Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Y khoa, đời sống >> Dịch Cân Kinh

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 nvdtdnguyen
 member

 ID 16728
 11/03/2006



Dịch Cân Kinh
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Phần I: DẪN NHẬP
1. NGUỒN GỐC

Trong hằng trăm ngh́n ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-Lâm bên Trung-Quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đă đem Thiền-công vào Trung-Quốc, và làm cho quảng bá.

Ghi chú:

Trung-Quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-Lâm.
1. Hà-Nam đăng phong Tung-Sơn Trung-Châu Thiếu-Lâm tự,
2. Hà Bắc Bàn-Sơn Thiếu-Lâm tự,
3. Phúc-Kiến Tuyền-Châu Nam Thiếu-Lâm tự,

Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền-công, Khí-công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu-Lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-Hiến xuất bản xă Bắc-Kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:

"Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu-Lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp th́ không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang-Hy (1662-1723), Ung-Chính (1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang-Tự (1875-1909), chính Phúc-Sơn Vương Tổ Nguyên cũng đă viết: Xét đến Tung-Sơn Thiếu-Lâm tự, người ta mạo ra tập Nội-công đồ, phổ biến rất rộng".

Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-Quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên-long Bát-bộ, th́ bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đă có người bị ngă gẫy chân, thay v́ đi t́m thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, chút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân kinh không biết là ai.

Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng ḿnh viết tiểu thuyết, nên không cần sự chính xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-Lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.

Một số người thất học, trong đó có vài vơ sư, vài thầy lang Việt-Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân kinh trên, họ bịa ra nhiều bản Dịch Cân kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay. Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm c̣n chép thêm rằng nhiều người tập, đă chữa khỏi ung-thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y. Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân kinh, tôi đă bỏ công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng-Hải, Giang-Tô, Hồ-Nam, Phúc-Kiến, dĩ chí đến các gia, các phái vơ thuộc các hệ Thiếu-Lâm ở Hương-Cảng, Đài-Loan, nhưng cũng không thấy. V́ vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), v́ được sáng tác vào thời kỳ 1960-1975.

Gần đây một vài tờ báo Việt-ngữ bên Hoa-Kỳ lại lưu truyền một bản Dịch Cân kinh nữa, hơi giống bản DCKVN, hơn nữa c̣n đăng lời xác nhận giá trị của Bác-sĩ Lê Quốc Khánh (sinh 1932), người từng học ở Đại-học Quân-y, từng làm việc chung với các Bác sĩ Pháp, Mỹ, Phi-Luật-Tân, và cộng tác với Bác-sĩ Đinh Văn Tùng trong công cuộc nghiên cứu trị ung thư bằng Phẫu-thuật (1936-1965), nghĩa là ông Khánh mới 3 tuổi đă thành Bác sĩ. (Tài liệu đính kèm). Tôi không phủ nhận tập tài liệu này, tôi hứa sẽ nghiên cứu kỹ rồi xác nhận sau.

Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu c̣n dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:

- Lăo khoa (Geratology)
- Thần kinh, (Psychiatrics)
- Năo khoa, (Neurology)
- Niệu khoa (Urology)
- Phong thấp (Rhumatology)
- Phế khoa (Pneumology)
- v.v...

Đến Đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985 tại Trung-Quốc, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đă chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:

1. Dịch Cân kinh,
2. Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
3. Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
4. Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
5. 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
6. Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
7. Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).

Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu v́ những lư do sau:

- Dễ luyện,
- Luyện mau kết quả,
- Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
- Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.

Tuy vậy nếu bàn về kết qủa luyện thần, luyện thể th́ Dịch Cân kinh thua xa 24 thức luyện của Trần Hy Di. V́ luyện Thiền-công, Khí-công từ nhỏ, nên trong thời gian học tại Đại-học Y-khoa Thượng-hải, tôi theo dơi những buổi giảng Khí-công rất kỹ. Sau khi rời Thượng-Hải, trở về Paris, tôi luyện Dịch Cân kinh liên tiếp 5 năm. Rồi giảng dạy. Trong lúc giảng, tôi đă gặp những khúc mắc khó khăn về sư phạm, không phân giải được, đành chịu, không biết bàn với ai. Phải chờ đến 1987, tôi sang Úc, ở tại nhà bào đệ là Trần Huy Quyền vấn đề mới được soi sáng.

Trong gia đ́nh sáu anh em tôi, th́ Quyền là người thông minh nhất. Bất cứ vấn đề ǵ rắc rối, bí hiểm đến đâu, Quyền chỉ suy nghĩ khoảng nửa giờ là kiến giải sáng suốt. Tôi là thầy thuốc thiếu kinh nghiệm dạy vơ thuật, lại nữa tôi chỉ dạy Khí-công cho những sinh viên đă tốt nghiệp Đại-học Y-khoa, nên không có cái nh́n tổng quát. C̣n Quyền th́ dạy đệ tử nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất có khi tới 80, lại có đủ tŕnh độ kiến thức. V́ vậy Quyền nhiều kinh nghiệm sư phạm hơn tôi. Tôi đem Dịch Cân kinh ra bàn với Quyền. V́ Quyền đă học vơ từ năm 11 tuổi, dạy vơ 22 năm (năm đó Quyền 42 tuổi), rất nhiều kinh nghiệm. Trong một tháng, anh em đă trao đổi, bao nhiêu khúc mắc đều giải được hết. Năm sau (1988) tôi trở lại Úc, chúng tôi ra soạn thành tài liệu.

Nay nhân Đại hội Y-khoa Châu-Âu của ARMA, do yêu cầu của anh em, một lần nữa tôi sửa đổi, thêm kinh nghiệm, đem ra giảng dạy. Tôi tin rằng anh chị em sẽ hội lĩnh được hết. Trước là luyện cho thể kiện, tâm an, thần tĩnh. Sau là dạy cho thân chủ, giúp họ trị bệnh.

2. NỘI DUNG

Bản Dịch Cân kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ. Tôi không phiên âm, cũng như dịch nguyên văn, v́ tối vô ích. Tôi chỉ giảng nghĩa, phân tích các câu quyết đó rất chi tiết. Tuy nhiên sau mỗi thức tôi cũng chép nguyên bản bằng chữ Hán, cũng như h́nh vẽ trong cổ bản để độc giả tham chước. Về tên mỗi thức, tôi không theo cổ bản mà theo bản của các Đại-học Y khoa Trung-Quốc.

Cũng như tất cả thư tịch Trung-Quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đă vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi tŕnh bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-Hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-Đô, Giang-Tô, Bắc-Kinh, Vân-Nam.

Mỗi thức gồm có:

- Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
- Hiệu năng (actions), để chỉ tổng quát của kết quả đạt được nếu luyện đúng.
- Chủ trị (Indications). Tôi dùng chữ Chủ-trị sát nghĩa hơn là chữ Chỉ-định.
- Vị trí, huyệt vị. Mỗi khi định vị trí trên cơ thể, tôi diễn tả rất chi tiết, để đọc giả có thể luyện một ḿnh. Tuy nhiên tôi lại mở ngoặc định rơ chỗ ấy thuộc kinh nào, huyệt nào, để các vị Bác-sĩ, Châm-cứu gia, Vơ-sư, dễ nhận hơn. Độc giả chẳng nên thắc mắc làm ǵ.



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network