Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa bây giờ mới kể xong(Sưu tầm)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 60795
 05/25/2010



Chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa bây giờ mới kể xong(Sưu tầm)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Cuộc đời thầy Đỗ Việt Khoa đă làm nên hai sự kiện. Nhưng cả hai sự kiện ấy ngẫm đi ngẫm lại đều là những sự kiện buồn. Ngành giáo dục có thay đổi được ǵ đáng nói sau sự kiện thứ nhất thầy Khoa làm nên hay không? Tôi không dám chắc. Nhưng cuộc đời thầy Khoa th́ thay đổi, nhưng là một thay đổi buồn…

Thầy Khoa đă dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Hồi đó, nhiều người cứ tưởng ngành giáo dục nhân cơ hội ấy mà dọn dẹp căn nhà có không ít nhếch nhác và bừa bộn của ḿnh. Thế nhưng, ngày tháng cứ trôi đi, mọi chuyện trở lại yên ắng như không gian "b́nh yên" sau một tiếng nổ.

Ngay từ ngày ấy, không ít người có suy nghĩ cẩn trọng đă dự báo rằng: những động thái của ngành giáo dục đối với thầy Khoa chỉ là một cách đối phó và lựa theo dư luận chứ không phải muốn thay đổi thực sự. Bởi ngày ấy, sự kiện thầy Khoa là một "quả bom" làm chấn động dư luận.

Đến ngay cả một giáo sư danh tiếng và cẩn trọng như giáo sư Văn Như Cương cũng tuyên bố sẵn sàng bảo vệ thầy Khoa đến như thế cơ mà. Rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đă về thăm thầy Khoa. Rồi các phương tiện truyền thông vào cuộc rầm rộ. C̣n các giáo viên th́ chỉ lấy sự kiện của thầy Khoa mà bàn tán, tranh căi với người khen, kẻ chê... tán loạn.

Hầu như tất cả chúng ta bị sự kiện thầy Khoa cuốn đi và không làm sao cưỡng nổi. Nó cho thấy ngành giáo dục đă xuống cấp đến mức nào. Nó cho thấy xă hội muốn có một cuộc cách mạng đối với ngành giáo dục nước nhà. Nhưng h́nh như kết quả từ sự dũng cảm của thầy Khoa chỉ có tác dụng làm cho truyền thông "bốc" lên. Việc "bốc" lên của truyền thông cũng chẳng có ǵ lạ v́ đó chính là một trong những đặc điểm của nó.
Thế rồi đến bây giờ, thầy Khoa lại làm ra sự kiện thứ 2 khi thầy buồn bă và có phần tủi thân thông báo sẽ rời bỏ ngành giáo dục vĩnh viễn. Sự kiện lần này không "nổ to" bằng sự kiện lần thứ nhất nhưng nghe cay đắng và ê chề hơn.

Nhưng cay đắng và ê chề hơn cho thầy Khoa khi xă hội nghe giáo sư danh tiếng Văn Như Cương chối từ không nhận thầy Khoa vào trường ḿnh nữa cho dù thầy Khoa chưa chắc có ư định đó. Có một người bạn học thân thiết của thầy Khoa đă khóc như một nỗi tủi hổ khi đọc những lời của giáo sư Văn Như Cương trả lời báo chí và nói kỹ đến mức phũ phàng về thầy Khoa.

Anh thương bạn ḿnh quá. Cho dù có những lúc anh đă tâm sự và khuyên thầy Khoa không nên làm thế này hay chỉ nên làm thế kia. Anh hiểu bạn ḿnh có lúc đă không nh́n nhận vấn đề thật thấu đáo. Anh cũng hiểu bạn ḿnh quả thực bị dư luận xă hội lúc đó có lúc làm cho "choáng váng".

Nhưng anh hiểu bạn ḿnh đấu tranh từ những ngày đầu là xuất phát từ sự chân thành và không thể đứng nh́n những tṛ phi giáo dục trong ngành giáo dục. Anh nói thầy Khoa không ảo tưởng ǵ về ḿnh như lời giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nói mà thầy Khoa cứ tưởng hầu hết những người trong xă hội ủng hộ thầy, đứng về phía thầy bởi những lợi ích cho chính con em họ hay v́ lợi ích cho xă hội.

Thế là thầy Khoa lao vào chiến đấu với những ǵ mà cá nhân thầy cho rằng những cái đó đang nguy hại cho ngành giáo dục. Thầy Khoa cứ tin rằng phía sau ḿnh là cả một biển người đi theo thầy. Nhưng thực ra người ta chỉ đứng xem thầy như một sự ṭ ṃ. Chỉ có rất ít người thực sự ủng hộ thầy mà cũng lo cho thầy. Và đếnkhi chiến đầu măi không giành được chiến thắng, thầy Khoa quay lại và bắt đầu thấy hoang mang.

Cuối cùng, thầy tự đầu hàng. Cứ cho là những lời nhận xét của giáo sư danh tiếng Văn Như Cương là đúng th́ có nên nói ra như thế không về một người là thầy Khoa đă phải dùng đến hạ sách cho cuộc đời ḿnh.

Người bạn của thầy Khoa hiểu rơ rằng: nếu thầy Khoa có ảo tưởng bởi báo chí tung hô quá mức hay Người đương thời ǵ đó th́ trong đó có cả sự ảo tưởng đến từ sự bênh vực của một người danh tiếng chính là giáo sư Văn Như Cương. T́m hiểu ra mới thấy giáo sư Văn Như Cương là một trong những người làm thầy Khoa tin tưởng mănh liệt nhất. Bởi thầy Khoa vô cùng kính trọng giáo sư và hoàn toàn tin sự lên tiếng sẵn sàng nhận thầy Khoa đă làm thầy Khoa như bị "sốc" thuốc.

