Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Y khoa, đời sống >> Không gục ngă

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 da1uhate
 member

 ID 50367
 03/16/2009



Không gục ngă
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
TT - Nguyễn Bích Lan bị bệnh nan y từ năm 13 tuổi và không đến trường được nữa. Đời cô tưởng chấm dứt khi chỉ c̣n da bọc xương, luôn gặp tai nạn mà đến chén cơm cũng không đủ sức cầm lên miệng. Tuy nhiên, cô vẫn sống với cháy bỏng t́nh yêu cuộc sống và ḷng nhân ái như chính cô tâm sự: “Khi buồn tôi nghĩ đến người khác c̣n đang phải buồn hơn ḿnh”.

Lan đă tự viết cổ tích cho chính cuộc đời tưởng măi măi sẽ là bất hạnh của ḿnh. Cô gái trẻ miền quê nghèo chiêm trũng hiện đang được nhiều người biết đến với những tác phẩm văn học dịch đầy tính nhân văn.



Kỳ 1: Tuổi 13 định mệnh

“Mong mười chẳng được vẹn mười. V́ con, mẹ chắt nụ cười ra môi. Chênh vênh nửa dốc cuộc đời. V́ con, mẹ măi đầy vơi nỗi niềm...”. Ngồi ngắm những đóa hoa xuân nở muộn vẫn ngát hương sắc trong gió mùa đông bắc rét buốt, Nguyễn Bích Lan lặng lẽ cho tôi xem những trang thơ như nhật kư đời ḿnh. Cô tâm sự: “Bác sĩ nói bệnh t́nh Lan mong manh lắm, có thể ra đi bất cứ lúc nào! Nhưng ḿnh vẫn được ngắm mùa hoa xuân thứ 35 rồi đấy”.

Nói chưa dứt câu, Lan lại quay về bàn làm việc có ô cửa sổ nhỏ trông ra những chậu hoa ngoài sân. Cô gái bệnh tật, nặng chưa đến 30kg này đang rất bận rộn. Bốn tiểu thuyết nổi tiếng do cô dịch đang chuẩn bị ra mắt bạn đọc. Nhưng đó là câu chuyện hôm nay.

Quỵ ngă

Thái B́nh. Năm 1989. Mùa đông dài dằng dặc với những đợt rét đậm triền miên. Cô bé Nguyễn Bích Lan lóng cóng đi bộ băng qua cánh đồng trơ gốc rạ để chuẩn bị kỳ thi học kỳ 2 của lớp 8. Từ nhà tại thôn Kiều Trai, xă Minh Tân, Lan phải đi tắt qua mấy con kênh và ba cánh đồng dài gần 7km mới kịp đến trường ở thị trấn huyện Hưng Hà. Đang rảo bước ven bờ kênh, Lan bất ngờ cảm thấy hai đầu gối tê điếng rồi ngă gục xuống.

Kênh chỉ lấp xấp nước. Cú ngă cũng nhẹ, chẳng có trầy xước, nhưng Lan không thể nào đứng lên được. Đầu gối cứ co gập lại, cứng đơ như khúc củi. Mấy lần Lan mím môi cố đứng lên nhưng đôi chân không c̣n cảm giác ǵ nữa. Lan đành ngồi chịu trận giữa vũng nước rét cóng, nước mắt cứ tuôn ra. Măi lát sau, một bà đi làm đồng ngang qua mới đỡ Lan đứng dậy được. Cô phải tự cởi áo, vắt khô nước để cố lê bước đến lớp. Lần đầu đi học trễ, Lan ngồi góc lớp cúi mặt khóc v́ buồn và sợ hăi trước cảm giác yếu đuối, bất lực của ḿnh.

Vài tháng trước đó Lan đă hay bị té ngă khác thường. Nhưng cô bé chưa để ư, lo lắng ǵ lắm v́ sau đó đều tự đứng lên được. Chỉ có lần ngă này là Lan thấy thật kỳ lạ và lo sợ. Lan sinh ngày 30 của tháng cuối năm 1975. Bà nội kể tuổi thơ của Lan rất khó khăn. Song Lan vẫn lớn b́nh thường như bao đứa trẻ khác. Lan đi học c̣n được thầy cô xếp ngồi cuối lớp. Mấy đứa con trai ghẹo Lan “tồ” và hay bắt sâu róm thả vào áo cô bé. Thú vui thời thơ ấu ở quê nghèo chiêm trũng Thái B́nh của Lan là ngấu nghiến những quyển sách mà mẹ là giáo viên dạy văn mua cho.

Cô bé học rất giỏi, thường đứng hạng cao nhất lớp. Buổi sáng Lan thi học sinh giỏi văn, và lại được thi tiếp môn toán vào buổi chiều. Mới lên cấp II, Lan đă được chọn lên trường huyện để vào lớp chuyên văn. Cha mẹ Lan tràn đầy hi vọng tương lai con gái.


T́nh thương của mẹ đă giúp Lan vượt qua bệnh tật


Trong bệnh viện

Sau buổi sáng không tự đứng lên được này, Lan tiếp tục té ngă và ngày càng nhiều hơn. Có hôm cô bé ngă đến hai, ba lần, dù chỉ bước lên bậc thềm thấp hay cúi nhặt cây bút. Khi ngă hầu hết Lan đều không tự đứng lên được, phải trông chờ bạn bè hay người qua đường giúp. Đặc biệt, người cô bé cũng sụt cân gần 10kg, gầy nhô xương. Cô giáo phát hiện học tṛ của ḿnh bất thường nhưng chỉ biết dặn ḍ Lan cố ăn uống, đi đứng cẩn thận. Bố mẹ Lan cũng thấy con khác lạ. Nhưng cùng thời gian này ông nội Lan lại nằm liệt ở bệnh viện, nên bố mẹ chỉ có thể dẫn con đi khám qua loa với vài lời khuyên, vài toa thuốc bổ của bác sĩ địa phương.

Vài tuần sau sức khỏe Lan sa sút hẳn. Người chỉ c̣n da bọc xương và cứng đơ như khúc củi. Mỗi lần ngă, Lan cũng cứng c̣ng và đầu luôn bị đập xuống trước. Cô bé không thể cúi làm việc hay nhặt ǵ nữa v́ không thể tự đứng lên được. Tuy nhiên, Lan vẫn cố lê lết đến trường. Các đoạn đường mấp mô ổ gà và những bậc thềm vào lớp dần như ngọn núi quá sức cô bé. Nhiều hôm Lan vừa khóc vừa phải ḅ để lên được các bậc thềm. Ban đầu Lan c̣n cố ư đi trễ để bạn bè, thầy cô trong lớp không phát hiện. Nhưng họ dần biết chuyện, các bạn đỡ Lan vào lớp. Hai bạn Thúy, Hạnh gần nhà c̣n thay nhau giúp chở Lan đến trường. Tuy nhiên, việc lên xuống yên xe đạp cũng ngày càng nặng nề, nguy hiểm với Lan.

Cố hoàn tất kỳ thi cuối lớp 8, Lan kiệt sức hẳn. Mùa hè năm 1989, bố mẹ lo hậu sự xong cho ông nội, liền gạt nước mắt đưa con vào Bệnh viện Thái B́nh. Họ vừa khóc vừa bế con trên tay v́ Lan không thể bước lên cầu thang được nữa. Bác sĩ nghi ngờ cô bé bị bệnh lao, nhưng đủ thứ xét nghiệm vẫn không t́m ra bệnh. Rồi cứ khoa này chỉ họ sang khoa kia và ngược lại. Cô bé hết bị rút máu xét nghiệm, lấy đàm, lấy phân, rồi đo điện tim, điện năo..., và lại làm từ đầu.

