văn hóa Việt và hoàn toàn xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhưng bây giờ chưa phải là lúc bởi vẫn chưa có sự đồng thuận trong nước.
Thực chất, lên đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây được coi là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng. Một số người tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh giáng nhập th́ lúc đó các ông đồng, bà đồng không c̣n là ḿnh nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Sự thật có đúng như vậy không cho đến nay khoa học cũng chưa thể chứng minh.
Vậy tại sao một bảo tàng sống động của văn hóa mà lại "chưa được đồng thuận”? Rất nhiều ư kiến c̣n cho rằng đó là hủ tục, là mê tín dị đoan. Nghị định 75/2010/NĐ - CP của Chính phủ cũng quy định các hành vi tổ chức hoạt động lên đồng sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng.
Giới thiệu lên đồng ở trường học
Chúng tôi xin bắt đầu việc t́m hiểu những điều ḱ bí về lên đồng bằng một sự việc diễn ra công khai và có thật. Ngày 19/12/2010, khoa Văn - Xă hội, trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên đă tổ chức buổi học ngoại khóa t́m hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Không có ǵ đáng nói nếu thầy và tṛ trường này không đưa nhảy đồng lên sân khấu.
Buổi học ngoại khóa đó được mô tả rằng: "Đó là một giá đồng thực sự như tại một buổi "mở phủ" đúng nghĩa. Tiếng nhạc, hát và múa tưng bừng và cuối giá đồng "thầy" cũng tung tiền "lộc" cho các "con nhang", "đệ tử".
Nhiều người không đồng t́nh với việc giá đồng được thực hiện ở một nơi không phải đền chùa miếu mạo. Họ cho rằng, đó là sự không tôn trọng thần linh, phỉ báng thánh thần. Đồng thời cũng lên án việc một thầy giáo đă "nhập vai" thanh đồng để diễn lại các giá đồng. Họ cho rằng, thanh đồng phải là người có căn, có quả, chứ không thể là một thầy giáo không có căn quả vào vai thánh thần. Mà nếu thầy giáo có căn, có quả th́ lại càng không thể "biểu diễn" ở một sân khấu của trường học như vậy được.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Suối Linh, giảng viên khoa Văn - Xă hội, trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Thái Nguyên cho biết, khoa Văn - Xă hội đă mời một thanh đồng "xịn", chứ không phải thầy giáo của khoa này nhảy đồng. Đồng thời cho biết, khi đưa lên sâu khấu để giới thiệu cho sinh viên về hoạt động hầu đồng, khoa đă đặt vấn đề tâm linh sang một bên, không đề cập đến v́ nhiều người đặt ra vấn đề là có tin hay không tin. Nhưng đó không phải là điều cốt lơi. Tin là tin thần thánh có thể hiểu được tấm ḷng của họ chứ không phải họ nghĩ là trong lúc đó có thần thánh nhập vào cô đồng hay không...
Được người nước ngoài yêu thích
Giảng viên Nguyễn Suối Linh cho biết: Nghi lễ hầu đồng có nguồn gốc từ đồng bằng sông Hồng nhưng các vị thánh hiển linh trong giá đồng có rất nhiều những người miền núi. Giá đồng hấp dẫn nhất là các giá nói về các vị Mẫu miền núi như cô Bé thượng ngàn hay Mẫu Đệ nhị hoặc Bà Chúa Thác Bờ. Họ đều là những vị thánh có nguồn gốc miền núi. Trong không gian hầu đồng khoảng cách không gian, miền xuôi miền ngược bị xóa nḥa.
Nói về lên đồng, nhà nghiên cứu Trần Văn Khê đă từng nói rằng: Âm nhạc chầu văn là hồn cốt của nghi lễ lên đồng. Rất nhiều người nước ngoài cho rằng trong các âm nhạc dân gian của người Việt Nam th́ âm nhạc hát chầu văn vẫn là nghệ thuật được người nước ngoài yêu thích nhất.
C̣n bà Phạm Minh Thái, trưởng khoa Văn - Xă hội của trường giải thích rằng: Mục đích của buổi học ngoại khóa này là để giúp sinh viên hiểu sâu hơn về văn hóa của người Việt. Xưa nay, người ta vẫn thường nghĩ về việc nhảy đồng, hầu bóng là "không chính thống", "mê tín dị đoan". Nhưng nay, chúng ta cần nh́n thẳng rằng nó là một loại h́nh nghệ thuật đặc biệt, chứa đựng rất nhiều các yếu tố nghệ thuật khác. "Nhảy đồng, hầu bóng, thực ra là những nét văn hóa của người Việt trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nhằm mục đích cầu mong những điều tốt đẹp".
Hầu đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam, được Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) có ư định đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại.
Việt Đức
|
|
sontunghn
member
REF: 594431
03/26/2011
|
"Lên đồng là một nghi lễ quan trọng nhất của đạo Mẫu"?
