Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Có đáng làm đại diện cho dân không ?

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 70327
 11/18/2011



Có đáng làm đại diện cho dân không ?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Tôi thục sự bức xúc trước phát biểu của một đại biểu Quốc hội về Luật biểu t́nh .Xin mời mọi người suy ngẫm :

Nguyên văn bài phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM) tại Quốc hội ngày 17/11/2011.

Kính thưa Quốc hội.

Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu t́nh khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này v́ những lư do như sau:

Thứ nhất, về Luật lập hội, ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc được thành lập năm 1977 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, ḥa b́nh Việt Nam.


Đại biểu Hoàng Hữu Phước: "ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu t́nh là để chống lại Chính phủ nước ḿnh hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước ḿnh". Ảnh: VNN
Hiện nay Mặt trận Tổ quốc có 44 tổ chức thành viên, nếu xếp theo các loại h́nh tổ chức như đoàn thể chính trị, tôn giáo, từ thiện, xă hội và nghề nghiệp th́ có đến 22 hội đoàn trong nhóm nghề nghiệp: từ Hội luật gia, Hội nhà báo đến Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập v.v... Nếu như vẫn c̣n thiếu các hội nghề nghiệp khác mới xuất hiện do sự phát triển của xă hội th́ có thể thành lập mới cùng trong quy mô rộng khắp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?

Thứ hai, về Luật biểu t́nh. Kể từ khi có cuộc biểu t́nh đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ . Măi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ "biểu t́nh" mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đă đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi phát triển mạnh mẽ thành các cuộc biểu t́nh chống Chính phủ Mỹ liên tục từ năm 1960 đến 1975, thậm chí tiếp tục ngay cả sau khi Hoa Kỳ thất bại tháo chạy khỏi Việt Nam, biểu t́nh chống Chính phủ Mỹ đă từ Mỹ lan ra toàn thế giới.

Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu t́nh là để chống lại Chính phủ nước ḿnh hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước ḿnh, khi 1 triệu người dân Mỹ đổ về Thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dă tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xă hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế v́ người nghèo, biểu t́nh chưa là h́nh thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước đó đang xâm lược nước ḿnh.

Cuộc tập hợp khổng lồ tại quảng trường đỏ là để bao quân đoàn Liên Xô tiến thẳng ra chiến trường chiến đấu chống Đức quốc xă và chống bọn nha gian. Để phản đối sự xâm lược của nước khác tiến hành chống lại nước ḿnh chỉ có gia nhập quân đội, dồn tài sản cá nhân cho Bộ Quốc pḥng mới là hành động duy nhất, cần thiết. Điều cần làm rơ ở đây là trong tiếng Anh biểu t́nh, tức là Demonstration luôn để chống Chính phủ nước ḿnh hay một chủ trương của Chính phủ nước ḿnh, c̣n tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước ḿnh hay ủng hộ một chủ trương của Chính phủ nước ḿnh, gián tiếp biểu thị sự không đồng t́nh đối với Chính phủ nước khác th́ đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.

Như vậy, Việt Nam có cần cho cuộc biểu t́nh chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu t́nh, nói rồi nói măi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Như vậy, cái Việt Nam cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không.

Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi ḅ tôi đă nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu t́nh ấy. Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu t́nh và chống biểu t́nh, chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân, xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, buôn gánh bán bưng, đoan chính, tự trọng kiếm từng đồng tiền nhỏ chứ quyết tâm không làm hành khất, xâm hại thu nhập chính đáng của những cửa hàng hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực bị phong tỏa do biểu t́nh, xâm hại quyền được chăm sóc của công dân khi đau ốm hay khi chuyển dạ sinh con mà xe cứu thương không để đến được hay xâm hại hạnh phúc của công dân khi xe hoa của họ không thể nhúc nhích được trên đường v́ tắc đường.

Liệu cái gọi là quyền biểu t́nh ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Câu hỏi được đặt ra ở đây là dự án Luật biểu t́nh đă tham vấn ư kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tập thể nông dân, tập thể quân đội, công an, những chiến sỹ biên pḥng đang trấn giữ biên cương của tổ quốc và hải đảo quốc gia, những nhà tu hành chân chính hay chỉ v́ một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu t́nh v́ bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.

Có ư nói rằng ở nước ngoài người ta biểu t́nh đàng hoàng nên ở Việt Nam cũng sẽ làm được. Ở Việt Nam hiện nay đă 100% đội mũ bảo hiểm khi đi bằng xe máy chưa, có chấm dứt chen lấn ở nơi công cộng chưa, có tham gia giao thông đúng luật chưa. Đó là chưa kể ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu t́nh tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đă biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Cuộc biểu t́nh chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do t́nh trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu t́nh làm ô danh nước Mỹ. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh. Đây là ư kiến của tôi mong được sự ủng hộ của Quốc hội.

(Theo Trang tin điện tử Quốc hội)




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 618616
 11/18/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Phát biểu như thế là xúc phạm đến người dân

Nguyên văn bài phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) tại Quốc hội ngày 17/11/2011.

Kính thưa Quốc hội

Tôi nhận thức diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của ḿnh để phát biểu ư kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung của Quốc hội. V́ thế, tôi muốn trao đổi ư kiến của một số đại biểu cho rằng Luật Biểu t́nh là chưa cần thiết.

Ở Quốc hội, đă đề cập đến vấn đề ǵ cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận hết sức nguy hiểm. Biểu t́nh đâu chỉ bắt đầu có từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chúng ta đang được hưởng ngày Quốc tế lao động là thành quả của cuộc đấu tranh của những người lao động ở Chicago từ những thế kỷ trước. Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu t́nh ngày 1/5/1958, hạt nhân lănh đạo là những người Cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đ̣i tự do, cơm áo ḥa b́nh và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân.

Như thế biểu t́nh có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một Nhà nước, của người cầm quyền. Tôi thấy cần nhắc lại bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng ḥa thành lập. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đă giải thích trong bản Sắc lệnh nội hàm của chữ "biểu t́nh" để chúng ta thấy được phải nhận thức nó từ hai chiều. Văn bản này viết rằng "công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài", đúng là trong Hiến pháp năm 1946 không có chữ "biểu t́nh".

Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đă giải thích: "xét v́ tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng ḥa, nhưng trong t́nh thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu t́nh để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao nên ra Sắc lệnh này", tức là Sắc lệnh về biểu t́nh.

Như thế ta phải nh́n biểu t́nh cả hai cách của nó, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp pháp luật để mà thực thi quyền hành pháp. Nếu không chúng ta chỉ nh́n một mặt th́ chúng ta chỉ nh́n thấy mặt hỗn loạn của nó thôi. Chúng ta biết rằng cho đến bản Hiến pháp năm 1959 th́ chữ "biểu t́nh" đă được đưa vào trong chính văn, ở Chương III của Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu t́nh th́ thuật ngữ "biểu t́nh" đă trở thành một chính văn của luật cơ bản.

Như thế nó không phải v́ xa lạ cả, chúng ta thấy tất cả trong thực tiễn lịch sử những cuộc biểu t́nh ấy có thể phát huy cả hai mặt, đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế chúng ta thấy cuộc biểu t́nh chống chính quyền Sài G̣n của phong trào, đặc biệt ở đô thị đă tác động tích cực vào quá tŕnh của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu t́nh ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. C̣n chữ "mít tinh" cũng chỉ là biến dạng của ngôn ngữ. Nếu chúng ta nh́n vào hiện tượng ngay gần đây gắn liền với thời kỳ đổi mới khi những hiện tượng diễn ra ở tỉnh Thái B́nh nơi từng có truyền thống của tiếng trống Tiền Hải.

Nếu quan niệm đơn giản như chúng ta, như đại biểu Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có cách dẹp bỏ nhưng chính lúc đó các nhà lănh đạo sáng suốt của Đảng đă trực tiếp đi vào tận tâm băo t́m hiểu th́ thấy hai mặt của vấn đề có những yếu tố kích động nhưng cũng có những yếu tố thực tế, có vấn đề trong bộ máy lănh đạo cầm quyền, v́ vậy dẫn đến điều chỉnh một cách thích hợp.

Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá tŕnh hội nhập thế giới, việc biểu tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều h́nh thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu t́nh, ta nói đúng tên của nó. Chính bởi v́ không có luật nên mới dẫn đến t́nh trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân.

Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hăy nhân danh cá nhân ḿnh thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xă hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những t́nh cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật.

Luật biểu t́nh là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu t́nh như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước, đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này v́ chúng ta chưa có luật. Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đă rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương tŕnh luật pháp của chúng ta về biểu t́nh.

Tôi nghĩ Quốc hội chúng ta hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính v́ thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu t́nh càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ tŕnh thích hợp, thận trọng, nhưng không v́ thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay.

Xin cảm ơn Quốc hội.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network