Đằng đẵng mấy tháng lê la khắp các khoa Bệnh viện Thái B́nh mà bệnh vẫn không thuyên giảm, bố mẹ Lan phải đưa con lên Hà Nội. Lan tiếp tục bị chuyển qua lại 14 bệnh viện. Dần dần, Lan hết nhớ nổi đă bị rút bao nhiêu ống máu để xét nghiệm. Thậm chí cô bé c̣n phải đau đớn chịu rút tủy, cắt phần thịt ở đùi để làm những xét nghiệm đặc biệt.

Mẹ Lan phải nghỉ dạy để chăm sóc con trong khắp các bệnh viện Hà Nội. Rồi một ngày bà lại đưa con qua cầu cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Một bác sĩ tên Trung đă chuẩn đoán Lan bị chứng bệnh hiếm rối loạn dưỡng cơ tiến triển. Bệnh sẽ biến chứng qua tim. Trẻ em bị bệnh này có thể chết sớm do bệnh tim kèm theo. Điều đáng buồn là đến giờ vẫn chưa có phương pháp hiệu quả đặc trị cho cô bé. Bác sĩ cố an ủi nhưng mẹ Lan quay cuồng, không c̣n nghe được ǵ nữa.

Nhưng thật kỳ lạ, lúc ấy bé Lan 13 tuổi lại thấy nhẹ nhàng. Lê la khắp các bệnh viện với biết bao xét nghiệm đau đớn, cô bé đă mơ cái chết và nghĩ ḿnh có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng giờ th́ Lan đă biết ḿnh chưa thể chết, ít nhất là trong hôm nay! Cô bé chỉ muốn về quê nhà b́nh yên với những chậu hoa lan rừng của ḿnh.

Chính Lan đă nắm tay an ủi mẹ: “Về nhà ḿnh thôi mẹ. Con vẫn chưa chết cơ mà!”.

...

QUỐC VIỆT



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 da1uhate
 member

 REF: 431985
 03/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kỳ 2: Không có phép màu

TT - Nguyễn Bích Lan giữ được b́nh thản ở bệnh viện, nhưng về nhà cô úp mặt xuống gối lặng lẽ khóc suốt đêm. Cô khóc không phải v́ đau hay sợ hăi cái chết mà v́ thương bố mẹ, thương bà. Mọi người đă hết ḷng chăm sóc cô và chưa bao giờ nguôi hi vọng.

Không nguôi hi vọng

Trong khi đó, trở về từ bệnh viện, mẹ Lan lấy lại được vẻ mặt b́nh tĩnh. Bà hay mỉm cười, động viên con: “Chẳng sao đâu con ạ. Trời xanh có mắt. Con mẹ ngoan hiền, đă làm ǵ nên tội với ai đâu. Mẹ tin rằng sẽ có ngày con khỏi bệnh”. Tuy nhiên, h́nh như chính bà nội Lan mới thật sự là người tin vào phép mầu nhất. Bà lọ mọ chống gậy lên chùa xin tàn nhang ở bát hương thờ Phật để ḥa nước cho cháu uống. Thương bà, Lan cũng cố nuốt. Lần đầu uống, nước nhang vừa đến cổ đă chực trào ra, nhưng Lan ngậm chặt miệng lại để khỏi bị ói trước mặt bà và lại cố nuốt xuống. Hết chùa này lại đến chùa kia, rồi bà nội Lan c̣n xin cả nước thánh nhà thờ với niềm tin “có bệnh th́ vái tứ phương”.

Trong lúc đó, mẹ Lan chuẩn bị cả một kế hoạch dài hạn để chữa chạy cho con. Bà lại nghỉ dạy không lương, vay mượn tiền nong để dẫn Lan đi khắp các bệnh viện miền Bắc với hi vọng một bác sĩ nào đó sẽ có cách cứu con ḿnh. Lúc này, bệnh t́nh của Lan đă tàn phá nặng nề cơ thể cô. Từ hơn 40kg, giờ cô c̣n chưa được 30kg. Cổ tay, cổ chân cô rút nhỏ lại bằng nửa người b́nh thường, các khớp xương cũng như bị dính chặt với nhau.

Lan nâng chén cơm không nổi, đến việc đưa cái muỗng vào miệng cô cũng phải dùng tay trái cầm bắp tay phải để trợ lực thêm cho tay này nâng muỗng cơm. Mỗi lần đi khám xa, Lan ngại nhất là lên xuống bậc xe và cầu thang bệnh viện. Có lần cô bị té chảy cả máu đầu. Bố mẹ thường phải bế hoặc đỡ cô lê từng bước thật chậm.

Năm đầu chạy chữa, Lan c̣n cố nhớ bao nhiêu lần đặt chân đến bệnh viện, nhưng về sau hết nhớ nổi. Bệnh viện và những con đường đi đến đó đă trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp với cô, song ngoài mặt cô vẫn nén đau đớn để giữ vẻ tươi cười, lạc quan. Cô xót xa mẹ đă khổ v́ ḿnh lắm rồi, không muốn mẹ phải buồn thêm nữa.

Lang thang hết các bệnh viện, mẹ Lan lại gửi gắm hi vọng vào thuốc bắc, thuốc nam. Ai chỉ thầy lang nào giỏi, bà cũng lần ṃ t́m đến dù xa xôi ở tận núi rừng nào. Một người thân luyện tập nhân điện ở Đà Nẵng cũng đón xe ra Thái B́nh để thử chữa cho cô. Rồi Lan lại tiếp tục chịu đau và hi vọng với châm cứu, vật lư trị liệu…

Kiên nhẫn chạy chữa mọi phương pháp nhưng căn bệnh kỳ lạ của Lan vẫn không thuyên giảm. Thương mẹ vất vả quá, Lan phải thốt lên: “Thôi, đừng đưa con đi khám nữa mẹ ơi!”. Nhiều lúc Lan kiệt sức đến lả người, cô nằm liệt trên giường, mê man về cái chết đang chờ đón ḿnh, dù vẫn giấu nước mắt trước mặt mẹ. Tuy nhiên, chính lúc khó khăn, suy sụp nhất này mọi người lại càng dang tay ra chia sẻ, cưu mang Lan nhiều hơn.

Mẹ Lan phải đi dạy học lại để xoay xở gia đ́nh, nhưng lúc rảnh rỗi bà gắn chặt với con như h́nh với bóng. Thời đoạn kinh tế khó khăn, bà phải c̣ng lưng đạp xe chở thêm cả cây chuối, dây khoai để đổi lạng thịt, con cá bồi dưỡng cho con. Bọn trẻ hàng xóm thương chị Lan ốm nên hay sang chơi hơn.

Người lớn sợ chúng làm phiền Lan đang mệt, nhưng thật sự bọn trẻ lại làm cô vui, tạm quên bệnh tật của ḿnh. Đặc biệt, em gái của bố Lan là nhà thơ Nguyễn Thị Hồng rất thương Lan. Ngoài tặng hàng trăm thang thuốc bắc bổ dưỡng cho cháu, cô c̣n hay chia sẻ với cháu những quyển sách, những bài thơ tràn đầy t́nh yêu cuộc sống.