Không phải thầy Khoa tin vào việc giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nhận thầy Khoa khi có mệnh hệ nào để ḿnh vẫn có việc làm mà nuôi con, mà thầy Khoa tin vào việc ḿnh đấu tranh là hoàn toàn đúng. Cũng như những món quà tặng hay bằng khen th́ không phải là bằng khen hay quà mà là ḷng tin của thầy Khoa vào việc làm của ḿnh và tin vào xă hội quanh ḿnh.

Nhưng sau những ngày "thăng hoa", những người đứng về phía thầy Khoa và lên tiếng về ngành giáo dục dần dần rút lui và để lại trận chiến cho một kẻ duy nhất là thầy Khoa. Thế là thầy Khoa chẳng biết "kẻ thù" của ngành giáo dục đang ở phía nào. Thầy Khoa những ngày tháng sau đó giống như một người lính chẳng có người chỉ huy. Nhưng trong lúc đó, quanh thầy đầy tiếng la ó, tiếng dọa dẫm của "kẻ thù". V́ thế, thầy Khoa có hoảng hốt mà "bắn" loạn xạ âu cũng là chuyện dễ hiểu.

Lúc đầu tôi cứ nghĩ sự kiện đầu của thầy Khoa đă kể xong câu chuyện về ngành giáo dục và về xă hội chúng ta. Nhưng đến khi sự kiện thứ hai của thầy Khoa xẩy ra th́ mới ngă ngửa người ra rằng: câu chuyện về thầy Khoa bây giờ mới kể xong.

Vâng câu chuyện đă kể xong. Nghe mà buồn thấu ruột. Nghe mà ứa nước mắt về nhiều chuyện. Không biết thầy Khoa và những người hiểu đúng câu chuyện này sẽ buồn đến khi nào?

Thảo Dân



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 541837
 05/25/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Ai sẽ là Người đương thời?

"Muốn thắng nền giáo dục lạc hậu phải đánh vào chỗ mạnh nhất của nó". Đánh cho mất thăng bằng cái "chân trụ". Chân trụ của nền giáo dục lạc hậu là triết lư giáo dục- học vẹt. Học vẹt dẫn đến nạn dạy chay, nhồi sọ, áp đặt. Học vẹt dẫn đến loạn học thêm. Dẫn đến loạn sách tham khảo. Dẫn đến nạn thi cử, nạn gian lận thi cử. Dẫn đến nạn háo danh, háo thành tích.

"Nền giáo dục học vẹt"

Nền giáo dục hiện nay giống như một cơ thể đang ốm nặng. Nó ắt đă mắc một căn bệnh ǵ đó. Nhưng chắc chắn nó mắc một căn bệnh "nguyên thủy"- một khối u. V́ không được chữa trị tận gốc nên căn bệnh đó bung ra, lan ra, dẫn đến những bệnh thứ cấp khác, thể hiện ra ngoài bằng những triệu chứng. Có điều hiện nay chúng ta lại đang chăm chú nh́n vào những triệu chứng, triệu chứng của cả căn bệnh nguyên thủy lẫn các bệnh thứ cấp phát sinh "ăn theo".

Khối u nguyên thủy ấy là khối u ǵ? Chỉ biết rằng chữa trị khối u giáo dục khó gấp bội so với chữa trị khối u của cơ thể.

Giống như mọi sự chữa trị, việc đầu tiên là phải chữa trị cái ảo tưởng 'không có bệnh'. Ảo tưởng hay cũng chính là điệp khúc thông thường, phổ biến của ngành giáo dục- "đă đạt được những thành tích to lớn, tuy nhiên vẫn c̣n tồn tại những khuyết điểm như thế, như thế..."

Ảo tưởng thứ hai là ảo tưởng 'có bệnh th́ vái tứ phương'. Thấy ai mách có thuốc hay là đến liền, thuốc Đông, thuốc Tây! (người khác dùng được th́ ḿnh cũng dùng được!) Cứ chợt nghĩ ra cái ǵ thấy 'có vẻ được' là lập tức dấy lên một phong trào thi đua thực hiện!

Một nhà tâm lư học giáo dục người Việt sống cùng thời với chúng ta có lần đă nói, "Muốn thắng nền giáo dục lạc hậu th́ phải đánh vào chỗ mạnh nhất của nó". Đánh cho mất thăng bằng cái "chân trụ". Chân trụ của nền giáo dục lạc hậu là triết lư giáo dục- học vẹt. Học vẹt dẫn đến nạn dạy chay, nhồi sọ, áp đặt. Học vẹt dẫn đến loạn học thêm. Dẫn đến loạn sách tham khảo. Dẫn đến nạn thi cử, nạn gian lận thi cử. Dẫn đến nạn háo danh, háo thành tích.

Những học sinh được hưởng "nền giáo dục học vẹt" khi lớn lên nếu theo nghề sư phạm th́ các em sẽ lại tiếp tục là những người thầy người cô làm việc theo triết lư học vẹt. Cái ṿng luẩn quẩn cứ thế tồn tại dai dẳng.

"Người đương thời" đang ở đâu?

Ai "đạp đổ" được cái chân trụ này và thay thế nó bằng một cái chân trụ khác, người đó chưa chắc được coi là một người "đương thời". Thậm chí có khi người đó c̣n bị những người cùng thời với ḿnh cản trở hoặc phá bằng được. Nhưng người đó nhất định là một nhà cải cách giáo dục đúng nghĩa.

