sontunghn
member
ID 59531
03/20/2010
|
Những người được văn chương cứu
Có người yêu văn chương, thân tàn ma dại bởi văn chương, nhưng lại có những người đến với văn chương và được nó cứu giúp. Hiện nay, họ vẫn cần mẫn sống với văn chương, bằng tất cả nghị lực.
Kỳ Khôi: Liệt chân vẫn nhất định ḿnh lên đỉnh núi!
Nhà thơ Kỳ Khôi, ở làng Đô Quan, xă Nam Lợi, huyện Nam Trực (Nam Định). Ông tên thật là Nguyễn Văn Khôi, sinh năm Ất Dậu 1945, cái năm đói ṃn đói mỏi.
Mới 3 tháng tuổi, cậu bé Kỳ Khôi đă mồ côi cha. Bà mẹ 38 tuổi đời cơng 5 đứa con vượt qua khó khăn, gian khó của cuộc đời. Cái tên Khôi là bố mẹ đặt, với ư cậu con của họ sẽ khôi ngô tuấn tú. Sau khi đẻ 4 cô con gái th́ may mắn có con trai, Khôi thành “bảo bối” của cha mẹ, nào ngờ...
Khi cha mất, người ta gọi cậu bé Khôi là Côi, với ư côi cút. Suốt ngày cậu bé lon ton theo mẹ và các chị ra đồng giữa cảnh đói khát. Năm lên 6 tuổi, Khôi bị bệnh đậu mùa, rồi bị chạy lậu. Lại đúng thời giặc giă, chạy loạn. Mẹ cậu phải cơng con chạy vượt sông, bà đội con lên đầu, chẳng may trượt chân, cậu bé bị d́m vào nước.
Sau đó cậu sốt nặng và liệt toàn thân, hàng năm trời không cựa quậy được. Sống hay là chết? Chịu nằm một chỗ hay đứng lên? Bỏ mặc hay tự cứu ḿnh? Đó là những lựa chọn của cậu bé Khôi cho chính đời ḿnh.
Và cậu đă chọn con đường cứu ḿnh. Bằng cách luyện tập, chịu khó cử động, chống gậy tập đi. Qua 3 năm luyện tập, tuy không thể đứng bằng hai chân đi lại b́nh thường, nhưng nếu dùng một cây gậy để chống th́ Khôi có thể di chuyển được.
Không đến trường được, Khôi chống gậy, sang nhà một ông hàng xóm biết chữ, nhờ ông dạy. Học được 24 chữ cái và một phần việc ghép vần, thế là cậu về nhà tự học, lại nhờ mấy bạn đến chỉ bảo, cho mượn sách học.
Chẳng bao lâu cậu bé đă biết đọc, ông hàng xóm phải phục là thông minh. Biết chữ rồi th́ muốn viết, nhưng tay phải đă liệt, học viết tay trái là việc rất khó, c̣n khó hơn việc học chống gậy để đi. Nhưng Khôi đă tự ép ḿnh phải luyện viết cho bằng được. Chẳng bao lâu, chữ cậu không người nào trong làng viết đẹp bằng.
Cậu lại c̣n biết vẽ tranh, khiến những người trong làng phải trầm trồ. Tự học hết lớp 10 (Cấp III bây giờ), Nguyễn Văn Khôi thành người giỏi toán, hay văn, được bà con trong xă Nam Lợi nhờ dạy phụ đạo cho con cái họ. Cháu nào được “thầy Khôi” dạy đều học giỏi, thành đạt.
Ông từng viết: “Ḅ cũng là đi, lê cũng là đi/ Ngày kia nhất định ḿnh lên đỉnh núi”. Đến với thơ, bởi ông thấy cái hay của con chữ, của ngôn từ, và khi con người sống trong không khí của thơ, thấy ḿnh nhẹ nhơm, được giải tỏa.
Năm 1960, Kỳ Khôi viết những bài thơ đầu tiên. Nói về thơ, Kỳ Khôi không giấu được cảm xúc: “Không có thơ, hẳn là tôi rất khó sống với những lần bệnh tái phát, rồi những khó khăn cuộc sống bủa vây. Tôi thành tín đồ của thơ lúc nào không biết. Rồi cứ thế, cứ thế chống gậy làm thơ”.
Ngoài viết thơ, truyện ra, Kỳ Khôi c̣n viết kịch và từng được giải cao như những vở Cái trống tầu, Nơi ấy, Cơn giông đầu mùa hạ, Trước lúc trời rạng... Ông được gọi là “thi sĩ làng”. Và theo ư của ông, đă được gọi như vậy th́ phải viết để xứng đáng, “là tằm th́ phải nhả tơ”.
Kỳ Khôi là người thích rượu nhưng chẳng uống được bao nhiêu. Lại là người thích quảng giao, gặp bè bạn là hết ḿnh. Cũng nhờ vậy mà cuộc sống của ông có nhiều niềm vui. Trong men rượu quê nồng nàn, nhà thơ đọc bài thơ “Trên cánh đồng làng” đăi khách:
Gặp nhau trên cánh đồng làng
Em nh́n nghiêng cả hai quang lúa đầy
(...)
Gặp em trên cánh đồng làng
Vừa quen vừa thấy ngỡ ngàng lạ không!
Gió chi hương lúa thơm nồng
Lẫn vào hương tóc để ḷng mơ theo
Anh từng xuôi ngược mái chèo
Bỗng dưng lại muốn buông neo quê nhà.
Bài thơ cứ cựa quậy về h́nh ảnh của một miền quê, như độ nào bà xă cảm động mà theo ông vậy. Những bài thơ như thế cứ ra đời, giúp cho nhà thơ vịn vào đó mà đứng dậy.
Nguyễn Ngọc Hưng: Thơ là sợi tơ vàng óng
“Thơ là chốn cho tôi nương nhờ. Nếu không có thơ th́ chẳng ai biết đến tôi, một người đang buồn nản chất chồng cô đơn ở một miệt quê nghèo nàn, rồi một ngày nào đó sẽ héo đi. Khi có thơ, tôi có cầu nối đến với mọi người, nó cũng như bản mệnh của con người tôi vậy…”. Nguyễn Ngọc Hưng vừa tự hào, vừa xúc động đến ứa nước mắt mà nói vậy. Anh ơn bạn bè, ơn thơ và lúc nào cũng đau đáu nỗi thơ, nỗi người.
Đến nay, Nguyễn Ngọc Hưng có đến 10 tập thơ, góp mặt trong nhiều tuyển tập, nhiều bài thơ hay được bè bạn viết lời b́nh luận. Không ai biết, từ nhỏ, số phận Nguyễn Ngọc Hưng đă vô cùng khắc nghiệt.
Anh kể rằng mẹ anh ngày đó 16 tuổi, c̣n hồn nhiên đă bị gả cho một người vừa già vừa xấu. Mẹ anh dứt khoát cự tuyệt không chịu sống chung. Năm 1954, người đàn ông đó tập kết ra Bắc. Vài năm sau bà về nhà mẹ đẻ sống, làm cán bộ phụ nữ xă.
Ở quê ngày đó có một gánh hát Bội, người chủ gánh hát rất giỏi hát Bội, hai người đă gặp nhau và sinh ra Hưng. Rồi gánh hát phải đi, mẹ Hưng lo con nhỏ, mẹ già nên đă ở lại không theo người đàn ông ḿnh yêu. Hưng được sinh ra, chỉ sống với mẹ và người d́ ruột. Tuổi thơ Hưng trải qua cơ cực trong loạn lạc.
Được cái người mẹ quyết tâm cho con đi học. Xong cấp III, anh đỗ đại học Sư phạm Quy Nhơn (B́nh Định). Cuối năm 1982 anh về trường Nguyễn Công Phương (Nay là trường PTTH Nghĩa Hành) thực tập.
Buổi chiều, nhà trường giới thiệu nhân sự, anh nhận lớp dạy và tối về th́ bệnh phát. Anh đi viện, điều trị hàng tháng trời mà bệnh không thuyên giảm, hai chân cứng đờ và run rẩy. Cơ thể anh biến chứng từ đó, rồi thành người tàn phế.