Dù ngày mai có chết, hôm nay cũng không được phép gục ngă


Giờ th́ Lan đă có máy tính nối mạng. Trước kia cô phải học ké ngoại ngữ bằng sách của em


Một hôm Lan quyết tâm gượng dậy. Cô nhủ ḷng rằng ḿnh bị bệnh thể xác nhưng tinh thần vẫn khỏe, và dù ngày mai có chết th́ hôm nay cũng không được phép gục ngă. Việc đầu tiên cô thực hiện là mượn những quyển sách tiếng Anh của cậu em đang theo học phổ thông để tự học ở nhà. Lần đầu tiên bập bẹ vỡ ḷng ngoại ngữ, Lan rất lúng túng nhưng vẫn quyết tâm.

Mỗi ngày Lan dành thời khóa biểu dài sáu giờ buổi sáng và chiều cho học tiếng Anh. Những trang sách ngoại ngữ như mở cửa ra thế giới bên ngoài cho cô gái bệnh tật phải quanh quẩn trong nhà. Chúng cũng gợi lại cho Lan ước mơ được phiêu lưu thế giới từ thời thơ ấu chưa bị bệnh.

Càng học ngoại ngữ Lan càng mê. Nhiều hôm Lan miệt mài tự học 8-10 giờ. Đến nỗi khi mẹ la giữ ǵn sức khỏe Lan mới chịu gập sách, đi ngủ. Ban đầu chưa có máy học phát âm, Lan phải nằm im trên giường nghe em trai đọc lại từ ngữ được cô giáo dạy ở lớp rồi th́ thầm học lóm. Lan c̣n đọc thêm các sách giáo khoa trong chương tŕnh cấp III của em để bổ sung kiến thức mà ḿnh buộc phải nghỉ ngang.

Sau hai năm tự học, Lan hoàn thành chương tŕnh ngoại ngữ ở bậc phổ thông. Cô vẫn cảm thấy ḿnh cần phải học sâu thêm, chỉ có điều cô chưa biết ḿnh sẽ học như thế nào trong ngôi nhà giữa làng quê hẻo lánh này. Một hôm, cô em gái Hoàng Hà, con của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng, từ Hà Nội về chơi và tặng chị bộ giáo tŕnh tiếng Anh của Đại học Ngoại ngữ Hà Nội mà ḿnh đang học. Lan mừng như ḿnh được khỏi bệnh. Ngay tối hôm đó cô bắt đầu dấn thân vào thế giới tiếng Anh chuyên sâu.

H́nh như chính hoàn cảnh bệnh tật đặc biệt đă giúp Lan thêm niềm đam mê. Hôm nào kiệt sức cô đành phải nghỉ sớm th́ lại cố học bù vào hôm sau. Không có thầy kèm cặp nhưng Lan học rất nhanh. Mỗi khi cập nhật được giáo tŕnh, tài liệu mới Hoàng Hà lại gửi ngay về cho chị. Lan nâng niu chúng như thuốc quư của ḿnh. Quyển sách nào được tặng, Lan cũng nắn nót ḍng chữ cảm ơn người đă gửi ngay trên trang đầu tiên. Điều này cũng nhắc cô nhớ ḿnh không được phụ ḷng mong mỏi của người khác.

Một niềm đam mê cũng như phương pháp trau dồi việc tự học của Lan là đọc sách ngoại văn. Ở quê nghèo Thái B́nh loại sách này hiếm như vàng. Nhưng Lan may mắn được mẹ con cô Hồng t́m giúp ở Hà Nội. Thường đó là những quyển sách văn học nguyên tác rất quư, rất có giá trị cho Lan luyện thêm ngoại ngữ và cảm thụ văn chương.

Sau bốn năm tự miệt mài học, Lan hoàn tất chương tŕnh đại học ngoại ngữ. Để bổ sung kiến thức cho ḿnh, cô mượn thêm các giáo tŕnh khoa học xă hội và nhân văn để nghiền ngẫm. Cô say mê những sách văn hóa và lịch sử thế giới. Chúng như dẫn dắt trí tưởng tượng của cô đi đến những miền đất mà cô không thể tự đi bằng đôi chân của ḿnh.

Nh́n thấy con gái bất hạnh có niềm say mê và học hành thành công, mẹ Lan mừng mừng tủi tủi. Bà tủi v́ xót con không được như bạn bè lên học hành vui vẻ ở Hà Nội. Bà mừng v́ con ḿnh đă không gục ngă trước số phận. Hiểu ḷng mẹ, Lan luôn nở nụ cười tự tin: “Con vẫn học giỏi mà mẹ. Rồi con sẽ làm được nhiều việc cho mẹ xem”.

Đó là những lúc căn nhà nhỏ của mẹ con Lan rộn lên tiếng cười t́nh yêu cuộc sống.

...

QUỐC VIỆT


 

 da1uhate
 member

 REF: 431986
 03/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kỳ 3: Lớp học cây táo

TT - Nhiều buổi chiều Nguyễn Bích Lan cứ ngồi một ḿnh nh́n ra khung cửa sổ. Ngoài sân vườn hoa vẫn nở tươi và mây trắng vẫn trôi trên bầu trời, c̣n Lan chưa t́m ra được con đường nào cho ḿnh. Tự học xong ngoại ngữ, Lan lại rơi vào trạng thái trầm uất như hồi mới phát hiện căn bệnh kỳ lạ của ḿnh. Làm ǵ? Làm ǵ để hết thời gian trống rỗng mỗi ngày?

Lan đau đáu dằn vặt ḷng. Rồi cô ứa nước mắt nh́n dáng mẹ ngày càng sọm đi v́ vất vả nuôi con bệnh tật


Cô giáo Lan luôn được các em yêu mến


Hai tay và một viên phấn

Một buổi tối, Lan lặng lẽ nh́n mẹ chấm bài học sinh và cô nảy ra một ư tưởng. Cô ôm mẹ thủ thỉ: “Hay là mẹ cho con thử làm cô giáo nhé? Quê ḿnh chưa có giáo viên tiếng Anh. Con nghĩ ḿnh sẽ không vô ích”. Mẹ Lan rất ngạc nhiên trước đề nghị bất ngờ của con gái. Rồi bà lo con ḿnh không thể xin vào dạy ở trường học được v́ thiếu bằng cấp. Nhưng trong ḷng bà c̣n có một nỗi lo lớn hơn là sức khỏe của con. Mỗi bước chân Lan là mỗi nguy hiểm. Cô có thể té ngă chỉ v́ một mô đất hay một viên sỏi nhỏ, mà đầu lại luôn đập xuống trước rất nguy hiểm. Đặc biệt, viên phấn cũng là vật quá sức với cô. Lan phải dùng hai tay cầm muỗng ăn th́ làm sao cầm nổi viên phấn viết trên bảng cao.

Mẹ thương con do dự. Nhưng Lan vẫn quyết tâm. Cô thủ thỉ chỉ xin được dạy kèm vài học tṛ ở nhà là vui lắm rồi. Cuối cùng bà cũng gật, chủ yếu chỉ v́ muốn con vui, quên bệnh tật. Bà lên lớp nói với học sinh: “Em nào muốn học thêm tiếng Anh th́ đến nhà cô. Chị Lan dạy miễn phí có thưởng”. Lúc đó, học sinh làng quê Hưng Hà (Thái B́nh) chưa được học ngoại ngữ, tiếng Anh c̣n lạ lẫm với học sinh. Vài hôm sau năm em cũng t́m đến Lan. Chúng rụt rè mà Lan cũng ngượng nghịu. Cô cố bắt chước phong cách cô giáo của mẹ.

Không có bàn ghế học sinh, các em phải tự dẹp đồ đạc trong nhà để ngồi bệt xuống pḥng khách. C̣n cô giáo Lan th́ dùng cả hai tay để cầm một viên phấn, nắn nót từng chữ tiếng Anh vỡ ḷng trên tấm bảng gỗ treo trên tường nhà. Bàn tay phải cầm phấn, c̣n tay trái th́ đỡ phụ cổ tay phải để nâng viên phấn lên bảng. Tuy nhiên ḍng chữ trên cùng của Lan không bao giờ cao hơn được quá mặt v́ tay cô không nâng cao nổi. Đặc biệt, bệnh t́nh cũng làm Lan không thể cúi người xuống để xem bài viết của học tṛ ngồi thấp dưới đất. Lan phải bảo các em nâng tập cao lên hoặc viết lại trên bảng để cô kiểm tra.

Thời gian đầu cô và tṛ như đánh vật với tiếng Anh. Trẻ vùng chiêm trũng quen líu lo ngọng nghịu nên phát âm tiếng Anh cũng sai bét. C̣n cô giáo th́ vừa đổ mồ hôi với học tṛ vừa lả người với chính sức khỏe yếu ớt của ḿnh. Có hôm Lan đứng lâu, quỵ đầu gối, tự ngă lăn đùng. Đầu cô đập bốp xuống sàn nhà gạch cứng chảy cả máu ra mặt. Học tṛ thương cô giáo ngồi khóc thút thít. C̣n mẹ Lan xót con: “Hay là con nghỉ dạy?”.

Tuy nhiên, cô và tṛ vẫn ngày càng gắn bó với nhau. Lớp học cũng tiến bộ nhanh hơn cả mong đợi của cô giáo. Hôm nào học tṛ được điểm cao, Lan thưởng bằng chính cây táo sai trái ngoài vườn. Cô không hái nổi, học tṛ tự chọc cây hái, cười nói rộn ră cả sân nhà. Lớp học của cô Lan có tên “lớp học cây táo” bắt đầu từ đó. Không khí dạy và học thân t́nh khiến lớp của Lan ngày càng đông hơn. Học sinh ở trường rỉ tai nhau t́m đến lớp cây táo. Thậm chí một số phụ huynh ở làng dệt Phương La gần đó cũng gửi gắm con cho cô giáo Lan. Họ từng nhờ Lan viết giúp những hợp đồng xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh nên biết khả năng và rất quư cô.

Phương pháp dạy ngoại ngữ của Lan cũng sinh động. Ngoài dựa vào giáo tŕnh, cô hay kể lại những câu chuyện trong các sách ngoại văn đă được đọc để cuốn hút học tṛ của ḿnh. Và cô tṛ cùng nhau học ngoại ngữ bằng chính những câu chuyện sinh động này. Thường đó là chuyện về những hoàn cảnh xúc động dưới đáy xă hội hoặc những con người vượt lên được nỗi bất hạnh của ḿnh. Nhiều hôm cô tṛ dạy và học mà mắt đỏ hoe v́ cảm xúc với các nhân vật mà ḿnh đang học. Chính v́ vậy, học tṛ của Lan rất chăm và tiến bộ nhanh. Đặc biệt, nhiều em c̣n trở nên ngoan hiền hơn.

Cô, tṛ và tấm ḷng


Một học tṛ của Lan đă thành giáo viên ở xa, gửi thư tâm t́nh với cô giáo cũ


Với những học tṛ hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn, Lan dạy miễn phí hoàn toàn. Một số phụ huynh có điều kiện, thường Lan cũng chỉ nhận 500 đồng cho mỗi buổi dạy. Lan dành dụm số tiền lẻ đó để mua phấn và sách vở dạy lại học tṛ. Thi thoảng cũng có phụ huynh mang đến ít gạo, nải chuối hoặc con lươn bắt được ngoài đồng để Lan bồi dưỡng. Họ quư Lan không chỉ v́ cô dạy cho con ḿnh tiếng Anh mà c̣n là nghị lực sống từ chính con người cô.

Về sau đă đông học tṛ, Lan sợ không đủ sức kèm hết nên không dám nhận. Tuy nhiên, chúng vẫn lấp ló đứng ngoài gốc cây táo, nh́n vào lớp suốt gần ba giờ học. Cuối buổi dạy, Lan xúc động gọi các em này ngày mai vào lớp của ḿnh. Lớp đă đông nhưng vẫn thiếu thốn đủ thứ. Măi về sau vài thanh gỗ tạp mới được kê vá víu lên làm bàn viết, mà ghế học tṛ vẫn là cái sàn nhà. C̣n cô giáo Lan vẫn nặng nề lê bước đến kèm từng em. Thi thoảng cô lại té ngă. Những cú té luôn rất đau đớn v́ đập đầu xuống trước, nhưng Lan phải nén đau, tếu táo trấn an học tṛ: “Có động năo mới thông minh được các bạn à”.

Hầu hết học tṛ của Lan đều đă là học sinh cấp III cũng gần bằng lứa tuổi Lan lúc đó nên cô và tṛ rất thân nhau. Mặc dù được học tṛ yêu mến gọi là cô giáo, nhưng Lan vẫn xưng là chị và các bạn. Đặc biệt, Lan bị bệnh, chỉ có thể lủi thủi trong nhà nên càng gần gũi học tṛ. Hễ hôm nào có ai đến lớp trễ là Lan sốt ruột đi ra đi vào như trông người nhà. Những buổi học tṛ đi thi, đặc biệt là môn tiếng Anh, Lan ḍ dẫm ra tận đầu đường ngóng tin. Rồi cô tṛ cùng lấy bài làm nháp ra giải lại và phần thưởng cuối cùng lại là những trái táo trong vườn.

Lan xem học tṛ như bạn nên không khí lớp học rất cởi mở. Cô giáo sửa bài học tṛ và đôi khi học tṛ cũng thẳng thắn chỉnh lại những sơ suất của cô giáo. T́nh cảm thân thiện làm cô tṛ gần gũi với nhau. Và nghị lực vượt lên bệnh tật của Lan lại càng làm học tṛ yêu quư. Nhiều buổi đang dạy Lan kiệt sức đến lả người, phải vào giường nằm. Nh́n học tṛ đứng vây quanh giường mà Lan ứa nước mắt xúc động.

Hơn 200 học tṛ từng ngồi bệt trên nền nhà ở lớp cây táo, bây giờ đă có nhiều người thành danh khắp nơi, trong đó hơn mười người đă thành giáo viên của các trường ở Thái B́nh, Hà Nội... Dạy xa nhưng họ vẫn thường xuyên về thăm cô giáo cũ. Thậm chí có người đi dạy tận Lào Cai cũng thường xuyên viết thư tâm t́nh với Lan: “Em không thể quên được những trái táo trong vườn và cô giáo chẳng bao giờ la mắng học sinh nào!”.

Lan quư những lá thư này và học tṛ cũ như bạn thân thiết của đời ḿnh. Cô cất giữ cẩn thận h́nh ảnh học tṛ và thư từ để thỉnh thoảng lại lấy ra xem, rồi mỉm cười nh́n qua khung cửa sổ.

...

QUỐC VIỆT


 

 da1uhate
 member

 REF: 431990
 03/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kỳ 4: Ngọn nến không tắt

TT - Nguyễn Bích Lan làm cô giáo lớp học cây táo được bốn năm th́ kiệt sức. Nhiều hôm Lan lả người và quỵ ngă giữa lớp, mẹ đưa Lan lên Bệnh viện Thái B́nh. Bác sĩ bắt nhập viện ngay. Các xét nghiệm đều chẩn đoán cô đă bị thêm bệnh suy tim nặng. Mẹ lo lắng, c̣n Lan cố gượng cười: “Suy tim chứ có phải đă ngừng tim đâu mẹ!”.