Trong khi chờ đợi "Người đương thời", chúng ta chẳng nên trách phương pháp giải quyết của thầy Đỗ Việt Khoa, không nên giễu cợt cái máy ghi âm tai quái, cái máy ảnh hay "săm soi" của thầy. Bởi chưng nh́n đi nh́n lại, nh́n cho thật kỹ hiện trạng giáo dục hiện nay th́ thấy rằng chỉ có một vài người nói trúng hoặc đủ khả năng nói trúng phóc cái khối u nguyên thủy, cái căn bệnh chết người của nền giáo dục.

Thầy Khoa là một trường hợp của lương tâm. Không nghi ngờ ǵ nữa, thầy hoàn toàn xứng đáng được nhận sự quư trọng. Nếu may mắn thầy có thể tạo ra một hiệu ứng - hiệu ứng Đỗ Việt Khoa.

Nhưng cải cách giáo dục không đơn thuần là câu chuyện của lương tâm. Cũng không phải là chuyện cầu may.

Nguyễn Anh Tuấn


 

 sontunghn
 member

 REF: 542299
 05/28/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Đỗ Việt Khoa người hùng thất bại? Bài cuối: Như chuyện hài


Chúng tôi không đề cập chuyện kiện tụng mà muốn nói vấn đề khác, đó là cách phản ứng của một số cao thủ trước việc làm của thầy Khoa. Thế nhưng, trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, bị tổn thất cũng là chuyện thường. Hơn nữa, cũng không thể mong sự khoan ḥa, tử tế từ một số người không muốn làm việc tốt, v́ nếu thế th́ đă chẳng có cuộc chiến nào xảy đến. Có chút nuối tiếc là, chuyện xảy ra trong ngành giáo dục, nơi đáng ra việc được xử lư có giáo dục hơn.

Không gồng ḿnh?

Tôi thử trao đổi với anh Khoa: Không một hiệu trưởng nào lại yên tâm khi trong ngôi trường của ḿnh luôn có người săm soi sơ suất, sai sót rồi hô hoán cho xă hội biết. Sao không chọn cách góp ư với lănh đạo để sửa sai? Có phải cái xấu nào, cái tiêu cực nào cũng đáng phơi ra cho thiên hạ xem mới sửa chữa được. Nếu anh cùng nhà trường cải tạo cái xấu thành cái tốt th́ chắc là tốt hơn việc dùng sự nổi tiếng để ép, mặc cả với lănh đạo. Anh nổi tiếng và được yêu quư khắp nơi nhưng nếu bị ghét, bị cô lập ở cơ quan, đơn vị thậm chí ở quê nhà th́ có ǵ hay ho chứ? Người ta bảo anh có phần quá đà...

Anh Khoa cười và nói rằng, anh không hề bị hào quang Người đương thời, và những hào quang khác từ dư luận che lấp con người thật của ḿnh. Ngay cả khi ứng cử Đại biểu Quốc hội, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có nhiều người ghét mà cay độc: Ông Khoa quá tự đại, đi quá xa cái ranh giới của ḿnh. Thế nhưng, đó lại là quyết định rất đặc trưng Đỗ Việt Khoa.

“Sau khi anh Khoa được mọi người biết đến, có một vị đang công tác trong Quốc hội gọi điện đặt vấn đề là nên ứng cử đại biểu Quốc hội để làm cái ǵ đó đóng góp cho ngành giáo dục nước nhà. Ông ấy động viên, khích lệ nên anh Khoa liều ḿnh ứng cử, chứ không phải tự đại, tự cao” – Thầy Khoa nói. Được biết, lần lấy ư kiến tại trường Vân Tảo, thầy Khoa không được ai ủng hộ việc ứng cử Đại biểu Quốc hội.

Thầy Khoa cho rằng, tại trường mỗi khi phát hiện những cái sai, cái chưa hợp lư anh đều góp ư với lănh đạo nhưng đều bị quy là chống đối. Sự khác nhau trong suy nghĩ đă đẩy anh Khoa và lănh đạo xa nhau, cực đoan hơn, thách thức hơn... Anh Khoa không muốn nói sâu về nội bộ nơi ḿnh công tác mà cho rằng chỉ là anh không phù hợp với môi trường hiện tại nữa.

Chuyện hài?

Nhân chuyện từ chức, xin kể câu chuyện mà anh Khoa nhận là họ nhằm vào ḿnh. Trong rất nhiều kiểu phản ứng với anh Khoa, xin lấy chuyện này làm điển h́nh, v́ được nâng lên tầm nghệ thuật (những chuyện như chuyện anh Khoa bị cô lập, bị hành hung... báo chí cũng đă phản ánh nhiều).

Một tờ báo Trung ương mở cuộc thi truyện ngắn, bút kư viết về ngành giáo dục do Bộ GD&ĐT tổ chức. Cuộc thi ấy đăng truyện: Có bệnh. Truyện này có lối viết hài hước về người thầy có tên là Bệ trong cuộc chiến chống tiêu cực. Mở đầu truyện, tác giả miêu tả công năng cái điện thoại di động mà thầy Bệ mới tậu, rồi bắt đầu câu chuyện:

Bệ nhận được điện thoại hiệu trưởng gọi lên pḥng Hội đồng. Hiệu trưởng trang trọng trao tờ giấy mời lên văn pḥng Bộ nhận Huân chương “Dũng cảm bội tinh” kèm lời chúc xă giao “Mừng đồng chí” và cái bắt tay hờ hững, mềm oặt như có ư ngầm bảo “Mày chỉ là thằng giáo viên xoàng thôi, vinh dự của mày đổi bằng bao nhiêu vinh dự của người khác đấy, rồi mày phải trả nợ đủ”... (trích Có bệnh).

Tôi hỏi: Sao lại nghĩ truyện này viết về anh? Anh Khoa nói, người ta phô tô từng xấp, phát cho học sinh tất cả các lớp. “Người ta cười nhạo tôi, chuyện này có ai mà nghĩ đó không phải là anh Khoa chứ”.

Tôi có được truyện ngắn ấy từ bản phô tô khổ A3, ghi dưới là 10A3 bằng bút bi màu xanh (có lẽ là bản phát cho lớp 10A3?).

Truyện miêu tả việc thầy Bệ mua điện thoại di động chỉ để xem phim sex, nào là Vàng Anh, Yến Vi... Từ cái điện thoại ấy mới có cảnh quay giải bài tập thể trong kỳ thi rồi nổi tiếng khắp nơi. Mấy hôm sau đoạn phim của Bệ được phát trên truyền h́nh thật. Hàng chục tờ báo lấy ảnh từ cảnh quay ra phụ vào bài viết về chất lượng thật của giáo dục, nó rất xa với những báo cáo trăm phần trăm tốt của các trường, của cả ngành và của các địa phương các cấp.

Bộ trưởng lập tức tiếp thu dư luận, cho kiểm tra lại việc coi thi ở trường hai và đề nghị Chính phủ cho trường hai thi lại, có sự giám sát đặc biệt của Bộ trước khi có lời đáp chính thức với dư luận. Kết quả thật buồn, chỉ có gần một nửa đủ điểm tốt nghiệp. Bộ trưởng lập tức có biện pháp về việc học thật, thi thật, nói không với bệnh thành tích cho những năm học tới. Đó là lư do Bệ được nhận Huân chương “Dũng cảm bội tinh”. Cuộc sống của Bệ vô t́nh bước sang trang mới. (trích Có bệnh).

Nếu bây giờ gặp sự kiện như năm 2006 anh làm ngơ hay tiếp tục làm như đă làm? “Tôi vẫn làm nhưng làm theo cách khác. Cách khôn ngoan hơn”.

Đọc đến đoạn này khó mà không nghĩ đến thầy Khoa. Truyện ngắn như một bài báo phiếm chỉ, c̣n nội dung miêu tả sát đến mức kiểu trẻ con đố nhau con ǵ kêu meo meo... (quá dễ để trả lời là con mèo, giống như rất dễ để liên tưởng thầy Bệ với thầy Khoa). Một cách phản ứng có nghề và kể cả thầy Khoa hay ai đó nhận ra ḿnh trong tác phẩm này mà đùng đùng nổi giận, kiện cáo th́ chẳng những mắc mưu không khảo mà xưng mà c̣n phí sức đấm vào không khí, v́ đó là truyện ngắn, là văn chương, là hư cấu...

Tôi nói với anh Khoa, nếu nhân vật Bệ là anh th́ quả là người ta đang chọc cười một vấn đề nghiêm túc trong đó có Bộ trưởng với cuộc vận động hai không (người ta cho rằng, cuộc vận động này chỉ xuất phát từ sự kiện Đỗ Việt Khoa với cú ăn may quay cảnh tiêu cực từ điện thoại di động vốn dùng để xem phim sex!).

Anh Khoa nói thẳng, có người chửi Bộ trưởng GD&ĐT rất nặng, tôi ghi âm được và chuyển cho các cơ quan chức năng c̣n chẳng làm được ǵ họ nữa là chửi kiểu này. Anh có biết ai viết truyện này không, tôi hỏi. “Tôi nghĩ là người quen”.

Truyện ngắn miêu tả tỉ mỉ cảnh người thầy chống tiêu cực bị phụ huynh ghét, cộng đồng ruồng rẫy. Đây là cảnh tại một đám cưới: Bệ ngồi chết trân, ngóng măi chẳng có người đến ngồi cùng. Gia chủ co kéo thế nào cũng không ai đến. Khó xử quá. Toàn khách lạ, Bệ không biết làm sao để có lư do rút lui. Đi ăn cỗ không có người muốn ngồi cùng hỏi có ǵ ớn bằng... (trích Có bệnh).

Thầy giáo chống tiêu cực trong truyện ngắn đoạn bị hắt hủi này có giống anh không? Thầy Khoa nói, ngoài đời anh không như thế. Tại trường cũng nhiều người yêu quư, v́ anh nói những điều họ nghĩ nhưng họ không dám nói. Thế nhưng sợ bị trù dập, ảnh hưởng công việc nên họ đành xa lánh thôi nên anh bị cô lập. C̣n bà con làng xóm họ tốt với anh và anh tốt với họ. C̣n bạn bè cũ th́ rất tốt.

Cuối chuyện là cảnh học sinh phản pháo thầy giáo Bệ tại một giờ giảng văn. Tác giả kết: Thế là ngay cả học tṛ cũng muốn hắt nước dưa vào mặt thầy rồi. Bệ trầm tư một ḿnh, trong ḷng muốn nói: “Nếu đổi được cái “Dũng cảm bội tinh” lấy sự b́nh yên vốn có th́ tôi xin đổi ngay, nào ai muốn đổi cho tôi không? Có ai muốn đổi cho tôi không? Có ai muốn đổi cho tôi không?

Câu hỏi: Có ai muốn đổi cho tôi không? điệp ba lần, có ǵ đó khiến người ta nghĩ đến cảnh Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao) và kêu lên điệp khúc: Ai cho tôi lương thiện? Cuộc đấu tranh chống tiêu cực của thầy Bệ trong truyện ngắn hóa ra đáng cười, toàn bộ đáng cười, tuyệt không có cái ǵ nghiêm túc, đáng ghi nhận? Cái huân chương Dũng cảm bội tinh (cách nói ẩn ư một danh hiệu) hóa ra chẳng đáng giá ǵ (và cướp mất b́nh yên của thầy Bệ) khi thầy Bệ muốn đem huân chương ấy đổi lấy b́nh yên mà không ai thèm.

Đây là câu chuyện mà lănh đạo Bộ GD&ĐT nên đọc, càng nên đọc hơn khi nó tham gia cuộc thi viết về ngành giáo dục và có thể xuất phát từ một câu chuyện có thật (?). Có đáng buồn cười không?

Khi nghe tin thầy giáo Đỗ Việt Khoa bỏ nghề nhiều người gọi điện đến chia sẻ, động viên. Một người nói: Một hệ thống, mạng lưới chống tiêu cực được trang bị đầy đủ c̣n chiến đấu vất vả, bở hơi tai với tiêu cực trong ngành giáo dục c̣n chưa dám nói là có hiệu quả, nói chi anh Khoa. Sự kiện Đỗ Việt Khoa là một sự lăng mạn thỏa măn nhất thời mong muốn của dư luận trong cuộc chiến chống tiêu cực thôi.

Cái ǵ làm nên một người hùng Đỗ Việt Khoa? Điều ǵ biến anh Khoa thành người mắc lỗi để giờ trở về thấp hơn xuất phát điểm cuộc chiến chống tiêu cực? Một người trong ngành giáo dục cho rằng, đó là sự đụng độ của một bên là cái tốt thô mộc, sự hồn nhiên đến ngây ngô và cách đấu tranh chống tiêu cực đơn sơ - với một bên là sự phản kháng, che chắn có lớp lang, đầy nghệ thuật của những người khôn ngoan. Đỗ Việt Khoa bỏ cuộc, bỏ nghề là kết cục mà nhiều người nh́n thấy trước. Đỗ Việt Khoa, người hùng thất bại hay là xă hội thất bại trong cuộc chiến chống tiêu cực?

Giờ thầy giáo Đỗ Việt Khoa đă quyết rời khỏi sân khấu nơi anh là người hùng vừa là anh hề, tránh xa đám đông ḥ reo, trở về nhà với người vợ hiền và 2 đứa con. “Anh Khoa không cay cú, không bao giờ tiêu cực. Anh Khoa muốn thanh thản thôi. Anh Khoa đă hiểu...”.

GS Văn Như Cương thất hứa?

Mới đây, trên báo mạng, GS Văn Như Cương đă từ chối nhận thầy Đỗ Việt Khoa về công tác tại Trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) như đă hứa cách đây ba năm. Sau sự kiện năm 2006, thầy Khoa nổi lên như người hùng chống tiêu cực, GS Văn Như Cương khi đó đă nói, nếu thầy Khoa có mệnh hệ ǵ ông sẽ nhận về công tác tại trường. Nhưng khi thầy Khoa thất thế, viết đơn xin rời khỏi trường THPT Vân Tảo, GS Cương lại nói, giờ đă nghĩ khác và cho rằng: Anh Khoa không b́nh thường...

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26-5, thầy Khoa nói: “Tôi buồn lắm! Tôi rất sùng kính thầy Văn Như Cương. Ai dè thầy trả lời thế. Tôi nghĩ thầy và nhiều người thiếu thông tin về những ǵ tôi đang chịu đựng và v́ sao tôi phải lên tiếng...”.


Lê Anh Đạt



 

 sontunghn
 member

 REF: 542402
 05/29/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

"Người hùng" xin nghỉ việc và lời hứa sau 4 năm ...


Sau 4 năm nổi đ́nh nổi đám với cuộc chiến chống tiêu cực trong thi cử và những bất cập của ngành giáo dục, đầu tháng 5/2010, thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường THPT Vân Tảo đă chính thức có đơn xin nghỉ việc gửi Ban Giám hiệu nhà trường và Sở GD &ĐT Hà Nội. Ngay lập tức, câu chuyện liên quan đến người đương thời này lại nóng lên hơn bao giờ hết. Trên báo chí, PGS. Văn Như Cương, người cách đây 4 năm từng tuyên bố, nếu thầy Khoa bị mất việc v́ chống tiêu cực, ông sẽ nhận thầy Khoa vào làm việc, th́ nay PGS. Văn Như Cương lại phải "phân tích" rằng: mất việc khác với xin nghỉ việc. Phóng viên ĐS &PL đă có cuộc trao đổi với hai nhân vật này để t́m câu trả lời cho một kết cục.



Thầy Đỗ Việt Khoa: "TÔI CHÁN CÁI CHUYỆN TIÊU CỰC NỌ KIA LẮM RỒI!"

Xin cho biết, thầy chính thức viết đơn xin thôi việc khi nào?

Tôi đă gửi đơn xin nghỉ việc đề ngày 8/5/2010 cho Ban Giám hiệu trường THPT Vân Tảo và Sở GD &ĐT Hà Nội. Đến ngày 27/5 tôi được đồng chí kế toán nhà trường trao tận tay thông báo của Sở GD &ĐT Hà Nội do Trưởng pḥng Tổ chức Phạm Minh Trang kư, với nội dung thông báo đă nhận được đơn xin nghỉ việc của tôi và sẽ xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xin hỏi thầy, 4 năm trôi qua thế nào, kể từ khi thầy bắt đầu đấu tranh chống tiêu cực trong giáo dục?

Tôi thấy tôi bị trù dập suốt 4 năm trời. Suốt 4 năm, tôi chịu nhiều cay đắng lắm. Thực ra, tôi và ông hiệu trưởng cũ cũng không có mâu thuẫn ǵ cả. Chính ông hiệu trưởng mới th́ lại hay đe doạ, đe nẹt và trù dập tôi.

Sau ngày 8/5/2010, ngày 24/5/2010 tôi cũng đă gửi thư cho Bộ trưởng Bộ GD &ĐT. Trong thư tôi nêu ư kiến rằng, trong thời gian qua, Đỗ Việt Khoa không xin Bộ trưởng điều ǵ, nay tôi chỉ xin Bộ trưởng cho Thanh tra Bộ giải quyết những vấn đề tồn tại của trường Vân Tảo. Theo Luật Khiếu nại Tố cáo, cấp Sở chưa giải quyết được th́ cấp Bộ giải quyết. Bản thân tôi đă rất kỳ vọng trong việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, để giải quyết những tiêu cực tồn tại. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi đă rất thất vọng. ở Hà Tây cũ, tôi cứ lên Sở là gặp được giám đốc để bày tỏ nguyện vọng, nhưng ở Hà Nội, tôi có gọi hàng trăm cuộc điện thoại, lên cả Sở đăng kư, cũng bị từ chối không cho gặp, nên tôi rất chán nản.

"Tôi sụp đổ cả hi vọng"

Dư luận đang rất quan tâm đến lời hứa của PGS Văn Như Cương với thầy cách đây 4 năm. Nếu nghỉ việc, thầy đă có dự định ǵ chưa?

Thú thực mà nói, tôi cũng có dự định xin vào trường nào đó dạy, để tập trung vào chuyên môn, "vĩnh biệt" câu chuyện đấu tranh chống tiêu cực. Xin tiết lộ với anh "bí mật" này nhé, cách đây 8 tháng, tôi có gọi điện thoại cho thầy Văn Như Cương về việc xin đi làm, thầy Cương có bảo ừ. Nhưng mấy ngày qua, đọc báo, tôi thấy thực sự rất sốc, không ngờ thầy lại trả lời như thế. Tuy nhiên, tôi cho rằng, lỗi này cũng không thuộc về thầy, mà do nhiều tác động khác. Thứ nhất, những thông tin về việc chống tiêu cực của tôi với thầy Cương bị thiếu. Thậm chí không chính xác. Nhiều người cho rằng, tôi làm "nghề" kiện cáo, nhưng xin nói, tôi chả có thời gian mà làm điều đó đâu. Tôi chỉ đấu tranh để bảo vệ lẽ phải thôi. C̣n công việc, tôi cũng phải chủ động đối phó, chứ cứ ngồi đấy để họ d́m ḿnh à? Thứ hai, do thiếu những thông tin như vậy, các thầy sẽ có suy nghĩ về tôi chưa chuẩn lắm. Song thực sự mà nói, qua đó tôi cũng vỡ ra nhiều điều. Mặt khác, tôi nghĩ thế này, thời điểm năm 2006, tôi là người trực thuộc Sở GD &ĐT Hà Tây cũ quản lư. Lúc đó, thầy Văn Như Cương là người do Sở GD &ĐT Hà Nội quản lư. Từ năm 2008, Hà Tây nhập về Hà Nội, tôi không hiểu thầy Văn Như Cương có đủ dũng cảm để nhận tôi vào làm việc không? Nếu thầy nhận tôi về, không khéo họ lại gây khó khăn cho thầy. Hoặc có thể có những chuyện khác nữa... Trường của thầy Văn Như Cương là trường tư thục, thu - chi c̣n gấp hàng trăm lần trường tôi ấy chứ.

Thầy có thể nói rơ hơn về cuộc trao đổi qua điện thoại với Phó Giáo sư Văn Như Cương 8 tháng trước?

Tôi có nói, nếu tôi nghỉ việc, tôi xin dạy thử ở trường của thầy Cương một thời gian. Nếu dạy thử mà thầy Cương chấp nhận được th́ được, c̣n nếu thầy Cương nói chất lượng dạy kém, th́ thầy Cương cứ việc sa thải. Lúc đó thầy Cương bảo ừ được. Tôi cũng tin tưởng thầy là như thế.

Bản thân thầy có nghĩ rằng 8 tháng trước, Phó Giáo sư Văn Như Cương đồng ư nhận thầy (nếu thầy nghỉ việc) là niềm tin mang tính cơ sở để thầy quyết định xin nghỉ việc ở trường Vân Tảo?

Cũng là một niềm tin. Đồng thời c̣n là một chỗ dựa tinh thần. Mặc dù ḿnh biết có đi dạy thuê cho các thầy th́ một buổi ḿnh cũng chỉ được vài trăm ngh́n thôi, chả giầu có ǵ. Đến giờ tôi muốn dừng hết mọi vụ việc lại, tập trung vào chuyên môn, lo cho con cho cái, cho gia đ́nh. Tôi chán cái chuyện tiêu cực nọ, kia lắm rồi.

Tức là thầy đă sụp đổ niềm tin với tuyên bố của thầy Văn Như Cương 4 năm trước và cả cuộc điện thoại cách đây 8 tháng?

Tôi có thể nói, thầy Cương tuyên bố như thế trên báo chí là tôi sụp đổ cả hi vọng. Nhưng tôi nghĩ thế này, cho dù thầy Cương không nhận, hoặc rất nhiều trường không dám nhận tôi công tác, th́ đó cũng chỉ là một sự thật cay đắng mà tôi phải chấp nhận.

“Nghe giọng nói th́ biết tôi b́nh thường hay không b́nh thường”

Trên báo chí, PGS Văn Như Cương có nói thầy là người không b́nh thường. Thầy nghĩ sao về điều này?

