nvdtdnguyen
member
ID 19679
02/05/2007
|
T̀M HIỂU HỆ THẦN KINH(phần 1:Thôi miên)
Một nhóm bệnh khác, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, không thể giải thích được bằng lư thuyết vi trùng của Pasteur, đó là những bệnh tâm thần. Đă từ lâu, chúng gây cho loài người nỗi tôn sùng kinh hoàng. Những người kế tục Hippocrates có thái độ đối với các chứng bệnh này hoàn toàn đúng đắn, nhưng phần lớn các thầy thuốc lại lệ thuộc vào sự mê tín. Chắc có lẽ chính do tin rằng những người điên chịu sự ảnh hưởng của các thế lực hung bạo, người ta có thể cắt nghĩa được thái độ khắt khe đáng sợ đối với những người mắc bệnh tâm thần đă tồn tại trước thế kỷ XIX.
Thầy thuốc người Pháp là Filip Pinen (1745 -- 1826) đă cải cách công tác cứu trợ thần kinh. Ông cho rằng bệnh điên rồ là bệnh thần kinh chứ không phải là biểu hiện của thế lực độc ác và ông công khai giữ vững quan điểm đó. Năm 1793, trong lúc cuộc cách mạng tư sản Pháp vĩ đại diễn ra sôi nổi nhất làm đảo lộn lớn xă hội, cuộc cải cách các bệnh viện Paris bắt đầu, người ta bổ nhiệm Pinen làm bác sĩ trưởng bệnh viện thần kinh Bixetrơ gần Paris. Lúc ấy t́nh trạng của các người mắc bệnh thần kinh trong những bệnh viện công rất nghiêm trọng: người ta đối xử với người bệnh như đối xử với thú dại, người ta cùm kẹp, bỏ đói, đánh đập người bệnh. Việc đầu tiên của Pinen là cởi bỏ gông cùm đối với những người bất hạnh và đối xử tứ tế với người bệnh như những người bệnh b́nh thường khác cần phải điều trị. Nhưng các quan điểm mới đó được thực hiện một cách rất chậm chạp.
Trục xuất linh hồn bao giờ cũng là đối tượng quan tâm của thần học. Điều đó đă được thầy thuốc người Aïo là Frederic Antoan Mexme (1734 -- 1815) nghiên cứu trong sinh học. Lúc đầu Mexme đă dùng nam châm trong thực tiễn chữa bệnh của ḿnh. Nhưng về sau ông nhận thấy rằng việc chạy chữa nhanh chóng hơn nếu người bệnh ở trạng thái hôn mê và bị thu hút sự chú ư tập trungvào những động tác đều đơn điệu. Ông dùng tay làm những cử động chậm chạp nhịp nhàng và đều đặn -- gọi là sự án thủ (passe) trong thuật thôi miên, mà theo cách nói của ông, đó là nam châm động vật. Không cần phải nghi ngờ ǵ về thành tựu mà ai cũng biết của phương pháp đó ( hiện nay người ta gọi là phương pháp Mexme). Nhờ ông mà tâm lư học đă trút bỏ được hàng loạt những tác động bên ngoài và người bệnh sau khi tập trung mọi chú ư vào thầy thuốc sẽ nhạy cảm hơn đối với sự khêu gợi của thầy thuốc. Thời gian đầu Mexme thu được kết quả to lớn, đặc biệt ở Paris. Nhưng bị hạn chế bởi sự huyền bí và bịp bợm mà ông đă dùng để giữ kín những phương pháp của ḿnh; cũng như những ư đồ không thành công trong việc chữa những bệnh không phải là thần kinh đă dần dần làm cho người bệnh ngán ngẩm và chẳng những các bệnh nhân mà cả các thầy thuốc khác cạnh tranh lại với Mexme cũng đâm ra bất măn. Một ủy ban đặc biệt được thành lập và đă có những kết luận ngược lại; Mexme buộc phải trở về Paris để trở về Thụy Sĩ nơi sự vô danh tiếng đang chờ đợi ông.
Tuy nhiên, giá trị của phương pháp Mexme tiếp tục sống. Năm mươi năm sau, nhà phẫu thuật người Anh là Zem Bred (1795 -- 1860) đă bắt đầu nghiên cứu có hệ thống lư thuyết Mexme mà ông gọi là thôi miên (từ Hylạp - Hypnos: giấc ngủ). Sau khi công bố những bằng chứng khoa học của thôi miên, Bred đă đưa ra phương pháp đó vào thực tiễn y học. Một lănh vực mới của Y học -- khoa chữa bệnh học tâm thần đă ra đời, với nhiệm vụ chữa những bệnh tâm thần.
Khoa học bệnh tâm thần đă được tiếp tục phát triển trong các tác phẩm của thầy thuốc người Aïo là Sigmun Froid (1856 -- 1939). Trong những năm c̣n là sinh viên và suốt mấy năm tiếp theo đó, Froid đă nghiên cứu hệ thần kinh của người. Ông là người đầu tiên chú ư đến Cocain làm tê liệt những đầu mút của dây thần kinh. Thầy thuốc trẻ Car Conle (1857 -- 1944), người cùng cộng tác với Froid ở bệnh viện, đă sử dụng những dẫn liệu của Froid và năm 1884 đă ứng dụng có kết quả cocain như thuốc tê trong khi mổ mắt. Có thể coi đây là thành công đầu tiên của trong việc ứng dụng gây mê cục bộ, làm giảm đau từng bộ phận của cơ thể và không cần thiết phải gây mê toàn thân trong trường hợp phẫu thuật cục bộ.
Năm 1885, khi đang ở paris, Froid đă chú ư đến thôi miên như một phương pháp chữa bệnh thần kinh cơ thể. Sau khi trở về Viên, ông đă quyết định cải tiến phương pháp này. Froid cho rằng: hoạt động thần kinh biểu hiện ở mức độ ư thức cũng như ở mức độ tiềm thưc. Tuy những hồi ức nặng nề những khát vọng hoặc sự say đắm làm cho người ta thấy xấu hổ vẫn có thể trấn áp được, những lúc đó chúng chuyển sang mức độ tiềm thức. Loài người tuy không hiểu về sự tồn tại của cái kho ấy, nhưng nó ảnh hưởng đến cử chỉ và hành động của người ta, và c̣n có khả năng gây nên những biểu hiện thể trạng khác nhau. Chịu ảnh hưởng của thôi miên, hoạt động không tự giác của người bệnh tự do bộc lộ, trong t́nh trạng này người bệnh nói đến cả những điều mà ở trong trạng thái b́nh thường không muốn nói ra. Nhưng đến năm thứ 90, Froid thay thôi miên bằng việc tiếp xúc của thầy thuốc với người bệnh; việc tiếp xúc cho phép người bệnh nói điều ǵ đó cũng được theo sự hướng dẫn tối thiểu về phía người thầy thuốc. Người bệnh dần dần thoát khỏi sự rụt rè, và thầy thuốc làm thức tỉnh những sự kiện mà trong điều kiện b́nh thường chúng bị dấu kín ngay đối với cả bản thân người bệnh. Ưu việc của phương pháp này so với nghệ thuật thôi miên là ở chỗ người bệnh lúc nào cũng nắm vững những việc đang xảy ra và không cần những thông tin sắp tới rằng người bệnh sẽ nói ra cái ǵ. Ngay khi vừa mới phát hiện ra nội dung của tâm lư tiềm thức, th́ những phản ứng của người bệnh trở thành không phải là vô nguyên cớ và bây giờ người bệnh có khả năng thay đổi những phản ứng bằng cách hiểu rơ những nguyên cớ đă được phát hiện. Việc phân tích nội dung của tâm lư học tiến hành một cách chậm chạp được gọi là sự phân tích tâm lư.
Froid, trong cuốn sách Giải thích về giấc mộng xuất bản năm 1900, đă coi trọng ư nghĩa to lớn của giấc mộng bởi v́ ông nghĩ rằng chúng khám phá ra nội dung của tiềm thức (dù rằng giấc mộng thường ở dạng thuần túy biểu tượng) bằng phương pháp không thể thực hiện được khi đang thao thức. Tiếp theo đó, ông cho rằng sự hấp dẫn giới tính trong các biểu hiện khác nhau của nó là nguồn xuất phát quan trọng nhất của sự hưng phấn, thậm chí ngay cả ở trẻ nhỏ. Quan niệm này của Froid đă gây ra rất nhiều phản kháng trong số các nhà chuyên môn và đông đảo quần chúng bạn đọc.
=============================
Sưu tầm
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat