Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 77392
 03/04/2014



Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh


Sinh thời, Hồ chủ tịch từng nói “Không có ǵ quư hơn độc lập, tự do”, cũng hàm nghĩa “Độc lập, tự chủ”. Thế mà từ Hội nghị Thành Đô, một mặt th́ giới cầm quyền TQ áp đặt, mặt khác do lănh đạo phía ta tự ti, tự hạ nên mất dần độc lập tự chủ. Phía TQ yêu cầu ta không nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979, loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao sắc sảo, sớm cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của TQ.


Trước mỗi kỳ Đại hội Đảng ở nước ta, thường có vài ba ủy viên Bộ chính trị TQ liên tiếp sang thăm để biết dự kiến bố trí nhân sự Đại hội. Họ biểu thị yên tâm với đồng chí này nắm cương vị lănh đạo, đồng chí kia không thân thiện với TQ… Thí dụ, trong Hội nghị có người nêu đưa đồng chí Phạm B́nh Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao, th́ Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói ngay: “TQ không đồng ư”.

TQ muốn vào khai thác boxit Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu của nước ta, dù chưa có ư kiến của tập thể Bộ chính trị, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đă chấp nhận ngay. Họ mua rừng đầu nguồn biên giới, mua băi biển Đà Nẵng, thuê dài hạn cảng Vũng Áng đều được.

Trong các lần họp cấp cao hai bên, phía TQ đề xuất nào là:

- Kết nghĩa giữa các tỉnh biên giới hai bên (ta được ǵ?).
- Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh của hai nước (phía ta ai sang TQ mà kinh doanh?).
- Giúp nhau đào tạo cán bộ (Việt Nam lại đào tạo cán bộ cho TQ được ư? Hay là để ta gửi người sang học, để họ nhồi sọ?).
- Thường xuyên giao lưu cán bộ các cấp kể cả cán bộ cấp vụ, cấp cục (để họ dễ lung lạc, mua chuộc).
- Lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp hai bên, xử lư nội bộ khi có va chạm (để ta không phản đối công khai xấu mặt họ trước thiên hạ khi họ lấn, cướp, gây hấn ở biển Đông).
- Phối hợp trong các Hội nghị đa phương (để ngăn ta tố cáo sai trái của họ trong các Hội nghị ấy).
- Lập khu liên hợp kinh tế biên giới (không cần thiết cho ta, họ có ư đồ lợi dụng).
- Hối thúc lập Viện Khổng Tử (chả cần ǵ đối với ta, chủ yếu là để họ có cơ sở tuyên truyền trực tiếp vào nhân dân ta và thực hiện ư đồ “xâm lược văn hóa”).
- Được trúng thầu các công tŕnh ở nước ta dễ dàng.
v.v… và v.v…
Lănh đạo phía ta đều chấp nhận.

Thế là những ǵ TQ muốn đều được.

Về phía ta, cho đến nay không kỷ niệm trận TQ xâm lược các tỉnh biên giới, tàn phá và giết hại dă man đồng bào ta kể cả cụ già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai; không vinh danh các liệt sĩ hi sinh đánh trả 60 vạn quân TQ xâm lược, bảo vệ tổ quốc, cũng như không vinh danh 64 cán bộ, chiến sĩ ta hi sinh trong trận TQ đánh chiếm băi đá Gạcma thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta.

Tháng 2/2011, tôi và một số đống chí đến đài liệt sĩ (đường Bắc Sơn) thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ nêu trên th́ người ta cấm không cho vào khuôn viên đài liệt sĩ. Những người ngăn cản tưởng niệm sao lại vô cảm bạc bẽo với máu xương các liệt sĩ thế! Phải chăng trong họ không c̣n ḍng máu Lạc Hồng?!

Khi TQ cắt cáp tàu B́nh Minh và Viking II của ta khảo sát trong thềm lục địa nước ḿnh, nhân dân ta phẫn nộ biểu t́nh phản đối quyết liệt. Lẽ ra TQ phải tự “hạ nhiệt” th́ ta lại cử đặc phái viên sang TQ có vẻ cầu ḥa. Chắc là TQ tỏ ra bực ḿnh về những cuộc biểu t́nh chống họ nên sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu t́nh bị đàn áp.

Ta có đủ tư liệu lịch sử và pháp lư chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sao không dám đưa vào sách giáo khoa cho con cháu biết. Sao không dám đưa ra LHQ để cho quốc tế biết, xác nhận là của Việt Nam, TQ tranh giành là không có cơ sở. TQ chỉ dựa vào cái “lưỡi ḅ” vô giá trị do chính quyền Quốc dân đảng tự vẽ, mưu đồ bá chiếm gần hết biển Đông trong đó có biển, đảo của nhiều nước Đông Nam Á. Lẽ ra ta phải đoàn kết đấu tranh tập thể với TQ chống lại mưu đồ “đàm phán song phương” của TQ nhằm chia rẽ các nước Đông Nam Á, thực hiện thủ đoạn “bẻ từng chiếc đũa” của họ. Gần đây, một số địa phương của nước ta mới tổ chức được một số cuộc triển lăm tư liệu và bản đồ chứng minh một cách thuyết phục Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, cũng mới tổ chức được vài cuộc hội thảo, chủ yếu là trong nước.

TQ lập huyện “Tam Sa”, liên tiếp bày lắm tṛ ḥng khẳng định chủ quyền của họ, ta cũng chỉ phản đối lấy lệ vài lần.

Theo thông lệ, khi một công ty của quốc gia nào trúng thầu công tŕnh ǵ đó ở một nước khác th́ chỉ được đưa kỹ sư và công nhân kỹ thuật vào làm việc, c̣n lao động phổ thông th́ phải thuê người của nước sở tại, nhưng các công ty TQ xây dựng các nhà máy điện và các công tŕnh khác ở nước ta th́ họ đưa ồ át lao động phổ thông của TQ vào không có giấy phép, vừa chiếm công ăn việc làm của lao động nước ta vừa thực hiện “di dân”, thành ra trong nước ta có thêm hàng vạn người TQ rất phức tạp cho ta, nhưng phía ta cứ để vậy không dám yêu cầu họ đưa số lao động vào trái phép về nước.

Tháng 10/2013, một người dân huyện Kỳ Anh thuộc Hà Tĩnh dấu tên nói “Dân Kỳ Anh thật sự đă đánh mất ḿnh, số người TQ tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng họ đă tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm, các ông trùm khá dữ dằn, họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ, hầu như họ đă nắm hoàn toàn quyên lực và thế lực ở Kỳ Anh, công an Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng h́nh như họ chẳng xem ra ǵ bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh, hiện tại huyện Kỳ Anh giống như một tiểu khu của người TQ…”.
Tại sao ta không dám xử lư triệt để, trục xuất họ đi?

Tỉnh Hải Nam ra quyết định cấm đánh cá ở biển Đông (thực chất là chính quyền TW của họ). Khi có người hỏi, Lương Thanh Nghị mới biểu thị phản đối. Lẽ ra Bộ Ngoại giao phải mời Đại sứ TQ đến nhận công hàm phản đối như họ đă làm với tôi khi tôi làm Đại sứ nước ta ở TQ, khi TQ phản đối ta việc ǵ đó.

Nhân dân Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chuẩn bị sẵn sàng một đêm có nhiều tiết mục để kỷ niệm 40 năm TQ đánh chiếm Hoàng Sa th́ đột ngột được chỉ thị phải dừng. Dư luận cho rằng do Tổng bí thư Tập Cận B́nh có gọi điện qua đường “dây nóng” cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

T́nh h́nh nêu trên cho thấy “Cái ǵ TQ muốn đều được, cái ǵ TQ không muốn th́ phía ta không dám làm”.

Thế chẳng phải là mất độc lập tự chủ rồi sao?

Thêm nữa, trên thị trường ta th́ hàng hóa TQ chiếm lĩnh hầu hết; các mặt hàng may mặc, giầy dép của ta xuất khẩu được khá th́ đều phụ thuộc TQ về nguyên vật liệu; trong trao đổi hàng hóa giữa hai nước th́ năm nào ta cũng bị TQ xuất siêu hàng hơn chục tỷ có khi đến 20 tỷ USD; các địa bàn xung yếu về quân sự của ta, người TQ đều đă có mặt. Đó cũng là t́nh h́nh lép vế của ta, c̣n TQ đă chiếm thế thượng phong.

Tôi không phản đối hữu nghị giữa hai nước láng giềng, nhưng hữu nghị th́ phải từ cả hai phía. TQ luôn nhắc lại “kiên tŕ phương châm 16 chữ, 4 tốt, lấy đại cục (?) làm trọng để buộc ta vào cỗ xe của họ. Chỉ có phía ta thực hiện hữu nghị, phía TQ chỉ nói trên mồm, c̣n hành đồng th́ không.
Đánh chiếm Hoàng Sa của ta năm 1974; huy động 60 vạn quân đánh 6 tỉnh biên giới; chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của ta; giết 64 cán bộ chiến sĩ của ta để chiếm băi đá Gạcma; lập huyện Tam Sa và liên tục hoành hành bá đạo, bạo ngược ở biển Đông; tập trận uy hiếp ta… Đó là TQ “hữu nghị” với ta ư?

