Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Kinh Hòa Bình

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 tuatethy
 member

 ID 75660
 06/17/2013



Kinh Hòa Bình
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Tôi còn nhớ, ngày đó, ngày xa xưa lấm rồi, ngày đất nước tôi còn chiến tranh,
Mỗi buổi sáng hay những buổi chiều tà, tôi thường nghe trong ngôi thánh đường hát bài "Kinh Hoà Bình,
Từ ngày tôi tha phương, không còn thời gian để những buổi sáng hay vào những buổi chiều nắng đã tắt,để được tới ngôi thánh đường gần nhà, để được nghe những lời chúa rao giáng,
Nhưng hôm chúa nhật ngày 16 tháng 6 năm 2013 tôi lại được nghe và hát lại bản kinh hoà bình nầy,
Tôi nghe người cha tuyên huẩn nói,"Hảy hát lên bài hát kinh hoà bình, để cầu cho nước Việt Nam chúng ta,
Tôi tự hỏi
"Việt Nam tôi đã hoà bình hơn 38 năm rồi mà (Lời của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Việt Nam Hoà Bình Độc Lập, Tự Do, Ấm No, Hạnh Phúc?


Xin mời bạn cùng tôi chúng ta hảy cất tiếng hát "Kinh Hoà Bình,Bản tiếng Pháp năm 1912

Seigneur, faites de moi un instrument de votre paix.
Là où il y a de la haine, que je mette l'amour.
Là où il y a l'offense, que je mette le pardon.
Là où il y a la discorde, que je mette l'union.
Là où il y a l'erreur, que je mette la vérité.
Là où il y a le doute, que je mette la foi.
Là où il y a le désespoir, que je mette l'espérance.
Là où il y a les ténèbres, que je mette votre lumière.
Là où il y a la tristesse, que je mette la joie.
Ô Maître, que je ne cherche pas tant à être consolé qu'à consoler,
à être compris qu'à comprendre,
à être aimé qu'à aimer,
car c'est en donnant qu'on reçoit,
c'est en s'oubliant qu'on trouve, c'est en pardonnant qu'on est pardonné,
c'est en mourant qu'on ressuscite à l'éternelle vie.
________________________


Bản dịch tiếng Việt và phổ nhạc

Bản dịch tiếng Việt không rõ xuất hiện năm nào và ai là dịch giả nhưng nó được linh mục Kim Long phổ nhạc và bài kinh được biết nhiều thông qua bài hát này.



Lạy Chúa từ nhân,
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an,
Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.

Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân,
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.

Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.

Kinh Hòa Bình
-Mai Thiên Vân






Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 thanhthien8
 member

 REF: 657275
 06/17/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Chào TuaTeThy!

Trong bao nhiêu bài hát và kinh cầu...

Đây là một trong những bài ruột của TT8...

TT8 luôn lấy đó làm nền tảng để sống, và những lúc buồn hay ngồi
hát một mình....

TeTua dạo này sao mà hay bắt đúng nhịp đập của tim tui...

Coi bộ đập trúng riết...nó ngưng đập là tui đi...hehe.


Chúc TeTua và gia đình luôn an vui!


 

 tuatethy
 member

 REF: 657376
 06/18/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
TeTua dạo này sao mà hay bắt đúng nhịp đập của tim tui...

Coi bộ đập trúng riết...nó ngưng đập là tui đi...hehe......> by thanhthien8


___________________________



Má ơi! cười muốn đau bụng luôn


 

 tuatethy
 member

 REF: 657378
 06/18/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đọc nghe và sui tư,
Nên tạm post vào đây, để ai muốn tìm hiểu về nguồn gốc kinh hoà bình thì đọc cho biết,
Ngày tôi còn nhỏ, đất nước tôi còn chiến tranh, chết chóc, nên mỗi chiều tà tôi níu áo dài mẹ theo mẹ cùng vào ngôi thánh đường, để nghe những lời nguyện cầu,
Tôi đã từng nghe ca đoàn của ngôi thánh đường hát, được bắt trên loa,
Tuổi còn nhỏ, tôi không có một sui tư gì về lời kinh hoa bình nầy,
Những đã hơn 30 sau, tôi lại được nghe lại lời kinh hoà bình, làm tôi nhớ về quả khử một thời quê hương đất nước tôi sống trong lứa đạn,
Tôi đã hát theo và tôi đã thổn thức sui tư từng lời kinh,trong tìn thức lại trỡ về, Ôi quê hương tôi, lại còn khói lứa chiến chinh nữa hay sao?.......


Mời bạn và tôi, chúng ta cùng tìm hiểu về lời kinh hoà bình nầy bạn nhé,

Tìm theo nguồn củaTống giáo phận TP HCM,


NGUỒN GỐC KINH HÒA BÌNH

Nhật báo của Tòa Thánh Vatican L’Osservatore Romano, ngày 20 tháng 1 năm 1916, vào ngay trang đầu, có cho đăng một Bản Kinh, mang tên là “Bản Kinh Đơn Sơ”, với một tựa đề nhỏ “Le preghiere del “Souvenir Normand” per la pace” (Các lời Kinh của Báo “Souvenir Normand” cầu cho hòa bình). Như vậy Bản Kinh Hòa Bình này đã được phổ biến vào những ngày trước thế chiến thứ I, thời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV. Năm 1915, trước hiểm họa cuộc thế chiến vừa bùng nổ, chính Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV cũng đã sáng tác một kinh cầu cho hòa bình thế giới, được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Nga và Ba Lan. Bản Kinh này là những lời cầu xin ơn hòa bình, nhất là với Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì Đức Thánh Cha Bênêđictô XV rất sùng mộ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha cũng mời các tín hữu tại Âu Châu hãy cùng đọc với Ngài vào ngày 7-1-1915, trong khi Ngài đọc Kinh này cùng với các vị Hồng Y và các chức sắc trong Giáo Triều Rôma, trước bàn thờ chính tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Vào thời này, nhiều đoàn thể công giáo cũng đã hoạt động để chấm dứt chiến tranh và cầu xin cho hòa bình trở lại trên phần đất Âu Châu. Trong các đoàn thể này, người ta phải nói tới sáng kiến của Công tước Stanislas de la Rochethulon, chủ tịch hiệp hội người Anh và Pháp mang tên Souvenir Normand, có mục đích hoạt động cho hòa bình và công lý. Hiệp Hội Souvenir Normand đã thu thập một số bản kinh cầu cho hòa bình và đã đệ trình lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XV hai bản kinh cầu cho hòa bình và một bài thánh ca dâng lên Đức Mẹ vùng Normandie (Pháp). Bản kinh thứ nhất là lời cầu khẩn dâng lên Đức Mẹ của những người Normand và các thánh quan thày của vùng này. Lời kinh thứ hai là một lời kinh rất đẹp và ý nghĩa để đọc trong Thánh Lễ. Vào năm 1912 các bản kinh này được xuất bản trong Báo La Croix d’Orne và Báo La Clochette. Bản Kinh sau là bản Kinh Đơn Sơ và được đem vào nước Ý. Chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XV và Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Gasparri cũng thích bản Kinh Đơn Sơ này. Theo lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV Kinh Đơn Sơ này được in trong Báo L’Osservatore Romano, số ngày 20-1-1916, có kèm theo mấy lời giải thích, như chúng ta ghi lại và nói trên đây.

Vào ngày 20-1-1917 Báo La Croix đã cho in lại tất cả Bản Kinh Đơn Sơ này và các tài liệu khác liên hệ như đã đăng trong báo L’Osservatore Romano ngày 20-1-1916.

Chúng ta có thể xác định rằng, Bản Kinh Hòa Bình đã được phổ biến thật rộng rãi trong toàn thế giới ngay từ đầu khi mới được phổ biến và cả ngày nay nữa, như chúng ta nói trên đây. Trong một thư Đức Hồng Y Pietro Gasparri gửi Công tước Stanislas de La Rochethulon, được đăng trong báo La Croix, đã viết như sau: “Đức Thánh Cha rất hài lòng vì Bản Kinh thật cảm động này và Ngài mong rằng lời kinh này vang vọng tới mọi tâm hồn và là một biểu lộ tâm tình phổ quát của mọi người”.



 

 tuatethy
 member

 REF: 657392
 06/18/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
TÍNH CÁCH PHỔ THÔNG CỦA KINH HÒA BÌNH

Lời Kinh này đơn sơ và được gán cho Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226) là tác giả. Cho tới nay vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Trong sách Preghiere di San Francesco e Santa Chiara, Cha Bruno Giannini, OFM., Suor Chiara Augusta Lainati, OSC., Suor Chiara Carla Cabras, OSC., trong tập sưu tầm xuất bản năm 2005, đã đặt Kinh Đơn Sơ vào trong phần các Kinh rút ra từ các tác phẩm của Thánh Phanxicô, sau phần các Kinh của chính Thánh Phanxicô sáng tác. Rồi trong chính bản Kinh các tác giả có lời chỉ dẫn như sau: “Bản Kinh thời danh này được gán cho Thánh Phanxicô thành Assisi là tác giả. Dầu sao tất cả những gì mà Kinh này diễn tả, người ta có thể thấy được thể hiện trong đời sống của Thánh nhân và trong niềm mong muốn được trở nên khí cụ bình an và vui tươi của Thánh nhân”. Như vậy vấn đề nguồn gốc coi Thánh Phanxicô Assisi lá tác giả chưa được xác định rõ ràng và còn cần được tìm hiểu thêm. Theo tác giả Salvatore Pricoco và Manlio Simonetti, trong cuốn sưu tập của hai ông “La Preghiera dei Cristiani, Fondazione Lorenzo Valla”Arnoldo Mondadori Editore, 2000, tr. 483, thì thánh nhân có sáng tác một vài kinh, nhưng thời danh nhất là Laudes creaturarum (Bài Ca Vạn Vật) nhưng không có KINH ĐƠN SƠ. Bài Ca Vạn Vật này được thánh nhân sáng tác sau một đêm đầy đau đau đớn.

Nói về tính cách phổ thông của Lời Kinh Đơn Sơ hay Kinh Hòa Bình, người ta nhận thấy rằng Kinh này được phổ biến rộng rãi một cách thật khác thường.

Tác giả Egidio Picucci, bài báo trong Báo L’Osservatore Romano, ngày 20-1-2009, đã được trích dẫn, đã ghi nhận điều này. Lời kinh được đọc lên trong những dịp khá đặc biệt, như năm 1975, tại Nairobi, trong một cuộc Họp Đại Kết giữa các Giáo Hội Kitô Giáo và Công Giáo.

Năm 1986, trong cuộc gặp gỡ các tôn giáo tại Assisi, được tổ chức theo ý của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và có sự hiện diện của Ngài, Kinh này là một trong những Kinh được chọn đọc lên. Rồi năm 1989 tại Basilea (Thụy Sĩ) Kinh này cũng được đọc lên trong một cuộc họp đại kết.

Kinh Hòa Bình này có sức gây ngạc nhiên không nhỏ đối với Chân phước Têrêsa Calcutta. Mẹ đã giải thích vắn tắt Kinh này và đã xin mọi người đọc lên trong dịp Chân phước nhận Giải thưởng Nobel Hòa Bình tại Oslo vào năm 1979. Mẹ cũng cho biết trong Dòng Các Thừa Sai Bác Ái của Mẹ, Kinh này được đọc mỗi ngày sau khi rước lễ. Đức Tổng Giám Mục Helder Pessoa Câmara của Tổng Giáo phận Olinda và Recife (Brazil) đã đem Kinh này vào trong “Tờ đi đường cho các cộng đoàn Abraham” .

Với các nhân vật dân sự và chính trị khác, Kinh Hòa Bình cũng gợi hứng nhiều cho các vị, như Bà Thủ Tướng Margaret Thatcher (Anh Quốc) đã đem một phần Kinh này vào trong bài diễn văn đọc khi được bổ nhiệm làm Thủ Tướng, ngày 4-5-1979.

Đức Tổng Giám Mục Anh Giáo Desmond Tutu, (Nam Phi, giải thưởng Nobel Hoà Bình 1984), đã nói rằng Kinh Hòa Bình có một tầm mức đặc biệt trong toàn thể đời sống của mình. Vào năm 1995, Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã đem một khúc của Kinh Hòa Bình vào trong bài diễn văn chào mừng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại phi trường New York. Ông còn nói một cách hiên ngang không ngần ngại rằng “nhiều người dân Hoa Kỳ, Công Giáo hay không Công Giáo, đã bỏ Kinh này trong túi áo, trong bị xách tay hay trong sổ tay của mình”.

__________________





 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2025 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network