Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Y khoa, đời sống >> Tỷ lệ ly hôn thấp không đồng nghĩa người VN hạnh phúc

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 da1uhate
 member

 ID 46287
 10/11/2008



Tỷ lệ ly hôn thấp không đồng nghĩa người VN hạnh phúc
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
From: Quynh Truc
Sent: Sunday, September 28, 2008 10:35 PM
Subject: Kinh gui chuyen muc Tam su


Chào các bạn đang đọc chuyên mục Tâm sự,

Tôi là Trúc Quỳnh, tác giả bài viết: "T́m một người chồng tốt quá khó" đă đăng trên VnExpress.net.

Sau khi bài viết được đăng, tính đến thời điểm này tôi đă nhận được 407 bức thư phản hồi. Trong đó chỉ có 15 phản hồi từ nam giới (với 8 ư kiến đồng t́nh), phần c̣n lại đến từ nữ giới ở khắp các tỉnh thành, cũng như từ châu Á, châu Âu, Mỹ (với 378 ư kiến đồng t́nh).

Tuy không thể coi là một cuộc điều tra xă hội bởi những con số trên chưa phản ánh hết suy nghĩ của bạn đọc, tuy nhiên tôi cũng có thể rút ra khá nhiều kết luận để trao đổi với các bạn đang theo dơi chuyên mục này.

Điều thú vị nhất là hầu hết email phản đối của các bạn nam đều dùng những từ ngữ "không có trong từ điển", vỗ ngực xưng anh hùng với ngôn từ rất kinh khủng mà tôi không thể viết lên mặt báo được. Họ như muốn chứng minh thêm một lần nữa cái phần "tốt đẹp" của ḿnh. Nếu bạn có nhă ư muốn xem th́ email cho tôi, tôi sẽ forward cho các bạn.

Thế nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bạn nam tán thành nhận định của tôi. Thậm chí có bạn phản đối nhưng dùng cách viết lịch sự, thiện chí, gây cảm t́nh cho người đọc.

Nhiều bạn nam cho rằng v́ tôi "sính ngoại" nên quay ra "phỉ báng" cả thế hệ. Đó là cách nói thiếu tính xây dựng. Tôi tuy sống xa xứ, nhưng lúc nào cũng dơi về quê nhà. Chính v́ vậy mới xót xa khi chứng kiến nỗi thiệt tḥi của nhiều phụ nữ Việt Nam. Có một bạn nam (TP Nam Định) hùng hồn nói: "Ở đây tớ muốn nói đến cái tự trọng của người đàn ông, dù họ chẳng ra ǵ, nhưng họ hoàn toàn không muốn mang ḿnh ra so sánh với người đàn ông khác, dù biết người đó hơn gấp vạn lần ḿnh". Có lẽ điều đó đúng!

Đôi khi người ta nghĩ rằng một ly bia, một chén rượu, một gái đẹp (ngoài vợ) kề bên mới là bản lĩnh đàn ông. Họ làm, nhưng họ không thích nh́n nhận những việc ḿnh làm bởi chẳng ai lại "vạch áo cho người xem lưng". Đàn ông mạnh mẽ là thế, tự trọng là thế, thừa nhận khác chi "làm xấu mặt" ḿnh!

Tôi luôn tự hào khi giới thiệu ḿnh là người Việt Nam. Nhưng tôi cũng không ngại nh́n nhận ở ḿnh bên cạnh điểm mạnh là những điểm chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, h́nh như nhiều bạn nam th́ không dám nh́n vào điểm yếu của chính ḿnh. Đúng như các cụ xưa đúc kết, chúng ta lúc nào cũng sợ nh́n vào sự thật bởi sự thật mất ḷng. Chúng ta sợ bị đem ra so sánh v́ nó làm tổn thương sự sĩ diện. Đâu phải ai cũng vượt qua được nỗi sợ "thuốc đắng" để mà "giă tật" đâu phải không bạn?

Đàn ông trong trường hợp này cũng vậy. Tôi không hề nói tất cả đàn ông Việt Nam đều không tốt, ở đâu cũng có người này người kia. Thế nhưng đâu phải ai cũng may mắn t́m được người chồng như ư, mà hôn nhân lại là chuyện hệ trọng cả đời người chứ đâu phải món hàng ngoài chợ, xài được th́ xài, không được đem đổi trong ngày một ngày hai.

Nếu không dám nh́n nhận, th́ đến bao giờ mới sửa chữa? Thật buồn!

Tôi không phủ nhận đàn ông Việt Nam cũng có nhiều tính tốt như một số bạn nêu ra: thân thiện, hiếu khách... Nhưng những điều đó tôi vẫn gặp tại châu Âu hàng ngày, hàng giờ. Tính tôi rất thân thiện nên chỉ trên một chuyến tàu 15 phút đến trường, tôi có thể tíu tít làm quen với 5-6 người bạn mới, từ các cụ già, bạn trẻ đến các em thiếu nhi. Tôi chỉ cần đứng ngơ ngác ngoài phố là đă có người chủ động dừng xe hỏi tôi có bị lạc đường hay cần giúp đỡ.

Những buổi sáng dậy muộn, một tay cầm sandwich, một tay ôm cặp chạy hộc tốc, tôi cũng vẫn không thể không dừng lại nhoẻn miệng cười khi những người công nhân làm đường giơ tay vẫy: "Hej hej, chào buổi sáng". Quả thực, tôi không thể nhớ hết được đă bao nhiêu sự giúp đỡ, bao nhiêu nụ cười, bao nhiêu cái bắt tay ấm áp... của những người Đan Mạch xa lạ dành cho ḿnh từ những ngày đầu bỡ ngỡ ấy.

Các bạn có thích xài các sản phẩm của Microsoft? Các bạn có thích đi xe hơi do ta sản xuất hơn là xe đến từ Đức, Nhật? Tuy so sánh có phần hơi khập khiễng, nhưng xét cho cùng, con người chúng ta cũng là một sản phẩm (cao cấp) của xă hội, được hoàn thiện hoặc méo mó là do tác động của ngoại cảnh cũng như bản lĩnh, ư thức cá nhân. Chúng ta thích dùng nhiều sản phẩm ngoại nhập (mặt hàng điện tử chẳng hạn) bởi đa số chúng công nghệ hơn, hoàn hảo hơn, chứ không phải bởi chúng ta không yêu đất nước ḿnh.

Yêu lắm chứ, quê hương ḿnh, nơi chôn rau cắt rốn của ḿnh mà. Vậy nếu như có những người đàn ông tốt đẹp ở một phương trời nào đó, sao phụ nữ lại không có quyền t́m đến họ? Và các bạn có nghĩ ngược lại rằng thật sự hầu hết phụ nữ chỉ thích kết hôn với những người cùng nền văn hóa, cùng nói một thứ tiếng mẹ đẻ, cùng thích ăn một loại món ăn... giống họ? Phụ nữ sẽ không việc ǵ nghĩ đến chồng ngoại nếu như những người chồng nội biết tự hoàn thiện ḿnh.

Tất nhiên, cần phải nói thêm ở đây là châu Âu cũng không phải thiên đường để biến mọi thứ thành hoàn hảo. Thực ra, nam nữ phương Tây b́nh đẳng, tự do, cộng thêm hệ văn hóa, tư tưởng khiến họ làm được nhiều điều rất khác chúng ta.

Trong số các bài phản hồi cho tôi có một bài đáng chú ư. Bạn đó trích đoạn một bài viết về bài phát biểu của bà Hoàng Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đ́nh - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), đồng thời là thành viên của DOVIPNET - Mạng lưới pḥng chống bạo lực gia đ́nh tại Việt Nam:

Bà Kim Thanh mong muốn Việt Nam sẽ học tập mô h́nh nhà tạm lánh của Đan Mạch v́: "Ở Đan Mạch chỉ có 5 triệu dân thôi nhưng họ có đến 39 nhà tạm lánh. Mỗi năm, họ có 2.000-3.000 người viết đơn xin vào nhà tạm lánh này". Trước tiên, tôi hiểu ư kiến tác giả bức thư khi trích đoạn bài báo này, ư muốn nói đàn ông Đan Mạch tốt thế th́ sao nhiều phụ nữ chạy trốn vào nhà tạm lánh phải không?

Nếu t́m hiểu, các bạn có thể thấy một số điểm chính như sau:

1. Dân số Đan Mạch hiện nay là 5,5 triệu. Số người nước ngoài nhập cư vào Đan Mạch là 8%, tương đương 440.000 người. Trong đó người Hồi giáo (phần lớn đến từ các nước Trung Đông) chiếm 5% dân số, tức khoảng 275.000 người. Tuy nhiên, con số trên không bao gồm con cái của các cặp vợ chồng nhập cư được sinh ra tại Đan Mạch (do việc chống phân biệt sắc tộc cũng như quyền b́nh đẳng tại Đan Mạch). Điều đó có nghĩa là trẻ em sinh ra tại Đan Mạch dù của các cặp vợ chồng ngoại quốc không thuộc nhóm người nước ngoài định cư tại Đan Mạch trong các bảng số liệu thống kê.

2. Số người nước ngoài nộp đơn vào các nhà tạm lánh chiếm 50%, trong đó hầu hết là các phụ nữ Hồi giáo (phần lớn người Hồi giáo tại Đan Mạch kết hôn với người cùng tôn giáo, trong đó có nhiều cuộc hôn nhân mang tính chất ép buộc). Theo kinh Koran, một người đàn ông có thể có 4 vợ và vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. Phần c̣n lại bao gồm trẻ em (thông thường đi cùng mẹ vào nhà tạm lánh), thế hệ thứ 2, 3, 4, 5 v.v... của những người nhập cư (cũng đa số là người Hồi giáo) và người Đan Mạch. Lưu ư, mô h́nh nhà tạm lánh tại Đan Mạch không chỉ dành riêng cho phụ nữ, mà c̣n dành cho trẻ em.

3. Thông thường phụ nữ khi vào nhà tạm lánh thường dẫn theo trẻ em đi cùng và do đó làm tăng số lượng (trẻ em trung b́nh chiếm tới 49% tổng số người đệ đơn xin vào nhà tạm lánh theo thống kê). Tức là trung b́nh cứ 1 phụ nữ dẫn theo 1 trẻ em. Ví dụ năm 2005 có 1.811 phụ nữ (50.5%) và 1.778 trẻ em (49.5%). Lưu ư ở đây là trẻ em không được gộp vào nhóm người nước ngoài nhập cư như tôi đă nhắc đến ở trên nên họ phải tính riêng.

Như vậy, từ điểm (1), (2), (3), ta thấy:

- 50% những người nộp đơn xin vào nhà tạm lánh là người nhập cư mà đa phần là các bà vợ đến từ những cặp gia đ́nh Hồi giáo.

- 49% c̣n lại là trẻ em (thông thường đi cùng mẹ).

- Chỉ c̣n 1% c̣n lại dành cho người Đan Mạch, cộng thêm thế hệ thứ 2, 3, 4, 5 v.v... của những người nhập cư. Con số 1% này nếu các bạn tính ra chỉ là khoảng 20 đến 30 người mỗi năm mà thôi (tỷ lệ 0.0003% trên tổng số dân cả nước).

Chính v́ thế, nên việc bạo hành ở Đan Mạch, nếu theo con số thống kê ở trên, gần như 99% là xảy ra giữa các gia đ́nh có nguồn gốc nhập cư. Tuy con số chỉ là con số, không hoàn toàn phản ánh chính xác, nhưng cũng đủ để nói lên phần nào. Tôi không nói bạo hành không xảy ra giữa những cặp vợ chồng Đan Mạch, nhưng chắc chắn là một con số cực kỳ nhỏ, đặc biệt là tỷ lệ theo số dân.

Tôi rất đề cao sáng kiến này của Đan Mạch. Với chế độ phúc lợi cao, mô h́nh nhà tạm lánh thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với cộng đồng. Không hiểu các bạn có đặt ngược câu hỏi nếu mô h́nh nhà tạm trú này xuất hiện tại Việt Nam th́ sẽ có bao nhiêu người xin tá túc? Tôi dám chắc là nhiều lắm đấy. Tôi mong ước đất nước chúng ta cũng sẽ sớm thực hiện mô h́nh này, nhằm bảo vệ quyền lợi cho phái yếu.

C̣n có bạn trích dẫn một bài báo nói rằng tỷ lệ ly dị ở Đan Mạch nằm vào top cao nhất thế giới: 44.8%. Và so sánh với tỷ lệ rất nhỏ ở Việt Nam: 4.8%. Sao các bạn không đặt câu hỏi v́ sao lại như thế?

Ngược thời gian trở về mấy chục năm trước, thời ông bà chúng ta, các bạn có nghe nói về chuyện ông bà ta ly dị bao giờ không? Không! Vậy chẳng lẽ các bạn nghĩ họ không chia tay bởi tất cả đều hạnh phúc?

Chúng ta đă phân tích điều này rất nhiều lần trên mặt báo, tuy nhiên có lẽ nhiều bạn đă quên mất. Nguyên nhân bởi thời điểm ấy, chuyện ly dị là một khái niệm xa lạ, nhất là khi phụ nữ luôn được chính mẹ ḿnh, cô d́ ḿnh nhắc nhở cách làm dâu hiền, làm vợ đảm. Họ phải luôn nhẫn nhịn, một mực vâng lời, nâng khăn sửa túi cho chồng:

"Chồng giận th́ vợ bớt lời

Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê".

Và họ coi việc chồng "dạy" vợ là hiển nhiên:

"Dạy con từ thuở c̣n thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về".

Mà chắc ǵ các ông chồng vừa sinh ra đă có quyền dạy vợ ấy có đủ tài, đủ khôn hơn vợ ḿnh nhỉ?

Rồi th́ ngay trên diễn đàn đây thôi, và nhiều chị gửi thư cho ḿnh tâm sự cũng vậy. Dẫu bị chồng hành hạ, phản bội, ruồng rẫy, họ vẫn lo sợ không dám ly hôn. Một số v́ hy vọng chồng sẽ thay đổi, một số muốn cho con cái đủ mẹ đủ cha, một số lo sợ hàng xóm láng giềng, họ hàng nh́n vào, một số thấy lớn tuổi nên chấp nhận an phận chịu đựng nhằm tránh cho con cái tổn thương hoặc mang tiếng này nọ. Lại có một số khác sợ không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con... Các bạn thử nghĩ xem, với những phụ nữ mà kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào chồng, hoặc thu nhập bản thân quá thấp, bài toán nuôi con sau khi ly hôn sẽ giải quyết ra sao?

Ngược lại, phụ nữ ở Đan Mạch nói riêng và châu Âu nói chung th́ không như vậy. Quyền b́nh đẳng đă tiến một bước rất dài, vị trí của phụ nữ trong xă hội vô cùng to lớn. Hơn nữa, với một đất nước có chế độ phúc lợi cao hàng đầu thế giới như Đan Mạch, chuyện nuôi con không c̣n là vấn đề riêng của mỗi gia đ́nh, mà đă thành vấn đề chung của toàn xă hội. Không chỉ học tập miễn phí, trẻ em thậm chí c̣n được nhà nước "trả lương" cho việc đến trường.

Tất nhiên không thể so sánh một quốc gia với cơ sở hạ tầng, vật chất và phúc lợi xă hội hàng đầu thế giới như Đan Mạch với nước Việt Nam ta c̣n đang trong giai đoạn vươn ḿnh. Tuy nhiên, điều tôi muốn chỉ ra ở đây là không thể lấy tỷ lệ ly hôn làm thước đo hạnh phúc. Các bạn có đọc báo, liên tiếp nhiều năm liền theo thống kê của rất nhiều cơ quan như: Quỹ khoa học quốc gia Mỹ, Đại học Leicester (Anh Quốc) và Đại học Michigan (Mỹ), Đan Mạch luôn là nước xếp vị trí số 1 thế giới về hạnh phúc?

Nguyên nhân dẫn đến ly hôn th́ có hàng trăm hàng ngàn (bạo hành, ngoại t́nh, tài chính, tâm lư...). Tuy nhiên, nếu các bạn đọc báo th́ sẽ thấy các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân lớn nhất (tới hơn 90%) là vấn đề ḥa hợp t́nh dục. Tôi nghĩ các bạn đă lập gia đ́nh rồi sẽ đồng ư với tôi rằng rất hiếm các cặp vợ chồng có đời sống t́nh dục viên măn lại nghĩ đến chuyện chia tay. Do đó, một đất nước nhỏ bé như Đan Mạch chắc chắn không nằm ngoài quy luật chung này.

Có bạn nói tôi đề cao Tây phương quá, làm như vậy sẽ khiến các cô gái Việt ra nước ngoài t́m chồng hết. Điều đó sai! Tôi không cổ xúy cho ai cả. Đâu phải đàn ông nước ngoài chỗ nào cũng tốt. Đàn ông từ châu Á như Nhật, Trung Quốc cho đến các nước châu Âu như Nga, Belarus, Ba Lan... đều có tửu lượng cao ngất ngưởng, uống bia rượu như uống nước lă. Họ cũng mang đầy đủ các thói hư tật xấu trên đời. Hơn nữa, quan trọng nhất của hôn nhân là t́nh cảm đến từ hai phía. Tôi hy vọng các bạn nữ chúng ta đủ sáng suốt để nh́n nhận và chọn lựa một người bạn đời cho chính ḿnh.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các bạn đă gửi phản hồi đến địa chỉ email của tôi. Tôi trân trọng ư kiến của các bạn. Tuy nhiên, tôi muốn nhắn gửi tới những người đàn ông tự nhận ḿnh là tử tế, nhưng lại viết thư một cách khiếm nhă hăy nh́n lại bản thân ḿnh. Điều quan trọng của phản biện là dùng luận điểm một cách lịch sự và văn hóa, các bạn nhé.

Một lần nữa, cám ơn các bạn đă dành thời gian chia sẻ. Thời gian có hạn, tôi chưa thể trả lời hết thư bạn đọc gửi đến. Tôi sẽ cố gắng hồi đáp các bạn sớm nhất có thể.

Thân ái,

Trúc Quỳnh

trucquynh.dk@gmail.com



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 da1uhate
 member

 REF: 395825
 10/11/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Rất nhiều nam giới ngoại t́nh

From: Đo Quyên
Sent: Wednesday, October 08, 2008 3:15 PM


Đọc ư kiến bàn luận của các anh chị về đàn ông Việt Nam tôi thấy có nhiều quan điểm rất đáng suy nghĩ. Chắc chắn những nhận xét thẳng thắn của chị Trúc Quỳnh, chị Brantner Vân, anh Loyd Trần, chị Nguyễn Thu Hằng, chị Trâm Anh… sẽ khiến cho không ít người đọc là đàn ông Việt Nam cảm thấy tức giận.

Những người bất đồng quan điểm có thể cho rằng do các anh chị ấy sống nhiều năm ở nước ngoài nên có tâm lư sùng ngoại. Cứ tạm coi cách giải thích trên là đúng. Nhưng với tôi, một người chưa từng rời khỏi đất nước ḿnh, cũng không có bạn bè, đồng nghiệp nào là người ngoại quốc, lại đang “sở hữu” một anh chồng Việt rất tuyệt th́ nh́n trước, ngó sau tôi vẫn thấy thất vọng về đàn ông nước ḿnh.

Tại sao như vậy? Không nói đâu xa, tôi xin được kể một chút về những người đàn ông tôi biết, những người sống quanh tôi.

Nguời thứ nhất là ông nội tôi. Ông nội tôi là một người đẹp trai, hào hoa, phong nhă. Nhưng cái hào hoa, phong nhă đó của ông chỉ dành cho những người t́nh. Tuổi trẻ của ông là những tháng ngày say mê với người đẹp. Đến khi có gia đ́nh, ông vẫn không bỏ được tính trăng hoa. Và tất nhiên, bà nội tôi đă không ít lần v́ ông mà rơi nước mắt.

Không chỉ ngoại t́nh, ông c̣n về nhà đánh đập, ruồng rẫy vợ con. Nếu bà tôi có tỏ ra ghen tuông hoặc cự nự ǵ th́ thể nào trong nhà cũng xảy ra xô xát. Nhẹ th́ bà bị ông tát, nặng th́ bà bị ông đánh đến mức phải đi nhà thương. Về kinh tế, ông hầu như không đóng góp chút ǵ cho vợ nuôi con v́ tiền bạc ông làm ra dành để bao bồ nhí hết.

Một ḿnh bà tôi thức khuya dậy sớm để nuôi 5 con và phụng dưỡng mẹ chồng bị lú lẫn. Đến khi ông tôi đă già và mắc bệnh ung thư th́ ông lại trở về nhà để xin bà tha thứ. Giống như nhiều phụ nữ Việt Nam khác cả đời cam chịu, tần tảo, hy sinh… bà một lần nữa lại tha thứ cho ông để cuối đời ông có người sớm hôm chăm sóc.

Người thứ hai tôi muốn nói đến là bố tôi. Không giống như ông nội, bố tôi là một người chung thuỷ và cả đời bố có lẽ chỉ biết đến một người đàn bà duy nhất là vợ ḿnh. Cũng không giống ông, bố chưa từng bao giờ đánh chửi vợ con mà lúc nào cũng ôn hoà, từ tốn. Con cái có điều ǵ sai trái chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo chứ không quát tháo, nặng lời. Bố tôi không rượu chè, không cờ bạc, không trai gái…nhưng 30 tuổi bố đă “nghỉ hưu” và từ đó đến giờ không c̣n làm việc.

Khi ở nhà, bố cũng hiếm khi phụ giúp vợ con làm việc ǵ. Chuyện cơm nước, giặt giũ hay dọn dẹp nhà cửa đă có vợ và con gái lo. Thời gian rảnh của bố chỉ để đi cà phê với bạn và làm những việc phục vụ sở thích cá nhân (vẽ tranh, trồng cây…). Cứ như vậy trong hàng chục năm, bố không làm ra tiền nhưng con cái vẫn lớn, vẫn được nuôi ăn học đàng hoàng, vẫn có nhà đẹp để ở và tiện nghi hiện đại để xài là nhờ vợ một tay đảm đang thu vén.

Có lần tôi hỏi mẹ “Mẹ có bao giờ buồn v́ bố không đi làm không?”. Mẹ tôi trả lời là “Nhân vô thập toàn, bố con không cờ bạc, không rượu bia, không lăng nhăng với cô này cô khác là được”. Có lẽ trong suy nghĩ của mẹ, lấy được người chồng như bố là tốt lắm rồi.

Đến lượt tôi, khi lớn rồi tôi cũng đi lấy chồng. Khác với bà gặp toàn bất hạnh, khác với mẹ không được hưởng niềm vui trọn vẹn th́ tôi rất hạnh phúc và măn nguyện trong cuộc hôn nhân của ḿnh. Có thể nói, tôi đă may mắn khi kết hôn với chồng tôi. Anh là một người tuyệt vời đến mức mà ở nhà tôi vẫn gọi đùa là “anh Tây”, trong khi anh ấy là một người đàn ông Việt Nam thứ thiệt.

Chồng tôi không hút thuốc lá, không nghiện rượu bia, không la cà quán xá và từ khi lập gia đ́nh cũng chỉ biết đến vợ ḿnh. Ở công ty, chồng tôi là người có vai vế, công việc kinh doanh khiến anh ấy phải giao tế rất nhiều. Nhưng cách làm việc của anh cũng giống người nước ngoài, không có chuyện đi từ A đến Z với đối tác để đổi lấy hợp đồng công việc.

Dù vợ chồng đều bận việc công ty, không ở cùng bố mẹ và lại đang có con nhỏ, nhưng chồng tôi không muốn thuê người giúp. Thời gian tôi nằm viện, một ḿnh anh thức đêm để trông, để giúp vợ làm những việc cá nhân mà khi đó tôi không thể tự ḿnh làm được. Hằng đêm, chồng tôi vẫn cùng vợ dậy lọ mọ pha sữa cho con. Ban ngày, hết thời gian làm việc, thay v́ đi nhậu th́ anh trở về nhà để giúp vợ.

Đối với anh việc rửa bát, lau nhà, đổ rác, phơi gấp quần áo, thay tă, giặt đồ cho con... là những việc rất b́nh thường. Anh làm việc đó với thái độ vui vẻ, tự nguyện và không nề hà bất cứ điều ǵ. Nếu được rủ đi vui chơi, du lịch ở đâu đó mà không có vợ con đi cùng th́ anh cũng không bao giờ đi. Ngày lễ Tết, ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm của vợ chồng, anh không bao giờ quên và luôn chủ động tạo cho vợ những niềm vui bất ngờ.

Với anh, tôi chưa từng phải bận tâm về các mối quan hệ khác giới của chồng. Anh làm ǵ, đi đâu, gặp ai, có công việc đột xuất nào không về nhà ngay được th́ vợ đều được biết. Trong cách đối xử với gia đ́nh và bạn bè của vợ, chồng tôi cũng hết sức nhiệt t́nh. Con người anh coi trọng t́nh cảm hơn là vật chất phù du. Dù có dư về tiền bạc th́ anh cũng không chạy theo h́nh thức.

Nói chung ở chồng ḿnh, tôi thấy hội tụ nhiều ưu điểm của đàn ông phương Tây. Nếu so sánh với thế hệ của bà tôi, của mẹ tôi, thậm chí với những người bạn đồng thế hệ với tôi, th́ tôi biết chắc chắn những người đàn ông Việt Nam giống chồng tôi và có thể trở thành niềm tự hào của vợ con ḿnh không có nhiều.

Đó là những người đàn ông trong gia đ́nh gần gũi với tôi nhất, c̣n nh́n rộng ra ngoài xă hội, tôi thấy một hiện tượng không mới, nhưng xảy ra khá phổ biến mà đa phần nam giới mắc phải là hiện tượng ngoại t́nh. Nơi tôi làm việc cũng vậy. Nhiều đồng nghiệp nam tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi ăn “phở”. Ai ai cũng biết điều đó nhưng không ai nói ra hoặc tỏ vẻ ngạc nhiên cả, v́ có lẽ chuyện đó được coi là b́nh thường.

Tôi đem câu chuyện này nói lại với một số bạn nam của tôi th́ ngỡ ngàng nhận được câu trả lời: “Ôi dào, bà này lạc hậu quá. Thiên hạ người ta nhan nhản ra đấy, ḿnh không làm th́ phí hoài tuổi thanh xuân, về già lại ân hận”, hoặc “Nói đâu xa, đừng ngạc nhiên nhé, bạn bà (là tôi đây này) cũng đang có phở”. Tôi thật không thể hiểu nổi.

Tôi chưa từng sống ở nước ngoài cũng không có bạn bè, người thân nào là người ngoại quốc, nhưng qua t́m hiểu hoặc do nghe các anh chị kể lại tôi thấy xă hội của họ thật tự do, thoải mái, nhưng trong khuôn khổ. Khi một người đang trong t́nh trạng độc thân, họ có thể yêu thoải mái, không giới hạn. Tuy nhiên, khi đă dựng xây tổ ấm, họ lại rất trân trọng và ǵn giữ tổ ấm đó, trừ một số ít trường hợp bất khả kháng. Nhưng ở Việt Nam chúng ta, tôi thấy t́nh h́nh như ngược hẳn lại. Không ít người vợ phải chịu đựng sự phụ bạc, vũ phu, thói nghiện ngập, lười nhác, phù phiếm, thích hư danh và vô vàn tật xấu khác của chồng.

Bản thân tôi đang có một cuộc hôn nhân hạnh phúc với một người chồng Việt, cũng như các chị em gái khác t́m thấy hạnh phúc với những người chồng ngoại quốc muốn nói về tính xấu của đa số đàn ông Việt Nam không với mục đích chê bai, vọng ngoại mà thực sự mong góp một tiếng nói nhằm giúp nam giới nước ḿnh thay đổi để mỗi người đàn ông Việt Nam thực sự trở thành chỗ dựa vững chăi và là niềm tự hào, kiêu hănh của vợ con ḿnh.


 

 xuanchung
 member

 REF: 395826
 10/11/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bài viết của anh/chị rất hay. cảm ơm chị nhiều

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network