lemai70
member
ID 47660
11/29/2008
|
Hai định nghĩ về "thất tình"
Thất tình (1), nghĩa thứ nhất: bảy trạng thái cảm xúc của con người. Đó là, mừng, lo, giận, nghĩ, buồn, sợ, kinh.
Thất tình (2), nghĩa thứ hai: không có tình yêu. Có nhiều hình thức thất tình khác nhau. Biểu hiện của thất tình (2) chính là thất tình (1)
Vậy nên, người ta thường nói thất tình là vậy.
Trùng tự dị nghĩa.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
huongdongnoi28
member
REF: 407570
11/29/2008
|
CHào bạn!
Góp thêm cho bạn định nghĩa "bảy tình" nè:
Thất tình - Lục dục:
*
七情 - 六欲
*
A: The seven human feelings - The six human passions.
*
P: Les sept sentiments humains - Les six passions humaines.
Thất: Bảy, thứ bảy. Tình: tình cảm của con người. Lục: sáu. Dục: muốn, ham muốn.
Lục dục là sáu điều ham muốn của con người. (Xem chi tiết nơi chữ: Lục căn - Lục dục, vần L)
Tình là sự rung động của cái Tâm khi cảm được sự biến đổi của sự vật diễn ra bên ngoài, nên gọi là Tình cảm. Con người có 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, nên gọi là Thất tình.
Nhiều sách kể ra 7 thứ tình cảm ấy của con người không giống nhau. Xin nêu ra sau đây:
1. Phật học Từ Điển của Đoàn Tr. Còn: Thất tình gồm:
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
2. Kinh Lễ của Nho giáo: Thất tình gồm:
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn)
3. Đại Thừa Chơn Giáo: Thất tình gồm:
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ)
4. Dưỡng Chơn Tập: Thất tình gồm:
Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ưu, Khủng, Kinh.
(mừng, giận, buồn, vui, lo, sợ, hoảng sợ)
5. Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp: Thất tình gồm:
Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
Tại Tòa Thánh Tây Ninh, nơi 3 tòa sen làm 3 ngôi cho Đức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh có bông hình con rắn thần 7 đầu, gọi là Thất đầu xà, mình rất dài quấn 3 ngôi: cái đuôi rắn quấn ngôi của Đức Thượng Sanh, mình giữa quấn ngôi Đức Thượng Phẩm, phần đầu quấn ngôi của Đức Hộ Pháp, và đặc biệt 7 cái đầu rắn (tượng trưng Thất tình): 3 đầu Hỷ, Ái, Lạc cất cao lên phía sau lưng Đức Hộ Pháp; 2 đầu Ai, Nộ gục xuống thấp nhứt để hai chơn Đức Hộ Pháp đạp lên; 2 đầu Ố, Dục gục xuống vừa chừng để Đức Hộ Pháp gác hai tay lên.
Bố trí 7 đầu rắn để tượng trưng Thất tình như thế có ý nghĩa đối với người tu như sau:
*
Thất tình ví như 7 cái đầu rắn độc, nếu không kềm chế được Thất tình thì Thất tình như nọc độc của 7 đầu rắn có thể giết chết con người một cách lẹ làng.
*
Ba đầu cất lên cao tượng trưng Hỷ, Ái, Lạc là 3 tình cảm tốt, nên nâng đỡ cho 3 tình nầy phát triển lên cao (nhưng phải có chừng mực, không nên thái quá).
*
Hai đầu gục xuống thấp nhứt tượng trưng Nộ (giận), Ai (buồn) để Đức Hộ Pháp đạp chân lên, đó là 2 tình cảm cần phải chế ngự mạnh mẽ, bởi vì nếu nó nổi lên thì rất nguy hiểm: cái nư giận sẽ làm cho ta mất hết công đức, cái buồn rầu sẽ làm cho ta mất hết ý chí.
*
Hai đầu gục xuống trung bình tượng trưng Ố (ghét), Dục (muốn) để Đức Hộ Pháp gác tay đè lên. Hai tình nầy cũng cần phải chế ngự vì nó sanh ra tánh ích kỷ lợi mình hại người và tánh tham lam, muốn hoài không biết đủ.
Người tu không bao giờ tiêu diệt được Thất tình, dù tu thành Phật thì Phật cũng không thể tiêu diệt được Thất tình, mà chỉ là sự chuyển hóa Thất tình thành những tình cảm cao thượng để giúp chúng sanh tiến hóa.
Thí dụ như: Giận mình không làm được nhiều điều thiện, giận mình không siêng năng công phu tinh tấn, Ghét mình không giữ được tư tưởng trong sạch, Buồn bực vì mình bị bịnh hoạn nên bê trễ việc công quả, mong muốn được khỏe mạnh để phụng sự chúng sanh.
Đó là những tình cảm Nộ, Ố, Ai, Dục mà chúng ta đã chuyển hóa thành những tình cảm cao thượng, để giúp cho chúng ta tiến hóa.
Đối với Đức Phật, Thất tình đã chuyển hóa thành những tình cảm rất cao thượng. Tình thương đã chuyển thành tình bác ái, thương khắp chúng sanh. Phật rất vui khi thấy chúng sanh hồi đầu hướng thiện, qui y tam bảo; Phật cũng rất mừng khi có một chúng sanh tu hành tinh tấn, đắc thành Phật đạo. Phật cũng cảm thấy giận ghét những chúng sanh nào mang danh tăng ni làm điều sái quấy, hoen ố cửa chùa, và sự giận ghét nầy biến thành lòng thương hại để Phật ban bố cho các kẻ ấy chút ân điển cho nó sớm giác ngộ. Phật muốn cứu vớt toàn cả chúng sanh, nhưng Phật rất buồn vì thấy nghiệp chướng của chúng sanh quá nặng nề khiến cho chúng sanh phải trải qua một đại kiếp nạn Tận Thế sắp tới.
Sau đây, xin trích một đoạn Thánh giáo dạy về Thất tình Lục dục đối với người tu:
"Con người vì bị Thất tình Lục dục mà hao tổn tinh thần, tiêu mòn khí phách. Nó luống đẩy xô nhơn loại vào ao lửa núi gươm, hang sâu vực thẳm.
Hỷ, Nộ, Ái, Ố toàn là sự thường tình hèn thấp của con người: lúc mừng khi giận, cơn ghét hồi thương, khgâ chừng mực.
Hỷ là mừng, Nộ là giận. Hễ gặp sự vui thích thỏa vừa lòng dục thì mến mà mừng. Còn gặp điều nghịch ý, bất mãn tâm tà, lại thảm lại sầu mà giận. Bị vậy, Ngũ khí Tam huê mới mau hao kém.
Ái là yêu, Ố là ghét. Hễ thuận tình tríu mến, khoái sự ái ân thì mê thì thích mà yêu, còn nghịch chỗ mong ham, trái lòng thèm muốn, lại gây gổ ganh ghét. Bởi vậy tinh huyết thần lực mới chóng giảm suy.
Còn những Ai, Lạc, Cụ là buồn, vui, sợ thì cũng là những món rất hại trong đám Thất tình.....
Làm người phải lập chí cao thượng, đừng để Thất tình cám dỗ, Lục dục khiến sai. Mình phải mạnh bạo cương quyết làm chủ nó, chớ đừng yếu ớt lôi thôi để nó làm chủ mình, rồi muốn chi cứ phải vừa theo nó mãi hay sao?" (ĐTCG)
Cái tình của con người dễ phát mà lại khó chế, tiêu biểu nhứt là Nộ: nóng giận.
Khi phát giận, hãy chế ngự nó bằng cách quên sự giận đi, xem xét coi sự lý phải quấy, điều gì xui khiến.
Thánh nhơn nói rằng: "Vong nộ tắc công, quán lý tắc thuận." Nghĩa là: quên giận mới công bình, xét lý thì thỏa thuận. Hai điều nầy là phương để xét mình, kềm chế lấy mình mà lần lần dứt sự vô minh.
Như vậy, cao hơn hết là quên Tình, mà thực ra chẳng phải quên Tình, ấy là dẫn Tình đem về với Tánh vậy.
Người dẫn được Tình đem về với Tánh thì Nho giáo gọi là Thâu phóng tâm, Đạo giáo gọi là Luyện huờn đan, lâu ngày công phu già dặn, tự nhiên đặng như như bất động,đắc đạo vậy.
Theo lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm trong Luật Tam Thể, Thất tình Lục dục là của chơn thần. Thể xác lôi cuốn Thất tình Lục dục vào đường vật chất, còn linh hồn thì hướng dẫn Thất tình Lục dục vào đường cao thượng.
CHƠN THẦN
Nguyên lai bổn chất vốn trung bình,
Lục dục Thất tình vẫn vẹn thinh.
Phật Mẫu ban cho nên đức tính,
Chí Tôn trau sửa được thành hình.
Ruộng cày sáu mẫu lo vun quén,
Nhà ở bảy căn gắng vẹn gìn.
Trở lại ngôi xưa nhờ khéo dưỡng,
Yêu thương Phật Mẫu tạo nên hình.
Cao Thượng Phẩm
ÐTCG: Ðại Thừa Chơn Giáo.
Hì hì hì.........
|
|
goldsnow142
member
REF: 407649
11/29/2008
|
Thất tình là bảy cái tình
Xin phép bạn để cho mình kể nha :
Một đơn phương yêu người ta
Hai người yêu mình bỏ qua còn cười
Ba tình yêu giữa nhiều người
Bốn yêu có gia đình rồi vẫn yêu
Năm tay bắt cá quá nhiều
Sáu yêu đồng giới cũng liều như ta
Bảy yêu mơ mộng qua thơ
Nhờ bạn xem lại bây giờ đúng chưa ?
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|