Thầy Như Cương phát biểu câu ư, cũng như khối người phát biểu câu ư. Nhiều người, chứ không riêng ǵ thầy Cương nghĩ rằng tôi có ǵ không b́nh thường. Tự nhiên lại đi xin nghỉ việc. Họ sẽ nghĩ, chắc là tôi tự cao tự đại, hay làm cái ǵ đó tương tự. Nhưng nói thật, tôi có b́nh thường hay không, từ đầu đến giờ, trao đổi với tôi, anh có thể nhận ra. Anh nghe giọng nói của tôi th́ anh cũng biết tôi b́nh thường hay không b́nh thường. Như tôi đă giải thích, do thiếu thông tin, do không biết tôi đă chịu nhiều tṛ, cũng như bao nhiêu khốn đốn, sự làm ngơ có hệ thống, nên cứ nói đến tôi là tưởng tôi tự cao tự đại. Cũng xin nói thêm, các thầy nghĩ tôi không b́nh thường cũng có thể là do tôi ứng cử đại biểu Quốc hội.

Có nhiều người cho rằng, PGS Văn Như Cương đă thất hứa với thầy. Là người trong cuộc, thầy có nghĩ như vậy?

Tôi nói lại quan điểm của tôi là tôi không trách thầy Văn Như Cương. Thầy Văn Như Cương là người thầy đáng kính trọng.

Thầy có cho rằng, PGS Văn Như Cương thất hứa, có hoặc không thôi?

Tôi cũng không khẳng định ǵ cả. Nói là thầy Cương thất hứa như báo chí lên án thầy Cương, như vậy là làm khổ thầy. Tôi chịu khổ nhiều rồi, đừng làm khổ thêm ai nữa. Để ḿnh tôi chịu đựng.

"Tôi kiên quyết không rút đơn"

Mặc dù bị Giáo sư Cương từ chối, thầy cũng không oán trách ǵ?

Vâng. Tôi chấp nhận điều đó!

Thầy sẽ vẫn kiên quyết xin nghỉ việc, hay sẽ rút đơn?

Tôi sẽ kiên quyết không rút đơn!

Xin hỏi thầy, thực chất lư do thầy xin nghỉ việc là ǵ?

Tôi cho anh chị xem luôn đơn xin nghỉ việc. Lư do tôi đă nêu rơ, tôi đă nhiều lần tố cáo việc làm của ông Lê Xuân Trung - Hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo và các cá nhân liên quan từ năm 2007 đến nay. Tuy nhiên, Sở GD &ĐT Hà Tây cũ, và nay là Sở GD &ĐT Hà Nội đă cố t́nh kéo dài việc thanh tra và bao che sai phạm. Họ đă ra kết luận hết sức sai trái. Đồng thời, trong đơn xin nghỉ việc tôi cũng ghi rơ rằng: "Sai phạm có hệ thống, có tổ chức không bị xử lư khiến tôi mất niềm tin vào lănh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo và các cấp. Bầu không khí trường tôi vô cùng đen tối, gian dối. Sức chịu đựng của tôi có hạn...".

Xin cảm ơn thầy!

Phó Giáo sư Văn Như Cương: "TÔI CẦN THẦY GIÁO TẬN TÂM, C̉N THẦY GIÁO "ANH HÙNG" TH̀ KHÁC..."

Bị đuổi việc th́ nhận, tự xin nghỉ việc th́...

Thầy đă có những thông tin ǵ về việc thầy Đỗ Việt Khoa xin nghỉ việc?

Tôi cũng chỉ biết thầy Khoa đă viết đơn xin nghỉ việc. Nhưng trước tiên, và thực tâm mà nói, tôi vẫn muốn thầy Khoa đừng xin nghỉ việc

Thưa thầy, có phải thầy đă không đồng ư nhận thầy giáo Đỗ Việt Khoa vào làm việc trong trường do thầy làm hiệu trưởng?

Trong phát ngôn của tôi cách đây 4 năm, cần nói cho rơ là như thế này, nếu vào thời điểm đó, cách đây 4 năm, lúc thầy Khoa bắt đầu tuyên chiến công khai với các tiêu cực trong giáo dục, mà chỉ v́ thế thầy Khoa bị đuổi việc, tôi sẽ nhận thầy Khoa vào trường tôi làm việc. Tôi xin nhấn mạnh là bị đuổi việc v́ đấu tranh chống tiêu cực th́ tôi nhận vào làm việc, chứ không phải xin nghỉ việc ở đó th́ tôi nhận vào làm việc. Bị đuổi việc v́ đấu tranh chống tiêu cực và tự viết đơn xin nghỉ việc là hai việc hoàn toàn khác nhau. Thực ra, một người xin nghỉ việc ở cơ quan này, đến làm việc ở một cơ quan khác là điều hoàn toàn b́nh thường thôi, không có ǵ là quá đặc biệt cả.

Thầy có bực ḿnh khi bị coi là người thất hứa không?

Tôi thấy bực ḿnh và buồn cười khi người ta nói thế. Tôi xin đặt vấn đề như thế này, nếu anh yêu một cô gái và nói anh sẽ cưới em, trọn đời yêu em, nhưng sau một thời gian t́m hiểu, chứ chưa cần đến vài ba năm, anh thấy cô gái không đúng như yêu cầu của anh, không như anh nghĩ th́ anh là người quân tử anh phải lấy cô ấy à? Và bây giờ, xă hội chúng ta cũng thế thôi, nhiều vấn đề có thể thay đổi quan niệm, quan điểm theo thời gian, chẳng lẽ v́ thế ta sẽ trở thành thất hứa, không quân tử nhất ngôn à? Phải tuỳ vào từng thời điểm cụ thể. Quan điểm của tôi là như thế, mỗi một thời điểm có một cách nh́n nhận khác nhau. Tôi rất bực ḿnh khi ai đó nói ḿnh thất hứa. Tôi cho rằng họ đưa sự việc này lên để với động cơ này, động cơ khác, nói và chê trách tôi cũng chẳng sao. Tôi chỉ thấy buồn là người ta không xem xét kỹ vấn đề, thực chất như thế nào.