Nguyễn Ngọc Hưng nói ḿnh “vớ” được thơ. Ngày sinh viên anh cũng tập tọe làm thơ. Khi thành người tàn phế, anh viết nhiều hơn. Một ngày kia bè bạn phát hiện ra, họ gửi báo và được đăng. Niềm vui bắt đầu nhen nhóm. Anh làm thơ nhiều hơn, hăng say hơn.
Bạn bè lại in tập cho anh và thơ anh đoạt một số giải thưởng. Hơn lúc nào hết, thơ đă chứng tỏ khả năng thần kỳ của nó trong trường hợp này. Nó là sợi tơ vàng óng níu giữ Nguyễn Ngọc Hưng với cuộc đời, kéo anh khỏi rơi vào cái lỗ đen ng̣m của sự tuyệt vọng.
Ai đọc thơ Nguyễn Ngọc Hưng cũng dễ nhận ra ở hoàn cảnh éo le đến mức nào, Hưng vẫn giữ nguyên cái nh́n tươi rói với sự vật chung quanh. Những kỷ niệm về quê hương, gia đ́nh, tuổi thơ... qua con mắt thơ Hưng, tất cả đều sáng bừng lên sức sống của t́nh người: Xưa hai đôi đũa một mâm/ Giờ hai đôi đũa… con cầm một đôi/ C̣n một đôi đũa mồ côi/ Nghẹn ngào con nuốt cho trôi chén buồn (Mẹ ơi).
Hoặc: Được mùa trăng sáng mông lung/ Bập bùng hương ổi chín nung cơi ḷng/ Tưởng trầu cau nữa là xong/ Ngờ đâu duyên bưởi phận ḅng đổi thay/ Trăm cây đốn trụi một ngày... (Hương ổi)
Trần Quốc Minh: Em là Tây Thi đậu phụ của anh
“Từ ngày nghỉ làm, lại chuyển xuống khu tập thể Vạn Mỹ Hải Pḥng, tôi sống như ốc đảo. Sáng vợ đi chợ bán đậu phụ khoá cửa bên ngoài, tôi như bị giam, bù lại con tôi lắp cho bố điện thoại nên lúc nào nhớ ai là nhấc máy!
Bạn văn chương thương tôi nghèo lại bảo: Ông để máy xuống tôi gọi lại! Thế là nói chuyện thả phanh. Từ đầu năm 2008 con tôi mua cho bố máy tính, tôi như mở tung cánh cửa đến với cuộc đời”. Đó là lời của một nhà thơ tật nguyền, không phải để ôn nghèo kể khổ, mà để vơi đi nỗi buồn, và để tâm tư ḿnh thoát khỏi sự giam hăm của căn pḥng chật hẹp 6 mét vuông.
Trần Quốc Minh sinh ra trong một gia đ́nh nghèo, là con trai duy nhất. Sau một trận ốm nặng năm 4 tuổi cậu bé bị bại liệt hai chân. Lên 6 tuổi cậu được cha ḿnh dạy chữ và học lỏm thêm các bài của cô em gái. Đến khi vào lớp một (hệ 10 năm) cha đèo xe đạp đưa cậu đến lớp hàng ngày.
Học xong lớp 4 th́ tháng 5 -1955, gia đ́nh hồi cư về Hải Pḥng. Cậu xin vào học lớp đệ thất (tương đương lớp 5) cho đến khi tốt nghiệp cấp III tại trường cấp III Ngô Quyền Hải Pḥng.
Nơi đây nhà giáo Hà Thúc Chỉ (tức nhà thơ Thúc Hà) đă nhen lửa văn chương cho Trần Quốc Minh. Năm 1962, cậu đỗ Đại học tổng hợp khoa Văn, nhưng học được hai tháng phải về v́ sức khỏe yếu.
Đầu năm 1964, Chi hội Văn học Nghệ thuật Hải Pḥng thành lập. Trần Quốc Minh nghe nói đến nhà văn Nguyên Hồng làm Chủ tịch th́ rất nể phục. Anh âm thầm làm ca dao rồi làm thơ, nhưng gửi đi chẳng nơi nào in. Và rồi, một điều may mắn, cũng là cơ duyên xảy đến. Trần Quốc Minh gặp được nhà thơ Vân Long.