- GS Ngô Đức Thịnh khẳng định: Lên đồng không phải là một tín ngưỡng riêng biệt. Nó là một nghi lễ quan trọng nhất của đạo Mẫu. Không có đạo Mẫu th́ không có lên đồng.
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần
Năm 1986, GS Ngô Đức Thịnh bước vào nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng và vấn đề đầu tiên ông chọn nghiên cứu chính là lên đồng.
GS Ngô Đức Thịnh cho biết: Việc tôn thờ người phụ nữ với tư cách là một vị thần linh có từ rất sớm. Đạo Mẫu có ba lớp là thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Trong đó, lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần có từ thời nguyên thủy.
Trong cuốn sách Các vị nữ thần Việt Nam của tác giả Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc có giới thiệu 75 vị nữ thần tiêu biểu của nước ta. Tuy nhiên c̣n khá nhiều các vị nữ thần chưa được đề cập đến. Những nữ thần được tôn thờ có thể kể như Bà Chúa xứ, Bà Ngũ hành, Bà Thiên Hậu, Bà Thủy Long, Bà Hỏa... các nữ thần có công tạo lập ra vũ trụ trong truyền thuyết như Nữ thần mặt trời, Bà Nữ Oa... Qua đó có thể thấy việc tôn thờ nữ thần là cách nhân thần hóa việc tôn sùng lực lượng tự nhiên.
Các nữ thần cũng là tổ sư các nghề như Mẹ Âu Cơ ngoài là biểu tượng cho đất nước, là Mẹ của dân tộc Việt th́ c̣n là tổ sư nghề lúa nước, hay các Mẹ khác là tổ sư các nghề dệt, chăn tằm, trồng bông, làm muối, nghề bánh, làm mộc...
Nhiều vị nữ thần là những danh tướng, có công với đất nước như Hai Bà Trưng, Dương Vân Nga, Ỷ Lan, Bùi Thị Xuân, vợ ba Đề Thám. Những người dân b́nh thường có công đánh giặc cũng được tôn vinh là nữ thần như Bà Chúa Kho, Bà Vú Thúng, Bà Áo The...
Các vị nữ thần trên được nhân dân tôn làm thánh thần, được triều đ́nh sắc phong thành các vị thần, thành hoàng của nhiều làng. Nhiều nữ thần được sắc phong Thượng đẳng thần, có người như Liễu Hạnh công chúa được dân gian tôn vinh là một trong Tứ bất tử của đất nước.
Đối với những người nông dân trồng lúa nước th́ đất, nước và cây lúa được coi là biểu tượng mang tính thiêng liêng và các vị thần đó đều mang nữ tính: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lửa, Mẹ Lúa. Qua đó có thể thấy rơ vai tṛ quan trọng của Người Mẹ.
Như vậy, trong đời sống tinh thần và tâm linh, nhiều phụ nữ đă trở thành các thần - nữ thần, trong đó có các vị được tôn vinh là Mẫu, Thánh mẫu, đạo của dân gian, của dân tộc là đạo Mẫu.
Lên đồng có từ tục thờ Tam, Tứ phủ
H́nh thức thứ 3 là Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (Tam ṭa thánh mẫu), có quan hệ mật thiết với tục thờ nữ thần. Mẫu đều là nữ thần nhưng không phải tất cả nữ thần đều là mẫu thần.
Đạo Mẫu gắn liền với tục thờ Mẫu dân gian. Các vị thánh đứng đầu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Thánh thiên mẫu Yana...đều được tôn xưng là Thánh Mẫu. Các vị thái hậu, hoàng hậu, công chúa có công lao lớn, có tài năng, hiển linh th́ cũng được tôn xưng là Mẫu: Quốc Mẫu, Vương mẫu. Mẹ của Thần núi Tản viên cũng được phong là Quốc mẫu, hay mẹ thân sinh ra Gióng cũng được xưng là Vương Mẫu.
H́nh thức Tam phủ, Tứ phủ có từ thế kỉ thứ XV do tiếp nhận đạo giáo của Trung Hoa. Lên đồng gắn liền với h́nh thức này nghĩa là cũng đă ra đời từ thế kỉ XV.
Người ta có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động lên đồng như hầu đồng, hầu bóng, ra đồng, nhảy đồng, lên đồng... Tuy nhiên, trong nghiên cứu và trong những cuốn sách đă xuất bản, GS Ngô Đức Thịnh dùng từ lên đồng v́ theo ông từ này có vẻ chính xác nhất, mô tả được trạng thái gia tăng thăng hoa của các ông đồng, bà đồng.
Việt Nga
|
|
calinhoem
member
REF: 594538
03/28/2011
|
Ḿnh khoái đọc dạng bài viết nói về tâm linh và huyền bí.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|