lynhat
member
ID 47306
11/16/2008
|
Nước Mỹ Là….. Thiên Đàng
Thời trước và cũng như thời nay, có biết bao nhiêu di dân hợp pháp “legal immigrants” đến Mỹ để lập nghiệp như : Do Thái, Ư, Hy Lạp, Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam, v...v. Lúc đầu họ đi làm vất vả, học hành khó khăn, tiền lương rất là ít, cứ chăm chỉ làm việc, ngủ ít làm nhiều, xài tiết kiệm. Không biết đi du lịch nước ngoài là ǵ.
Một thời gian sau, họ khám phá ra nước Mỹ có biết bao nhiêu chuyện khó khăn "problems". Lúc đó họ đă có trong tay hơn 1 triệu Mỹ Kim rồi.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
lynhat
member
REF: 404345
11/16/2008
|
Theo nhiều cuộc điều tra và thống kê người di dân hợp pháp cơ hội làm giàu gấp 5 lần người bản xứ. Lư do rất là đơn giản họ đă trải qua những khó khăn ở quê hương họ. V́ thế những chuyện cực khổ ở Mỹ đối với họ không bằng một góc ở quê nhà.
Các bác có thấy người Mỹ gốc di dân Do Thái đi ăn xin không?
|
|
lynhat
member
REF: 404355
11/16/2008
|
Những người di dân hợp pháp này làm những việc mà những người dân bản xứ cho là hạ cấp, dơ bẩn, tiền lương ít, v..v. Họ muốn làm việc nhàn hạ và lương cao. Khi mà họ có những thứ này, họ mượn tiền mua nhà ở mới lớn, xe hới mới, đi du lịch nước ngoài,… Phía ngoài nh́n vào họ thuộc thành phần giàu có, nhưng nếu họ mất việc, những thứ đó sẽ đi tong.
Trong khi đó nhung di dân này, hà tiện để dành tiền, dùng tiền đầu tư cho con cái vào đại học, đầu tư nhà cửa, buôn bán, v..v. Phía ngoài nh́n vào họ chẳng khác ǵ thuộc thành phần nghèo mạt rệp. Các bác lầm đấy! Họ đă có trong tay hơn 1 triệu Mỹ Kim rồi đó.
|
|
rongchoi123
member
REF: 404357
11/16/2008
|
Chưa thấy, nhưng đâu biết được. Dân nghiện hút th́ nước nào không có chỉ có mức độ nhiều hay ít. Dân dân nghiện hút, bê tha th́ có nước ăn xin thôi. Dân Israel có đời sống nghiêm túc nên hầu như trộm cắp, ăn xin rất ít. Mà Lynhat đă đọc cuốn Israel do ông Nguyến Hiến Lê dịch chưa. Thấy tổ chức xă hội của họ rất qui củ, nên bị vây quanh bởi vô số người Hồi giáo mà không đánh đổ được họ.
Nước Mỹ là nước mạnh nhất thế giới, đó là nói chung về kinh tế, chính trị và quân sự. Chứ theo thống kê th́ các nước Bắc Âu có mức sống tốt nhất trên thế giới. Nước Mỹ chỉ ở hạng từ 15 đến 20. Tuy nhiên, ở Mỹ có nhiều cơ hội để làm giàu hay nổi tiếng , nếu người ta có tài. C̣n ở bắc Âu như Thụy Sĩ, Thụy Điển hay Canada th́ phúc lợi xă hội đảm bảo cho đời sống con người ăn đứt nước Mỹ. Có điều thuế thu nhập mấy nước này đánh kinh khủng lắm, nước Mỹ đánh thuế thu nhập c̣n thấp đấy. Hơn nữa, ở Mỹ c̣n có nhiều cơ hội làm việc nên nhiều người châu Á mới qua họ làm chui khỏi nộp thuế. Một thời gian vài năm th́ có cả trăm ngàn đô la.
|
|
xexichl0
member
REF: 404358
11/16/2008
|
Hoàn toàn đồng ư với bác lynhat.
Nước Mỹ là thiên đường của những ai cần cù chịu khó lao động.
Gần nhà tôi ở, có 2 vợ chồng người Việt Nam, được con bảo lănh sang Mỹ khi đă lớn tuổi (gần 50 tuổi). Hai vợ chồng cùng xin đi làm công nhân trong hảng. Họ ăn tiêu tiết kiệm, tích cực làm thêm giờ. Đến nay sau 8 năm đến Mỹ, họ đă trả góp gần xong căn nhà, sở hữu 2 chiếc xe hơi, đă nhập quốc tịch Mỹ, bảo lănh thêm 3 người con c̣n độc thân sang Mỹ.
Họ nói điều khiến họ hăng hái làm việc là lao động của họ được trả công xứng đáng. C̣n ai nói nói tư bản Mỹ bóc lột sức lao động th́ họ cầu mong cho con cháu của họ được sang Mỹ để "bị bóc lột sức lao động". Hiện giờ 2 vợ chồng đang chờ đợi thủ tục bảo lănh những người con, cháu c̣n đang ở Việt Nam.
|
|
aka47
member
REF: 404359
11/16/2008
|
Sống ở Mỹ không ai thiếu nợ nhà Bank , nợ chính phủ th́ chưa fải sống ở Mỹ.
Chưa thành công dân Mỹ.
Vậy ở Mỹ là địa ngục.
Thiên Đàng là chỗ ở của ông Adam và Bà Eva... là nơi họ không có quần áo mặc mới gọi là Thiên Đàng.
hihii
|
|
lynhat
member
REF: 404381
11/16/2008
|
Bác Rongchoi123 nói rất đúng. Dân Do Thái có lối sống nề nếp và đoàn kết. Họ đă mất nước cả ngàn năm mà vẫn lấy lại được không phải là chuyện dễ.
Bác Xexichl0 đưa ra trường hợp rất là tiêu biểu cho cộng đồng di dân Việt Nam vào đất Mỹ. Cách đây 30 năm về trước, dân VN mượn tiền ngân hàng rất là khó. Nhưng về sau họ lại sợ dân VN, bởi v́ họ trả nợ xong căn nhà chỉ có vài năm, trong khi đó dân bản xứ làm không được. Sau này ngân hàng ra luật trả nợ nhà sớm quá sẽ bị phạt tiền.
Làm chủ dĩ nhiên là trả tiền nhân công càng ít càng tốt, có thể gọi là “bóc lột sức lao động” . Nhưng số tiền ít đó ḿnh làm cái ǵ cho tiền đẻ ra nhiều tiền. Đó là nghệ thuật.