Vân Long chính là người đưa Trần Quốc Minh đến với THƠ và in cho người em mới quen 2 bài thơ. Một năm sau (1966), nhà thơ Vân Long tặng Trần Quốc Minh tập Tia nắng với lời đề tặng “Thân mến tặng Trần Quốc Minh một Tia nắng của cuộc đời mà ḿnh ‘tóm’ được. Đợi ở Minh những buổi b́nh minh rực rỡ...”.
Đó là một lời động viên, một sự hy vọng. Sự mong mỏi, giúp đỡ của nhà thơ Vân Long đă không uổng phí. Trần Quốc Minh đă không làm ông thất vọng.
Trong khoảng thời gian c̣n làm kế toán, năm 1977, thêm một niềm vui nữa đến với Trần Quốc Minh từ một cô gái thường đến nơi ông làm việc để may áo. Bà con xă viên trêu đùa, gán ghép. Đùa thành thật, cô gái may áo đó đă thành vợ của ông từ năm 1978 đến giờ, làm một người vợ thảo hiền, hay lam hay làm, hết mực thương chồng.
Lại sinh cho ông một cậu con trai thông minh. Hàng ngày bà lo cho chồng ăn sáng rồi đi chợ bán đậu phụ, ông Minh cứ đùa: “Em là Tây Thi đậu phụ của anh!”. Và như thế, Trần Quốc Minh yên tâm về “hậu phương” của ḿnh, để chú tâm vào việc đọc sách và sáng tác.
Nhà thơ Trần Quốc Minh có bài thơ “Ngọn gió của con” in Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 rất cảm động, và bài thơ “Bắc cầu” đạt giải Nhất cuộc thi thơ của người tàn tật Hải Pḥng năm 1999.
Ngọn gió của con
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt v́ hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng vơng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa Thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đă thức v́ chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tṛn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Trương Quang Thứ: Nhiều biên tập viên không biết là người tật nguyền
Người dân gọi Trương Quang Thứ là “ông thẳng” v́ toàn thân ông cứng đơ như một khúc gỗ, chẳng có khớp nào gập lại được. Ở làng Trắp, xă Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, người dân vẫn coi ông Thứ là nhà thơ của làng.
Một ngôi làng đến 90% dân số sống bằng nghề đánh cá ở biển lại nảy ra một người làm thơ. Một bông hoa giữa biển nước và cát trắng. Họ tự hào sung sướng lắm. Nên khi ông đi đâu, người làng gặp đều “chào nhà thơ”.
Ai đến thăm, Trương Quang Thứ cũng chỉ tay vào góc nhà và giới thiệu: “Tôi viết được trong mọi hoàn cảnh. Nếu có bàn, tôi đứng tỳ vào và viết, hoặc cứ đứng và tỳ giấy lên tường, hoặc chỉ cần chồng mấy cái tải hàng như thế này lên là viết. Cũng may ông trời cho tôi cái duyên với thơ, nên tôi sống được với nghề để chẳng phải mang tiếng ăn bám vợ”.
Hiện nay, ông Thứ là cộng tác viên ruột của báo Phụ nữ Việt Nam, báo Nghệ An, tạp chí Thế giới trong ta, báo Thiếu niên tiền phong, Đài Tiếng nói Việt Nam… Ông có nhiều thơ đăng báo từ xưa ở báo Tiền phong, Văn nghệ, Mực tím…
Dù không phải là một người được đào tạo cơ bản, một “dân” viết chuyên nghiệp, nhưng ông đă tạo cho ḿnh cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học. Khi tôi hỏi tại sao ông lại đến với nghiệp viết, Trương Quang Thứ trả lời rằng, ngay từ ngày học cấp I ông đă thích thơ văn và có thơ đăng báo.
Trương Quang Thứ sinh năm 1951 trong một gia đ́nh nông dân nghèo có tới 11 anh chị em nhưng một người đă hy sinh và ba người khác chết v́ bạo bệnh. Khi đi học, cậu bé Thứ luôn là học sinh giỏi toàn diện. Tương lai của Thứ sẽ vô cùng rộng mở nếu không có một ngày, mảnh bom găm vào chân.
Ông Thứ bùi ngùi nhớ lại: “Năm 1972, tôi bị thương trong một trận oanh tạc của không lực Mỹ. Độ đó thuốc thang ít, lại chẳng kiêng khem được. Vết thương nhiễm trùng rồi sinh ra bệnh khớp và biến chứng, dẫn đến cột sống bị liệt. Lúc đó tôi đang độ hai mươi, đầy mơ ước nhưng như bị cắt đứt mọi hy vọng”.
Khi đó, gia đ́nh đưa Thứ đi chữa trị khắp các bệnh viện nhưng không khỏi. Thứ vẫn nằm bất động. Suốt 3 năm liệt giường, Thứ nghĩ cuộc đời đă khép lại với ḿnh. Nhiều lần nghĩ quẩn anh đă nghĩ đến cái chết.
Thế rồi, một ngày sau cơn mưa nh́n qua cửa sổ, Thứ bỗng thấy ngoài kia đời c̣n đẹp lắm. Vốn có tính lăng mạn, nh́n ra ngoài bầu trời cơn mưa, lá non trổ đầy cành và chim líu lo hót, Thứ thấy khung cảnh đẹp quá và làm thơ.
Lại là những vần thơ cho trẻ nhỏ: “Quả ngủ ở trên cây/ Cá ngủ ngay dưới nước/ Nắng ngủ trong mặt trời/ Mưa ngủ mây sũng ướt/ Cây xấu hổ lạ thiệt/ Ai động vào ngủ ngay/ Đồng hồ bận đêm ngày/ Báo thời gian không ngủ”.
Thơ của Trương Quang Thứ xuất hiện liên tục trên các báo, đó là nguồn động viên để chàng thi sĩ có thể tự tin sống tiếp. Các biên tập viên thấy thơ hay nên in, không hề biết tác giả của nó là một người bị tật nguyền.
Nhiều lần họ mời Thứ đến giao lưu, nhưng chàng đều từ chối. Hàng xóm của Thứ thấy chàng gầy g̣, tiều tụy, tưởng sẽ không qua được. Nhưng một ngày, lại thấy Thứ tự tin, cầm đến giấy bút. Rồi lại thấy báo người ta gửi biếu và nhuận bút. Sau này họ mới biết Thứ đă vịn thơ đứng dậy.
Từ năm 1972, khi bị cứng khớp đến nay, Trương Quang Thứ đă có 3 tập thơ in riêng, 3 tập in chung và hàng trăm bài báo đă in. Ông cũng gặt hái được một số giải thưởng: Giải nh́ Hội Văn học nghệ thuật Nghệ Tĩnh 1991; giải 3 báo Nhi đồng năm 1994; giải B báo Nghệ An năm 1996; giải B tạp chí Sông Lam 1996; giải khuyến khích báo Thiếu niên tiền phong năm 2000...
Biết bao cô gái đọc trên báo, mê thơ mà viết thư làm quen, rồi t́m đến nhà. Sau khi thấy tác giả là một người nằm bẹp trên giường, họ bỏ đi không trở lại. Thứ ngơ ngác buồn. Đến năm 1976, Thứ được gia đ́nh đưa ra Bệnh viện Hà Bắc chữa trị, đă có một cô gái “đỗ lại bến Thứ”.
Đó là cô gái đất Kinh Bắc Trần Thị Nị, một cô gái ở trường Trung cấp kỹ thuật Hà Bắc. Trương Quang Thứ kể rằng, ngày đó bà Nị vào bệnh viện thăm bạn, thế rồi hai người gặp nhau.
“Bà ấy ngày đó là cô gái ngoan hiền, được nhiều người yêu mến, nhiều người thích. Ngày đó bà ấy đồng cảm, gần gũi nâng đỡ tôi trong những ngày chữa trị đó. Sau đó đến giai đoạn quư và yêu. Nhan sắc của bà ấy b́nh thường, nhưng với tôi, đó là một niềm hạnh phúc lớn” - nhà thơ tâm sự.
Đám cưới của hai người nghèo được tổ chức đơn giản, chủ yếu là dịp hai bên gia đ́nh gặp gỡ nhau. Cưới nhau xong, cô gái Kinh Bắc về làm dâu xứ Nghệ, chấp nhận cuộc đời đầy gian khổ.
Họ được gia đ́nh dựng cho túp lều nhỏ để sống. Nị vốn không quen với biển, tôm cá, nhưng hoàn cảnh buộc phải xuống biển cào nghêu bán kiếm tiền cơm cháo, thuốc thang cho chồng.
Trương Quang Thứ có làm thơ nhưng nhuận bút chẳng được là bao. Ba đứa con lần lượt ra đời, một ḿnh người vợ bươn trải, vất vả đủ đường. Thấy không thể như thế măi được. Thứ nhờ người cưa cho hai cây sào để tập đi. Đôi chân khó bảo phải tập đến hàng ngàn lần mới đứng dậy được.
Thấy đứng lên được là có hy vọng, thế là cố gắng nhích từng bước, lững chững như trẻ tập đi cùng với cây gậy chống. Sau hai năm ṛng, Trương Quang Thứ đă có thể đi mà không cần gậy chống, nhưng vẫn chập chững khó khăn. Lúc này, sẵn có vườn nhà, Thứ nghĩ đến chuyện trồng rau.
Ông nói về ngày đó: “Tôi nghĩ cần phải làm việc cật lực. Viết ít thôi, c̣n làm cây xu hào bắp cải giống để bán. Chăn nuôi thêm để có cái vốn. Vợ tôi ngày đó đi làm ở ngoài, đêm về mới làm việc nhà. Tôi phải nhờ vợ múc nước ra mấy cái vại lớn, rồi sáng sau ở nhà tự múc ra xô nhỏ để tưới cây”.
Trương Quang Thứ vừa cầm cuốc vừa cầm bút. Ban ngày làm quần quật, ban đêm lại đứng viết một cách miệt mài. Chính người cha tật nguyền vất vả ấy lại là niềm tự hào, động viên cho ba con trai trưởng thành. Cả hai người con đều học giỏi, thành đạt.
Người con đầu Trương Quang Văn đă tốt nghiệp đại học Khoa học xă hội Nhân văn Hà Nội, nay là giáo viên trường PTTH Hoàng Mai; người con trai thứ Trương Quang Chương đă tốt nghiệp Học viện Quân sự, nay làm việc ở Bộ Tư lệnh Thông tin; người con trai út Trương Quang Phương tốt nghiệp Đại học Thủy sản Vinh đang làm việc ở Đồng Nai. Hai cô con dâu lớn của ông Thứ đang làm việc ở làng phong Quỳnh Lập.
Cuối cùng, Trương Quang Thứ tâm sự: “Đó, không có văn chương cái thằng c̣i cọc như tôi chết lâu rồi. Ai ngờ c̣n lấy được vợ, sinh ba con và nuôi chúng thành đạt, lại xây được ngôi nhà tươm tất thế này. Hóa ra, văn chương đă cứu đời tôi đấy”.
Nguyễn Sỹ Thành: “Có thơ nên ḿnh không ác”
Có lẽ với Nguyễn Sỹ Thành, một “gă” đạp xích lô chuyên nghiệp ở thành phố Vinh (Nghệ An), tôi phải dùng câu: “Thơ đă cứu Thành, làm bớt đi cái vẻ bụi bặm, nóng nảy của anh và đưa anh về với cuộc sống b́nh dị với vợ con”.
Chính Thành cũng khẳng định: “Nếu không t́m thấy thơ trong cuộc đời này, chẳng hiểu tôi đă t́m đến cái ǵ nữa. Chắc là ngoài cái lương thiện…”.
Lắm lúc tưởng như gia đ́nh anh đứng trên bờ vực thẳm, không lối thoát, th́ thơ đến, mang theo ánh sáng soi đường khiến Thành có niềm tin, niềm vui và t́nh yêu. Một người uống rượu nhiều như Sỹ Thành, khi đă “phiêng phiêng” là tuôn thơ ào ào ấy chủ yếu chơi với lớp trẻ, với những người hàng xóm yêu văn nghệ hiểu anh.
C̣n những người đă có tuổi, thực sự họ chẳng thể chịu nổi một người có… tốc độ thơ như Sỹ Thành. Lúc hăng lên th́ ít có người nói chen được vào. Thế nhưng, anh là người có uy tín ở Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An.
Nguyễn Sỹ Thành sinh năm 1954 tại xă Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An trong một gia đ́nh đông anh em. Anh cưới vợ là chị Lê Thị Yến năm 1981.
Đến năm 1987, hai vợ chồng xảy ra xích mích. Thành một ḿnh bỏ vào Đắk Lắk, làm ở Pḥng Văn hóa huyện Krông Na. Sau vài năm lang bạt, Thành về đoàn tụ với vợ.
Cuộc sống khó khăn quá, năm 1992 chị Yến, vợ Thành, buôn hàng cấm và bị bắt, bị phạt 8 năm tù giam. 8 năm trời vợ trong tù, 8 năm trời sống cảnh gà trống nuôi con. Nguyễn Sỹ Thành là một anh thợ đạp xích lô khỏe mạnh ở thành phố Vinh, cả ngày bán sức trên những con phố.
Đêm về, lại làm thơ đợi vợ, xua đi những đau khổ cuộc đời trong tiếng léo nhéo của con. Anh thấy ḿnh may mắn là những ngày đó đă không biến thành một tên lưu manh, hay trộm cắp. Năm 2000, chị Yến được ra tù.
Nhưng chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào lại bị phường buôn cũ kéo vào làm một “phi vụ” khác. Chị lại bị bắt giam 4 năm nữa. Sỹ Thành muốn ngă khuỵu. Năm 2004, Yến ra tù. Niềm vui chan chứa đổ về trong ḷng người chồng 12 năm đạp xích lô nuôi con, đợi vợ đi tù.
Khi đó, Biên tập viên Kim Ngân ở chương tŕnh Người xây tổ ấm - Đài Truyền h́nh Việt Nam đă t́m về gia đ́nh của Thành - Yến làm chương tŕnh. Hai vợ chồng được mời ra trường quay để làm chương tŕnh. Sau đó, với chương tŕnh này, BTV Kim Ngân đă đoạt giải cao.
Nh́n mặt Sỹ Thành, người ta sẽ thấy ở anh toát lên vẻ ǵ đó bụi bặm, đường phố. Anh không phủ nhận điều đó, v́ trước hết anh là một “gă” xích lô, cả ngày thi gan cùng nắng mưa. Trước khi tôi xin phép ra về, Sỹ Thành muốn đọc một bài thơ vừa làm, tuy chưa hay nhưng t́nh cảm dạt dào. Tôi đồng ư, tay anh lại cầm cốc rượu, tu ực cái rồi mới đọc:
Bất ngờ anh gặp được em
Hoàng hôn biển biếc sáng lên một vùng
Để rồi lan giữa mênh mông
Xa em anh những nhớ mong… biển chiều
Vâng, “Thần Thơ” đă cho Trần Hồng Giang đất Thành Nam kết nối với bè bạn văn chương cả nước, đă làm cho nhà thơ Đỗ Trọng Khơi t́m được niềm vui sống và mới đây lại t́m được người vợ chăm sóc cho đời ḿnh.
Thơ làm cho cô bé tật nguyền Nguyễn Thị Nguyện ở Ḥa B́nh đă bước vào cuộc sống mới một cách tươi vui, giúp cho Phạm Minh Giắng đất Thái B́nh t́m được lẽ sống đích thực. Hay văn chương giúp cho cây bút nữ Trần Ngọc Lan t́m được về một chân trời rộng mở.
C̣n nhiều gương mặt khác “vịn vào văn chương đứng dậy” để lặng lẽ sống trong cuộc đời. Sự cứu rỗi đó của văn chương, chỉ những người lâm vào cảnh ngộ bất hạnh mới thật thấm thía.
Dương Khánh Thảo
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat