THẾ HỆ MẤT MÁT ? Cánh cửa nhà đóng kín sau giờ làm việc. Màn h́nh máy tính sáng hầu như 24/7. Những buổi tối bơ vơ. Đó là cuộc sống của tôi và bao bạn trẻ khác - những thanh niên sống trong thời đại của sóng mobile không ngừng bủa vây, của mạng lưới Internet ngày càng rộng và của nhịp điệu chứng khoán lên xuống thất thường. Đi 500m có một máy rút tiền. Lái xe vài cây số sẽ thấy một siêu thị. Các cửa hàng bán đồ hiệu mọc lên ở khắp nơi. Cuộc sống đang bày ra, đầy đủ và vật chất. Chúng tôi lao vào cuộc sống đó. Không hẳn với tâm lư hưởng thụ, chỉ v́ không thể đứng ngoài. Nhưng, chưa bao giờ tôi thấy thiếu thốn và nghèo đói như bây giờ.
Tôi sống cùng hai cô bạn. Đă từng rất thân nhau. Thuộc mọi thói quen, sở thích, thậm chí cả lịch đi về của nhau. Nhưng, mọi thứ thay đổi từ khi chiếc dây cáp Internet mảnh mai màu đen được nối đến cửa sổ nhà ḿnh. Một bộ switch 3 cổng chia ra 3 nhánh dây trắng. Một cuộc sống mới bắt đầu. Nói chuyện với nhau bằng mạng. Mọi công việc giải quyết trên mạng. Xem TV trên mạng. Cuộc sống ảo tràn ngập thông tin, tràn ngập người giống ḿnh, tràn ngập các thứ để đọc, để xem, để nghiên cứu.
Tôi có thêm nhiều bạn mới, không sợ không có ai nói chuyện vào những tối ở nhà một ḿnh. Hầu như, tôi và các bạn cùng nhà không c̣n đi chơi với nhau. T́m ra thời gian để nói chuyện cùng nhau thật khó! Có nhiều lúc tôi phát điên lên v́ cô đơn giữa ngôi nhà thênh thang lặng như tờ. Tôi biết, hai cô bạn tôi cũng vậy, nhưng không ai dám làm phiền ai, v́ sợ ảnh hưởng đến thời gian và công việc của nhau.
Nhưng tôi không thể là một người chỉ nói chuyện bằng tay. V́ thế, sẽ có ngày tôi quay ra nói chuyện với con khỉ bằng bông trên giường, hoặc 4 bức tường trắng xung quanh ḿnh. Cứ triền miên như thế. Nhiều người thuộc thế hệ tôi đă rơi vào trầm cảm. Chứng stress nặng không c̣n quá hiếm hoi, c̣n nhẹ th́ là điều đi đâu cũng thấy. Trầm cảm nghĩa là cô đơn, là hoảng loạn trong cơi bế tắt của chính ḿnh.
Tại sao lại thế? Tôi có công việc, có thu nhập, có bạn bè, quan hệ xă hội, nhưng sao vẫn cô đơn đến khủng hoảng? Bởi tôi vẫn là một người Việt Nam truyền thống, tôi vẫn cần những mối quan hệ thực chất, những gặp gỡ và nói chuyện thực chất chứ không phải qua qua bàn phím và câu chữ. Nhưng tôi không thể làm khác đi.
Tôi nhớ lời một cô bạn tôi, nói cách đây đă gần năm: “Đ̣i hỏi ǵ nữa, trong cái thời buổi mà ngoại t́nh xảy ra như cơm bữa thế này, có một tên để mà yêu trọn vẹn là tốt lắm rồi”. Vậy là hóa ra, v́ sống trong thời đại này, người ta có quyền ngoại t́nh, có quyền v́ một người yêu mới mà chia tay người yêu cũ chỉ với lư do đơn giản “không hợp nhau”? Và chúng ta buộc phải chấp nhận? Vậy th́ đâu là t́nh yêu?
Cứ ngẫm nghĩ thế, rồi tôi thấy thương tôi, thương cho tất cả chúng tôi. Chúng tôi lớn lên trong thời đại mà mọi thứ thay đổi với tốc độ chóng mặt, mọi nền văn hóa, mọi quan niệm va chạm nhau đến nảy lửa và chúng tôi phải bơ vơ t́m cho ḿnh một lối đi, một lẽ sống, một niềm tin. Bởi nếu không có niềm tin, chúng ta không thể sống nổi.
Đă từng có một thế hệ mất mát ở Nhật Bản, thế hệ lớn lên sau cuộc khủng hoảng kinh tế triền miên và phải chịu nhiều thiếu thốn công việc, tiền bạc và t́nh cảm. Vậy tôi và một số bạn trẻ khác liệu có phải là một thế hệ mất mát của Việt Nam hay không, khi đang sống giữa một đất nước 80 triệu dân mà nhiều đêm hoang mang không t́m nổi cho ḿnh một người bạn chân thật để tâm t́nh, chỉ biết trải ḷng ḿnh lên blog mà đóng kín với những người xung quanh?
Có phải là thế hệ mất mát không, khi mà nhiều ngày quay cuồng trong đống việc ở cơ quan, giữa hàng trăm người mà vẫn thấy bơ vơ không có điều ǵ để hướng về? |