Ḥa b́nh th́ ai chả muốn. Đấu tranh chính trị, ngoại giao và để cho nhân dân đấu tranh khi quyền lợi của tổ quốc bị xâm phạm đâu phải là gây chiến. Đừng quá sợ TQ đánh. Trong bối cảnh TQ đương nằm trong ṿng cung bao vây của Mỹ từ Nhật Bản đến Australia và cô lập, nội bộ họ c̣n đầy mâu thuẫn và bất ổn, chưa phải lúc họ có thể tuy tiện gây chiến tranh. Nín nhịn quá mức (nếu không nói là nhẫn nhục) tưởng là khôn khéo để giữ được ḥa b́nh, ḥa b́nh mà mất độc lập tự chủ th́ ḥa b́nh có ư nghĩa ǵ! Khi TQ thấy rằng thời cơ thuận lợi cho họ, họ trở mặt đánh ta th́ dù có van xin họ, cũng không giữ được ḥa b́nh.

Hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đă hi sinh, đổ biết bao xương máu mới có độc lập, tự chủ mà nay lại lệ thuộc phương Bắc, không c̣n độc lập tự chủ th́ quá đau xót!
Các liệt sĩ có linh thiêng hẳn cũng phải thét lên tiêng thét phẫn uất.

Những ai làm mất độc lập tự chủ sẽ có tội với lịch sử.

Phải đấu tranh chống lệ thuộc, khôi phục độc lập, tự chủ!




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 672779
 03/07/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Trung Quốc bắn một mùi tên trúng nhiều cái đích


Là người VN, chỉ những người bẩm sinh chẳng may vừa mù, vừa câm lại vừa điếc mới không nhận ra rằng: TQ không bao giờ từ bỏ mưu đồ biến VN thành “chư hầu” của “thiên triều” Đại Hán. Đúng như người đứng đầu ĐCSVN, ông Lê Duẩn – cố TBT đảng – đă từng khẳng định: “TQ là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân VN”. Đây là sự khẳng định một chân lư đă được thực tiễn chứng minh qua hàng ngàn năm lịch sử cho tới hôm nay, tại giờ phút này. Với tôi, những ai nghĩ ngược lại dứt khoát đó là kẻ vong quốc. TQ đă xâm chiếm Hoàng Sa, một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Bằng nhiều thủ đoạn xảo quyệt chúng đă lấn chiếm nhiều vị trí đắc địa trên biên giới phía Bắc. Chúng đang dùng nhiều phương kế để chiếm, kiểm soát và khai thác tài nguyên Biển Đông bằng việc bịa ra và áp đặt cái lưỡi ḅ phi lư! Dù chúng có lực lượng quân sự áp đảo so với VN và các nước ĐNA nhưng chưa dễ nuốt trôi, v́ phải đối phó với sự giáng trả từ các quốc gia, trước hết là từ VN tại vùng biển thuộc chủ quyền, trên dải đất VN chạy dài hàng ngàn cây số, một lực lượng pḥng thủ tại chỗ đáng gờm. Có người đă lạc quan rằng (không loại trừ) biết đâu VN sẽ có ĐBP dưới biển! Và đặc biệt là đụng đến lợi ích quốc gia của Mỹ trên Biển Đông. V́ vậy, hiện tại song song với chiến thuật gậm nhấm, lấn dần và gây nhiễu tại nhiều vùng biển, chúng đang xúc tiến mạnh hơn, khẩn trương hơn bằng cách vận dụng binh pháp Tôn Tử: chiếm VN và Biển Đông mà không cần phải tốn nhiều súng đạn. Những biểu hiện rơ ràng nhất là chúng đă, đang và sẽ thực hiện một cách vô cùng dễ dàng, công khai, hợp pháp như hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại trên tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt mà hai bên đă cam kết, như được thuê đất dài hạn giá hời (50 năm) tại các khu vực xung yếu về an ninh, quốc pḥng trên biên giới phía bắc, Tây Nguyên và các vùng duyên hải có cảng nước sâu ở miền Trung. Với các dự án đầu tư trá h́nh chúng đă đặt chân vững chắc ở Tây Nguyên, vị trí xung yếu số một của VN (khai thác bauxite); dự án cảng nước sâu Cửa Việt, Quảng Trị; dự án cảng nước sâu Vũng Áng cùng một dự án thép lớn có diện tích trên 3.000 ha (70 năm). Hai cảng này chỉ cách căn cứ Hải quân Du Lâm (đảo Hải Nam) trên 300 km, tạo thành một tam giác lợi hại như một tử huyệt về quân sự khi nổ ra chiến tranh. Chúng đang t́m cách mở một con đường huyết mạch kéo từ Vũng Áng sang Lào. Theo một số tác giả các bài viết xung quanh các dự án của TQ tại Hà Tĩnh và Quảng Trị th́ đây sẽ là tử huyệt chia cắt VN hiệu quả nhất. Một ngày mai đây TQ phát động cuộc chiến phía Bắc như 1979 th́ quân chi viện phía Nam sẽ di chuyển ra theo đường nào? TQ đưa người sang VN ngày càng nhiều bằng mọi cách: hợp pháp, bất hợp pháp thông qua “quyền lực mềm” trong đầu tư nhiều dự án, trúng thầu nhiều công tŕnh, giao lưu thương mại hối hả, nhộn nhịp. Đội quân hùng hậu hoạt động ráo riết, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực nhằm đạt mục tiêu tối thượng là làm cho VN suy yếu, ngày càng phụ thuộc sâu vào TQ, tạo ra vô vàn sự xáo trộn, phá vỡ mọi phong tục, tập quán VN, Hán hóa nền văn hóa VN, làm bùng nổ các tệ nạn xă hội vốn đă phức tạp lại càng thêm phức tạp. Hàng vạn con gái Việt bị dụ dỗ, mua chuộc để đưa sang Tàu treo quảng cáo bán công khai ở một số đô thị như một món hàng, cùng hàng vạn cô gái khác do nghèo đói đă trở thành vợ của lũ đàn ông Tàu đang sống đàng hoàng, ngang nhiên bất chấp pháp luật tại VN. Thế hệ con lai Tàu sinh ra ngày một đông. Chưa kể c̣n biết bao nhiêu người Việt bị dụ dỗ, lôi kéo, bị tha hóa trở thành tay sai cho họ quay lưng lại với Tổ quốc, nhân dân ḿnh. Đây sẽ là đội quân dự bị thứ 5 cực kỳ nguy hại. Cũng với cái đội quân này, những năm 1978-1979 TQ đă dựng nên vấn đề “nạn kiều” để mượn cớ gây hấn với ta. Thời đó họ đă là dân Việt gốc Hoa, số lượng cũng ít và phần đông đă sinh sống qua năm, bảy đời ở VN, thế mà theo kết quả khảo sát của Tỉnh ủy và CA tỉnh Quảng Ninh, 100% người Việt gốc Hoa đó không ủng hộ VN trong cuộc chiến tranh biên giới. Thử hỏi với đội quân mới này đông gấp bội, 100% Tàu, lại được cài cắm có chủ đích cho cả mục tiêu trước mắt và lâu dài trên khắp các vùng, miền cả nước th́ nguy cơ sẽ khủng khiếp đến mức nào? Hầu hết ở các dự án TQ, thực chất họ làm ǵ ngoài các hợp đồng đă kư phía VN không thể biết, đúng hơn là không có quyền được biết. Tai nạn xảy ra ở một công tŕnh nhiệt điện làm 2 nữ công nhân người Việt chết cháy, cơ quan điều tra muốn vào xem xét hiện trường xảy ra tai nạn cũng không được, bị chủ thầu TQ cấm cản, đành chịu! Họ sản xuất ra sản phẩm như đă cam kết hay đó là hầm ngầm, công sự, kho chứa bom, đạn, bệ phóng tên lửa, chất độc hại, hay vũ khí hóa học… là hoàn toàn thuộc quyền của họ. Những ai quan tâm đến đến vận mệnh đất nước đều lo lắng trước nguy cơ đáng báo động này. Nhưng trớ trêu là tất cả những hành vi mờ ám của người bạn láng giềng phương Bắc lại được các cấp lănh đạo đón nhận một cách nhiệt t́nh, hồ hởi, tạo mọi thuận lợi cho họ, bất chấp sự lên tiếng cảnh báo của người dân. Thậm chí người dân c̣n bị ép buộc, cưỡng chế, chịu thiệt tḥi, đau khổ để phục vụ cho những mưu đồ gian trá! Một mũi tên được vút ra nhẹ nhàng mà trúng nhiều cái đích sinh tử: Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, VN đă thật sự bị phụ thuộc TQ về kinh tế. Tất yếu dẫn đến lệ thuộc chính trị như mọi người đều đă thấy rơ. Thậm chí phải quên đi cả lịch sử chống Tàu của ḿnh, phải cắn răng, ngậm miệng, hương lạnh, khói tàn trước vong linh những người đă hy sinh để bảo vệ độc lập của Tổ quốc. VN đă trở thành băi rác tiếp nhận, mua rẻ thiết bị máy móc lạc hậu mà TQ thải loại. Kinh tế suy sụp, tất yếu dẫn đến an ninh, quốc pḥng làm sao có thể đủ mạnh để chống lại sự tấn công của TQ khi cần. Đời sống người dân ngày càng chật vật do thất nghiệp, do giá cả thị trường phi mă. Đạo đức xă hội suy đồi, xuống cấp. Ḷng tin ngày càng bị xói ṃn. Tệ nạn xă hội nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên càng ngày nhiều, càng phức tạp. Trong quan hệ hai chiều, rơ ràng TQ thu được lợi nhiều nhất, VN bị thua thiệt nhiều nhất, mà đối tượng gánh chịu là người lao động, trước hết là nông dân rồi đến công nhân, người già, người đă nghỉ hưu có mức trợ cấp thấp… Ngược lại, chơi với TQ, các quan chức được hưởng nhiều bổng lộc, các nhóm lợi ích thả sức làm giàu. Người TQ rất tự hào về cái tài “mua” và “gài bẫy” các quan chức tham lam, háo sắc, nhẹ dạ. Cho nên họ đă và sẽ đạt được tất cả những ǵ họ muốn. T́nh h́nh đất nước nghiêm trọng như thế, nếu không có những thay đổi đột biến trong cung cách quản lư, đảm bảo sự nghiêm ngặt, sự minh bạch, sự giám sát bằng quyền lực nhà nước một cách cương quyết, cứng rắn với đối tượng hợp tác, hữu nghị trá h́nh, mà cứ tiếp diễn cái đà này dài dài năm này qua tháng khác th́ chắc chắn đến một thời điểm không xa, TQ sẽ thâu tóm toàn bộ VN. Sau VN sẽ là các nước trên bán đảo Đông Dương. Và lúc đó thế trận của họ có thể đương đầu cả với Mỹ cùng đồng minh của Mỹ v́ họ có lực lượng chẳng những trên biển, trên không mà c̣n cả trên bộ (lănh thổ VN) nữa. Thông qua bài viết này, trong một tâm trạng vừa lo, vừa buồn, vừa chen lẫn một nỗi thất vọng xa xôi, tôi chỉ ngày đêm mong mỏi những người đang nắm vai tṛ “cầm cân nảy mực” quốc gia với sứ mệnh thiêng liêng cao cả đối với Tổ Quốc và dân tộc hăy lắng nghe dân, hăy nh́n rơ, nh́n sâu tận tâm can người bạn phương Bắc đặng cho dân tộc VN ta thoát khỏi số phận bị bắc thuộc một lần nữa. Nhiều quốc gia trên thế giới đă nhận rơ bộ mặt thật của chủ nghĩa bá quyền Đại Hán. Người ta đang bằng mọi giá để Thoát Trung. C̣n Việt Nam ta th́ sao? Chẳng lẽ không?