"Thầy Khoa không ngỏ ư xin về trường tôi"

Thầy Khoa nói rằng rất sốc khi thầy tuyên bố không nhận thầy ấy vào trường Lương Thế Vinh. Thầy nghĩ sao về điều này?

Điều ấy là tuỳ thầy Khoa nghĩ. Chưa bao giờ, ngay cả khi tôi nói nếu thầy Khoa bị đuổi việc, tôi có thể nhận thầy về trường. Tôi chưa bao giờ được nghe thầy Khoa ngỏ ư nói rằng là xin về trường tôi. Chưa bao giờ!

Nhưng thầy Khoa khẳng định, cách đây 8 tháng đă nói điều này với Phó Giáo sư?

Thầy Khoa không ngỏ ư về việc về trường tôi, mà có nói em về Hà Nội làm việc th́ ư kiến của thầy như thế nào. Lúc đó tôi có nói nếu thầy có ư định về Hà Nội làm, tôi hoàn toàn có thể giới thiệu đến làm việc ở một trường nào đó. Lúc đó tôi sẵn sàng giới thiệu về trường Newton mới thành lập

Tôi c̣n có đọc ở đâu rằng, chính v́ thầy Khoa tin tưởng ở tôi, thầy Khoa mới làm đơn xin nghỉ việc ở trường Vân Tảo. Và tôi tin rằng, chắc chắn thầy Khoa cũng cho là không đúng.

Vậy một thầy giáo phải đảm bảo những điều kiện nào th́ sẽ được giảng dạy ở trường Lương Thế Vinh, thưa thầy?

Trường tôi mở ra là phải có thầy dạy, phải có học sinh. Điều kiện của tôi là kiểm tra chuyên môn, thầy giáo đó phải toàn tâm toàn ư làm việc, giảng dạy có chất lượng. Mọi ông hiệu trưởng đều có mong muốn như thế, không chỉ riêng cá nhân tôi. C̣n một người có thể làm được việc này, việc khác ở đâu đó, nhưng có thể họ không dạy được th́ sao? Tôi cần những thầy giáo tận tâm với học sinh chứ tôi không cần những thầy giáo anh hùng.

"Trường tôi không thiếu giáo viên"

Có ư kiến cho rằng trước đây thầy Khoa chống tiêu cực, trường Vân Tảo thuộc Sở Giáo dục Hà Tây quản lư, nhưng bây giờ sáp nhập về Hà Nội lại là trở ngại khiến thầy khó khăn khi tiếp nhận thầy Khoa?

Hoàn toàn không! Tôi xin nói lại, nhiều thầy về trường tôi, mà người ta nói v́ hoàn cảnh thế này, thế kia phải bỏ việc và xin về giảng dạy tại Lương Thế Vinh, tôi vẫn xem xét và nhận vào giảng dạy, không có ảnh hưởng ǵ cả. Không phải do trường của thầy Khoa về Hà Nội th́ tôi không dám nhận. Cũng không phải v́ trường ấy trong phạm vi Hà Nội tôi nhận sẽ có vấn đề ǵ gay go với Sở. Trong quan niệm của tôi không hề có chuyện đó.

Hiện tại, thầy Khoa có được nghỉ việc hay không c̣n chờ vào quyết định của Sở Giáo dục. Nhưng giả định, nếu bây giờ thầy Khoa xin vào trường Lương Thế Vinh, thầy có nhận không?

Tôi sẽ kiểm tra như mọi người xin việc khác. Nếu có hồ sơ xin việc của một thầy giáo, mà trường tôi đang thiếu giáo viên môn này, tôi sẽ phỏng vấn, xem xét có đủ tiêu chuẩn không. Hoặc đơn xin dạy môn nào khác mà trường tôi đă đủ người, tôi có thể trả lời ngay hiện nay tôi chưa phỏng vấn được. Hơn nữa, nếu như trường tôi đang thiếu giáo viên, người nộp hồ sơ trước đủ năng lực mà tôi lại nhận người nộp sau th́ điều đó không công bằng.

Vậy trường của thầy có thiếu giáo viên không?

Trường tôi không thiếu giáo viên!

Nếu thầy Khoa có đề nghị thầy giới thiệu cho một trường nào đó, thầy có sẵn ḷng?

Tôi cũng có quan hệ với một số thầy hiệu trưởng, nếu tôi hỏi thầy hiệu trưởng này, trường kia, môn này (môn thầy Khoa dạy) có thiếu không th́ tôi sẽ giới thiệu. Nhưng trường đó có đủ giáo viên rồi th́ tôi cũng đành chịu. Tôi sẵn sàng t́m và giúp nếu thầy Khoa muốn dạy ở Hà Nội. Cũng có một vài thầy đến xin dạy ở trường tôi, nhưng do tôi không thiếu giáo viên dạy môn đó, nên tôi giới thiệu cho trường khác, b́nh thường thế thôi. Tôi cũng đă từng giới thiệu cho một vài thầy đến trường nọ, trường kia xin làm việc. Việc đó không có ǵ khó!

Xin cảm ơn thầy!

Quang Trung - Hương Lan




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network