Sức khỏe yếu không c̣n được dạy, Lan chỉ có thể quanh quẩn trong nhà, lúc khỏe lắm th́ chăm sóc cây


Ngọn nến trước gió

Nhưng về đến nhà Lan không thể nén được nỗi buồn. Cô ám ảnh lời bác sĩ tiên đoán về bệnh rối loạn dưỡng cơ biến chứng qua tim sẽ làm bệnh nhân chết sớm. Lần này Lan yếu hơn các lần trước, những muỗng cơm không c̣n cảm giác trên lưỡi. Lan gần như phải nằm liệt giường, đến mỗi việc lật những trang sách cũng làm cô kiệt sức. Mấy lần Lan cố đứng lớp đều không nổi, lớp học cây táo đành phải giải tán. Hôm chia tay, học tṛ đứng quanh giường cùng khóc với Lan, c̣n Lan tưởng ḿnh không thể gượng dậy được nữa. Nh́n mẹ mà cô lặng lẽ ứa nước mắt, nghĩ đến lúc phải chia xa!

Suốt nhiều tháng liền Lan nằm thoi thóp. Bệnh t́nh ngày càng nặng. Mùa đông xám xịt. Mây trắng không c̣n lang thang trên nền trời xanh biếc. Những khóm hoa trước sân nhà cũng héo tàn. Những lần trở bệnh trước, Lan c̣n hi vọng t́m được một phương pháp điều trị hay phép mầu nào đó sẽ đến với ḿnh. Nhưng lần này cô đă hiểu không thể… Trong các cơn mê man, Lan h́nh dung ngày cuối của ḿnh. Cô không khóc mà nước mắt cứ ứa trên gương mặt hốc hác, xanh xao. Đây là khoảng thời gian suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần nặng nề nhất của Lan. Nhiều đêm mất ngủ, Lan thiêm thiếp chờ tiếng gà gáy xua bóng đêm để biết ḿnh c̣n được đón thêm một ngày mới.

Trong những ngày tưởng như cuối cùng đó, Lan càng yếu mẹ càng tỏ ra cứng cỏi. Bà không bao giờ khóc hay nói một lời buồn trước mặt con gái. Bà cũng không an ủi bằng lời mà bằng chính ánh mắt ấm áp chứa chan hi vọng của người mẹ. C̣n chị gái Kiều Lương và em trai Minh Đức hễ rảnh rỗi lại quanh quẩn bên Lan, suốt ngày kể chuyện vui để Lan quên buồn. Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng cũng thường về thăm cháu, mang theo hai cái bao to tướng: một bao thuốc nam và một bao sách cho Lan đọc khuây khỏa. Cô Hồng gợi ư Lan tiếp tục niềm đam mê ngoại văn để làm dịch thuật, mặc dù lúc đó Lan chưa bao giờ có mơ tưởng này.

Sau một chuyến đi công tác xa, em trai Minh Đức mang về tặng Lan chiếc máy tính xách tay cũ. Cậu cố ư tặng chiếc máy tính nhỏ gọn để Lan có thể sử dụng được ngay trên giường bệnh. Việc đầu tiên Lan phải học là nhớ nút tắt, mở máy tính như thế nào. Tuy nhiên, trong bệnh tật cô lại học rất nhanh. Chỉ ít ngày Lan đă sử dụng thành thạo vi tính căn bản.

Cầu vồng sau cơn mưa

Một hôm, Lan lang thang trên mạng, bất ngờ nghe tim nhói lên v́ choáng ngợp trước câu chuyện quá xúc động với cô. Nó như câu chuyện cổ tích kể lại cuộc đời đầy bất hạnh và nghị lực vươn lên của thần đồng Shirly Cheng ở nước Mỹ xa xôi. Sinh năm 1983, Shirly Cheng kém Lan 7 tuổi. Lúc mới 11 tháng tuổi, Cheng đă bị bác sĩ chẩn đoán viêm khớp nặng. Suốt tuổi thơ cô bé là những ngày tháng hết ở bệnh viện Mỹ lại ở bệnh viện cổ truyền Trung Quốc nhưng bệnh t́nh vẫn nặng thêm.

Măi đến năm 11 tuổi, Cheng mới đến trường học vỡ ḷng trên chiếc xe lăn. Tuy nhiên, cô bé bất hạnh này đă làm được điều phi thường. Chỉ trong 180 ngày, Cheng được đặc cách nhảy lên lớp 6 v́ sức học đặc biệt. Cuối năm học, tất cả bài thi của Cheng đều đạt được 100 điểm cao nhất. Và cô bé đă được trao vinh hiệu danh dự “Học sinh của năm” toàn bang New York.

Cheng lên lớp 10, mắt tự nhiên mù hoàn toàn. Nhưng cô vẫn dùng đôi tai để ghi nhớ bài giảng, kể cả các môn toán, lư, hóa. Và cuối năm cô vẫn đạt điểm trung b́nh 97/100. Ước mơ thành giáo viên sinh vật, nhưng 14 tuổi Cheng lại nhận được nhiều giải thưởng thơ - truyện, trong đó có cả giải nhất “Hăy là ngôi sao” của cuộc thi viết văn toàn nước Mỹ. 23 tuổi, Cheng đă xuất bản bốn cuốn sách được yêu thích Dance with your heart (Vũ điệu trái tim), Daring quests of mystics (Những cuộc t́m kiếm điều thần bí), Walking spirit (Linh hồn lăng du) và tự truyện dày 700 trang The revelation of a star’s endless shine (Ánh sao vĩnh cửu). Chỉ bằng phần mềm Jaws cho người mù, Cheng đă là tác giả năm cuốn sách văn học, đồng tác giả bảy quyển sách nổi tiếng khác… Không đến trường được, Cheng tự học trung học ở nhà. Rồi cô nhờ mẹ dẫn đi thi tốt nghiệp và được điểm cao nhất.

Cuộc đời không đầu hàng số phận ở cách xa hàng ngàn kilômet thổi bùng lên ngọn lửa t́nh yêu cuộc sống mới trong Lan. Lan đứng dậy khỏi giường bệnh, nước mắt tràn trên gương mặt cô, nhưng không phải v́ đau buồn mà choáng ngợp xúc động. Ngay đêm đó Lan gửi mail cho Cheng tâm sự về làng quê bên bờ sông Hồng, về bệnh của ḿnh và cả ḷng thán phục bạn.

Thật lạ, chỉ lát sau Cheng đă xúc động hồi âm: “Tôi vô cùng vui sướng và vinh dự được làm bạn với bạn. Bạn là người có tâm hồn và rất lạc quan, v́ vậy thật là tuyệt khi được làm bạn với một người như bạn. Mặc dù tôi không quen biết ai mắc căn bệnh giống bạn, nhưng tôi đă đọc về nó và biết nó có thể gây đau đớn, tàn phá cơ thể người ta. Tôi biết nhiều trẻ em đă chết v́ căn bệnh này, vậy nên bạn là người đă vượt qua và sống sót cả về thể xác lẫn tinh thần. Tôi rất tiếc khi biết bạn phải chịu đựng những đau đớn khủng khiếp như vậy, nhưng bạn hăy tin rằng đau đớn sẽ không kéo dài măi được”.

Thế là Lan và Cheng, người ở Mỹ, người ở Thái B́nh, Việt Nam trở thành bạn. Dù chưa một lần được gặp nhau, đôi bạn vẫn cảm thấy có mối liên hệ rất đặc biệt. Đôi bạn thường hỏi thăm, động viên nhau qua thư điện tử. Mỗi ngày khi thức dậy và đi ngủ, Lan đều mở thư của Cheng. Và nếu không có mail Lan rất buồn lo, biết bạn đă bệnh nên không viết thư cho ḿnh được.

Lan tế nhị không dám gửi ảnh ḿnh cho Cheng v́ sợ bạn không xem được. Nhưng Cheng vẫn đ̣i Lan gửi để mẹ mô tả Lan cho ḿnh biết. Lan ứa nước mắt đọc tâm sự của bạn: “Ḿnh cất kỹ ảnh của Lan, để ngày nào đó được sáng mắt ḿnh sẽ xem ảnh bạn đầu tiên!”. Cheng c̣n hứa: “Nhất định sẽ có ngày ḿnh đi thăm bạn”. C̣n Lan gửi gắm vào em trai đang làm viễn thông, có dịp đi Mỹ sẽ thăm Cheng thay ḿnh. Cheng không có đôi mắt b́nh thường để ngắm thiên nhiên nhưng vẫn rất thích cầu vồng. Trong các thư, Lan hay mô tả cho bạn biết cầu vồng ở quê hương Thái B́nh, đó là những dải màu hiện lên lấp lánh sau cơn mưa và hoa cỏ cũng xanh tươi hơn. Cheng xúc động trả lời ngay: “Ḿnh đă thấy cầu vồng rất đẹp bằng đôi mắt bạn!”.

Chính chuyện đời Cheng và t́nh bạn đặc biệt đă giúp Lan thêm nghị lực vượt qua bệnh tật. Thấy Lan gượng dậy được và lại tràn đầy t́nh yêu cuộc sống, người nhà mừng đến ứa nước mắt. Một buổi sáng, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng đem về cho cháu sách nguyên tác Never doubt my love (Đừng nghi ngờ t́nh yêu của anh) của Daisy Thompson (Úc). Cô nói nhẹ nhàng với Lan: “Nếu thấy thích, cháu hăy dịch thử quyển này cho khuây khỏa”.

...

QUỐC VIỆT


 

 da1uhate
 member

 REF: 431997
 03/16/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kỳ 5: Bước ra thế giới

TT - Cầm quyển sách Never doubt my love (Đừng nghi ngờ t́nh yêu của anh) của tác giả Daisy Thompson (Úc) tặng trên tay, Nguyễn Bích Lan vừa mừng vừa lo. Lan mừng v́ có việc lấp đầy những ngày bệnh tật trống rỗng, nhưng cô cũng lo chưa biết ḿnh sẽ bước thế nào trên con đường mới mẻ này.

“Đừng ưu tiên Bích Lan hoàn cảnh”

Lan dành suốt mấy tuần đọc đi đọc lại sách để nhập tâm vào chuyện t́nh, chuyện đời nhẹ nhàng mà sâu lắng của nhà văn. Ban ngày Lan tập trung sâu. Nhiều đêm cô lại tiếp tục nằm mơ chuyện này. Mùa thu năm 2002, Lan bắt tay dịch. Lan không làm nhanh mà chọn lối dịch chậm răi nhưng kiên tŕ. Lan định mức mỗi ngày dịch sáu trang. Hôm nào trở bệnh, Lan không cố làm xong “tiêu chuẩn” v́ sợ không đạt chất lượng. Nhưng hôm sau cô sẽ làm bù lại.

Ngoài dịch thuật, thú vui của Lan là chăm sóc những chậu hoa lan và đọc một quyển sách khác. Có người sợ Lan đọc như vậy sẽ phân tâm trong quyển sách đang dịch. Tuy nhiên, thú đọc này không chỉ là giải trí, mà c̣n giúp trí óc cô mở mang thêm ngôn từ, kiến thức và cảm xúc văn chương để bổ sung lại cho chính quyển sách đang dịch. Em trai Minh Đức hiểu niềm vui và phương pháp làm việc của chị. Mỗi chuyến công tác nước ngoài, cậu t́m mua tặng chị cả balô sách. Có lần cậu đi Ấn Độ lùng được cho chị quyển Shantaram viết về nhân vật vươn lên từ tận đáy xă hội. Và sách dày gần 1.000 trang của tác giả Gregory David Roberts này được Lan gối đầu giường, đọc đi đọc lại suốt nửa năm.

Cuối thu năm 2002, sách đầu tay do Lan dịch Đừng nghi ngờ t́nh yêu của anh hoàn tất. Cô dành riêng một tuần để tự biên tập lại, rồi gửi đến Nhà xuất bản Phụ Nữ. Vài ngày sau, biên tập viên nhà xuất bản gọi điện khen ngợi và hẹn hợp tác nữa. Lan rất cảm động và cũng muốn có sự đánh giá khách quan. Trao đổi với nhà xuất bản, Lan nói rơ: “Đừng ưu tiên ǵ, hăy đánh giá một Bích Lan công việc chứ không phải Bích Lan hoàn cảnh”.

Nhiều hôm làm việc kiệt sức nhưng Lan rất vui, cô không thấy ḿnh là “người trống rỗng” nữa và cũng đỡ nhớ lớp học cây táo. Tác phẩm dịch đầu tay của Lan ra đời chinh phục được bạn đọc, Nhà xuất bản Phụ Nữ tiếp tục hợp đồng và nhiệt t́nh tạo điều kiện giúp cô dịch bốn quyển khác. Có những quyển sách được cô dịch hoàn tất chỉ trong một tháng như No place for love (Không có chỗ cho t́nh yêu) của nhà văn Mỹ Peggy O’More... Hầu như sách dịch nào của Lan cũng được biên tập viên Nhà xuất bản Phụ Nữ đánh giá cao. Tuy nhiên, sau khi cô dịch quyển thứ năm Angela’s ashes (Tro tàn của Angela) của tác giả người Ireland Frank McMacot th́ một thời gian dài cô không thấy nhà xuất bản giao sách cho cô...

Làm việc độc lập

Lan chờ đợi, trông ngóng nhưng không thấy trả lời. Cô chẳng thể đi gặp trực tiếp nhà xuất bản, cũng chẳng biết hỏi cho rơ v́ sao. Cô lặng lẽ đọc đi đọc lại các trang bản thảo của ḿnh và tự dằn vặt. Ám ảnh lớn nhất của Lan là chẳng biết tiêu 24 giờ vào việc ǵ. Dần dần Lan lại rơi vào trạng thái hụt hẫng, cảm thấy ḿnh là người vô ích. Một buổi chiều, Lan ngồi thẫn thờ nh́n qua khung cửa sổ có cánh chim đang bay lượn tự do trên bầu trời xanh biếc. Cô bất chợt nảy ư nghĩ: “Tại sao ḿnh cứ phải ngồi chờ đợi người khác đem việc đến? Tại sao ḿnh không không tự do làm việc ḿnh thích?”.

Ngay đêm đó, Lan liên lạc thư điện tử với Shirley Cheng ở Mỹ và xin được dịch cuốn sách Dance with your heart (Vũ điệu trái tim) của bạn mà Lan rất yêu thích. Cheng vui vẻ đồng ư ngay. Cô c̣n khích lệ chỉ có người bạn đồng cảnh bất hạnh như Lan mới có thể thấu cảm hết ư nghĩa quyển sách của ḿnh. Hôm sau, Lan liên lạc với Nhà xuất bản Phụ Nữ và được đồng ư. Khác với sự say mê dịch những sách được giao trước đó, lần này Lan dịch sách do ḿnh chọn với hứng khởi và rung động đặc biệt. H́nh như số phận giống nhau giúp Lan cảm xúc trọn vẹn với những câu chuyện, bài thơ về t́nh yêu cuộc sống mà Cheng viết trong Vũ điệu trái tim.

Lặng lẽ dịch sách bạn mà nước mắt Lan ứa ra. Cô cảm giác ḿnh đang ḥa cùng nhịp đập trái tim với Cheng, khi viết về những cuộc đời không may mắn nhưng cháy bỏng ước mơ đến những v́ sao. Vũ điệu trái tim xuất bản thành công. Lan dành riêng một lượng sách tặng người khuyết tật, bản nào cũng có kư tên cô, một người giống họ. Cheng rất vui khi biết Lan làm việc ư nghĩa này.

Từ sau cuốn sách này, Lan làm việc độc lập hoàn toàn. Cô tự lên mạng chọn sách hoặc nhờ người mua, đọc thẩm định trước rồi mới liên hệ với nhà xuất bản. Chính cô cũng trực tiếp liên hệ đàm phán với tác giả. Thường sau khi biết chuyện đời và nỗ lực làm việc của Lan, các tác giả đều quư cô như bạn. Một số người c̣n tặng bản quyền hoặc lấy tiền bản quyền rất rẻ để giúp Lan đưa sách đến bạn đọc VN.

Trong thư trả lời đề nghị của Lan được dịch quyển Extraordinary people (Những con người phi thường), tiến sĩ Darold A. Treffert, tác giả sách, hồi âm: “Chính con người bạn đă là một câu chuyện xúc động và phi thường đáng để viết nhất. Tôi tin bạn có thể hiểu sâu sắc để dịch sách này”. Quyển sách này rất khó dịch v́ có nhiều thuật ngữ chuyên môn mới. Lan phải mất 21 ngày chỉ để chuyển ngữ VN cho thuật ngữ nói về loại trí nhớ đặc biệt trong nguyên tác. Tiến sĩ Treffert diễn giải nhưng Lan vẫn chưa t́m được từ ngữ VN tương ứng. Cuối cùng, cô phải nhờ chuyên gia tâm thần học Tô Xuân Lan ở Nhật, một nhà báo ở Anh và tiến sĩ ngôn ngữ học Trịnh Nhật ở Mỹ. Ba người này đă nhiệt t́nh góp ư và tranh luận nhau, để cuối cùng Lan rút được thuật ngữ là “trí nhớ h́nh tượng”.

Ngày thứ 114, Lan dịch xong ḍng cuối cùng của quyển sách này, và cô xúc động báo tin vui ngay cho tác giả biết. Tự yêu cầu cao ḿnh nên Lan hay trăn trở, cô đă mất đúng 21 ngày chỉ để suy nghĩ dịch tên sách The ginger man thành “Người đàn ông đào hoa”. Đây là tác phẩm đă bán được hơn 50 triệu bản của nhà văn J. P. Donleavy.

Lan tự quy định mỗi năm phải dịch một cuốn sách về người kém may mắn vượt lên số phận. Và cô cũng đam mê lĩnh vực văn hóa, lịch sử. Chính cô đă dịch quyển Từ sông Nile đến sông Jordan của tác giả Ada Aharoni. Một tác phẩm đầy giá trị nhân văn cũng như lịch sử nói về biến động cuộc sống lẫn tâm hồn người Do Thái sau Thế chiến thứ hai. Chỉ trong đêm Lan đọc một mạch hết nguyên tác, rồi đọc đi đọc lại. Vừa dịch Lan vừa t́m thêm tư liệu chiến tranh thế giới và lịch sử Do Thái để thấu hiểu tận cùng ư nghĩa sách này. Dịch đến những trang thơ ước nguyện ḥa b́nh cuối cùng trong sách, Lan xúc động làm bài thơ A wish to see your face tặng tác giả, trong đó có những câu thơ nói rằng Lan đă mơ thấy gương mặt ḥa b́nh của tác giả.

Từ năm 2002 đến nay, Lan đă dịch được 14 tác phẩm và bốn sách sắp xuất bản, trong đó có tiểu thuyết nổi tiếng Triệu phú khu ổ chuột. Gần đây, Lan gửi tặng tác giả Ada Aharoni truyện ngắn Người cha điếc nói về nỗi buồn chiến tranh của cô. Tác phẩm được đem ra đọc tại diễn đàn quốc tế phát triển văn học, văn hóa v́ ḥa b́nh. Lan c̣n được mời làm đại diện của diễn đàn ở VN, nhưng cô đành từ chối v́ không thể đi lại b́nh thường. Người phụ trách kư kết hợp đồng với Lan để dịch cuốn Triệu phú khu ổ chuột gần rơi nước mắt khi nghe Lan kể nỗi niềm của ḿnh: cô lo lắng nếu sức khỏe ḿnh có mệnh hệ ǵ phải dở dang cuốn sách th́ phải thanh toán hợp đồng như thế nào. Lan vẫn muốn làm việc hết ḿnh dù ngày mai chưa biết ra sao...


QUỐC VIỆT


 

 da1uhate
 member

 REF: 432388
 03/17/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kỳ cuối: Ánh sao vĩnh cửu

TT - Em buồn từ đấy ai hay. Không gian kia măi đặt bày cách xa. Từ cơn mưa tắm chiều tà. Đêm buông hiu quạnh như là chịu tang. Những mùa nhớ xếp thẳng hàng. Trên bờ môi ấy bỏ hoang tên người. Cơi vô t́nh cơi đơn côi. Cách nhau cả một kiếp người ngả nghiêng...

Những vần thơ nhật kư

Ngồi trên bậu cửa, lặng nghe Nguyễn Bích Lan trầm buồn đọc bài thơ lục bát Từ đấy của ḿnh. Lan không viết nhật kư, cô chỉ viết nhiều truyện ngắn và thơ, mà cô cũng chẳng muốn được ai khen hay chê v́ đó chính là tự sự đời ḿnh. Những bài thơ có nỗi niềm da diết như thân phận nữ tác giả. Và cũng nhiều bài man mác hoài niệm tuổi thơ b́nh yên hay tràn ngập t́nh yêu cuộc sống.

Về làng ta thả con diều.
Ta đong đếm gió ta liều rủi may.
Vẽ lên trời một nét mày.
Hút chiều vào đáy mắt say mơ màng.
Cho diều mặc sức lang thang.
Nhử dăm ba đứa trẻ làng ganh đua.
Chẳng ham thắng chẳng buồn thua.
Cốt sao nhử được ngày xưa quay về.


Lan kể rằng bài thơ Về làng này được cô viết bằng chính kư ức tuổi thơ 13 năm chưa bị bệnh của ḿnh, một thời thơ ấu nghèo khó nhưng khỏe mạnh và tràn ngập nụ cười.

Ngoài mấy trăm bài thơ nhật kư cuộc đời, Lan c̣n viết nhiều truyện ngắn để trải nỗi niềm, khát vọng của ḿnh. Đó không chỉ là cách giúp Lan thấy “ḿnh không bị trống rỗng” mà c̣n là đam mê sâu lắng của cô. Những người tham dự diễn đàn quốc tế phát triển văn học, văn hóa v́ ḥa b́nh ở Haifa (Israel) đă rất ngạc nhiên và xúc động với truyện ngắn Người cha điếc được gửi đến từ cô gái Nguyễn Bích Lan bệnh tật ở VN.

Câu chuyện người cha bị điếc đă chết v́ không nghe được tiếng kẻng báo động ném bom chỉ là lát cắt rất nhỏ trong chiến tranh triền miên ở VN. Tuy nhiên, người đọc đă rung động trái tim v́ thấy được thân phận con người, đặc biệt là những phụ nữ và trẻ em mất chồng, mất cha trong sự khủng khiếp của chiến tranh.

Lan sinh ra trong ḥa b́nh, không tận mắt chứng kiến sự mất mát v́ bom đạn. Nhưng tâm hồn nhạy cảm của cô thấu cảm được nỗi đau của những người gần gũi với ḿnh có thân nhân ra đi v́ chiến tranh.

Hiện nay, ngoài dịch thuật là công việc chính, Lan lặng lẽ làm thơ và viết truyện ngắn như cho riêng ḿnh. Thi thoảng cô mới gửi vài bài đăng báo để có chút nhuận bút gửi tặng những người có hoàn cảnh bất hạnh, khó khăn hơn ḿnh. Lần lănh nhuận bút gần đây nhất, Lan chuyển tặng một chị lớn tuổi, khuyết tật, không có gia đ́nh ở Hà Tây. Và chị này đă không ḱm được nước mắt khi biết chuyện đời cũng không may mắn của cô gái tốt bụng.

Khi buồn, hăy nghĩ đến người khác

Ngày mới của Lan đều bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc giữa đêm trong căn pḥng làm việc nhỏ bé có ô cửa sổ trông ra bầu trời. Lan hiếm được ra ngoài v́ sức yếu và hay bị tai nạn, nhưng cô lại có nhiều bạn bè. Bên cạnh học tṛ và bạn quốc tế, Lan c̣n tâm giao với nhiều người đồng cảnh bệnh tật ở VN như Đỗ Trọng Khơi, Vũ Anh Tuấn, Ngô Ngọc Hà, Trần Hồng Giang, Nguyễn Ngọc Hưng... Điều kỳ diệu là những số phận kém may mắn này đều vượt qua được chính ḿnh. Họ đồng cảm như anh em dù hầu hết đều chưa một lần được gặp mặt để nắm tay, nh́n mặt nhau.

Ở cùng làng quê Hưng Hà (Thái B́nh), Lan rất quư nhà thơ Đỗ Trọng Khơi. Ông bị bại liệt, chỉ nằm một chỗ nhưng đă gửi gắm cả tâm hồn khát khao bay bổng vào những trang thơ ngập tràn cảm xúc. Lan không khóc mà cứ rơi nước mắt xúc động khi đọc bài thơ Hi vọng của ông:

Người ta nói với tôi rằng: anh không thể bước qua được dấu chân của ḿnh đâu.
Dẫu có đi đến cùng trời cũng thế!
Song tôi vẫn kiên tŕ, bất kể…
Và chờ đợi trái tim tôi.
Nỗi khổ đau của trái tim có thể làm thay đổi.
Bởi tôi tin vào bản thân nỗi khổ đau.
Có bước đi riêng trong bóng tối.
Lư do mà tôi chờ đợi là sự kiếm t́m một thứ ánh sáng riêng.


Hai số phận và hai trái tim đồng cảm gặp nhau. Lan xem Đỗ Trọng Khơi như người bạn và người anh của ḿnh.

Đặc biệt, Lan c̣n thường xuyên chia sẻ nỗi niềm với nhà báo bại liệt Vũ Anh Tuấn ở Hà Nội. Số phận Tuấn cũng nghiệt ngă với chân bị teo ngay từ lúc biết ḅ, phải nằm một chỗ để tự học văn hóa, kể cả ngoại ngữ, và đă có nhiều bài viết lẫn dịch xúc động được công bố, trong đó có bài thơ Just because I love you (Chỉ v́ em yêu anh) của Langston Huges.

Từ khi biết Tuấn có em trai cũng bị bệnh như Tuấn, Lan càng xúc động và quư anh em Tuấn. Họ như thắp thêm những ngọn nến t́nh yêu cuộc sống mới trong Lan. Bởi cô thấy số phận họ c̣n nghiệt ngă và phải cố gắng vượt lên chính ḿnh nhiều hơn cả Lan. Có nỗi niềm cần chia sẻ hay mới sáng tác được bài thơ, truyện ngắn, cô đều gửi mail cho Tuấn đọc trước. Ngược lại, cô cũng là độc giả đầu tiên của những bài báo c̣n là bản thảo của Tuấn.

Mỗi ngày mới, khi ánh mặt trời vừa xua đi bóng đêm Lan và nhóm bạn đặc biệt này lại háo hức mở ra một niềm vui mới. Họ đọc mail của nhau và cùng chia sẻ niềm vui khi được biết ai đă làm ǵ đó, rồi rất buồn khi thấy có người im lặng. Họ hiểu bạn ḿnh đang phải chống chọi với bệnh tật…

“Khi buồn hăy nghĩ đến người khác đang buồn hơn ḿnh!”. Đó là tâm sự mà Lan hay nhắc trong đời ḿnh. Đến giờ, Lan đă tự chia sẻ kinh nghiệm và trở thành bạn của nhiều người bệnh giống cô. Và cô lại không ḱm được nước mắt khi biết tin những người bạn bất hạnh đă qua đời, mà đau xót nhất là các em bé thường không sống lâu được với bệnh này. Lan đă xúc động làm bài thơ tặng những thiên thần bé nhỏ kém may mắn:

Cây lộc vừng giũ những cơn buồn xuống hồ gió.
Mùa hè ra đi từ đêm.
Con ve ngoảnh mặt vào chiếc lá.
Không thiết chơi với ai nữa.
Buồn không?
Em cũng có chuyện ǵ hôm nay.
Không ai đoán nổi.
Em ngồi im thế.
Môi không biết hé ra cho một tiếng hỏi ngập ngừng.
Để chị gọi đứa trẻ lên ba vào nhà cho em tập nói.
Lại tập nói những ngây thơ đi em.
Như cây lộc vừng giũ những cơn buồn xuống hồ gió, rồi lại bập bẹ búp tơ...


Nhiều lần tâm sự với các bé đang thoi thóp chống trả bệnh tật như ngọn nến trước gió, Lan đă nuốt nước mắt kể cho các em nghe tự truyện Ánh sao vĩnh cửu của Shirley Cheng viết về nỗ lực vượt qua bệnh tật, vươn lên những khát vọng lấp lánh như những v́ sao. Lan muốn thắp lên trong trái tim các em niềm tin rằng mỗi con người là một v́ sao. Dù con người có chết đi th́ ánh sao đó vẫn sáng măi trên bầu trời và trong trái tim những người đang sống.

QUỐC VIỆT


 

 mongmanhtim
 member

 REF: 439056
 04/10/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

MMT có xem câu chuyện này trên báo Tuổi trẻ và rất khâm phục ư chí của cô bé đó.
Không gục ngă. MMT cũng đang lẩm bẩm với ḿnh là Không gục ngă.
MMT phục D về những lập luận sắc bén và cả những hiểu biết về cách phân tích đánh giá một con ngựi của D. Những điều D nói với MMT vừa rồi MMT hiểu và biết hết. Nhưng thôi, như chị NATR nói, bỏ qua đi D, ngựi ta cũng đă bỏ đi rồi. Thế là hết.
Chúc D mau vượt qua được những bối rối khó gỡ trong ḷng D nhé.
Thân ái
MMT


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network