Nguồn: Trung Ngôn/Bauxitvn (vietinfo.eu)



 

 sontunghn
 member

 REF: 672968
 03/10/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Tuấn Nam
Theo Soha.vn

LTS: Là một vị tướng quân đội nhưng ông đă có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại giao cực kỳ ấn tượng khi đă có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đă có lần, khi gặp người tiền nhiệm của ḿnh là ông Ngô Thuyền, ông đă nói rằng: “Anh th́ sang Trung Quốc uống rượu, tôi th́ sang căi nhau!”.


Quả thật với những ǵ đă thể hiện tại Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc th́ lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần căi nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đă góp phần không nhỏ trong việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc - nhân vật chính trong câu đối: Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lăo Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”/ Đi đại sứ nước Tàu, theo ư Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.

Chúng tôi t́m đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày giữa tháng 2 rét buốt. Năm nay đă 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn. Khi biết về ư định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không c̣n được nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười và nói ông rất sẵn ḷng.

“Số là, đầu năm 1974, tôi kết thúc nhiệm kỳ làm trưởng đoàn cố vấn giúp nước bạn Lào, tôi trở về nước. Trong khi thấy tôi chưa nhận nhiệm vụ nào mới, trong khi đồng chí Ngô Thuyền vốn là Đại sứ của Việt Nam bên Trung Quốc đau ốm xin về nên Trung ương Đảng quyết định cử tôi sang làm Đại sứ bên Trung Quốc”, ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một sự giải thích như thế.

Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, việc cử một ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng sang làm Đại sứ ở một nước khác là một điều khá đặc biệt. Vị “lăo” Đại sứ giải thích về sự đặc biệt đó: Hồi đó, Việt Nam coi trọng Liên Xô là anh cả và Trung Quốc là anh hai nên Trung ương Đảng cử một Ủy viên Trung ương Đảng sang Liên Xô và cử một ủy viên dự khuyết (cấp thấp hơn) sang “anh hai”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)

“Ông có biết tiếng Trung khi bắt đầu sang làm Đại sứ bên Trung Quốc không ,thưa Thiếu tướng?”. “Không, tôi không biết”. “Vậy, hẳn là ông sẽ có cảm thấy bối rối, lo lắng khi nhận nhiệm vụ như thế?”. “Không, tôi chẳng có ǵ phải bối rối cả. Sang bên đó, thời gian đầu có nhờ phiên dịch. Sau đó, tôi tự học và bây giờ cũng chỉ nói được chứ chưa thành thạo lắm”. Trước khi kể lại quăng thời gian là Đại sứ bên Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sang làm Đại sứ bên Trung Quốc được một thời gian, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc có những dấu hiệu “lạnh đi”. Và những người ở Đại sứ quán Việt Nam cũng có thể cảm nhận được những thay đổi đó qua cách đối xử của nước bạn đối với ḿnh. Và chính trong hoàn cảnh đó, qua câu chuyện với vị “lăo” Đại sứ ở tuổi 99, chúng tôi có thể cảm nhận được niềm vui của ông sau các cuộc đấu lư với phía nước bạn.



Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhớ lại: “Khi tôi cho trưng bày h́nh ảnh Pol – Pot đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở bảng thông tin của Sứ quán (đặt ngoài hàng rào) th́ phía Trung Quốc đă mời tôi lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long. Tại đây, ông ta lên tiếng phản đối, đ̣i ta phải dỡ bỏ những h́nh ảnh và những lời tố cáo đó.

Khi đó, tôi đă đáp lại rằng: “Những việc mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật. Chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”. Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ 3 trong lănh thổ nước Công ḥa nhân dân Trung Hoa”.

Nghe thấy vậy, tôi liền đáp lại: “Đồng chí nói sai rồi, cách đây 3 hôm, tôi thấy đồng chí c̣n giúp cho Đại sứ của Pol – Pot họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho hay: “Nói xong tôi ra về mà phía Trung Quốc không nói thêm được một lời nào”.

Một trong những vấn đề được Trung Quốc đưa ra để làm cái cớ khiêu khích ta là vấn đề về Hoa kiều. Họ luôn cho rằng chúng ta “bức hại Hoa Kiều” nhưng sự thực th́ không có chuyện đó.

Ông Vĩnh nhớ lại: “Trong năm 1976, Trung Quốc mời tôi lên rồi tranh căi về vấn đề Hoa kiều và người Hoa. Hai bên đều nhất quyết bảo vệ ư kiến của ḿnh, không bên nào chịu bên nào. Sau khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông – thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống ḥa b́nh với nhau th́ tốt hơn, chiến tranh th́ phức tạp đấy” với hàm ư đe dọa. Nhưng tôi cũng nói lại rằng: “Tôi cũng đă là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh. Và chúng tôi đă thắng Pháp và thắng Mỹ”. Vậy là ông ta im lặng, không nói được ǵ nữa”.

Có lẽ, bởi ông xuất thân là một vị tướng nên những đối đáp của ông vừa có sự mềm mỏng của một nhà ngoại giao nhưng cũng rất quyết liệt của một vị tướng. Điều đó cũng được thể hiện trong cách ứng xử của ông khi ở vào một t́nh thế khác.

“Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do Chính phủ Việt Nam bức hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa đă quyết định đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Pḥng và cảng Sài G̣n để đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và Chính phủ chúng tôi c̣n xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép vào Hải Pḥng và TP. Hồ Chí Minh hay không đă, v́ hai cảng đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.

Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc vừa rồi và nói thêm: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Pḥng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ư quyết định đưa tàu vào được”. Sau đó các phóng viên đă đưa tin ra thế giới và tỏ ư thú vị với cách ông Đại sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc””, ông Vĩnh kể .

(c̣n nữa)


 

 sontunghn
 member

 REF: 673094
 03/12/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Những điều cần biết về quan hệ Việt-Trung

Quan hệ Việt - Trung vốn là vấn đề nhạy cảm. Việt Nam là nước nhỏ bên cạnh "ngă khổng lồ". Cả hai dân tộc đă có mối quan hệ khá "căng thẳng" hàng ngh́n năm. Sau đây là góc nh́n khác về mối quan hệ "anh em" láng giềng với Trung Quốc để chúng ta cùng suy ngẫm. Trong bài sử dụng nhiều tư liệu không được kiểm chứng và cách hành văn khác với các báo trong nước. Nguyễn Văn Linh không phải là con người của của đổi mới mà là con người của Trung Quốc. Đại Hội VI, tháng 12.1986, không phải là đại hội đổi mới và một cơ hội dân chủ hóa không thành mà chỉ là đại hội đầu hàng Trung Quốc và chống dân chủ. Nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc th́ người đó chính là Lê Đức Anh. I. Quan hệ Việt – Trung: Thực tế bẽ bàng hơn nhiều Giờ này, khi mà nhiều người nghĩ và tin rằng Việt Nam chỉ c̣n một chọn lựa là ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc và nhanh chóng tiến đến thế đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các nước dân chủ, chúng ta cần nhận định lại quan hệ Việt Trung một cách chính xác hơn. Lư do là v́ sự thực c̣n phũ phàng hơn nhiều người nghĩ. Và nếu quá khứ có khả năng tiết lộ những ǵ có thể sẽ tới th́ chúng ta phải rất cảnh giác nếu không muốn hụt hẫng một lần nữa. Cho tới nay, theo cái nh́n của nhiều người, Trung Quốc, sau khi thất bại trong chiến tranh biên giới 1979, đă cố lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ và đă thành công; Đại Hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đă là một bước đổi mới đầy hy vọng không may bị khựng lại và đảo ngược; Nguyễn Văn Linh là con người của một cách tân dang dở; trong nội bộ ĐCSVN đă có đă có đấu tranh giữa hai phe canh tân thân phương Tây và bảo thủ thân Trung Quốc và sau cùng phe bảo thủ đă thắng v.v. Nhưng sự thực rất khác. Cái nh́n này không giải thích được một cách thuyết phục tại sao ĐCSVN đă có thể đổi hẳn chính sách đối với Trung Quốc từ thế tử thù sang thế chư hầu ngoan ngoăn mà không gây ra một chấn động lớn, bằng cớ là cho đến nay ít người có thể nói một cách quả quyết ĐCSVN đă quyết định thay đổi thái độ đối với Trung Quốc vào lúc nào, hay tại sao mặc dù Việt Nam hết sức chiều ḷng Trung Quốc mà Trung Quốc lại cứ tiếp tục hạ nhục và chèn ép Việt Nam. Lư do là v́ nó vẫn nằm trong một logic b́nh thường theo đó mọi chính quyền trước hết mưu t́m quyền lợi cho đất nước ḿnh, họ có lầm lẫn hay không là chuyện khác. Logic này không đúng trong trường hợp của quan hệ Việt – Trung như chúng ta sẽ thấy. Nh́n lại quan hệ Việt – Trung đ̣i hỏi một phân tích thấu đáo những ǵ đă xảy ra, điều này không dễ v́ sự đảo ngược quan hệ Việt Trung đă diễn ra một cách bí mật trong nội bộ của nhóm cầm quyền cao nhất trong đảng cộng sản, nghĩa là bộ chính trị (BCT) và ban bí thư (BBT), ngay cả tuyệt đại bộ phận đảng viên cao cấp cũng không biết. Hơn nữa nó lại chủ yếu được quyết định qua những thảo luận miệng trong tập đoàn lănh đạo mà các biên bản hoặc không có hoặc vẫn c̣n được giữ kín. Trong hoàn cảnh đó ta chỉ có thể dựa vào hồi kư của những người trong cuộc cuối đời hoặc có những tâm sự muốn nói ra hoặc có những ân oán giang hồ muốn thanh toán. Tập Hồi Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ là một tài liệu quí. Ít ai có điều kiện để theo dơi biến chuyển trong quan hệ Việt – Trung bằng ông. Ông chủ tŕ nhóm CP87 một nhóm nghiên cứu chiến lược đối ngoại của đảng vào giai đoạn chuyển hướng này. Ông cũng là thứ trưởng đặc trách vấn đề Campuchia, vấn đề gai góc nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc vào lúc đó. Ông đại diện Việt Nam đàm phán với đại diện Trung Quốc Từ Đôn Tín vào tháng 6-1990, cuộc đàm phán gay go cuối cùng trước khi chính quyền cộng sản Việt Nam thực sự đầu hàng, đúng ra là được Trung Quốc cho phép hàng phục. Quan trọng hơn, Trần Quang Cơ là một trong những người hiếm hoi có kiến thức về thế giới và bang giao quốc tế, một khả năng mà không ai trong số những lănh tụ cộng sản cao nhất có. Tuy vậy ông Cơ chỉ là một người thừa hành ngoan ngoăn. Nếu đôi khi ông có những tâm sự u uất th́ đó cũng chỉ là những trăn trở của một tôi trung. Trần Quang Cơ không có cái nh́n của người lấy quyết định, do đó ông quan tâm trước hết đến những ǵ thuộc phần nhiệm của ḿnh. V́ vậy trong hồi kư này các sự kiện không được chọn lựa và sắp sếp theo tầm quan trọng đối với chính sách đối ngoại mà theo tầm quan trọng của chúng đối với cá nhân ông. Ông kể khá chi tiết những thảo luận về giải pháp Campuchia và những cuộc phỏng vấn của ông với các báo dù chúng chỉ có một giá trị rất tương đối nếu ta muốn t́m hiểu động cơ và năo trạng của những người quyết định chính sách của Việt Nam vào lúc đó. Những điều Trần Quang Cơ kể lại v́ vậy cần được hội nhập vào ḍng thời sự của cả một giai đọan dài mới có giá trị giải thích và soi sáng. Trước hết hăy nh́n lại một cách tổng quát quan hệ Việt Trung. Một cách ngắn gọn có thể nói cho tới cuối thâp niên 1960 ĐCSVN đă giữ được thế cân bằng của một đứa em ngoan giữa anh cả Liên Xô và anh hai Trung Quốc, dù có phần gần với Trung Quốc hơn v́ lúc đó Liên Xô không khuyến khích cuộc chiến chinh phục miền Nam mà ĐCSVN coi là mục tiêu sống c̣n. Năm 1957 Liên Xô c̣n đề nghị cho cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Nhóm "xét lại chống đảng" chung quanh ông Hoàng Minh Chính đă bị đàn áp thẳng tay v́ bị t́nh nghi là theo đường lối "xét lại" của Khruchev. Tuy vậy sau khi triệt hạ xong nhóm bị coi là thân Liên Xô này, ban lănh đạo ĐCSVN, đứng đầu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, vẫn duy tŕ quan hệ mật thiết với Liên Xô. Thế cân bằng này đă dần dần thay đổi sau khi Brezhnev lên thay Khruchev (tháng 10-1964) và chọn đường lối cứng rắn hơn trong chiến tranh lạnh, trong khi Trung Quốc suy yếu v́ những tranh chấp nội bộ mà cao điểm là cuộc "Đại Cách Mạng Văn Hóa" không c̣n khả năng để yểm trợ đắc lực cuộc "chiến tranh giải phóng miền Nam" của Hà Nội nữa. Sang đầu thập niên 1970, khi xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô trở thành dữ dội và Trung Quốc rơ ràng t́m cách bắt tay với Hoa Kỳ (Kissinger bí mật sang Bắc Kinh tháng 6-19971 chuẩn bị cho Nixon sang thăm Trung Quốc tháng 2-1972 mà kết quả là Tuyên Ngôn Thượng Hải mở đầu tiến tŕnh b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước), Hà Nội chọn đứng hẳn về phía Liên Xô, và quan hệ Việt Trung dần dần chuyển từ bạn sang thù. Năm 1976 Đảng Cộng Sản Trung Quốc không gửi phái đoàn tham dự Đại Hội IV của ĐCSVN. Nước Việt Nam thống nhất chọn toàn bộ mô h́nh tổ chức Đảng và Nhà Nước của Liên Xô. Trung Quốc xúi dục và hỗ trợ chính quyền Khmer Đỏ gây chiến với Việt Nam, Việt Nam đem quân đánh đổ chế độ Pol Pot tháng 12-1978, một tháng sau khi gia nhập khối COMECON và kư xong hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô. Trung Quốc đem quân tấn công tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc để "dạy cho Việt Nam một bài học". Các báo đài của hai bên mạt sát nhau thậm tệ. Trung Quốc bới móc đời tư để bôi bẩn Hồ Chí Minh trong khi Việt Nam lố bịch hóa Mao Trạch Đông như một bạo chúa quê mùa lỗ măng không tắm, không đánh răng, khạc nhổ bừa băi và mắc bệnh tim la. Nhân dân hai nuớc được huy động để xuống đường lên án đối phương hàng ngày. Chính quyền CSVN xua đuổi người Việt gốc Hoa. Năm 1980 hiến pháp Việt Nam được sửa đổi để thêm vào lời nói đầu một đoạn tuyên chiến với Trung Quốc. Trong đại hội đảng V, tháng 3-1982, bản điều lệ của ĐCSVN cũng được sửa đổi với lời nói đầu đề cao cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung như một chiến công lịch sử oanh liệt. Nguyễn Văn Linh, người có công lớn trong cuộc "chiến tranh giải phóng miền Nam" bị loại khỏi bộ chính trị v́ lập trường thân Trung Quốc. Nhiều công thần bị loại chỉ v́ có tội là người Việt gốc Hoa. Chiến tranh biên giới giữa hai nước vẫn tiếp tục. Thế thù địch đạt đến cực điểm. Thế rồi, một cách lặng lẽ nhưng nhanh chóng và quả quyết, t́nh thế đă thay đổi hẳn. Việt Nam trở thành một chư hầu khép nép của Trung Quốc. Thay đổi đă diễn ra như thế nào và vào lúc nào? Mặc dù t́nh hữu nghị Việt – Trung đă nhạt dần và hầu như không c̣n ǵ vào thời điểm Đại Hội IV tháng 12-1976 nhưng ng̣i nổ đă đưa đến xung đột vũ trang giữa hai nước là cuộc chiến Campuchia trong đó cả hai bên đều có những mưu tính không thú nhận. Cuộc chiến khởi đầu tháng 4-1977 khi quân Khmer Đỏ, với sự hỗ trợ và xúi dục của Trung Quốc, tấn công các tỉnh biên giới phía Tây Nam. Cuối năm 1978 Việt Nam đem quân đánh chiếm Campuchia, lập nên chính quyền Heng Samrin – Hun Sen và chỉ rút quân năm 1989 trước áp lực quốc tế, đặc biệt là áp lực Trung Quốc. Với thời gian người ta có thể nhận thấy là vào thời điểm 1977 chế độ Pol Pot là một gánh nặng cho Trung Quốc vào lúc mà Đặng Tiểu B́nh muốn t́m kiếm sự hợp tác của Hoa Kỳ và các nước dân chủ. Chế độ diệt chủng Pol Pot quá hung bạo và bị cả thế giới lên án như một bọn quỉ sứ, nhưng nó cũng là một chư hầu của Trung Quốc và v́ thế nó khiến Trung Quốc cũng bị lên án lây. C̣n ǵ tốt hơn cho Trung Quốc là chế độ Pol Pot bị Việt Nam tràn ngập? Trung Quốc bớt được một gánh nặng và Việt Nam, kẻ thù đáng ghét nhất của Trung Quốc, bị thế giới nh́n như một mối nguy cho vùng Đông Nam Á và bị cô lâp. Ngược lại chế độ CSVN cũng muốn đánh gục chính quyền Pol Pot và dựng lên một chính quyền chư hầu tại Campuchia. Lúc đó những người lănh đạo cộng sản Việt Nam đang say men chiến thắng. Họ đặt điều kiện để cho phép Mỹ được b́nh thường hóa quan hệ với Việt Nam. Họ tưởng ḿnh vĩ đại, chủ nghĩa Mác-Lênin nhất định toàn thắng và sắp toàn thắng đến nơi, chủ nghĩa tư bản đang dẫy chết. Ư đồ tái lập Liên Bang Đông Dương như một không gian Việt Nam nới rộng là có thực chứ không phải chỉ là một bịa đặt vu khống của Trung Quốc, dù danh xưng "Liên Bang Đông Dương" không được sử dụng. Trong những năm kế tiếp cuộc xâm lăng Campuchia không ngày nào các báo đài Việt Nam không đưa tin về "ba nước Đông Dương". Một định chế được thành lập và thường được nhắc tới là "Hội nghị ngoại trưởng ba nước Đông Dương". Cụm từ "ba nước Đông Dương" được đưa vào lời nói đầu của hiến pháp 1980 cùng cụm từ "bọn bá quyền Trung Quốc". Một danh xưng được đề nghị lúc đó là KALAVI (Kampuchia, Lào, Việt Nam) để chỉ thực thể bao gồm ba nước thay cho cụm từ Đông Dương. Chính sách khôn ngoan cho Việt Nam vào lúc đó là chỉ đẩy lùi và đánh tê liệt quân Khmer Đỏ nhưng không tràn vào chiếm đóng Campuchia. Như thế Trung Quốc sẽ không khạc được khúc xương Khmer Đỏ và sẽ tiếp tục bị thế giới lên án như là quan thày của chế độ diệt chủng gớm ghiếc Pol Pot. Nhưng chính sách này ban lănh đạo ĐCSVN không hề nghĩ đến. Họ đang say men chiến thắng và tự đặt cho ḿnh sứ mạng cao cả là làm đội tiên phong kiên cường của phong trào cộng sản thế giới do Liên Xô lănh đạo mà theo họ thắng lợi đă gần kề. Hơn nữa họ cũng tin một cách mù quáng vào sức mạnh của Liên Xô và họ tin Liên Xô thừa sức che chở cho họ. Tháng 11-1978 Việt Nam gia nhập khối COMECON và kư hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô, một tháng sau quân Việt Nam tràn vào Campuchia. Các biến cố kế tiếp nhau theo một kế hoạch. Vào thời điểm này tuy kinh tế Việt Nam đang suy sụp bi đát -trong các tiệm ăn người ta cân từng bát cơm- và Hoa Kỳ không c̣n sẵn sàng b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao không điều kiện nữa, nhưng niềm tin vào "chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng" vẫn c̣n nguyên vẹn v́ ảnh hưởng của Liên Xô vừa mở rộng một cách ngoạn mục. Trong ṿng năm năm, từ 1975 đến 1980, một loạt quốc gia theo nhau rơi vào quỹ đạo Liên Xô -Việt Nam, Lào, Somalia, Yemen, Ethiopia, grenada, Nicaragua, Angola, Afghanistan… Chính sự ph́nh to này đă khiến Liên Xô kiệt quệ và sụp đổ nhanh chóng sau đó nhưng trong nhất thời nó khiến ban lănh đạo cộng sản Việt Nam mê cuồng đến mất trí. Trong khi đó Trung Quốc dưới Đặng Tiểu B́nh, ngược lại, dồn mọi cố gắng để tranh thủ sự hợp tác của phương Tây và khai thác triệt để thái độ hung hăng đắc thắng của Việt Nam để xuất hiện như một lực lượng bảo vệ ḥa b́nh tối cần thiết tại Đông Nam Á. Đặng Tiểu B́nh không ngần ngại tuyên bố "Trung Quốc là NATO ở phương Đông, Việt Nam là Cuba ở phương Đông". Thực tế đă cho thấy Trung Quốc khôn ngoan bao nhiêu th́ Việt Nam khờ dại bấy nhiêu. Khi Trung Quốc tấn công Việt Nam tháng 2.1979, trừ Liên Xô và một vài đồng minh, thế giới gần như cho rằng đây là hành động đúng và cần thiết. Trung Quốc không phải chỉ đă tấn công để "dạy cho Việt Nam một bài học" rồi thôi. Quân Trung Quốc vẫn c̣n liên tục tấn công vào Việt Nam sau đó. Đă có hai đợt tấn công lớn sau 1980, đợt đầu trong hai tháng 1 và 2.1982, đợt sau trong từ tháng 4 đến tháng 7.1984. Đợt sau cùng này đặc biệt dữ dội, trong đó có trận Lăo Sơn (hay Cao Điểm 1509, thuộc huyện Vị Xuyên, Hà Giang). Nhiều tài liệu Trung Quốc nói rằng ba quân đoàn của họ đă đánh lui và gây thiệt hại nặng cho ba sư đoàn Việt Nam trong trận này. Lăo Sơn ngày nay đă thuộc về Trung Quốc. Trận này được nhớ tới như là một chiến công lớn của quân đội Trung Quốc. Ngay sau trận đánh tổng bí thư Hồ Diệu Bang đă đến khen thưởng binh sĩ Trung Quốc. Trong Thế Vận Bắc Kinh 2008 trường đua xe đạp được đặt tên là Lăo Sơn. Hoàn cảnh Việt Nam lúc đó hoàn toàn tuyệt vọng, kinh tế sụp đổ, sa lầy tại Campuchia và bị cả thế giới lên án. Liên Xô đă không cứu giúp c̣n khuyên Việt Nam nên ḥa với Trung Quốc. Lúc đó chính Liên Xô cũng đang t́m cách b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc –các cuộc thương luợng giữa hai bên đă bắt đầu từ năm 1982- nên không thể có vấn đề Liên Xô giúp Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc. Hơn nữa, t́nh trạng bi đát của Liên Xô ngày càng rơ rệt: kiệt quệ về kinh tế, sa lầy về quân sự tại Afghanistan và chao đảo ngay trong nội bộ. Hoa Kỳ dưới sự lănh đạo của Ronald Reagan đang phục hồi một cách ngoạn mục và quả quyết đánh sụp Liên Xô. Reagan thản nhiên gọi Liên Xô là "Đế Quốc Ác Quỷ" (Evil Empire) và thách thức chạy đua vơ trang trong khi Liên Xô đă kiệt quệ. Trong các nước vừa lọt vào quỹ đạo Liên Xô các lực lượng chống cộng phản công dữ dội và ngày càng thắng thế. Andropov, kế vị Brezhnev từ tháng 11.1982, nh́n nhận t́nh trạng nguy ngập và tuyên bố nhu cầu cải tổ toàn diện, điều mà sau đó Gorbachev sẽ làm nhưng cũng không cứu được Liên Xô. Phải hiểu rằng ban lănh đạo cộng sản Việt Nam đă rất hốt hoảng. Cũng cần phải nói lại rằng chiến tranh biên giới hoàn toàn không phải là một chiến thắng cho Việt Nam. Trong cả ba đợt tấn công Việt Nam đă tổn thất hơn hẳn Trung Quốc; trong đợt cuối cùng trận Lăo Sơn là một thất bại nặng cho Việt Nam. Cái ảo tưởng chiến thắng chỉ là một sản phẩm tuyên truyền của chính quyền CSVN. Trung Quốc đă không cải chính tuyên truyền này v́ nó có tác dụng che giấu sự kiện họ lấn chiếm lănh thổ Việt Nam: Việt Nam thắng trận th́ không thể mất đất. Nhưng sự thực là Việt Nam đă mất nhiều đất, trong đó có Lăo Sơn, Bản Giốc, Nam Quan. Có thể lấy tháng 7.1984 như là thời điểm mà Hà Nội , sau khi thua trận Lăo Sơn, không c̣n sức để phản công và cũng không c̣n chỗ dựa Liên Xô, đă quyết định cầu ḥa với Trung Quốc. Và sự hàng phục đă diễn ra một cách rất thành khẩn. Ngôn ngữ chống Trung Quốc biến mất trong diễn văn của các lănh tụ hàng đầu, sau đó trên các báo, đài Việt Nam. Tháng 6.1985, Nguyễn Văn Linh, con người đă thất sủng v́ thân Trung Quốc, được đưa trở lại bộ chính trị, để rồi một năm sau trở thành thường trực ban bí thư, nghĩa là nhân vật thứ 2 trong đảng, nhưng thực tế là nhân vật toàn quyền v́ Lê Duẩn đă chết, Trường Chinh đă già nua lỗi thời. Lê Đức Thọ, người kiểm soát bộ máy đảng không c̣n chọn lựa nào khác là ủng hộ Nguyễn Văn Linh. Một năm sau ông Linh trở thành tổng bí thư sau Đại Hội VI. Phải hiểu rằng đây là sự hàng phục chúng ta mới giải thích được thái độ quỵ lụy của ĐCSVN đối với Trung Quốc sau đó. C̣n một chọn lựa khác cho ĐCSVN là quả quyết ḥa giải với Hoa Kỳ và sáp lại với các nước dân chủ để được bảo vệ bởi công pháp quốc tế và để phát triển đất nước qua trao đổi và hợp tác với các nước giầu mạnh, nhưng chọn lựa này, vào thời điểm đó và cho tới hết thập niên 1980 không một lănh tụ cộng sản Việt Nam nào nghĩ đến. Một lư do là v́ những vết thương của cuộc chiến và của chính sách tiếp thu miền Nam vẫn c̣n quá mới, đảng cộng sản đă đi quá xa trong thái độ huênh hoang đắc thắng, nhiều sĩ quan và viên chức miền Nam vẫn c̣n trong các trại cải tạo, thế giới vẫn c̣n xúc động v́ làn sóng thuyền nhân. Nhưng đây không phải là lư do chính. Lư do chính là tất cả các lănh tụ cộng sản lúc đó, không trừ môt ngoại lệ nào, đều tin một cách cuồng nhiệt vào chủ nghĩa Mác-Lênin và thù ghét dân chủ. Trong mọi trường hợp họ chỉ t́m kiếm những giải pháp trong khuôn khổ chủ nghĩa Mác-Lênin. Với logic này một khi không dựa vào Liên Xô được nữa th́ chỉ c̣n một con đường là theo Trung Quốc. Đặc điểm chung của các cấp lănh đạo cộng sản Việt Nam là họ rất thiếu văn hóa, họ chỉ biết có một chủ nghĩa Mác-Lênin mà họ học một cách cung kính như một giáo lư chứ không phải một cách có phê phán như một tư tưởng chính trị. Đối với họ chủ nghĩa Mác-Lênin là một tín ngưỡng tuyệt đối. Đă thế họ c̣n trưởng thành trong chiến tranh và được huấn luyện để không bao giờ thắc mắc về đường lối và mệnh lệnh. Đặc tính của những người thiếu văn hóa là họ thường có những xác quyết chắc nịch không thể thay đổi. Các lănh tụ cộng sản lúc đó đều coi bảo vệ chủ nghĩa xă hội là bổn phận trước hết và trên hết. Kể cả ông Nguyễn Cơ Thạch, con người hiểu biết và sáng suốt nhất trong các thành viên bộ chính trị. Ông Thạch chỉ chủ trương mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ và các nước phương Tây để đừng quá cô lập và bị Trung Quốc bắt chẹt chứ ông không hề nghĩ là phải kết bạn với những nước này. Ông Trần Quang Cơ thuật lại lời phát biểu của ông Thạch trong một cuộc thảo luận tháng 5.1987 của tổ CP87: "Phải thỏa thuận cả với Mỹ, chỉ húc đầu vào một con đường nói chuyện với Trung Quốc là không đúng." Ư kiến này, theo ông Cơ, là một ư kiến động trời vào lúc đó, v́ nói tới quan hệ với các nước phương Tây là một điều húy kỵ. C̣n chính ông Trần Quang Cơ? Cuốn "Hồi ức và suy nghĩ" của ông có thể khiến người đọc nghĩ rằng ông là một người rất cởi mở, nhưng trong báo cáo tŕnh bộ chính trị vào năm 1993 ông vẫn coi "diễn biến ḥa b́nh", nghĩa là chuyển hóa về dân chủ, như một mối nguy và tới năm 2000, khi viết những ḍng cuối cùng của cuốn sách, ông vẫn thấy lập trường này "xem ra chưa phải đă lỗi thời". Quan điểm của ông Cơ đáng chú ư ở chỗ ông không phải là thành viên bộ chính trị hay ban bí thư, ông chỉ là một người thừa hành và một chuyên gia và do đó có thể nói thực những ǵ ḿnh nghĩ. Chính v́ thế mà những ǵ ông nói phản ánh một cách thực thà "năo trạng cộng sản" lúc đó. Người duy nhất trong số các lănh đạo cấp cao dám có lập trường đổi mới mạnh dạn, dù muộn màng, là ông Trần Xuân Bách. Ông là thành viên của cả bộ chính trị lẫn ban bí thư và phát biểu lập trường đa nguyên đa đảng trong một bài nói chuyện tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc tháng 1 năm 1990. Ngay sau đó ông bị kỷ luật, khai trừ khỏi cả bộ chính trị lẫn ban bí thư và cả trung ương đảng. Có lẽ chỉ trừ ông Trần Xuân Bách tất cả bộ chính trị đều tán thành đường lối cầu ḥa với Trung Quốc. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ có những người, như Nguyễn Cơ Thạch, muốn đa dạng hóa quan hệ để đừng bị cô lập và chèn ép; có những người chấp nhận phục tùng Trung Quốc nhưng vẫn c̣n ấm ức như Vơ Chí Công, Vơ Văn Kiệt, c̣n đa số hầu như không có tâm sự nào cả. Riêng hai ông Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh th́ không những chỉ chấp nhận mà c̣n tỏ ra rất nhiệt t́nh với lập trường qui phục Trung Quốc không điều kiện. Nguyễn Văn Linh vốn là một người thân Trung Quốc và đă từng bị loại khỏi bộ chính trị trong Đại Hội V, năm 1982. Trong cuộc gặp gỡ với tổng bí thư đảng cộng sản Lào Kaysone Phomvihan tháng 10.1989 Đặng Tiểu B́nh trong khi phê phán nặng lời Lê Duẩn đă hết lời ca tụng Nguyễn Văn Linh, nhắc lại năm 1963 đă tổ chức đưa ông Linh sang Bắc Kinh qua ngả Hồng Kông để gặp Đặng. Việc ông trở lại bộ chính trị rồi ngay sau đó lên làm tổng bí thư đánh đấu sự toàn thắng của khuynh hướng cầu ḥa với Trung Quốc. Trong tất cả mọi phát biểu của Nguyễn Văn Linh lập trường trước sau như một là phải b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá. Câu nói quen thuộc của ông là: "Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xă hội chủ nghĩa cùng chống âm mưu của đế quốc Mỹ xóa bỏ chủ nghĩa xă hội, phải cùng nhau chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa hai nước, các vấn đề khác giải quyết sau". Lê Đức Anh cũng hăng say không kém Nguyễn Văn Linh trong lập trường qui phục Trung Quốc. Nhân vật Lê Đức Anh đặc biệt ở chỗ là ông đă được thăng thưởng rất nhanh chóng trong giai đoạn thù địch với Trung Quốc -từ đại tá lên đại tướng bộ trưởng quốc pḥng và ủy viên bộ chính trị trong vài năm- nhưng lại đột ngột trở thành thân Trung Quốc sau khi Nguyễn Văn Linh trở lại cầm quyền, có lẽ là v́ hai người đă thân nhau từ giai đoạn cùng chỉ huy cuộc chiến tại miền Nam. Từ khi Nguyễn Văn Linh trở lại Lê Đức Anh hoàn toàn rập khuôn theo ông Linh trong thái độ đối với Trung Quốc. Đôi khi Lê Đức Anh c̣n tỏ ra thù ghét "đế quốc Mỹ" và ngưỡng mộ Trung Quốc hơn cả Nguyễn Văn Linh. Thí dụ như khi sang Phnom Penh, cùng với Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười, để thuyết phục chính quyền Hun Sen chấp nhận cái mà Hà Nội gọi là "giải pháp Đỏ" ông nói: "Mỹ muốn xóa cộng sản. Nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất, phải t́m đồng minh, đồng minh là Trung Quốc". Nhờ lập trường này và sự hỗ trợ của Nguyễn Văn Linh mà Lê Đức Anh gần như trở thành nhân vật quyền lực thứ nh́ trong chế độ. Tuy chỉ là quân nhân và hoàn toàn không biết ǵ về bang giao quốc tế ông lấn át cả ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch trong chính sách đối ngoại. Ông Trần Quang Cơ thuật lại rằng trước khi ông đàm phán với đại diện Trung Quốc Lê Đức Anh đă gọi ông cho chỉ thị và ông đă nghe lời khiến ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải hỏi gằn một cách bực bội: "vậy đồng chí theo ư kiến bộ trưởng quốc pḥng hay bộ trưởng ngoại giao?". Trong Đại Hội VII năm 1991 tuy phải nhường chức tổng bí thư cho Đỗ Mười nhưng quyền lực của ông cũng ngang ngửa với tổng bí thư. Ông là uỷ viên thường trực bộ chính trị kiêm bí thư trung ương phụ trách ba ngành quốc pḥng, ngoại giao và an ninh, đồng thời là chủ tịch nước. Tại sao ông phải ôm cả ngoại giao và an ninh nếu không phải là để đảm bảo rằng chính sách phục tùng Trung Quốc vẫn tiếp tục và để bóp nghẹt những tiếng nói phản đối? Trong dịp đại hội 11 năm trước Lê Đức Anh, dù đă 91 tuổi, bỗng nhiên tái xuất hiện kêu gọi ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lên án ông Nguyễn Phú Trọng là "tay sai Trung Quốc". Khi được một người bạn trong nước báo tin và hỏi ư kiến tôi đă trả lời: "Đừng nên lấy thái độ, nếu ở Việt Nam có một người không được quyền lên án bất cứ ai là tay sai Trung Quốc th́ người đó chính là Lê Đức Anh". Sau lưng Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh là những người hoặc ủng hộ tận t́nh lập trường hàng phục Trung Quốc hoặc chống Mỹ kịch liệt và do đó phải chấp nhận cầu ḥa với Trung Quốc. Tới đây cần giải tỏa một số lấn cấn và hiểu lầm. Điều đáng lưu ư là cách suy nghĩ rất lạ của những người lănh đạo cộng sản mà một cách vô t́nh cuốn hồi kư của Trần Quang Cơ mô tả khá rơ. Họ không lư luận một cách b́nh thường như người ta có thể h́nh dung: Trung Quốc muốn ǵ, sẽ làm ǵ, có thể làm ǵ, có những điểm mạnh và điểm yếu nào , có thể giúp ǵ hay gây thiệt hại nào cho Việt Nam, ngược lại Việt Nam có thể bị đe dọa như thế nào và có thể làm ǵ v.v. Họ lư luận một cách thuần túy ư thức hệ, theo đó Trung Quốc có hai mặt, một mặt xă hội chủ nghĩa và một mặt bá quyền. Trong bẩy năm trời lư luận của ĐCSVN chỉ loanh quanh xem mặt nào quan trọng hơn với kết luận sau cùng là cả hai mặt đều quan trọng. Nghị quyết 13 của bộ chính trị, ngày 25.05.1988, nhấn mạnh là "phải khắc phục những tư tưởng lệch lạc chỉ thấy Trung Quốc là bá quyền mà không thấy Trung Quốc là chủ nghĩa xă hội hay chỉ thấy Trung Quốc là chủ nghĩa xă hội mà không thấy Trung Quốc là bá quyền". Dầu vậy mục tiêu của Đảng vẫn là "phấn đấu b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết sau". Trong các "vấn đề khác" có vấn đề Trường Sa v́ hai tháng trước đó, ngày 14.03.1988 hải quân Trung Quốc đă đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa và làm thiệt mạng hơn 60 binh sĩ Việt Nam. Cách lư luận này ngày nay nh́n lại ta có thể cho là dở hơi nhưng nó nói lên năo trạng của những người lănh đạo cộng sản vào lúc đó và nó cũng có hậu quả cụ thể là ĐCSVN chấp nhận trước những thiệt tḥi và mất mát đối với Trung Quốc, v́ đă chấp nhận "b́nh thường hóa quan hệ" dù biết trước Trung Quốc có bản chất bá quyền. Theo ông Trần Quang Cơ đây không phải là b́nh thường hóa quan hệ mà chỉ là lệ thuộc hóa. Vả lại, điều khó tin nhưng có thực, quyền lợi quốc gia không hề là một quan tâm của các lănh tụ cộng sản vào lúc đó. Theo Trần Quang Cơ chỉ măi về sau này trong cuộc họp kéo dài ba ngày của bộ chính trị từ 15 đến 17.05.1991, khi chính sách đối với Trung Quốc đă quyết định xong, câu hỏi mới được đặt ra là nên chọn đồng minh theo "lợi ích dân tộc" hay theo ư thức hệ. Và câu trả lời cũng vẫn là phải chọn đồng minh theo ư thức hệ Trái với một nhận định khá phổ biến, Nguyễn Văn Linh không phải là con người của của đổi mới mà là con người của Trung Quốc. Đại Hội VI, tháng 12.1986, không phải là đại hội đổi mới và một cơ hội dân chủ hóa không thành mà chỉ là đại hội của chọn lựa thần phục Trung Quốc và chống dân chủ. Cái gọi là "đổi mới" của đại hội này chỉ là rập khuôn theo mô h́nh "kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa" của Trung Quốc. Đại Hội VII kế tiếp là đại hội khẳng định dứt khoát sự thần phục đối với Trung Quốc, những phần tử có chút tâm sự lấn cấn với lập trường này, như Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch, đều bị loại khỏi ban lănh đạo. Các đại hội VIII và IX chỉ tiếp tục một đường lối đă thành nền nếp. Khuynh hướng đối đầu với Trung Quốc trong đảng chỉ bắt đầu xuất hiện từ đại hội X trở đi và xuất phát từ lớp đảng viên trẻ sau hai thập niên trao đổi với phương Tây, trong bối chủ nghĩa xă hội đă trở thành vô nghĩa và nhất là v́ Trung Quốc quá xấc xược. Cũng trái với một nhận định đă được phản ánh qua nhiều bài viết, kể cả của nhiều người dân chủ, Trung Quốc không hề có mưu mô lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Thực tế bẽ bàng hơn nhiều. Chính quyền cộng sản Việt Nam đă nài nỉ được phụ thuộc Trung Quốc trong khi Trung Quốc xua đuổi; họ chỉ coi ĐCSVN như một bọn bội bạc và tráo trở bị dồn vào đường cùng. Trần Quang Cơ tiết lộ: "từ năm 1980 đến năm 1988 ta đă ngót hai mươi lần đề nghị đàm phán, Trung Quốc chỉ làm ngơ". Đúng ra là từ 1984 trở đi, khi Hà Nội thấy là không c̣n dựa vào Liên Xô được nữa, như chính ông Cơ kể lại trong cuốn hồi kư. Sự khẩn khoản c̣n gia tăng hơn nữa sau năm 1988. Việt Nam nhiều lần cầu xin Trung Quốc giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xă hội thay thế Liên Xô trong khi Trung Quốc trả lời dứt khoát là họ không có ư định bảo vệ chủ nghĩa xă hội trên thế giới. Ưu tiên của họ là tranh thủ sự hợp tác và các thị trường của phương Tây để hiện đai hóa và phát triển kinh tế. Một lần đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy nói công khai với quan chức Việt Nam trong buổi tiếp tân của đại sứ quán Ai Cập là "Trung Quốc không chủ trương giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xă hội về mặt đối ngoại". Đây phải là chọn lựa rất quả quyết của Trung Quốc nên một đại sứ mới có thể nói công khai và tự nhiên như vậy. Hà Nội muốn lập lại t́nh anh em xă hội chủ nghĩa trong khi Trung Quốc nói thẳng là họ chỉ có thể chấp nhận một quan hệ láng giềng "thân nhi bất cận" (thân nhưng không gần). Nhu cầu ḥa giải với Trung Quốc c̣n mạnh đến nỗi nó khiến ban lănh đạo CSVN thúc đẩy Lào lập quan hệ với Trung Quốc để mong nhờ Lào làm trung gian đàm phán với Trung Quốc. Họ c̣n cố làm một điều tưởng là vừa ḷng Trung Quốc trong khi Trung Quốc không những không muốn mà c̣n bực ḿnh. Đó là "giải pháp Đỏ" cho Campuchia. Sau khi Gorbachev gợi ư rằng Việt Nam nên cố gắng t́m cách thỏa hiệp với Trung Quốc để giải quyết cuộc xung đột tại Campuchia, ban lănh đạo Việt Nam bèn nghĩ ra "giải pháp Đỏ", nghĩa là thỏa hiệp giữa hai phe cộng sản Campuchia -Pol Pot do Trung Quốc đỡ đầu và Hun Sen do Việt Nam dựng lên- gạt phăng đi các lực lượng không cộng sản Sihanouk và Son Sann. Họ tưởng như thế sẽ làm hài ḷng Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không chấp nhận. Bắc Kinh muốn một giải pháp do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và dành ưu thế cho các lực lượng không cộng sản bởi v́ họ đang muốn tranh thủ cảm t́nh của thế giới và nhất là phương Tây. Ban lănh đạo Việt Nam thật quá chậm hiểu! Và đồng minh Hun Sen của Hà Nội cũng không chấp nhận "giải pháp Đỏ" này bởi họ nhất quyết không đội trời chung với bọn Khmer Đỏ. Giải pháp này cũng phản bội cả hàng trăm ngàn bộ đội Việt Nam đă chết hoặc bị thương tật tại Campuchia dưới danh nghĩa tiêu diệt bọn diệt chủng Khmer Đỏ. Với một sự ngoan cố khó tưởng tượng Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sẽ c̣n cố gắng áp đặt giải pháp này lên Hun Sen trong một thời gian dài để hy vọng cùng với Hun Sen thuyết phục Trung Quốc, ngay cả sau khi đă chấp nhận giải pháp do Trung Quốc đưa ra tại Thành Đô. Kết quả là Hà Nội thất bại và c̣n mất luôn cảm t́nh của chế độ Hun Sen mà họ dựng lên. Con đường cầu ḥa đă rất nhục nhằn cho Hà Nội. Trung Quốc đă đặt ra nhiều điều kiện để chấp nhận nói chuyện về b́nh thường hoá quan hệ giữa hai nước và mỗi khi Hà Nội thỏa măn xong một điều kiện th́ họ lại đặt ra một điều kiện mới và Hà Nội lại phải thỏa măn. Có khi họ chỉ định cả người đại diện Việt Nam để nói chuyện với họ. Tại hội nghị Paris ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch xin gặp ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Thâm và được trả lời rằng Tiền Kỳ Thâm không có th́ giờ để tiếp Nguyễn Cơ Thạch nhưng nếu thứ trưởng Trần Quang Cơ muốn gặp th́ đồng ư. Tháng 6.1990, sau sáu năm nhẫn nhục của Hà Nội, khi Trung Quốc cuối cùng chấp nhận gửi Từ Đôn Tín, một trợ lư ngoại trưởng, sang đàm phán với thứ trưởng Trần Quang Cơ, cả Nguyễn Văn Linh lẫn Lê Đức Anh đều đă tiếp riêng đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy trước ngày Từ Đôn Tín sang để tỏ ḷng kính trọng với Trung Quốc. Từ Đôn Tín đă đến một cách ngạo nghễ như một sứ giả thiên triều và tuyên bố: "Lần này tôi sang Hà Nội để xem xét nguyện vọng của các đồng chí…". Từ Đôn Tín tự cho phép mắng ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch và khi ông Thạch trả lời th́ nổi giận bỏ đi. Năm sau khi Lê Đức Anh (chủ tịch nước) và Hồng Hà (trưởng ban đối ngoại trung ương đảng) sang thăm Trung Quốc họ đă xin gặp Từ Đôn Tín để xin lỗi, mặc dù trước đó ông Thạch đă bị gạt ra khỏi bộ chính trị và mất chức bộ trưởng ngoại giao để làm vừa ḷng Trung Quốc. Lê Chiêu Thống cũng không đến nỗi khúm núm như thế. Nhục nhă hơn nữa cuộc gặp gỡ Thành Đô. Trần Quang Cơ thuật lại như sau: ngày 28.08.1990 đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy thông báo cho chính quyền Việt Nam biết tổng bí thư Giang Trạch Dân và thủ tướng Lư Bằng muốn gặp tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và thủ tướng Đỗ Mười cùng với cố vấn Phạm Văn Đồng để bàn về quan hệ giữa hai bên ngày 3.9.1990 tại Thành Đô (thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Đây là lệnh triệu tập chứ không phải đề nghị. Trung Quốc ấn định ngày giờ, địa điểm và những ai sang Trung Quốc. Họ cũng buộc hai nhân vật quyền lực nhất chế độ, tổng bí thư đảng cộng sản và thủ tướng, phải bỏ ngày quốc khánh Việt Nam để sang họp. Theo Trần Quang Cơ Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đă có mặt tại Thành Đô ngày 02.09.1990. (Theo Trương Đức Duy th́ họ đến ngày 3-9). Ba ông này sau đó chấp nhận toàn bộ những ǵ Giang Trạch Dân và Lư Bằng đưa ra. Nhục nhằn như vậy chỉ v́ Hà Nội muốn được Bắc Kinh nhận làm đàn em trong khi Bắc Kinh không cần ǵ cả. Và mối "quan hệ b́nh thường" này sẽ c̣n kéo dài về sau. Trong Đại Hội X, năm 2001, để lật đổ tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh buộc tội Phiêu là đă dâng đất và độc đoán, khi sang Trung Quốc đàm phán về biên giới không đem theo ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm để dễ "thậm thụt". Nguyễn Chí Trung, trợ lư của Lê Khả Phiêu, biện hộ cho Phiêu như sau: Nguyễn Mạnh Cầm không đi v́ thành phần phái đoàn Việt Nam do Trung Quốc quyết định. Chưa hết, hiện nay mọi người Việt Nam đều phẫn nộ và thế giới cũng phẫn nộ v́ cái lưỡi ḅ liếm hết Biển Đông của Trung Quốc. Nhưng cái lưỡi ḅ đó do đâu mà có? Đó là v́ Bắc Kinh viện cớ họ có một số đảo ở Trường Sa. Đó là những đảo mà họ đă đánh chiếm của Việt Nam năm 1988 sau khi giết hại 64 binh sĩ Việt Nam. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao Trung Quốc không nhân dịp chiếm luôn tất cả mọi đảo của Việt Nam tại Trường Sa mà lại chỉ chiếm một vài đảo đá? Câu trả lời là họ không thể chiếm hết. Thực ra nếu chính quyền CSVN không muốn họ cũng không thể chiếm một ḥn đảo nào cả. Trường Sa nằm ngoài tầm hoạt động của không quân Trung Quốc và trong tầm hoạt động của không quân Việt Nam. Các tầu chiến của Trung Quốc lúc đó cũng c̣n khá sơ sài và chưa đủ sức đương đầu với máy bay chiến đấu. Chính quyền CSVN hoàn toàn có thể phản công lấy lại các đảo đă mất và đuổi tầu chiến Trung Quốc ra khỏi Trường Sa nếu muốn nhưng họ đă không làm. Họ đang muốn cầu ḥa với Trung Quốc bằng mọi giá. Những ai nghi ngờ điều này có thể nh́n những ǵ xẩy ra ngay sau đó. Ngày 14.03.1988 Trung Quốc đánh Trường Sa. Ban lănh đạo CSVN đă im lặng. Báo chí của Đảng và Nhà Nước loan tin qua loa rồi thôi. Hai tháng sau, ngày 25.05.1988 bộ chính trị họp và ra nghị quyết 13 khẳng định phải " phấn đấu b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết sau". Tháng 9, hiến pháp Việt Nam được tu chỉnh để bỏ đoạn coi Trung Quốc là kẻ thù. Trung Quốc không c̣n là kẻ thù sau khi đă đánh chiếm Trường Sa! Chúng ta đều phẫn nộ v́ sự thần phục quá đáng của Việt Nam đối với Trung Quốc nhưng ít ai ư thức rằng để được thần phục Trung Quốc đảng CSVN đă bắt nước ta trả giá rất đắt. Nh́n lại giai đoạn lịch sử vừa qua cũng chua xót như nh́n lại giai đoạn nhà Nguyễn bị quân Pháp chinh phục hồi thế kỷ 19. Cũng bám lấy Trung Quốc và một chủ nghĩa đă lỗi thời để từ chối một thay đổi vừa đúng vừa bắt buộc. Chủ nghĩa lỗi thời lần này là chủ nghĩa Mác-Lênin thay v́ Khổng Giáo. Chính trị Việt Nam vẫn giữ nguyên sự mù quáng sau một thế kỷ . Điểm khác nhau là ngày trước triều Nguyễn bám lấy Trung Quốc để chống một kẻ thù, lần này Đảng Cộng Sản bám lấy chính kẻ thù. Người ta khó có thể không đặt những câu hỏi tương tự trong hai trường hợp. Nếu ở thế kỷ 19 nhà Nguyễn thay v́ bám lấy Khổng Giáo và ngoan cố làm chư hầu Trung Quốc mạnh dạn mở cửa ra với phương Tây? Nếu sau năm 1975 hay vào năm 1984 thay v́ bám lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và chọn làm đàn em Liên Xô rồi hàng phục Trung Quốc đảng cộng sản chọn dứt khoát chuyển hóa về dân chủ? Gần hơn và khẩn cấp hơn, trong lúc này khi mà khả năng đất nước tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc và ra khỏi bế tắc khá lớn nhưng chưa chắc chắn, là những câu hỏi nhức nhối: Tại sao một thay đổi đột ngột và toàn diện như thế trong chính sách đối với Trung Quốc, từ chống đối hung hăng sang thần phục ngoan ngoăn, lại có thể được quyết định và thực hiện bởi một vài người lănh đạo thiển cận mà không bị chống đối? Như vậy có thể nói tới một thành phần sáng suốt trong ĐCSVN không? Và tại sao các trí thức Việt Nam cũng chỉ nhận ra thay đổi này khi nó đă hoàn tất? Phải đánh giá thế nào tŕnh độ nhận thức chính trị của trí thức Việt Nam? Sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta tránh né những câu hỏi này. V́ rất có thể chính quyền cộng sản lại sắp đưa đất nước vào ngơ cụt một lần nữa.

Nguồn: Nguyễn Gia Kiểng/FB (vietinfo.eu)



 

 sontunghn
 member

 REF: 673410
 03/20/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Trung Quốc ứng xử thế nào khi Đại tướng Vơ Nguyên Giáp sang thăm?


 

 sontunghn
 member

 REF: 673476
 03/22/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ông Nguyễn Trọng Vĩnh kể về những tṛ trẻ con của Trung Quốc (vietinfo.eu)



 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network