Aka47 à. Mượn tiền ngân hàng là chuyện phải làm. Anh có vài căn nhà cho mướn mượn tiền ngân hàng. Có dư tiền cũng không trả hết cho ngân hàng. Dùng tiền dư đó mượn thêm, mua thêm nữa. H́,h́,h́….
|
|
lynhat
member
REF: 404417
11/16/2008
|
Có nhiều gia đ́nh VN di dân qua Mỹ. Đọc báo thấy quảng cáo công việc nhiều quá xá, nào là rửa chén, chùi cầu tiêu, quét rác, bồi bàn, chạy xe taxi, v..v lương chỉ có 5 hoặc 6 Mỹ Kim một giờ.
Trời! Làm một giờ bên Mỹ bằng một ngày làm ở VN. Công việc nhiều quá mà chẳng có ai chịu làm, thế là họ làm một ngày trên 12 tiếng, một tuần 7 ngày. Họ đâu biết với đồng lương đó, dân bản xứ gọi là đồng lương chết đói, “bóc lột sức lao động”, họ chê và khinh khi không chịu làm.
Thế là di dân VN làm ngày làm đêm, làm thêm ngày nghỉ, họ tậu một căn nhà, thêm một căn nhà cho mướn, thêm một căn nữa, …đến lúc họ thức dậy, tiền mướn nhà đủ cung cấp cho họ cuộc sống thoải mái chẳng cần làm việc nữa. Và họ khám phá ra rằng, xứ Mỹ này cảnh bất công đầy rẫy ngoài xă hội.
Thế là họ đă lên được bờ thành công không sợ ch́m xuồng nữa. Con cái tốt nghiệp đại học…….
|
|
bimbim118
member
REF: 404420
11/16/2008
|
Nghe anh lynhat nói như vậy có vẻ kiếm tiền ở nước Mỹ thật là dễ, chỉ cần cần cù và chăm chỉ.
Nhưng sau đó anh lại nói rằng: Và họ khám phá ra rằng, xứ Mỹ này cảnh bất công đầy rẫy ngoài xă hội.
Có vẻ mâu thuẫn quá chăng?
hihihiii
|
|
lynhat
member
REF: 404431
11/16/2008
|
Bimbim à,
Những người di dân VN đó họ cần cù làm việc đâu có thời giờ đâu mà quan sát chuyện xung quanh, chuyện xă hội, đi nhậu nhẹt, đi nhảy nhót.....
Khi họ rảnh có dư thời giờ, họ để ư xung quanh ḿnh họ thấy cảnh bất công đầy rẫy ngoài xă hội. Họ đă giàu rồi đó em.
|
|
aka47
member
REF: 404432
11/16/2008
|
Thày chạy cho anh LN luôn.
Nói sao cũng được , hổng biết ảnh học cái chiêu này của ai mà sao "tốt nghiệp" sớm quá.
Chị BB ui... nói hổng lại dân Taxi đâu.
hihii
|
|
bimbim118
member
REF: 404437
11/16/2008
|
Anh lynhat ui, nghĩa là những người di dân đó chưa từng gặp phải sự bất công nào cả? Hay là khi họ c̣n nghèo th́ không cảm thấy bất công, nhưng khi giàu có rồi th́ mới thấy bất công?
Phá anh lynhat chơi, hihi
Aka nói đúng rồi đó, nói hổng lại được anh lynhat ǵ hết.
hihihiii
|
|
aka47
member
REF: 404442
11/16/2008
|
Chị nói đúng ư anh LN rùi.
Mới qua chân ướt chân ráo mấy đô 1 giờ cũng làm , cái lư do là dù cho trả đồng lương thấp nhất th́ đồng lương đó vẫn đảm bảo cuộc sống tối thiểu tức là không lo lắng cho cơm gạo , nếu biết co cụm chi tiêu th́ vẫn để dành được kha khá sau khi cày 5,7 năm.
Lấy tiền đó mua nhà , lấy tiền nhà thứ nhất mua cái thứ 2 cho thuê...Lấy vốn cái thứ hai mua cái thứ 3 cũng cho thuê...Bất ngờ giá nhà lên mút chỉ cà tha...liền bán bớt 1 cái lời vài trăm ngàn , có khi lời cả triệu...
Và bắt đầu tiền đẻ ra tiền...
Khi có tiền sinh ra lễ nghĩa , thấy bất công là ...la lên.
hihii
|
|
bimbim118
member
REF: 404447
11/16/2008
|
Nói như Aka vậy th́ Bimbim không dám mơ làm người giàu đâu, giàu là thấy bất công liền à, cứ thà nghèo vậy c̣n hơn.
hihihiii
|
|
aka47
member
REF: 404452
11/16/2008
|
Tới lúc thấy bất công th́ tức lắm , nhưng lúc đó tiền của rủng rỉnh rùi.
Nên tha cho cái tội bất công.
Ḿnh kêu xe Taxi chở ḿnh đi chơi.
hihii
|
|
xexichl0
member
REF: 404468
11/17/2008
|
Một bài viết về nước Mỹ của tác giả Hiệu Minh đăng trên trang Việt Nam Net
http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2008/11/813092/
GIẤC MƠ NƯỚC MỸ
Người nhập cư dễ thành “tù nhân” của những giá trị mang theo từ quê hương và bị giam cầm trong “cạm bẫy” của “thiên đường” với những giá trị và giấc mơ Mỹ. Hoà nhập không dễ nhưng quên hẳn nguồn gốc th́ cũng không thể. Đó chính là sự “lênh đênh” trong chính tâm hồn những người nhập cư…
Báo cho người bạn, tôi sắp sang Mỹ làm việc dài dài, anh tṛn mắt “Ở Việt Nam, công việc tốt, nhà cửa đầy đủ, nội ngoại quây quần, không hiểu cậu c̣n đi kiếm tiền làm ǵ. Hâm quá trời”. Trong suy nghĩ của anh, sang Mỹ chỉ v́ tờ đô la xanh đỏ. Thời phổ thông, học lịch sử Columbus thám hiểm châu Mỹ rất thú vị, tôi quyết ra đi cho biết mùi vị xứ cao bồi t́m vàng.
Từ Hà Nội đầy khói bụi, c̣i xe ầm ĩ, không khí ẩm mốc của vùng nhiệt đới, sau 26 giờ bay đến Washington DC, cảm giác như từ cánh đồng trưa hè nắng gắt ở Quảng Trị bước vào một khách sạn có điều ḥa mát lạnh.
Xuống sân bay quốc tế Dulles đă thấy nước Mỹ hiện ra như trong mơ. Rừng cây xanh mát hai bên đường, những bụi hoa rực rỡ dưới nắng vàng. Đoàn xe hơi tưởng chừng dài như vô tận. Từ DC nh́n sang Virginia, những ṭa nhà cao tầng lộng lẫy soi bóng bên ḍng sông Potomac êm đềm trong chiều tà. Thấp thoáng những biệt thự trong rừng như cổ tích và những thảm cỏ xanh mông mênh. Bầu trời yên ả và không khí trong lành. "Giấc mơ Mỹ" và "thiên đường" này quả có thật, ít nhất là cảm giác của tôi lúc đó.
Như bao người lớn tuổi khác, tôi đến đất nước này và nghĩ sẽ ở một thời gian, học hỏi kinh nghiệm, trao dồi tiếng Anh và quay về. Gặp sếp người Pháp, ông tủm tỉm: “Tôi tới đây sáu tháng để công tác và muốn nâng cao tŕnh độ tiếng Anh. Nhưng rồi sau 15 năm nay, tôi vẫn đang học…tiếng Mỹ”. Theo ông, Hoa Kỳ là cơi thiên đường với cạm bẫy ngọt ngào, người nhập cư bước vào, khó thoát khỏi ṿng kim cô của American Dream.
Sự đa dạng của Hợp Chủng Quốc
Gặp người đồng nghiệp Mỹ đă từng trao đổi email trước đó, anh thản nhiên hỏi tôi “Anh từ nước nào tới đây, Thái Lan hay Trung Quốc?”. Tôi nh́n anh ta không chớp mắt: “Cha nội này nghĩ ḿnh từ hành tinh khác đến chăng?” với cảm giác niềm tự hào dân tộc bị xúc phạm.
Nhưng ở thêm vài tuần, tôi phát hiện, người Mỹ b́nh dân không quan tâm bạn đến từ nước nào tới. Nếu biết từ Việt Nam, đôi người c̣n hỏi, h́nh như ở đó c̣n chiến tranh. Sự vô tâm của người Mỹ về nguồn gốc của một ai đó là hết sức b́nh thường. Có thể, bản thân hay ḍng tộc là người nhập cư, hoặc người Mỹ thuộc về “toàn cầu”.
Kể từ năm 1620, khi chuyến tầu hành hương đầu tiên của người Anh cập bến New York đến nay, ngày ngày vẫn có hàng ngàn người nhập cư. Thời gian đầu phần lớn là người Anh, người Âu, rồi dân tứ xứ đến từ châu Phi, châu Á, và sau gần 400 năm đă làm nên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với hơn 305 triệu dân.
Trong ḍng người đó, số người Việt ta cũng đáng kể, khoảng 1.5 triệu người Việt. Họ sống rải rác ở ở nhiều bang trong đó có phần lớn tập trung ở California và Texas. Khoảng 30-40 ngàn người Việt, phần đông có học vấn cao và công việc tốt ở Virginia và Maryland, cạnh thủ đô Washington DC.
Ở đây, mỗi người Việt có số phận bi tráng và nỗi buồn thương không giống ai. Thăm bất kỳ gia đ́nh Việt nào cũng có thể nghe được một câu chuyện và sẽ hiểu tại sao họ gắn bó với vùng đất mới.
Người nhập cư và “giấc mơ Mỹ” (American Dream)
Đến Mỹ lần đầu tiên, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi đất nước rộng lớn, nếp sống văn minh công nghiệp với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Từ Đông sang Tây có bốn múi giờ khác nhau với 50 bang, riêng bang California đă có diện tích hơn Việt Nam ta. Người nhập cư đến từ các quốc gia nghèo, bất kể nguồn gốc nào, cao sang hay thấp kém, từ giới thượng lưu hay người bán phở của Sài G̣n xưa, đều thừa nhận “giấc mơ Mỹ” là có thật.
Nếu so sánh với quê nhà, từ người y tá, lái xe, công nhân xây dựng đến những nhân viên ngân hàng hay quản lư cao cấp, thu nhập tại đây như mơ. Với thể chế tam quyền phân lập dưới sự giám sát của quyền lực thứ tư là báo chí, cuộc sống ở xứ sở này khá an toàn v́ luật pháp thượng tôn, lương bổng cao, chế độ bảo hiểm tốt, hưu trí đảm bảo, giáo dục miễn phí cho học sinh phổ thông, và cả vấn đề tự do, dân chủ, quyền con người.
Nhiều người đă nai lưng ra làm việc mong có tiền để trụ lại. Anh chủ quán trên đường Pennsylvania kể rằng, anh đi làm ở văn pḥng, từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, đi thẳng tới quầy bar bán rượu giúp vợ bán phở kèm pizza và 2 giờ sáng mới về đến nhà. Có vài người giúp việc theo giờ nhưng hai vợ chồng vẫn lo từ mua hàng, nấu nướng đến rửa bát. Cuối tuần gần như thức trắng đêm v́ khách đông. Ma lực ước mơ làm giầu đă giúp họ không cảm thấy mệt mỏi. Thật hạnh phúc khi làm ra của cải bằng chính sức lao động và được đền đáp xứng đáng.
Chăm chỉ, giỏi giang và chuyên nghiệp sẽ không bao giờ mất việc, cuộc sống được đảm bảo và thậm trí trở thành giầu có. Nhà cửa xe hơi được vay trả góp. Sau vài chục năm lao động lương thiện có thể làm chủ ngôi nhà nửa triệu đô la. Những người mất việc làm, vô gia cư hay ăn xin hầu hết là lười biếng, trộm cắp bị tù tội và không biết lượng sức ḿnh trong chi tiêu, mới ra nông nỗi đó.
Tôi gặp một bác làm công việc hành chính ở cơ quan, ra đi từ 20 năm trước. Tuy có bằng luật thời Sài G̣n (cũ) nhưng sang đây lúc đă xế chiều nên bác nhận những việc lương thấp để nuôi ba đứa con. Vốn năng động, từ hai bàn tay trắng, bác đă gây dựng một gia đ́nh rất đàng hoàng bên Virginia. Ba đứa con tốt nghiệp đại học, có bằng kỹ sư và bác sỹ đang hành nghề với lương rất cao.
Bác tâm sự “Ở Việt Nam, có lẽ tôi sẽ chỉ đủ sức cho một đứa vào đại học. Sang đây có chế độ vay tiền cho con vào đại học nên chúng mới được bằng cấp tiêu chuẩn quốc tế dù nhà nghèo”. Số phận đẩy bác sang một bến bờ khác. Kỳ diệu thay, bác thực hiện giấc mơ của ḿnh với một cái nghề hết sức b́nh thường tại một nơi xa lạ. Đối với tôi, bác chính là thần tượng thành đạt trong American Dream.
C̣n biết bao những gương mặt Việt thành công khác. Có người vào Nhà Trắng làm cố vấn hay làm ông chủ giầu có ở Silicon Valey. Phần đông người Việt Nam vốn yêu lao động, chịu khó làm ăn đă định cư bên Mỹ yên ổn và ḥa nhập với xă hội dễ dàng.
Gía trị Mỹ - American Values
Nếu hỏi giá trị đất nước “con Rồng cháu Tiên”, không phải ai cũng trả lời được. Tương tự, đặt câu hỏi ”Giá trị Mỹ là ǵ?” rất dễ, nhưng trả lời lại rất khó và phức tạp. Tiến sỹ Thomas Grouling (Trung tâm nghiên cứu quốc tế, Đại học Drake) gói gọn trong mấy từ: Cá nhân, giáo dục, gia đ́nh và riêng tư (individualism, education, the family and privacy). Ngoài ra, phải kể đến tự do cá nhân, tự lực cánh sinh, cần cù, cơ hội b́nh đẳng, vật chất, thời gian là tiền bạc hay kể cả sự cạnh tranh không khoan nhượng.
Đối với người Mỹ, vai tṛ cá nhân tối quan trọng. Nó được thể hiện trong cách xă hội phát triển, trong giáo dục, sinh hoạt gia đ́nh, văn hóa và được luật pháp hỗ trợ. Các công ty gia đ́nh hay của cá nhân đă đóng vai tṛ lớn trong nền kinh tế. “Làm ông chủ của chính ḿnh” là một trong những “giấc mơ Mỹ” ngọt ngào nhất.
Đến trường, học sinh học tập một phần nhỏ trên lớp, c̣n lại sẽ phụ đạo tại gia, ngoài xă hội, thông qua các buổi đi thực tế, trao đổi và phản biện. Mỗi trường có mục tiêu đào tạo riêng, gia đ́nh có thể tham gia vào chương tŕnh dạy và học cho các em. Câu nói nổi tiếng “Bạn có thể trở thành bất kỳ ai” đă giúp cho nền giáo dục được định hướng theo phong cách tự học, hoàn thiện bản thân để trở thành người tốt nhất có thể, phát triển tài năng và v́ thế đóng góp cho xă hội tối ưu nhất. Đất nước không câu nệ bằng cấp miễn là phải có khả năng, nên đă tạo ra thiên tài tin học như Bill Gates hay Steve Jobs, không tốt nghiệp đại học, nhưng giàu có nhất nh́ thế giới.
Người ta nói gia đ́nh là nền tảng của xă hội quả không sai. Ở Mỹ, trong gia đ́nh, bố mẹ được con cái tôn trọng và ngược lại, con cái có thể tranh luận với bố mẹ một cách b́nh đẳng. Bố mẹ vào pḥng con phải gơ cửa. Có nhiều cung cách ứng xử “muốn nói ngoa làm cha mà nói”, nhưng người Mỹ không chấp nhận cách sống hay quản lư áp đặt. Cha mẹ muốn khuyên con điều ǵ không thể ra lệnh hay cầm roi dọa mà phải “đàm phán” khéo léo đến khi đứa trẻ đồng ư.
Đến chơi nhà bạn bè, bạn sẽ được đón tiếp thân mật và bảo “cứ tự nhiên như ở nhà”. Họ tôn trọng sự lựa chọn cá nhân nên ít khi gắp thức ăn cho khách mà chỉ giải thích, món này có thịt ḅ, món kia thêm rau bắp cải. Khách nửa đêm lục tủ lạnh t́m đồ ăn hay ra hiên ngồi một ḿnh cũng không ai hỏi tại sao.
Tôn trọng chốn riêng tư là một "giá trị Mỹ" khác. Nó thể hiện từ trong cách bố trí các pḥng trong ngôi nhà đến quan hệ gia đ́nh, bạn bè và xă hội. Khu nhà ở thường được thiết kế trong môi trường cây xanh và tĩnh lặng tuyệt diệu, xe cộ ít chạy qua. Ngồi trong nhà liên lạc internet với thế giới cả ngày không bị ai quấy hay làm ồn.
Câu chào đơn giản “Hello” không kèm theo những câu hỏi như ở Việt Nam ta dễ làm khách ú ớ kiểu: “Bác năm nay bao nhiêu, lương có khá không, chị nhà đi làm chưa?”. Một số người Mỹ không có gia đ́nh, thường nuôi súc vật như chó, mèo, nên không thích ai hỏi về con cái hay bạn đời. Gặp dân “bóng”, lời chào “Hi” vô thưởng vô phạt sẽ tránh phải chọn cách chào “chị” hay “anh”.
Ở nước Mỹ, cái “tôi” trong mỗi con người chính là động lực của thành công. Người Mỹ luôn lạc quan vào ngày mai và tin rằng mọi việc sẽ ổn. Cách nh́n luôn hướng tới tương lai đă giúp xă hội tiến bộ trong khoa học, y tế và công nghệ mà các quốc gia khác đôi lúc chỉ nằm mơ.
Người đến Mỹ và mang theo văn hóa riêng vẫn được chào đón v́ họ tôn trọng bản ngă con người, “bạn là bạn, tôi là tôi và cả hai làm nên chúng ta”. Bạn có thể giúp văn hóa của họ thêm phong phú, giống như người Mỹ cũng t́m cách gây ảnh hưởng với bạn. Họ coi việc giúp đỡ người khác là đạo đức và trách nhiệm.
Khu chợ Eden hay Bolsa của người Việt, phố Tầu của người Hoa, chùa chiền của đạo Phật hay thánh đường Hồi giáo được tôn trọng như những siêu thị Mỹ hay nhà thờ Thiên Chúa giáo. Sự đa dạng về dân tộc, văn hóa, phong tục và những bản ngă riêng của từng người đă góp phần phong phú thêm cho American Values.
“Mắc bẫy” trên “thiên đường”
Người bạn xứ Bangladesh cho tôi xem câu chuyện “Mắc bẫy trên thiên đường” (cùng tên một bộ phim Mỹ), viết về số phận những người nhập cư đến từ chính tổ quốc anh. Bài báo mô tả một người nhập cư lớn tuổi bị một nỗi giằng xé trong ḷng “tấm thân phiêu bạt xứ người nhưng hồn ở quê nhà”.
Có lẽ câu chuyện trên đúng với bất kỳ người bỏ quê hương xứ sở ra đi khi đă trưởng thành, nơi chôn rau cắt rốn đă ăn sâu vào trái tim. Đó chính là cuộc đấu tranh trong ḷng khi màn đêm buông xuống như người Việt ở Cali nhớ sông Hương êm đềm xứ Huế, hay bến Bạch Đằng nhộn nhịp ở Sài G̣n.
Vừa muốn ở lại để con cái được học hành trong hệ thống giáo dục thuộc loại tiên tiến nhất thế giới, kiếm thêm tiền, hưởng môi trường tự do của xứ sở mà bản ngă con người được tôn trọng lại vừa muốn đứa con vẫn là người Việt Nam, nói hai thứ tiếng. Mong con như Mỹ nhưng lại muốn chúng biết khoanh tay chào, ăn cơm biết mời, gọi “dạ” bảo “vâng”.
Cách giáo dục và văn hóa phương Tây thường nuốt chửng thế hệ tương lai của những người nhập cư. Hầu hết, lớn lên thế hệ trẻ sẽ không biết nơi bố mẹ sinh ra ở đâu, thậm chí xem tivi, báo chí thấy cách đối xử bất công, chúng sẵn sàng ra đường biểu t́nh và mang “giá trị Mỹ” áp đặt vào chính tổ quốc của cha ông. Trong gia đ́nh kiều dân hay có những cuộc tranh luận nảy lửa, xung đột văn hóa và những giá trị truyền thống mà phần thắng thuộc về thế hệ đă sinh ra trên đất Mỹ.
Thế hệ trẻ ấy lớn lên cùng ba má về thăm Sài G̣n với tiếng Việt lơm bơm. Thấy chó chạy rông định ôm mà không biết có thể bị cắn. Tuy nhiên, các cháu có một nền văn hóa “công dân toàn cầu”. Thuyết phục họ về cội nguồn với t́nh yêu quê hương th́ đó lại trở thành kho báu mà người Mỹ tặng “không” cho đất nước.
Bố mẹ xứ Á châu thường không thích con gái yêu người da mầu. Tuy nhiên, cô gái lại được giáo dục “phân biệt chủng tộc là điều cấm kỵ” nên vẫn ôm anh da đen hay Mễ Tây Cơ. Phụ huynh đành ngậm ngùi: “Kệ cha chúng mày”.
Người nhập cư dễ thành “tù nhân” của những giá trị mang theo từ quê hương và bị giam trong “cạm bẫy” của thiên đường với những giá trị và “giấc mơ Mỹ”. Ḥa nhập không dễ mà quên hẳn nguồn gốc th́ cũng không thể. Đó chính là sự “lênh đênh” trong chính tâm hồn những người nhập cư.
Rất nhiều người sau khi đă có việc làm và thu nhập ổn định, bắt đầu quen với cách sống của người bản xứ. Họ mua nhà, sắm xe rồi các tiện nghi, kéo theo trả lăi ngân hàng trong thời gian 20-30 năm, cuối cùng chính họ không thể ra khỏi ṿng quay cuồng đó. Sợ mất số tiền đă đầu tư nên họ phải cố giữ lấy việc làm, kiếm thêm và cuối cùng kết thúc trong cái “bẫy bằng vàng” của đồng đô la.
Con cái và tương lai của chúng cũng là nguyên nhân khác dẫn đến bố mẹ bị “giam cầm” ở chốn này. Định cho con học một hai năm rồi về nước, nhưng họ cũng nhận ra nền giáo dục ở đây là niềm mơ ước của bao người ở quê nhà, nên thời gian trôi đi, những đứa trẻ lớn lên và chuyện trở về quê cũng mờ theo. Anh bạn tôi gọi đùa chúng là “quản giáo” của cha mẹ ở “thiên đường”.
Hàng năm, bốn năm triệu người Việt tha hương gửi hàng chục tỷ đô la giúp thân nhân trong nước. Nếu biết rằng, kiếm được đồng tiền ở nước ngoài, tiết kiệm gửi về, tốn không ít mồ hôi và nước mắt, sẽ đánh giá được hết tấm ḷng của họ với quê hương. Và cũng nên hiểu thêm nỗi giằng xé trong tâm can mỗi người nơi viễn xứ.
Ai đó mong đến Mỹ để hưởng thụ mà không phải làm ǵ, nên chuẩn bị túi ngủ để tham gia đám vô gia cư. Định hối lộ hay phong b́ cho nhanh việc sẽ kết thúc trong trại giam. Không phải người nhập cư nào cũng may mắn t́m được “giấc mơ Mỹ”. Đất nước này khắc nghiệt nhưng cơ hội cũng rất công bằng cho tất cả mọi người.
Nếu không có tài hay chút may mắn có thể thành người sống chui lủi, làm những công việc rẻ mạt để một ngày kia bị trục xuất. Người chủ thuê trả công thấp v́ dân nhập cư thân phận, ngôn ngữ yếu, lại không nắm được luật pháp, dễ bị tư bản cá mập nuốt chửng. Người ta nói, luật pháp Mỹ rất công minh khi có nhiều tiền thuê luật sư hoặc biết...luật. Nếu không, sống ở nơi luật rừng tốt hơn.
Nhớ ngày nào mới đến, đứng trên nóc Trung tâm Kennedy ngắm DC lúc chiều buông, tôi chợt nhớ quê đến nao ḷng, khi nh́n mặt trời lặn phía Tây xa xa và thầm hứa sẽ quay về. Năm năm đă qua, tôi lờ mờ hiểu chính ḿnh cũng đang vùng vẫy trong cái “bẫy vô h́nh” ở chốn này. Sợ nhất một ngày kia, cậu con trai tôi cũng sẽ hỏi đồng hương Việt: “Quí ông là người Lào hay Nhật”.
Mỗi lần gọi điện về quê, câu hỏi nghẹn ngào đầu tiên của mẹ tôi: “Bao giờ đưa các cháu về thăm nhà” hoặc: “Con cứ về, ở nhà cơm cháo có nhau hơn là giầu sang nơi đất khách. Mẹ thương nhớ các cháu lắm”. Biết mẹ già không c̣n nhiều thời gian trên trái đất này, nhưng v́ con cái, công việc và vài thứ cám dỗ nơi đây nên tôi lấn cấn nỗi ḷng “kẻ ở người đi” khi hứa liều: “Con sẽ về”.
Mỗi ngày có hàng triệu người muốn đến nước Mỹ như tôi đă ước mơ thuở nào. Ít ai tới "thiên đường" lại bỏ đi. Tuy thế, khi tới sân bay Dulles, để ư phía cửa xuất cảnh cũng thấy khá đông người. Với một số người, giấc mơ sang Mỹ t́m vàng đôi khi thành ác mộng. Với số khác, không muốn làm “tù nhân” nơi đây, nên họ quay về trần gian nơi cố hương để xây thiên đường cho chính ḿnh.
|
|
lynhat
member
REF: 404637
11/17/2008
|
Xin chào Bimbim, Aka47, Xexichl0,
Muốn Làm Giàu Học Cách…..Làm Biếng
Dạo một ṿng trên diễn đàn, ở những đề tài khác nhau, em thấy một số các bác bàn về học hành mà em tủi trong ḷng. Em th́ học và hành và kiến thức th́ chẳng tới đâu.
If you want to be rich, be incompetent. If you want to be super rich, be lazy.
- Robert T. Kiyosaki (The Author of Rich Dad, Poor Dad)
Nếu bạn muốn khá giả th́ đừng biết nhiều. Nếu bạn muốn giàu có, học cách làm biếng.
- Tác Giả Cuốn Sách : Bố Giàu, Bố Nghèo.
Chắc là em phải học theo ông Robert T. Kiyosaki này qua, rất là hợp với tính làm biếng của em .
|
|
aka47
member
REF: 404702
11/17/2008
|
Anh LN nói học hành kiến thức hổng đi tới đâu .
Vậy mà chuyện ǵ cũng biết , tŕnh độ nào cũng nói được mà nói c̣n hay hơn mấy nhà...Bác Học.
Bái phục.
hihii
|
|
lynhat
member
REF: 404706
11/17/2008
|
Chị Aka47,
Dạ em hổng dám đâu ạ. Khi mà em chẳng biết ǵ cả và làm biếng, v́ bụng đói sẽ đẩy em lên một bực, em nghĩ làm sao cho người ta làm việc cho ḿnh, tiền làm việc cho ḿnh (không nhất thiết là tiền của ḿnh, tiền ngân hàng), c̣n chính em chẳng làm ǵ cả, tối ngày thả rong choi.
H́,h́,h́….
|
|
bimbim118
member
REF: 404709
11/17/2008
|
Aka mà ngồi nghe anh lynhat dạy th́ hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác chưa chắc đă hết đâu ḱa.
hihihiii
|
|
lynhat
member
REF: 404798
11/18/2008
|
Bimbim à. Anh chỉ nói dóc và bốc phét thôi. Tin không tin th́ thôi. Ai tin chết ráng chịu.
Con người làm việc cao nhất chỉ có 24 tiếng một ngày. Một tuần 7 ngày. Làm sao mà giàu lẹ đây? Phải suy nghĩ làm sao có nhiều người làm việc cho ḿnh. Tiền làm việc cho ḿnh, chẳng hạn như mua nhà cửa cho mướn, mượn tiền ngân hàng. Có như vậy mới mong làm giàu lẹ.
H́,h́,h́....
|
|
lynhat
member
REF: 424256
02/15/2009
|
Những người nào muốn trở thành tỷ phú ở Việt Nam? Với điều kiện hiện nay, một người có thể trở thành tỷ phú với một thời gian rất ngắn.
Theo ư kiến của tui, có thể đúng, cũng có thể sai, muốn trở thành tỷ phú có vài phương pháp :
1) Làm giàu bằng cách trúng vé số.
2) Làm giàu bằng phương pháp hối lộ.
3) Làm giàu bằng phương pháp hà tiện.
4) Làm giàu bằng cách buôn bán bất hợp pháp.
5) Làm giàu bằng phương pháp gă cho những người giàu có (phương pháp thể thao này rất là thịnh hành hiện nay).
Tất cả các phương pháp trở nên giàu có, điều cần có một “cái giá” phải trả của nó.
|
|
lynhat
member
REF: 424257
02/15/2009
|
Ư nghĩa “cái giá” phải trả, để tui giải thích bằng thí dụ như, muốn có một thân h́nh lực sĩ, hấp dẫn, mọi người điều hâm mộ. Đó là phải năng tập thể dục, thể thao và ăn uống đúng phương pháp. Có nhiều người muốn có thân h́nh thật hấp dẫn và quyến rũ, nhưng họ không muốn “trả giá”.
Theo tui nghĩ, không cần phải theo những phương pháp đưa ra ở trên đây, mà vẫn có thể đạt được giàu có. Có rất nhiều người muốn trở nên khá giả hoặc giàu có, nhưng họ không muốn “trả giá”. Khi họ nghe đến câu trả lời để dẫn đến tài chánh phong phú hơn, th́ họ không theo.
Thí dụ như một người muốn giàu có cần có nhiều kiến thức khác nhau như : cái học ở trường; cái học ở ngoài đường; phải có nhiều sáng kiến; phải biết kiên nhẫn; phải biết tâm lư con người; v…v c̣n nhiều nữa. Tất cả cái đó cần đ̣i hỏi rất nhiều thời gian để đầu tư, để đạt được những kiến thức đó. Phần đông con người lại không muốn làm như vậy, bởi v́ nó đ̣i hỏi rất nhiều thời gian và kiên nhẫn.
|
|
tegieng
member
REF: 424261
02/15/2009
|
Theo Té Giếng th́ ở Mỹ hay ở bất cứ nơi nào cũng không phải là "Thiên Đàng" v́ "Thiên Đàng" không phải là một nơi chốn mà đó là một tâm trạng thôi (Heaven is not a place, but a state of mind).
Ở đâu cũng có thể làm giàu được cả nhưng "Tiểu Phú do cần, Đại Phú do Thiên". Kẽ giàu nức đố đỗ vách chưa hẳn đang sống ở "Thiên Đàng" và người nghèo măn tro ṃ trấu cũng chưa hẳn là đang sống trong "Địa Ngục".
"Thiên Đàng" hay "Địa Ngục" đều là tâm trạng của chính ḿnh thôi, nếu ḿnh biết đủ là đủ và vui sống thương yêu mọi người như chính bản thân ḿnh th́ cho dù ḿnh đang ở đâu với Té Giếng cũng là ḿnh đang sống ở "Thiên Đàng" vậy.
* Té Giếng xin lỗi! Đây chỉ là ư nghĩ không đáng 2 xu của Té Giếng thôi. Mong được tất cả chỉ giáo thêm (I apologize! This is only my worthless two cents. Hope that eveyone will educate me more).
|
|
lynhat
member
REF: 424501
02/16/2009
|
Té Giếng nói đúng đó. Chỗ nào cũng là Thiên Đàng. Chúng ta đi dạo phố trên trái đất này khoảng 100 trăm năm. Sau đó chúng ta sẽ đi đến chỗ khác dạo phố nữa.
|
|
ladieubongg
member
REF: 424506
02/16/2009
|
Té Giếng nói chuyện cứ y như "ông Cụ non"!
h́h́...
|
|
tegieng
member
REF: 424605
02/16/2009
|
Chi LDB thương,
Hi hi hiii........i :)! Té Giếng vui thiệt nà vui khi gặp chị ở nhà của Bác LN nầy đó, mấy hôm nay không gặp chị Té Giếng căm thấy như thiếu thiếu một cái ǵ đó..., hông phải, hông phải chỉ là thiếu thiếu thôi mà là vừa thiếu thiếu vừa nhớ nhớ th́ đúng hơn :), Thiệt đó, mới có mấy hôm mà nhớ chị nhiều lắm đó :)(Thiệt ḷng chứ hỏng có nói "nịnh" chị nàm chị đâu)!
Chị biết hôn? Cái "Ông Cụ non" mà đa số ai cũng nói em giống đó là một "sản phẫm" Á Âu hợp lại đó. Đôi khi Mẹ em nói, "Mầy đọc sách Anh, Pháp.. tùm lum...., bây giờ nghe mầy nói chuyện sao giống như mầy bị "Mỹ hoá" ("Americanized") rồi chứ không c̣n nói ca dao tục ngữ Việt Nam hay chữ Hán giống "Tàu lặn" của Bà Ngoại nữa (Mẹ của Mẹ em)". Hê he hê...., em từ nhỏ đến 20 th́ bi ảnh hưởng của Bà Ngoại và Bố Mẹ (Á Châu) và 10 năm nay thi em đi học và đi làm với người Tây Phương..., thế nhưng em hỏng có bị "Mỹ hoá" như Mẹ em "buộc tội" (Accused) hay là "Ông Cụ non" đâu. Em chỉ chọn lọc và hoà hợp hai cái tốt của Á và Âu lại (refine and combine) đễ sử dụng mờ thui....., sự "hoà hợp có chọn lọc" ("refine and combine") nầy có lẽ đôi khi biến em thành "Ông Cụ non" trong cách nói chuyện của em đó... hê hêhêê..., mờ hong sao...., ḿnh là ḿnh thui, trời sinh sao để vậy chị há :)!!!! {Đọc mấy chữ chị viết mà em cười thiếu điều té ghế (I laughed my head off and almost fell out of my chair reading your words) đó}.
Chúc chị luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc ha!
Em của chị,
Love,
XOX
|
|
ladieubongg
member
REF: 424610
02/16/2009
|
My dearest TeGieng,
I could tell from the beginning that YOU ARE THE COMBINATION OF THE BEST OF BOTH WORLDS!
Mẹ em chắc chắn rất hănh diện có một người con như em, và may mắn thay cho bất cứ người con gái nào được lọt vào mắt em!
Thương em nhiều thiệt là nhiều!
XOX
PS.
Đúng là "em hát chị khen hay!" hihihi
|
|
tegieng
member
REF: 424618
02/16/2009
|
My darling sister,
Mặt em đỏ hết lên v́ mắc cở rùi đây nè :) {My face is turning all red out of embarrassment here :)} Thế nào đi nữa th́ em cũng hong biết làm sao cám ơn chị đă nghĩ tốt về em và những lời tốt đẹp chi đă dành cho em cho nữa đây. Hong đũ ngôn từ nên chỉ biết nói là "TẬN ĐÁY L̉NG EM CHÂN THÀNH CĂM ƠN CHỊ HA!" {Anyhow, I do not know how to thank you enough for your thinking highly of me and all your kinds words. For lack of a better word... "I HONESTLY, FROM THE BOTTOM OF MY HEART, THANK YOU, SIS!"}:)
Mà hong sao :)! Em ngă chị nâng mờ, hi hihiiiii!
Miễn nà ḿnh đừng có tự mèo khen mèo dài đuôi nà được rùi phải hôn nào chị nhỉ :)? {As long as one does not brag about himself as "every bird loves to hear himself sing" is okay, eh. Ain't it, my darling sister :)?}
|
|
datphat
member
REF: 424619
02/16/2009
|
Đọc các ư kiến của các bạn và chủ nhà, tôi cũng xin góp chút ư kiến là: không hẳn chỉ có nước Mỹ là Thiên đàng như bạn lynhat nói, mà theo ḿnh th́ nơi nào trên thế giới cũng có thể là thiên đàng nếu ḿnh có đủ khả năng, và tùy theo cái nh́n và sự chấp nhận của cá nhân mà thôi.
C̣n nói cho đúng hơn th́ nươc Mỹ có nhiều điều kiện để phát triển th́ hợp lư hơn. Và điạ ngục trần gian th́ everywhere, v́ tội phạm và sự đau khổ đều xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, chỉ có điều là h́nh thức nó khác nhau thôi.
Chút góp ư vui với các bạn cho sinh động topic thêm..hêhhêhêhhê
|
|
lynhat
member
REF: 429197
03/05/2009
|
Anh TeGieng cũng biết "nịnh" chị Bông dữ hé!
Anh Datphat nói đúng. Chỗ nào cũng là thiên đàng. Nếu một con cá nuôi trong hồ kiếng dù cho tuổi nó lớn bao nhiêu cũng không bằng cho nó sống trong môi trường thiên nhiên tự do của nó. Nó sẽ phát triển theo đúng tiềm năng của nó. Và con người cũng không ngoại lệ.
|
|
tegieng
member
REF: 429328
03/05/2009
|
Chào Bác Lynhat!
Bác ui! Khổng Tử nói, "Ngôn từ là tiếng nói của con tim" ("Words are the voice of the heart" - Confucius).
Té Giếng hông có giỏi "nịnh" đâu, chẳng những hông giỏi mà cũng hông có biết "nịnh" nữa. Tư tưởng làm ra hành động, không nghĩ được th́ không làm được đâu, Té Giếng chỉ nói lên những ǵ Té Giếng nghĩ thành thật ở trong ḷng ḿnh thôi ("My words are the honest voice of my heart")! Hi hi hi.
Xin lỗi Bác v́ Té Giếng "x́ pam" ở đây ha :)!
Chúc Bác luôn vui khoẻ và mần ăn phát đạt há!
|
|
lynhat
member
REF: 429440
03/06/2009
|
Bác Té Giếng,
“Câu chuyện chữ nghĩa” của Bác, bên Tây (Ninh) kêu là “Fini l’eau dire”, dịch sang tiếng Mỹ (Tho) là “No water to talk”, diễn Nôm là... “Hết nước nói”. Thôi, tui cũng ráng tin lời anh. H́,h́,h́...
|
|
tegieng
member
REF: 429824
03/07/2009
|
Bác Lynhat,
He he he, chữ nghĩa của Bác th́ bên Tây kêu là "ton Français est parfait", dịch sang tiếng Mỹ là "your English is perfect", diễn Nôm theo A Nam Nán là "chữ nghĩa một bồ" hi hihihiiii. Bái phục, bái phục!
Bác ui, "ráng tin" tiếng Việt ḿnh có nghĩa là "không tin", đúng không nào Bác nhỉ? Không sao, không sao, hi hiiii, quen biết nhau nhiều c̣n chưa chắc có thể tin nhau được nữa v́ "biết người, biết mặt, khó ḥng mờ biết được 'cái ḷng' " và "mấy ai lấy thước mà đo ḷng người"..., đúng không nào Bác nhỉ, hi hihi.
Lăo Tử (Lao Tzu) có nói là "Biết người là khôn; Biết ḿnh mới là sáng suốt" ("He who knows others is wise; He who knows himself is enlightened"). Bác hỏng nên tin tớ đâu v́ tin tớ là bán lúa giống đó, đễ tự tớ biết tớ thế nào nà được rùi he he...!
Chúc Bác luôn vui khoẻ ha!
|
|
lynhat
member
REF: 492971
10/23/2009
|
Bác Tegieng chọc quê em hoài! Em mà chữ nghĩa ǵ. Dân chạy xe taxi nói không ai hiểu th́ xài động tư "to quơ", năm ngón tay là hiểu rồi. H́,h́,h́...
|
|
tegieng
member
REF: 494873
10/30/2009
|
Bác Lynhat,
Hi hii, bảy tám tháng sau Bác mới bảo là tớ chọc wê Bác nhỉ? Hông dám đâu, tớ thiệt t́nh lắm, thấy sao nói zị thui hà. Cái động từ "tui quơ" c̣n gọi là "ngôn ngữ quốc tế" của Bác th́ chỉ là một trong nhiều khả năng giao tiếp ngoại hạng của Bác đó thôi, Bác đừng quá khiêm nhường mà làm tớ xấu hổ lắm đó. "Tui quơ" hay "tui múa" ǵ th́ hông cần biết miễn là người ta hiểu tui và tui làm ra tiền là "ăn tiền" rồi v́ đây là ngôn ngữ thứ một chăm linh hai của tui mà, Bác đồng ư không nào? Bác không biết đó thôi chứ có biết bao nhiêu người (trong đó có tớ) ước muốn "tui quơ" được như Bác lắm mà hông được đó. Nói th́ vậy chứ khả năng sinh ngữ của Bác như thế nào th́ "nh́n cái h́nh th́ biết nội dung rồi", chỉ cần nghe cái hơi của Bác thôi th́ tớ cũng thừa biết khả năng sinh ngữ của bác cũng từ rung rinh cái phần mềm c̣n gọi là "sóp que" (software) của tớ cho tới ể ḿnh chứ hỏng phải chơi đâu, Bác đừng khiêm nhường nửa ha!!
Thân ái,
Té Giếng.
|
|
lynhat
member
REF: 494954
10/31/2009
|
Bác Tegieng,
Lúc nào chạy xe taxi, tôi cũng có một cuốn sách Anh Văn. Lúc rảnh ngồi chờ khách, tôi đem ra đọc. Càng đọc tôi càng thấy những cái hay cái lạ của người ta. Mỗi năm tôi thường để dành tiền và mua sách ở "www.amazon.com".
Nangbuon01,
Có cái ǵ đâu mà buồn? Dạo trước sau năm 1954 các mợ Miền Bắc xuống Miền Nam sinh sống và lập nghiệp. Họ đă ra đi bằng hai bàn tay trắng. Một thời gian sau do chăm chỉ làm việc, làm nhiều hơn xài, các cửa tiệm mua bán ngon lành và sầm uất ở Sài G̣n đều do các mợ Miền Bắc làm chủ.
|
|
tuutiiii
member
REF: 494956
10/31/2009
|
Anh linhat không biết tài của người bắc với người tàu về kinh doanh hỉ ? Họ có thể tay không bắt giặc đó anh linhat à..............hhhhhhhhhhhhiiiiiiiiiiiii!!!!
|
|
lynhat
member
REF: 577673
11/22/2010
|
Nước Mỹ là thiên đàng cho những người ham phấn đấu làm việc. Bằng chứng đâu?
Bằng chứng rất là rơ ràng, có nhiều bậc cha mẹ từ VN đến Mỹ, một chữ tiếng Anh cũng không biết. Sau 20 năm, 30 năm làm việc, làm nhiều hơn là đi chơi, hà tiện, họ đă tậu được một căn nhà, có nhiều người c̣n có nhiều căn nhà nữa, con cái tốt nghiệp đại học. v..v.
|
|
zatoichi
member
REF: 577675
11/22/2010
|
Nói Mỹ là thiên đuờng cũng chưa đủ, bac Ly à.
ANh,Pháp,Úc,Âu châu....cũng đều là thiên đuờng : hệ thống an sinh xă hội,trợ cấp,đuờng xá,giáo dục....đều tốt ,nên gọi là thiên đuờng là đúng.
A ! Mà h́nh như ḿnh cũng quên vài xứ "thiên đuờng" tự phong bới chế độ như:
Vietnam,Cuba... cũng đều là thiên đuờng XHCN đó nha bác, bác thiếu nhắc tới mấy xứ này đó.
Đầu tuần an vui ,nhiều khách nha bác Ly
|
|
hoami09
member
REF: 577678
11/23/2010
|
hí hí ...Mén em túm váy chào Anh Lư Nhứt và Anh Tôm nghen .
Em thấy nhiù ngừi nhắc tới Mỹ , nói Mỹ là thiên đàng . Em thấy chưa hoàn toàn chính xác . Nếu hỏi em , em sẽ ấp úng trả lời . Việt Nam mới chính là thiên đường . Bởi v́ , thiên đàng là nơi ko cừn phải làm mà vưỡn có ăn , vưỡn vui chơi giải trí thoải mái , tha hồ mơ mộng ...v...v
Các bác cứ tính đi . Những thằng đầy tớ cuả nhân dân ở VN có phải làm ǵ ko ?. Ko những ko cần làm , mà họ vưỡn có nhà lầu , xe hơi . Họ đi ra nước ngoài như đi chợ , con cái họ được xe đưa người đón khi đi học , học ở những truờng tốt nhứt , mắc nhứt . Tiền và tài sản cuả họ , cất ở nhà ko đủ , tranh thủ gởi thêm ra nước ngoài , toàn đô na ko hà ...
Có thằng đầy tớ cuả nhân dân , v́ sợ rau xanh ko sạch đă xắm 1 dàn nước phun tự động vài chục ngh́n để tưới rau trên nóc biệt thự .
Lại có thằng chất đầy trống đồng , đồ cổ trong nhà ...v...v
Em hỏi các bác , như vậy ko là thiên đàng à ....
TB . Đánh rớt em câu này , em nghỉ chơi các bác ra nuôn ...
|
|
lynhat
member
REF: 577881
11/24/2010
|
Hoami09,
“Những thằng đầy tớ cuả nhân dân ở VN có phải làm ǵ ko ?. Ko những ko cần làm , mà họ vưỡn có nhà lầu , xe hơi . Họ đi ra nước ngoài như đi chợ , con cái họ được xe đưa người đón khi đi học , học ở những truờng tốt nhứt , mắc nhứt . Tiền và tài sản cuả họ , cất ở nhà ko đủ , tranh thủ gởi thêm ra nước ngoài , toàn đô na ko hà ...”
Hoami09 nói vậy là không đúng. Đảng ta là đảng vô sản. Tại sao đầy tớ của nhân dân tiền đâu có nhiều quá vậy?
Anh Zatoichi,
Nói chung Úc, gốc cũng là dân Ăng-Lê mà ra. Nếu chúng ta chịu khó để ư một chút xíu, những nước như Anh, Úc, Canada, Tân Tây Lan, v..v hệ thống an sinh xă hội cũng tương tự như nhau. Và vấn đề thuế má cũng như nhau.
Anh nói đúng. Việt Nam, Cu-ba…..cũng là thiên đường ai ai cũng đều biết.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|