cuoocjsoongs1
member
ID 49211
02/06/2009
|
............
.........
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422257
02/06/2009
|
(tiếp)
- Có phải v́ ngày nay, cuộc sống đầy đủ hơn trước, nên nhiều bạn trẻ thiếu động lực để phấn đấu? Trước đây hoàn cảnh của cô có giúp cô phấn đấu nhiều hơn không ạ?
Tôi chưa bao giờ than trách hoàn cảnh của mình không thuận lợi bằng người khác bởi tôi hiểu một cách sâu sắc, ở một hoàn cảnh khác, sẽ có một TTNT khác. Và, TTNT khác đó chắc chắn không phải là TTNT của bây giờ. Các bạn trẻ ạ, nếu con người ta có thể lựa chọn hoàn cảnh, thì tôi sẽ chọn đúng hoàn cảnh như mình đã trải qua. Tôi trân trọng tôi của ngày hôm nay biết mấy.
- Mong cô hãy chia sẻ về những bài học vào đời trong cuộc sống?
Bài học vào đời của tôi à? Tôi xếp hàng xin việc làm để chỉ mong nhận được một mức lương trung b́nh thấp nhưng vẫn bị người tuyển dụng từ chối. Lý do là tôi không có bằng cấp, học vị (dù công việc mà tôi xin chẳng liên quan gì đến tờ giấy đó). Thay vì sầu não, giận đời, trách người, tôi suy nghĩ: "Nếu mình là người trả lương thì chẳng ai dám đòi xem bằng cấp, học vị của mình. Và thực tế đã chứng minh sự lựa chọn đó của tôi là đúng."
Bây giờ tôi hiểu sâu sắc hơn, Nhà nước không nên nhân rộng số người nhận lương; ngược lại, nên khuyến khích người dân của mình phấn đấu trở thành người trả lương. Tôi thiển nghĩ, một dân tộc càng nhiều người làm chủ thì càng ít người làm thuê. Đó là một trong những điều kiện giúp dân nghèo thoát khỏi thân phận nô lệ!
- Khi c̣n trẻ, cô có nghĩ sau này ḿnh là một doanh nhân bất động sản thành đạt và là một cây bút sắc sảo trong nhiều vấn đề của xă hội?
Kinh doanh và cầm viết tưởng khác mà lại giống. Sự khác biệt của giới doanh nhân với các giới khác là phát hiện ra cơ hội kiếm tiền; sự khác biệt của giới cầm viết ở chỗ “thấy” được ở những điều mà giới khác cũng nhìn nhưng không “thấy”. Và, để người đọc nhớ người cầm viết thì phải viết những điều mà người đọc quan tâm, trăn trở với lối viết thuyết phục và độc đáo.
Tôi nghĩ, hoạt động trong cơ chế thị trường thì phải tôn trọng quy luật của nó. Doanh nhân hay người cầm viết đều phải nằm lòng: chẳng ai bỏ tiền ra mua loại hàng hóa mà người cung cấp không tư duy trên lợi ích khách hàng, cũng như chẳng ai bỏ tiền ra mua loại sách báo mà người viết không tư duy đến lợi ích người đọc!
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422264
02/06/2009
|
(tiếp)
- Gia đ́nh có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả của cô ngày hôm nay?
Khởi nghiệp, vì mong muốn thoát nghèo nhanh chóng nên tôi khao khát làm giàu, đôi khi làm giàu khá liều lĩnh. Bây giờ vì con trai của mình mà tôi biết gạn đục, khơi trong. Tôi thanh thản từ chối những thương vụ có thể thu được nhiều lợi nhuận nhưng gây thương tổn cho mình, cho người, hoặc làm nghèo đất nước. Tôi muốn con trai tôi hãnh diện về mẹ của nó.
- Cô nghĩ ǵ về vai tṛ của doanh nhân trong sự phát triển của cộng đồng, của xă hội ngày nay? Cụ thể tại Việt Nam.
Nghiên cứu về một số nước Châu Á, tôi biết, tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã có một giai đoạn khốn đốn về kinh tế và, chính tầng lớp doanh nhân (tư nhân) đã sát cánh cùng Nhà nước, chẳng những vực dậy, mà còn tạo nên sự phát triển ngoạn mục tại các quốc gia này.
Lật lại lịch sử gần của Việt Nam, tôi thấy, đã có một thời gian dài đất nước mình có doanh nghiệp nhưng không có doanh nhân. Những thập niên đó kinh tế gần như đứng yên, trong khi các nước láng giềng vẫn phát triển thì đứng yên là thụt lùi.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, doanh nhân là một trong những nhân tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, cộng đồng và xã hội. Thực tế hơn 20 năm đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh, đất nước phát triển là nhờ có nhiều doanh nghiệp, nhiều doanh nhân (tư nhân).
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422267
02/06/2009
|
(tiếp)
- Ước mơ của cô khi c̣n trẻ là ǵ? Bây giờ nh́n lại, cô thấy ḿnh đă biến bao nhiêu phần ước mơ đó thành hiện thực?
Trong một bài làm văn lúc nhỏ tôi đã từng viết sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Nhiều khi nghĩ vui, nếu ước mơ làm Thủ tướng của tôi trở thành hiện thực, biết đâu, trên chính trường thừa một chính khách tồi và trên thương trường thiếu một doanh nhân giỏi?
- H́nh mẫu cá nhân? Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công của cô ngày hôm nay?
Ngoại trưởng Condoleezza Rice của Hoa Kỳ là người phụ nữ mà tôi luôn dõi theo. Tôi kính trọng cả sự thành công và kính trọng cả nỗ̉i bất hạnh của Bà. Tôi biết, trong một đất nước mà kỳ thị màu da khá sâu sắc, là người da màu, Bà phải vĩ đại lắm mới giữ vững vị trí Ngoại trưởng trong một đất nước không có Thủ tướng.
Và, bây giờ nhiệm kỳ sắp mãn, Bà sắp rời khỏi chính trường, Bà sẽ sống như thế nào khi không có một gia đình riêng để ấp ủ, nương cậy? Trong mắt tôi, Ngoại trưởng Condoleezza Rice thật quắc thước trước các nguyên thủ nam giới và thật quyến rũ bên cây đàn Piano. Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã ảnh hưởng đến đời sống của tôi không nhỏ.
- Cô có thể chia sẻ kinh nghiệm về thất bại “nhớ đời” nhất của cô là ǵ? Bài học? Cô đă vượt qua nó như thế nào?
Tôi không có bài học “nhớ đời” trong làm ăn, bởi tôi biết học một cách sâu sắc qua những thất bại của nhiều người khác và không bao giờ thấy là đủ. Nhân đây tôi lưu ý các bạn trẻ, học tập những người thành công rất quan trọng; nhưng học từ sự thất bại của người khác còn quan trọng hơn rất nhiều.
Khó khăn lớn nhất tôi phải vượt qua cũng là chuyện học, hầu như tôi không bỏ lỡ một cơ hội nào cho việc tự học và tự đào tạo ḿnh. Tôi ý thức được rằng, tự học và tự đào tạo đó là con đường ngắn nhất đưa con người ta đến sự trưởng thành và thành đạt một cách bền vững.
- Theo cô, thanh niên thường mắc phải những sai lầm ǵ khi bước vào đời?
Theo tôi đó là, tự mãn vào những điều mình có. Điều đó cũng giống như bạn nhập cuộc với đời bằng cái đầu “đầy”; trong khi đáng lẽ chỉ với vài tấm bằng trong tay (dù của các trường danh tiếng nhất) và sự trải nghiệm chưa là mấy thì cái đầu cần phải “trống” để chứa thêm được càng nhiều càng tốt. Tôi thường không mất thời gian với những cái đầu “đầy”, tôi hiểu, có rót vào cũng tự nó cũng tràn ra.
- Cô có lời nhắn nhủ ǵ cho giới trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, trở thành người có ích cho xă hội?
Tôi muốn nhìn vấn đề này ở khía cạnh khác, khía cạnh của vĩ mô. Giới trẻ muốn góp phần xây dựng đất nước thì trước hết phải biết giành quyền được bình đẳng về cơ hội: cơ hội học tập, cơ hội việc làm, cơ hội cạnh tranh, cơ hội tiến thân, kể cả cơ hội yêu nước. Chừng nào cơ hội còn chưa bình đẳng cho mọi đối tượng thì ngay cả muốn trở thành người có ích cho xã hội cũng không dễ chút nào. V́ vậy, phải nuôi dưỡng ư chí, sáng tạo trong mọi công việc, không bằng ḷng với hiện tại và luôn vươn lên cái mới.
- Là một nữ doanh nhân thành đạt, cô dung ḥa thế nào giữa sự bận rộn của kinh doanh và thời gian dành cho gia đ́nh?
Tôi không dung hòa mà tách bạch: Ở công ty tôi là chủ, vì vậy chủ phải ra chủ; ở gia đình tôi là “phái yếu” (làm bộ yếu) để được “phái mạnh” cưng chìu, che chở. Tôi luôn dặn mình, không đem “con người nguyên tắc” về nhà và không đem “con người xuề xòa” vào Công ty!
(theo tuanvietnam.net)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422278
02/07/2009
|
(tiếp)
Đạo Phật, Sức mạnh tâm linh và kinh doanh
Văn hóa Phật giáo gần như trùng lắp với văn hóa kinh doanh, chính nhờ nhận ra điều đó mà tôi không lạc lối trong thương trường. Để doanh nghiệp của mình phát triển bền vững, tôi phải trao cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo nhất trong khả năng có thể.
Và, một khi “gieo” như thế thì thuyết “nhân quả” của Phật giáo tức thì phát huy tác dụng: Doanh nghiệp của tôi “gặt” được lòng tin của khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Đạo Phật cũng dạy: Hạnh phúc của một người là đem hạnh phúc đến cho nhiều người khác.
Sức mạnh tâm linh và kinh doanh? Đạo Phật giúp tôi nhìn đồng tiền cả hai mặt, không và có. Khi nhìn ở mặt “không” tôi làm chủ đồng tiền, khi nhìn ở mặt “có” tôi biết trân trọng và tiết kiệm đồng tiền do mình cực khổ làm ra. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao Thái tử Tất Đạt Ta từ bỏ ngai vàng để xuất gia, trước đây tôi không sao hiểu được: Ngài đã nhận ra, cả vũ trụ đều «không!».
- Tính thẳng thắn bộc trực có khó khăn và thuận lợi ǵ từ khi lập nghiệp tới giờ? Và có phải khi người ta phải có vị thế về kinh tế hoặc địa vị xă hội th́ “chính kiến” của người ta mới có “sức nặng”.
Trong giao thương tôi thích làm ăn lâu dài với những đối tác “được nói được, không nói không, và chỉ nói một lời”. Trong giao hảo, tôi thường cảnh giác với loại người trơn lùi như con lươn, nói vòng vo, ngon ngọt. Tới bây giờ tôi vẫn tuân thủ nguyên tắc này bởi nó giúp tôi thành công.
Chẳng biết người khác có bị vị thế kinh tế, địa vị xã hội của người khác “đè” trong giao tiếp không, riêng tôi thì không! Có lẽ nhờ vậy tôi thường nghĩ thoát và tư duy một cách độc lập.
- Theo cô th́ có phải là thẳng thắn và bộc trực đồng nghĩa với “không bao giờ đi đường ṿng”?
Chỉ có một con đường duy nhất là phải đạt bằng được mục tiêu của cá nhân, (hoặc) của doanh nghiệp, (hoặc) của đất nước. Theo tôi, không có con đường vòng, đường thẳng, chỉ có con đường đúng và con đường sai, mà thôi.
- Sự thành đạt của cô trong sự nghiệp và cuộc sống có ảnh hưởng đến những người thân của cô như thế nào?
Đã là con người thì phải biết chia sẻ sự no đói với cộng đồng, huống chi là người thân của mình. Tôi thường áy náy khi lỡ tiêu xài hơi quá tay trong khi những người chung quanh tôi còn nhiều thiếu thốn.
Trong khi đó tôi thấy một số người trẻ vẫn phải dựa vào gia đình để sống đã học đòi chi tiêu hoang phí, còn sống sượng cho rằng như thế mới “sành điệu”. Tôi thật sự ái ngại cho những người trẻ đó vì tiên đoán được tương lai của họ.
- Theo cô th́ làm sao để tên của một con người trở thành một thương hiệu, một uy tín.
Hãy bắt đầu từ những việc rất nhỏ như đúng giờ, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm và điều gì đã hứa bằng mọi cách phải thực hiện hết trong khả năng có thể. Lớn hơn là phải tạo được sự yên tâm, tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm (hoặc dịch vụ) của doanh nghiệp. Thương hiệu sẽ được khẳng định hơn nữa nếu doanh nghiệp hướng dẫn được thị hiếu tiêu dùng, trao cho khách hàng những sản phẩm ngày một hoàn hảo hơn, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn.
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422391
02/07/2009
|
Du lịch "homestay" hút giới trẻ
Bên cạnh các loại h́nh du lịch như khám phá, tham quan dă ngoại, nghiên cứu học tập…, du lịch kiểu homestay (ở nhà người dân) đang thu hút những người trẻ ham mê khám phá và trải nghiệm cuộc sống đa dạng.
Người dưng dễ hóa người nhà
Giáp Tết 2008, trong ṿng 10 ngày, Lê Kim Chi (Cửa Nam, Hà Nội) một ḿnh khoác ba lô đi qua 7 bản “heo hút” ở Hà Giang như Đồng Văn, Phó Bảng, Phó Là, Ma Lé, Sà Ph́n, Sủng Là mà không hề có lịch tŕnh hay sắp xếp trước, theo đúng phương châm “tối đâu là nhà, ngă đâu là giường”.
Chính trong 10 ngày ngắn ngủi đó, Kim Chi đă cảm nhận được hết sự thú vị của du lịch theo h́nh thức homestay.
Tới Ma Lé, Chi vào gia đ́nh nghèo nhất bản, nghèo tới mức không thể dựng được nhà tranh vách đất mà phải dùng tấm lá, tấm liếp che chắn. Nhiệt độ xuống tới 0 độ C nhưng cả nhà chỉ có 1 chiếc giường con ọp ẹp dành cho người ông già yếu nằm và 1 cái chăn khâu vá chằng chịt, rách bươm. Nhưng ông cụ vẫn nhất quyết nhường chăn, giường cho cô khách dưới xuôi.
Tại đây, Chi đă được "ăn miếng thịt ngon nhất trong đời".“Dù gia đ́nh rất nghèo nhưng họ sẵn sàng xắn miếng thịt treo gác bếp dành cho ngày Tết để đăi ḿnh ” – cô tâm sự
Những t́nh cảm yêu thương của gia đ́nh Mông nghèo khổ này là trải nghiệm quư giá nhất của Chi trong suốt chuyến đi cùng ở với người dân khắp bản làng Hà Giang.
Cũng giống như Chi, ngay trong chuyến đầu tiên “ngủ bản” của ḿnh, Lê Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) đă rất cảm động v́ một gia đ́nh ở bản Mường Luông (Điện Biên Đông) quá nhiệt t́nh niềm nở.
Lần đầu tiên đón nhiều khách lạ, gia đ́nh sẵn sàng nhường chăn màn cho các thành viên nữ, mượn thêm bát đũa nhà hàng xóm và đưa sang hàng xóm… tắm nhờ.
Vũ Thanh Minh, hướng dẫn viên du lịch tự do chuyên tổ chức các tour kiểu homestay chia sẻ: “Một lần đi Lai Châu, ở trong bản Thái 1 tuần và vẫn đi nương, rừng như một người trong gia đ́nh. T́nh cảm cứ dần sâu sắc và gắn bó. Thời khắc xin phép về thật cảm động bởi nhận được những lời dặn ḍ của mọi người như chính gia đ́nh ḿnh".
Thậm chí, v́ quá yêu mến, gắn bó với một gia đ́nh người Thái ở Nghệ An đă cho ở nhờ, các thành viên thuộc nhóm du lịch Tây Bắc đă mời hai bố con nhà đó ra Hà Nội chơi và luân phiên ở homestay tại nhà của các thành viên.
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422439
02/07/2009
|
(tiếp)
Cảm nhận từng nhịp sống
Theo Như Hảo, SV Khoa Nhân học (ĐH Khoa học Xă hội và Nhân văn TP.HCM), chủ nhiệm đề tài “Các loại h́nh du lịch của SV”, một trong những lư do khiến homestay “hút” SV là do h́nh thức này rất tiết kiệm.
Chi phí cho 4 ngày homestay/một người trung b́nh khoảng từ 100 - 200 ngàn đồng. Nhưng lư do sâu xa, hấp dẫn SV hơn chính là tính chất văn hóa địa phương của homestay.
Tabalo, biệt danh một thành viên của "nhóm Tây Bắc", nhân vật kỳ cựu trong giới du lịch “bụi” cho rằng điểm thú vị của du lịch homestay chính là cơ hội được trực tiếp quan sát cuộc sống của người dân qua cách họ bài trí nhà cửa, mức sống, cách kiếm sống và ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
C̣n Lê Nhung cũng rất thích thú với chuyến đi ngủ ở bản Mường Luông đúng vào dịp 2/9. Lần đầu tiên Nhung biết rằng người dân tộc quan niệm đây là ngày lễ độc lập nên tổ chức ăn uống linh đ́nh, nhà nào cũng mổ trâu, mổ ḅ.
Trong đêm ngủ ở nhà người Mông ở Ma Lé, không chịu nổi cái rét cắt thịt ở miền núi, Kim Chi lôi len ra đan khăn.
Thấy lạ, bà chủ nhà mon men tới xem, Chi liền dạy bà cách vót que đan và đan khăn. Người phụ nữ Mông lóng ngóng đan những mũi kim đầu tiên một cách thích thú. Rồi chị lại "trao đổi văn hóa" bằng việc dạy Chi cách dệt thổ cẩm.
Tới Phó Bảng, Chi học được cách sưởi ấm bằng lửa đỡ hanh, da đỡ bị nứt nẻ bằng việc đặt một lon nước lên bếp lửa để hơi nước bay lên. Tới một bản khác, lại được tham dự đám giỗ của người dân tộc với nhiều phong tục kỳ lạ.
“Khi cùng sống cùng sinh hoạt với người dân bản địa, tham gia các hoạt động của chính gia đ́nh đó, được dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh..., mỗi người sẽ phải vận động như những thành viên trong cùng một gia đ́nh. Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương này giúp các thành viên có ư thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc; trải nghiệm, sâu sắc hơn về cuộc sống" - Cẩm Tú, trưởng nhóm du lịch SV Vietstyle (TP.HCM), chia sẻ.
“Trang bị tới tận răng”
Để tham gia một chuyến du lịch homestay th́ phải có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Nhà dân thường chỉ có vừa đủ đồ dùng cho gia đ́nh nên muốn tới ở nhờ, cần “trang bị tới tận răng”, từ túi ngủ, tấm trải, kem chống muỗi, bát đũa…
Quan trọng hơn, phải tinh tế quan sát và để ư các phong tục, nếp sống của từng địa phương, từng dân tộc, thậm chí là từng gia đ́nh để tránh làm phiền ḷng chủ nhà.
Tabalo chia sẻ một kinh nghiệm thú vị: “Nhóm chúng tôi thường đi bằng xe máy nên ăn mặc bụi bặm, gồ ghề, qua cả chặng đường dài nên mặt mũi đen sạm.
Có lần ở Nghệ An, chúng tôi chọn 1 nhà rất đẹp bên đường để xin ở nhờ nhưng chủ nhà nhất định không mở cửa. Lúc đó đă 8h tối, nhà chỉ có 2 mẹ con.
Sau đó, 2 người gơ cửa (bụi bặm như "thổ phỉ") phải cởi bộ quần áo đi xe máy ra, đưa ngay thẻ vận động viên đi xe 250 phân khối giới thiệu đàng hoàng th́ người dân lại rất thoải mái, nhiệt t́nh đón tiếp.”
Thông thường, nên xin ở nhờ nhà trưởng bản hoặc trưởng công an xă v́ các gia đ́nh đó thường có điều kiện phù hợp hơn, đồng thời thuận tiện cho việc đăng kư tạm trú.
Lan Hương - Như Quỳnh (vietnamnet)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422779
02/08/2009
|
Nếu các nước phương Tây có "lời thề Hypocrate" th́ Việt Nam có "9 điều y huấn Hải Thượng Lăn Ông" mà bất kỳ 1 thầy thuốc nào cũng đều phải ghi nhớ.
Hôm nay ngày rằm tháng giêng kỷ sửu, kỷ niệm 218 năm ngày mất của Hải Thượng Lăn Ông, csong xin được cóp-dán 1 số bài về Ông để chúng ta cùng tham khảo.
HẢI THƯỢNG LĂN ÔNG (1724 – 1791)
Hải Thượng Lăn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta.
Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Th́n về cuối đời Hậu Lê, ở thôn Văn Xá, làng Lưu sXá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, (nay là thôn Thanh Xá, xă Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, Hải Hưng). Mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 4 (1791) tại xă T́nh Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Cha là Lê Hữu Mưu đỗ tiến siơ, làm Thượng Thư đời Lê Dụ Tôn, mẹ quê ở Bàu Thượng, làng T́nh Diễm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Hồi nhỏ theo cha đi học ở Thăng Long, năm 1739 cha mất, lớn lên gặp thời loạn, vua Lê hư vị, Chúa Trịnh lộng quyền, các nơi đều nổi dậy chống đối, có phen Lăn ông cũng ra cầm quân dẹp loạn, nhưng v́ chán ghét cuộc chém giết tương tàn ấy, nên nhân có tin người anh ở Hương Sơn mất, ông bèn viện cớ về quê nuôi mẹ.
Nhân bị đau ốm, Lăn ông mới t́m đến vị Lương y Trần Độc ở núi Thành, xă Hương Cần, huyện Thanh Chương, Nghệ An để chữa bệnh. Trong thời gian ở đó hơn 2 năm, Lăn ông đă nghiên cứu các sách y học kinh điển nhất là bộ Phùng Thị Cẩm Nang và cùng họ Trần bàn luận về y học.
Bấy giờ có Hải Quận Công biết Lăn Ông văn vơ kim toàn muốn mời ra cầm quân lần nữa, nhưng v́ chán ghét chiến tranh, không ham danh lợi Lăn Ông đă cương quyết chối từ, trở về Hương Sơn nghiên cứu y học và chữa bệnh.
Năm 1760, mẹ mất, lúc đó tuy mới 35 tuổi đă nổi tiếng là danh y, ngoài việc chữa bệnh, Hải Thượng Lăn Ông đă mở lớp dạy cho đồ đệ. Suốt hai mươi mấy năm lưu tâm nghiên cứu, đem hết tài năng và tinh thần tận tụy chữa bệnh và giảng dạy.
Hải Thượng đă lĩnh hội được nguyên lư uyên thâm của Đông y, thu lượm bao kinh nghiệm phong phú về chẩn trị, đúc kết lại thành một hệ thống kết hợp chặt chẽ lư luận với thực tiễn lâm sàng trong một tác phẩm rất lớn và rất có giá trị là bộ Y Tông Tâm Lĩnh. Ngoài ra lại c̣n viết tập”Vệ Sinh Yếu Quyết” và một bản gọi “Nữ Công Thắng Lăm”.
Năm 1782, đời Lê Hiến Tông, Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43, bấy giờ đă ngoài 60 tuổi Hải Thượng bị triệu về Kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán con Chúa Trịnh Sâm.
Ở triều đ́nh, bị các ngự y ganh tị gièm pha, măi sau Hải Thượng mới được phép chữa nên không có kết quả. Nhân ở kinh đô một năm ông t́m mọi cách để in bộ sách của ḿnh nhưng không thành công, lại có ư t́m lại các vị danh y tại đó để trao đổi học thuật nhưng chỉ thu lượm được một số bài thuốc kinh nghiệm hoặc gia truyền. Hải Thượng đă kể lại cuộc hành tŕnh này ở tập Thượng Kinh Kư Sự, một tài liệu văn học có giá trị phản ánh đời sống của xă hội Việt Nam hồi đó.
Lăn Ông trở về Hương Sơn tiếp tục nghiên cứu, chữa bệnh, giảng dạy và hoàn thành bộ Y Tông Tâm Lĩnh, bộ sách Đông y lớn nhất và quí nhất ở nước ta: gồm 63 cuốn (nay chỉ c̣n 55 cuốn) do Vũ Xuân Hiên thu thập lại và đem in năm 1866.
Nội dung bao gồm y lí, chẩn trị, phương dược, tŕnh bày có hệ thống, kết hợp lư luận với thực tiễn, phân tích chứng minh rơ ràng, như bàn về Thủy Hỏa th́ có cuốn Huyền Tẩn Phát Vi, bàn về khí huyết có cuốn Khôn Hóa Thái Chân, trị các bệnh ngoại cảm th́ có Ngoại Cảm Thông Trị, biện biệt tạp chứng th́ có Bách Bệnh Cơ Yếu, chẩn đoán th́ có Y Gia Quan Miện, biện luận th́ có Đạo Lưu Dư Vận, vận khí có Vận Khí Bí Điển ... cho đến các loại phụ khoa (Phụ Đạo Xán Nhiên), nhi khoa (Ấu Ấu Tu Tri) đều viết một cách tinh thông, giầu kinh nghiệm.
Tuy chịu ảnh hưởng của y học Trung Hoa nhất là Phùng Thị nhưng Lăn Ông đă có óc sáng tạo vận dụng y lí hợp với hoàn cảnh khí hậu và thể chất của người Việt Nam và đă sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh, như ở các cuốn Lĩnh Nam Bản Thảo, Bách Gia Trân Tàng và Hành Giản Trân Nhu. Nhận định về Lĩnh Nam không có thương hàn, Lăn Ông đă lập ra nhiều phương thang mới ghi ở cuốn Ngoại Cảm Thông Trị. Đặc biệt trong 2 cuốn Dương Án và Âm Án, ghi lại những y án và phân tích về những bệnh đă chữa khỏi hoặc không chữa được. Cuốn Châu Ngọc Cách Ngôn để lại cho chúng ta những điều căn dặn rất bổ ích về chẩn đoán trị liệu và những sai lầm tai hại cần tránh.
Thân thế và sự nghiệp của Lăn Ông đă có một ảnh hưởng rất lớn đối với giới Đông y Việt Nam cả về mặt đạo đức và chuyên môn.
Bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển, nội dung gồm:
1. Tập đầu: Có bài tựa, Phàm lệ mục lục và Y nghiệp phần chương nói về nghề y, thái độ tư cách, khái quát bộ sách và tập thơ Y Lí Thâu Nhàn.
2- Tập Nội Kinh Yếu Chỉ: nêu khái yếu về cuốn kinh điển Nội kinh.
3. Tập Y Gia Quan Miện: Khái niệm về Âm dương, Ngũ hành, quẻ số, can chi, mạch yếu.
4. Tập Y Hải Cầu Nguyên: Soạn những lời thiết yếu của các tiên hiền, chú giải kỹ để làm rơ những điều huyền bí.
5. Tập Huyền Tẫn Phát Vi: Nói rơ công dụng mở đầu của ‘Tiên thiên’, máy Âm dương, khiếu Thủy Hỏa và cách phân biệt chứng trạng, dùng thuốc.
6- Tập Khôn Hóa Thái Chân: gồm có công dụng nuôi sống của ‘Hậu thiên’ nguồn gốc của khí huyết, cách luận bệnh xử phương.
7- Tập Đạo Lưu Dự Vận: đem các ư nghĩ c̣n nghi hoặc, chưa rơ nghĩa trong các sách, cùng với những chỗ người xưa chưa nói đến để biện luận rơ ràng mà bổ sung vào những chỗ c̣n thiếu sót.
8. Tập Vận Khí Bí Điển: chọn lấy bài phú Chiêm Vận, phong giác của họ Vương và thiên Ngọc Lịch, ngũ hành, chia ra cách xem mây, xem gió, chủ vận, khách vận, chủ khí, khách khí, lập thành từng cách nghiệm đoán.
9. Tập Dược Phẩm Vậng Yếu: chọn lấy 150 vị thuốc thường dùng trong Bản thảo, chia làm 5 bộ để tiện tra khảo.
10- Tập Lĩnh Nam Bản Thảo: soạn các vị thuốc cây cỏ ở Lĩnh Nam (bao gồm Việt Nam và miền Nam Trung quốc), chia thành môn loại, chú thích tính chất, cách chữa, cách thu hái...
11- Tập Ngoại Cảm Thông Trị bàn về nước Nam ta không có bệnh thương hàn, mắc bệnh ngoại tà, đều là bệnh cảm mạo, tác giả không theo h́nh chứng lục kinh của Thương hàn luận nhưng Lăn Ông đă sáng chế ra 3 phương giải Biểu, 6 phương ḥa Lư để chữa tất cả các bệnh ngoại cảm.
12- Tập Bách Bệnh Cơ Yếu: chọn lấy các bệnh, môn trong sách kinh điển, xét nguyên nhân, cơ chế bệnh, phân biệt chứng trạng hư thực, tiên lượng cách chữa, xử phương, dụng dược.
13. Tập Y Trung Quan Miện: soạn những điều hay mà tác giả đă lĩnh hội được ư nghĩa sâu sắc, những điểm cốt yếu.
14. Tập 'Phụ Đạo Xán Nhiên" chọn lọc trong các sách Phụ khoa những vấn đề về kinh nguyệt, đới hạ, thai, sản... lấy những điểm thiết thực cốt yếu, bỏ chỗ rườm rà… đồng thời bổ sung thêm những ư kiến của tác giả.
15. Tập "Tọa Thảo Lương Mô", tác giả thấy trong nhiều sách trước đó về Sản khoa viết rườm rà, được điều nọ, mất điều kia nên ông soạn, sắp xếp lại, bổ sung hoàn chỉnh hơn.
16. Tập Ấu Ấu Tu Tri: tác giả thấy trong nhiều sách Nhi khoa trước đó viết rời rạc, không thống nhất nên tác giả đă soạn lại, xét nguyên nhân cơ chế bệnh sinh, phân
biệt chứng trạng cách chữa, xử phương làm chỗ cốt yếu và thêm phần tâm đắc.
17. Tập 'Mộng Trung Giác Đậu: tŕnh bày đầy đủ các kiến thức về bệnh Đậu... và bổ sung thêm kinh nghiệm đặc sắc phong phú.
18. Tập Ma Chẩn Chuẩn Thằng: soạn các phương pháp và kinh nghiệm tâm đắc trong điều trị bệnh sởi.
19. Tập 'Tâm Đắc Thần Phương: trong khi lâm lâm sàng, tác giả đă hết sức suy nghĩ chọn ra nhiều phương thuốc thần diệu trong Phùng Thị Cẩm Nang.
20. Tập "Hiệu Phỏng Tân Phương: trong khi lâm sàng tác giả đă hết sức suy nghĩ lập ra nhiều phương thuốc đáp ứng với t́nh thế khó khăn.
21. Tập Bách Gia Trân Tàng: tiếp thu bí phương của ông ngoại truyền lại cùng thu thập các phương thuốc quư, chữa được nhiều trường hợp khó.
22. Tập Hành Giản Trân Nhu: chọn lấy các bài thuốc có những vị thuốc Nam, thuốc Bắc thông thường, dễ kiếm, tiện dùng.
23. Tập Y Phương Hải Hội: tập hợp soạn các thang tễ, hoàn tễ trong các sách, rườm rà th́ giảm đi, thiếu th́ bổ sung thêm.
24. Tập Y Án, Dương Án: Tập hợp tâm đắc suy nghĩ về những trường hợp nguy nan mà chữa thành công.
25. Tập Y Án, Âm Án: tập hợp những bệnh án bệnh nặng, khó, t́nh thế tuyệt vọng dù cố hết sức mà không kết quả để rút kinh nghiệm.
26. Tập Truyền Tâm Bí Chỉ hoặc c̣n gọi là Châu Ngọc Cách Ngôn, biện luận rơ ràng đầy đủ những nghĩa lư sâu xa trong sách, những chỗ tinh hoa của y thuật.
27. Tập Vĩ. (cuối) là cuốn Thượng Kinh Kư Sự, thuật lại cuộc lên kinh thành chữøa bệnh cho Chúa Trịnh. Chỉ với giá trị sử học, văn học của cuốn kư sự này đă làm cho sự nghiệp văn hóa của Hải Thượng Lăn ông nổi danh không kém ǵ sự nghiệp y học của tác giả.
Về sau đă thu thập được nốt 2 cuốn là Nữ Công Thắng Lăm và Vệ Sinh Yếu Quyết.
28. Tập của Pho Sách Bách Khoa Thư về Đông y "Lăn ông tâm lĩnh" là 28 viên ngọc quư, 28 vị sao (nhị thập bát tú) của bầu trời Y học phương Đông.
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422783
02/08/2009
|
Hải Thượng lăn ông Lê Hữu Trác và "Thượng Kinh kư sự"
Giới y học biết đến Hải Thượng lăn ông Lê Hữu Trác (1720-1791) như là thầy thuốc vĩ đại của dân tộc, đă có nhiều cống hiến xuất sắc để phát triển nền y học nước nhà. Cuộc đời hoạt động y học của ông là tấm gương sáng về y thuật, y đạo, về tinh thần trách nhiệm, sứ mệnh và đạo đức cao cả của người thầy thuốc.
Thế nhưng ông c̣n là một nhà văn tầm cỡ lúc bấy giờ. Mà tập "Thượng Kinh kư sự" của ông là một minh chứng.
Tập "Thượng Kinh kư sự" được viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII (1781) - đó là một thời kỳ rối ren của triều đ́nh phong kiến Lê - Trịnh, giai đoạn chính trị khủng hoảng trầm trọng trước khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc. Tập kư kể lại cuộc hành tŕnh từ quê nhà Nghệ Tĩnh của ông về kinh thành Thăng Long để chữa bệnh cho chúa Trịnh ở phủ Chúa, v́ chúa đă biết tiếng tăm lừng lẫy của một đại danh y.
"Thượng Kinh kư sự" kể lại thời gian tác giả sống ở kinh thành Thăng Long với biết bao biến động, tả lại sự giao du của ông với các công hầu khanh tướng thời Lê mạt và tâm sự của ḿnh lúc nào cũng mong thoát khỏi ṿng danh lợi để quay về núi cũ non xưa. Với thiên kư sự tài hoa và trung thực này, ông thật xứng đáng là người tiên phong trên lĩnh vực kư sự báo chí!
Con người của Lê Hữu Trác là con người của đồng quê, tuy là con quan Thượng, nhưng tấm ḷng ông luôn hướng về nơi thôn dă. Xưa kia tầng lớp nho sĩ chuộng về từ chương, ít ai viết lối văn phóng sự kể những chuyện "tầm thường" của cuộc sống. Có thể thấy ở đây một thiên phóng sự duy nhất của văn học cổ viết về người thực, việc thực một cách sinh động với lối văn giản dị, tinh tế.
Trong chương "Giă nhà lên Kinh" của tập kư, khi nhận trát gọi của chúa Trịnh, ông miêu tả cảnh ḿnh thượng Kinh: "Đêm ấy, thuyền đi dưới trăng. Hai bên bờ vắng ngắt. Chỉ nghe tiếng chó sủa theo. Một vầng trăng sáng vằng vặc ḷng sông. Hai bên bờ, nước lên chờ khách sang sông. Chuông nện chùa xa văng vẳng. Sương che cây cỏ mịt mù. Mấy ngọn đèn chài hiu hắt, một đôi c̣ trắng đuổi nhau. Những người tùy tùng đều mượn chén tiêu sầu. Tôi cũng nhân đó ngâm một bài thơ để tỏ bày nỗi ḷng:
Êm đềm một dải nước mây
Quan hà man mác, khôn ngây nỗi ḷng
Chiếc buồm thuận gió thẳng giong
Giọt sương gieo nặng, cánh hồng thướt tha
Rừng sâu, tiếng khánh thoảng qua
Bến xa văng vẳng khúc ca bạn chài
Hôm nay ta thấy như vầy
Ngày mai rồi nữa, chẳng hay thế nào?"
Đó thật sự là tâm hồn của một nghệ sĩ hơn là một thầy thuốc!
Lê Hữu Trác lấy biệt hiệu là Hải Thượng lăn ông. Lăn ông có nghĩa là ông già lười. Ông già lười ở Hải Thượng. Quả thật, ông lười với chốn quan trường. Ông nghe đến làm quan là "lạnh tóc gáy" ở giữa thời buổi người người đua nhau mua quan bán tước. Cho nên, được trát vào Kinh, chữa bệnh cho Chúa, với người khác là cơ hội để thăng quan tiến chức, c̣n với ông, ông lại buồn. Một người bạn nói với ông khi ông thượng Kinh: "Người quân tử ở trên đời có hai con đường: hoặc ra giúp đời, hoặc ở ẩn. Ở ẩn th́ lấy đạo làm nguồn vui, ra giúp đời th́ lấy đạo để cứu đời. Cụ bấy lâu nay ẩn náu trong núi sâu, nay được cửu trùng biết tiếng, quan đại thần lấy lễ tiếp đăi, thật là việc gặp gỡ ngàn năm có một. Sao cụ lại buồn như thế?". Th́ ông đáp lại: "Ông quá khen làm tôi hổ thẹn. Người xưa tài cao học rộng kinh luân có sẵn, ở ẩn th́ giấu tăm, che tiếng; ra làm quan th́ giúp vua cứu dân. Chứ tôi đây, học hành lơm bơm, trí cạn tài hèn, đă là vô dụng với đời. May được chút nghề mọn giắt lưng, không ngờ bỗng chốc lại đến thế này. Đức không xứng với cảnh ngộ, không thể gọi là may đấy thôi…".
Thật ra đó là một cách nói khiêm nhường của bậc đại danh y để chối từ con đường danh lợi mà thôi. Ông rất ngỡ ngàng trước t́nh cảnh dân t́nh đói kém, loạn lạc mà kinh thành Thăng Long vẫn rực rỡ vàng son, xa hoa lộng lẫy. Ông viết trong tập kư: "Quanh co hơn một dặm đến đâu cũng lâu đài đ́nh gác, cửa ngọc rèm châu, lung linh chiếu xuống đáy nước, cao vút tận trời xanh. Hai bên đường toàn hoa thơm cỏ lạ… Thật không khác ǵ cảnh tiên". Và ông bất giác thốt lên: "Nghĩ bụng: ḿnh vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cung cấm ḿnh cũng từng biết. Chỉ có việc trong phủ Chúa là ḿnh mới nghe thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thật khác hẳn người thường". Ông lấy làm xót xa.
Là một thầy thuốc, ông chữa bệnh theo y đạo mà ông đề ra trong "Y tông tâm lĩnh" là: "Người có bịnh cần đến, mời là ḿnh phải đi, không ngại nắng mưa, đêm khuya. Đến là chữa không phân biệt sang hèn. Làm nghề y không phải để kiếm chác phú quí giàu sang mà để thực hành y đạo". Thiết tưởng lời thề Hyppocrate trong ngành y hiện nay cũng chỉ đến thế!
Tập kư kể lại nhiều trường hợp ông kết hợp kiến thức y học với cái nh́n nhân ái đối với người bệnh của một nhà nho để mà định bệnh, chữa bệnh. Lần ông thăm mạch và bốc thuốc cho Đông cung thế tử là một trường hợp như thế. Các thầy thuốc cung đ́nh chỉ định những thứ thuốc công phạt. C̣n ông lại lư luận: "V́ thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi (…). Đó là v́ nguyên khí đă hao tổn quá mức. Nếu chỉ lo dùng thuốc công phạt tức khắc, mà không biết rằng nguyên khí càng hao ṃn dần th́ chỉ làm cho người bệnh thêm yếu. Bệnh thế nay không bổ th́ không được". Biết thế nhưng ông nghĩ: "Nhưng sợ ḿnh không ở lâu, nếu ḿnh làm có kết quả ngay th́ sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc ḥa hoăn, nếu không trúng th́ cũng không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ: cha ông ḿnh đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cái ḷng thành, để nối tiếp cái ḷng trung của cha ông ḿnh mới được".
Việc ông lên Kinh là vạn bất đắc dĩ. Trong một bài thơ chép trong tập kư, ông tự giễu ḿnh:
Bóng tàn gợi hứng ngàn sau
Líu lo chim hót trong vùng núi sâu
Dặm dài vơng chiếc ruổi mau
Lăn ông nay cũng cần lao nực cười
Thiết tha với vận mạng con người bao nhiêu ông càng thiết tha với cuộc sống hồn nhiên bấy nhiêu. Hàng năm trời ở trong phủ Chúa, được trọng vọng đủ điều, nhưng không lúc nào ông nguôi ngoai nỗi nhớ nhà. Việc thuốc khi nhàn rỗi, ông làm thơ ngâm vịnh. Tập kư có chương "Làm thuốc và làm thơ" rất cảm động. Đây là một đoạn: "Một tối trăng chiếu ngoài hiên, trông ra gió đưa cành trúc, bóng nhạn lơ thơ, sương đọng trên hoa, hương đưa thoang thoảng, thật là một cảnh đáng yêu. Tiểu đồng pha trà. Tôi ngồi tựa bao lơn uống trà một ḿnh. Bỗng có người em rể là quan viên H́nh công, đến nói mấy chuyện tâm sự. Tôi mừng quá, hai người ngồi uống trà vui vẻ. Rồi hai người làm thơ. Bèn lấy đầu đề là "Đêm trăng uống trà nhớ chuyện cũ…", lấy vần "canh, thanh, nhanh, ḱnh". Ngâm xong, chúng tôi đem ngâm những bài thơ cổ. Rồi b́nh thơ măi cho đến khuya".
Xưa nay, chuyện các thầy thuốc chữa bệnh viết văn làm thơ nổi tiếng không hiếm. Như Sê-khốp ở Nga, Lỗ Tấn ở Trung Quốc… Lỗ Tấn cho rằng, thầy thuốc chỉ chữa bệnh cho một số người, nhưng văn chương có thể thức tỉnh con người, chữa bệnh cho nhiều người, có khi cho cả một dân tộc. Xét điều ấy với danh y - nhà văn Hải Thượng lăn ông Lê Hữu Trác chắc không phải là ngoa!
Trần Xuân Toàn
|
|
taolao
member
REF: 422785
02/08/2009
|
Hải Thượng Lăn Ông
cách đây khá hơn 20 năm tl được thầy thuốc Nam nhận làm đệ tử. tl mới học được 1 tuần th́ phải bỏ học v́ lư do hoàn cảnh không cho phép. Ông thầy này có thờ h́nh của Hải Thượng Lăn Ông. Ông luôn dặn học sinh là người Việt Nam nên dùng thuốc Nam. Thời xa xưa khi ra chiên trận bị kiếm đâm người lính nhỏ cỏ đắp vào mà ít hôm liền da. Nói chung thuốc Nam trị một số bệnh rất hiệu quả. Mai một nuế có thời gian tl sẽ sưu tầm vài món thuốc để các bạn cùng xem và sự dụng.
tl cảm ơn bài viết của Cuoocjsoongs1.
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 422801
02/09/2009
|
Ô, cám ơn bạn TL nhiều lắm, csong định đưa h́nh Hải Thượng Lăn Ông vô nhưng sao làm măi không được nên cóp chữ mà thôi.
csong mong những bài tiếp của bạn về đề tài này lắm
Chúc bạn sớm chia xẻ những bài thuốc cho mọi người nè.
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 423523
02/12/2009
|
Bùi Trọng Liễu: "Học gần, học xa" rồi "Hướng về quê cũ"
Việc và người - Bùi Trọng Liễu viết về việc để đóng góp một cách thẳng thắn cho sự phát triển đất nước, c̣n về người - ông viết về những chân dung cụ thể mà qua đó người đọc có thể tự chiêm nghiệm về phong cách, lối sống, sự cống hiến của những nhà khoa học hàng đầu - nhà khoa học v́ Tổ quốc và đạo lư…
Bùi Trọng Liễu vốn là một học sinh trường Bưởi - Chu Văn An, Hà Nội, giữa thế kỷ trước sang Pháp du học, bảo vệ thành công Tiến sĩ Khoa học ngành Toán rồi trở thành Giáo sư Đại học tại những trường đại học nổi tiếng của Pháp.
Gần 60 năm sống và làm việc xứ người, bao giờ ông cũng đau đáu nghĩ về Tổ quốc, quê hương. Sau hội nghị Paris, cái tên ông thường xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn ở Việt Nam. Và trong những năm gần đây, hầu như năm nào ông cũng cho ra mắt một tập sách xuất bản trong nước.
Là người quê gốc Ninh B́nh nhưng ông giành nhuận bút những tác phẩm xuất bản ở Việt Nam để góp quỹ khuyến học tặng cho các cháu nhỏ tận vùng miền núi A Lưới (TT-Huế) xa xôi...
Dù nói chuyện Đông Tây kim cổ th́ nội dung các cuốn sách của GS Bùi Trọng Liễu vẫn xoay quanh việc học. Riêng cuốn sách thứ 5 lại là một "tạp kư bỏ ngỏ" dưới nhan đề Hướng về quê cũ lúc chiều tà.
Ngay khi cuốn sách đầu tiên của ông được phát hành, GS, VS Nguyễn Văn Đạo (Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam định cư ở nước ngoài) đă nhận xét: Hướng về Tổ quốc luôn là xu thế của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Dù sống ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kiều bào ta cũng luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ư thức dân tộc, mà Giáo sư Bùi Trọng Liễu là một tấm gương tiêu biểu.
Cuốn sách Tự sự của người xa quê hương của giáo sư Bùi Trọng Liễu cuốn hút người đọc từ đầu đến cuối bởi cách viết sinh động, logic, bởi những phân tích sắc sảo, thuyết phục và nhất là những kiến thức uyên thâm của ông.
Một nhà khoa học hàng đầu của đất nước, cũng là người giữ “nhịp cầu” với người Việt ở nước ngoài đặc biệt là các trí thức - Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo không dừng lại ở nội dung cuốn sách mà phân tích rơ giá trị của những đề xuất, kiến nghị mà tác giả đă nêu lên: "Đóng góp ư kiến nhằm xây dựng đất nước tốt hơn th́ nhiều kiều bào ta đă thực hiện được. Song kiên tŕ góp ư nhiều lần, nhiều năm như giáo sư Liễu cũng là hiện tượng hiếm thấy. Bù đắp lại, một số đề xuất của ông đă được chấp thuận và đưa vào thực hiện, nhiều thông tin chính xác về khoa học và giáo dục cũng đă được ông cung cấp kịp thời".
Hay nhà thơ Trần Đăng Khoa - dù xa lạ với ngành Toán, lần đầu khi được đọc Chung quanh việc Học đă phải thốt lên "Bùi Trọng Liễu là ai?" rồi đi t́m câu trả lời: Bùi Trọng Liễu là một người từng trải, uyên thâm và lịch lăm, với cái nh́n sâu rộng, lại là người trong cuộc, v́ ông vốn là Giáo sư, với cả một đời chỉ làm công việc nghiên cứu và giảng dạy, bằng kinh nghiệm của cả một đời đứng trên bục giảng, Bùi Trọng Liễu có những kiến giải khá sâu sắc mà lại giàu sức thuyết phục.
Một cuốn sách khoa học, ông không thuyết tŕnh với ta bằng giọng hàn lâm. Ông viết b́nh dị và biến ảo. Nhiều vấn đề lư luận nghiêm túc ch́m lặn trong những điển tích, những câu chuyện cụ thể hay những trang kư ức gia đ́nh. V́ thế cuốn sách rất hấp dẫn, phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc. Nó như một tṛ chơi ru bích. Ta có thể "xoay" nó, và nó sẽ cho ta những màu sắc phù hợp với mắt ḿnh.
Đối với những người làm công tác giáo dục, có thể t́m thấy ở đây những kinh nghiệm thiết thực của một người trong nghề. C̣n đối với những bạn đọc thông thường, hoặc những người đọc sách chỉ để giải trí, ta cũng sẽ gặp ở đây một người bạn đường từng trải tin cậy. Qua ông, ta được nghe, được thấy nhiều chuyện thú vị ở những vùng đất xa ngái hay được chia sẻ thật nhiều nỗi vui buồn trong cơi đời dâu bể.
Trên báo Dân trí dưới đầu đề: "Chung quanh việc Học" - Nhiệt huyết một tấm ḷng về một quốc sách nóng bỏng tôi cũng từng viết: Từ thực tế này đến thực tế khác, hơn 15 năm trước, ông (Bùi Trọng Liễu) lư luận về vai tṛ chủ chốt của Nhà nước trong giáo dục mà nghe như ông đang phát biểu về xă hội hóa giáo dục một vấn đề hết sức thời sự mà chính phủ đang yêu cầu làm rơ hôm nay.
Việc và người - Bùi Trọng Liễu viết về việc để đóng góp một cách thẳng thắn cho sự phát triển đất nước, c̣n về người - ông viết về những chân dung cụ thể mà qua đó người đọc có thể tự chiêm nghiệm về phong cách, lối sống, sự cống hiến của những nhà khoa học hàng đầu - nhà khoa học v́ Tổ quốc và đạo lư…
Cuối cuốn Chung quanh việc Học có một phần nhan đề Học và Hạnh. Tôi xin viết rơ chữ Hạnh là dấu nặng, chứ không khéo do sơ xuất in ấn mà in thành Học và Hành th́ lại mất ư nghĩa.
Phần này, ông tập hợp 5 bài viết về 5 người học rộng tài cao, 3 người Việt và 2 người châu Âu nhưng đă gắn với công cuộc kháng chiến kiến quốc của đất nước ta. Đó là, Giáo sư Tạ Quang Bửu, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Lê Văn Thiêm, nhà vật lư thiên văn Henri Van Regemorte và nhà toán học Laurent Schwartz … Trí tuệ và phẩm hạnh của 5 vị "bồ tát" khoa học này phải chăng nên được dựng tượng đài, đặt tên trường, tên đường, tên phố trong đạo học Việt Nam?
Từ Chung quanh việc học đến Học gần, học xa GS Bùi Trọng Liễu tâm sự: Đi một ngày đàng học một sàng khôn, ngoài đời, tôi cũng có nhiều điều phải học hỏi, về lịch sử, về văn hóa, về học thuật, về cách ứng xử...vv... Học hỏi đây, không chỉ qua việc đọc sách, đọc báo, đọc tin, t́m tài liệu, mà c̣n qua những trao đổi với những người khác, điều ǵ biết được th́ nhớ lấy, điều chưa tỏ th́ hỏi những người đă biết. Những sự tích lũy đó, mà tôi đă "học gần, học xa", tôi không muốn bỏ phí, tôi muốn ghi chép lại một số điều đă tích lũy, để "tặng" những ai muốn đọc, muốn biết, hoặc muốn giải trí trong lúc thư nhàn..
Sự hiểu biết là vô tận, ai mà biết hết được những điều muốn biết! Mục tiêu cuốn sách này rất khiêm tốn: ghi chép lại một số điều đă thu thập được về những chuyện Đông Tây - kim cổ, dưới dạng trao đổi với cách viết b́nh dị nhất.
Về cuốn sách thứ năm Hướng về quê cũ lúc chiều tà, tác giả tâm sự: "Bốn cuốn sách đầu đă xuất bản trong nước. Cuốn sách này, tôi có ư định giữ nó là một cuốn “sách mở”, không in ra giấy, và liên tục cập nhật. Lư do là v́ tôi đă nhiều tuổi, sức khỏe lại giảm sút, biết c̣n được bao lâu? V́ thế nên tôi dùng cụm từ cụm từ "chiều tà". C̣n "quê hương cũ" đây là chỉ nước Việt Nam, nơi cha mẹ sinh thành, quê của tổ tiên, nơi mà tôi đă sinh sống hơn 15 năm trước khi du học, nơi mà tôi có trở về thăm và làm việc 5 lần, nhưng tôi đă không trở lại thăm từ 27 năm nay v́ lư do sức khỏe.
Khác với các cuốn sách trước, tôi không sắp xếp nội dung theo đề tài, mà sắp xếp theo thứ tự thời gian, bằng cách đưa vào cuốn sách mở này các bài báo tôi đăng trên các báo giấy hay báo điện tử, trong hay ngoài nước, bắt đầu từ các bài báo chưa đưa vào 4 cuốn sách trước."
Mỗi người sẽ có cảm nhận và suy ngẫm thật riêng về những cuốn sách này, thế nhưng một điều chắc chắn, đó là những tâm huyết chắt chiu ấy của Bùi Trọng Liễu là một "kho tàng" ẩn giấu vô vàn điều lư thú nữa để người đọc khám phá!
Nguyễn Lương Phán
(tuanvietnam.net)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 426177
02/22/2009
|
“Nữ hoàng” tài sắc vẹn toàn
Natalie Tran. Ảnh: Stuff.
Một lần vào xem các chương tŕnh của Natalie Tran trên mạng internet, bạn sẽ thấy rằng báo chí đă không hề cường điệu khi gọi cô gái gốc Việt xinh đẹp này là “Nữ hoàng YouTube của Úc”.
Trần Đ́nh Tố Hân (Natalie Tran) là một nữ sinh viên cư ngụ tại Sydney, Úc. Năm nay Tố Hân 22 tuổi và vừa mới được giới truyền thông Úc ban tặng cho biệt danh “Nữ hoàng YouTube của Úc” (Australia's Queen of YouTube). Chỉ trong 2 năm, các chương tŕnh của Tố Hân trên Youtube.com đă thu hút được 64 triệu người xem. Trang web riêng của Tố Hân (www.youtube.com/user/communitychannel) đă có hơn 150 ngàn người xin “đăng kư hộ khẩu”. Thành tích này đă giúp Tố Hân đứng đầu nước Úc và đứng hàng thứ 7 trên toàn thế giới.
Tài năng của Tố Hân đă được hai tờ báo hàng đầu của Úc là The Sydney Herald Morning và The Age ca ngợi. Ngày 4.2.2009, tờ The Sydney Herald Morning đă có một bài viết nhan đề “How Natalie became Australia's Queen of YouTube” (Bằng cách nào Natalie trở thành Nữ hoàng YouTube của Úc) của nhà báo kỳ cựu Asher Moses. Theo hai tờ báo này th́ Tố Hân đă tạo nên sức hút bằng trí thông minh và sự khéo léo của ḿnh.
Các tác giả đánh giá chương tŕnh do cô gái gốc Việt thực hiện là một chương tŕnh “sạch”, không nhằm câu khách bằng những đề tài lá cải, giật gân. Theo phóng viên Moses th́ với con số 64 triệu khách viếng thăm, Tố Hân đă trở thành tác giả được nhiều người sử dụng YouTube truy cập nhất tại Úc và qua mặt cả chương tŕnh AC/DC nổi tiếng (hiện có 53 triệu lượt người truy cập).
Để bày tỏ sự ngưỡng mộ của ḿnh, Moses viết: “Trong căn nhà của cha mẹ ḿnh tại miền Tây Sydney, Natalie Trần - Nữ hoàng YouTube của Úc - đă chứng minh nhiều lần rằng khêu gợi t́nh dục không phải là điều kiện ắt có để tạo dựng tên tuổi trong cộng đồng mạng. Trong khi những tên tuổi lẫy lừng trong cộng đồng mạng như O.Girl sử dụng yếu tố t́nh dục để thu hút những anh chàng hâm mộ choai choai th́ Tran lại tránh né lối khêu gợi này và chú trọng vào những vở hài kịch ngắn về cuộc sống thường nhật của cô”.
Tác giả Moses cho rằng giá trị ở các vở kịch của Tố Hân là tính châm biếm khi cô tái hiện những t́nh huống ḿnh đang bàn tới, trong đó cô tự biên, tự diễn và đảm nhậm tất cả các vai. Phần Tố Hân th́ cho biết đó là những chuyện từng xảy ra với ḿnh, cô chỉ sáng tạo thêm một ít để tạo nên không khí hài hước. Chẳng hạn như trong một đoạn phim mới nhất, Tố Hân có thảo luận về những câu trả lời khó nghe mà chúng ta thường gặp khi gọi điện thoại đến các công sở, sau đó chính cô lại đưa ra những mẹo nhỏ đậm chất hài hước để giúp chúng ta xử lư khi gặp phải những t́nh huống khó chịu này.
Rồi trong một phim khác Tố Hân lại nói đến những cảm giác bất an vô lư mà chúng ta hay gặp phải, chẳng hạn như: “Khi tôi giết một con bọ, tôi sẽ có cảm tưởng rằng một con bọ khác ở trong pḥng đang chứng kiến cuộc tàn sát ấy, nó sẽ sà xuống và rất có thể là nó sẽ t́m cách để truy ra tôi cũng như cả gia đ́nh tôi”.
Theo Tố Hân, nếu muốn “sống trường thọ” trên thế giới mạng th́ cần phải sử dụng những “tuyệt chiêu” v́ cuộc sống hôm nay đă có quá nhiều câu chuyện hoặc đề tài có liên quan đến t́nh dục. Tố Hân rất khiêm tốn khi cho rằng những sản phẩm của cô không phải là những câu chuyện sâu sắc hay đầy ư nghĩa mà chỉ là tản mạn góp nhặt từ cuộc sống vốn có thể đem lại sự thư giăn cho công chúng vào bữa trưa. Bằng một lối nói khiêm tốn, Tố Hân cho rằng: “Không có những vở hài kịch ngắn ấy th́ thế giới này cũng đâu có tệ hơn”.
Cứ mỗi hai hoặc ba ngày th́ Tố Hân thực hiện một bộ phim mới. Để hoàn thành mỗi bộ phim cô phải mất đến 4 tiếng đồng hồ từ khâu viết kịch bản, biên tập phim, tự quay phim rồi tung lên mạng. Gần như đêm nào cô cũng phải bỏ ra một tiếng đồng hồ để trả lời hàng trăm tin nhắn của người hâm mộ.
Tố Hân đang theo học ngành truyền thông kỹ thuật số (Digital media) tại Đại học New South Wales. Hầu như bạn học tại đây không hề biết đến danh tiếng lẫy lừng của cô trên YouTube. Hằng ngày Tố Hân vừa học vừa làm thêm công việc bán hàng. Không như những “ngôi sao mạng” khác, cô gái xinh đẹp và thông minh này không cần sự nổi tiếng và nhiều lần từ chối tham gia các chương tŕnh truyền h́nh, các cuộc phỏng vấn của những tờ báo lớn.
Tố Hân cũng từ chối nhiều sự tài trợ của các công ty quảng cáo v́ cho rằng quảng cáo sẽ thương mại hóa YouTube, gây thất vọng cho người xem. Hiện tại, Tố Hân chỉ nhận một khoản tài trợ nhỏ nhoi của chương tŕnh Thành viên YouTube. Số tiền này thật ra là rất nhỏ so với tiền quảng cáo mà các trang web có số lượng người truy cập bằng hoặc ít hơn trang của Tố Hân kiếm được.
Để có những phút giây sảng khoái sau những giờ làm việc mệt nhọc cũng như thấy được h́nh ảnh của một nữ sinh gốc Việt với nụ cười quyến rũ mang tên Tố Hân, các bạn trẻ ở Việt Nam có thể ghé thăm cô ở địa chỉ www.youtube.com/user/communitychannel.
Huy Cường
(Đại học Curtin, Úc)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 427104
02/25/2009
|
Triết lư sống của tôi là bạn phải có trách nhiệm với cuộc sống của ḿnh và với mỗi việc tốt mà bạn làm được bây giờ, bạn sẽ có được chỗ đứng tốt nhất trong tương lai.
Oprah Winfrey>
Cuộc sống rất quư giá và lư do để tiếp tục sống !
Ellen Javernich
"Anh nghĩ ǵ về tự tử?", một giọng nữ yếu ớt cất lên ở đầu dây bên kia.
"Tôi sống ở một bệnh xá gần thành phố", bà nói.
"Tôi bảy mươi sáu tuổi... và tôi đang chết". Giọng của bà như lạc đi khi bà cố lấy hơi tiếp theo.
"Tôi bị ung thư và khí thũng. Chẳng có hy vọng ǵ là tôi sẽ khỏi cả. Tôi không muốn là gánh nặng cho cả gia đ́nh nữa. Tôi chỉ muốn chết thôi", bà cụ vừa nói vừa khóc.
Mặc dù tôi đă trả lời cho Đường Dây Nóng Giúp Đỡ này trong nhiều năm rồi, nhưng những cuộc gọi như thế này vẫn làm tôi sợ.
Cuộc sống rất quư giá.
Tôi chắc chắn rằng không có một lúc nào đó tôi có thể nghĩ tới tự tử như là một giải pháp.
"Bà đă nói chuyện với ai đó ở bệnh viện về điều này chưa ạ?", tôi hỏi thăm.
Bà cụ trả lời: "Khi tôi đề cập điều này với những người y tá ở đây, họ sợ hăi và gọi cho bác sĩ của tôi và gia đ́nh tôi. Mọi người vội vă chạy đến, nhưng không có ai... không ai lắng nghe cả. V́ vậy tôi mới gọi cho anh." Một lần nữa, giọng nói yếu ớt của bà lại ngưng một lúc.
"Cháu vẫn đang nghe đây", tôi nói nhỏ.
"Ông nhà tôi đă mất chín năm rồi. Khi tôi bảo với chúng nó là tôi rất nhờ ông ấy, chúng bảo chúng hiểu", bà tiếp tục.
"Nhưng chúng không thể hiểu được. Khi tôi về sự đau đớn, chúng lại hứa sẽ tăng thêm liều thuốc cho tôi. Thuốc chỉ làm tôi thêm mệt mỏi thôi."
Dừng một lúc để ho, bà tiếp tục một cách ngập ngừng. "Tôi nói với chúng tôi sẵn sàng về nhà để gặp Thượng đế. Chúng nói tự tử là tội lỗi, v́ thế tôi đă hứa là sẽ không nghĩ đến việc tự giết ḿnh nữa, nhưng tôi vẫn nghĩ đến nó... mọi lúc. Tôi chẳng c̣n lư do ǵ để sống nữa."
Tôi bối rối và cố lựa lời để nói với bà, tôi tự hỏi: Ḿnh nên nói với bà cụ này như thế nào đây để giúp được bà? Trước đây tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng tự tử là sai. Tuy nhiên tôi lại cảm thấy lí do của bà cụ đó rất đáng thương. Chắc chắn rằng cuộc sống của bà ấy không thể khá hơn được nữa.
Tôi nhớ đến một chàng trai đă từng gọi cho tôi trong đến Giao thừa với một khẩu súng trên tay. Sau khi chúng tôi tṛ chuyện hết buổi đêm cô đơn ấy, anh ta nói anh đă thấy được một tia hy vọng. Niềm hy vọng nào tôi có thể mang lại cho người gọi đang tuyệt vọng này? tôi tự hỏi.
Tôi quyết định lảng tránh chủ đề một lúc. "Bà kể cháu nghe về gia đ́nh bà đi."
Bà cụ nói một cách âu yếm về những đứa con và cháu của bà. Chúng đến thăm bà thường xuyên tại bệnh viện. Bà rất muốn được gặp chúng, nhưng lại cảm thấy có lỗi khi bắt chúng tách khỏi gia đ́nh và những hoạt động riêng của chúng.
Andrew, đứa con giữa bất trị của bà, đă rất gần gũi với bà trong lúc bà bệnh. Khi nghe được tin mẹ sắp chết, anh đă xin lỗi v́ quăng thời gian thiếu suy nghĩ suốt những năm tuổi trẻ.
Khi bà cụ đang nói, tôi nhớ lại lần tôi đến thăm Ngoại Florence của tôi. Vào một buổi tối, ngay khi vừa về đến nhà, tôi nhận được một cuộc gọi. Sức khỏe của Ngoại Florence đang chuyển biến xấu và họ muốn tôi quay trở lại ngay lập tức. Khi tôi ngồi bên Ngoại, những giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên má tôi.
Người y tá cố an ủi tôi: "Bà đă sẵn sàng ra đi rồi."
Tôi giận dữ vặn lại: "Nhưng tôi chưa sẵn sàng để bà tôi ra đi!"
Ngoại tôi mất sáu tuần sau đó. Lúc đó tôi đă sẵn sàng để bà ra đi và tôi thấy vui khi Thượng đế đă để Ngoại ở lại với tôi thêm một lúc.
Có lẽ ai đó trong cuộc đời của bà cụ này đang cần thêm thời gian, tôi nghĩ.
Tôi kể cho bà nghe kỉ niệm của tôi và nói: "Có lẽ Thượng đế đang cho ai đó trong nhà bà thêm một chút thời gian."
"Có thể Thượng đế sẽ cho bà sống lâu hơn như ư nguyện của một ai đó trong gia đ́nh bà", tôi giả định.
"Ừ, dĩ nhiên rồi... nó phải là Sarah", bà nói một cách buồn bă.
Tôi không nhớ là bà đă nói đến Sarah. "Sarah là ai vậy?", tôi hỏi.
"Nó là cháu ngoại của tôi. Nó vừa mới bị sinh non. Tôi rất lo cho con bé. Sự mất mát của nó quá to lớn. Có lẽ Thượng đế biết Sarah sẽ không chịu nổi thêm một cái chết nữa bây giờ đâu."
Giọng nói của bà cụ đă trở nên mạnh mẽ hơn.
Theo những ǵ tôi được học từ khóa đào tạo, đây là dấu hiệu cho thấy người ta bắt đầu t́m được một tia hy vọng.
Niềm hy vọng của bà cụ này không phải đến từ viễn cảnh về sự khá hơn của cuộc đời bà, mà là từ cảm nhận của bà rằng bà có lư do để tiếp tục sống trên cơi đời này:
"Có một người cần sự giúp đỡ của bà trên trái đất này lâu hơn một chút".
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...237nvn#phandau
(sưu tầm tại diễn đàn sinh viên dược)
|
|
phamkhanh06
member
REF: 427119
02/25/2009
|
|
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 427919
02/28/2009
|
Chàng bác sỹ mê t́nh nguyện vùng sâu
Trong 22 gương mặt được tuyên dương thầy thuốc trẻ tiêu biểu, Phan Minh Hoàng, bác sỹ Bệnh viện An Sinh là người trẻ nhất, 27 tuổi. Anh chàng mê làm t́nh nguyện, khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu vùng xa từ khi c̣n ngồi trên giảng đường.
Phan Minh Hoàng sinh năm 1982, hiện là bác sỹ, Bí thư chi đoàn Bệnh viện An Sinh, Phó Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM. Thành tích, thực hiện khám chữa bệnh, tổ chức đêm văn nghệ phục vụ cho nhân dân tại vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang; thực hiện vận động tài trợ chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng”, khám bệnh tại 2 tỉnh Attapu và Champasak của Lào. Bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Trà Vinh về công tác khám chữa bệnh cho nhân dân năm 2008… Năm 2007, Hoàng là 1 trong 50 bác sỹ trẻ tiêu biểu của Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM.
T́nh nguyện để trưởng thành
Khi c̣n là sinh viên (sv) Trường ĐH Y dược TP.HCM, Hoàng đă tham gia chiến dịch mùa hè xanh đi khám bệnh miễn phí. Từ cuối năm thứ 5, đầu năm 6, Hoàng làm đội phó đội CTXH tTường ĐH Y dược, dẫn quân xuống vùng sâu vùng xa khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
“Đi để trải nghiệm, khám chữa bệnh cho bà con, vừa nâng cao tŕnh độ chuyên môn, vừa cảm nhận được t́nh cảm của người dân dành cho các thầy thuốc đến từ TP. HCM” - Hoàng nói. “Khi c̣n là SV, v́ ḿnh chưa có kinh nghiệm nên chỉ đo huyết áp, bắt mạch rồi nghe cách các bác sỹ, các thầy hỏi bệnh nhân để rút kinh nghiệm.”
Bác sỹ Hoàng đang khám bệnh cho bệnh nhân
Những người ở vùng sâu, không phải ai cũng có cơ hội được bác sỹ khám bệnh. Đến khi bệnh nặng họ mới t́m đến bác sỹ th́ đă muộn. “Công sức ḿnh bỏ ra không đáng kể nhưng thấy bệnh nhân vui vẻ, an tâm nên ai cũng mừng” - Hoàng bộc bạch.
Khám chữa bệnh cho người nghèo không chỉ để nâng cao tŕnh độ, mà c̣n phải dùng tŕnh độ ḿnh học được để giúp họ.
“Nhà ḿnh ở Sài G̣n, gia đ́nh không khó khăn nhưng những ngày là sinh viên, cùng ăn cùng ngủ với bạn bè nên cảm nhận được sự thiếu thốn của sinh viên, người nghèo” - Hoàng tâm sự. “Ba mẹ, cậu, d́ đều theo ngành y nên từ nhỏ nhiệt huyết ngành y đă ngấm vào người lúc nào… Chính những đợt đi về vùng sâu giúp ḿnh ngày càng chững chạc hơn, có những nhận định đúng hơn về cuộc sống. Đằng trước có thể là cuộc sống phồn hoa nhưng phía sau ḿnh bao mảnh đời bất hạnh cần được giúp đỡ…”
“Những mảnh đời làm tôi nhớ”
Ấn tượng nhất là lần xuống Bến Tre, lúc đó cả đoàn hẹn người dân khoảng 7h rưỡi, 8h sáng, đoàn từ thành phố khởi hành lúc 5h sáng. Tới nơi trước giờ hẹn nhưng người dân đă đứng chờ từ bao giờ, nghe cán bộ xă nói “người dân ngủ không được v́ nghe đoàn bác sỹ trên thành phố xuống khám bệnh. Họ nghĩ đơn giản là xếp hàng trước được khám trước nên rủ nhau đi từ sớm tinh mơ… xếp hàng” - Hoàng kể.
Lúc khám cho một bà cụ 86 tuổi, ở một ḿnh. Cụ có con cái nhưng cuộc sống quá khó khăn khiến con cụ không có thời gian chăm sóc. Bà cụ bị suy tim, cao huyết áp, đau khớp… “Nghe cụ hỏi “có thuốc ǵ uống giúp cụ sống được 2-3 tháng nữa không?” làm tôi bất ngờ. Cụ sợ chết!” - Hoàng nhớ lại.
“Cụ bà nói không dám ngủ v́ sợ ngủ rồi sáng mai không dậy được. Dù con cháu không chăm sóc nhưng sáng nào cụ cũng qua chơi với các cháu, sợ ngủ rồi không tỉnh lại để nh́n thấy các cháu nữa…”.
Mỗi lần khám bệnh cho người nghèo, Hoàng cảm nhận được không chỉ có t́nh cảm của những người trong gia đ́nh dành cho nhau mà c̣n thấy ḿnh được quan tâm. “Năy giờ cháu khám nhiều có mệt lắm không?” - bà cụ hỏi Hoàng.
Mỗi lần đi t́nh nguyện là một lần trải nghiệm, học thêm nhiều điều trong cuộc sống
Hoàng cùng đoàn bác sỹ đi khám bệnh cho người dân ở Lào 2 lần, lần đầu năm 2006 lúc mới ra trường, khám cho 4.000 người dân ở tỉnh Attapu và Champasak.
Tuy có đội ngũ phiên dịch là Việt kiều, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam nhưng nhiều thuật ngữ y học không thể truyền tải tới bệnh nhân là điều khó khăn nhất. “Nhiều bệnh nhân khi thấy máy siêu âm liền hỏi “sao ông bác sỹ cứ đưa cái cục ǵ xoay qua xoay lại trên bụng tôi vậy?” làm ai cũng cười” - Hoàng nhớ lại.
Nhớ nhất trường hợp một chị bị thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm phải mổ gấp. Bệnh nhân cần chuyển lên tuyến bệnh viện tỉnh để phẫu thuật nhưng lại không có tiền. Hoàng cùng bác sỹ Trần Văn Khanh, Bí thư đoàn trường ĐH Y dược gom hết tiền trong túi được khoảng 5 triệu đồng tiền Việt để giúp bệnh nhân phẫu thuật. Sau đó, trong đoàn của Hoàng có một chị bác sỹ sản bên nội trú đi theo hỗ trợ cấp cứu. Hai tuần sau chị bệnh nhân qua cơn nguy kịch và khỏe lại.
“Ḿnh cảm thấy bản thân chưa dùng hết sức, c̣n muốn làm nhiều việc nhưng chưa thực hiện được. Đi khám bệnh ở vùng sâu vùng xa thấy được hoàn cảnh của người dân, để nh́n lại ḿnh và làm một bác sỹ tốt hơn” - Hoàng nói.
Hoàng luôn tâm niệm, bệnh nhân khi có bệnh họ luôn lo lắng, u sầu v́ bệnh tật của ḿnh. Khi họ t́m tới bác sỹ, họ gặp ḿnh ḿnh nói chuyện làm sao để khi họ ra về họ mỉm cười… Bác sỹ không chỉ khám bệnh, cho thuốc mà c̣n phải trở thành người bạn của bệnh nhân.
Thái Phương
(vietnamnet)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 430150
03/09/2009
|
Hồ Hoàng Anh: Làm "ngoại giao" bằng nghệ thuật ẩm thực VN
Được mệnh danh là "nhà ngoại giao bằng nghệ thuật ẩm thực Việt", "nghệ sĩ của ẩm thực cung đ́nh Huế", nữ doanh nhân, chuyên gia ẩm thực Hồ Hoàng Anh xác định cho ḿnh sứ mệnh đưa tinh hoa ẩm thực Việt Nam đến với thế giới.
Với bà, "ẩm thực Việt không chỉ là món ăn mà c̣n là bức tranh về tài nguyên thiên nhiên giàu có của đất nước, sự cần cù chịu khó của người dân, nét tài hoa tinh tế và tài trí của người Việt".
Một phụ nữ rất Huế
Hồ Hoàng Anh sinh ra tại làng cổ Phước Yên ven sông Bồ, cách Thành Nội Huế 13 km. Trai tráng trong làng trước đây phần lớn làm đầu bếp trong cung đ́nh triều Nguyễn. Chị là hậu duệ của đội trưởng Thượng Thiện dưới thời vua Khải Định, Bảo Đại.
Tốt nghiệp ngành Vật lư hạt nhân tại đại học Đà Lạt, học Quản trị nhà hàng, dạy nấu ăn ở trường Nghiệp vụ du lịch TP.HCM rồi mở nhà hàng Phú Xuân ở Sài G̣n, có chi nhánh ở Tokyo - Nhật Bản; tham dự “Ngày Việt Nam" ở Đức, Thụy Điển, Lễ hội Extrème - Orient ở Pháp, Hội thảo các chuyên gia ẩm thực quốc tế tại Hàn Quốc… - tất cả có thể phác thảo phần nào chân dung nữ doanh nhân, nghệ nhân và sứ giả ẩm thực Việt Hồ Hoàng Anh.
Chân dung nữ doanh nhân, nghệ nhân và sứ giả ẩm thực Việt Hồ Hoàng Anh trong trang phục cung đ́nh Huế.
Ảnh: Đào Hoa Nữ
Giọng nói ngọt, dịu dàng, dáng vẻ thanh thoát, chị mang vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Huế. Nữ nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ khi gặp chị đă “cảm” được vẻ đẹp ấy và mời chị “người mẫu” trong bộ sưu tập ảnh nghệ thuật của bà, trưng bày dịp Festival Huế năm 2000, trong những trang phục cung đ́nh Huế xưa: hoàng hậu, công chúa, phi tần, phu nhân…
Nhưng điều thú vị hơn cả ở nữ doanh nhân - nghệ nhân ẩm thực này chính là những câu chuyện về ẩm thực Huế nói riêng và ẩm thực Việt nói chung.
Những kỷ niệm chị kể sau những chuyến đi đến Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…, hay gặp gỡ các chuyên gia ẩm thực nước ngoài đến Việt Nam, cho thấy tiềm năng “ngoại giao ẩm thực” mà Việt Nam có thể giới thiệu với thế giới thật “màu sắc”, “ngon miệng”, tinh tế và đầy tài trí.
Những "sứ mệnh ẩm thực" đầy hương vị
Trong lần sang Nhật, để giới thiệu món “cuốn diếp” - món ăn cuốn bằng lá rau diếp hay cải xanh - nhưng ở Nhật không có, người đầu bếp giàu kinh nghiệm này đă khéo léo biến tấu thay bằng lá wasabi. Kết quả mang lại một món “cuốn diếp” ngon miệng, hương vị lạ rất đặc biệt, rất Việt Nam, rất Huế, làm ngây ngất thực khách Nhật.
Trong “Tuần lễ Việt Nam" tại Munich - Đức, chị đă “mang” đến cả phiên chợ cổ Gia Lạc, có trên 200 năm tuổi, phiên chợ duy nhất trong 3 ngày Tết ở Việt Nam, do một hoàng tử triều Nguyễn tổ chức để dân thưởng thức các món ăn cung đ́nh và tṛ chơi dân gian.
Những tranh Làng Śnh, hoa giấy làng Thanh Tiên, guốc mộc, con bột nặn ngũ sắc, con ve ve, chiếc lùng tung… và nhiều món ăn cung đ́nh Huế tŕnh bày như những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt với màu sắc và hương vị hoà trộn “âm dương, ngũ hành” tinh tế... đă làm nên thành công ngoài dự kiến.
Cuộc gặp với “Vua bếp” Martin Yan người Mỹ gốc Hoa cũng là một kỷ niệm khó quên. Người đi khắp thế giới dạy các món ăn Trung Quốc và các nước khác, đă học được cách nấu một vài món ăn truyền thống Việt Nam từ người phụ nữ Huế này.
Cuộc gặp với "Bảo vật quốc gia" Hàn Quốc - bà Hwang Hae Sung, 80 tuổi, Viện trưởng Viện nghiên cứu ẩm thực cung đ́nh Hàn Quốc - lại mang đến cho chị nhiều ư tưởng mới về ẩm thực cung đ́nh Huế.
C̣n vị khách quư - Hiệu trưởng Đại học Woosong, Hàn Quốc, sau khi thưởng thức các món ăn Huế và t́m hiểu lịch sử ẩm thực cố đô tại nhà hàng Phú Xuân, trở về nước đă viết thư mời chị tham dự Hội thảo các chuyên gia ẩm thực quốc tế do Đại học Woosong kết hợp với Đài KBS, Đại học Johnson & Wales - Mỹ tổ chức.
Hoàng Anh đảm trách một bữa tiệc tại Nantes, Pháp
Hoàng Anh tại Hội thảo ẩm thực quốc tế ở Hàn Quốc. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ẩm thực phải hợp t́nh, hợp thời và hợp cảnh
- V́ sao chị, một cử nhân vật lư hạt nhân, lại chọn ẩm thực để gắn bó?
- Tôi sinh trưởng ở vùng đất giàu truyền thống nấu ăn, học trường nữ Đồng Khánh với nền giáo dục khuôn phép, chú trọng nữ công gia chánh, lớn lên ở Huế, trong môi trường lấy Công - Dung - Ngôn - Hạnh làm tiêu chuẩn phấn đấu cho người phụ nữ. Nấu ăn đă trở thành niềm đam mê của tôi. Nhân duyên đưa đẩy, tôi mở nhà hàng giới thiệu món ăn Huế và nối nghiệp tổ tiên.
Sau khi đi thăm nhiều nước, thấy các nước dù phát triển nhưng vẫn xem trọng và tự hào về văn hóa ẩm thực dân tộc ḿnh, tôi càng lưu tâm t́m hiểu ẩm thực truyền thống Việt Nam, nhờ đó khám phá nhiều điều thú vị trong nghệ thuật ẩm thực Việt, đặc biệt là ẩm thực cung đ́nh Huế. Đó là sự kế thừa truyền thống ẩm thực lâu đời của đất Bắc, bổ sung những hương vị mới phong phú của phương Nam.
Sự giao thoa khẩu vị trong ẩm thực Việt cũng vô cùng thú vị. Như món càri Ấn Độ, khi vào Việt Nam có thể ăn với bún - "ta" hay bánh ḿ - "tây"… Ẩm thực c̣n là minh chứng cho ḍng chảy lịch sử về phong tục, tập quán, những biến đổi hương vị, màu sắc, tên gọi… từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây.
- Theo chị, như thế nào là một món ăn ngon?
- Món ăn ngon, trước hết phải hợp khẩu vị, càng nhiều người chấp nhận th́ món ăn đó càng phổ biến rộng răi. Tuy nhiên, để tăng phần ngon miệng th́ cần thêm các điều kiện sau: Hợp t́nh - cùng ăn với ai; Hợp thời - ăn vào lúc nào; và Hợp cảnh - ăn ở đâu, trong không gian nào.
Ăn không chỉ bằng vị giác, khứu giác mà c̣n bằng thị giác, thính giác. Ẩm thức Việt nói chung, ẩm thực Huế nói riêng, khi bày lên đĩa, bát, tô, chén đều là một nghệ thuật pha trộn màu sắc hài hoà, điểm xuyết bổ sung cho nhau, tạo nên một tác phẩm hoàn mỹ thoả măn cái nh́n và hấp dẫn những giác quan khác.
Ẩm thực là di sản văn hoá phi vật thể quư giá
- Philip Kotler, chuyên gia marketing của Mỹ khi sang Việt Nam đă nói: Việt Nam có thể lấy ẩm thực làm nét đặc trưng để giới thiệu với thế giới. Đối với chị, nhận định này có ư nghĩa thế nào đối với kinh doanh ẩm thực trong thời “hội nhập”?
- Nhận định đó rất thực và chính xác. Việt Nam có nền văn hóa nông nghiệp lâu đời, địa lư trải dài từ Bắc chí Nam, bốn mùa hoa trái sản vật không lúc nào thiếu, có bờ biển dài, từ xưa đă là nơi giao lưu văn hóa Đông - Tây. Nền văn hóa mở đó giúp cho ẩm thực có được sự bổ sung phong phú, đa dạng… từ nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia.
Báo Ouest France của Pháp viết về bữa tiệc tại Nantes do đầu bếp Hoàng Anh đảm trách. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ẩm thực Việt không chỉ là món ăn mà c̣n là bức tranh về tài nguyên thiên nhiên giàu có của đất nước, sự cần cù chịu khó của người dân, nét tài hoa tinh tế và tài trí của người Việt. Mỗi món ăn đều là tinh hoa truyền thống được lưu truyền, giữ ǵn, phát triển. Đó là di sản văn hoá phi vật thể từ bàn tay và khối óc người Việt Nam.
Để giới thiệu với thế giới, ta nên quan tâm nghiên cứu chọn lựa những món ăn truyền thống phù hợp với nhiều người, nhất là người nước ngoài.
Ta đang nhắc nhiều tới “phở”, "nem", “chả gị”…, nhưng ẩm thực Việt vẫn c̣n nhiều "đại diện" thú vị khác. Đồng thời nên học hỏi, tiếp thu, áp dụng kỹ thuật chế biến tiên tiến, hiện đại để đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần tạo ra thương hiệu và thị trường cho ẩm thực Việt vươn ra thế giới.
- Hiện nay "phong trào” mở nhà hàng món ăn Huế đang nở rộ ở TP.HCM và nhiều nơi khác. Chị có lo ngại sự xuất hiện của những món Huế “lai”, không giữ được bản sắc “gốc - nguyên thuỷ” , làm giảm giá trị của ẩm thực Huế?
- Ẩm thực cũng như ḍng chảy lịch sử, không có sự “bất biến”. Nó cũng phải thay đổi để trở nên hợp lư. Tôi nghĩ cái ǵ là “gốc” th́ phải cố gắng giữ ǵn và phát huy như một “bảo tàng” phi vật thể về tinh hoa, bản sắc của ông cha.
Những ǵ “mới” hợp lư th́ nên khuyến khích. Ví dụ, vị cay đặc trưng của ẩm thực Huế có khi là "bài toán thách đố" với người nước ngoài. Đó là điều mà những người quan tâm đến việc quảng bá ẩm thực Huế cần cân nhắc.
Nhiều nhà hàng món ăn Huế mở ra, điều đó không hề đáng ngại hay làm giảm giá trị của ẩm thực Huế, mà là tín hiệu vui rằng ẩm thực Huế đang được ngày càng nhiều người yêu mến.
Cũng như ở các nước, nhiều người nước ngoài mở nhà hàng món ăn Việt, không thể “made in Việt Nam” 100% nhưng vẫn mang hồn Việt, giúp thực khách biết đến Việt Nam, thế là quư rồi.
Đầu bếp Hoàng Anh bên bếp Việt.
Hoàng Anh bên Tử cấm thành - Đại nội Huế. Ảnh: Đào Hoa Nữ
Ẩm thực góp phần làm điều nghĩa
Đam mê ẩm thực và bận rộn kinh doanh, nhưng đối với Hồ Hoàng Anh - một phụ nữ Huế truyền thống - gia đ́nh vẫn là ưu tiên số một. Năm 1987, người mẹ trẻ khi đó 27 tuổi, đă vượt qua hơn 5000 bà mẹ khác của TP.HCM để đoạt danh hiệu “Người mẹ xuất sắc” nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
Chị quan niệm: Người phụ nữ ngay từ khi c̣n thiếu nữ, đă phải ư thức về gia đ́nh tương lai của ḿnh, phải chăm lo sao cho gia đ́nh luôn b́nh yên, hạnh phúc. Không chỉ làm tṛn phận sự đóng góp cho xă hội, mà chính việc chăm sóc gia đ́nh cũng là đóng góp cho xă hội được an lành, tốt đẹp.
Ở chị c̣n có ḷng từ tâm. Do thuở nhỏ có duyên gắn bó với các sư nữ trong chùa Diệu Đức, phần lớn là các cung nữ trong triều đ́nh Nguyễn xưa, sau đi tu, mà chị rất quan tâm nghiên cứu làm ra những món ăn chay đủ dinh dưỡng, khoa học, ngon miệng và đơn giản, không phải cho nhà hàng của ḿnh mà để giúp cho bữa ăn của tăng ni trong các chùa. Chị cũng đang phụ trách chuyên mục về ẩm thực chay của tạp chí Văn hóa Phật giáo.
Đằm thắm, sâu lắng, dịu dàng, nhẹ nhàng rất Huế, nhưng cũng sôi nổi, nhiệt t́nh, say mê, hào hứng khi nói về đam mê đối với những món ăn truyền thống của dân tộc, có lẽ đối với Hồ Hoàng Anh, ước mơ đưa nghệ thuật ẩm thực Huế trở thành di sản văn hoá phi vật thể của thế giới không hề xa vời.
Hoài Hương
(tuanvietnam.net)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 430152
03/09/2009
|
Công thức nấu Chè kê kiểu Huế của đầu bếp Hồ Hoàng Anh
Nguyên liệu: Hạt kê: 500gr, Khoai tía thơm: 500gr, Đậu xanh cà: 500gr; Đường cát trắng: 1,8kg (chia làm 3 phần); Bánh tráng nướng: 5 cái, Vani: 1 ống
Cách làm:
Kê mua về giă cho tróc hết cám, đăi sạch nhiều lần. Đun kê với khoảng 1 lít nước, khi sôi th́ giảm lửa, lấy đũa khuấy sát đáy nồi để tránh kê vón cục và khét. Khi kê chín dẻo th́ cho đường, quậy cho đường tan, sôi vài lần là được. Bắc chè khỏi bếp, cho vani vào khuấy đều.
Khoai tía gọt sạch vỏ, cắt khoanh, đem hấp chín rồi xay nhuyễn. Nấu khoai tía đă xay với đường với lửa nhẹ, khuấy đều tay đến khi đường tan, sôi vài lần là được. Bắc ra cho vani vào.
Đậu xanh cà ngâm nước một đêm, đem đăi vỏ, hấp chín rồi xay nhuyễn. Nấu đậu và đường với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi đường tan, sôi vài lần là được. Bắc ra cho vani vào.
Tŕnh bày: Nên nấu 3 nồi một lúc. Chè múc vào bát sứ nhỏ. Đầu tiên nghiêng bát múc chè đậu xanh, kế tiếp là chè khoai tía, sau cùng là chè kê. Múc xong th́ lắc bát chè cho bằng mặt. Dùng nguội với bánh tráng mè nướng vàng.
(tuanvietnam.net)
|
|
cuoocjsoongs1
member
REF: 438413
04/08/2009
|
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|